VnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiTạp chí kinh tế Việt Nam và Thế GiớiSun, 27 Apr 2025 11:44:15 GMThttps://media.vneconomy.vn/App_themes/images/logo.pngVnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiVnEconomyChuyên gia: Thị trường tăng xuyên lễ, cứ yên tâm cầm hàng Về chiến lược, nh#224; đầu tư vẫn n#234;n ưu ti#234;n v#224; nắm giữ tỷ trọng cao. Đồng thời, n#234;n cơ cấu giảm cổ phiếu ảnh hưởng bởi thuế quan như xuất nhập khẩu, bất động sản khu c#244;ng nghiệp, vận tải... v#224; dịch chuyển sang cổ phiếu như ng#226;n h#224;ng, chứng kho#225;n, c#244;ng nghệ, hoặc đầu tư hạ tầng, bất động sản... Sun, 27 Apr 2025 11:44:15 GMT/chuyen-gia-thi-truong-tang-xuyen-le-cu-yen-tam-cam-hang.htm/chuyen-gia-thi-truong-tang-xuyen-le-cu-yen-tam-cam-hang.htmChứng khoánVề chiến lược, nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên và nắm giữ tỷ trọng cao. Đồng thời, nên cơ cấu giảm cổ phiếu ảnh hưởng bởi thuế quan như xuất nhập khẩu, bất động sản khu công nghiệp, vận tải... và dịch chuyển sang cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán, công nghệ, hoặc đầu tư hạ tầng, bất động sản...

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần giao dịch đầy biến động khi chỉ số Vn-Index có lúc rơi về mức thấp nhất là 1.137 điểm trong phiên ngày thứ ba nhưng nhanh chóng phục hồi ngay trong phiên về mức 1.197 điểm.

Phiên phục hồi ấn tượng này đã hấp thụ đáng kể lượng hàng bắt đáy giá rẻ trước đó khi một bộ phận nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu trước nỗi lo thương chiến và những tin đồn thiếu căn cứ. Việc lượng hàng bắt đáy giá rẻ được trao tay đã giúp áp lực cung giảm trong những phiên sau đó.

Điều này cộng hưởng với những thông tin tích cực liên quan tới việc ông Trump cho biết chưa có ý định thay thế chủ tịch Fed Powell và cả hai phía Mỹ-Trung Quốc đang có nhng động thái hạ nhiệt căng thằng thương mại, đã giúp thị trường chứng khoán trong nước đảo chiều đi lên trong 3 phiên cuối tuần.

Chốt tuần, chỉ số VN-Index lấy lại toàn bộ số điểm đã đánh mất trong 2 phiên đầu tuần và leo lên sát 1.230 điểm tăng 10 điểm tương ứng 0,8% so với cuối tuần trước đó. 

Về triển vọng hai phiên trước nghỉ lễ và tuần sau lễ, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô và chiến lược thị trường của VnDirect, kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể kiểm định lại mức 1.240-1.241 điểm đỉnh nhịp phục hồi trước và nếu vượt qua sẽ hướng đến vùng 1.260-1.270 điểm.

Ocirc;ng Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phacirc;n tiacute;ch vĩ mocirc; vagrave; chiến lược thị trường của VnDirect.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô và chiến lược thị trường của VnDirect.

VnDirect lặp lại đánh giá tích cực đối với bức tranh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 1 năm nay, yếu tố sẽ là lực đỡ quan trọng cho thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.

Đồng thời, việc hệ thống KRX chính thức được triển khai vào ngày 5/5 tới đây sẽ mang tới nhiều kỳ vọng cho thị trường, mở ra dư địa để phát triển các sản phẩm mới cũng như hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi của FTSE và MSCI.

Bên cạnh đó, việc phía Mỹ và Trung Quốc có những động thái xuống thang hạ nhiệt căng thẳng hai nước và những thông tin liên quan tới đàm phán song phương Mỹ- Việt Nam về thương mại cũng sẽ là những yếu tố giúp cải thiện tâm lý thị trường.

Với kỳ vọng đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với tỷ trọng vừa phải, ưu tiên các nhóm ngành có kết quả kinh doanh quý 1 tích cực và triển vọng khả quan trong quý 2 như Ngân hàng, Bán lẻ, Thủy sản, Điện và Đầu tư công.

"Lưu ý rằng việc sử dụng đòn bẩy vẫn chưa được khuyến khích trong giai đoạn hiện nay khi mức độ biến động của thị trường vẫn lớn do rủi ro thuế quan vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn", ông Hinh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta, cho rằng thị trường đã đi qua giai đoạn bi quan nhất nhưng để lạc quan trở lại vẫn chưa có do những yếu tố bất định liên quan đến thuế quan của chính quyền Donald Trump vẫn còn đó. Tuy nhiên, nhờ kết quả kinh doanh tích cực cùng với sự lạc quan của doanh nghiệp, thị trường vẫn xu hướng đi lên nhưng chậm, thanh khoản sẽ ở mức thấp. 

Thông tin tích cực hiện nay là sự lạc quan của doanh nghiệp trong nước ở bối cảnh hiện tại. Trong kỳ đại hội đồng cổ đông vừa rồi nhiều doanh nghiệp đưa ra mục tiêu kinh doanh lạc quan, bình tĩnh trước thuế quan, vẫn có kịch bản phòng vệ nhưng hầu hết họ kỳ vọng nhiều vào chính sách thuế quan của Mỹ không căng thẳng như Mỹ công bố.

Ocirc;ng Nguyễn Thế Minh, Giaacute;m đốc phacirc;n tiacute;ch khối khaacute;ch hagrave;ng caacute; nhacirc;n của Chứng khoaacute;n Yuanta.nbsp;
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta. 

Các doanh nghiệp cũng tìm cách giữ chân cổ đông, tăng chi trả cổ tức bằng tiền cao so với mọi năm, điều này diễn ra tại nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất. Tương tự như giai đoạn Covid, doanh nghiệp niêm yết muốn tăng niềm tin với nhà đầu tư nên khi giá cổ phiếu giảm sâu họ đã dùng tiền đỡ giá cổ phiếu, mua lại cổ phiếu quỹ. 

Đối với hệ thống KRX chính thức đưa vào vận hành là thông tin tích cực nhưng phần lớn đã phản ánh vào giá. KRX trở thành yếu tố hỗ trợ lâu dài cho thị trường, trong khi ngắn hạn không đủ bù đắp cho vấn đề vế thuế quan. Thuế quan là yếu tố tác động 90% lên diễn biến thị trường hiện nay. Để nhà đầu tư lạc quan hoàn toàn cần thêm thời gian để biết rõ ràng hơn về chính sách thuế đối với Việt Nam. 

"Một vài phiên sau thời điểm lễ thị trường vẫn biến động đi ngang, phân hóa. Nhưng có thể dần dần chỉ số tịnh tiến quay lại vùng 1.300. Tháng 5 thường mọi người thường nói "sell in may và go away", song đoạn vừa qua thị trường sụt giảm mạnh rồi, vấn đề chi phối thuế quan đã phản ánh vào giá. Hiện tại thị trường kỳ vọng chính sách thuế quan có hạ nhiệt hay không", ông Minh nói. 

Về chiến lược, nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên và nắm giữ tỷ trọng cao. Đồng thời, nên cơ cấu giảm cổ phiếu ảnh hưởng bởi thuế quan như xuất nhập khẩu, bất động sản khu công nghiệp, vận tải... và dịch chuyển sang cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán, công nghệ, hoặc đầu tư hạ tầng, bất động sản cũng là lựa chọn khá ổn.

-Thu Minh

]]>Dấu ấn kinh tế thế giới tuần 21-27/4/2025: Mỹ bớt căng thẳng với Trung Quốc, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạmMột số th#244;ng tin v#224; sự kiện ch#237;nh của kinh tế thế giới trong tuần từ ng#224;y 21-27/4/2025 do VnEconomy điểm lại...Sun, 27 Apr 2025 07:36:57 GMT/dau-an-kinh-te-the-gioi-tuan-21-27-4-2025-my-bot-cang-thang-voi-trung-quoc-trien-vong-kinh-te-toan-cau-am-dam.htm/dau-an-kinh-te-the-gioi-tuan-21-27-4-2025-my-bot-cang-thang-voi-trung-quoc-trien-vong-kinh-te-toan-cau-am-dam.htmThế giớiMột số thông tin và sự kiện chính của kinh tế thế giới trong tuần từ ngày 21-27/4/2025 do VnEconomy điểm lại...

Nét chính trong bức tranh kinh tế toàn cầu tuần qua là cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung bớt căng thẳng nhưng vẫn còn âm ỉ nóng. Nhìn trong trung hạn, các nhà dự báo tiếp tục bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế do những bất định mà chiến tranh thương mại gây ra.

Dưới đây là một số thông tin và sự kiện chính của kinh tế thế giới trong tuần từ ngày 21-27/4/2025 do VnEconomy điểm lại:

Đàm phán thương mại hầu như chưa có bước tiến đáng kể

Hàn Quốc là quốc gia thứ hai chính thức khởi động đàm phán thương mại với Mỹ, sau Nhật Bản. Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Hàn đầu tiên đã diễn ra ở Washington tuần này, bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Giới chức Mỹ và Hàn Quốc đều lạc quan sau cuộc gặp, nhưng vòng đàm phán này mới chỉ là tiền đề cho các cuộc gặp tiếp theo thay vì mang lại một kết quả cụ thể nào đó.

Tương tự, Nhật Bản đã có vòng đàm phán thương mại thứ hai với Mỹ trong tuần này, nhưng cũng chưa đạt được tiến triển nào.

Đàm phán Mỹ - Ấn đang rục rịch khởi động. Trong chuyến thăm Ấn Độ diễn ra trong tuần này của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, ông Vance và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhất trí về những nội dung mà hai bên sẽ đưa ra thảo luận trong đàm phán thương mại song phương.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent - nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ ở thời điểm hiện tại, tính đến tuần này, đã có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp cận Mỹ để chờ được đàm phán.

Ông Trump bớt căng thẳng với Trung Quốc, nhưng hai nước chưa chính thức xúc tiến đàm phán

Sau một thời gian liên tục leo thang thuế quan với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này đã có sự xuống thang nhất định. Ông nói có thể cắt giảm mạnh thuế quan cho Trung Quốc nếu hai bên đạt thỏa thuận thương mại. Ông Bessent cũng nói mức thuế quan cao mà Mỹ và Trung Quốc áp lên hàng hóa của nhau hiện nay, gồm mức 145% từ phía Mỹ và 125% từ phía Trung Quốc, là không bền vững.

Tuy nhiên, Washington và Bắc Kinh đã ít nhiều gây hoang mang trong tuần này khi đưa ra những tuyên bố không nhất quán về việc đã khởi động đàm phán thương mại hay chưa. Ông Trump nói Trung Quốc đã liên lạc với Mỹ và hai bên đang có các cuộc thảo luận, nhưng Trung Quốc phủ nhận thông tin đó.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tâm lý bi quan phủ bóng lên chuỗi sự kiện của IMF và WB diễn ra ở Washington trong tuần này.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố ngày 22/4, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay về 2,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra hồi tháng 1. Dự báo về năm 2026 giảm 0,3 điểm phần trăm, còn 3%.

“Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà hệ thống kinh tế toàn cầu đã vận hành suốt 80 năm qua đang bị thiết lập lại”, nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gounrinchas của IMF phát biểu với báo giới.

Xung đột giữa ông Trump với Chủ tịch Fed lắng xuống

Ngoài căng thẳng Mỹ - Trung có phần dịu đi trong tuần này, giới đầu tư đón một tin vui khác là ông Trump ngừng tấn công Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Hôm 22/4, ông Trump cho biết ông “không có ý định” sa thải ông Powell trước khi nhiệm kỳ của ông Powell chính thức kết thúc vào năm tới. Trước đó, giới đầu tư đã bất an cao độ khi ông Trump liên tục chỉ trích ông Powell và đòi Fed nhanh chóng hạ lãi suất.

Giá vàng biến động dữ dội sau khi lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 3.500 USD/oz

Giằng co mạnh trong biên độ rộng, có thể lên tới hàng trăm USD/oz mỗi phiên là xu thế của giá vàng trong tuần này. Hôm thứ Ba, giá vàng lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz, sau đó sụt giảm mạnh trở lại do áp lực chốt lời.

Tuy giá vàng hoàn tất một tuần giảm, nhu cầu tìm kiếm “hầm trú ẩn” ở vàng của giới đầu tư vẫn ở mức cao do chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ nóng và không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra khi hết thời hạn miễn thuế quan đối ứng vào đầu tháng 7.

Chứng khoán Mỹ và đồng USD cùng hồi phục

Việc thương chiến tạm ngừng leo thang và ông Trump thôi công kích Chủ tịch Fed đã mở đường cho thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD cùng hồi phục trong tuần này. Tuần trước, các tài sản Mỹ bị bán mạnh do nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào kinh tế Mỹ và lo ngại về sự độc lập của ngân hàng trung ương nước này.

Cả tuần, chỉ số SP 500 - thước đo rộng nhất của chứng khoán Mỹ - tăng 4,6%, trong khi chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng hơn 0,2%.

-An Huy

]]>Tổ chức trong nước bán ròng mạnh tuần qua hơn 2.000 tỷ chủ yếu xả cổ phiếu ngân hàngNh#224; đầu tư tổ chức trong nước b#225;n r#242;ng 2072.8 tỷ đồng, t#237;nh ri#234;ng khớp lệnh th#236; họ b#225;n r#242;ng 2054.3 tỷ đồng. T#237;nh ri#234;ng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước b#225;n r#242;ng 9/18 ng#224;nh, gi#225; trị lớn nhất l#224; nh#243;m ng#226;n h#224;ng. Top b#225;n r#242;ng c#243; ACB, VPB, SHB, MBB, TCB, HPG, LPB, VCB, HDB, VIB. Sun, 27 Apr 2025 04:15:44 GMT/to-chuc-trong-nuoc-ban-rong-manh-tuan-qua-hon-2-000-ty-chu-yeu-xa-co-phieu-ngan-hang.htm/to-chuc-trong-nuoc-ban-rong-manh-tuan-qua-hon-2-000-ty-chu-yeu-xa-co-phieu-ngan-hang.htmChứng khoánNhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 2072.8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 2054.3 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng. Top bán ròng có ACB, VPB, SHB, MBB, TCB, HPG, LPB, VCB, HDB, VIB.

Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 17/2025 tại 1.229,23 điểm, tăng 10,11 điểm tương đương tăng 0,83% so với tuần trước, với thanh khoản khớp lệnh tăng 1,2% sau 2 tuần giảm trước đó.

Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HoSE đạt 20.165 tỷ đồng trong tuần 17, thấp hơn 1,4% so với trung bình 5 tuần. Giá trị giao dịch bình quân của 5 tuần chịu ảnh hưởng bởi một vài phiên có giao dịch đột biến. 

Xét theo quy mô vốn hóa, thanh khoản cải thiện ở nhóm vốn hóa lớn trong khi giảm tuần thứ 3 liên tiếp ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

Xét theo ngành, thanh khoản tăng mạnh ở Ngân hàng, tuy nhiên chỉ số giá của ngành giảm tuần thứ 2 liên tiếp, cho thấy áp lực bán vẫn chiếm ưu thế.

Một số ngành ghi nhận diễn biến tích cực hơn với giá và thanh khoản cùng tăng bao gồm Bất động sản, Xây dựng, Nuôi trồng nông hải sản. Ngược lại, Thép, Hóa chất, Thiết bị điện, Hàng không tăng điểm nhưng thanh khoản giảm, phản ánh mức độ lan tỏa dòng tiền chưa đồng đều.

Xét theo phân loại nhà đầu tư, cá nhân và tổ chức trong tăng giao dịch trong khi Nước ngoài giảm cả mua và bán. Về trạng thái giao dịch, tổ chức trong nước là bên bán ròng duy nhất trong tuần vừa qua, tập trung bán ròng Ngân hàng, Thép và Chứng khoán nhưng họ mua ròng Bất động sản, Xây dựng và Công nghệ thông tin.

Tính trên 3 sàn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần 17/2025 đạt 23.843 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên ở mức 21.887 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,2% so với tuần trước nhưng vẫn giảm -1,4% so với trung bình 5 tuần.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 581.3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 290.6 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, MWG, VRE, BMP, STB, VHM, TCH, MSN, NVL, EIB.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, HCM, FTS, KBC, TPB, GEX, VNM, VCI, VPB.

Tổ chức trong nước bán ròng mạnh tuần qua hơn 2.000 tỷ chủ yếu xả cổ phiếu ngân hàng - Ảnh 1

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 194.8 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 288.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: SHB, VPB, ACB, HCM, KBC, SSI, TPB, TCB, VCB, MBB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 11/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Bán lẻ. Top bán ròng có: MWG, VIC, HPG, VHM, MSN, CTD, TCH, BMP, SAB. 

Tự doanh mua ròng 1296.7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1475.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bất động sản, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm MWG, VIC, FPT, MSN, VNM, VHM, HPG, BVH, VJC, MBB.

Top bán ròng là nhóm Dịch vụ tài chính. Top cố phiếu bị bán ròng gồm SS1, ACB, VTP, FRT, GMD, VCI, VHC, PNJ, VIB, KBC.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 2072.8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 2054.3 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng. Top bán ròng có ACB, VPB, SHB, MBB, TCB, HPG, LPB, VCB, HDB, VIB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có CTD, VIC, FPT, REE, VCI, KDH, VSC, DXG, VHM, MWG.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào Bất động sản, Ngân hàng, Xây dựng, Nuôi trồng nông hải sản, Bán lẻ trong khi giảm ở Chứng khoán, Thép, Hóa chất, Công nghệ thông tin, Dầu khí, Hàng không.

Một số ngành ghi nhận diễn biến tích cực hơn với giá và thanh khoản cùng tăng bao gồm Bất động sản, Xây dựng, Nuôi trồng nông hải sản. Ngược lại, Thép, Hóa chất, Thiết bị điện, Hàng không tăng điểm nhưng thanh khoản giảm, phản ánh mức độ lan tỏa dòng tiền chưa đồng đều.

Thanh khoản tăng mạnh ở Ngân hàng, tuy nhiên chỉ số giá của ngành giảm tuần thứ 2 liên tiếp, cho thấy áp lực bán vẫn chiếm ưu thế.

Sức mạnh dòng tiền: Xét theo khung tuần, dòng tiền gia tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30 trong khi yếu đi ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.
Cụ thể, trong tuần 17, tỷ trọng phân bổ dòng tiền (chỉ tính khớp lệnh) vào nhóm VN30 tăng lên mức 53,7% từ mức 51,9% của tuần 16. Ngược lại, tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm VNMID và VNSML giảm về mức 36,3% và 6,9%.

Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên ở nhóm VN30 tăng 471 tỷ đồng tương ứng tăng 4,6% so với tuần trước trong khi giảm -281 tỷ đồng/-3,7% ở nhóm VNMID và -15 tỷ đồng/-1% ở nhóm VNSML. Về diễn biến giá, chỉ số VNSML và VN30 tăng lần lượt +0,95% và +0,84%, vượt trội so với VNMID (+0.22%).

-Thu Minh

]]>Kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ dẫn dắt VN-Index tiếp tục kiểm định vùng kháng cự ngắn hạn tại 1.230-1.245 điểmVN-Index c#243; tuần giao dịch biến động mạnh v#224; phục hồi tốt. Qua đ#243; kỳ vọng đ#227; h#236;nh th#224;nh đ#225;y ngắn trung hạn ở v#249;ng hỗ trợ mạnh 1.080 điểm - 1.140 điểm, tương ứng v#249;ng hỗ trợ xu hướng tăng trưởng d#224;i hạn nối c#225;c v#249;ng gi#225; thấp từ năm 2020, cũng như c#225;c v#249;ng gi#225; thấp kể từ năm 2000 đến nay. Sun, 27 Apr 2025 04:15:32 GMT/ky-vong-nhom-co-phieu-von-hoa-lon-se-dan-dat-vn-index-tiep-tuc-kiem-dinh-vung-khang-cu-ngan-han-tai-1-230-1-245-diem.htm/ky-vong-nhom-co-phieu-von-hoa-lon-se-dan-dat-vn-index-tiep-tuc-kiem-dinh-vung-khang-cu-ngan-han-tai-1-230-1-245-diem.htmChứng khoánVN-Index có tuần giao dịch biến động mạnh và phục hồi tốt. Qua đó kỳ vọng đã hình thành đáy ngắn trung hạn ở vùng hỗ trợ mạnh 1.080 điểm - 1.140 điểm, tương ứng vùng hỗ trợ xu hướng tăng trưởng dài hạn nối các vùng giá thấp từ năm 2020, cũng như các vùng giá thấp kể từ năm 2000 đến nay.

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần từ 28-29/4/2025.

Trong tuần, VN-Index tăng 10,11 điểm, tương đương 0,83% lên 1.229,23 điểm. Tương tự, Hnx-Index giảm 1,38 điểm, tương đương 0,65% xuống 211,72 điểm.

Rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn còn hiện hữu nếu VN-Index có dấu hiệu suy yếu và rơi xuống dưới trở lại vùng 1.200 điểm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“VN-Index đã có tuần hồi phục tích cực và đang quay trở lại vùng kháng cự mạnh 1.240-1.250 điểm. Chỉ số có thể sẽ tiếp tục tiến tới thử thách vùng kháng cự này trong các phiên cuối tháng 4. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ lễ có thể sẽ khiến chỉ số khó vượt được vùng kháng cự này. Chỉ số nhiều khả năng sẽ dao động tích lũy phía dưới vùng kháng cự này trong các phiên tới.

Rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn còn hiện hữu nếu VN-Index có dấu hiệu suy yếu và rơi xuống dưới trở lại vùng 1.200 điểm khi kết thúc tháng 04.

Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên tăng điểm của thị trường để thực hiện bán chốt lời các vị thế ngắn hạn hoặc thực hiện cơ cấu lại tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn, phù hợp với khẩu vị chấp nhận rủi ro của mình, đặc biệt khi VN-Index tiếp cận lại vùng kháng cự 1240-1250 điểm”.

Xu hướng giao dịch trong vùng 1.200 – 1.240 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC)

"VN-Index tiếp tục tăng gần 6 điểm trong phiêm hôm nay, đóng cửa tại mốc 1.229,23 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 12/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Bất động sản dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành Hàng dịch vụ công nghiệp, Thực phẩm và đồ uống,... Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX.

Xu hướng giao dịch trong vùng 1,200 – 1.240 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc; thanh khoản thị trường thấp cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn e dè khi VN-Index đang giao dịch với biên độ quá rộng".

VN-Index đang tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội - SHS)

“VN-Index có tuần giao dịch biến động mạnh và phục hồi tốt. Qua đó kỳ vọng đã hình thành đáy ngắn trung hạn ở vùng hỗ trợ mạnh 1.080 điểm - 1.140 điểm, tương ứng vùng hỗ trợ xu hướng tăng trưởng dài hạn nối các vùng giá thấp từ năm 2020, cũng như các vùng giá thấp kể từ năm 2000 đến nay. Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn suy giảm dưới vùng kháng cự quanh 1.240 điểm, giá trung bình 200 tuần. VN-Index đang tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm. Đây là vùng hỗ trợ tâm lý mạnh, vùng giá trung bình trong 05 năm qua, cũng như vùng giá cao nhất năm 2018.

Thị trường đang dần cân bằng trở lại sau giai đoạn chịu áp lực bán mạnh. Những thông tin về đàm phán thương mại. Áp lực cung ngắn hạn, áp lực bán dư nợ ký quỹ giảm tương đối và kết quả kinh doanh là động lực cho thị trường phục hồi. Tuy nhiên với nhiều yếu tố cơ bản đã suy yếu.

VN-Index có thể sẽ tích lũy kéo dài trong biên độ hẹp trên vùng hỗ trợ 1150-1180 và kháng cự 1250-1270. Hiện tại chúng tôi cho rằng rất nhiều mã, nhóm mã sau giai đoạn bán tháo đang tương đối rẽ so với các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Phù hợp các vị thế tỉ trọng dưới trung bình tích lũy thận trọng, hoặc xem xét mua lướt ngắn hạn hạ giá vốn đầu tư.

Nhà đầu tư duy trì tỉ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các ngành chiến lược, tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế”.

Kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ dẫn dắt VN-Index tiếp tục kiểm định vùng kháng cự ngắn hạn tại 1.230-1.245 điểm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

“Mặc dù tâm lý nghỉ lễ có thể sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường trong tuần tới, chúng tôi vẫn kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ dẫn dắt VN-Index tiếp tục kiểm định vùng kháng cự ngắn hạn tại 1.230-1.245 điểm. Nếu có thể vượt qua kháng cự này, VN-Index sẽ phát tín hiệu tiếp tục hồi phục lên vùng 1.265 điểm trong những ngày đầu tháng 5, nơi có kháng cự của đường MA200 ngày. Hỗ trợ cho đà tăng hiện tại của VN-Index theo chúng tôi là đường MA5 ngày, hiện đang nằm tại 1.215 điểm”.

Kịch bản thử thách thành công ngưỡng 1.230, vùng 1.250 là mục tiêu kế tiếp của chỉ số VN-Index

(Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI – SSI)

“VN-Index đóng cửa tại 1.229,23 điểm tăng 5,88 điểm (+0,48%). KLGD khớp lệnh 747 triệu CP.

VN-Index đánh dấu phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và tiến sát vùng 1.230. Diễn biến hiện tại cho thấy nhịp tích lũy có thể duy trì, cho đến khi lực cầu mua lên chủ động hơn với sự đồng thuận của các nhóm trụ cột.

Kịch bản thử thách thành công ngưỡng 1.230, vùng 1.250 là mục tiêu kế tiếp của chỉ số..”.

Chính sách thuế quan vẫn hiện hữu và nhiều khả năng sẽ gây ra diễn biến điều chỉnh cho VN-Index

(Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam – KBSV)

“VN-Index trải qua diễn biến khá kịch tính trong tuần qua, với điểm nhấn rơi vào phiên ngày 22/4 mang tính rũ bỏ (wash out), trước khi cho tín hiệu hồi phục trong 3 phiên cuối tuần.

Trên khung tuần, sự hình thành của mẫu nến hammer với bóng dưới dài, cho thấy sự chiếm ưu thế của bên mua, đặc biệt là tại các vùng giá thấp. Mặc dù tâm lý phòng thủ trước những yếu tố bất định về chính sách thuế quan vẫn hiện hữu và nhiều khả năng sẽ gây ra diễn biến điều chỉnh, phân hóa rõ nét hơn trong những phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ tuần sau, nhưng cơ hội hồi phục sau đó, hướng lên vùng kháng cự kế tiếp vẫn được để ngỏ cho VN-Index”.

Nhìn chung thị trường đang khá cân bằng khi chưa có sự chênh lệch rõ nét giữa cung-cầu

(Công ty Chứng khoán Vietcombank - VCBS)

“VN-Index kết phiên cuối tuần tiệm cận mốc 1230 với nến Hammer nhờ động lực từ một số cổ phiếu blue-chips trong phiên chiều.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung tiến lên đường MA20, tương đương với kháng cự 1230-1240 nên diễn biến giằng co trong phiên là điều bình thường. Chỉ báo MACD và RSI đang trong đà đi lên, cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng lên nên kỳ vọng VN-Index sẽ kiểm tra cung-cầu thành công ở vùng kháng cự 1230-1240 để tiến lên các mốc điểm cao hơn. Tuy nhiên, hai đường -DI và ADX vẫn neo trên mốc 25 nên cần chú ý các nhịp rung lắc vẫn còn hiện hữu trong ngắn hạn.

Ở khung đồ thị giờ, các chỉ báo RSI, MACD, và CMF đồng thuận hướng lên như ở khung ngày thêm phần củng cố cho động lực chung. Tuy nhiên, thị trường đang có sự phân hóa và thanh khoản duy trì thấp hơn trung bình 20 phiên nên vận động tăng giảm đan xen vẫn là diễn biến chính trong phiên tiếp theo.

VN-Index duy trì được sắc xanh khi kết phiên nhờ sự nâng đỡ ở một số mã blue-chips. Nhìn chung thị trường đang khá cân bằng khi chưa có sự chênh lệch rõ nét giữa cung-cầu và thanh khoản chưa có biến động đáng chú ý. Tuần sau, thị trường chỉ giao dịch trong hai ngày đầu tuần và sau đó bước vào kỉ nghỉ lễ dài ngày, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỉ trọng danh mục hiện tại; đồng thời tìm kiếm những mã có tín hiệu hình thành nền giá tích lũy chặt chẽ, thuộc nhóm ngành đang thu hút dòng tiền và chờ đợi điểm giải ngân hợp lý. Một số nhóm ngành đáng lưu ý bao gồm bất động sản, bán lẻ”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

-Hà Anh

]]>Gia đình Chủ tịch DIG đã bị bán giải chấp 9.517.000 cổ phiếu#212;ng Nguyễn H#249;ng Cường, Chủ tịch HĐQT vừa bị b#225;n giải chấp 4.747.300 cổ phiếu DIG trong hai ng#224;y 22-23/4...Sun, 27 Apr 2025 04:15:19 GMT/gia-dinh-chu-tich-dig-da-bi-ban-giai-chap-9-517-000-co-phieu.htm/gia-dinh-chu-tich-dig-da-bi-ban-giai-chap-9-517-000-co-phieu.htmChứng khoánÔng Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT vừa bị bán giải chấp 4.747.300 cổ phiếu DIG trong hai ngày 22-23/4...

Ông Nguyễn Hùng Cường và gia đình vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE).

Theo đó, ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT vừa bị bán giải chấp 4.747.300 cổ phiếu DIG. Qua đó, giảm sở hữu từ 65.070.321 cổ phiếu, chiếm 10,67% về còn 60.323.021 cổ phiếu, chiếm 9,89% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện theo hình thức khớp lệnh trong hai ngày 22 và 23/4.

Bên cạnh đó, bà Lê Thị Hà Thành, mẹ ông Cường bị bán giải chấp 1.944.300 cổ phiếu DIG, giảm sở hữu từ 17.605.318 cổ phiếu, chiếm 2,89% về 15.661.018 cổ phiếu chiếm 2,56% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 22 và 23/4.

Cuối cùng, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó chủ tịch HĐQT và là em gái ông Nguyễn Hùng Cường cũng bị bán giải chấp 2.825.400 cổ phiếu DIG, giảm sở hữu từ 16.491.649 cổ phiếu, chiếm 2,7% về 13.666.249 cổ phiếu, chiếm 2,24% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 22 và 23/4.

Như vậy, trong hai ngày 22 và 23/4, Chủ tịch HĐQT và người nhà đã bị bán giải chấp 9.517.000 cổ phiếu DIG.

Trước đó, vào ngày 10/4, bà Lê Thị Hà Thành đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 3.152.900 cổ phiếu; còn ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp 17.639.980 cổ phiếu trong hai ngày 10-11/4; cuối cùng là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền bị bán giải chấp 1.700.000 cổ phiếu, trong ngày 10/4.

Tổng trong hai ngày 10/4 và 11/4, gia đình ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp tổng cộng 22.492.880 cổ phiếu DIG.

Như vậy từ ngày 10-23/4, gia đình Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp tổng cộng 32.009.880 cổ phiếu DIG, tương ứng 5,25% vốn điều lệ tại DIC Corp.

Được biết, công ty thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024. Theo đó, DIG dự kiến phát hành 36.591.119 cổ phiếu với tỷ lệ 100:6.

Thời gian trong quý 2/2025, sau khi được UBCKNN chấp thuận. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2024 đã được kiểm toán.

Ngoài ra, cổ đông DIG đã thông qua phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 24,596%, giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu, tổng vốn huy động tối đa là 1.800 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ quý 3/2025 đến 4/2025.

Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán dự kiến sẽ được DIC Corp sử dụng vào các mục đích gồm thanh toán mua lại trái phiếu DIG12301 số tiền 600 tỷ đồng, thời gian dự kiến thực hiện trong quý 4/2025 đến quý 1/2026.

Trả lời cổ đông về việc phát hành cổ phiếu liệu có thành công không? Lãnh đạo công ty cho biết các dự án hiện đang cần nguồn vốn để thực hiện. Việc phát hành căn cứ vào sự cho phép của UBCKNN, dựa trên tinh thần đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cổ đông và trên hết là sự ủng hộ của các cổ đông. Sau khi báo cáo chi tiết các công việc cụ thể sẽ thực hiện năm 2025, công ty hy vọng các cổ đông sẽ có niềm tin để cùng công ty thực hiện phát hành thành công các đợt theo kế hoạch để vấn đề tài chính của Tập đoàn vừng mạnh hơn.

Về kết quả kinh doanh quý 1/2025: Ban lãnh đạo cũng ước tính lợi nhuận Quý 1/2025 dự kiến khoảng 10 tỷ đồng. Tập đoàn kỳ vọng nếu quyết liệt triển khai kế hoạch SXKD thì điểm rơi lợi nhuận dự kiến vào giữa năm 2025.

-Hà Anh

]]>Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ nhịp rung lắc đột biến?Sau những hỗn loạn v#224; hoảng loạn của giai đoạn đầu th#225;ng 4 khi yếu tố thuế đối ứng xuất hiện, thị trường tưởng như đ#227; b#236;nh y#234;n. V#236; vậy diễn biến sụt giảm đột ngột hơn 70 điểm trong tuần qua nằm ngo#224;i dự t#237;nh của rất nhiều nh#224; đầu tư. Đ#243; l#224; cơ hội bắt đ#225;y hay t#237;n hiệu về sự nhạy cảm trước bất kỳ th#244;ng tin bất lợi n#224;o về kết quả đảm ph#225;n?Sun, 27 Apr 2025 04:14:50 GMT/xu-the-dong-tien-thay-gi-tu-nhip-rung-lac-dot-bien.htm/xu-the-dong-tien-thay-gi-tu-nhip-rung-lac-dot-bien.htmChứng khoánSau những hỗn loạn và hoảng loạn của giai đoạn đầu tháng 4 khi yếu tố thuế đối ứng xuất hiện, thị trường tưởng như đã bình yên. Vì vậy diễn biến sụt giảm đột ngột hơn 70 điểm trong tuần qua nằm ngoài dự tính của rất nhiều nhà đầu tư. Đó là cơ hội bắt đáy hay tín hiệu về sự nhạy cảm trước bất kỳ thông tin bất lợi nào về kết quả đảm phán?

Sau những hỗn loạn và hoảng loạn của giai đoạn đầu tháng 4 khi yếu tố thuế đối ứng xuất hiện, thị trường tưởng như đã bình yên. Vì vậy diễn biến sụt giảm đột ngột hơn 70 điểm trong tuần qua nằm ngoài dự tính của rất nhiều nhà đầu tư. Đó là cơ hội bắt đáy hay tín hiệu về sự nhạy cảm trước bất kỳ thông tin bất lợi nào về kết quả đảm phán?

Các chuyên gia có đánh giá khác nhau về biến động cực mạnh hôm 22/4 vừa qua, chủ yếu dựa trên yếu tố phục hồi và cân bằng của 3 phiên còn lại cuối tuần trước. Quan điểm chiếm ưu thế coi đó là “phiên rũ hàng” lịch sử, dựa trên 2 tín hiêu cơ bản. Thứ nhất là nhịp giảm mạnh nhưng kết thúc nhanh. Thứ hai, thị trường ổn định trở lại 3 phiên sau đó và không có thông tin đặc biệt nào đáng chú ý, áp lực bán của lượng hàng bắt đáy về không lớn.

Quan điểm thận trọng hơn tuy cũng đánh giá cao khả năng phục hồi và ổn định lại nhanh chóng nhưng coi diễn biến đó như một sự cảnh báo về tâm lý còn nhiều bất an. Trong bối cảnh không có thông tin gì mới chưa chắc đã là tốt, thị trường hoàn toàn có thể phản ứng tiêu cực nếu phải đón nhận những bất ngờ mới.

Với các góc đánh giá rủi ro/cơ hội khác nhau, phần lớn chuyên gia được hỏi đã thực hiện bắt đáy trong nhịp lao dốc mạnh ngày 22/4. Tuy nhiên cũng có chuyên gia chỉ thực hiện sàng lọc tín hiệu cổ phiếu mạnh tại hôm đó và chỉ giải ngân ở các phiên ổn định kế tiếp. Tỷ trọng cổ phiếu trung bình ở mức 70%-80%.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Diễn biến bất ngờ nhất tuần qua là biến động cực mạnh hôm 22/4, có lúc VN-Index sụt giảm hơn 70 điểm. Trong trao đổi tuần trước anh chị đánh giá cao khả năng điều chỉnh thêm, nhưng biến động lớn như vậy – thậm chí thủng các mức dự kiến của anh chị - có gây bất ngờ? Có ý kiến đánh giá đó là phiên “rũ hàng” và là một tín hiệu tốt. Quan điểm của anh chị thế nào?

 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ nhịp rung lắc đột biến? - Ảnh 1

Phiên hàng giá thấp T+ về tài khoản nhưng khớp lệnh không cao, điều này cho thấy dòng tiền lớn chưa muốn bán ra ở vùng giá hiện tại. Nếu các yếu tố bên ngoài không có thêm tín hiệu xấu đi, tôi kỳ vọng chỉ số sẽ tiếp tục đà phục hồi.

Nguyễn Thị Mỹ Liên

Nguyễn Thị Thảo Như - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Trước tiên, phải khẳng định rằng mức biến động giảm hơn 70 điểm trong phiên 22/4 không vượt ngoài kỳ vọng của tôi về vùng hỗ trợ 1140 điểm và sau đó bật tăng trở lại, vì điều đó phản ánh tâm lý hoảng loạn tạm thời của đa số nhà đầu tư, chủ yếu đến từ hai nguyên nhân: (1) hiệu ứng dây chuyền từ các lệnh margin call và (2) tâm lý thận trọng trước vòng đàm phán thương mại Việt–Mỹ.

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách chiến lược, tôi cho rằng đó là phiên “rũ hàng” mang tính thanh lọc cần thiết. Lịch sử thị trường Việt Nam ghi nhận những phiên giảm sốc tương tự vào các năm 2018, 2020, 2022 đều mở ra cơ hội đầu tư rất tốt sau đó. Thực tế, sau phiên 22/4, VN-Index đã cho tín hiệu phục hồi kỹ thuật ngắn hạn, khối lượng giao dịch lớn (hơn 34.000 tỷ đồng) chứng minh dòng tiền “mua giá thấp” hoạt động mạnh mẽ, thay vì đứng yên chờ đợi. Và đây là tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật, đánh dấu vùng tạo đáy ngắn hạn, chứ không phải dấu hiệu đầu tiên của một xu hướng giảm dài hạn.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám Đốc kinh doanh, Chứng khoán Yuanta

VN-Index trải qua phiên giao dịch đầy biến động vào hôm 22/4 khiến chỉ số có thời điểm giảm xuống 1140 điểm, tuy nhiên lực cầu bắt đáy mạnh vào cuối phiên giúp chỉ số chỉ giảm 10 điểm sau khi đóng cửa. Theo quan điểm nhận định từ tuần trước của tôi, chỉ số sẽ khó giảm qua 1190 điểm nhưng với diễn biến vừa qua tâm lý thị trường đang chịu áp lực lớn và đây hoàn toàn khả năng cao là phiên rũ hàng. Tuy nhiên chúng ta chưa thể kết luận đây là tín hiệu tốt với thị trường khi mà các tin tức vĩ mô ẩn chứa rất nhiều rủi ro tiêu cực.

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Chỉ số trượt dốc vào phiên chiều ngày 22/4 với áp lực bán lan rộng toàn thị trường chứ không phải cục bộ ở một nhóm, nhiều cổ phiếu có lúc trong tình trạng dư bán sàn. Đợt thoái lui cũng gây bất ngờ với tôi, dù đã có dự trù kịch bản điều chỉnh nhưng biến động thực tế lại khá lớn. Dẫu vậy, thị trường đã sớm cân bằng trở lại và vận động trở về trạng thái bình thường.

Tôi cho rằng một phần tâm lý nhà đầu tư vẫn còn bị tổn thương do đợt lao dốc mạnh trước đó, nên những bất ổn, hoặc những đồn đoán từ bên ngoài dễ gây ảnh hưởng lên tâm lý lúc này, từ đó thúc đẩy việc bán tháo. Tôi đồng quan điểm đó có thể là phiên “rũ bỏ”. Theo quan sát, phiên hàng giá thấp T+ về tài khoản nhưng khớp lệnh không cao, điều này cho thấy dòng tiền lớn chưa muốn bán ra ở vùng giá hiện tại. Nếu các yếu tố bên ngoài không có thêm tín hiệu xấu đi, tôi kỳ vọng chỉ số sẽ tiếp tục đà phục hồi.

Ông Nghiêm Sỹ TiếnChuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV

Biến động sụt 70 điểm ngày 22/4 tuy vượt dự kiến nhưng không hoàn toàn bất ngờ trong bối cảnh thị trường tích lũy nhiều rủi ro vĩ mô. Đợt giảm mạnh có đặc điểm của “rũ hàng” khi áp lực bán gia tăng đột ngột với biên độ rộng, dọn đường cho giai đoạn tạo đáy kỹ thuật.

Tuy nhiên, việc đánh mất điểm số lớn trong thời gian ngắn cho thấy tâm lý yếu hơn dự kiến, cần thận trọng trước kịch bản điều chỉnh sâu hơn nếu không có tín hiệu hồi phục nhanh. Về tích cực, đây có thể là cơ hội để nhà đầu tư săn mua chọn lọc cổ phiếu chất lượng với triển vọng cơ bản khả quan.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS

Việc thị trường điều chỉnh bất ngờ có những lúc giảm về mốc 1140 – 1160 điểm hôm thứ 3 tuần trước khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ. Thời điểm thị trường giảm sâu, áp lực bán tăng mạnh trong phiên chiều khiến tâm lý hoảng sợ xuất hiện – điều này phản ánh một đặc điểm mang yếu tố tâm lý đặc trưng trong những giai đoạn thị trường vận động trong pha điều chỉnh trong bối cảnh các chính sách thuế, căng thẳng thuế quan.

Tuy nhiên, đà giảm thu hẹp “rút chân” và liền sau đó các chỉ số hồi phục tăng điểm 3 phiên liên tiếp cũng đã một lần nữa cho thấy thị trường đã tạo đáy kép và hồi phục quay trở lại khu vực điểm cân bằng 1230 – 1250 điểm từ nay cho đến một vài tuần tới. Nhiều thông tin tốt cũng đã được công bố, tôi nghĩ thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng và tăng điểm trở lại – nhiều cơ hội đầu tư tốt sẽ xuất hiện trong giai đoạn tới.

 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ nhịp rung lắc đột biến? - Ảnh 3

Đây hoàn toàn khả năng cao là phiên rũ hàng. Tuy nhiên chúng ta chưa thể kết luận đây là tín hiệu tốt với thị trường khi mà các tin tức vĩ mô ẩn chứa rất nhiều rủi ro tiêu cực.

Ông Nguyễn Việt Quang

Nguyễn HoàngVnEconomy

Căng thẳng về thuế quan tuần qua có tín hiệu hạ nhiệt, Việt Nam cũng bắt đầu xúc tiến đàm phán. Tuy nhiên thị trường trong nước dường như không phản ứng tích cực với diễn biến đó như thị trường quốc tế, thanh khoản sụt giảm khá mạnh nếu không tính đến biến động đột ngột hôm 22/4. Thậm chí kết quả kinh doanh quý 1 tích cực được hé lộ cũng không tạo được phản ứng đáng kể ở nhiều cổ phiếu. Vì sao thị trường thận trọng như vậy?

Ông Nghiêm Sỹ TiếnChuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV

Tôi nghĩ thị trường trong nước thận trọng dù căng thẳng thuế quan hạ nhiệt và kết quả kinh doanh quý 1 tích cực, chủ yếu do rủi ro vĩ mô chồng chất và tâm lý e ngại đàm phán thuế chưa có kết quả cụ thể. Ngoài ra, thanh khoản sụt giảm phản ánh thiếu động lực mới sau đợt tăng mạnh trước đó, khiến nhà đầu tư dè dặt dù tin tốt. Kết quả kinh doanh quý 1 dù khả quan ở một số nhóm ngành nhưng nhiều doanh nghiệp chưa đạt kỳ vọng tăng trưởng đột phá, từ đó hạn chế động lượng hồi phục.

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Tôi không cho rằng phản ứng của thị trường trong tuần qua là kém tích cực. Chỉ số chưa đạt mức tăng mạnh, nhưng dòng tiền đang luân chuyển khá tốt ở nhóm midcap và nhiều cổ phiếu đạt hiệu suất tốt hơn chỉ số chung, thậm chí thiết lập đỉnh giá mới. Nhóm ngành trụ lớn như Ngân hàng điều chỉnh để nhường chỗ cho sự phục hồi ở các nhóm ngành khác, đây là tín hiệu tích cực. Tôi cho là dòng tiền có sự chắt lọc, chứ không phải tiêu cực và điều này sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư nếu biết tận dụng, cơ cấu hợp lý vào nhóm ngành, cổ phiếu phù hợp.

Về thanh khoản, chứng khoán Việt nam đang gần bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 dài ngày nên giao dịch có lẽ trầm lắng hơn. Bên cạnh việc chờ đợi kết quả của các tiến trình đàm phán thương mại, khi hiện tại, lập trường từ phía chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa cho thấy sự nhất quán.

 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ nhịp rung lắc đột biến? - Ảnh 4

Cơ hội rõ nét nhất là khi thị trường bất ngờ giảm sâu mà không vì một lý do nào đặc biệt ngoại trừ yếu tố tâm lý “chim sợ cành cong”, tâm lý sợ thị trường giảm thêm cũng đã khiến các nhà đầu tư bán trong hoảng loạn thì đây lại là cơ hội tốt để mua vào.

Ông Lê Đức Khánh

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám Đốc kinh doanh, Chứng khoán Yuanta

Với quan sát của tôi trong thời gian gần đây, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có những sự nhượng bộ rõ ràng, tạo ảnh hưởng tâm lý lớn lên các thị trường phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam và như đã biết chúng ta nằm trong nhóm những quốc gia bị Mỹ áp thuế cao nhất. Cùng với đó tâm lý thận trọng và chờ đợi kết quả rõ ràng từ cuộc đàm phán cũng giải thích tại sao tín hiệu hạ nhiệt thuế quan không phản ứng tích cực như ở thị trường quốc tế, nơi chỉ số SP500 và Nasdaq phục hồi.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS

Theo tôi tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá “mong manh” ngay cả trước những diễn biến mới tích cực từ dấu hiệu “xuống thang”, cởi mở cho các cuộc đàm phán thương mại. Nhìn chung các nhà đầu tư cũng vừa trấn tĩnh trở lại sau phiên sụt giảm bất ngờ nên diễn biến tăng điểm trở lại ở các phiên cuối tuần cũng chưa thực sự khiến các nhà đầu tư hào hứng. Sự thận trọng giai đoạn này cũng là điều dễ hiểu – nhiều nhóm  cổ phiếu dẫn dắt như nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng có lẽ cần thêm thời gian tạo nền giá trước khi quay trở lại xu hướng tăng rõ nét hơn.

Nguyễn Thị Thảo Như - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Thị trường trong nước thận trọng không phải do thiếu tin tích cực, mà bởi tâm lý nhà đầu tư đã trở nên thận trọng có chọn lọc sau nhiều biến cố vĩ mô những năm gần đây.

Thứ nhất, kinh nghiệm từ các vòng đàm phán thương mại Mỹ–Trung giai đoạn 2018–2019 khiến nhà đầu tư Việt Nam nhận thức rõ: rủi ro từ thuế quan chỉ thật sự giảm khi có thỏa thuận chính thức, còn các tín hiệu “mềm” mang tính chính trị luôn tiềm ẩn bất ổn. Chính vì vậy, dòng tiền nội không vội vàng phản ứng sớm với thị trường.

Thứ hai, áp lực từ khối ngoại bán ròng mạnh vẫn mạnh, dù có động thái mua lại nhưng không đáng kể.

 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ nhịp rung lắc đột biến? - Ảnh 5

Tôi cho rằng đó là phiên “rũ hàng” mang tính thanh lọc cần thiết. Đây là tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật, đánh dấu vùng tạo đáy ngắn hạn, chứ không phải dấu hiệu đầu tiên của một xu hướng giảm dài hạn.

Nguyễn Thị Thảo Như

Thứ ba, dù mùa báo cáo quý 1 mang lại tín hiệu tích cực với lợi nhuận sau thuế toàn thị trường ước tăng ~11% YoY (số liệu dựa trên Báo cáo chiến lược của Công ty chúng tôi), nhưng mức độ phân hóa rất rõ: tăng trưởng chủ yếu tập trung vào ngân hàng, bất động sản và điện. Các nhóm ngành còn lại phản ứng mờ nhạt, khiến VN-Index thiếu động lực lan tỏa để bứt phá.

Vậy nên rất nhiều Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu xác thực về kết quả đàm phán thương mại, thay vì kỳ vọng sớm dựa trên tin tức.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Doanh nghiệp đang cấp tập tổ chức đại hội cổ đông 2025. Theo dõi sát các cuộc họp như vậy, cảm nhận của anh chị về quản điểm của các lãnh đạo doanh nghiệp về cơ hội kinh doanh năm nay như thế nào, nhất là trong bối cảnh bất định về thương mại?

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Theo quan sát của tôi, đa phần các doanh nghiệp đều nhìn nhận và có sự thận trọng nhất định về vấn đề căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, thận trọng chứ không phải quá sợ hãi. Nỗ lực ở phía những doanh nghiệp lớn trong nước là điều đáng khích lệ, khi đã đưa ra các giải pháp, cũng như kế hoạch dự phòng nhằm thích ứng với thuế quan. Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng khá tự tin, một số trấn an cổ đông và mong muốn cổ đông tiếp cận vấn đề khách quan. Nhiều đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp như Dệt may, Khu công nghiệp cũng chủ động ứng phó, linh hoạt trong việc nhập - xuất hàng, tìm kiếm thêm đối tác... Tôi kỳ vọng với sự điều hành và hỗ trợ thêm từ Chính phủ có thể củng cố nội lực cho doanh nghiệp trong nước.

Nguyễn Thị Thảo Như - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Theo dõi sát mùa Đại hội cổ đông năm 2025, tôi nhận thấy điểm chung nổi bật ở các doanh nghiệp lớn là tâm thế thận trọng có chủ động.

Khác với sự lạc quan mạnh mẽ giai đoạn 2020–2021 hay sự phòng thủ trong năm 2023, các lãnh đạo doanh nghiệp năm nay đã chủ động xây dựng kịch bản kinh doanh đa tầng, ứng biến linh hoạt với những bất định như thuế quan, chi phí vốn, hay biến động vĩ mô quốc tế.

Ngân hàng đa số đều lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn, ở mức 12–14%, tập trung vào nhóm khách hàng bán lẻ, SME và những ngành ít nhạy cảm với biến động toàn cầu.

Bất động sản đẩy mạnh cơ cấu sản phẩm, tập trung vào dòng căn hộ vừa túi tiền và nhà ở xã hội – lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng từ rủi ro vĩ mô và có chính sách hỗ trợ rõ rệt từ Chính phủ.

Nhóm điện, hạ tầng thì tận dụng cơ hội từ đầu tư công và chính sách chuyển dịch năng lượng sạch, với kế hoạch đầu tư mới tăng 15–20% so với cùng kỳ.

Thép thì các lãnh đạo doanh nghiệp tuy thận trọng nhưng vẫn phấn đấu nắm bắt nhanh và điều chỉnh để phù hợp với xu thế. Với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ 10-15% so với cùng kỳ.

Điểm đáng chú ý là đa số doanh nghiệp không kỳ vọng vào tăng trưởng đột phá ngay trong 2025, mà xác định đây là năm củng cố nền tảng tài chính, tối ưu chi phí và nâng cao năng suất vận hành để sẵn sàng bứt phá trong năm sau khi bức tranh vĩ mô sáng rõ hơn.

Dù bối cảnh thương mại quốc tế tiềm ẩn nhiều bất định, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn đã thể hiện sự tỉnh táo: Không co cụm, cũng không mạo hiểm mở rộng bằng mọi giá. Họ chọn cách chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên định với chiến lược dài hạn.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám Đốc kinh doanh, Chứng khoán Yuanta

Nhà đầu tư vừa trải qua một mùa họp cổ đông vào thời điểm mà cuộc chiến thương mại đang leo thang tuy nhiên hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp đều tỏ ra tương đối lạc quan với cơ hội từ xu hướng chuyển đổi số, kinh tế xanh và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng ta được nhận định sẽ hưởng lợi rất nhiều từ lợi thế địa chính trị có được, tuy vậy rủi ro đến từ tin tức vĩ mô là rất lớn do đó tâm lý thận trọng vẫn sẽ bao trùm toàn thị trường. Bản thân các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chúng ta đều chuẩn bị kịch bản để ứng phó với bất định thương mại.

 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ nhịp rung lắc đột biến? - Ảnh 6

Tôi có tham gia bắt đáy và nâng tỷ trọng cổ phiếu lên 80% trong ngày 22/4. Theo quan điểm của tôi, nhà đầu tư không nên chờ đàm phán do thị trường thường phản ứng trước khi thông tin rõ ràng, đồng thời kịch bản thuế quan xấu nhất đã xảy ra. 

Ông Nghiêm Sỹ Tiến

Ông Nghiêm Sỹ TiếnChuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV

Qua các đại hội cổ đông 2025, lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện thái độ thận trọng lạc quan, tập trung vào thị trường nội địa và tái cấu trúc chuỗi cung ứng để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu. Nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu, logistics, năng lượng tái tạo được đánh giá cao nhờ nhu cầu ổn định và chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cảnh báo rủi ro từ chi phí đầu vào (giá nguyên liệu) và áp lực cạnh tranh khi thị trường toàn cầu chưa hồi phục, có nhiều biến động.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS

Có những chia sẻ của các lãnh đạo doanh nghiệp về những động thái khó lường và gây lo ngại, có những thay đổi trong việc đưa ra cũng như các điều chỉnh cần thiết trong bối cảnh vĩ mô còn nhiều ẩn số. Một số doanh nghiệp vẫn khá lạc quan về triển vọng doanh thu lợi nhuận, một số khác hạ mục tiêu lợi nhuận cả năm trước tình hình mới.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Cú sập mạnh đột biến tuần qua đã khiến nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu nhưng cũng giúp đẩy thanh khoản lên rất cao. Anh chị có tham gia bắt đáy hôm 22/4 không, tỷ trọng cổ phiếu hiện tại là bao nhiêu? Nhà đầu tư có nên tiếp tục chờ kết quả đàm phán?

Ông Nghiêm Sỹ TiếnChuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV

Tôi có tham gia bắt đáy và nâng tỷ trọng cổ phiếu lên 80% trong ngày 22/4 khi nhiều cổ phiếu lao dốc mạnh, trong khi đó không có thông tin gì mới có thể gây sốc đột ngột cho thị trường. Theo quan điểm của tôi, nhà đầu tư không nên chờ đàm phán do thị trường thường phản ứng trước khi thông tin rõ ràng, đồng thời kịch bản thuế quan xấu nhất đã xảy ra. Vì vậy, nhà đầu tư nên chủ động chọn lọc các cổ phiếu ít bị ảnh hưởng trực tiếp nhất và có triển vọng rõ ràng.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám Đốc kinh doanh, Chứng khoán Yuanta

Theo quan điểm của tôi, thời điểm này mặc dù chúng ta vẫn có những cơ hội tuy nhiên rủi ro là rất lớn khi thị trường liên tục biến động khó lường. Nhà đầu tư nên tiếp tục thận trọng và chờ đợi những tin tức tích cực xuất hiện đặc biệt là kết quả đàm phán của chính phủ.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS

Cơ hội rõ nét nhất là khi thị trường bất ngờ giảm sâu mà không vì một lý do nào đặc biệt ngoại trừ yếu tố tâm lý “chim sợ cành cong”, tâm lý sợ thị trường giảm thêm cũng đã khiến các nhà đầu tư bán trong hoảng loạn thì đây lại là cơ hội tốt để mua vào.

Bối cảnh vĩ mô, diễn biến các cuộc đàm phán cho chúng ta một góc nhìn về triển vọng kinh tế, triển vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng không hoàn toàn phản ánh chính sách giá trị nội tại, mức định giá ước tính đối với các doanh nghiệp đang có lợi nhuận ổn định hoặc có dữ liệu, cơ sở để dự báo mức định giá (tương đối). Theo tôi nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu dựa trên các tiêu chí đầu tư rồi sau đó mới đánh giá thêm câu chuyện bối cảnh vĩ mô thế nào và tất nhiên vẫn còn việc quyết định đầu tư mua nhiều hay ít cổ phiếu mà mình đang quan tâm.

Nguyễn Thị Thảo Như - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Cú sập mạnh ngày 22/4, với mức giảm hơn 70 điểm trong phiên, thực sự là một trong những đợt giảm điểm lớn nhất của thị trường kể từ đầu năm đến nay. Cá nhân tôi và đội ngũ đã có kế hoạch chuẩn bị từ trước nên có tham gia giải ngân thận trọng trong phiên này.

Tuy nhiên, việc “bắt đáy” không phải hành động tất tay hay đánh cược. Chúng tôi chỉ giải ngân thêm một phần tỷ trọng danh mục vào các cổ phiếu cơ bản mạnh, được chiết khấu sâu, chủ yếu tập trung vào các nhóm Blue-chip có cơ bản tốt và hiện tại tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục của tôi khoảng 60–70%, vẫn để lại biên độ tiền mặt đủ nhiều để linh hoạt trong các kịch bản tiếp theo.

Nhà đầu tư cũng nên theo dõi sát sao diễn biến vĩ mô và đàm phán để có thể chủ động hơn. Ở trong một thị trường biến động mạnh, người chiến thắng là người quản lý vị thế và kỷ luật tốt nhất.

Trong bối cảnh niềm tin thị trường chưa hoàn toàn hồi phục, chiến lược hợp lý là ưu tiên quản trị rủi ro và chọn lọc cổ phiếu cơ bản tốt.

Thị trường có thể biến động ngắn hạn, nhưng giá trị doanh nghiệp thực chất mới là nền tảng cho lợi nhuận dài hạn. Đầu tư thành công không nằm ở việc đoán đúng nhịp sóng, mà ở việc nắm giữ đúng tài sản và “mùa đông không còn đáng sợ khi tay bạn đã nắm chặt bó củi thời cơ!”

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Vào thời điểm thị trường giảm mạnh chiều ngày 22/04, phân bổ cổ phiếu của tôi đã phù hợp với chiến lược của mình, vì vậy tôi đã không bắt đáy để tăng thêm tỷ trọng. Tuy nhiên, sự sụt giảm cho phép tôi lọc ra các ngành và cổ phiếu tiềm năng phục hồi mạnh hơn, chẳng hạn như nhóm Tiêu dùng, Đầu tư công, Cảng biển. Từ các quan sát này, tôi đã dành một phần tỷ trọng giải ngân thêm vào những nhóm này ở các phiên sau. Hiện tại, tỷ trọng cổ phiếu đang ở mức 70%.

Tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi lên kèm rung lắc và sẽ tiếp cận kháng cự 1250 điểm. Một số cổ phiếu trong danh mục đã đạt giá mục tiêu ngắn hạn, có lẽ tôi sẽ nghiêng về chờ chốt lời một phần trong thời gian tới.

Về tiến trình đàm phán thương mại, tôi nghĩ nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, vì lập trường của chính quyền Tổng thống Trump là thiếu nhất quán. Gần đây, Anh và Nhật bản đã công bố chưa đạt được tiến triển đáng kể trong đàm phán, dẫu cho trước đó nhiều nguồn tin đánh là có “triển vọng”, thậm chí Anh đã “ra về tay trắng” sau khi chính quyền Trump đưa ra yêu cầu mới về việc cắt giảm thuế đối với ôtô Mỹ.

-Nguyễn Hoàng

]]>Trung Quốc ồ ạt mua vàng, đẩy chênh lệch giá với thế giới tăng vọtquot;Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, v#224;ng đang dịch chuyển từ nhiều nơi kh#225;c tr#234;n thế giới tới nu#243;c n#224;y”, một chuy#234;n gia cho biết...Sun, 27 Apr 2025 00:59:34 GMT/trung-quoc-o-at-mua-vang-day-chenh-lech-gia-voi-the-gioi-tang-vot.htm/trung-quoc-o-at-mua-vang-day-chenh-lech-gia-voi-the-gioi-tang-vot.htmThế giới"Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, vàng đang dịch chuyển từ nhiều nơi khác trên thế giới tới nuóc này”, một chuyên gia cho biết...

Nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm - hãng tin Reuters cho biết. Trong khi đó, giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ đang có mức chênh lệch thấp hơn (discount) sâu nhất gần 9 năm so với giá thế giới.

Tuần này, giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ thấp hơn tới 80 USD/oz so với giá chính thức. Giá vàng chính thức tại nước này tính bằng giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế cộng thuế nhập khẩu 6% và thuế tiêu thụ 3%. Mức chiết khấu như vậy là sâu nhất kể từ tháng 7/2016. Tuần trước, các tiệm vàng ở Ấn Độ đưa ra mức giá bán lẻ thấp hơn tới 74 USD/oz so với giá quốc tế.

“Doanh số bán trang sức giảm thấp vì giá tăng cao. Người tiêu dùng mua ít hơn bình thường, và các nhà kinh doanh nữ trang trên toàn quốc cảm nhận rõ sự giảm tốc này”, ông Surendra Mehta - thư ký Hiệp hội Vàng và Nữ trang Ấn Độ (IBJA) - nói với Reuters.

Hôm thứ Ba, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz. Giá vàng bán lẻ tại Ấn Độ vào đầu tuần đạt kỷ lục 99.358 rupee (1.167 USD)/10 gram.

Tại Trung Quốc, giá vàng bán lẻ tuần này chênh cao hơn 44-50 USD/oz so với giá vàng giao ngay thế giới, mức chênh cao nhất kể từ tháng 2/2024. Tuần trước, giá vàng bán lẻ ở Trung Quốc cao hơn 15-21 USD/oz so với giá thế giới.

“Phần bù giá vàng ở Trung Quốc đang rất cao. Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, vàng đang dịch chuyển từ nhiều nơi khác trên thế giới tới nuóc này”, ông Joseph Stefans - trưởng giao dịch của công ty MKS PAMP - nhận xét.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới, và nhu cầu vàng tại hai nước này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến giá vàng quốc tế.

Một báo cáo mới đây của ngân hàng Goldman Sachs cho rằng trong tháng 3/2025, PBOC mua 50 tấn vàng dự trữ, lớn hơn nhiều so với con số chính thức mà Trung Quốc công bố.

Đầu tháng 4, PBOC cho biết dự trữ vàng của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 3 là 73,7 triệu ounce, tăng từ mức 73,61 triệu ounce vào thời điểm cuối tháng 2, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp nước này mua ròng vàng cho dự trữ quốc gia. Cũng theo PBOC, dự trữ vàng của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 3 có trị giá 229,6 tỷ USD, tăng từ mức 208,64 tỷ USD vào cuối tháng trước đó.

Tính theo đơn vị tấn, PBOC mua ròng 2,8 tấn vàng trong tháng 3, nâng tổng lượng mua ròng của quý 1 lên 12,8 tấn - theo số liệu chính thức được công bố. Hồi năm 2019, PBOC mua ròng hơn 100 tấn vàng để bổ sung vào dự trữ quốc gia khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.

Trong một báo cáo hồi trung tuần tháng 4, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết nhu cầu đầu tư vàng của Trung Quốc “tiếp tục bùng nổ trong tháng 3”. Cùng thời điểm, hãng tin Bloomberg cho biết đầu tư vàng Trung Quốc tăng mạnh do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng và một chương trình thử nghiệm cho phép các công ty bảo hiểm của nước này đầu tư vào vàng nhằm tối ưu hóa việc phân bổ tài sản.

“Dòng vốn chảy vào các quỹ ETF vàng ở Trung Quốc đại lục từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ của nước này cũng mạnh bất thường”, Bloomberg cho biết.

Theo dữ liệu của WGC, các quỹ ETF vàng của Trung Quốc thu hút 772 triệu USD trong tháng 3, nâng tổng lượng tài sản được quản lý lên 14 tỷ USD. Khối lượng vàng mà các quỹ này nắm giữ trong tháng 3 tăng 7,7 tấn, đạt 138 tấn.

Tại các thị trường vàng lớn khác tại khu vực châu Á, chênh lệch giá vàng trong tuần này giữ ở mức thấp.

Tại Hồng Kông, giá vàng bán lẻ tuần này dao động từ ngang bằng đến cao hơn 2 USD/oz so với giá thế giới. Tại Singapore, giá vàng dao động từ ngang bằng đến cao hơn 2,5 USD/oz so với giá quốc tế.

Tại Nhật Bản, giá vàng bán lẻ trong tuần dao động từ thấp hơn 0,25 USD/oz đén cao hơn 1 USD/oz so với giá thế giới.

-Điệp Vũ

]]>Sunshine Group: Đầu tư vào những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơiNg#224;y 26/4/2025, tại Đại hội đồng cổ đ#244;ng thường ni#234;n, Sunshine Group (HNX: KSF) ch#237;nh thức c#244;ng bố t#225;i cấu tr#250;c to#224;n diện, đặt kế hoạch tăng trưởng kỷ lục gấp gần 20 lần năm 2024 v#224; giữ vững định hướng ph#225;t triển ba trụ cột chiến lược: Bất động sản – C#244;ng nghệ amp; AI - C#244;ng nghệ t#224;i ch#237;nh...Sat, 26 Apr 2025 08:46:00 GMT/sunshine-group-dau-tu-vao-nhung-linh-vuc-co-nang-luc-cot-loi-va-kha-nang-lam-chu-cuoc-choi.htm/sunshine-group-dau-tu-vao-nhung-linh-vuc-co-nang-luc-cot-loi-va-kha-nang-lam-chu-cuoc-choi.htmChứng khoánNgày 26/4/2025, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Sunshine Group (HNX: KSF) chính thức công bố tái cấu trúc toàn diện, đặt kế hoạch tăng trưởng kỷ lục gấp gần 20 lần năm 2024 và giữ vững định hướng phát triển ba trụ cột chiến lược: Bất động sản – Công nghệ AI - Công nghệ tài chính...

Đại hội đồng cổ đông diễn ra thành công với toàn bộ các báo cáo, tờ trình đều được thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao. Ông Đỗ Anh Tuấn Chủ tịch HĐQT đương nhiệm, tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030.

HƠN 200.000 TỶ GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN CHUẨN BỊ BÀN GIAO

Tại Đại hội, Sunshine Group đã chính thức thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt từ 50.000 đến 60.000 tỷ đồng, gấp gần 20 lần năm 2024, lợi nhuận trước thuế dự kiến 8.000 đến 12.000 tỷ đồng.

Lý giải cho mục tiêu đầy tham vọng này, Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn cho biết trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, Sunshine Group đã triển khai chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ, đưa nhiều công ty, dự án về trực thuộc Tập đoàn, nhằm chuẩn hóa mô hình quản trị và tập trung nguồn lực phát triển.

Thông qua quá trình tái cấu trúc này, Tập đoàn nắm giữ danh mục dự án đã hoàn tất đầy đủ pháp lý, sẵn sàng bước vào giai đoạn bàn giao từ 2025 đến 2026, với tổng giá trị sản phẩm ước tính hơn 200.000 tỷ đồng (chưa kể các dự án đang được tháo gỡ pháp lý và chuẩn bị phát triển). Riêng trong 2025, Tập đoàn dự kiến bàn giao hàng nghìn sản phẩm thấp tầng và cao tầng từ loạt dự án trọng điểm như Noble Palace Long Bien, Noble Palace Tay Ho (phân khu Golf Mansion và Boutique Mansion), Noble Palace Tay Thang Long và Sunshine Sky City - với tổng giá trị hàng hóa xấp xỉ 100.000 tỷ đồng.

“Lượng hàng hóa hiện có của Sunshine Group tương đương gấp hơn 3 lần số nợ. Chỉ cần bán khoảng 30%, Tập đoàn hoàn toàn có thể xử lý toàn bộ nghĩa vụ tài chính. Đây chính là nền tảng để Sunshine Group tiếp tục mở rộng đầu tư, tối ưu đòn bẩy tài chính và duy trì phát triển bền vững”, ông Đỗ Anh Tuấn cho hay.

Bên cạnh dòng sản phẩm cao cấp và bất động sản hàng hiệu vốn là thế mạnh, Sunshine Group sẽ lần đầu ra mắt dòng sản phẩm mới dành cho khách hàng trẻ, với khoảng 20.000 căn hộ tại phía Đông Hà Nội và Đông Nam TP.HCM.

TẬP ĐOÀN CHỈ THAM GIA VÀO NHỮNG LĨNH VỰC CÓ KHẢ NĂNG CỐT LÕI VÀ LÀM CHỦ CUỘC CHƠI

Cũng tại Đại hội đồng cổ đông 2025, ông Đỗ Anh Tuấn đã chính thức công bố bước đi chiến lược: hợp nhất Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes và Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG vào Sunshine Group.

Sunshine Group: Đầu tư vào những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi - Ảnh 1

“Chúng tôi không chạy theo phong trào, không đầu tư dàn trải, mà chỉ tham gia vào những lĩnh vực mà Tập đoàn có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi”, ông Tuấn khẳng định và nhấn mạnh nguyên tắc xuyên suốt trong mọi quyết định mở rộng đầu tư của Sunshine Group là chỉ tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực thực sự hiểu, có kinh nghiệm, công nghệ và đội ngũ đủ mạnh để tạo ra sự khác biệt.

Việc Sunshine Group lựa chọn phương án hoán đổi cổ phiếu để hợp nhất Sunshine Homes - đơn vị phát triển BĐS cao cấp, đồng thời nhận chuyển nhượng cổ phần kiểm soát tại SCG - tổng thầu xây dựng hàng đầu, chính là bước đi thể hiện rõ tinh thần đó. Chiến lược này sẽ giúp Sunshine Group củng cố vị thế trong ngành bất động sản, làm chủ toàn bộ chuỗi giá trị và từng bước xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững, có chiều sâu và khả năng phát triển dài hạn.

BA TRỤ CỘT CỐT LÕI: BẤT ĐỘNG SẢN, CÔNG NGHỆ VÀ AI, CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH)

Trên cơ sở này, Sunshine Group kiên định tập trung ba lĩnh vực cốt lõi: bất động sản, công nghệ và AI, công nghệ tài chính (fintech). Theo Chủ tịch Sunshine Group, các tập đoàn bất động sản muốn sống sót và dẫn đầu trong cơn bão AI phải chuyển mình thành tập đoàn công nghệ bất động sản (Proptech Group), không còn là doanh nghiệp bất động sản truyền thống.

Sunshine Group: Đầu tư vào những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi - Ảnh 2

Ở lĩnh vực bất động sản, Sunshine Group đã khẳng định vị thế là một trong những nhà phát triển tiên phong với dấu ấn đậm nét trong phân khúc cao cấp và hàng hiệu. Uy tín, chất lượng và tư duy hướng về giá trị thực cho người dùng cuối là những yếu tố làm nên thương hiệu Sunshine trong một thập kỷ qua.

Với công nghệ và AI, Sunshine sở hữu lợi thế đặc biệt khi đội ngũ sáng lập phần lớn xuất thân từ lĩnh vực công nghệ. Không chạy theo trào lưu, Tập đoàn kiên trì nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn và đồng hành cùng chính sách quốc gia để xây dựng nền tảng vững chắc.

Trung tâm của chiến lược này là khu phức hợp Sunshine Empire - tổ hợp gồm năm tòa tháp cao từ 35 đến 47 tầng trên diện tích 5 ha tại khu đô thị Ciputra; tích hợp trung tâm tài chính, trung tâm RD nghiên cứu công nghệ AI và công nghệ bán dẫn, cùng hệ thống căn hộ dịch vụ cao cấp, khách sạn quốc tế và trung tâm thương mại quy mô lớn…

Đặc biệt, Tập đoàn cũng đang triển khai tổ hợp giáo dục quốc tế chuyên sâu về tài chính và trí tuệ nhân tạo đặt tại khu đô thị Ciputra, quy mô gần 5ha, với định hướng đầu tư từ khâu gốc rễ là các trường đào tạo, trung tâm nghiên cứu, văn phòng làm việc, nhà máy sản xuất, tiến tới xây dựng các đô thị thông minh tiên phong công nghệ AI vào quản lý và vận hành.

Ở mảng công nghệ tài chính, Sunshine Group hợp tác với nhiều đối tác quốc tế nhằm xây dựng hệ sinh thái fintech hiện đại. Các công ty thành viên đã cho ra đời các giải pháp tài chính số như hệ máy STM, nền tảng ngân hàng số (Digital Banking Platform), và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào các xu hướng như tiền số, sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số khi có các chính sách cụ thể của Nhà nước.

Với chiến lược phát triển đa ngành nhưng tập trung, cùng tầm nhìn dài hạn và hành động cụ thể, Sunshine Group đang bước vào giai đoạn tăng tốc toàn diện, sẵn sàng đồng hành cùng kỷ nguyên công nghệ, hội nhập và phát triển bền vững, đóng góp vào quá trình chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

-Khánh Huyền

]]>10 thay đổi quan trọng của hệ thống giao dịch mới nhà đầu tư nên nắm rõ Việc triển khai hệ thống KRX v#224;o ng#224;y 05/05/2025 tới đ#226;yđược kỳ vọng sẽ g#243;p phần đưa thị trường chứng kho#225;n Việt Nam tiến gần hơn đến mục ti#234;u n#226;ng hạng từ thị trường cận bi#234;n sang thị trường mới nổi.Sat, 26 Apr 2025 07:52:00 GMT/10-thay-doi-quan-trong-cua-he-thong-giao-dich-moi-nha-dau-tu-nen-nam-ro.htm/10-thay-doi-quan-trong-cua-he-thong-giao-dich-moi-nha-dau-tu-nen-nam-ro.htmChứng khoánViệc triển khai hệ thống KRX vào ngày 05/05/2025 tới đâyđược kỳ vọng sẽ góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi.

Như VnEconomy đưa tin, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) vừa thông báo chính thức đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 05/5/2025.

HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch; tăng cường giám sát, phổ biến, tuyên truyền đến các nhà đầu tư về các tính năng mới của Hệ thống, đảm bảo thị trường giao dịch an toàn, liên tục, ổn định.

Theo đánh giá của VnDirect, việc triển khai hệ thống KRX vào ngày 05/05/2025 tới đâyđược kỳ vọng sẽ góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi.

Nhà đầu tư cần lưu ý 10 thay đổi quan trọng sau của hệ thống KRX: 

Thứ nhất, thứ tự hiển thị giá ATO/ATC. Lệnh ATO/ATC sẽ không được ưu tiên trước lệnh giới hạn (lệnh giới hạn mua giá trần và lệnh giới hạn bán giá sàn) đã nhập vào hệ thống trước đó khi so khớp lệnh. Giá hiển thị của lệnh ATO/ATCđược hiển thị 1 mức giá xác định như lệnh giới hạn LO.

Thông tin 3 giá chào mua, chào bán tốt nhất được hiển thị là khối lượng tương ứng 3 mức giá dư mua/dư bán tốt nhất còn lại sau khi trừ khối lượng dự kiến khớp.

Thứ hai, thay đổi về lệnh MTL và PLO. Lệnh PLO được đổi thành lệnh LO không có giá. Lệnh MP được đổi tên thành lệnh MTL (Market To Limit) với logic không thay đổi .

Thứ ba, thay đổi quy định về việc sửa/hủy lệnh. Nhà đầu tư được sửa giá hoặc khối lượng của lệnh giới hạn (lệnh LO) chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa thực hiện trong phiên khớp lệnh liên tục. Trong đó: Lệnh sửa giảm khối lượng sẽ không làm thay đổi thứ tự ưu tiên của lệnh;

Lệnh sửa tăng khối lượng hoặc sửa giá sẽ làm thay đổi thứ tự ưu tiên của lệnh. Lưu ý: Nhà đầu tư không được sửa đồng thời thông tin khối lượng và giá trên cùng 01 lệnh.

Thứ tư, mở rộng thời gian giao dịch đối với chứng khoán bị hạn chế trên HoSE.

10 thay đổi quan trọng của hệ thống giao dịch mới nhà đầu tư nên nắm rõ  - Ảnh 1

Thứ năm, thay đổi thời gian giao dịch đối với chứng khoán lô lẻ. Lô lẻ được giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục, phương thức khớp lệnh thỏa thuận và phương thức khớp lệnh định kỳ (chỉ áp dụng giá LO).

Bổ sung giao dịch lô lẻ trong 02 phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa ATO (9h00 ến 9h15) và khớp lệnh định kỳ đóng cửa ATC (14h30 đến 14h45). Giao dịch thỏa thuận lô lẻ được bắt đầu từ 9h00 - 11h30 và 13h00 đến 15h00.

Thứ sáu, những thay đổi trong giao dịch thỏa thuận. Lệnh thỏa thuận đã thực hiện không được phép sửa/hủy. Lệnh thỏa thuận chưa thực hiện, bên khởi tạo thỏa thuận có thể hủy lệnh đã khởi tạo. Cả bên mua và bán đều được khởi tạo lệnh.

Thứ bảy, giải tỏa lệnh. Lệnh ATC, PLO, LO không được thực hiện hoặc phần còn lại khôngđược thực hiện hết sẽ hết hiệu lực và không tự động bị huỷ.

Thứ tám, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Với giao dịch khớp lệnh, room giảm ngay khi lệnh mua nhà đầu tư nước ngoài được nhập vào hệ thống. Room tăng lên sau khi kết thúc thanh toán giao dịch chứng khoán. Lệnh mua vào nhà đầu tư nước ngoài nhập vào hệ thống giao dịch không được chấp nhận nếu Room < khối lượng đặt mua.

Trường hợp sửa lệnh mua nhà đầu tư nước ngoài: Sửa giảm khối lượng: Room tăng bằng khối lượng giảm của lệnh ngay sau khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống.

 Sửa tăng khối lượng: Room giảm bằng khối lượng được tăng ngay sau khi lệnh sửa vào hệ thống. Nếu Room nhỏ hơn khối lượng được tăng, hệ thống giao dịch không chấp nhận sửa lệnh. Trường hợp lệnh mua nhà đầu tư nước ngoài bị hủy bởi nhà đầu tư hoặc hệ thống giao dịch: Room tăng bằng khối lượng bị hủy.

Với giao dịch thỏa thuận: Room giảm ngay khi lệnh mua được nhập vào hệ thống giao dịch nếu đó là giao dịch giữa nhà đầu tư nước ngoài mua với nhà đầu tư nước ngoài bán.

Room tăng ngay khi lệnh hủy của nhà đầu tư nước ngoài được nhập vào hệ thống đối với nhà đầu tư nước ngoài mua và nhà đầu tư nước ngoài bán. Room tăng ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch nếu giao dịch đó giữa nhà đầu tư nước ngoài bán với nhà đầu tư nước ngoài mua. Room không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận ược thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

Thứ chín, thay đổi tên mã hợp đồng phái sinh.

10 thay đổi quan trọng của hệ thống giao dịch mới nhà đầu tư nên nắm rõ  - Ảnh 2

Cuối cùng, thay đổi về phí và nghĩa vụ ký quỹ phái sinh. Khi giao dịch, với mỗi hợp đồng vị thế khớp, khách hàng trả phí dịch vụ bù trừ chứng khoán phái sinh cho VSDC là: 2.550/hợp đồng vị thế.

-Thu Minh

]]>CEO Vinamilk chia sẻ về chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông 2025Ng#224;y 25/4, C#244;ng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đ#227; tổ chức Đại hội đồng cổ đ#244;ng (ĐHĐCĐ) năm 2024…Sat, 26 Apr 2025 04:07:09 GMT/ceo-vinamilk-chia-se-ve-chien-luoc-doi-moi-tai-dai-hoi-co-dong-2025.htm/ceo-vinamilk-chia-se-ve-chien-luoc-doi-moi-tai-dai-hoi-co-dong-2025.htmChứng khoánNgày 25/4, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024…

Hội đồng quản trị nhấn mạnh chiến lược đổi mới sản phẩm, công nghệ và tiếp cận người dùng. Đồng thời, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2025, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,3% cho cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

TIẾP TỤC TRẢ CỔ TỨC BẰNG TIỀN Ở MỨC CAO

Trong năm 2024, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 61.824 tỷ đồng, tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 9.453 tỷ đồng, tăng trưởng 4,8% so với năm 2023. Kết quả hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước đều lấy lại đà tăng trưởng, riêng thị trường nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây.

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam năm 2024 tăng trưởng giá trị đạt 2,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua mức tăng 1,1% của năm 2023. Căn cứ theo tình hình thực tế và các dự báo, cũng như các mục tiêu chiến lược cho năm 2025, Vinamilk tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng 4,3% về tổng doanh thu hợp nhất, tương đương 64.505 tỷ đồng và tăng 4,3% về lợi nhuận trước thuế, đặt mức 12.102 tỷ đồng.

Bagrave; Mai Kiều Liecirc;n, Tổng giaacute;m đốc Vinamilk, baacute;o caacute;o hoạt động kinh doanh vagrave; trả lời cổ đocirc;ng tại đại hội.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, báo cáo hoạt động kinh doanh và trả lời cổ đông tại đại hội.

Đại hội đồng cổ đông Vinamilk cũng thông qua phương án chi cổ tức bằng tiền năm 2024 là 43,5% mệnh giá, tương đương 4.350 đồng/cổ phần, tăng 5% (tương đương 500 đồng/cổ phần) so với mức cổ tức năm 2023. Tổng giá trị cổ tức cả năm dự chi cho cổ đông lên đến hơn 9.091 tỷ đồng, tương đương 108% lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Chủ sở hữu của Công ty năm 2024.

CEO Vinamilk chia sẻ về chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông 2025 - Ảnh 1

Phát biểu tại Đại hội, bà Mai Kiều Liên, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vinamilk, cho biết: “Tình hình vĩ mô 2025 đang chứng kiến nhiều biến động lớn, Vinamilk sẽ nỗ lực thích nghi nhanh nhất và cung cấp các hỗ trợ kịp thời cho khách hàng, người tiêu dùng để hoàn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận và cổ tức mà đại hội đã thông qua. Cơ sở cho điều này là việc Vinamilk trong năm 2024 đã hoàn thành các bước nền tảng trong chiến lược đổi mới toàn diện. Rõ nét là từ sản phẩm, dịch vụ, cách tiếp cận khách hàng, song song đó là cách thức quản lý, chuyển đổi số kinh doanh, cũng như đầu tư phát triển công nghệ, con người cho các dự án tương lai”.

Ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông, doanh nghiệp cũng đón nhận 2 tin vui khi Vinamilk là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM và bà Mai Kiều Liên là một trong 60 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM (lĩnh vực kinh tế).

Về thành viên HĐQT, Đại hội cũng thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT với ông Lee Meng Tat và ông Hoàng Ngọc Thạch đã công bố trước đó. Hai thành viên được bầu bổ sung mới là ông Vũ Trí Thức (đại diện nhóm cổ đông Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ 36% tổng số cổ phần) và bà Tongjai Thanachanan (đại diện nhóm cổ đông FN Dairy Investment Pte Ltd và FNBev Manufacturing Pte Ltd nắm giữ 20,39% tổng số cổ phần).

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CHO NĂM 2025

Năm 2024, sức khỏe thương hiệu sản phẩm Vinamilk tăng ấn tượng chỉ số “Đổi mới, sáng tạo” tăng 27 điểm % (từ 47% năm 2022 lên 74% năm 2024). “Tiếp nối chiến lược này, năm 2025, Vinamilk sẽ tiếp tục đổi mới, tái cấu trúc danh mục sản phẩm, tung ra các sản phẩm mới đột phá về cả chất lượng, công nghệ và theo xu hướng cá nhân hóa đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng” - đại diện Ban lãnh đạo công ty chia sẻ với cổ đông.

Các sản phẩm Vinamilk không chỉ được thay đổi bao bì, hương vị, điều chỉnh công thức bổ sung thành phần mới mà còn mang hàm lượng “đổi mới - sáng tạo” rất cao như: lần đầu tiên ứng dụng công nghệ siêu vi lọc từ Thụy Điển cho sữa tươi Green Farm cao đạm không lactose, cho phép điều chỉnh chính xác tỷ lệ các thành phần chính của sữa. Một bước đột phá quan trọng khác của Vinamilk là doanh nghiệp sữa đầu tiên Việt Nam bổ sung thành công 6HMO vào sản phẩm sữa công thức Optimum Gold Optimum Colos. Đây là những bước tiến quan trọng của Vinamilk trong việc đưa các thành tựu khoa học dinh dưỡng toàn cầu đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam.

Tiếp nối 2024, chỉ tính riêng Quí I/2025, Vinamilk đã tung và tái tung thêm gần 20 sản phẩm mới, với nhiều sản phẩm độc đáo, nổi bật như: sữa chua uống thanh trùng Green Farm, sữa chua ăn Vinamilk Green Farm cao đạm mật ong tự nhiên ngũ cốc (Flip cup), sữa tươi nguyên chất thanh trùng Vinamilk Green Farm, sữa chua ăn thực vật 9 loại hạt, sữa dinh dưỡng hỗ trợ kiểm soát cân nặng Vinamilk,…

KINH DOANH QUỐC TẾ TIẾP TỤC LÀ ĐỘNG LỰC MỚI

Năm 2024, Vinamilk tiếp tục ghi nhận những kết quả ấn tượng trong hoạt động xuất khẩu với doanh thu thuần đạt 5.664 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ. Các nhóm thị trường truyền thống và chiến lược đều đóng góp tích cực vào kết quả này.

Chia sẻ thêm tại đại hội, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết thêm trong đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu Vinamilk có tín hiệu tích cực khi đã bước đầu đưa sản phẩm sữa đặc tiếp cận được thị trường Châu Âu. Kết quả hoạt động xuất khẩu Quý I/2025 tiếp tục đà tăng trưởng của 6 quý trước đó, dự kiến tăng 2 con số.

Hoạt động xuất khẩu những năm gần đây được Vinamilk đầu tư xúc tiến mạnh mẽ, không chỉ đóng góp tích cực cho doanh thu công ty mà còn xây dựng, quảng bá thương hiệu Quốc gia ra thế giới. Lũy kế từ khi bắt đầu xuất khẩu năm 1997 đến nay, các sản phẩm của Vinamilk đã xuất khẩu đến 63 thị trường quốc tế, với tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế đã vượt 3,4 tỉ USD.

Caacute;c siecirc;u nhagrave; maacute;y sữa nước, sữa bột hiện đại, chuẩn quốc tế giuacute;p Vinamilk luocirc;n tiecirc;n phong về cocirc;ng nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Các siêu nhà máy sữa nước, sữa bột hiện đại, chuẩn quốc tế giúp Vinamilk luôn tiên phong về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh các nội dung về sản xuất, kinh doanh, ĐHĐCĐ của Vinamilk năm nay nhận được nhiều sự quan tâm về chủ đề phát triển bền vững, ESG, đặc biệt là các bước tiến mới về dự án Net Zero 2050.

Việc Vinamilk theo đuổi chiến lược phát triển bền vững một cách bài bản, nghiêm túc không chỉ củng cố vị thế doanh nghiệp và niềm tin đối với các nhà đầu tư, người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay. Công ty cũng công bố Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 vào ngày đại hội, với nhiều thông tin về các hoạt động ESG của Vinamilk.

-Lan Anh

]]>Sacombank đặt mục tiêu tăng trưởng đến 15%, lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 nămNăm 2025, Sacombank đặt mục ti#234;u tăng trưởng t#237;ch cực với lợi nhuận trước thuế kỳ vọng l#234;n đến 15%, đạt 14.650 tỷ đồng. Ng#226;n h#224;ng cũng lần đầu ti#234;n sau 9 năm l#234;n kế hoạch chia cổ tức, mở ra cơ hội tăng vốn v#224; ph#225;t triển d#224;i hạn…Sat, 26 Apr 2025 04:06:56 GMT/sacombank-dat-muc-tieu-tang-truong-den-15-len-ke-hoach-chia-co-tuc-sau-9-nam.htm/sacombank-dat-muc-tieu-tang-truong-den-15-len-ke-hoach-chia-co-tuc-sau-9-nam.htmChứng khoánNăm 2025, Sacombank đặt mục tiêu tăng trưởng tích cực với lợi nhuận trước thuế kỳ vọng lên đến 15%, đạt 14.650 tỷ đồng. Ngân hàng cũng lần đầu tiên sau 9 năm lên kế hoạch chia cổ tức, mở ra cơ hội tăng vốn và phát triển dài hạn…

Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2024 của Sacombank tổ chức ngày 25/04/2025 đã thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024 và định hướng, mục tiêu năm 2025; báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán; phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2025; thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2024; Tờ trình chủ trương tăng vốn điều lệ; Tờ trình chủ trương góp vốn/mua cổ phần công ty chứng khoán.

DẤU ẤN HOẠT ĐỘNG NĂM 2024

Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đối diện với nhiều thách thức, Sacombank đã hoàn thành khá toàn diện kế hoạch đã đặt ra nhờ bám sát chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, chuyển đổi số hiệu quả, đón đầu sự dịch chuyển các xu hướng sản xuất và tiêu dùng.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 12.720 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ; Tăng trưởng tín dụng đạt 11,7%, nâng tổng dư nợ chạm mốc 539.315 tỷ đồng – chiếm 3,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; Tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh 16,7%, vượt 106% kế hoạch. Trong đó, huy động từ thị trường 1 chiếm tỷ trọng cao (85,6%), riêng CASA tăng 9,3%, giúp Sacombank duy trì nguồn vốn ổn định và chi phí vốn cạnh tranh. Tỷ lệ ROA, ROE tăng ổn định, lần lượt đạt 1,42% và 20,03%.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức 2,08%, giảm nhẹ so với đầu năm. Các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đáng chú ý, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức 10,14% - cao hơn đáng kể so với mức 8% theo quy định, cho thấy Sacombank vẫn duy trì được biên độ tài chính an toàn.

Bagrave; Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phoacute; Chủ tịch thường trực HĐQT kiecirc;m Tổng giaacute;m đốc Sacombank trigrave;nh bagrave;y baacute;o caacute;o kết quả hoạt động kinh doanh nổi bật năm 2024.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sacombank trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nổi bật năm 2024.

Những thành quả ấn tượng này được Sacombank kiến tạo trong điều kiện chưa được tăng vốn điều lệ kể từ năm 2016 - một yếu tố đang giới hạn quy mô và năng lực cạnh tranh của Sacombank. Việc Ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao cho thấy khả năng vận hành linh hoạt, khai thác tối đa nguồn lực hiện hữu và quản trị rủi ro chặt chẽ.

TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG NĂM 2025

Đây cũng là năm đầu tiên sau 9 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, Sacombank lên kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông trong bối cảnh Ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực. Cụ thể, Sacombank đã xử lý thêm 76.695 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng thuộc Đề án, giảm tỷ trọng của hạng mục này trong tổng tài sản xuống còn 2,4%. Đặc biệt, Sacombank đã hoàn tất xử lý toàn bộ 21.576 tỷ đồng lãi dự thu được khoanh thuộc Đề án và trích lập 100% dự phòng cho toàn bộ danh mục nợ tồn đọng còn lại chưa xử lý.

Về vấn đề chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tờ trình nêu rõ, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Hội đồng quản trị sẽ xây dựng phương án chi tiết và lấy ý kiến cổ đông trước khi triển khai. Hiện lợi nhuận hợp nhất giữ lại chưa phân phối của Sacombank lũy kế đã lên tới 25.352 tỷ đồng. Sacombank đã sẵn sàng cả về trách nhiệm và nghĩa vụ, kỳ vọng sẽ được phê duyệt tái cơ cấu thành công trong năm nay, mở đường cho các chiến lược phát triển quy mô và đột phá hơn.

Cổ đocirc;ng tham gia thảo luận caacute;c vấn đề tại Đại hội.
Cổ đông tham gia thảo luận các vấn đề tại Đại hội.

Bên cạnh đó, trên cơ sở được Đại hội đồng cổ đông thông qua cũng như nắm bắt các xu hướng tài chính sắp tới, Sacombank đặt kế hoạch năm 2025 tăng trưởng nhiều chỉ tiêu quan trọng từ 10 - 15%. Cụ thể, tổng tài sản tăng lên 819.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 14.650 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 614.400 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 736.300 tỷ đồng, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Với phương châm Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững, Sacombank tiếp tục số hóa toàn diện, đặc biệt là ứng dụng AI để nâng cao năng suất lao động và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Ngân hàng đồng thời kiểm soát chi phí hiệu quả, tối ưu hóa mô hình vận hành, phát triển hệ sinh thái đối tác, nhất là đối tác công nghệ và triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ độc đáo, thu hút và tăng trưởng mạnh mẽ quy mô khách hàng.

-Thu Hà

]]>Giá vàng cầm cự mốc 3.300 USD/oz khi đồng USD hồi phụcTuần n#224;y, gi#225; v#224;ng tiếp tục biến động kh#243; lường trong v#249;ng bi#234;n độ rộng...Sat, 26 Apr 2025 02:17:58 GMT/gia-vang-cam-cu-moc-3-300-usd-oz-khi-dong-usd-hoi-phuc.htm/gia-vang-cam-cu-moc-3-300-usd-oz-khi-dong-usd-hoi-phuc.htmThế giớiTuần này, giá vàng tiếp tục biến động khó lường trong vùng biên độ rộng...

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (25/4), khi hoạt động chốt lời  diễn ra và đồng USD hồi phục. “Cá mập” SPDR Gold Trust tiếp tục bán ròng vàng, hoàn tất một tuần bán nhiều hơn mua.

Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay tại thị trường New York giảm 30,5 USD/oz, tương đương giảm 0,91%, chốt ở mức 3.320,3 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương khoảng 104,7 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với sáng hôm qua.

Tuần này, giá vàng tiếp tục biến động khó lường trong vùng biên độ rộng. Phiên ngày thứ Sáu tại Mỹ, giá vàng có lúc giảm tới 3.264 USD/oz và có lúc tăng tới hơn 3.376 USD/oz, tương đương biên độ hơn 100 USD/oz.

Giá vàng giao sau trên sàn COMEX giảm gần 0,6%, chốt phiên ở mức 3.330,2 USD/oz.

Nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư toàn cầu có phần chững lại trong tuần này, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạm thời ngừng leo thang dù hai bên còn có những tuyên bố thiếu nhất quán.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc khẳng định rằng nước này hiện không có đàm phán thương mại với Mỹ. Sau đó cùng ngày, ông Trump bác bỏ tuyên bố đó của phía Trung Quốc, nói rằng hai nước đang đàm phán.

Trong tuần, ông Trump và giới chức Mỹ đã giảm bớt sự cứng rắn trong lập trường với Bắc Kinh. Đầu tuần, ông Trump nói sẽ giảm mạnh thuế quan cho Trung Quốc nếu hai nước đạt được thỏa thuận thương mại. Ngày thứ Sáu, nguồn tin là doanh nghiệp Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng nước này đang cân nhắc miễn thuế quan 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp xác định xem nên miễn thuế cho những mặt hàng nào.

Ngoài ra, việc giá vàng lập kỷ lục mọi thời đại trên mức 3.500 USD/oz vào hôm thứ Ba tuần này cũng dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư chốt lời.

Giá vàng còn đương đầu áp lực giảm từ sự phục hồi của USD. Chỉ số Dollar Index tăng 0,21% trong phiên ngày thứ Sáu, chốt ở mức 99,59 điểm. Cả tuần, chỉ số tăng hơn 0,2%, đánh dấu tuần tăng đầu tiên kể từ tháng 3 - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Tính từ đầu năm, đồng USD đã giảm 8,2%.

Cả tuần này, giá vàng giao ngay giảm gần 0,3%, trong khi giá vàng giao ngay quy đổi tăng 200.000 đồng/lượng.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới tuần nagrave;y. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới tuần này. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Báo giá USD tại Vietcombank chốt tuần ở mức 25.805 đồng (mua vào) và 26.195 đồng (bán ra), tăng 135 đồng ở mỗi đầu giá so với chốt tuần trước.

“Căng thẳng thương mại dịu bớt đang ảnh hưởng bất lợi tới giá vàng. Nhưng đến hiện tại, vàng vẫn chưa bị bán nhiều”, chiến lược gia Daniel Ghali của công ty TD Securities nhận định với hãng tin Reuters. “Trong những phiên gần đây, thị trường đều mua mỗi khi giá giảm, nên chúng tôi cho rằng xu hướng tăng của giá vàng sẽ sớm được nối lại”.

Giá vàng đã tăng khoảng 27% từ đầu năm đến nay nhờ lực hỗ trợ từ một loạt yếu tố gồm nhu cầu phòng ngừa rủi ro do chiến tranh thương mại, xu hướng mất giá của đồng USD, và nhu cầu mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương.

“Những mối lo liên quan đến chiến tranh thương mại vẫn là lý do chính phía sau hoạt động mua vàng. Căng thẳng vẫn sẽ còn đó chừng nào đàm phán chưa có tiến bộ thực sự, nên những mối lo này chưa hoàn toàn được giải tỏa”, nhà phân tích Fawad Razaqzada của công ty City Index nhận định.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 2,3 tấn vàng trong phiên ngày thứ Sáu, giảm khối lượng nắm giữ còn 946,3 tấn vàng. Tuần này, quỹ bán ròng 6 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>ACV đăng ký mua hơn 75.000 cổ phiếu của Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn Giao dịch dự kiến từ ng#224;y 5/5 đến ng#224;y 3/6/2025 theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh. Nếu th#224;nh c#244;ng, Tổng C#244;ng ty sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại SCS l#234;n gần 14 triệu cổ phiếu, chiếm 13,69%.Sat, 26 Apr 2025 01:28:04 GMT/acv-dang-ky-mua-hon-75-000-co-phieu-cua-dich-vu-hang-hoa-sai-gon.htm/acv-dang-ky-mua-hon-75-000-co-phieu-cua-dich-vu-hang-hoa-sai-gon.htmChứng khoánGiao dịch dự kiến từ ngày 5/5 đến ngày 3/6/2025 theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh. Nếu thành công, Tổng Công ty sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại SCS lên gần 14 triệu cổ phiếu, chiếm 13,69%.

Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam - CTCP (ACV) thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan của Người nội bộ Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS-HOSE).

Theo đó, ACV do ông Nguyễn Ngọc Quý - thành viên HĐQT và là thành viên HĐQT của Tổng công ty đăng ký mua 75.050 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ.

Giao dịch dự kiến từ ngày 5/5 đến ngày 3/6/2025 theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh. Nếu thành công, Tổng Công ty sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại SCS lên gần 14 triệu cổ phiếu, chiếm 13,69%.

Ở chiều ngược lại, cùng thời gian và phương thức giao dịch, ông Nguyễn Ngọc Quý - thành viên HĐQT đăng ký bán 6.500 cổ phiếu nhằm đáp ứng tài chính cá nhân. Nếu thành công, ông Quý giảm số lượng cp nắm giữ còn 6.500 cp, chiếm 0,006%.

Còn ông Trương Minh Sang - thành viên BKS đăng ký bán 12.000 cổ phiếu. Nếu thành công, ông này cũng giảm nắm giữ còn 4.000 cp, chiếm 0,004%.

Chốt phiên giao dịch ngày 25/4, giá cổ phiếu này giảm nhẹ về 58.500 đồng/cp. Tạm tính mức giá này, ACV dự chi gần 4,4 tỷ để sở hữu số cổ phiếu trên.

Được biết, SCS mới gia hạn việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào ngày 30/6 tới. Theo đó, SCS lên kế hoạch doanh thu đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 7,1% so với thực hiện năm 2024 (1.093 tỷ); lợi nhuận trước thuế đạt 860 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2024 (782,685 tỷ đồng).

Trong quý 1/2025, SCS ghi nhận doanh thu thuần đạt 266 tỷ đồng (+24,5% svck) và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 213 tỷ đồng (+27% svck).

SSI Research nhận định, kết quả khả quan này chủ yếu đến từ tăng trưởng sản lượng hàng hóa quốc tế giúp tỷ trọng hàng quốc tế trong cơ cấu doanh thu tăng lên, từ đó giúp cải thiện nhẹ biên lợi nhuận (từ 79% trong Q4/2024 lên 81% trong quý này).

Cụ thể, sản lượng hàng hóa quốc tế tăng 16,5% svck, trong khi sản lượng nội địa giảm 6,5% svck. Tổng lượng hàng quốc tế đạt khoảng 49.500 tấn, chiếm hơn 75% tổng sản lượng hàng hóa mà SCS xử lý trong Q1/2025. Ngay cả khi loại trừ phần sản lượng từ khách hàng mới là Qatar Airways, mức tăng trưởng hàng hóa quốc tế vẫn đạt hơn 10% svck, cho thấy xu hướng phục hồi tích cực.

Hiện chưa có cập nhật mới về việc đấu thầu tại sân bay quốc tế Long Thành, tuy nhiên SSI vẫn kì vọng về việc sẽ có công bố thông tin trong năm nay.

Về kế hoạch năm 2025, công ty công bố mục tiêu doanh thu và LNTT lần lượt ở mức 1.172 tỷ đồng (+7% svck) và 860 tỷ đồng (+10% svck). Trong khi đó, chi phí dự kiến ổn định nhờ tỷ trọng chi phí cố định cao trong cơ cấu chi phí, giúp lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn so với doanh thu.

SSI Research cho rằng công ty cũng chưa đưa tác động thuế quan mới vào kế hoạch kinh doanh trong năm 2025, và sẽ tiếp tục cập nhật góc nhìn của doanh nghiệp trong kỳ ĐHCĐ năm 2025 tới.

SSI Research đưa ra định giá và tâm lý thị trường với định giá hiện tại, SCS đang giao dịch với P/E dự phóng là 7,5x, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 5 năm là trên 12x. Mức chiết khấu này phần nào phản ánh lo ngại về tác động của chính sách thuế mới đối với nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi Hoa Kỳ với tác động trực tiếp tới tình hình kinh doanh của SCS.

Trong khi đó, kết quả đấu thầu tại sân bay Long Thành sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu trong thời gian tới.

SSI Research cho biết cổ tức của SCS hấp dẫn bất chấp những biến động trong tăng trưởng tương lai và cổ phiếu SCS vẫn là cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cổ tức cao đáng theo dõi, với tỷ suất cổ tức ở mức 8,6% tính trên mức giá hiện tại 57.800 đồng/cp. Công ty dự kiến chi cổ tức tiền mặt 5.000 đồng/cp cho năm 2025, trong đó 3.000 đồng/cp đã được thanh toán đầu năm nay.

-Hà Anh

]]>Tự doanh bất ngờ mua ròng 1.233 tỷ, gom toàn cổ phiếu "hot"Tự doanh mua r#242;ng 1233.2 tỷ đồng t#237;nh ri#234;ng khớp lệnh họ mua r#242;ng 1150.8 tỷ đồng. T#237;nh ri#234;ng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua r#242;ng 12/18 ng#224;nh. Nh#243;m mua r#242;ng mạnh nhất l#224; Bất động sản, Thực phấm v#224; đồ uống.Sat, 26 Apr 2025 01:27:57 GMT/tu-doanh-bat-ngo-mua-rong-1-233-ty-gom-toan-co-phieu-hot.htm/tu-doanh-bat-ngo-mua-rong-1-233-ty-gom-toan-co-phieu-hot.htmChứng khoánTự doanh mua ròng 1233.2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1150.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bất động sản, Thực phấm và đồ uống.

Thị trường tiếp tục có thêm một phiên leo dốc nữa với thanh khoản khá thấp. VN-Index đánh võng liên tục trong ngày với mức giảm sâu nhất gần 3 điểm nhưng tăng cao nhất cũng chỉ hơn 7 điểm. Đây là biên độ dao động rất hẹp, khác hẳn với những ngày biến động lên xuống hàng chục điểm đầu tuần.

Phiên giao dịch hôm nay lẽ ra VN-Index có thể tăng tốt hơn nếu như có sự đồng thuận từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. VIC tăng kịch trần 6,86%, VHM tăng 1,8%, GAS tăng 1,74%, VNM tăng 3,55% là rất tốt nhưng phải gánh cho VCB giảm mạnh 1,2%, BID giảm 1,27%, CTG giảm 0,67%.

Nhóm ngân hàng đang là biến số lớn vì triệt tiêu đáng kể sức mạnh của VIC lẫn VHM. Trong toàn bộ nhóm ngân hàng thuộc rổ VN30 phiên này chỉ còn sót lại MBB và TCB là tăng. Áp lực bán nhóm ngân hàng một phần đến từ hoạt động tái cân bằng của các quỹ ETF bám theo chỉ số VN30 khi rổ này điều chỉnh trọng số của nhóm ngân hàng.

Dù vậy việc VN-Index vẫn thử thách thành công mốc 1220 điểm trong phiên là tín hiệu tốt. Lúc yếu nhất chỉ số đã chạm tới mức này và đóng cửa quay lên 1229,23 điểm, tăng 5,88 điểm tương đương 0,48%. Độ rộng vẫn thể hiện trạng thái phân hóa tốt với 256 mã tăng và 220 mã giảm. 

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 641.6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 624.1 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Hàng Dịch vụ Công nghiệp.

Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, MSN, HDB, GEE, SAB, GMD, PNJ, APG, VJC, HAH Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, VIC, STB, VCI, SHB, VNM, TPB, VHM, HCM.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 557 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 642.9 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: STB, ACB, VPB, SHB, VCB, LPB, TCB, VIB, SSl, MBB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 12/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Thực phẩm và đồ uống, Tài nguyên Cơ bản. Top bản ròng có: HPG, MWG, MSN, VHM, VNM, VIC, CII, VJC, SAB.

Tự doanh bất ngờ mua ròng 1.233 tỷ, gom toàn cổ phiếu

Tự doanh mua ròng 1233.2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1150.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bất động sản, Thực phấm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MWG, HPG, FPT, VIC, MSN, VHM, VNM, VRE, MBB, VJC. Top bán ròng là nhóm Hàng Dịch vụ Công nghiệp. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VTP, GMD, VND, VIB, REE, SSB, ACB, NT2, PNJ, BCG.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 1197.4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 1169.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có ACB, VPB, STB, LPB, VCB, MBB, TCB, HDB, SHB, VIB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng có VIC, FPT, CII, VNM, CTD, KDH, VCI, REE, MWG, BSR.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.038,5 tỷ đồng, tăng +29,6% so với phiên liền trước và đóng góp 9,3% tổng giá trị giao dịch. Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cổ phiếu SIP, với gần 5,5 triệu đơn vị tương đương 329,4 tỷ đồng được sang tay giữa các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cố phiếu ngành Ngân hàng (TCB, VPB, STB, ACB, VIB) và nhóm vốn hóa lớn (HPG, VHM).

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Ngân hàng, Xây dựng, Thép, Thực phẩm, Bán lẻ, Khai khoáng, Hàng không trong khi giảm ở Bất động sản, Chứng khoán, Hóa chất, Thiết bị điện, Phần mềm, Vật liệu xây dựng nội thất, Dệt may, Nhựa, cao su sợi, Chuyển phát nhanh.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

-Thu Minh

]]>Đã có 601 doanh nghiệp công bố lợi nhuận quý 1 tăng 17,2%, nhóm phi tài chính dẫn dắt T#237;nh đến ng#224;y 25/4/2025, đ#227; c#243; 601 doanh nghiệp ni#234;m yết đại diện 41,1% vốn h#243;a to#224;n thị trường c#244;ng bố kết quả kinh doanh cho qu#253; 1/2025, với tổng lợi nhuận sau thuế tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định so với c#249;ng kỳ 17,2%. Sat, 26 Apr 2025 01:27:31 GMT/da-co-601-doanh-nghiep-cong-bo-loi-nhuan-quy-1-tang-17-2-nhom-phi-tai-chinh-dan-dat.htm/da-co-601-doanh-nghiep-cong-bo-loi-nhuan-quy-1-tang-17-2-nhom-phi-tai-chinh-dan-dat.htmChứng khoánTính đến ngày 25/4/2025, đã có 601 doanh nghiệp niêm yết đại diện 41,1% vốn hóa toàn thị trường công bố kết quả kinh doanh cho quý 1/2025, với tổng lợi nhuận sau thuế tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ 17,2%.

Tính đến ngày 25/4/2025, đã có 601 doanh nghiệp niêm yết đại diện 41,1% vốn hóa toàn thị trường công bố kết quả kinh doanh cho quý 1/2025, với tổng lợi nhuận sau thuế tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ 17,2%, theo thống kê từ FiinTrade.

Trong đó: Ngành Ngân hàng lợi nhuận sau thuế của 18/27 ngân hàng tăng 16,1%, chủ yếu nhờ đóng góp từ MBB, VPB, STB và SSB. Một số ngân hàng quy mô nhỏ như NVB và ABB đạt mức tăng trưởng vượt trội, lần lượt là 338,7% và 108,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, diễn biến giá cổ phiếu từ đầu năm đến nay chưa tương xứng với kết quả lợi nhuận, thậm chí VPB còn giảm sâu (-13,3%).

Ngược lại, SHB tăng mạnh 39,7% từ đầu năm dù tăng trưởng lợi nhuận chỉ ở mức khiêm tốn 9,7%.

Ngành Chứng khoán: Bức tranh lợi nhuận của ngành Chứng khoán đã rõ nét khi đã có 35/38 công ty chứng khoán niêm yết đại diện 96,9% vốn hóa toàn ngành công bố báo cáo tài chính quý 1/2025. Lợi nhuận sau thuế của nhóm này giảm 2% so với cùng kỳ, đánh dấu quý suy giảm thứ 3 liên tiếp. Nhóm suy giảm đáng chú ý có HCM và SHS, chủ yếu do thu nhập từ nghiệp vụ tự doanh kém đi. Ngược lại, một số công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh nhờ Tự doanh (VIX, MBS) hay đẩy mạnh hoạt động cho vay margin (VCI).

Nhóm Phi tài chính đã có kết quả kinh doanh quý 1/2025 của 544/1557 doanh nghiệp đại diện 31,9% vốn hóa của nhóm với mức tăng 23,5% so với cùng kỳ. Nổi bật là Truyền thông (VEF), Hóa chất (DGC, DDV, LAS), Vật liệu xây dựng (VGC, BMP, NTP, HT1), Nông nghiệp (HAG, DBC) trong khi Công nghệ thông tin duy trì tăng trưởng ổn định (+19,8%), chủ yếu nhờ FPT (+20,1%).

Riêng với Truyền thông, mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đột biến của ngành đóng góp bởi VEF nhờ ghi nhận doanh thu chuyển nhượng một phần ở dự án Vinhomes Global Gate. Tập đoàn VinGroup hiện đang sở hữu 83,32% VEF.

Đã có 601 doanh nghiệp công bố lợi nhuận quý 1 tăng 17,2%, nhóm phi tài chính dẫn dắt  - Ảnh 1

Trước đó, Chứng khoán MBS vừa đưa ra dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong Q1/2025 trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Trong quý 1/2025, lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 15% so với cùng kỳ nhờ tín dụng đã bắt đầu tăng tốc ngay từ đầu năm. Các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận quý 1 nổi bật gồm Bất động sản tăng 719%, khu công nghiệp tăng 61%, năng lượng tăng 41%. 

Một số ngành ước tính tăng trưởng lợi nhuận giảm như hàng không giảm 46% so với cùng kỳ do cùng kỳ năm ngoái có lợi nhuận đột biến hay dầu khí giảm 27% do giá dầu suy giảm so với cùng kỳ.

-Thu Minh

]]>Chứng khoán Mỹ tăng một mạch 4 phiên dù nhà đầu tư còn hoang mang về thuế quanBa chỉ số chứng kho#225;n Mỹ c#249;ng tăng trong tuần n#224;y, đ#225;nh dấu tuần tăng thứ hai trong v#242;ng 3 tuần trở lại đ#226;y...Sat, 26 Apr 2025 01:26:27 GMT/chung-khoan-my-tang-mot-mach-4-phien-du-nha-dau-tu-con-hoang-mang-ve-thue-quan.htm/chung-khoan-my-tang-mot-mach-4-phien-du-nha-dau-tu-con-hoang-mang-ve-thue-quan.htmThế giớiBa chỉ số chứng khoán Mỹ cùng tăng trong tuần này, đánh dấu tuần tăng thứ hai trong vòng 3 tuần trở lại đây...

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (25/4), hoàn tất một tuần tăng điểm mạnh khi cuộc chiến thương mại toàn cầu tạm thời chưa có bước leo thang căng thẳng mới và cổ phiếu công nghệ được mua mạnh. Giá dầu tăng nhẹ nhưng kết thúc một tuần giảm do khả năng nguồn cung dầu tăng lên trong khi triển vọng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ảm đạm.

Lúc đóng cửa, chỉ số SP 500 tăng 0,74%, đạt 5.525,21 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,26%, đạt 17.282,94 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 20 điểm, tương đương 0,05%, đạt 40.113,5 điểm.

Cổ phiếu công nghệ giữ vai trò trụ cột trong phiên tăng này, sau khi Alphabet - công ty mẹ của Google và là một thành viên của nhóm “Magnificent 7” - công bố kết quả kinh doanh quý 1 với cả doanh thu và lợi nhuận đều vượt dự báo. Alphabet đóng cửa với mức tăng 1,5%, Tesla tăng 9,8%, còn Nvidia và Meta Platforms ghi nhận mức tăng tương ứng 4,3% và 2,7%.

Ba chỉ số cùng tăng trong tuần này, đánh dấu tuần tăng thứ hai trong vòng 3 tuần trở lại đây. Cả tuần, SP 500 tăng 4,6% và Nasdaq tăng 6,7%. Dow Jones đuối hơn nhưng vẫn tăng 2,5% trong tuần. Với kết quả như vậy, Nasdaq hiện tăng nhẹ từ đầu tháng tới nay, nhưng SP 500 vẫn giảm 1,5%. Dow Jones đã giảm 4,5% từ đầu tháng.

Chứng khoán Mỹ biến động chóng mặt trong những tuần gần đây, khi giới đầu tư cố gắng xác định xem kế hoạch thuế quan đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố vào hôm 2/4 nghiêm trọng tới mức nào. Những thông điệp đôi khi thiếu nhất quán về thuế quan từ chính quyền ông Trump cũng làm mức độ biến động tăng thêm.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc khẳng định rằng nước này hiện không có đàm phán thương mại với Mỹ. Sau đó cùng ngày, ông Trump bác bỏ tuyên bố đó của phía Trung Quốc, nói rằng hai nước đang đàm phán. “Họ mới có cuộc gặp vào sáng nay… Không quan trọng ‘họ’ cụ thể là ai, chúng tôi sẽ công bố sau. Nhưng họ có gặp sáng nay và chúng tôi đang gặp gỡ với phía Trung Quốc”, ông Trump nói.

Trước đó trong tuần này, ông Trump và giới chức Mỹ trong tuần này đã giảm bớt sự cứng rắn trong lập trường với Bắc Kinh.

Ngày thứ Sáu, tạp chí Time đăng tin ông Trump nói ông nếu sau 1 năm nữa, Mỹ có mức thuế quan từ 20-50% đối với tất cả các quốc gia, ông sẽ coi đó là một “thắng lợi toàn diện”. Tuy nhiên, ông cũng nói Mỹ dự kiến sẽ công bố nhiều thỏa thuận thương mại với các đối tác “trong 3-4 tuần tới đây”.

Mối hoang mang có phần tăng thêm khi ông Trump nói với các nhà báo đi cùng trên chuyên cơ Không lực 1 rằng ông sẽ không dỡ thuế quan đối với Trung Quốc trừ phi “họ cho chúng tôi thứ gì đó”.

Với quan điểm lạc quan, Giám đốc đầu tư Jay Hatfield của công ty InfraCap, nói rằng giai đoạn tồi tệ nhất của sự bất định do thuế quan gây ra đã khép lại. “Nhà đầu tư đang băn khoăn không rõ liệu Mỹ có đang thực sự đàm phán thương mại với Trung Quốc hay không, và điều này cản bớt đà hồi phục của thị trường. Nhưng quan điểm của chúng tôi là thị trường đã đi qua giai đoạn biến động đỉnh điểm do thuế quan, nên những gì diễn ra sắp tới có khả năng sẽ tích cực hơn là tiêu cực”.

Theo ông Hatfield, trong tuần tới, yếu tố tác động chính tới diễn biến thị trường sẽ là báo cáo tài chính quý 1/2025 từ các công ty lớn như Microsoft và Amazon thay vì tin tức thương mại.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 0,32 USD/thùng, chốt ở mức 66,78 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,23 USD/thùng, chốt ở 63,02 USD/thùng.

Cả tuần này, giá dầu Brent giảm hơn 1% và giá dầu WTI giảm hơn 2%.

Tuần này, hãng tin Reuters đưa tin một số thành viên của OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga, muốn đẩy nhanh việc tăng sản lượng trong tháng 6, sau khi đã tăng tốc trong tháng 5.

“Giá dầu giảm trong tuần này vì mối lo dư thừa nguồn cung do OPEC+ tính tăng sản lượng mạnh hơn trong khi triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu vẫn còn bấp bênh do căng thẳng thương mại. Đồng USD hồi phục trong tuần này cũng gây sức ép giảm lên giá dầu”, nhà phân tích cấp cao Anh Pham của công ty dữ liệu LSEG nhận định với Reuters.

-Bình Minh

]]>Blog chứng khoán: Cân bằng với thanh khoản thấpThị trường tiếp tục dao động nhỏ trong phi#234;n h#244;m nay v#224; nếu kh#244;ng nhờ c#225;c ETF t#225;i cơ cấu th#236; thanh khoản l#224; kh#225; thấp. Đ#226;y l#224; t#237;n hiệu tốt khi trạng th#225;i c#226;n bằng v#224; mua b#225;n #237;t l#224; biểu hiện t#237;ch cực giai đoạn n#224;y...Fri, 25 Apr 2025 09:30:25 GMT/blog-chung-khoan-can-bang-voi-thanh-khoan-thap.htm/blog-chung-khoan-can-bang-voi-thanh-khoan-thap.htmChứng khoánThị trường tiếp tục dao động nhỏ trong phiên hôm nay và nếu không nhờ các ETF tái cơ cấu thì thanh khoản là khá thấp. Đây là tín hiệu tốt khi trạng thái cân bằng và mua bán ít là biểu hiện tích cực giai đoạn này...

Thị trường tiếp tục dao động nhỏ trong phiên hôm nay và nếu không nhờ các ETF tái cơ cấu thì thanh khoản là khá thấp. Đây là tín hiệu tốt khi trạng thái cân bằng và mua bán ít là biểu hiện tích cực giai đoạn này.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực và giảm hôm nay là điều có thể dự đoán trước. Biến số còn lại là các trụ khác sẽ như thế nào. VIC hôm qua vừa kịch trần, VHM cũng rất mạnh liệu còn có thể mạnh thêm với lực cầu từ các quỹ ETF hay không?

Các nhịp rung lắc thể hiện ở chỉ số trong phiên chủ yếu xuất hiện khi VIC và VHM không bù đắp được điểm số. Phần lớn thời gian buổi sáng VIC, VHM đi ngang sau khi tăng đầu ngày, trong khi các trụ ngân hàng lao dốc. VNI có lúc thủng tham chiếu nhưng sau đó đến chiều thì VIC, VHM mạnh lên. VNM cũng khá thú vị với cú trượt nhanh nửa sau phiên sáng và khôi phục sức mạnh đợt ATC với cầu từ ETF. Nhịp trượt giảm của VNI cũng có sự phù hợp đáng tin cậy với số lượng lớn cổ phiếu khác cũng giảm theo.

VIC kịch trần và VHM tăng 1,8% chiếm phần lớn điểm tăng của VNI phiên này. Diễn biến tích cực là cổ phiếu cải thiện giá cũng nhiều. Độ rộng cuối ngày thay đổi phù hợp với chỉ số đi lên. Nói đơn giản thì các trụ tạo các sóng tăng giảm intraday nhưng cổ phiếu nhìn chung cũng phản ứng tương tự. Trong tình huống đó, biên độ dao động hẹp và thanh khoản thấp là tốt, cho thấy cung cầu không quá chênh lệch về bên nào.

Đây là trạng thái thị trường ổn định, nhất là sau khi lượng hàng bắt đáy đầu tuần không có phản ứng bán ra rõ nét. Đến T+3 thì rất nhiều cổ phiếu giá đáy đã có lời tốt và một lần nữa lợi thế đó không đủ để khuyến khích nhà đầu tư chốt lời. Lý do duy nhất là kỳ vọng còn cao hơn nữa hoặc ít nhất là sự tự tin nắm giữ.

Bối cảnh thông tin vẫn đang khá tích cực, không có thêm cú sốc nào về thuế quan và các tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung nhiều hơn. Màn đẩy thuế quan trả đũa lẫn nhau đã lên đến đỉnh điểm, các phát ngôn cũng vậy và thời gian tới sẽ chỉ có thể hạ nhiệt dần. Nếu nhìn lại thì thị trường đã lần lượt đi qua các giai đoạn cao trào nhất, từ cú sốc về thuế đối ứng tới giải chấp cả loạt, sau đó ổn định nhưng lo lắng khi điểm nóng lại xuất hiện trong màn đáp trả và lúc này là những nỗ lực xoa dịu.

Thực ra yếu tố trong nước là khá tốt, kết quả kinh doanh quý 1 ổn, các thông điệp từ các cuộc đại hội cổ đông cũng tích cực. Chỉ có điều thị trường đã quá chú ý vào thông tin bên ngoài nên bỏ qua yếu tố nội tại. Do đó đến khi các yếu tố ngoại biên nhạt đi, tình hình cũng tự nhiên êm ả.

Thị trường phái sinh hôm nay có yếu tố cung cầu đột biến do các quỹ ETF tái cơ cấu theo chỉ số VN30. Điều này tác động đến phái sinh là chính. F1 chấp nhận mức chiết khấu hơn 3 điểm đầu phiên là dự phòng cho tình huống cổ phiếu ngân hàng – nhóm tỷ trọng rất lớn trong VN30 – bị tác động. Chỉ số này sau ít phút dập dình quanh 1316.xx thì bắt đầu đi xuống cùng cổ phiếu ngân hàng. Basis F1 có lúc hơn 4 điểm cho thấy có lực Short xuất hiện. Dù vậy biên độ dự kiến từ 1316.xx tới 1305.xx là khá rộng, có thể Short được. Biến số cần quan sát là các trụ như VIC, VHM vẫn không thay đổi nhiều.

VN30 điều chỉnh tới đúng 1305.xx ngay trước giờ nghỉ và sớm hơn vài phút basis F1 đã đảo chiều. Đó là tín hiệu Short cover sớm, có thể đóng vị thế. Ở chiều hồi lên, biến số là liệu VIC, VHM có kéo ngược so với ngân hàng được hay không. Có thể thấy chiều đi lên của VN30 không rõ ràng như nhịp giảm buổi sáng vì các trụ ngoài ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Chỉ số cuối cùng cũng được đẩy trở lại vùng 1316.xx nhưng phái sinh lại mở rộng chiết khấu và hiệu quả chiều Long không tốt.

Blog chứng khoán: Cân bằng với thanh khoản thấp - Ảnh 1

Trạng thái giằng co biên độ hẹp trên thị trường cơ sở có thể vẫn còn kéo dài thêm và thanh khoản sụt giảm hẳn nhưng phiên tới. Diễn biến này không phải là xấu, chỉ là ít cơ hội ngắn hạn. Thị trường cần cú hích đủ mạnh để kết thúc trạng thái, bất kể là theo hướng nào. Vì vậy chiến lược tiếp tục là giữ cổ phiếu, tùy cơ hội Long/Short với phái sinh, chú ý basis quá thiệt thì có thể đứng ngoài.

VN30 đóng cửa tại 1317.18. Cản gần nhất phiên tới là 1324; 1331; 1340; 1347; 1351; 1358. Hỗ trợ 1306; 1298; 1293; 1286; 1280; 1271.

“Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.

-iTrader

]]>Cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực mạnh, VN-Index vẫn trụ vững trên 1220 điểmSự xuất sắc của VIC hay VHM l#224; yếu tố then chốt gi#250;p VN-Index vẫn đứng vững tr#234;n mốc 1220 điểm v#224; tăng tốt về cuối phi#234;n. Hoạt động t#225;i c#226;n bằng của c#225;c quỹ ETF b#225;m theo chỉ số VN30 đ#227; tạo #225;p lực b#225;n mạnh l#234;n nh#243;m cổ phiếu ng#226;n h#224;ng...Fri, 25 Apr 2025 08:47:35 GMT/co-phieu-ngan-hang-chiu-ap-luc-manh-vn-index-van-tru-vung-tren-1220-diem.htm/co-phieu-ngan-hang-chiu-ap-luc-manh-vn-index-van-tru-vung-tren-1220-diem.htmChứng khoánSự xuất sắc của VIC hay VHM là yếu tố then chốt giúp VN-Index vẫn đứng vững trên mốc 1220 điểm và tăng tốt về cuối phiên. Hoạt động tái cân bằng của các quỹ ETF bám theo chỉ số VN30 đã tạo áp lực bán mạnh lên nhóm cổ phiếu ngân hàng...

Sự xuất sắc của VIC hay VHM là yếu tố then chốt giúp VN-Index vẫn đứng vững trên mốc 1220 điểm và tăng tốt về cuối phiên. Hoạt động tái cân bằng của các quỹ ETF bám theo chỉ số VN30 đã tạo áp lực bán mạnh lên nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Áp lực bán từ các quỹ như VNFinlead, Diamond… đã được dự tính từ trước. Chỉ số VN30 thay đổi trọng số khiến loạt cổ phiếu ngân hàng như ACB, VIB, VPB… dẫn đầu danh sách phải bán ra. Dĩ nhiên không phải cổ phiếu ngân hàng nào chịu áp lực tái cơ cấu cũng giảm phiên này, nhưng tổng thể nhóm này bị gia tăng sức ép rõ rệt.

Trong 14 cổ phiếu ngân hàng của rổ VN30 thì chỉ còn sót lại MBB tăng 1,29%, TCB tăng 0,78%, HDB tham chiếu, số khác đều đỏ. ACB giảm 1,04%, BID giảm 1,27%, VCB giảm 1,2%, VPB giảm 0,9%, LPB giảm 2,12%... đều là các cổ phiếu gây thiệt hại chủ yếu cho VN-Index. Trong 10 cổ phiếu khiến chỉ số này mất điểm nhiều nhất có tới 9 mã ngân hàng. Thậm chí toàn bộ 27 cổ phiếu nhóm này ở các sàn cũng chỉ có 9 mã xanh.

Rất may nhóm trụ không chỉ có ngân hàng. VIC tăng kịch trần sang phiên thứ 2 liên tiếp đã đem về khoảng 3,9 điểm cho VN-Index, gần như cân bằng lại được một nửa số mã ngân hàng đỏ. VHM tăng 1,8%, VNM tăng 3,55%, MSN tăng 3,51%, VJC tăng 6,18%, GAS tăng 1,74%... cũng là các blue-chips khác rất mạnh. Nhiều cổ phiếu trong số này thuộc diện được các quỹ ETF phân bổ thêm vốn sau khi giảm tỷ trọng ở cổ phiếu ngân hàng. VIC, VHM, MSN, VNM, MWG thuộc nhóm được mua nhiều nhất.

Dù vậy về tổng thể các blue-chips cũng chỉ là giằng co lẫn nhau tạo thế cân bằng. VN30-Index đóng cửa tăng 0,42% với 15 mã tăng/13 mã giảm. VN-Index tăng 0,48% với 256 mã tăng/220 mã giảm. Midcap tăng 0,02%, Smallcap tăng 0,5%. Sự cân bằng là diễn ra trên bình diện rộng và cũng không có nhiều cổ phiếu đột biến nghiêng về bên nào.

Trong 256 cổ phiếu xanh cuối ngày thì cũng chỉ có 87 mã tăng hơn 1% và chiếm 36,4% tổng giá trị khớp sàn HoSE. Ở 220 mã đỏ, có 67 mã giảm hơn 1%, thanh khoản chiếm 20,3%. Như vậy gần phần lớn thị trường chỉ lình xình với biên độ nhỏ và cũng chiếm gần một nửa tổng giá trị sàn.

Nhoacute;m cổ phiếu ngacirc;n hagrave;ng giảm đaacute;ng kể hocirc;m nay.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm đáng kể hôm nay.

Ngoại trừ các cổ phiếu blue-chips được quỹ ETF mua nhiều và đẩy giá lên tích cực, nhóm vốn hóa trung bình cũng có một vài đại diện xuất sắc nhưng thanh khoản khá hạn chế. CII kịch trần với 322 tỷ đồng; GMD tăng 4,08% với 219 tỷ; GEE tăng 6,75% với 158,9 tỷ; VSC tăng 2,76% với 145,2 tỷ; CTD tăng 3,19% với 126,6 tỷ; ORS tăng 6,92% với 89,3 tỷ… là những cổ phiếu đáng chú ý nhất.

Ngược lại phía giảm dĩ nhiên loạt blue-chips ngân hàng là nổi bật. Ngoài ra có thể kể tới VCI giảm 1,09%, NVL giảm 3,98%, DBC giảm 2,68%, DIG giảm 1,34%, VND giảm 1,34%, PNJ giảm 1,27% là các cổ phiếu khác thanh khoản vượt quá trăm tỷ đồng.

Sự giằng co của các cổ phiếu lớn đã giúp cân bằng VN-Index trong một phiên rung lắc khá nhiều. Chỉ số có vài nhịp rơi hẳn xuống dưới tham chiếu và mức thấp nhất đã chạm tới 1220,67 điểm. Tuy nhiên sức mạnh của VIC, VHM và loạt blue-chips khác đã giúp thị trường hồi lên tích cực. Tại đáy chỉ số có 164 mã tăng/296 mã giảm nhưng đóng cửa là 256 mã tăng/220 mã giảm. Gần trăm cổ phiếu phục hồi đảo chiều thành công là một diễn biến không tệ, dù thanh khoản có phần nhỏ. Hôm nay nhờ giao dịch của các quỹ ETF, tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE mới tăng khoảng 13% so với phiên hôm qua, đạt 18.375 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài cả phiên ghi nhận bán ròng 591,1 tỷ đồng trên sàn HoSE nhưng giao dịch chủ đạo là phiên sáng. Chiều nay khối này mua bán cân bằng và mức ròng chỉ là +7,4 tỷ đồng. Các cổ phiếu bị bán nhiều là FPT -147,8 tỷ, VIC -146,8 tỷ, STB -126,5 tỷ, VCI -64 tỷ, SHB -59,4 tỷ. Phía mua ròng có HPG +87 tỷ, MSN +63,8 tỷ, HDB +55,4 tỷ.

-Kim Phong

]]>Sau vòng đàm phán đầu tiên, Hàn Quốc kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với MỹD#249; lạc quan sau cuộc gặp, kh#244;ng b#234;n n#224;o đưa ra th#244;ng tin chi tiết về c#225;c lĩnh vực c#243; thể đạt được thỏa thuận...Fri, 25 Apr 2025 03:45:00 GMT/sau-vong-dam-phan-dau-tien-han-quoc-ky-vong-som-dat-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.htm/sau-vong-dam-phan-dau-tien-han-quoc-ky-vong-som-dat-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.htmThế giớiDù lạc quan sau cuộc gặp, không bên nào đưa ra thông tin chi tiết về các lĩnh vực có thể đạt được thỏa thuận...

Seoul và Washington đã nhất trí vạch ra một gói thỏa thuận nhằm dỡ bỏ thuế quan mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa Hàn Quốc trước khi hết thời hạn tạm hoãn thuế đối ứng vào tháng 7 - giới chức Hàn Quốc cho biết sau vòng đàm phán thương mại đầu tiên.

Bên phía Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Scott Bessent cho biết nước này và Hàn Quốc đã có một cuộc gặp “rất thành công” vào ngày 24/4. “Chúng tôi có thể đang đi nhanh hơn những gì tôi đã nghĩ, và chúng tôi sẽ thảo luận các thuật ngữ kỹ thuật sớm nhất vào tuần tới”, ông Bessent nói với các nhà báo.

Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Hàn đầu tiên diễn ra dưới sự chủ trì của ông Bessent, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Anh Duk-geun.

Dù lạc quan sau cuộc gặp, không bên nào đưa ra thông tin chi tiết về các lĩnh vực có thể đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng nước này đã đề nghị Mỹ miễn thuế quan đối ứng và thuế quan áp theo từng ngành hàng, đồng thời đề nghị hai bên hợp tác về đóng tàu và năng lượng, cũng như giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại.

“Trong cuộc họp, hai nước đã đạt được nhất trí chung về khuôn khổ cho các cuộc thảo luận trong tương lai”, ông Ahn nói với báo giới sau vòng đàm phán đầu tiên. “Chúng tôi cũng đã nhất trí tổ chức các cuộc gặp ở cấp công tác vào tuần tới để xác định phạm vi và cấu trúc của các vòng đàm phán cấp cao tiếp theo, với mục tiêu đưa ra một thỏa thuận trước ngày 8/7”.

Ông Choi cho biết sau các cuộc gặp tại Mỹ, hai bên sẽ tiến hành vòng đàm phán tiếp theo tại Hàn Quốc vào ngày 15-16/5, với ông Greer dẫn đầu phái đoàn Mỹ. “Thảo luận sẽ tập trung vào 4 nội dung chính gồm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, an ninh kinh tế, hợp tác đầu tư và chính sách tiền tệ”, ông Choi cho hay.

Theo hãng tin Reuters, vòng đầu tiên của đàm phán thương mại Mỹ - Hàn diễn ra trong bối cảnh ông Bessent và các quan chức cấp cao khác của chính quyền ông Trump bận rộn gặp gỡ với giới chức nhiều quốc gia khác để thảo luận về vấn đề thuế quan bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra ở Washington.

Hàn Quốc, nước bị ông Trump áp thuế đối ứng 25%, là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động đàm phán thương mại với Mỹ. Nhật Bản - một đồng minh thân cận khác của Mỹ ở châu Á - đã bắt đầu đàm phán vào tuần trước và có vòng đàm phán thứ hai vào ngày 24/4.

Theo ông Choi, trong cuộc gặp vừa rồi với giới chức Mỹ, phía Hàn Quốc tập trung đặc biệt vào lĩnh vực ô tô - lĩnh vực chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ thuế quan của Mỹ. Ông cũng cho biết Bộ Tài chính Hàn Quốc và Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc thảo luận riêng về chính sách tiền tệ.

Ông Choi nói với các phóng viên Hàn Quốc rằng không có đề cập nào đến vấn đề chi phí quốc phòng trong vòng đàm phán này. Trước đây, ông Trump đã nói rằng việc chia sẻ chi phí duy trì sự quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc sẽ là một phần của đàm phán thương mại với Hàn Quốc. Nhưng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chi phí quốc phòng là một vấn đề riêng và sẽ không được bàn đến trong đàm phán thương mại.

Ông Ahn cho biết hai bên không đề cập đến việc đàm phán lại thỏa thuận thương mại tự do song phương Mỹ - Hàn ký kết vào năm 2007.

Phía Hàn Quốc cũng đề nghị Washington thấu hiểu rằng tiến trình đàm phán thương mại song phương có thể bị ảnh hưởng bởi “lịch trình chính trị” - có thể hàm ý là cuộc bầu cử sớm sắp diễn ra vào ngày 3/6 tại Hàn Quốc để bầu tổng thống mới sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất.

Giới chuyên gia cho rằng Hàn Quốc khó có thể đưa ra bất kỳ cam kết chắc chắn nào về các dự án năng lượng và chi phí quốc phòng chừng nào nước này còn đang được lãnh đạo bởi một quyền tổng thống. Theo dự kiến, Mỹ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về an ninh năng lượng ở Alaska vào tháng 6 và tại sự kiện đó, Washington hy vọng giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đưa ra cam kết đối với một dự án khí đốt hóa lỏng (LNG) ở bang Alaska - nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters ngày 24/4.

-An Huy

]]>Chuyên gia: Nếu Fed cắt giảm lãi suất 2 - 3 lần trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất điều hành 0,25%Nếu Fed cắt giảm l#227;i suất hai đến ba lần trong năm nay, Ng#226;n h#224;ng Nh#224; nước c#243; thể giảm l#227;i suất điều h#224;nh 25 điểm cơ bản trong qu#253; 3/2025 để k#237;ch th#237;ch tăng trưởng t#237;n dụng v#224; hỗ trợ mục ti#234;u tăng trưởng GDP.Fri, 25 Apr 2025 02:54:09 GMT/chuyen-gia-neu-fed-cat-giam-lai-suat-2-3-lan-trong-nam-nay-ngan-hang-nha-nuoc-co-the-ha-lai-suat-dieu-hanh-0-25.htm/chuyen-gia-neu-fed-cat-giam-lai-suat-2-3-lan-trong-nam-nay-ngan-hang-nha-nuoc-co-the-ha-lai-suat-dieu-hanh-0-25.htmChứng khoánNếu Fed cắt giảm lãi suất hai đến ba lần trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất điều hành 25 điểm cơ bản trong quý 3/2025 để kích thích tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng GDP.

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán của VnDirect vừa đưa ra những nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025.

Theo đó, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam đặt ra những thách thức đáng kể đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam. Mặc dù việc Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày có thể thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam trong Q2/25 nhờ động thái gia tăng tích trữ hàng tồn kho của các nhà bán lẻ Mỹ, nhưng tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm có thể đối mặt với khó khăn nếu các cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam- Mỹ không thành công và mức thuế đối ứng mới không giảm đáng kể so với mức 46%.

Ngay cả khi thuế được giảm xuống, những tác động tiêu cực kéo dài vẫn có thể xảy ra. Người tiêu dùng Mỹ có nguy cơ đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng và tăg trưởng thu nhập chậm lại do thuế quan, điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu. Do đó, triển vọng tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ từ chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ. 

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% cho năm nay, và sẵn sàng áp dụng các chính sách kích thích kinh tế quyết liệt hơn nếu cuộc đàm phán thương mại với Mỹ gặp trở ngại hoặc các rủi ro lớn nổi lên, như gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc suy thoái toàn cầu.

Việc điều chỉnh dự báo GDP của Việt Nam vào thời điểm này chưa đủ cơ sở thông tin và dữ liệu để đưa ra nhận định chuẩn xác, do vẫn còn khả năng—dù không cao—về một sự xoay chuyển đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại có lợi cho Việt Nam. Do đó, VnDirect quyết định chưa thay đổi dự báo tăng trưởng GDP năm 2025, trong khi chờ đợi kết quả đàm phán thương mại rõ ràng hơn và theo dõi sát sao diễn biến của dòng vốn FDI cũng như các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ để có đánh giá toàn diện.

Như vậy, VnDirect duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam ở mức 7,3% so với cùng kỳ.

Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% đối với hàng nhập khẩu Việt Nam đã gây ra một đợt bán tháo mạnh mẽ nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, phản ánh mối lo ngại ngày càng gia tăng của nhà đầu tư về triển vọng FDI ngắn hạn.

Mặc dù hiện tại mức thuế suất 46% đang được hoãn áp dụng trong 90 ngày, dự báo vốn FDI đăng ký mới vẫn sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể, thậm chí có khả năng đóng băng trong ngắn hạn. Trong khi vốn FDI tăng thêm và FDI thực hiện có thể chịu tác động ít nghiêm trọng hơn FDI đăng ký mới, sự chậm trễ trong việc giải ngân và thanh toán tiền thuê đất cho đến khi có thêm thông tin rõ ràng về mức thuế đối ứng cuối cùng sau đàm phán sẽ là những rủi ro gây gián đoạn dòng vốn đầu tư trực tiếp trong tương lai gần.

Ocirc;ng Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phacirc;n tiacute;ch vĩ mocirc; vagrave; thị trường chứng khoaacute;n của VnDirect.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán của VnDirect.

Nhà đầu tư lo ngại về kịch bản xấu nhất liên quan đến việc di dời hàng loạt các dự án FDI hiện tại khỏi Việt Nam, song đây là rủi ro có xác suất thấp trong ngắn và trung hạn do các quốc gia khác trong khu vực cũng phải đối mặt với mức thuế suất đáng kể, chi phí di dời lớn, sự bất ổn về mặt chính sách trong khung thời gian bốn năm nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ hiện tại và Việt Nam sở hữu các lợi thế cạnh tranh lớn.

Trên thực tế, nhà sản xuất điện tử Nhật Bản Sourcenext đang có kế hoạch thành lập một cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam để chủ động giảm thiểu tác động của thuế quan trả đũa giữa Mỹ và Trung Quốc, một tín hiệu tích cực, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào các yếu tố cơ bản của Việt Nam trong bối cảnh thương mại đang thay đổi không ngừng.

Về tỷ giá, áp lực sẽ gia tăng sau thông báo về thuế đối ứng Mỹ. Trong ngắn hạn, tỷ giá VND sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực. Việc đồng DXY tiếp tục suy yếu sẽ làm các đồng tiền khác mạnh lên, đáng chú ý là đồng Euro, khi nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động. Đồng EUR mạnh lên sẽ gây thêm áp lực lên đồng VNĐ.

Hơn nữa, việc áp thuế đối ứng 46% có thể dẫn đến sự giảm tốc trong cả dòng vốn FDI và FII vào Việt Nam. Điều này chưa kể đến Việt Nam đang tích cực đàm phán với Mỹ để đạt được các thỏa thuận thương mại tiềm năng, kéo theo nhu cầu tăng cường nhập khẩu hàng hóa Mỹ trong tương lai gần, gây thêm áp lực đối với tỷ giá.

Trong bối cảnh này, VnDirect cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tỷ giá linh hoạt hơn để hỗ trợ khu vực xuất khẩu đang chịu áp lực từ thuế quan. Điều này bao gồm việc chấp nhận biên độ dao động tỷ giá lớn hơn, đặc biệt khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đang ở dưới ngưỡng khuyến nghị của IMF.

VnDirect cũng kỳ vọng lãi suất huy động sẽ duy trì ổn định và giữ nguyên dự báo lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng ở mức 4,8-5,0%/năm cho năm 2025, phản ánh quan điểm rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ, tích cực hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, từ đó duy trì môi trường lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế.

Trong thời gian tới, nếu Fed thực hiện chu kỳ cắt giảm lãi suất như dự kiến, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ. Nếu Fed cắt giảm lãi suất hai đến ba lần trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét giảm lãi suất OMO từ mức 4%/năm hiện tại, và trong một động thái nới lỏng mạnh tay hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất điều hành 25 điểm cơ bản trong quý 3/2025 để kích thích tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng GDP.

-Thu Minh

]]>Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật: Chưa có thỏa thuận sau vòng 2Tỷ gi#225; đồng y#234;n Nhật l#224; một chủ đề ch#237;nh của cuộc gặp n#224;y, song kh#244;ng c#243; mức tỷ gi#225; cụ thể n#224;o được n#243;i đến...Fri, 25 Apr 2025 02:47:25 GMT/dam-phan-thuong-mai-my-nhat-chua-co-thoa-thuan-sau-vong-2.htm/dam-phan-thuong-mai-my-nhat-chua-co-thoa-thuan-sau-vong-2.htmThế giớiTỷ giá đồng yên Nhật là một chủ đề chính của cuộc gặp này, song không có mức tỷ giá cụ thể nào được nói đến...

Vòng đàm phán thương mại thứ hai giữa Mỹ và Nhật Bản đã diễn ra vào ngày 24/4 ở Washington giữa hai bộ trưởng tài chính của hai nước. Hai bên đã thảo luận về chính sách tỷ giá, như một phần trong nỗ lực nhằm đạt tới quan điểm chung liên quan tới thuế quan của Tổng thống Donald Trump, nhưng chưa có thỏa thuận nào được đưa ra sau cuộc gặp.

Theo hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo, tại họp báo sau cuộc thảo luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết cả hai bên đều đồng ý rằng tỷ giá hối đoái nên do các lực lượng thị trường quyết định và rằng các diễn biến tiền tệ bất ổn có thể gây hại cho nền kinh tế.

Ông Kato cũng cho biết ông Bessent không đề cập đến mức tỷ giá hay mục tiêu tỷ giá cụ thể nào giữa đồng yên Nhật và đồng USD.

Sau khi thông tin trên được công bố, tỷ giá USD/yên không có nhiều biến động. Phiên sáng nay (25/4) tại thị trường châu Á, đồng USD có thời điểm tăng giá gần 0,2% so với đồng yên, giao dịch ở mức 142,9 yên đổi 1 USD - theo dữ liệu từ hãng tin CNBC.

Tại họp báo, ông Kato cũng cho biết ông đã nói với Bessent rằng thuế quan mà ông Trump áp lên hàng hóa Nhật Bản là điều “cực kỳ đáng tiếc’ và thúc giục Washington xem xét lại việc áp thuế đó.

Cuộc gặp vừa rồi của ông Bessent và ông Kato - diễn ra bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) -  là một phần của cuộc đàm phán thương mại chính thức được khởi động vào tuần trước giữa Nhật Bản và Mỹ. Cuộc đàm phán thương mại này được triển khai sau khi ông Trump vào hôm 2/4 áp thuế quan đối ứng dao động từ 10-50% lên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm mục đích xử lý những gì ông coi là hành động thương mại không công bằng của các quốc gia khác đối với Mỹ.

Trong số các đối tác thương mại lớn, chính quyền Trump đã ưu tiên đàm phán thuế quan với Nhật Bản, một đồng minh an ninh quan trọng của Mỹ. Là một nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, Nhật Bản bị ông Trump áp thuế đối ứng 24%, bên cạnh mức thuế 25% đối với mặt hàng ô tô, nhôm và thép. Trong vòng đàm phán đầu tiên, khi Bộ trưởng Bộ Phục hồi kinh tế Nhật Bản Akazawa Kyosei dẫn đầu phái đoàn tới Washington, hai nước không đề cập đến các vấn đề tỷ giá tiền tệ và thay vào đó, nhất trí để vấn đề này lại cho cuộc gặp giữa hai bộ trưởng tài chính.

Trong đàm phán thương mại nói chung, chính quyền Trump 2.0 không chỉ tập trung vào các vấn đề thương mại. Đối với cuộc đàm phán đang diễn ra với Nhật Bản, họ cũng đã thúc giục Tokyo san sẻ thêm gánh nặng tài chính của việc quân đội Mỹ đồn trú ở Nhật Bản.

Riêng về thương mại, ông Trump đặc biệt quan tâm tới những gì mà giới chức Mỹ xem là rào cản phi thuế quan của Nhật Bản. Ngoài ra, ông cũng từng cáo buộc Tokyo phá giá đồng yên để tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản. Phía Tokyo đã bác bỏ cáo cuộc này của ông Trump và giữ vững quan điểm rằng tỷ giá hối đoái nên diễn biến ổn định dựa trên các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.

Trên thực tế, đồng yên liên tục mất giá mạnh trong những năm gần đây đã khiến giới chức Nhật lo ngại. Nhật Bản đã có một số đợt can thiệp vào thị trường tiền tệ, bằng cách bán USD và mua vào đồng yên, để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.

Vào hôm thứ Tư, ông Bessent đã nói với báo giới rằng Mỹ “hoàn toàn không có mục tiêu cụ thể về tỷ giá tiền tệ” trong đàm phán thương mại với Nhật Bản.

Ông Akazawa sẽ có chuyến công tác Mỹ tiếp theo tuần tới để tiến hành vòng đàm phán thương mại Nhật - Mỹ tiếp theo, với hy vọng xóa bỏ thuế quan bổ sung mà Mỹ áp lên ô tô Nhật - nguồn thạo tin tiết lộ với Kyodo. Sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản và giới phân tích xem thuế quan ô tô là một thử thách lớn đối với nên kinh tế nước này.

Nhật Bản đã nói rõ rằng nước này không có ý định thảo luận các vấn đề thuế quan đồng thời với các chủ đề khác. Tuần trước, Thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba nói ông không nghĩ rằng việc giải quyết cùng lúc cả hai vấn đề thương mại và an ninh giữa Tokyo và Washington là phù hợp.

Tuần này, ông Ishiba cũng đã phát biểu tại một phiên họp của quốc hội rằng điều quan trọng đối với Nhật Bản là thực chất chứ không phải tốc độ của bất kỳ thỏa thuận nào trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

-An Huy

]]>Giá vàng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, “cá mập” SPDR Gold Trust bán ròng nhẹ“Việc gi#225; v#224;ng l#234;n 3.500 USD/oz diễn ra qu#225; nhanh, v#224; thị trường cần l#249;i lại một ch#250;t để nghiền ngẫm...Fri, 25 Apr 2025 02:17:24 GMT/gia-vang-chua-co-dau-hieu-giam-nhiet-ca-map-spdr-gold-trust-ban-rong-nhe.htm/gia-vang-chua-co-dau-hieu-giam-nhiet-ca-map-spdr-gold-trust-ban-rong-nhe.htmThế giới“Việc giá vàng lên 3.500 USD/oz diễn ra quá nhanh, và thị trường cần lùi lại một chút để nghiền ngẫm...

Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch đêm qua tại Mỹ và sáng nay (25/4) tại thị trường châu Á, trong bối cảnh sức nóng âm ỉ của cuộc chiến thương mại toàn cầu tiếp tục thúc đẩy nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư. Việc đồng USD mất giá trở lại cũng hỗ trợ cho xu hướng tăng của thị trường kim loại quý.

Tại thời điểm hơn 8h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 9,8 USD/oz so với đóng cửa phiên New York, tương đương tăng 0,29%, giao dịch ở mức 3.360,6 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương 106 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với sáng qua.

Cùng thời điểm trên, website Vietcombank báo giá USD ở mức 25.805 đồng (mua vào) và 26.195 đồng (bán ra), tăng 21 đồng ở mỗi đầu giá so với sáng hôm qua.

Trong phiên ngày thứ Năm tại thị trường New York, giá vàng giao ngay chốt ở mức 3.350,8 USD/oz, tăng 60,8 USD/oz so với mức chốt của phiên trước, tương đương tăng 1,84%.  Trước phiên hồi phục này, giá vàng đã giảm gần 3% trong phiên ngày thứ Tư.

Thị trường tài chính toàn cầu vẫn đang dõi theo các diễn biến mới của cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, đặc biệt là xung đột thuế quan giữa Mỹ với Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đang đàm phán thương mại với một số đối tác trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, nhưng chưa có thỏa thuận nào đạt được. Trong khi đó, căng thẳng Mỹ - Trung dù đã tạm ngừng leo thang nhưng hai bên chưa có động thái xúc tiến đàm phán nào.

Trung Quốc ngày 24/4 nói hiện tại không có đàm phán thương mại nào giữa Bắc Kinh với Washington. Người phát ngôn He Yadong của Bộ Thương mại Trung Quốc nói tất cả những thông tin về tiến trình đàm phán thương mại song phương ở thời điểm hiện tại nên bị bác bỏ, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan “đơn phương”.

Những tuyên bố này của Trung Quốc được đưa ra sau khi ông Trump trong tuần này tuyên bố sẽ có phương pháp tiếp cận bớt cứng rắn hơn đối với việc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Hôm 23/4, ông Bessent nói Mỹ có “cơ hội để đạt một thỏa thuận lớn” về thương mại với Trung Quốc.

Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới toàn cầu tiếp tục ở mức cao và vàng là một tài sản an toàn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Giá vàng giao sau trên sàn COMEX ở New York chốt phiên ngày thứ Năm với mức tăng 1,7%, dạt 3.348,6 USD/oz. Hôm thứ Ba tuần này, cả giá vàng giao ngay và giao sau đều lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua mốc 3.500 USD/oz.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 1 thaacute;ng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 tháng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

“Mối quan tâm lớn nhất của thị trường bây giờ là thuế quan” - nhà giao dịch kim loại quý độc lập Tai Wong ở New York nói với hãng tin Reuters. “Việc giá vàng lên 3.500 USD/oz diễn ra quá nhanh, và thị trường cần lùi lại một chút để nghiền ngẫm. Vàng có thể giằng co trong một vài phiên tới, nhưng chúng ta vẫn đang ở trong một thị trường giá lên và mỗi cú giảm mạnh chắc chắn sẽ đều được coi là cơ hội mua”.

Ngoài ra, giá vàng còn đang được hỗ trợ bởi xu hướng mất giá của đồng USD, khi nhà đầu tư hoài nghi về các tài sản Mỹ do chính sách thuế quan của nước này.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đóng cửa phiên ngày thứ Năm với mức giảm gần 0,5%, còn 99,38 điểm. Chỉ số này đã giảm hơn 8% từ đầu năm đến nay - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Hiện Dollar Index đang ở gần vùng thấp nhất hơn 3 năm thiết lập trong tháng 4 này.

Tuy nhiên, khối lượng nắm giữ của quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho thấy tâm lý thận trọng của một bộ phận nhà đầu tư. Quỹ bán nhiều hơn mua trong tuần này, tiếp tục xu hướng bán ròng trong tuần trước.

Phiên ngày thứ Năm, quỹ bán ròng 0,6 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn gần 948,6 tấn.

-Điệp Vũ

]]>Điểm danh 6 cổ phiếu lành mạnh tài chính, cổ tức cao gấp đôi lãi suất ngân hàng B#234;n cạnh yếu tố cổ tức hấp dẫn, c#225;c cổ phiếu được lựa chọn đều l#224; những doanh nghiệp c#243; nền tảng t#224;i ch#237;nh l#224;nh mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định v#224; c#243; triển vọng tăng trưởng trong trung – d#224;i hạn... Fri, 25 Apr 2025 02:17:01 GMT/diem-danh-6-co-phieu-lanh-manh-tai-chinh-co-tuc-cao-gap-doi-lai-suat-ngan-hang.htm/diem-danh-6-co-phieu-lanh-manh-tai-chinh-co-tuc-cao-gap-doi-lai-suat-ngan-hang.htmChứng khoánBên cạnh yếu tố cổ tức hấp dẫn, các cổ phiếu được lựa chọn đều là những doanh nghiệp có nền tảng tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định và có triển vọng tăng trưởng trong trung – dài hạn...

Chiến lược đầu tư phòng thủ đang được nhiều nhà đầu tư ưu tiên, trong đó nổi bật là nhóm cổ phiếu chi trả cổ tức tiền mặt cao, ổn định hàng năm. Những cổ phiếu này không chỉ giúp tối ưu dòng tiền đầu tư trong môi trường lãi suất thấp (hiện chỉ quanh 5%/năm), mà còn giúp giảm thiểu rủi ro trước biến động thị trường.

Agriseco Research vừa chọn lọc ra 6 cổ phiếu có mức chi trả cổ tức hàng năm cao. Bên cạnh yếu tố cổ tức hấp dẫn, các cổ phiếu được lựa chọn đều là những doanh nghiệp có nền tảng tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định và có triển vọng tăng trưởng trong trung – dài hạn, từ đó không chỉ mang lại nguồn thu nhập định kỳ mà còn tiềm năng tăng giá bền vững cho danh mục đầu tư.

Trong đó, VEA có cổ tức cao nhất. VEA trả cổ tức tiền mặt cao và đều đặn hàng năm. Trong đó tỷ suất cổ tức tiền năm 2022, 2023, 2024 lần lượt là 11,4%; 12,4%; 13,2%/năm. Với thị giá hiện tại và tỷ lệ trả cổ tức dự kiến cho năm 2025, tỷ suất cổ tức tiền của VEA đang ở mức cao là 13%/năm.

VEA có kết quả kinh doanh ổn định và duy trì qua các năm. Tỷ lệ sinh lời ROE cao, đạt gần 30% cho 4 quý gần nhất và luôn duy trì mức này nhiều năm trở lại đây. Cấu trúc tài chính lành mạnh với tổng tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn khoảng 13.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng tài sản của doanh nghiệp.

Định giá của VEA đang ở mức P/E ~ 7,0 lần và P/B ~ 2,0 lần - là mức khá hấp dẫn với tỷ lệ sinh lời ROE và tỷ suất cổ tức tiền mặt hiện tại.

QTP cũng trả cổ tức tiền mặt cao và đều đặn hàng năm. Trong đó tỷ suất cổ tức tiền năm 2022, 2023, 2024 lần lượt là 5,0%; 19,7%; 12,5%/năm. Với thị giá hiện tại và tỷ lệ trả cổ tức dự kiến cho năm 2025, tỷ suất cổ tức tiền của QTP đang ở mức hấp dẫn là 12,8%/năm.

QTP có kết quả kinh doanh ổn định hàng năm với hoạt động kinh doanh của các nhà máy nhiệt điện tại khu vực phía Bắc. Dự báo tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2025 đạt khoảng 347,5 tỷ kWh, tăng 12,2% so với năm 2024, tương ứng với mức tăng khoảng 37 tỷ kWh. Trong bối cảnh thủy điện cần tích nước cho mùa khô và năng lượng tái tạo chưa ổn định, nhiệt điện than tiếp tục được ưu tiên huy động để đảm bảo cung ứng điện sẽ giúp QTP được hưởng lợi.

Cấu trúc tài chính lành mạnh, nợ vay tiếp tục giảm trong năm 2024 và dòng tiền kinh doanh dương liên tục trong nhiều năm. Định giá đang ở mức P/E ~ 10,0 lần và P/B ~ 1,2 lần, đây mức hợp lý với tỷ suất cổ tức tiền cao của doanh nghiệp.

SAB cổ tức tiền mặt 10,6%. Đặc biệt trong năm 2024, tỷ suất tiền mặt của SAB đạt 9,4%. Với kế hoạch trả cổ tức tiền 50% (tương ứng 5.000đ/cp) trong năm 2025, tỷ suất cổ tức tiền của SAB lên đến 10,6%, là mức khá hấp dẫn.

Giá cổ phiếu SAB liên tục giảm sâu nhiều năm trở lại đây đưa định giá cổ phiếu về mức P/E ~ 14 lần và P/B ~ 2,6 lần, thấp hơn nhiều so với lịch sử định giá. Tuy nhiên cần lưu ý rủi ro đối với ngành bia khi đây là ngành đang gặp nhiều khó khăn bởi Nghị định 100 và xu hướng tiêu thụ ít rượu bia hơn của giới trẻ.

Điểm danh 6 cổ phiếu lành mạnh tài chính, cổ tức cao gấp đôi lãi suất ngân hàng  - Ảnh 1

Với QNS, tỷ suất cổ tức tiền năm 2022, 2023, 2024 lần lượt là 6,2%; 8,7%; 8,7%/năm. Với thị giá hiện tại và tỷ lệ trả cổ tức dự kiến cho năm 2025, tỷ suất cổ tức tiền của QNS đang ở mức cao là 10%/năm.

QNS duy trì được tăng trưởng lợi nhuận trong nhiều năm trở lại đây với hoạt động kinh doanh cốt lõi là sản xuất và kinh doanh đường. Triển vọng 2025 tiếp tục tích cực đến từ giá đường duy trì ở mức cao và dự báo tiếp tục xu hướng tăng khi thâm hụt cán cân toàn cầu sẽ trầm trọng hơn trong niên vụ 2024-2025, rơi vào ~3,58 triệu tấn do hậu quả của tình trạng cháy rừng tại Brazil; Ngành vẫn đang được hương lợi bởi thuế chống bán phá giá của Việt Nam đang áp cho đường Thái Lan và các quốc gia khác trong khu vực.

BMP có tỷ suất cổ tức tiền năm 2022, 2023, 2024 lần lượt là 7,7%; 14,3%; 10,0%/năm. Với thị giá hiện tại và tỷ lệ trả cổ tức dự kiến cho năm 2025, tỷ suất cổ tức tiền của BMP đang ở mức cao là 8,8%/năm.

BMP có triển vọng kinh doanh trong năm 2025 tích cực đến từ chi phí nguyên liệu đầu vào chính là hạt nhựa PVC giảm sâu, cụ thể giá PVC đang thấp hơn khoảng 20% so với cũng kỳ và có thể tiếp tục xu hướng giảm bởi hạt nhựa PVC nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải hạ giá bán ra ngoài thị trường sau khi gặp áp lực thuế quan từ Mỹ; Nhu cầu ống nhựa trong nước tiếp tục tăng trưởng mạnh với động lực từ sự phục hồi của ngành bất động sản và chính sách thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

BMP gần như không vay nợ và sở hữu lượng tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn lên đến gần 2.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng tài sản. Dòng tiền kinh doanh duy trì dương trong nhiều năm giúp BMP đảm bảo chính sách trả cổ tức tiền mặt cao trong các năm tới.

PAT tỷ suất cổ tức tiền năm 2022, 2023, 2024 lần lượt là 18,1%; 22,8%; 9,2%/năm. Với thị giá hiện tại và tỷ lệ trả cổ tức dự kiến cho năm 2025, tỷ suất cổ tức tiền của PAT đang ở mức cao là 8,2%/năm.

PAT là doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh phốt pho vàng cùng các sản phẩm có nguồn gốc từ phốt pho như axit phosphoric. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp duy trì ổn định trong nhiều năm với tỷ suất sinh lời ROE cao lên đến 46% cho năm 2024.

Doanh nghiệp có cấu trúc tài chính lành mạnh khi gần như không vay nợ và sở hữu lượng tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản khoảng 46%. 

-Thu Minh

]]>Chứng khoán Mỹ tăng 3 phiên liên tiếp trong lúc đàm phán thương mại diễn ra, giá dầu hồi nhẹThị trường chứng kho#225;n Mỹ tăng điểm trong phi#234;n giao dịch ng#224;y thứ Năm (24/4), khi nh#224; đầu tư chờ đợi những diễn biến mới của cuộc chiến thương mại to#224;n cầu...Fri, 25 Apr 2025 01:06:20 GMT/chung-khoan-my-tang-3-phien-lien-tiep-trong-luc-dam-phan-thuong-mai-dien-ra-gia-dau-hoi-nhe.htm/chung-khoan-my-tang-3-phien-lien-tiep-trong-luc-dam-phan-thuong-mai-dien-ra-gia-dau-hoi-nhe.htmThế giớiThị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (24/4), khi nhà đầu tư chờ đợi những diễn biến mới của cuộc chiến thương mại toàn cầu...

Giá dầu thô tăng nhẹ trong bối cảnh có những yếu tố tác động trái chiều.

Lúc đóng cửa, chỉ số SP 500 tăng 2,03%, đạt 5.4848,77 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,74%, đạt 17.166,04 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 486,23 điểm, tương đương tăng 1,23%, đạt 40.093,4 điểm. Tính đến phiên này, cả ba chỉ số đã tăng ba phiên liên tiếp.

Loạt cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn tiếp tục được gom mua, nhờ đó đóng vai trò quan trọng trong sự đi lên của các chỉ số. Nvidia, Meta, Amazon, Tesla và Microsoft đều chốt phiên trong trạng thái “xanh”, trong đó Meta dẫn đầu với mức tăng hơn 4%.

Cổ phiếu công nghệ là một trong những nhóm bị xả mạnh nhất khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Những ngày gần đây, khi căng thẳng dịu đi, cổ phiếu công nghệ cũng trở thành một trong những nhóm được mua nhiều nhất.

Về đàm phán thương mại, phái đoàn Hàn Quốc ngày 24/4 đã hoàn tất vòng đầu tiên của cuộc đàm phán với Mỹ. Sau cuộc gặp diễn ra ở Washington, phía Seoul cho biết hai bên đã nhất trí  sẽ vạch ra một gói thỏa thuận nhằm mục đích dỡ bỏ thuế quan Mỹ trước khi hết thời hạn hoãn thuế quan đối ứng vào tháng 7. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent cũng nói Mỹ và Hàn Quốc đã có một cuộc gặp “rất thành công” và hai bên có thể đạt được một thỏa thuận khung “ngay vào tuần tới”.

Cùng ngày, vòng đàm phán thương mại thứ hai giữa Mỹ và Nhật Bản cũng đã diễn ra ở Washington. Sau cuộc gặp, ông Bessent và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato nói hai bên nhất trí rằng tỷ giá hối đoái nên được quyết định bởi các lực lượng thị trường và biến động tỷ giá quá mức có thể gây tổn hại cho nền kinh tế.

Trước đó, Trung Quốc ngày 24/4 nói hiện tại không có đàm phán thương mại nào giữa Bắc Kinh với Washington. Người phát ngôn He Yadong của Bộ Thương mại Trung Quốc nói tất cả những thông tin về tiến trình đàm phán thương mại song phương ở thời điểm hiện tại nên bị bác bỏ, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan “đơn phương”.

Những tuyên bố này của Trung Quốc được đưa ra sau khi ông Trump trong tuần này tuyên bố sẽ có phương pháp tiếp cận bớt cứng rắn hơn đối với việc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Hôm 23/4, ông Bessent nói Mỹ có “cơ hội để đạt một thỏa thuận lớn” về thương mại với Trung Quốc.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc còn thiếu động thái cụ thể để xúc tiến đàm phán, nhà phân tích Ross Mayfield của công ty Baird giữ quan điểm thận trọng về sự hồi phục của giá cổ phiếu ở Phố Wall.

“Tôi không tin vào sự phục hồi này. Trung Quốc đã nói tương đối rõ rằng hiện tại không có cuộc đàm phán nào đang diễn ra giữa họ với Mỹ. Có lẽ, thị trường đang cảm thấy yên tâm vì ít nhất chính quyền Mỹ cũng nói là họ muốn có một thỏa thuận thay vì tiếp tục tăng thuế quan. Sự lạc quan này là những gì còn sót lại từ ngày hôm trước”, ông Mayfield nói với hãng tin CNBC.

Kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng hôm 2/4, SP 500 - thước đo rộng nhất của chứng khoán Mỹ - đến hiện tại đã giảm 3,3%. Dow Jones giảm 5,1% và Nasdaq trượt 2,5% trong cùng khoảng thời gian.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 0,43 USD/thùng, tương đương tăng 0,7%, chốt ở mức 66,55 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,52 USD/thùng, tương đương tăng 0,8%, chốt ở mức 62,79 USD/thùng.

Số liệu hàng tuần từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua ở Mỹ chỉ tăng nhẹ. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn trụ vững bất chấp biến động kinh tế do thuế quan gây ra. Thông tin này, cùng với sự giảm giá của đồng USD, đã hỗ trợ cho giá dầu hồi phục sau khi giảm hơn 2% trong phiên ngày thứ Tư.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang đương đầu với áp lực giảm do chiến tranh thuế quan phủ bóng lên triển vọng kinh tế Mỹ, Trung Quốc và toàn cầu. Sức ép giảm giá đối với dầu càng lớn hơn khi hãng tin Reuters hôm thứ Tư tuần này dẫn nguồn thạo tin cho biết một số thành viên của OPEC+ đã kêu gọi đẩy nhanh việc tăng sản lượng khai thác dầu trong tháng 6 năm nay, sau khi tăng tốc trong tháng 5.

OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga.

“Họ tính bơm thêm dầu vào một nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đang chật vật vì thuế quan của Mỹ và thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Thời điểm mà OPEC+ muốn tăng sản lượng dầu là không thể tệ hơn”, giám đốc phụ trách mảng năng lượng giao sau của ngân hàng Mizuho - ông Bob Yawger - nhận định với Reuters.

-Bình Minh

]]>Gia đình Chủ tịch DIC Corp tiếp tục bị MBS và VCSC bán giải chấpGần 2,7 triệu cổ phiếu DIG của gia đ#236;nh #244;ng Nguyễn H#249;ng Cường - Chủ tịch HĐQT DIC Corp được MBS v#224; Chứng kho#225;n Vietcap b#225;n giải chấp kể từ ng#224;y 23/4/2025. Fri, 25 Apr 2025 00:48:15 GMT/gia-dinh-chu-tich-dic-corp-tiep-tuc-bi-mbs-va-vcsc-ban-giai-chap.htm/gia-dinh-chu-tich-dic-corp-tiep-tuc-bi-mbs-va-vcsc-ban-giai-chap.htmChứng khoánGần 2,7 triệu cổ phiếu DIG của gia đình ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch HĐQT DIC Corp được MBS và Chứng khoán Vietcap bán giải chấp kể từ ngày 23/4/2025.

Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (mã MBS-HNX) vừa có các văn bản thông báo về việc bán giải chấp chứng khoán ký quỹ của khách hàng là người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.

Theo đó, MBS dự kiến bán giải chấp 560.300 cổ phiếu DIG do bà Lê Thị Hà Thành, mẹ ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIC Corp.

Đồng thời, MBS cũng sẽ bán giải chấp 381.800 cổ phiếu DIG của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch DIC Corp, đồng thời là em gái của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường.

Các giao dịch trên dự kiến diễn ra bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 23/4/2025 cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ thanh toán hoặc đủ tỷ lệ ký quỹ đảm bảo theo quy định MBS.

Các giao dịch trên dự kiến diễn ra bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 23/4/2025 cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ thanh toán hoặc đủ tỷ lệ ký quỹ đảm bảo theo quy định MBS.

Cùng thời gian với MBS, Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap - VCSC (mã VCI-HOSE) dự kiến bán giải chấp 1.341.000 cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch HĐQT và 400.000 cổ phiếu DIG của bà Lê Thị Hà Thành, mẹ ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIC Corp.

Thời điểm bán giải chấp từ ngày 23/04/2025 cho đến khi bán xong lượng cổ phiếu đã công bố hoặc cho đến khi có thông báo khác.

Trước đó, VCSC đã thông báo đăng ký bán giải chấp 1.400.000 cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch HĐQT từ ngày 22/4 cho đến khi bán xong lượng cổ phiếu đã công bố hoặc cho đến khi có thông báo khác.

VCSC cho biết số lượng chứng khoán nêu trên là số lượng dự kiến bán giải chấp; số lượng bán thực tế có thể thay đổi do việc thay đổi giá chứng khoán.

Ngoài ra, VCSC cũng có thể xem xét dừng thực hiện việc bán giải chấp mà không cần thông báo trước tùy thuộc diễn biến của thị trường và các phương án thanh toán nợ khác mà bên khách hàng đưa ra.

Được biết, công ty đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2025. Theo đó, cổ đông DIC Corp đã thông qua tổng doanh thu và thu nhập khác hợp nhất ước đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 143,2% so với kết quả đã thực hiện được trong năm 2024; lợi nhuận trước thuế ước đạt 718 tỷ đồng, tăng 354,2%.; Tổng vốn đầu tư phát triển công ty mẹ là 6.690 tỷ đồng, tăng 152% so với thực hiện năm 2024.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024, cổ đông đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Theo đó, DIG dự kiến phát hành gần 36,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 100:6 (1 cổ phiếu tương ứng với 1 quyền, cứ 100 quyền được nhận 6 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2024 trên báo cáo tài chính năm 2024 được kiểm toán. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2025.

Ngoài ra, cổ đông DIG đã thông qua phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 24,596%, giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu, tổng vốn huy động tối đa là 1.800 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ quý 3/2025 đến 4/2025.

Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán dự kiến sẽ được DIC Corp sử dụng vào các mục đích gồm thanh toán mua lại trái phiếu DIG12301 số tiền 600 tỷ đồng, thời gian dự kiến thực hiện trong quý 4/2025 đến quý 1/2026.

Cuối cùng là, kế hoạch thu xếp vay vốn năm 2025 (thực hiện khi các dự án đủ điều kiện vay vốn) gồm: Khách sạn và Hội Nghị DIC Star Vị Thanh tại Khu dân cư thương mại Vị Thanh Hậu Giang, Nhà ở xã hội tại KĐTM Nam Vĩnh Yên (tại Lô E4-29); Chung cư DIC Silver (A4) tại Trung tâm Chí Linh; Chung cư DIC Emera (A5) tại Trung tâm Chí Linh với hạn mức vay vốn dự kiến 2.222,9 tỷ đồng.

-Hà Anh

]]>Lãnh đạo VAF chào mua công khai 400.000 cổ phiếu, giá 16.100 đồngHiện #244;ng Nguyễn Ngọc Thạch đang nắm giữ 136.107 cổ phần, chiếm 0,36% tổng số cổ phần đang lưu h#224;nh. Nếu việc mua c#244;ng khai th#224;nh c#244;ng, #244;ng Nguyễn Ngọc Thạch sẽ nắm giữ 536.107 cổ phần, chiếm 1,42% tổng số cổ phần lưu h#224;nh của C#244;ng ty cổ phần Ph#226;n l#226;n nung chảy Văn Điển.Fri, 25 Apr 2025 00:47:54 GMT/lanh-dao-vaf-chao-mua-cong-khai-400-000-co-phieu-gia-16-100-dong.htm/lanh-dao-vaf-chao-mua-cong-khai-400-000-co-phieu-gia-16-100-dong.htmChứng khoánHiện ông Nguyễn Ngọc Thạch đang nắm giữ 136.107 cổ phần, chiếm 0,36% tổng số cổ phần đang lưu hành. Nếu việc mua công khai thành công, ông Nguyễn Ngọc Thạch sẽ nắm giữ 536.107 cổ phần, chiếm 1,42% tổng số cổ phần lưu hành của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.

Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển (mã VAF-HOSE) thông báo ý kiến đánh giá đề nghị chào mua cổ phiếu của ông Nguyễn Ngọc Thạch.

Cụ thể: ngày 14/04/2024, VAF cho biết đã nhận được Hồ sơ đăng ký chào mua công khai của ông Nguyễn Ngọc Thạch - Thành viên HĐQT Công ty.

Theo đó, ông Thạch đăng ký chào mua 400.000 cổ phần, chiếm 1,06% tổng số cổ phần của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đang lưu hành với giá đăng ký chào mua công khai 16.100 đồng/cổ phiếu.

Hiện, ông Nguyễn Ngọc Thạch đang nắm giữ 136.107 cổ phần, chiếm 0,36% tổng số cổ phần đang lưu hành. Nếu việc mua công khai thành công, ông Nguyễn Ngọc Thạch sẽ nắm giữ 536.107 cổ phần, chiếm 1,42% tổng số cổ phần lưu hành của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.

Qua đó, HĐQT công ty cho biết việc đăng ký chào mua của ông Nguyễn Ngọc Thạch đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước; Mục đích của việc chào mua là tăng số lượng cổ phần sở hữu tại Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.

Theo VAF, việc chào mua của ông Nguyễn Ngọc Thạch như Hồ sơ đăng ký néu thành công sẽ góp phần vào sự phát triển của Công ty cổ phần Phân lân núng chảy Văn Điển và đề nghị ông này trong quá trình triển khai thực hiện mua bán cổ phiếu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VAF trải qua chuỗi tăng trần liên tiếp 4 phiên (từ 21-24/04), chốt phiên 24/04 tại mức 19.450 đồng/cp với khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày là 9.375 cổ phiếu.

Kết thúc quý 1/2025, VAF ghi nhận doanh thu thuần đạt 682,1 tỷ đồng, lãi trước thuế 42,4 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 34 tỷ đồng.

Theo giải trình từ VAF, doanh thu tăng 41% do sản lượng và giá bán tăng so với cùng kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn 216% do công ty có khoản tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn cao hơn so với cùng kỳ.

Năm 2025, cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần đạt 1.256,7 tỷ đồng, lãi trước thuế đạt 60.54 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức 8% cho năm 2025. Với kế hoạch này, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 3% doanh thu và giảm 20% lợi nhuận.

Như vậy, kết thúc quý 1/2025, công ty đã thực hiện phân nửa kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm.

Bên cạnh đó, cổ đông công ty đã thông qua việc dừng thực hiện, quyết toán và thanh lý Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân lân nung chảy và phân bón NPK Văn Điển tại Bỉm Sơn - Thanh Hóa theo giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2013. Dự án có tổng mức đầu tư (phê duyệt năm 2015) là 1.291,6 tỷ đồng, tổng công suất sản xuất 500.000 tấn phân lân nung chảy/năm và 200.000 tấn NPK/năm

Đồng thời, thoe quy hoạch chung của Huyện Thanh Trì đến năm 2030 tại vị trí sản xuất kinh doanh của công ty sẽ là khu vực đất thương mại dịch vụ do đó Đại hội cổ đông đã thông qua chủ trương dự án di dời công ty, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty.

Hiện tại, VAF đang ký hợp đồng thuê 85,000m2 đất tại xã Tam Hiệp và thị trấn Văn Điển huyện Thanh Trì để làm trụ sở làm việc và cơ sở sản xuất phân bón theo năm. Việc sử dụng khu đất hiện tại chỉ mang tính ngắn hạn. Đồng thời, công ty phải giữ nguyên hiện trạng sử dung đất, chấp hành tực hiện bàn giao khi Thành phố thu hồi đất theo quy định. Như vậy, việc sử dụng đất hiện tại của công ty chỉ tính trong ngắn hạn, thời hạn năm một.

Do đó, trường hợp Công ty phải di dời cơ sở sản xuất sẽ tác động và làm ảnh hưởng tới tương lai, sự phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty đề ra chủ trương tìm khu đất diện tích 22-25 ha ở tỉnh Thanh Hóa hoặc địa điểm khác phù hợp để di dời. Giá trị đầu tư dự kiến 1.600-1.700 tỷ đồng, có công suất đầu tư 500.000 tấn Lân nung chảy 200.00 tấn NPK. Dự kiến chia thành 4 giai đoạn

-Hà Anh

]]>Trái phiếu kho bạc Mỹ đang mất sức hấp dẫn L#226;u nay, việc thị trường tr#225;i phiếu kho bạc trị gi#225; 29 ngh#236;n tỷ USD l#224; một lựa chọn “tr#225;nh b#227;o” của nh#224; đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhi#234;n, thời gian gần đ#226;y, tr#225;i phiếu n#224;y đang được giao dịch giống như một loại t#224;i sản rủi ro...Fri, 25 Apr 2025 00:00:00 GMT/trai-phieu-kho-bac-my-dang-mat-suc-hap-dan.htm/trai-phieu-kho-bac-my-dang-mat-suc-hap-dan.htmThế giớiLâu nay, việc thị trường trái phiếu kho bạc trị giá 29 nghìn tỷ USD là một lựa chọn “tránh bão” của nhà đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái phiếu này đang được giao dịch giống như một loại tài sản rủi ro...

Trái phiếu kho bạc Mỹ thường được xem là một kênh “trú ẩn an toàn” của các nhà đầu tư khỏi những biến động của thị trường tài chính. Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính, sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ hay thậm chí khi xếp hạng tín nhiệm của chính nước Mỹ bị giảm.

Tuy nhiên, một điều bất thường đã xảy ra vào đầu tháng 4, khi thị trường tài chính chao đảo vì chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vì tăng giá khi các loại tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu và tiền ảo lao dốc, trái phiếu kho bạc Mỹ cũng sụt giá mạnh. Lợi suất trái phiếu kho bạc chứng kiến mức tăng trong một tuần mạnh nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ trở lại đây.

Lâu nay, việc thị trường trái phiếu kho bạc trị giá 29 nghìn tỷ USD là một lựa chọn “tránh bão” của nhà đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ, giúp lãi suất cho vay của nước này có thể duy trì ở mức thấp trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái phiếu này đang được giao dịch giống như một loại tài sản rủi ro. Thậm chí, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng trái phiếu kho bạc Mỹ đang giống như trái phiếu của một chính phủ quốc gia mới nổi.

Theo các nhà phân tích, sự thay đổi này có ý nghĩa lớn với hệ thống tài chính toàn cầu. Vốn được xem là một tài sản “không rủi ro”, trái phiếu kho bạc Mỹ được dùng làm một tiêu chuẩn để xác định giá của mọi thứ từ cổ phiếu cho tới trái phiếu chính phủ hay lãi suất vay thế chấp mua nhà. Đây cũng là một tài sản thế chấp cho các khoản vay hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày.

Sau đây là lý giải của giới đầu tư và chuyên gia dự báo thị trường về những động thái bất thường của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 4, theo tổng hợp từ hãng tin Bloomberg.

LẠM PHÁT DO THUẾ QUAN

Dù ông Trump đã hoãn áp thuế đối ứng ở mức cao trong 90 ngày, thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện vẫn cao hơn so với các dự báo trước đây. Cùng với đó, chính quyền Trump hiện cũng áp thuế quan riêng với ô tô, thép, nhôm và một số mặt hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico.

Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các doanh nghiệp sẽ phản ứng bằng cách chuyển phần chi phí tăng thêm do thuế quan sang cho khách hàng, tức tăng giá bán.

Theo các nhà phân tích, cú sốc lạm phát sẽ khiến nhu cầu trái phiếu kho bạc Mỹ giảm bởi lạm phát làm giảm giá trị lợi nhuận cố định mà nhà đầu tư thu về trong tương lai.

Trong trường hợp giá cả tăng lên đi kèm với sản lượng kinh tế sụt giảm hoặc tăng trưởng bằng 0 - tình huống được gọi là đình lạm (stagflation), chính sách tiền tệ của Mỹ được dự báo sẽ bước vào một thời kỳ bất ổn mới. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải lựa chọn đưa ra các chính sách hỗ trợ tăng trưởng hoặc kiểm soát lạm phát.

Theo các nhà phân tích, một số nhà đầu tư có thể đã bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ cùng với một số tài sản tài chính khác của Mỹ sẽ trú ẩn trong một “kênh an toàn” khác, đó là tiền mặt. Vào đầu tháng 4, giá trị tài sản của nhà đầu tư Mỹ trong quỹ thị trường tiền tệ (MMF) ở mức cao kỷ lục trong vòng hơn 30 năm trở lại đây.

BẤT ỔN CHÍNH SÁCH, CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA

Nhà đầu tư thường đòi hỏi lợi suất cao hơn khi đầu tư vào các quốc gia có lịch sử chính trị và kinh tế bất ổn. Đó là một trong những lý do trái phiếu chính phủ Argentina có lợi nhuận 13% vào thời điểm giữa tháng 4.

Chính sách thuế quan cũng như phong cách chính trị khó lường của ông Trump khiến nhà đầu tư khó đoán định về môi trường đầu tư của nền kinh tế lớn nhất thế giới kể cả trong ngắn hạn.

Theo các nhà phân tích, một động lực giúp Mỹ hút vốn đầu tư quốc tế là niềm tin của nhà đầu tư vào sức mạnh của hệ thống tư pháp cũng như sự liên tục và nhất quán của các chính trách Tuy nhiên, hành động của chính quyền Trump đã làm suy yếu phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào những điều từng đưa Mỹ trở thành điểm đến hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài.

Khi đồng USD thay thế vàng trở thành tài sản dự trữ của thế giới vào giữa thập niên 1970, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua trái phiếu kho bạc Mỹ như một phương thức để tích trữ đồng USD. Trái phiếu kho bạc Mỹ được xem là một khoản đầu tư đảm bảo bởi Chính phủ Mỹ chưa bao giờ mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nợ công của Mỹ đang ở mức tương đương 121% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ông Trump trở lại Nhà Trắng đầu năm nay với cam kết giảm thâm hụt ngân sách. Việc tăng thuế quan là một cách để ông tăng thu ngân sách liên bang. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo rằng các chính sách khác của vị Tổng thống sẽ làm tăng nợ công của Mỹ.

Chính quyền Trump đang tìm cách gia hạn vĩnh viễn các chính sách giảm thuế mà ông ban hành trong nhiệm kỳ đầu tiên, bên cạch các chính sách giảm thuế thêm mà ông lên kế hoạch cho nhiệm kỳ này.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thuế quan đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, chính phủ có thể sẽ phải tăng chi tiêu, gây áp lực tới nền tài chính quốc gia.

“Trong bối cảnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ gia tăng có thể là một dấu hiệu của ‘cuộc tháo vốn’ khi nhà đầu tư không còn muốn tài trợ cho thâm hụt của Mỹ nữa”, ông Mike Riddell, quản lý danh mục tài sản lợi nhuận cố định tại công ty Fidelity International, nhận xét.

CHỦ NỢ NƯỚC NGOÀI THOÁT HÀNG, "HẦM TRÚ ẨN" TIỀM NĂNG

Thông thường, khi giá trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm thì xuất hiện đồn đoán về hoạt động bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài. Vào tháng trước, khi điều này xảy ra, nhiều người cho rằng đây có thể là hành động đáp trả thuế quan của ông Trump. Trung Quốc và Nhật Bản hiện là hai chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Dữ liệu chính thức cho thấy cả hai nước này đều đã giảm lượng trái phiếu bạc Mỹ.

Nhiều nhà quản lý quỹ tại châu Âu và Nhật đã tìm ra nhiều lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho trái phiếu kho bạc Mỹ, như trái phiếu chính phủ Đức.

Vàng, một tài sản trú ẩn truyền thống, cũng chứng kiến giá tăng lên mức kỷ lục trong tháng 4, vượt qua gần như mọi loại tài sản lớn khác. Thời gian qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đẩy mạnh mua vàng. Tuy nhiên, không giống trái phiếu, đầu tư tại vàng không mang lại lợi nhuận thường xuyên. Kim loại này chỉ mang lại lợi nhuận khi giá tăng ở thời điểm chủ sở hữu bán ra.

Nhìn chung không có tài sản nào có thể thay thế trái phiếu kho bạc Mỹ nếu xét ở mức độ thanh khoản và độ sâu của thị trường. Và để thoái vốn thực sự khỏi thị trường này cần tới nhiều năm. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng động thái của thị trường trong tháng 4 có thể là khởi đầu cho một sự dịch chuyển toàn cầu. Đây cũng có thể là sự đánh giá lại đối với các loại tài sản đóng vai trò nền tảng cho sự thống trị của nền kinh tế Mỹ

-Ngọc Trang

]]>Kỳ vọng VN-Index sẽ sớm tiến lên kiểm tra vùng 1.230-1.250 điểmVN-Index kết phi#234;n với nến xanh v#224; giữ tr#234;n mốc 1.220 nhờ nỗ lực từ nh#243;m cổ phiếu Vingroup.Thu, 24 Apr 2025 15:55:13 GMT/ky-vong-vn-index-se-som-tien-len-kiem-tra-vung-1-230-1-250-diem.htm/ky-vong-vn-index-se-som-tien-len-kiem-tra-vung-1-230-1-250-diem.htmChứng khoánVN-Index kết phiên với nến xanh và giữ trên mốc 1.220 nhờ nỗ lực từ nhóm cổ phiếu Vingroup.

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 25/4/2025

Kết phiên ngày 24/4, VN-Index tăng 12,35 điểm, tương đương 1,02% lên mốc 1.223,35 điểm. Ngược chiều, Hnx-Index giảm 0,38 điểm, tương đương 0,18% xuống 211,07 điểm.

Diễn biến thị trường nhiều khả năng sẽ theo hướng điều chỉnh giằng co với sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong phiên cuối tuần

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Sau khi hồi phục mạnh mẽ từ thời điểm nhúng sâu về vùng hỗ trợ quanh 1.140 điểm, áp lực cung ở nhiều nhóm cổ phiếu có thể sẽ gia tăng trở lại, khi chỉ số đã tiếp tới gần vùng kháng cự mạnh 1.230-1.250 điểm. Diễn biến thị trường nhiều khả năng sẽ theo hướng điều chỉnh giằng co với sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong phiên cuối tuần. Hoạt động cơ cấu của các bộ chỉ số Vn30, VnDiamond… và tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ lễ có thể là những yếu tố tạo lực cản đối với nỗ lực tăng điểm của thị trường đoạn cuối tháng 04.

Đây vẫn được xem là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư thực hiện cơ cấu lại tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn, phù hợp với khẩu vị chấp nhận rủi ro của mình.

Đối với các hoạt động trading, nhà đầu tư chỉ nên thực hiện ở các nhịp rung lắc mạnh của thị trường trong giai đoạn hiện tại”.

Thị trường vẫn đang giao dịch trong vùng 1.200 – 1.240 với biên độ lớn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"VN-Index tăng hơn 12 điểm trong phiên hôm nay và đóng cửa tại mốc 1.223,35 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 15/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Bảo hiểm, Bất động sản dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành Hàng cá nhân gia dụng. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên sàn HSX và bán ròng trên sàn HNX.

Thị trường vẫn đang giao dịch trong vùng 1.200 – 1.240 với biên độ lớn, nhà đầu tư nên cẩn trọng”.

VN-Index đang tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn suy giảm dưới vùng kháng cự gần nhất 1.230 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên. Tâm lý và xu hướng của thị trường có thể cải thiện tốt hơn khi vượt qua vùng kháng cự này. VN-Index đang tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm. Đây là vùng hỗ trợ tâm lý mạnh, vùng giá trung bình trong 05 năm qua, cũng như vùng giá cao nhất năm 2018. Tuy nhiên để thị trường chung cải thiện, chỉ số VN30 đại diện nhóm vốn hóa lớn, cần vượt lên kháng cự 1.320 điểm, giá trung bình 200 phiên hiện nay.

Ngắn hạn những thông tin về đàm phán thương mại, kỳ vọng giảm các mức thuế đối ứng đã công bố. Áp lực cung ngắn hạn, áp lực bán dư nợ ký quỹ giảm tương đối và kết quả kinh doanh là động lực cho thị trường phục hồi. Với diễn biến hiện tại, dòng tiền cho thấy đang cải thiện khá tốt ở nhiều mã khi giảm giá mạnh. Nhiều mã cơ bản tốt, có kết quả kinh doanh tích cực đã phục hồi mạnh mẽ. Với cơ hội sinh lợi ngắn hạn đang cải thiện khá. Chúng tôi cho rằng rất nhiều mã, nhóm mã sau giai đoạn bán tháo đang tương đối rẽ so với các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Phù hợp các vị thế tỉ trọng dưới trung bình tích lũy thận trọng, hoặc xem xét mua lướt ngắn hạn hạ giá vốn đầu tư.

Nhà đầu tư duy trì tỉ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các ngành chiến lược, tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế".

Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường sẽ có diễn biến phân hóa

(Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam – YSVN)

“Chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động quanh mức 1.230 điểm. Đồng thời, vùng kháng cự mạnh của chỉ số VN-Index là 1.245 – 1.250 điểm và nếu chỉ số VN-Index vượt được vùng kháng cự này thì xu hướng ngắn hạn có thể sẽ mở rộng về mức kháng cự kế tiếp là 1.310 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường sẽ có diễn biến phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và thanh khoản thấp.

Nhóm cổ phiếu chịu tác động từ thuế quan của Mỹ đã có nhịp hồi phục tích cực vài phiên gần đây và rủi ro ngắn hạn giảm dần, điều này cho thấy rủi ro của thị trường chung tiếp tục ở mức thấp và mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.

Chiến lược ngắn hạn (dưới 1 tháng): Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để mua mới. Ưu tiên cho danh mục vẫn là các cổ phiếu có mức Stock Rating trên 80 điểm”.

Kỳ vọng VN-Index sẽ sớm tiến lên kiểm tra vùng điểm 1.230-1.250

(Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VCBS)

“VN-Index kết phiên với nến xanh và giữ trên mốc 1220 nhờ nỗ lực từ nhóm cổ phiếu Vingroup.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo CMF tiếp tục hướng lên cho thấy dòng tiền đang vận động sôi động hơn khi VN-Index duy trì tốt trên vùng hỗ trợ 1.200-1.210 và dần tiến lên các mốc điểm cao hơn. Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số chung đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.

Ở khung đồ thị giờ, đường +DI chuẩn bị cắt lên đường -DI cho thấy động lực đang dần trở lại với VN-Index, tuy nhiên đường ADX ở dưới mốc 25 nên nhìn chung xu hướng ngắn hạn sẽ là đi lên với các nhịp tăng giảm đan xen. Các chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên như ở khung ngày nên kỳ vọng thị trường sẽ sớm tiến lên kiểm tra vùng điểm 1.230-1.250.

Thị trường tiếp tục thể hiện sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, kể cả giữa các cổ phiếu trong cùng nhóm ngành cũng có sự chênh lệch về biên độ tăng và sức mạnh thu hút dòng tiền. Điều này phần nào cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư về KQKD Q1 cũng như triển vọng đối với từng doanh nghiệp. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư bán giảm những mã đang chịu áp lực điều chỉnh ở vùng đỉnh/kháng cự và cơ cấu danh mục sang những cổ phiếu thu hút dòng tiền tích cực gần đây và đang có tín hiệu
bước vào nhịp tăng từ vùng hỗ trợ ở một số nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản, bán lẻ”.

Xu hướng ngắn hạn của chỉ số sẽ trở nên bền vững hơn nếu thử thách thành công khu vực 1.220 – 1.230

(Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI – SSI)

“VN-Index đóng cửa tại 1.223,35 điểm tăng 12,35 điểm (+1,02%). KLGD khớp lệnh 700 triệu CP.

Đà hồi phục ngắn hạn đưa chỉ số tiệm cận vùng kháng cự 1.220 – 1.230. Xu hướng ngắn hạn của chỉ số sẽ trở nên bền vững hơn nếu thử thách thành công khu vực trên đi kèm sự xác nhận của thanh khoản.

Đồng thời vùng 1.180 – 1.200 kỳ vọng tiếp tục nâng đỡ cho chỉ số giúp hấp thụ tốt lực cung trong các nhịp rung lắc trở lại”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

-Hà Anh

]]>KRX sắp vận hành, khối ngoại nhanh tay mua ròng gần 600 tỷ Nh#224; đầu tư nước ngo#224;i bất ngờ mua r#242;ng mạnh#160;458.2 tỷ đồng, t#237;nh ri#234;ng giao dịch khớp lệnh th#236; họ mua r#242;ng 583.2 tỷ đồng... Thu, 24 Apr 2025 13:22:19 GMT/krx-sap-van-hanh-khoi-ngoai-nhanh-tay-mua-rong-gan-600-ty.htm/krx-sap-van-hanh-khoi-ngoai-nhanh-tay-mua-rong-gan-600-ty.htmChứng khoánNhà đầu tư nước ngoài bất ngờ mua ròng mạnh 458.2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 583.2 tỷ đồng...

Hôm nay là phiên lượng hàng lớn hơn 1,7 tỷ cổ phiếu về tài khoản nhưng không có đợt bán tháo nào xảy ra. Thị trường khá vững. Chỉ số tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, càng về cuối phiên càng khỏe, đóng cửa lấy thêm 12,35 điểm nữa đứng ở vùng giá 1.223,35, tương ứng tăng 1,02%.

Độ rộng vẫn đẹp 289 mã tăng trên 208 mã giảm điểm. Nhóm bất động sản tiếp tục trở thành trụ dẫn dắt chỉ số đi lên, VIC tăng kịch trần kéo 3,73 điểm cho thị trường chung, VHM tăng 4,62% kéo 2,64 điểm, ngoài ra còn có HDB, FPT, VRE, BVH, VCB. Hôm nay là ngày đại hội đồng cổ đông thường niên của VIC và HDB với nhiều thông tin tích cực được tiết lộ từ ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hiệu ứng lan tỏa sang nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng ghi nhận tăng khá như KBC, NVL, PDR, DXG, riêng khu công nghiệp có SIP bung nóc bay phấp phới.

Viễn thông tiếp tục bùng nổ ở VGI, CTR, công nghệ thông tin có FPT và CMG cũng xanh mướt. Thị trường tích cực do không có đợt bán tháo chốt lời nhưng bên cầm tiền cũng thận trọng không mua đuổi bằng mọi giá nên hầu hết các nhóm ngành khác mức tăng chững lại.

Chứng khoán và ngân hàng có sự phân hóa sâu sắc. Theo đó, ở nhóm chứng khoán ngoại trừ 3 cổ giảm mạnh như VND, VIX, HCM, còn lại hầu hết mức tăng trung bình trên 1%. Tương tự, nhóm nhà băng nhiều cổ quay đầu điều chỉnh như TCB, MBB, VPB, ACB, LPB, SHB.

Thanh khoản ba sàn sụt giảm còn hơn 19.000 tỷ đồng. Thị trường được kỳ vọng tiếp tục tăng trong ngắn hạn khi Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chính thức công bố đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5 tới. 

Nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ mua ròng mạnh 458.2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 583.2 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bất động sản, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, MWG, VHM, STB, NVL, SAB, BAF, MBB, DIG, PNJ.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Hàng Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: GEX, SHB, VIC, GVR, FTS, VCI, VPB, BSI, PTB.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 73.5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 100.0 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: SHB, ACB, GEX, GVR, MSN, VPB, TCB, LPB, VNM, FTS.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Bán lẻ. Top bán ròng có: MWG, VHM, HPG, CTD, VRE, STB, SAB, TCH, BAF.

KRX sắp vận hành, khối ngoại nhanh tay mua ròng gần 600 tỷ  - Ảnh 1

Tự doanh bán ròng 220.0 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 268.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 3/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bảo hiểm, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm VRE, BVH, CTD, GEX, FUESSVFL, VCI, FUEVFVND, REE, HHS, E1VFVN30. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm MBB, HPG, ACB, VHM, STB, TCB, VPB, LPB, VIC, MSN.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 285.0 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 214.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có SHB, ACB, MSN, CTG, HPG, LPB, VNM, GVR, TCB, HDB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có CTD, VIC, TCH, MWG, VRE, KDH, VCI, GMD, DXG, MBB.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 1.573,5 tỷ đồng, giảm -26,6% so với phiên liền trước và đóng góp 8,1% tổng giá trị giao dịch. Đáng chú ý hôm nay nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (TCB, MSB, HDB, VPB), nhóm vốn hóa lớn (HPG, MSN, MWG) và VPI.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Chứng khoán, Thiết bị điện, Dầu khí, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Dệt may, Chuyến phát nhanh trong khi giảm ở Bất động sản, Ngân hàng, Thép, Hóa chất, Nuôi trồng nông hải sản, Thực phẩm, Bán lẻ, Vật liệu xây dựng nội thất.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30.

-Thu Minh

]]>Con trai Chủ tịch NVL không bán ra 2,9 triệu cổ phiếu đã đăng kýHiện, #244;ng Qu#226;n vẫn đang nắm giữ 78,2 triệu cổ phiếu NVL, chiếm 4,012% cổ phần tại NVLThu, 24 Apr 2025 13:21:26 GMT/con-trai-chu-tich-nvl-khong-ban-ra-2-9-trieu-co-phieu-da-dang-ky.htm/con-trai-chu-tich-nvl-khong-ban-ra-2-9-trieu-co-phieu-da-dang-ky.htmChứng khoánHiện, ông Quân vẫn đang nắm giữ 78,2 triệu cổ phiếu NVL, chiếm 4,012% cổ phần tại NVL

Ông Bùi Cao Nhật Quân báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan của Người nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (mã NVL-HOSE).

Theo đó, ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu nhưng không bán ra bất kỳ cổ phiếu nào, từ ngày 21/3 - 18/4 do diễn biến thị trường không thuận lợi. Như vậy, ông Quân vẫn đang nắm giữ 78,2 triệu cổ phiếu NVL, chiếm 4,012% cổ phần tại NVL.

Trong khi đó, CTCP Novagroup - công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu theo hình thức khớp lệnh vào ngày 17/4. Sau giao dịch, Novagroup còn nắm giữ 338,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 17,373% cổ phần.

Kết phiên 17/4, cổ phiếu NVL có thị giá 10.800 đồng/cp, đưa giá trị thương vụ ước tính đạt khoảng 27 tỷ đồng.

Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV - BSC (mã BSI-HOSE) vừa có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hành vi vi phạm của tổ chức phát hành là Novaland về mã trái phiếu NVLH2124002.

Cụ thể: ngày 18/03/2025, những người sở hữu trái phiếu đã có các công văn số 180301/CV-DCVFM của CTCP Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam và Công văn số 180301/CV-VDEF ngày 18/03/2025 của Vietnam Debt Fund SPC gửi BSC để thông báo về việc NVL không thanh toán đầy đủ gốc, lãi đến hạn của Trái phiếu NVLH2124002 theo quy định.

Theo quy định NVL có trách nhiệm thanh toán đầy đủ gốc, lãi đến hạn của trái phiếu NVLH2124002 vào ngày đáo hạn 10/03/2025.

Đến ngày 20/3/2025, với tư cách đại diện người sở hữu trái phiếu, BSC đã có công văn số 311/BSC-IB thông báo xảy ra sự kiện vi phạm của NVL, đồng thời yêu cầu tổ chức phát hành có phương án khắc phục sự kiện vi phạm.

Đến ngày 24/03/2025, NVL đã có công văn số 89/2025-CV-NVLG về việc đề xuất phương án thanh toán gốc, lãi đến hạn của trái phiếu NVLH2124002 gửi người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, sự kiện vi phạm chưa được khắc phục trong thời gian quy định tại các điều kiện trái phiếu.

Đến ngày 28/3/2025, BSC đã có công văn số 335/BSC-IB thông báo trái phiếu đã đến hạn và yêu cầu NVL phải thực hiện mua lại bắt buộc toàn bộ trái phiếu mã NVLH2124002 đang lưu hành và thanh toán toàn bộ tiền gốc, lãi và các khoản thanh toán đã phát sinh khác nhưng chưa được thanh toán (nếu có) cho những người sở hữu trái phiếu chậm nhất vào ngày 08/04/2025.

Đến hết ngày 08/04/2025, BSC không nhận được thông tin về việc NVL đã thanh toán đầy đủ gốc, lãi đến hạn của trái phiếu NVLH2124002 cho người sở hữu trái phiếu.

Theo giải trình, Novaland cho biết do công ty chưa thu xếp được nguồn tiền nên dẫn tới việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Đồng thời, NVL đang thương thảo với nhà đầu tư về việc thanh toán dư nợ của lô trái phiếu này.

Trong năm 2025, Novaland đưa ra 2 phương án kinh doanh, tùy thuộc vào tiến độ giải quyết các vướng mắc pháp lý tại các dự án - trong trường hợp thuận lợi, doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt 13.411 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ sau thuế 12 tỷ đồng. Ngược lại, với kịch bản ít khả quan hơn, doanh thu thuần dự kiến là 10.453 tỷ đồng và lỗ sau thuế ở mức 688 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty đề xuất phương án phát hành riêng lẻ tối đa 350 triệu cổ phiếu cho không quá 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, với giá phát hành không thấp hơn 10.000 đồng/cp.

Nguồn vốn huy động từ đợt phát hành này sẽ được Novaland sử dụng cho nhiều mục đích quan trọng, bao gồm: thanh toán một phần các khoản phải trả, các nghĩa vụ thuế và nộp ngân sách Nhà nước; trả lương cho cán bộ nhân viên; chi phí vận hành công ty; bổ sung vốn lưu động; cũng như góp vốn vào các công ty con.

-Hà Anh

]]>Blog chứng khoán: Yên ổn và hi vọngThị trường đang trong trạng th#225;i y#234;n ổn về th#244;ng tin v#224; hi vọng về yếu tố t#237;ch cực mới li#234;n quan đến đ#224;m ph#225;n thuế quan. Điều n#224;y c#224;ng khiến nh#224; đầu tư bắt đ#225;y th#224;nh c#244;ng kh#244;ng c#243; l#253; do g#236; để b#225;n cổ phiếu...Thu, 24 Apr 2025 09:26:01 GMT/blog-chung-khoan-yen-on-va-hi-vong.htm/blog-chung-khoan-yen-on-va-hi-vong.htmChứng khoánThị trường đang trong trạng thái yên ổn về thông tin và hi vọng về yếu tố tích cực mới liên quan đến đàm phán thuế quan. Điều này càng khiến nhà đầu tư bắt đáy thành công không có lý do gì để bán cổ phiếu...

Thị trường đang trong trạng thái yên ổn về thông tin và hi vọng về yếu tố tích cực mới liên quan đến đàm phán thuế quan. Điều này càng khiến nhà đầu tư bắt đáy thành công không có lý do gì để bán cổ phiếu.

Việc Việt Nam bắt đầu đàm phán với Mỹ không tạo được nhiều hiệu ứng kích thích, thị trường buổi sáng chỉ tăng ngắn một chập rồi vẫn bị chốt lời. Đó không phải là sức ép của lượng hàng bắt đáy mà có thể chỉ là hoạt động lướt T+ sớm. Thông tin KRX vận hành ngay sau kỳ nghỉ cũng không hẳn là nguyên nhân thúc đẩy thị trường tốt lên trong buổi chiều vì đã được biết từ lâu.

Tuy vậy, bối cảnh bình yên mới là yếu tố hỗ trợ tâm lý. Không có thêm phát ngôn nào sốc, các tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung cũng đã có. Điều này càng góp phần xác nhận cú rung lắc cực mạnh hôm 22/4 không phải đến từ sự “sợ hãi chưa biết” nào cả.

Trong giai đoạn đàm phán, khả năng cao là chưa có thông tin nào được tiết lộ, thời gian cũng có thể kéo dài vài tuần. Nếu có những yếu tố tích cực mới thì tốt, còn không kịch bản khả dĩ là thị trường ổn định với thanh khoản thấp để chờ đợi thông tin. Sự co giãn cung cầu trong tình thế ổn định về thông tin khó có thể gây ra biến động lớn và các cơ hội lướt sóng ngắn hạn cũng ít đi.

Hôm nay nhóm thủy sản, dệt may, bất động sản khu công nghiệp và một số cổ phiếu xuất khẩu khác đã có diễn biến tăng khá ấn tượng. Điều này cũng là bình thường vì thông tin bắt đầu đàm phán là yếu tố hỗ trợ xoa dịu mối lo ngại. Nếu không có VIC, VHM mạnh mẽ thì thị trường sẽ chỉ lình xình biên độ hẹp. Nhóm mua và nắm giữ đã có được hàng giá tốt chưa muốn bán. Nhóm lướt sóng T+ có cơ hội giao dịch nhưng cũng không nhiều, biểu hiện là thanh khoản giảm đáng kể. Hai sàn hôm nay khớp khoảng 17,3k tỷ chưa tính thỏa thuận và trong vài ngày tới còn thấp nữa.

Nếu không có diễn biến đột ngột chiều ngày 22/4 thì nhịp điều chỉnh sau cú dội ngược phục hồi vẫn đang vận động bình thường. Những cổ phiếu mạnh đã nhanh chóng bù lại phần điều chỉnh do tin thuế quan, một số còn tăng vượt đỉnh. Các cổ phiếu như vậy càng có lý do để thu hút dòng tiền tới đây vì nếu lúc này đã tốt, khi đàm phán thành công sẽ còn tốt hơn.

Việc dự báo kết quả đàm phán để đi trước thị trường lúc này là không cần thiết. Đến đoàn đàm phán còn không biết kết quả nữa là các “chuyên gia” bên ngoài. Càng cố gắng suy luận, nghe ngóng nhiều nơi càng dễ loạn. Chỉ cần ý thức được những gì xấu nhất đã xong thì kịch bản tệ nhất cũng là không xấu bằng hoặc tốt lên.

Thị trường phái sinh hôm nay có basis rất chặt ở F1 trong phiên. Ngưỡng 1303.xx là đường phân chia trạng thái tích cực, tiêu cực nhưng khoảng mở biên độ là rộng so với VN30. Các điểm chỉ số cắt xuống dưới 1303.xx và cắt lên trên đường này đều có thể vào Short/Long được, chỉ cần quan sát kỹ các trụ. VIC và VHM có nhịp cộng hưởng đặc biệt buổi chiều và tạo hiệu ứng tốt. Basis F1 mở rộng chiết khấu khi hai trụ này được kéo lên, có vẻ các tay chơi phái sinh không mấy tin tưởng. Điều này càng có lợi thế cho Long.

Blog chứng khoán: Yên ổn và hi vọng - Ảnh 1

Phiên tăng hôm nay chỉ có tín hiệu tích cực là lượng hàng giá rẻ tiếp tục được “cất kho”, còn sự vận động của các cổ phiếu trụ là bình thường. Cơ hội tăng vẫn thấp nhưng rủi ro giảm cũng thấp. Chiến lược tiếp tục là nắm giữ cổ phiếu, Long/Short linh hoạt với phái sinh.

VN30 đóng cửa tại 1311.66. Cản gần nhất ngày mai là 1316; 1322; 1328; 1333; 1340; 1347; 1356. Hỗ trợ 1305; 1300; 1293; 1285; 1280; 1268.

“Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.

-iTrader

]]>“Siêu trụ” trở lại, VN-Index vượt 1220 điểm, khối ngoại mua ròng mạnhTrạng th#225;i giao dịch luẩn quẩn của phi#234;n s#225;ng k#233;o d#224;i th#234;m #237;t ph#250;t đầu phi#234;n chiều, sau đ#243; kết th#250;c bằng nhịp tăng b#249;ng nổ. Vai tr#242; của c#225;c cổ phiếu trụ nổi bật l#224; VIC, VHM dẫn dắt loạt blue-chips kh#225;c tăng mạnh chiều nay. VN-Index đ#243;ng cửa đ#227; gi#224;nh lại mốc 1220 điểm trong khi nh#224; đầu tư nước ngo#224;i cũng giải ng#226;n mạnh đột biến...Thu, 24 Apr 2025 08:39:06 GMT/sieu-tru-tro-lai-vn-index-vuot-1220-diem-khoi-ngoai-mua-rong-manh.htm/sieu-tru-tro-lai-vn-index-vuot-1220-diem-khoi-ngoai-mua-rong-manh.htmChứng khoánTrạng thái giao dịch luẩn quẩn của phiên sáng kéo dài thêm ít phút đầu phiên chiều, sau đó kết thúc bằng nhịp tăng bùng nổ. Vai trò của các cổ phiếu trụ nổi bật là VIC, VHM dẫn dắt loạt blue-chips khác tăng mạnh chiều nay. VN-Index đóng cửa đã giành lại mốc 1220 điểm trong khi nhà đầu tư nước ngoài cũng giải ngân mạnh đột biến...

Trạng thái giao dịch luẩn quẩn của phiên sáng kéo dài thêm ít phút đầu phiên chiều, sau đó kết thúc bằng nhịp tăng bùng nổ. Vai trò của các cổ phiếu trụ nổi bật là VIC, VHM dẫn dắt loạt blue-chips khác tăng mạnh chiều nay. VN-Index đóng cửa đã giành lại mốc 1220 điểm trong khi nhà đầu tư nước ngoài cũng giải ngân mạnh đột biến.

Thống kể rổ VN30 buổi chiếu có tới 19 mã tăng so với giá chốt phiên sáng, chỉ 9 mã tụt giá. Dẫn dắt nhóm đi lên là “bộ ba” VIC, VHM và VRE. Trong đó, VIC khởi sắc đặc biệt từ khoảng 1h45 trở đi và đóng cửa tăng kịch trần. Sau 4 phiên giảm liên tiếp tới 17,5%, VIC tăng trở lại 7%. Cổ phiếu này vốn đã mạnh từ sáng (tăng 4,44%) và giao dịch buổi chiều không lớn, chỉ khoảng 280 tỷ đồng giá trị khớp lệnh. Có vẻ áp lực bán ở VIC đã suy yếu.

VHM xuất sắc hơn nhiều khi xuất phát điểm kém VIC. Chốt phiên sáng VHM vẫn khó khăn mới giữ được tham chiếu. Đến chiều lượng tiền đổ vào kéo lên dữ dội. VHM tăng liên tục cho tới tận sát giờ đóng cửa và kết phiên trên tham chiếu tới 4,62%. Thanh khoản tại VHM phiên chiều đạt 585,2 tỷ đồng, cao nhất thị trường.

Sức ảnh hưởng của VIC và VHM là rất đáng kể, đem về tới 6,4 điểm trong tổng mức tăng 12,35 điểm của VN-Index. Với VN30-Index, 2 trụ này đem về 6,9 điểm trong tổng tăng 8,62 điểm. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu blue-chips khác cũng mạnh đáng chú ý phiên chiều: VRE tăng thêm 3,64% so với phiên sáng, chốt tăng 3,87% trên tham chiếu. MSN tăng 2,04%, đảo chiều thành công trên tham chiếu 0,5%. BID tăng 1,14%, đảo chiều thành tăng 0,28%. MWG tăng 1,7%, đảo chiều thành tăng 1,53%. CTG tăng 1,36%, đảo chiều thành tăng 0,27%. Thậm chí ngay cả SHB rất kém buổi sáng, chiều nay cũng co hẹp biên độ lại còn giảm 0,77%.

Sự cộng hưởng của các cổ phiếu dẫn dắt tăng mạnh lẫn các trụ khác bớt giảm hoặc đảo chiều giúp VN-Index có nhịp leo dốc ấn tượng cuối ngày. Không chỉ vượt qua đỉnh cao đầu phiên sáng, chỉ số còn tiến thêm bước nữa và đóng cửa sát ngưỡng cao nhất, tăng 12,35 điểm tương đương +1,02%. Như vậy biên độ rung lắc của 2 phiên đầu tuần đã được hoàn trả, VN-Index vượt qua ngưỡng 1220 điểm lên 1223,35 điểm.

Nhoacute;m trụ vẫn cograve;n khaacute; nhiều cổ phiếu yếu.
Nhóm trụ vẫn còn khá nhiều cổ phiếu yếu.

Thực ra đà tăng còn có thể bùng nổ hơn nữa nếu như các trụ đồng thuận tốt hơn. Diễn biến nổi bật chỉ có ở VIC và VHM, còn VCB không thay đổi. TCB, VPB thậm chí còn tụt giá chiều nay, GAS cũng lùi lại tham chiếu. Rổ VN30 vẫn còn 8 mã đỏ và chỉ số tăng 0,66%.

Bù lại mặt bằng cổ phiếu cũng mạnh lên rõ rệt với thanh khoản duy trì tốt trong nhóm vừa và nhỏ. Đầu tiên là độ rộng cải thiện: Chốt phiên sáng VN-Index có 230 mã tăng/226 mã giảm, đóng cửa là 289 mã tăng/207 mã giảm. Số cổ phiếu tăng trên 1% từ 102 mã buổi sáng vọt lên 128 mã. Nhìn từ góc độ phân bổ vốn, toàn sàn HoSE có 41 cổ phiếu thanh khoản vượt 100 tỷ đồng – chiếm 75,5% tổng giao dịch sàn – thì chỉ có 12 mã đỏ còn lại toàn tăng.

Rất nhiều cổ phiếu xuất hiện thanh khoản lớn và giá tăng mạnh dù không phải blue-chips. VHC kịch trần với 104,6 tỷ đồng; VSC tăng 5,84% với 145,4 tỷ; NVL tăng 4,63% với 355,6 tỷ; VTP tăng 4,35% với 217,4 tỷ; GMD tăng 4,26% với 164,5 tỷ; KBC tăng 3,88% với 274,7 tỷ… Nhóm thanh khoản thấp hơn thậm chí còn tăng dữ dội nữa như DCL, SIP, CSM kịch trần, FMC, TLH, ASM, IDI, NTL, TCM, VDS, ORS tăng từ 4%-6%.

Ở phía giảm số mã rơi hơn 1% từ 53 mã buổi sáng còn 44 mã chiều nay. Giao dịch chỉ tập trung vào số ít cổ phiếu là VIX giảm 1,22%, TCB giảm 1,34%, VND giảm 1,32%, ACB giảm 1,83% . Thực tế trong 44 cổ phiếu này chỉ có 7 mã khớp được quá 10 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài phiên chiều cũng gây bất ngờ lớn. Khối này giải ngân mới cao đột biến 48% so với buổi sáng, đạt 1.448 tỷ đồng trong khi bán ra 831 tỷ. Giá trị mua ròng tương ứng 617 tỷ đồng trong khi buổi sáng bán ròng nhẹ 38 tỷ. Loạt mã được mua cực mạnh là HPG +151,9 tỷ, MWG +138,1 tỷ, VHM +109,4 tỷ, STB +88,1 tỷ, NVL +46,9 tỷ, SAB +42,6 tỷ. Phía bán ròng có GEX -79 tỷ, SHB -73,9 tỷ, VIC -39,4 tỷ, GVR -35,9 tỷ.

-Kim Phong

]]>Vingroup đặt mục tiêu 300.000 tỷ đồng doanh thu năm 2025, tiên phong phát triển xanh - bền vữngTập đo#224;n Vingroup - C#244;ng ty Cổ phần (m#227; CK: VIC) đ#227; tổ chức th#224;nh c#244;ng Đại hội đồng Cổ đ#244;ng thường ni#234;n 2025. Với tầm nh#236;n chiến lược v#224; kh#225;t vọng kiến tạo Tương lai Xanh, Vingroup đặt mục ti#234;u tăng trưởng bền vững, ti#234;n phong x#226;y dựng nền kinh tế xanh, g#243;p phần th#250;c đẩy Việt Nam vươn m#236;nh trong kỷ nguy#234;n mới...Thu, 24 Apr 2025 08:33:47 GMT/vingroup-dat-muc-tieu-300-000-ty-dong-doanh-thu-nam-2025-tien-phong-phat-trien-xanh-ben-vung.htm/vingroup-dat-muc-tieu-300-000-ty-dong-doanh-thu-nam-2025-tien-phong-phat-trien-xanh-ben-vung.htmChứng khoánTập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (mã CK: VIC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2025. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng kiến tạo Tương lai Xanh, Vingroup đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong xây dựng nền kinh tế xanh, góp phần thúc đẩy Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới...

Năm 2025, Vingroup đặt mục tiêu đạt 300.000 tỷ đồng doanh thu và 10.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, với trọng tâm là phát triển bền vững thông qua chiến dịch “chuyển đổi xanh”, duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường trong các lĩnh vực hoạt động, tập trung phát triển chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và trải nghiệm khách hàng.

Cụ thể, ở trụ cột Công nghệ - Công nghiệp, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" với trọng tâm là di chuyển “không phát thải”. Trong đó, VinFast đặt mục tiêu củng cố vị trí số 1 thị trường ô tô trong nước; thúc đẩy bàn giao các sản phẩm thuộc dòng xe dịch vụ (dòng Green) nhằm khai thác tiềm năng lớn trong lĩnh vực vận tải và taxi xanh.

Tại thị trường quốc tế, VinFast có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Indonesia, Philippines và Ấn Độ, đồng thời đưa vào vận hành các nhà máy mới tại Indonesia và Ấn Độ từ năm 2025.

Các công ty công nghệ thuộc hệ sinh thái Vingroup tiếp tục phát triển năng động với việc thành lập VinRobotics và VinMotion –2 công ty trong lĩnh vực robot và người máy đa năng, thể hiện sự nhạy bén và đón đầu để làm chủ xu hướng của Vingroup. Các quỹ đầu tư công nghệ như VinIF và VinVentures cũng tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ các nhà khoa học và dự án khởi nghiệp, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Ở trụ cột Thương mại - Dịch vụ, Vinhomes tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trên thị trường bất động sản với việc phát triển các khu đô thị quy mô lớn, tích hợp tiện ích đồng bộ theo mô hình xanh - thông minh, tuân thủ tiêu chuẩn ESG quốc tế. Mở đầu là Dự án Vinhomes Green Paradise vừa được khởi công ngày 19/4/2025 tại Cần Giờ, TP HCM với khát vọng trở thành công trình thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Tương tự Vinhomes, Vinpearl tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí tại Việt Nam. Kế hoạch kinh doanh năm 2025 của Vinpearl tập trung 3 mũi: củng cố thị trường nội địa - mở rộng thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào Ấn Độ, Trung Đông và Đông Nam Á; đẩy mạnh kênh phân phối trực tuyến; phát triển phân khúc MICE, hướng đến việc biến MICE trở thành nguồn doanh thu chủ lực.

Về trụ cột Thiện nguyện xã hội, Vinschool, VinUni, Vinmec tiếp tục đầu tư phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền giáo dục và y tế Việt Nam, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.

Năm 2024, Vingroup ghi nhận doanh thu thuần 189.068 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.276 tỷ đồng, tăng 156,6%. Tổng tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 đạt 839.216 tỷ đồng, tăng 172.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn liên tiếp được vinh danh tại các bảng xếp hạng và giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế: Top 50 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southeast Asia 500) của Tạp chí Fortune; Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam của Vietnam Report; Top 10 Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023 và 2024 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam; và Top 10 “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” do Anphabe công bố.

Những kết quả tích cực trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Vingroup bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, đổi mới và sáng tạo. Với hệ thống quản trị vững chắc, ứng dụng công nghệ thông minh trong mọi hoạt động, Vingroup tự tin chinh phục mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, tiếp tục tiên phong thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, đóng góp vào sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

-Khánh Huyền

]]>HoSE: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5HoSE th#244;ng b#225;o ch#237;nh thức đưa v#224;o vận h#224;nh Hệ thống c#244;ng nghệ th#244;ng tin mới kể từ ng#224;y 05/5/2025.Thu, 24 Apr 2025 07:51:00 GMT/hose-chinh-thuc-van-hanh-he-thong-krx-tu-ngay-5-5.htm/hose-chinh-thuc-van-hanh-he-thong-krx-tu-ngay-5-5.htmChứng khoánHoSE thông báo chính thức đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 05/5/2025.

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vừa cho biết, được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), HoSE thông báo chính thức đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 05/5/2025.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch; tăng cường giám sát, phổ biến, tuyên truyền đến các nhà đầu tư về các tính năng mới của Hệ thống, đảm bảo thị trường giao dịch an toàn, liên tục, ổn định.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn nhận được sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các thành viên thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ quan thông tấn, báo chí, tạo điều kiện cho Hệ thống công nghệ thông tin mới vận hành an toàn, thông suốt, hiệu quả.

Trước đó, ngày 12/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội nghị đánh giá công tác chuẩn bị của các thành viên thị trường để đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành. Tại hội nghị, nhiều đại diện đến từ các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán đã chia sẻ về tính sẵn sàng kết nối với hệ thống KRX.

Vào giữa tháng 3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết hệ thống KRX sẽ cho phép giữ room đến thời điểm tới T+3. Triển khai hệ thống KRX sau khi các thành viên kiểm thử, dự kiến thời gian vận hành tháng 5 hoặc tháng 6/2025.

Về lộ trình triển khai hệ thống KRX, công bố công khai đầy đủ các tính năng cải tiến, khác biệt, ưu việt: Các sở giao dịch chứng khoán, VSDC công bố về chức năng, tính năng mới của hệ thống KRX trước khi hệ thống KRX được đưa vào vận hành để thị trường nắm được đầy đủ thông tin về hệ thống KRX.

VnDirect kỳ vọng với sự khẩn trương của HoSE, hệ thống KRX được đưa vào vận hành sẽ thu hút dòng vốn ngoại, chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi.

Hiện tại, Thông tư 68/2024/TT-BTC đã thiết lập khung pháp lý để phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường của cả FTSE và MSCI. Với việc đáp ứng hai tiêu chí còn lại của FTSE Russell, bao gồm Tiêu chí Pre-Funding và tiêu chí chi phí liên quan đến giao dịch thất bại, VnDirect cho rằng FTSE Russell sẽ có những đánh giá tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam trong kỳ đánh giá tháng 3/2025, và sẽ chính thức nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên Thị trường mới nổi hạng hai trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 của tổ chức này.

Với cam kết mạnh mẽ trong việc đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán và xây dựng một thị trường vốn phát triển bền vững, các tiêu chí nâng hạng còn lại của MSCI sẽ được đáp ứng vào năm 2026, và thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ chính thức được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi trong kỳ đánh giá tháng 6/2027.

HoSE: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5 - Ảnh 1

-Tuệ Lâm

]]>BAF: Năm 2025 tập trung toàn bộ cơ cấu doanh thu vào chăn nuôi, dự kiến sản lượng 900.000 con heo bán ra Đại hội đồng cổ đ#244;ng thường ni#234;n C#244;ng ty Cổ phần N#244;ng nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) vừa được tổ chức với sự tham dự đầy đủ của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Gi#225;m đốc C#244;ng ty, đối t#225;c từ Tổ chức T#224;i ch#237;nh Quốc tế (IFC), c#225;c Quỹ v#224; tổ chức T#224;i ch#237;nh kh#225;c, đ#244;ng đảo cổ đ#244;ng c#249;ng với c#225;c cơ quan truyền th#244;ng đưa tin… Thu, 24 Apr 2025 07:06:47 GMT/baf-nam-2025-tap-trung-toan-bo-co-cau-doanh-thu-vao-chan-nuoi-du-kien-san-luong-900-000-con-heo-ban-ra.htm/baf-nam-2025-tap-trung-toan-bo-co-cau-doanh-thu-vao-chan-nuoi-du-kien-san-luong-900-000-con-heo-ban-ra.htmChứng khoánĐại hội đồng cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) vừa được tổ chức với sự tham dự đầy đủ của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc Công ty, đối tác từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), các Quỹ và tổ chức Tài chính khác, đông đảo cổ đông cùng với các cơ quan truyền thông đưa tin…

Là doanh nghiệp chăn nuôi theo mô hình khép kín chuỗi Feed - Farm - Food, BAF đã chủ động xây dựng trang trại quy mô lớn tách biệt với khu dân cư, chú trọng công tác kiểm soát dịch tễ nhằm đảm bảo an toàn sinh học; chủ động đầu tư và áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi quốc tế từ nguồn giống, thức ăn, điều kiện trang trại đến xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Bằng cách đánh giá toàn diện cả cơ hội lẫn thách thức, đưa ra những điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt đểthích ứng và duy trì sự phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, BAF đã gặt hái được nhiều thành tựu trong năm 2024, vượt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra:

Kết quả triển khai dự án: Trong năm 2024, chính thức vận hành nhiều trang trại - cụm trang trại mới với quy mô 17.000 heo nái, 240.000 heo thịt/lứa tương đương 570.000 heo thịt/năm.

Hoạt động hợp tác quốc tế: BAF đã ký kết thành công hợp tác chiến lược với Tập đoàn Chăn nuôi - Thực phẩm Muyuan nhằm tiếp nhận chuyển giao thiết bị, quy trình chăn nuôi thông minh. Đây cũng là tiền đề quan trọng đưa BAF đến sự kiện quan trọng là thành lập 3 công ty con tại Tây Ninh để chuẩn bị phát triển dự án chăn nuôi nhà tầng đầu tiên tại Việt Nam.

Các giải thưởng, chứng nhận: Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi BAF Nghệ An đạt 02 chứng nhận GlobalG.A.P. và FSSC 22000; 9 trang trại đạt chứng nhận GLOBAG.A.P. Đồng thời công ty cũng được Cục Chăn nuôi vinh danh là “Doanh nghiệp tiêu biểu về công nghệ quản lý – xử lý chất thảI” và “Doanh nghiệp tiêu biểu về chăn nuôi an toàn sinh học”.

Kết quả kinh doanh: Trong năm 2024, doanh thu thuần đạt 5.640 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cả năm 2024 tăng 36,3% (trong đó hoạt động chăn nuôi đóng vai trò chủ chốt với mức tăng trưởng 161,7% so với cùng kỳ năm 2023). Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của Công ty đều tăng, tương ứng 108% và 105% so với kế hoạch.

Ocirc;ng Prasad Gopalan trong vai trograve; thagrave;nh viecirc;n HĐQT (Nguyecirc;n Giaacute;m đốc toagrave;n cầu Mảng Nocirc;ng nghiệp amp; Lacirc;m nghiệp Tổ chức Tagrave;i chiacute;nh Quốc tế (IFC) tham dự đại hội.
Ông Prasad Gopalan trong vai trò thành viên HĐQT (Nguyên Giám đốc toàn cầu Mảng Nông nghiệp Lâm nghiệp Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tham dự đại hội.

Sang năm 2025, BAF định hướng phát triển công ty trên nền tảng “Chuyển đổi số - Phát triển xanh - bền vững”, đảm bảo giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh với các mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể: tối ưu hóa mô hình chăn nuôi khép kín và mở rộng sản xuất nhằm nâng cao khả năng tự chủ, kiểm soát chi phí; tăng cường hợp tác chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước nhằm chuyển giao công nghệ và mở rộng thị trường; đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm từ mảng Food và mở rộng các kênh phân phối, đưa sản phẩm đến rộng rãi với người tiêu dùng. Đồng thời triển khai song song các hoạt động củng cố quản trị doanh nghiệp, phát triển đội ngũ, các hoạt động xã hội cộng đồng.

Trong mảng Feed: Khởi công xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới tại Bình Định với công suất thiết kế 300.000 tấn/năm, nâng tổng số lượng lên 3 nhà máy và tổng công suất hệ thống lên 760.000 tấn/năm.

Trong mảng Farm: Dự kiến vận hành nhiều trang trại - cụm trang trại mới. Tiếp tục mở rộng các dự án quỹ đất đã mua và triển khai xây dựng dự án mới nhằm phục vụ kế hoạch mở rộng đàn trong những năm tiếp theo. Trong đó có công tác chuẩn bị các thủ tục pháp lý để phát triển dự án trang trại chăn nuôi nhà tầng với tổng diện tích 1.550 hecta, gồm 4 tòa nhà tích hợp trang trại chăn nuôi và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là cơ sở quan trọng để BAF hướng đến hoàn thành mục tiêu đạt 10.000.000 heo thương phấm vào năm 2030.

Trong mảng Food: Triển khai dự án Nhà máy chế biến thịt tại Bình Phước với năng lực chế biến thịt 240 con/giờ và năng lực chế biến suất ăn công nghiệp đạt 100.000 suất/ngày.

Trong phần giải đáp trực tiếp tại Đại hội, Bà Bùi Hương Giang - Tổng giám đốc công ty - cho biết kết quả kinh doanh quý 1/20205 của BAF đạt mức doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng, sản lượng heo bán ra đạt khoảng 160.000 con, lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng (lợi nhuận đạt 110% so với kế hoạch mục tiêu phân bổ từng quý trong tổng thể kế hoạch cả năm 2025).

Về kế hoạch tài chính, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2025 đạt khoảng 5.602 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 774 tỷ đồng. So với kết quả năm 2024, doanh thu giữ nguyên nhưng lợi nhuận tăng tới 91%. Cơ cấu doanh thu cũng sẽ chuyển dịch từ mảng chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 60% (40% còn lại đến từ mảng nông sản) trong năm 2024 sang tập trung hoàn toàn vào mảng chăn nuôi vào năm 2025. Tổng sản lượng heo bán ra trong năm dự kiến đạt 900.000 con.

Đánh giá về sức cạnh tranh của BAF trong lĩnh vực chăn nuôi heo, theo Ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT, thách thức lớn nhất trong ngành là diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi (ASF). Trước thời điểm dịch bùng phát, chăn nuôi nhỏ lẻ - nông hộ chiếm đến hơn 70% so với chăn nuôi công nghiệp - quy mô lớn nhưng hiện nay tỷ trọng này đã đảo chiều khi chăn nuôi nông hộ đã giảm xuống dưới 50% và dự đoán sẽ chỉ còn xấp xỉ 30% cho đến năm 2030.

BAF đang đặt ra một mục tiêu vô cùng khát vọng với tầm nhìn khoảng 1,8 triệu heo thương phẩm bán ra vào năm 2026; từ 3,5 - 4 triệu heo thương phẩm bán ra vào năm 2027 và đến năm 2030 con số này sẽ đạt 10 triệu heo. Cạnh tranh khốc liệt là điều không thể tránh khỏi và BAF đang nỗ lực “chạy đua” để lấp đầy thị phần đang giảm từ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đặc biệt chú trọng hoạt động hợp tác quốc tế để đẩy mạnh quản trị an toàn sinh học, kiểm soát dịch tễ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Cũng theo chia sẻ từ HĐQT, BAF xác định mục tiêu dài hạn không chỉ tập trung vào sản phẩm thịt heo mà sẽ đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu từ thịt heo thông qua việc xây dựng các nhà máy giết mổ, chế biến sâu quy mô lớn. BAF cũng định vị sau năm 2030 sẽ trở thành công ty thực phẩm.

-Tuấn Sơn

]]>Biến động của thị trường tài chính và sức ép của FedNhững diễn biến kh#244;ng b#236;nh thường xảy ra tr#234;n thị trường tr#225;i phiếu Mỹ v#224; sự bất ổn về thương mại, gi#225; v#224;ng... đang tạo sức #233;p l#234;n Fed trong việc sớm hạ l#227;i suất để hỗ trợ nền kinh tế...Thu, 24 Apr 2025 06:37:44 GMT/bien-dong-cua-thi-truong-tai-chinh-va-suc-ep-cua-fed.htm/bien-dong-cua-thi-truong-tai-chinh-va-suc-ep-cua-fed.htmĐầu tưNhững diễn biến không bình thường xảy ra trên thị trường trái phiếu Mỹ và sự bất ổn về thương mại, giá vàng... đang tạo sức ép lên Fed trong việc sớm hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế...

Trong mấy tuần vừa qua, thị trường tài chính toàn cầu đã có những phen thót tim gây ra bởi những tuyên bố về thuế nhập khẩu của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Tình hình có vẻ dịu đi khi mới đây, ông Trump bóng gió rằng chuyện ăn miếng trả miếng với Trung Quốc có thể cũng sắp đến hồi kết thúc. Thế nhưng lo ngại về suy thoái, về tăng trưởng kinh tế chậm lại kèm theo lạm phát khiến cho không ít người đau đầu. Và người đang chịu sức ép nhiều nhất có lẽ không ai khác là chủ tịch Fed, ông Jerome Powell.

HỆ LỤY KHÔN LƯỜNG CỦA THUẾ ĐỐI ỨNG

Với việc tăng mạnh thuế nhập khẩu của nhiều quốc gia vào thị trường Mỹ, rồi theo đó là sự đáp trả của Trung Quốc và EU đã khiến cho những bất ổn trong chính sách thương mại vượt qua khỏi các khuôn khổ truyền thống. Thị trường tài chính đã chứng kiến những đợt tăng giảm đột biến của chỉ số VIX, từ vùng 20x vọt lên 60x rồi giảm về 30x. Một khảo sát của Reuters cho thấy xác suất nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái trong vòng một năm tới đây là vọt lên 45% từ 25% của tháng trước.

Đại diện của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng căng thẳng thương mại gây ra những hệ lụy rất lớn, và cuộc gặp gỡ mùa Xuân sắp tới đây của IMF và World Bank sẽ tập trung vào câu chuyện này. Tuy vậy, khả năng suy thoái là không hiện hữu dù tăng trưởng bị sụt giảm đáng kể. Hồi đầu năm, dự báo tăng trưởng kinh thế toàn cầu của IMF là 3,3% trong năm 2025, và con số mới sẽ được công bố trong vài ngày tới.

Chỉ số VIX đo lường trạng thaacute;i biến động chung của thị trường chứng khoaacute;n.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán.

Những bất ổn về thương mại cũng đã khiến cho nhiều loại tài sản có những biến động bất thường. Giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt mốc 3300 usd/oz vì là loại tài sản trú ẩn được ưu tiên. Trong khi đó giá dầu giảm kỷ lục, có hợp đồng tương lai xuống dưới 60 usd/thùng. Đồng USD cũng chịu chung cảnh ngộ khi giảm đáng kể, chỉ số DXY có lúc xuống dưới 100, so với hồi đầu năm ở mốc 110 thì là một mức giảm khó tin.

Có một diễn biến không bình thường là lợi tức (yield) của Trái phiếu 10 năm của Chính phủ Mỹ tăng mạnh trong tuần đầu tháng 4. Lẽ ra khi nhiều bất ổn, Trái phiếu chính phủ Mỹ cũng là một lựa chọn làm nơi trú ẩn nhưng lo ngại về lạm phát, việc chính phủ Trung Quốc tạo áp lực bán và một số quỹ đầu tư bị margin call đã khiến nguồn cung tăng, từ đó giá Trái phiếu giảm và yield tăng.

Áp lực của thuế đối ứng cũng đặt nặng lên vai các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và EU. Trung Quốc đã thực hiện phá giá đồng Nhân dân tệ, đẩy xuống mức thấp nhất từ 2007 ở mức 1usd = 7.3498 RMB. Ngoài ra, việc nới lỏng chính sách tiền tệ qua hạ lãi suất cũng là một khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới. Về phía EU, ngân hàng trung ương ECB đã giảm lãi suất cơ bản xuống còn 2.25%, sau bảy lần từ tháng Sáu năm ngoái. Ngay cả trong trường hợp sức ép lạm phát quay trở lại thì ECB vẫn có thể tiếp tục kế hoạch hạ lãi suất của mình.

Trong một phân tích mới đây của GS. Gianluca Benigno (HEC Lausanne), cú sốc thuế quan lần này có thể dẫn đến một cú sốc tài chính. Căn cứ của luận điểm này là ở chỗ: ảnh hưởng của nó rất lớn; gây bất ngờ (về thuế suất cao); và có tính hệ thống (muốn tách Hoa Kỳ ra khỏi hệ thống thương mại toàn cầu). Khi bất ổn từ thương mại gia tăng, nó sẽ lan truyền sang thị trường tài chính theo khuôn khổ kinh điển Kindleberger–Minsky. Theo đó, thị trường sẽ điều chỉnh lại kỳ vọng về lợi nhuận và tăng trưởng, nhiều loại tài sản được định giá lại theo hướng giảm, căng thẳng của các giao dịch ký quỹ (margin stress), vòng xoáy giảm đòn bẩy buộc bán giải chấp, rồi cuối cùng lây lan (contagion) sang hệ thống tín dụng ngân hàng.

SỨC ÉP ĐÈ LÊN FED

Một mặt tổng thống Donald Trump gây sức ép thuế quan lên nhiều nước, thậm chí là đồng minh của Hoa Kỳ, một mặt liên tục gây sức ép lên Fed, mà cụ thể là chủ tịch Jerome Powell trong việc sớm hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Fed ở trong một tình thế rất khó khi thuế quan làm tăng lạm phát trong khi Fed muốn giảm, và Fed cũng muốn tỷ lệ thất nghiệp trong tầm kiểm soát, vì việc làm ảnh hưởng rất nhiều đến lạm phát và qua đó là chính sách lãi suất.

Trong buổi chia sẻ ở CLB Kinh tế Chicago ngày 16/4, ông Powell đã chia sẻ về những rủi ro của sự bất định trong tương lai ảnh hưởng đến quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu, môi trường đầu tư ở Hoa Kỳ sẽ trở nên kém hấp dẫn. Tuy vậy, ông cũng đã trấn an rằng thị trường tài chính đang hoạt động trong trật tự và Fed sẵn sàng cung cấp thanh khoản qua hoạt động hoán đổi đồng usd với các ngân hàng trung ương khác khi cần thiết.

Ông Trump đã nhiều lần gây sức ép lên ông Powell, thậm chí muốn sa thải và tìm cách hạn chế tính độc lập của Fed. Tuy vậy tính độc lập là giá trị quý nhất của một ngân hàng trung ương, điều này tạo ra uy tín với công chúng và nhờ đó kiểm soát lạm phát tốt hơn. Trong trường hợp hy hữu nhất, ông Trump có thể sa thải ông Powell dựa trên “lý do chính đáng” nhưng điều này cũng mơ hồ và khó thực hiện. Mà ngay cả trong trường hợp điều hiếm hoi này xảy ra, cựu chủ tịch Fed vẫn có nhiều khả năng tiếp tục trong 2 hội đồng quan trọng là Board of Governors và FOMC.

Cho đến lúc này, ông Powell và Fed vẫn giữ được sự bình tĩnh và độc lập với chính quyền của ông Donald Trump. Các quyết định sắp tới của Fed sẽ rất nhiều khó khăn nhưng có lẽ sự thận trọng và lợi ích của công chúng sẽ là sự ưu tiên hơn sức ép từ Chính phủ.

Hệ lụy của thuế đối ứng trong trường hợp căng thẳng leo thang thì tất cả các bên đều bị thiệt hại, và điều này chắc chắn đã được nghĩ tới, nhưng con số cụ thể thì rất khó để có thể ước tính chính xác được. Hy vọng rằng ông Trump và đội ngũ cố vấn sẽ đủ tỉnh táo để tìm ra điểm cân bằng, giảm dần sự bất định, giúp nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung tránh được một cuộc suy thoái, thậm chí là khủng hoảng.

---

(*)  Giảng viên trường Đại học Kinh tế TP HCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu - AVSE Global.

-TS. Võ Đình Trí (*)

]]>Nhịp rung lắc là cơ hội cho nhóm vật liệu, xây dựng hút tiền trong thời gian tới? C#225;c nhịp rung lắc trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cải thiện lực cầu cho nh#243;m cổ phiếu vốn h#243;a vừa v#224; nhỏ trong đ#243; c#243; vật liệu, x#226;y dựng với nhiều điểm s#225;ng... Thu, 24 Apr 2025 06:11:03 GMT/nhip-rung-lac-la-co-hoi-cho-nhom-vat-lieu-xay-dung-hut-tien-trong-thoi-gian-toi.htm/nhip-rung-lac-la-co-hoi-cho-nhom-vat-lieu-xay-dung-hut-tien-trong-thoi-gian-toi.htmChứng khoánCác nhịp rung lắc trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cải thiện lực cầu cho nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong đó có vật liệu, xây dựng với nhiều điểm sáng...

Thông tin bất ngờ về mức thuế quan từ Nhà Trắng đã gây ra áp lực bán mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong đó có Việt Nam. Đà giảm gần như phủ định hoàn toàn các nỗ lực tích lũy trong năm 2024 và xu hướng tăng ở giai đoạn đầu năm 2025 của hai nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.

Trong đó, nhóm vốn hóa vừa thể hiện rõ sự nhạy cảm khi sụt giảm mạnh nhất lên đến gần 21%, trong khi VnSmall giảm 18,7%, theo thống kê từ Chứng khoán Rồng Việt - VDSC. 

Dù cả hai chỉ số này đã có 3 phiên phục hồi khá nhanh từ 10-12/4 với mức tăng lần lượt 15% và 11% nhưng mức hồi phục này vẫn chưa đủ cơ sở để xác nhận hình thành đáy kỹ thuật. Hiện tại, các chỉ số vẫn cách xa vùng đảo chiều xu hướng với VnMidcap tại 1.810 điểm và VNSmall ở mức 1.360 điểm. Các nhịp rung lắc trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cải thiện lực cầu cho nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. 

Xét theo nhóm ngành, áp lực thông tin thuế quan đã tạo ra rào cản đáng kể đối với triển vọng tăng trưởng của thị trường. Trong đó, VnMid và VnSmall chịu nhiều hoài nghi hơn cả vì được cấu thành từ nhiều doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ các sắc lệnh thuế quan như thủy sản, khu công nghiệp, dệt may, tôn mạ. Đáng nói hơn, với đặc điểm hệ số beta cao và thanh khoản kém, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ càng dễ chịu áp lực điều chỉnh sâu khi thị trường chung biến động mạnh.

VDSC cho rằng triển vọng kinh doanh của nhóm ngành này vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất định, rủi ro trong thời gian tới khi đàm phán kéo dài 90 ngày, hiện tại mọi thứ dường như chưa rõ ràng khi động thái thương chiến vẫn diễn ra giữa hai cường quốc Mỹ - Trung.

Ở chiều ngược lại, những ngành có tính phòng thủ cao hoặc không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thuế quan như Bán lẻ, Hóa chất phân bón, Ngân hàng, Tiện ích và Bất động sản dân cư lại cho thấy khả năng giữ nhịp và phục hồi tốt hơn. Các cổ phiếu thuộc những nhóm này đang dần trở lại vùng giá trước điều chỉnh, phản ánh kỳ vọng rằng tác động từ những rủi ro vĩ mô sẽ ở mức giới hạn và phần lớn chỉ mang yếu tố tâm lý ngắn hạn.

Trong bối cảnh thị trường đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thông tin và các chỉ số chính vẫn chưa xác lập được xu hướng rõ ràng, VDSC cho rằng dòng tiền sẽ có xu hướng chọn lọc hơn, tập trung vào các nhóm ngành gắn liền với câu chuyện tăng trưởng kinh tế năm 2025 với mục tiêu GDP đạt mức 8%.

Với quyết tâm duy trì tốc độ tăng trưởng cao của Chính phủ bất chấp những thách thức từ xuất khẩu và dòng vốn FDI, đầu tư công tiếp tục được kỳ vọng là trụ cột chính đóng vai trò điểm tựa cho đà phục hồi kinh tế. Nhóm vật liệu và xây dựng đã và đang tiếp tục là điểm sáng thu hút dòng tiền trong thời gian tới.

VDSC cũng khuyến nghị nhà đầu tư lựa chọn những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tập trung chủ yếu ở thị trường trong nước, ít bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài và hưởng lợi từ lộ trình kich thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư công, các doanh nghiệp có tính phòng thủ cao như dược phẩm, điện nước... Hoặc xa hơn nữa là những doanh nghiệp hưởng lợi từ câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán trong nước.

Đối với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh liên quan đến thị trường bên ngoài, cần bám sát và phân tích kỹ những thông tin công bố và đưa ra dự đoán kết quả về mức thuế phù hợp trước khi đầu tư để tránh trải qua hiệu ứng Domino. Hoặc đối với những doanh nghiệp này, nên ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp liên quan đến thị trường ngách, với nhóm khách hàng không chịu tổn thương từ mức thuế của cuộc chiến.

Một số cổ phiếu tiêu biểu cần theo dõi như VCG, DPG, HHV, CTD, NT2, IMP, DDV, VCI, HCM.

-Thu Minh

]]>Đàm phán thuế quan khởi động, thị trường thận trọng chờ tinSự kiện Việt Nam khởi động đ#224;m ph#225;n với Mỹ tối ng#224;y 23/4 đ#227; được thị trường đ#243;n nhận một c#225;ch thận trọng. Đ#226;y l#224; việc sẽ xảy ra v#224; việc “đặt lịch” l#224; một tin tốt, nhưng cơ bản vẫn phải l#224; kết quả. Giao dịch giằng co c#226;n bằng với thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy cả b#234;n mua lẫn b#234;n b#225;n đang tạm thời quan s#225;t l#224; ch#237;nh...Thu, 24 Apr 2025 05:09:00 GMT/dam-phan-thue-quan-khoi-dong-thi-truong-than-trong-cho-tin.htm/dam-phan-thue-quan-khoi-dong-thi-truong-than-trong-cho-tin.htmChứng khoánSự kiện Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ tối ngày 23/4 đã được thị trường đón nhận một cách thận trọng. Đây là việc sẽ xảy ra và việc “đặt lịch” là một tin tốt, nhưng cơ bản vẫn phải là kết quả. Giao dịch giằng co cân bằng với thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy cả bên mua lẫn bên bán đang tạm thời quan sát là chính...

Sự kiện Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ tối ngày 23/4 đã được thị trường đón nhận một cách thận trọng. Đây là việc sẽ xảy ra và việc “đặt lịch” là một tin tốt, nhưng cơ bản vẫn phải là kết quả. Giao dịch giằng co cân bằng với thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy cả bên mua lẫn bên bán đang tạm thời quan sát là chính.

Thị trường vẫn có một nhịp tăng sớm khá tích cực, biên độ cao nhất của VN-Index vượt tham chiếu gần 11,5 điểm (+0,95%) nhưng sau đó suy yếu dần. Lúc gần 11h chỉ số thậm chí tụt xuống dưới tham chiếu, giảm 0,55 điểm. Những phút còn lại thị trường phục hồi chậm, chốt phiên VN-Index tăng 3,08 điểm tương đương +0,25%.

Thay đổi độ rộng chỉ số cũng cho thấy có sự phân hóa mạnh mẽ: Tại đỉnh VN-Index lúc 9h43 ghi nhận 286 mã tăng/100 mã giảm. Tại đáy lúc 10h55 ghi nhận 218 mã tăng/222 mã giảm và kết phiên là 230 mã tăng/226 mã giảm.

VIC là cổ phiếu kiến tạo nhịp phục hồi 30 phút cuối của VN-Index. Sau 4 phiên giảm liên tiếp hơn 17% VIC sáng nay cân bằng lại và từ 11h trở đi thì bật tăng mạnh mẽ. Chỉ trong 30 phút này VIC tăng 3,2% và chốt trên tham chiếu 4,44%. Chỉ riêng VIC đã đem về gần 2,4 điểm cho VN-Index.

Trong Top 10 vốn hóa của chỉ số chỉ còn FPT tăng 1% là đáng kể nhưng cổ phiếu này chủ yếu đóng vai trò ở nhịp tăng đầu tiên. Khoảng 30 phút đầu tiên sau khi mở cửa FPT tăng 2,99% và toàn thời gian còn lại là trượt dốc. Dù vậy FPT cũng đem về 0,4 điểm cho VN-Index. Như vậy VIC và FPT gần như gánh toàn bộ điểm số sáng nay.

Phần còn lại của rổ blue-chips VN30 nhìn chung là phân hóa, nhưng trọng số vốn hóa lại ở nhóm giảm. Cụ thể, độ rộng rổ cuối phiên là 14 mã tăng/14 mã giảm nhưng chỉ số mất 1,32 điểm (-0,1%). Nhóm tăng trừ VIC và FPT, còn lại là các cổ phiếu trung bình: BVH tăng 4,66%, HDB tăng 2,21%, BCM tăng 1,82%, GVR tăng 1,51%, SSB tăng 1,08%. Phía giảm có CTG giảm 1,07%, TCB giảm 1,15% và MBB giảm 1,07% là thuộc Top 10 vốn hóa. Còn lại SHB, ACB, MSN, STB cũng giảm hơn 1% nhưng vốn hóa nhỏ hơn.

Đàm phán thuế quan khởi động, thị trường thận trọng chờ tin - Ảnh 1

Về mặt chỉ số, thị trường đang thể hiện sự giằng co và không có đột biến. Độ rộng khá cân bằng về tổng thể cũng cho thấy như vậy. Tuy nhiên dòng tiền vẫn đang vận động mạnh mẽ và tập trung. Cụ thể, trong 230 mã xanh có tới 105 mã tăng hơn 1% nhưng trong 226 mã giảm chỉ 53 mã giảm hơn 1%. Thêm nữa, thanh khoản ở nhóm tăng mạnh nhất chiếm tới 39% giá trị khớp lệnh sàn HoSE, thanh khoản nhóm giảm chiếm 30%.

Giao dịch tích cực tập trung nhiều ở các cổ phiếu vừa tới nhỏ. Dĩ nhiên FPT, VIC cũng là các cổ phiếu xuất sắc và thanh khoản thuộc nhóm dẫn đầu. Ngoài ra, NVL, VTP, KBC, VHC, DIG, FTS đều có thanh khoản cao và giá tăng mạnh mẽ. Khoảng 20 cổ phiếu khỏe nhất tăng trên 3% thì duy nhất VIC, BVH là blue-chips.

Ở phía giảm 4 blue-chips đáng chú ý nhất là SHB, STB, MBB, TCB, đều thuộc nhóm ngân hàng, thanh khoản trên trăm tỷ đồng. Ngoài ra khoảng 15 mã khác có giao dịch quá 10 tỷ đồng với mức giảm giá từ 1% trở lên. Có thể thấy sức ép ở bên bán cũng khá tập trung và không nhiều cổ phiếu bị xả lớn. GEX, VIX là hai mã duy nhất bị bán trên 200 tỷ đồng thanh khoản và giá rơi quá 2%.

Thanh khoản hai sàn niêm yết sáng nay sụt giảm gần 19% so với sáng hôm qua, còn 8.064 tỷ đồng. HoSE giảm 20% với 7.554 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch kém nhất 6 phiên. Nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm cường độ, chỉ bán ròng nhẹ 38 tỷ. Trạng thái giao dịch chậm lại đáng kể sau những hưng phấn hôm qua cũng như đầu phiên sáng nay cho thấy tâm lý thận trọng đang chi phối. Khi không có thông tin gì xấu hơn cũng có thể coi là tốt, nhưng đến lúc xuất hiện kỳ vọng mới thì vẫn cần những tín hiệu cụ thể hơn là phỏng đoán.

-Kim Phong

]]>Tỷ giá đồng yên trong đàm phán thương mại Mỹ - NhậtKhi Bộ trưởng Bộ T#224;i ch#237;nh Nhật Bản Katsunobu Kato c#243; cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent ở Washington trong tuần n#224;y, tỷ gi#225; đồng y#234;n c#243; thể sẽ l#224; một chủ đề thảo luận quan trọng...Thu, 24 Apr 2025 04:12:45 GMT/ty-gia-dong-yen-trong-dam-phan-thuong-mai-my-nhat.htm/ty-gia-dong-yen-trong-dam-phan-thuong-mai-my-nhat.htmThế giớiKhi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent ở Washington trong tuần này, tỷ giá đồng yên có thể sẽ là một chủ đề thảo luận quan trọng...

Trước thềm cuộc gặp, một số nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters rằng phía Nhật có thể sẽ không nhất trí nếu Mỹ gây sức ép đòi Tokyo tăng tỷ giá đồng nội tệ.

Trong khi đó, ông Bessent ngày 23/4 nói rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ không theo đuổi mục tiêu tỷ giá cụ thể nào trong đàm phán thương mại với Nhật Bản. Trao đổi với báo giới, nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ nói trong cuộc gặp sắp tới với các đối tác đến từ Tokyo, Washington sẽ xem xét nhiều yếu tố gồm “thuế quan, hàng rào phi thuế quan, tỷ giá, và trợ cấp của chính phủ”.

“Không có mục tiêu tỷ giá cụ thể nào”, ông Bessent nói với các nhà báo bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên ở Washington của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và ngân hàng Thế giới (WB).

HÉ LỘ VỀ Ý ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN

Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật đã khởi động vào tuần trước, nhưng hai bên về cơ bản chưa đạt bước tiến hành trong vòng đàm phán đầu tiên. Vấn đề tỷ giá cũng không được đề cập trong cuộc gặp đầu tiên, và được nhường lại cho cuộc gặp trực tiếp giữa ông Bessent và ông Kato dự kiến diễn ra trong tuần này, bên lễ sự kiện của IMF và WB.

Một trọng tâm trong chính sách thương mại của ông Trump là giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Việc ông từng cáo buộc Nhật Bản cố tình giữ tỷ giá đồng yên yếu để giành lợi thế về thương mại đã dẫn tới kỳ vọng rằng chính quyền Trump 2.0 sẽ gây áp lực đòi Tokyo tăng tỷ giá yên so với USD nhằm cải thiện sức cạnh tranh cho các nhà sản xuất Mỹ.

Kỳ vọng này đã góp phẩn đẩy tỷ giá đồng yên tăng lên mức cao nhất 7 tháng so với USD trong thời gian gần đây. Hôm thứ Ba, tỷ giá USD so với yên giảm xuống dưới mức 140 yên đổi 1 USD. Ngày 23/4, đồng USD phục hồi mạnh, đạt hơn 143,4 yên đổi 1 USD.

Dù là đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ ở khu vực châu Á, Nhật Bản bị ông Trump áp thuế đối ứng 24%. Thuế quan 25% mà ông Trump áp lên ô tô nhập khẩu, trong đó có ô tô Nhật, được đánh giá là một thách thức lớn đối với kinh tế Nhật Bản.

Tuy nhiên, nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters rằng sẽ khó có chuyện Nhật Bản có hành động trực tiếp, chẳng hạn can thiệp tỷ giá hoặc ngay lập tức tăng lãi suất, để đẩy tỷ giá đồng yên lên. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản hy vọng sẽ hiểu rõ hơn quan điểm của Mỹ về vấn đề tỷ giá, và vấn đề này có thể sẽ được gắn kết như thế nào vào một gói biện pháp mà hai nước sẽ đàm phán để đi đến một thỏa thuận thương mại - nguồn tin cho hay.

Điều này có nghĩa là cuộc gặp sắp tới của ông Kato và ông Bessent sẽ không đi tới nhất trí về một động thái phối hợp lớn để kích thích đồng yên tăng giá mạnh như kỳ vọng của một số nhà đầu tư và nhà phân tích trong thời gian gần đây.

“Nhật Bản chủ yếu sẽ tìm hiểu về ý định của Mỹ”, một nguồn thạo tin nói với Reuters.

“Mỹ có thể đang nghĩ tới mốc tỷ giá 100 yên đổi 1 USD, nhưng chúng tôi cho rằng hai bên thỏa thuận ở mốc 120 yên đổi 1 USD là thực tế hơn”, một báo cáo của ngân hàng Citigroup trong tuần này nhận định.

THẾ KHÓ CỦA NHẬT BẢN

Lần gần đây nhất Mỹ gây áp lực lớn buộc Nhật Bản tăng tỷ giá đồng yên là vào năm 1985, khi Washington dẫn đầu nhóm 7 nền công nghiệp phát triển G7 phối hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm đồng USD mất giá theo Thỏa ước Plaza.  

Giới thạo tin gần đây có nói với Reuters rằng tốc độ tăng lãi suất chậm chạp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng có thể trở thành một chủ đề “nóng” trong đàm phán thương mại Nhật - Mỹ.

Tuy nhiên, rất khó để Nhật có thể tác động lên tỷ giá đồng yên theo hướng có lợi cho cả hai nước. Lần gần đây nhất nước này can thiệp vào thị trường ngoại hối là vào năm 2024, khi Tokyo mua vào đồng yên để hỗ trợ đồng nội tệ sau khi yên giảm giá xuống mức thấp nhất gần 3 thập kỷ là 161,99 yên đổi 1 USD hồi tháng 7 năm ngoái.

Hiện nay, yên đã hồi phục mạnh so với mức tỷ giá đó, nên giới chức Nhật có thể sẽ thận trọng khi nói đến việc làm tỷ giá tăng thêm, bởi việc yên tiếp tục tăng giá sẽ bào mòn hơn nữa biên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản trong bối cảnh hàng rào thuế quan ở Mỹ tăng cao.

Nếu Nhật Bản can thiệp tỷ giá bằng cách mua vào đồng yên, nước này sẽ phải bán ra dự trữ trái phiếu kho bạc Mỹ - một biện pháp mà Washington có thể không hài lòng xét tới việc thị trường trái phiếu Mỹ bán tháo gần đây.

Việc sử dụng chính sách tiền tệ để đẩy yên tăng giá càng bất cập hơn. BOJ hiện đang có khuynh hướng trì hoãn tăng lãi suất vì thuế quan của ông Trump đang đe dọa làm trệch hướng sự phục hồi kinh tế mong manh của Nhật. Việc tăng lãi suất theo yêu cầu của Mỹ cũng sẽ làm suy yếu sự độc lập của BOJ trong thiết lập chính sách tiền tệ và giảm uy tín của cơ quan này - giới phân tích nhận định.

“Ngay cả khi Nhật và Mỹ thảo luận về tỷ giá, hai bên cũng sẽ không làm được gì nhiều. Can thiệp tỷ giá cũng không hợp lý, tăng lãi suất cũng vậy”, giám đốc phụ trách tỷ giá Nhật Bản Hiroyuki Machida của ngân hàng ANZ nhận xét.

-An Huy

]]>Định giá thấp, thị trường chưa phản ánh đầy đủ tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu bia Mirae Asset đ#225;nh gi#225; trong bối cảnh P/E thấp c#243; thể cho thấy thị trường đang chưa phản #225;nh đầy đủ tiềm năng phục hồi v#224; tăng trưởng của ng#224;nh bia trong thời gian tới.Thu, 24 Apr 2025 04:12:13 GMT/dinh-gia-thap-thi-truong-chua-phan-anh-day-du-tiem-nang-tang-truong-cua-co-phieu-bia.htm/dinh-gia-thap-thi-truong-chua-phan-anh-day-du-tiem-nang-tang-truong-cua-co-phieu-bia.htmChứng khoánMirae Asset đánh giá trong bối cảnh P/E thấp có thể cho thấy thị trường đang chưa phản ánh đầy đủ tiềm năng phục hồi và tăng trưởng của ngành bia trong thời gian tới.

Mirae Asset vừa có cập nhật quan điểm về triển vọng ngành bia trong đó nhấn mạnh với  bối cảnh P/E thấp có thể cho thấy thị trường đang chưa phản ánh đầy đủ tiềm năng phục hồi và tăng trưởng của ngành bia trong thời gian tới.

VIỆT NAM TIÊU THỤ BIA NHIỀU THỨ 2 CHÂU Á

Thị trường bia Việt Nam do 4 công ty lớn gồm Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco, chiếm hơn 90% thị phần (theo Euromonitor). Theo ước tính, tổng công suất thiết kế toàn ngành hiện đạt khoảng 6,5 tỷ lít/năm, với Sabeco dẫn đầu, sở hữu công suất 3,01 tỷ lít/năm.

Theo Kirin Holding, Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu và đứng thứ 2 tại Châu Á về sản lượng tiêu thụ bia (2023) chiếm 2,4% tổng tiêu thụ bia toàn cầu. Châu Á cũng là thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới theo khu vực địa lý với tỷ trọng 32%.

Mức tiêu thụ bia tại Việt Nam hiện đang ở mức cao, đạt khoảng 43 lít/người/năm, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 4,7% trong giai đoạn 2009–2023, xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ đạt trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2025-2030 nhờ vào các yếu tố hỗ trợ như tăng trưởng kinh tế, dân số trẻ, quá trình đô thị hóa và sự phục hồi của ngành du lịch.

Trước Covid-19, tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng trưởng ổn định với CAGR 8% giai đoạn 2010-2019, nhưng giảm 22% vào năm 2021 do dịch bệnh. Năm 2022, sản lượng phục hồi hơn 20% nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại sau giãn cách xã hội. Tuy nhiên, kinh tế suy thoái và Nghị định 100 siết chặt quy định về nồng độ cồn khiến tiêu thụ giảm trong năm 2023. Đến năm 2024, đà phục hồi chỉ đạt mức 2,5% do Nghị định 168 tăng mức xử phạt vi phạm giao thông.

Theo Euromonitor, khoảng 63% sản lượng bia tiêu thụ qua kênh siêu thị – cửa hàng tiện lợi, và 37% qua nhà hàng, quán ăn năm 2023.

Triển vọng dài hạn của thị trường bia tại Việt Nam tiếp tục được đánh giá khả quan nhờ vào mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng cải thiện và quy mô dân số lớn trong độ tuổi tiêu thụ rượu, bia.

Mặc dù, thị trường vẫn đang trong quá trình thích nghi với các quy định nghiêm ngặt hơn về nồng độ cồn khi tham gia giao thông và đà phục hồi tiêu dùng bia còn tương đối chậm, kỳ vọng sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 5% trong giai đoạn 2025–2030, nhờ nền tảng nhu cầu tiêu dùng nội địa vững chắc.

Dân số trẻ và sự gia tăng về thu nhập đang mang lại những tác động tích cực lớn cho thị trường bia tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện đang trong thời kỳ "dân số vàng", với 67% dân số thuộc nhóm tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi, dự báo thời kỳ này sẽ kéo dài thêm ít nhất 10 năm. Trong đó, độ tuổi từ 18 - 40 tuổi, đối tượng tiêu thụ bia chủ yếu chiếm 42%. Kết hợp giữa lợi thế nhân khẩu học với văn hóa tiêu dùng bia, thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ bia.

Sản lượng tiecirc;u thụ bia tại Việt Nam.nbsp;
Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam. 

Diễn biến giá nguyên liệu đầu vào khá thuận lợi cho năm 2025, hỗ trợ biên lợi nhuận cho các doanh nghiệp ngành bia. Giá trung bình đại mạch trong năm 2024 giảm 15% so với giá trung bình trong năm 2023 nhờ vào điều kiện thuận lợi dẫn đến sản lượng được tăng lên từ Úc, Pháp. Giá trung bình đại mạch năm 2025 ước tính vẫn duy trì ở vùng giá thấp trung bình 225 usd/tấn.

Giá nhôm trung bình năm 2024 tăng 7% so với năm 2023, đạt mức cao do nguồn cung từ Trung Quốc sụt giảm trong bối cảnh căng thẳng kinh tế với Mỹ gia tăng. Citigroup dự báo giá nhôm cho quý 2 năm 2025 đạt 2.300 USD/tấn, với mức trung bình ước tính là 2.400 USD/tấn cho năm 2025 thấp trung bình năm 2024 dựa trên áp lực của thuế quan Mỹ làm giảm nhu cầu nhôm cho hoạt động sản xuất toàn cầu.

Việt Nam trải qua bốn lần điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, với thuế suất tăng từ 45% trong giai đoạn 2010–2012 lên 65% năm 2018 và được duy trì cho đến nay. Nhìn chung, mỗi lần tăng thuế đều tác động nhất định đến ngành bia, làm chậm đà tăng trưởng sản lượng tiêu thụ trong khoảng 2 đến 3 năm đầu.

Tuy nhiên, sau giai đoạn thích nghi ban đầu, thị trường thường ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ cả về sản lượng lẫn nhu cầu tiêu dùng.

CƠ HỘI CHO CỔ PHIẾU BIA 

Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành có mức tác động thấp, do phần lớn gánh nặng thuế được chuyển sang cho người tiêu dùng thông qua việc điều chỉnh giá bán. Biên lợi nhuận gộp của Habeco có mức sụt giảm đáng kể kể từ khi bị áp thuế vào năm 2014. Tuy nhiên, Habeco dần ổn định và duy trì biên lợi nhuận trung bình ở mức khoảng 26% sau giai đoạn này, tương đương với Sabeco – doanh nghiệp cùng ngành, vốn giữ biên lợi nhuận quanh mức 27%.

Việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến sẽ làm gia tăng chênh lệch giá giữa các sản phẩm trung cấp và cao cấp. Điều này tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong phân khúc phổ thông và trung cấp như Sabeco, với lợi thế về giá và mạng lưới phân phối rộng. Ngoài ra, người tiêu dùng thu nhập thấp có xu hướng chuyển sang các sản phẩm giá rẻ hơn như bia hơi, bia cỏ, đặc biệt tại nông thôn và quán bình dân.

SAB, SMB và HLB duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức trên 15% và ổn định, phản ánh hiệu quả sinh lời tốt cùng nền tảng tài chính vững chắc. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp trong ngành ghi nhận ROE thấp hoặc biến động mạnh qua các năm, cho thấy hiệu suất sử dụng vốn chưa hiệu quả và những thách thức trong hoạt động kinh doanh.

Hệ số P/E của hầu hết các doanh nghiệp ngành bia hiện đang thấp hơn mức trung bình 5 năm, đồng thời mức cổ tức của các công ty trong ngành được duy trì ở mức ổn định SAB (3.500 - 5.000 đồng/cổ phiếu), WSB (3.000 - 5.000 đồng/ cổ phiếu ), HLB (1.500 - 2.000 đồng/cổ phiếu). Điều này mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng cho nhà đầu tư dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh P/E thấp có thể cho thấy thị trường đang chưa phản ánh đầy đủ tiềm năng phục hồi và tăng trưởng của ngành bia trong thời gian tới.

-Thu Minh

]]>Viconship vừa mua thêm 1,8 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn của HAHCTCP Container Việt Nam - Viconship (m#227; VSC-HOSE) đ#227; mua v#224;o gần 1,8 triệu cp HAH trong 2 phi#234;n giao dịch ng#224;y 18/04 v#224; 22/04.Thu, 24 Apr 2025 04:11:39 GMT/viconship-vua-mua-them-1-8-trieu-co-phieu-va-tro-thanh-co-dong-lon-cua-hah.htm/viconship-vua-mua-them-1-8-trieu-co-phieu-va-tro-thanh-co-dong-lon-cua-hah.htmChứng khoánCTCP Container Việt Nam - Viconship (mã VSC-HOSE) đã mua vào gần 1,8 triệu cp HAH trong 2 phiên giao dịch ngày 18/04 và 22/04.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh, Công ty Cổ phần Container Việt Nam công báo cáo về ngày trở thành nhóm cổ đông lớn Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH-HOSE).

Theo đó, CTCP Container Việt Nam - Viconship (mã VSC-HOSE) đã mua vào gần 1,8 triệu cp HAH trong 2 phiên giao dịch ngày 18/04 và 22/04. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của công ty tại HAH tăng từ 4,032% lên gần 5,4%, tương đương hơn 7 triệu cp, chính thức trở thành cổ đông lớn.

Đồng thời, công ty con là Công ty TNHH MTV Cảng Xanh cũng mua thêm hơn 184,200 cp HAH trong ngày 18/04, nâng sở hữu lên 602,300 cp (tỷ lệ 0,464%). Trong khi đó, Công ty TNHH MTV Trung tâm Logistics Xanh - một công ty con khác của Viconship - hiện nắm giữ 804,300 cp, tương ứng 0.619% vốn HAH.

Tính chung, cả nhóm Viconship đã nâng tổng lượng cổ phần nắm giữ tại HAH lên hơn 8,4 triệu cổ phiếu, tương đương 6,482% vốn điều lệ. Trong đó, công ty mẹ Viconship sở hữu hơn 7 triệu cổ phiếu, chiếm 5,399%.

Trên thị trường, sau biến động thuế quan mới của Mỹ giá cổ phiếu HAH giảm mạnh xuống 45.000 đồng/cp (chốt phiên ngày 9/4), tuy nhiên sau đó, HAH đã ghi nhận chuỗi 8 phiên tăng giá liên tiếp (1 phiên tăng trần), hiện giao dịch quanh vùng 60.400 đồng/cp và chốt phiên ngày 23/4, giá cổ phiếu này giảm nhẹ còn 59.900 đồng/cp.

Trong các phiên giao dịch của Viconship, không xuất hiện giao dịch thoả thuận. Nhiều khả năng nhóm này đã thực hiện mua qua khớp lệnh, với tổng giá trị giao dịch ước tính hơn 116 tỷ đồng.

Trước đó, HAH thông qua việc gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 đến hết ngày 30/6/2025 do công ty cần có đủ thời gian chuẩn bị các thủ tục, tài liệu tổ chức ĐHĐCĐ được chu đáo và thành công.

Còn về VSC, hết quý 1/2025, VSC ghi nhận doanh thu thuần quý 1 đạt hơn 682 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 58,96%, đạt 111,2 tỷ đồng. Theo giải trình từ VSC, nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công con đặc biệt là 3 cảng Vip Greenport, Cảng Xanh Greenport và Cảng Hải Nam Đình Vũ đều tăng trưởng tương đối tốt cả về danh thu lẫn lợi nhuận.

Đối với hoạt động tài chính, công ty ghi nhận giảm chi phí lãi vay, tăng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính do đã tìm được nguồn vốn tài trợ ưu đãi hơn so với cùng kỳ; Doanh thu tăng, đồng thời với việc tái cấu trúc và chuyển đổi số  toàn hệ thốnglàm chi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn so với cùng kỳ.

-Hà Anh

]]>Giá vàng lại tăng dữ dội ngay sau nhịp lao dốc chóng mặtGi#225; v#224;ng thế giới tiếp tục xu hướng biến động mạnh trong v#249;ng phạm vi rộng, tăng hơn 2% trong phi#234;n s#225;ng nay (24/4) tại thị trường ch#226;u #193; sau khi giảm khoảng 3% trong phi#234;n đ#234;m qua tại thị trường Mỹ...Thu, 24 Apr 2025 02:36:56 GMT/gia-vang-lai-tang-du-doi-ngay-sau-nhip-lao-doc-chong-mat.htm/gia-vang-lai-tang-du-doi-ngay-sau-nhip-lao-doc-chong-mat.htmThế giớiGiá vàng thế giới tiếp tục xu hướng biến động mạnh trong vùng phạm vi rộng, tăng hơn 2% trong phiên sáng nay (24/4) tại thị trường châu Á sau khi giảm khoảng 3% trong phiên đêm qua tại thị trường Mỹ...

Tín hiệu xuống thang của căng thẳng Mỹ - Trung làm giảm bớt phần nào sức hấp dẫn của vàng, nhưng nhu cầu phòng ngừa rủi ro còn lớn do nhà đầu tư tin rằng chiến tranh thương mại sẽ không kết thúc trong một sớm một chiều.

Gần 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 69,9 USD/oz so với đóng cửa phiên New York, tương đương tăng 2,13%, giao dịch ở mức 3.359,9 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương gần 106 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng qua.

Website Vietcombank cùng thời điểm trên báo giá USD ở mức 25.784 đồng (mua vào) và 26.174 đồng (bán ra), tăng 33 đồng ở mỗi đầu giá so với sáng qua.

Phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay chốt ở mức 3.290 USD/oz, giảm 93,7 USD/oz so với mức đóng cửa của phiên trước, tương đương giảm khoảng 2,8%. Trong phiên trước, giá vàng giao ngay có thời điểm vượt 3.500 USD/oz lần đầu tiên trong lịch sử.

Trên sàn COMEX, giá vàng giao sau giảm 3,7%, chốt phiên ngày 23/4 ở mức 3.294,1 USD/oz. Giá vàng giao sau cũng lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz trong phiên trước đó.

“Thị trường tài chính đang hồi phục sau cú sốc thuế quan. Một số nhà đầu tư đang dịch chuyển vốn khỏi các tài sản an toàn để mua những cổ phiếu đã bị bán mạnh thời gian qua như Apple và Tesla”, chiến lược gia trưởng Phillip Streible của công ty Blue Line Futures nhận định.

Hôm 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có cách tiếp cận bớt đối đầu hơn về đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố Mỹ - Trung có cơ hội để đạt “một thỏa thuận lớn” về thương mại. Cùng ngày, tờ báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin là một quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền ông Trump đang xem xét giảm thuế quan đối với hàng Trung Quốc về 50-65%. Sau đó, một quan chức Nhà Trắng nói với hãng tin CNBC rằng một động thái như vậy phải đến từ cả hai phía, nghĩa là cả Trung Quốc cũng phải giảm thuế quan đối với hàng Mỹ.

Tâm lý ham thích rủi ro cũng tăng lên sau khi ông Trump ngày 22/4 tuyên bố “không có ý định” sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trước khi ông Powell chính thức hết nhiệm kỳ vào năm 2026. Trước đó, các tài sản rủi ro đã bị bán tháo và vàng được mua mạnh vì nhà đầu tư lo sợ sự độc lập của Fed đang bị đe dọa.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 6 thaacute;ng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 6 tháng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Dù đã có nhiều tin tốt xuất hiện khiến giá vàng sụt giảm, việc giá vàng tăng mạnh trở lại sáng nay cho thấy nhu cầu phòng ngừa rủi ro vẫn đang lớn và lực bắt đáy luôn chờ sẵn. Sự thận trọng còn lớn khi nhà đầu tư chờ đợi những diễn biến tiếp theo của đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác khác, trong khi Washington và Bắc Kinh chưa có động thái chính thức nào để xúc tiến đàm phán.

Giới phân tích cho rằng triển vọng tăng vẫn sáng trong dài hạn nhưng giá vàng còn khả năng biến động và điều chỉnh trong ngắn hạn.

“Từ góc độ kỹ thuật, việc giá vàng chớp nhoáng vượt 3.500 USD/oz rồi giảm mạnh cho thấy rủi ro điều chỉnh sâu hơn”, chiến lược gia Ole Hansen của Saxo Bank nhận định.

Chiến lược gia Bark Melek của công ty TD Securities nói rằng trong trường hợp giá vàng tiếp tục điều chỉnh, mốc 3.100 USD/oz là mốc cần theo dõi.

Đồng USD phục hồi mạnh trong phiên ngày 23/4, với chỉ số Dollar Index đóng cửa ở mức 99,84 điểm, tăng hơn 0,9% so với mức chốt của phiên trước. Sáng nay, chỉ số lại quay đầu giảm, có lúc còn dưới 99,6 điểm.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua ròng 1,4 tấn vàng trong phiên ngày 23/4, nâng khối lượng nắm giữ lên mức 949,1 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>Chủ tịch Chứng khoán Everest đăng ký mua 2,2 triệu cổ phiếu#212;ng Nguyễn Hải Ch#226;u - Chủ tịch HĐQT kiểm Th#224;nh ủy Ban kiểm to#225;n đăng k#253; mua 2,2 triệu cổ phiếu EVS từ ng#224;y 28/04 đến 28/05.Thu, 24 Apr 2025 01:58:37 GMT/chu-tich-chung-khoan-everest-dang-ky-mua-2-2-trieu-co-phieu.htm/chu-tich-chung-khoan-everest-dang-ky-mua-2-2-trieu-co-phieu.htmChứng khoánÔng Nguyễn Hải Châu - Chủ tịch HĐQT kiểm Thành ủy Ban kiểm toán đăng ký mua 2,2 triệu cổ phiếu EVS từ ngày 28/04 đến 28/05.

CTCP Chứng khoán Everest (mã EVS-HNX) vừa công bố giao dịch nội bộ.

Theo đó, ông Nguyễn Hải Châu - Chủ tịch HĐQT kiểm Thành ủy Ban kiểm toán đăng ký mua 2,2 triệu cổ phiếu EVS từ ngày 28/04 đến 28/05.

Hiện ông Châu đang nắm giữ hơn 6,5 triệu cp EVS, chiếm 3,95%. Nếu thành công, ông Châu sẽ nâng sở hữu lên hơn 8,7 triệu cp, chiếm 5,28% và trở thành cổ đông lớn của EVS.

Chốt phiên giao dịch ngày 22/4, giá cổ phiếu này giảm chỉ còn 5.000 đồng/cp. Tạm tính mức giá trên ông Châu phải chi 11 tỷ làm cổ đông lớn công ty.

Kết thúc quý 1/2025, EVS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt gần 97 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước (56,23 tỷ đồng); chi phí tăng 110,9% từ 37,39 tỷ lên 78,56 tỷ; lợi nhuận khác ghi nhận -hơn 125 triệu; lợi nhuận trước thuế giảm 5,3% còn 17,86 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế giảm tới 31,2% còn 10,37 tỷ đồng.

Theo giải trình từ EVS, lợi nhuận giảm là do trong quý 1/2025 giá cổ phiếu trong danh mục biến động giảm làm chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL. Tuy nhiên, phần chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL cũng tăng mạnh, đồng thời phải trích lập chi phí dự phòng thay vì được hoàn nhập như cùng kỳ. Do đó, EVS chỉ lãi ròng hơn 10 tỷ đồng, giảm 31%.

Năm 2025, EVS lên kế hoạch doanh thu hoạt động đạt 174,77 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 9.36 tỷ đồng. Như vậy, EVS đã chính thức vượt kế hoạch năm.

Theo Ban lãnh đạo EVS, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận thấp do tập trung tái cơ cấu công ty, xử lý tài chính các khoản phải thu, các khoản đầu tư không hiệu quả từ giai đoạn trước và đang có nguy cơ lỗ cao để bổ sung nguồn vốn cho việc mở rộng kinh doanh.

Chủ tịch Chứng khoán Everest đăng ký mua 2,2 triệu cổ phiếu - Ảnh 1

-Hà Anh

]]>Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ loạt tin tốt về thương mại, giá dầu sụt 2%quot;Đ#243; ch#237;nh l#224; những g#236; thị trường mong chờ - một dấu hiệu của sự giảm nhiệt giữa Mỹ v#224; Trung Quốc trong vấn đề thương mạiquot;...Thu, 24 Apr 2025 01:17:13 GMT/chung-khoan-my-tang-diem-nho-loat-tin-tot-ve-thuong-mai-gia-dau-sut-2.htm/chung-khoan-my-tang-diem-nho-loat-tin-tot-ve-thuong-mai-gia-dau-sut-2.htmThế giới"Đó chính là những gì thị trường mong chờ - một dấu hiệu của sự giảm nhiệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề thương mại"...

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (23/4), khi nhà đầu tư hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể sớm xuống thang và Tổng thống Donald Trump phát tín hiệu không tìm cách sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell. Giá dầu thô giảm khá mạnh vì OPEC+ tuyên bố sẽ đẩy nhanh kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 6.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 419,59 điểm, tương đương tăng 1,07%, đạt 39.606,57 điểm. Chỉ số SP 500 tăng 1,67%, đạt 5.375,86 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,5%, đạt 16.708,05 điểm.

Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp của cả ba chỉ số, nhưng cả ba cùng chốt phiên ở mức thấp hơn nhiều so với mức đỉnh của phiên. Tại thời điểm đạt mức cao nhất của phiên này, Dow Jones tăng hơn 1.100 điểm và SP 500 tăng 3,44%.

Giới đầu tư lạc quan sau khi ông Trump vào hôm thứ Ba tuyên bố sẽ có cách tiếp cận bớt đối đầu hơn về đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ông cũng nói mức thuế quan 145% mà ông đang áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là “rất cao và sẽ đến lúc không cao như vậy nữa… Thuế sẽ không cao như vậy mà sẽ giảm xuống nhiều, nhưng sẽ không giảm về 0”.

Ngày thứ Tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố Mỹ - Trung có cơ hội để đạt “một thỏa thuận lớn” về thương mại. “Nếu họ muốn cân bằng lại, hãy cùng nhau làm việc đó”, ông nói.

“Đó chính là những gì thị trường mong chờ - một dấu hiệu của sự giảm nhiệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề thương mại. Thị trường được giải tỏa. Nỗi sợ hãi có vẻ đã lùi lại, nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc”, nhà quản lý danh mục Keith Buchanan của công ty Globalt Investments nhận xét với hãng tin CNBC.

Cùng ngày thứ Tư, tờ báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin là một quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền ông Trump đang xem xét giảm thuế quan đối với hàng Trung Quốc về 50-65%. Sau đó, một quan chức Nhà Trắng nói với CNBC rằng một động thái như vậy phải đến từ cả hai phía, nghĩa là cả Trung Quốc cũng phải giảm thuế quan đối với hàng Mỹ.

Những cổ phiếu bị bán nhiều nhất trong những tuần gần đây cũng là những cổ phiếu dẫn đầu phiên tăng này, trong đó có nhóm công nghệ vốn hóa lớn Magnificient 7. Cổ phiếu Apple và Nvidia tăng tương ứng 2% và 3%, còn Tesla tăng 5%.

Ngoài tin tốt về thuơng mại, nhà đầu tư còn lạc quan về Tesla sau khi CEO Elon Musk nói ông sẽ giảm mạnh thời gian làm việc tại Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) trong chính quyền Trump từ tháng tới, thay vào đó tập trung trở lại việc điều hành hãng xe điện.

Một thông tin khả quan khác được thị trường “thưởng thức” trong phiên này là việc ông Trump nói ông “không có ý định” sa thải ông Powell trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch Fed của ông Powell chính thức kết thúc vào tháng 5/2026. Mấy ngày trước, thị trường bán tháo một phần vì ông Trump liên tục chỉ trích ông Powell và phát tín hiệu có thể sa thải ông.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 1,32 USD/thùng, tương đương giảm 1,96%, còn 66,12 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,4 USD/thùng, tương đương giảm 2,2%, còn 62,27 USD/thùng.

Dầu sụt giá sau khi nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters rằng một số thành viên OPEC+ sẽ đề xuất đẩy mạnh việc tăng sản lượng dầu trong tháng 6. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga.

Mức giảm của giá dầu trong phiên này được hạn chế bởi triển vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung xuống thang. Trong phiên, có lúc giá dầu Brent tăng lên mức 68,65 USD/thùng, cao nhất từ ngày 4/4, nhưng sau đó quay đầu giảm sau khi có tin về OPEC+.

Các thành viên của OPEC+ từ lâu đã có những bất đồng về việc tuân thủ hạn ngạch sản lượng, trong đó có những nước muốn khai thác nhiều dầu hơn nhưng một số khác muốn hạn chế.

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhóm này phải tính đến việc tăng sản lượng. Đây là vấn đề về sự đoàn kết trong liên minh. Có thể họ đã cảm thấy mệt mỏi vì cứ phải hạn chế sản lượng mãi”, nhà phân tích Phil Flynn của công ty Price Futures Group nhận xét với Reuters.

-Bình Minh

]]>MBS Research: hơn 27.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn, tăng 26,8% so với cùng kỳTheo MBS, gi#225; trị TPDN ph#225;t h#224;nh th#224;nh c#244;ng trong th#225;ng 3 đạt gần 17,2 ngh#236;n tỷ đồng, gấp hơn 7 lần so với th#225;ng trước v#224; tăng 7,3% so với c#249;ng kỳ, lũy kế 3 th#225;ng 2025 đạt hơn 25,1 ngh#236;n tỷ đồng, giảm 2,7% so với c#249;ng kỳ. Thu, 24 Apr 2025 00:38:30 GMT/mbs-research-hon-27-000-ty-dong-trai-phieu-doanh-nghiep-da-duoc-mua-lai-truoc-han-tang-26-8-so-voi-cung-ky.htm/mbs-research-hon-27-000-ty-dong-trai-phieu-doanh-nghiep-da-duoc-mua-lai-truoc-han-tang-26-8-so-voi-cung-ky.htmChứng khoánTheo MBS, giá trị TPDN phát hành thành công trong tháng 3 đạt gần 17,2 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 7 lần so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ, lũy kế 3 tháng 2025 đạt hơn 25,1 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ.

Công ty chứng khoán MB (MBS) vừa có báo cáo thị trường Trái phiếu tháng 03/2025.

Theo MBS< giá trị TPDN phát hành thành công trong tháng 3 đạt gần 17,2 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 7 lần so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ, lũy kế 3 tháng 2025 đạt hơn 25,1 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm đến nay, khoảng hơn 27 nghìn tỷ đồng TPDN đã được mua lại trước hạn, tăng 26,8% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 3, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm 13 điểm so với cuối tháng 2 về mức 2,96%/năm.

Nhóm Ngân hàng tiếp tục áp đảo tổng giá trị phát hành mới trong tháng

Hoạt động phát hành TPDN trong tháng 3 đã tích cực hơn so với tháng trước khi ghi nhận 8 đợt phát hành mới với tổng giá trị TPDN phát hành thành công trong tháng ước đạt gần 17,2 nghìn tỷ đồng – gấp hơn 7 lần so với tháng trước, và tăng 7,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, 100% các đợt phát hành đều đến từ nhóm Ngân hàng (chiếm 68% tổng giá trị phát hành) và Chứng khoán, trong khi nhóm Bất động sản vẫn chưa ghi nhận đợt phát hành nào trong 3 tháng đầu năm nay.

Các đợt phát hành đáng chú ý trong tháng 3 bao gồm: HDB (5 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 84 – 96 tháng, lãi suất 7,38% - 7,58%), LPB (3 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 84 -120 tháng, lãi suất 7,58% - 7,88%), MBB (2,2 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 72 tháng, lãi suất 6,18%).

Việc các NHTM đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu được cho là để tăng quy mô vốn nhằm thực hiện đẩy mạnh hoạt động cho vay trong bối cảnh nhu cầu về vốn đang trên đà hồi phục nhanh. Theo số liệu của NHNN, tính đến hết quý 1, tăng trưởng tín dụng đạt 3.9% - gấp 2,5 lần so với mức 1,42% của cùng kỳ năm
trước.

Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị TPDN phát hành đạt hơn 25,1 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ. Lãi suất TPDN bình quân gia quyền trong 3 tháng đầu năm ước khoảng 7,2%, bằng mức trung bình của năm 2024. Đáng chú ý trong quý 1, hoạt động phát hành ra công chúng tăng trưởng mạnh khi ghi nhận 11 đợt phát hành mới với trị giá ước đạt khoảng hơn 23,1 nghìn tỷ đồng – tăng 116% so với cùng kỳ.

Ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với hơn 19,3 nghìn tỷ, tăng 377% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 77%, lãi suất bình quân gia quyền là 6.9%/năm, kỳ hạn bình quân 6,9 năm. Các NH phát hành giá trị lớn nhất từ đầu năm đến nay gồm có: HDB (5 nghìn tỷ đồng), Vietinbank (4 nghìn tỷ đồng), LPB (3 nghìn tỷ đồng).

Tổng giá trị phát hành của nhóm Chứng khoán đạt 5,8 nghìn tỷ đồng – gấp hơn 11 lần so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 23%. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu nhóm Chứng khoán ở mức 8,3%/năm, kỳ hạn bình quân là 1,9 năm. Các DN phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: CTCP Chứng khoán VPS (5 nghìn tỷ đồng), CTCP Chứng khoán Rồng Việt (500 tỷ đồng), và CTCP Chứng khoán DNSE (300 tỷ đồng).

Hoạt động mua lại TPDN trong tháng tích cực trở lại

Trong tháng 3, giá trị TPDN mua lại trước hạn ước tính khoảng gần 9,6 nghìn tỷ đồng, tăng 147% so với tháng trước, và giảm 2,3% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm Bất động sản chiếm 11,7%, và Ngân hàng chiếm 0,3%.

Trong quý 1, khoảng hơn 27 nghìn tỷ đồng TPDN đã được mua lại trước hạn, tăng 26,8% so với cùng kỳ), phần lớn nhờ giá trị TPDN mua lại của ngành bất động sản tăng 21,2% so với cùng kỳ.

Trong tháng ghi nhận hai doanh nghiệp mới chậm trả thanh toán gốc lãi

MBS cho biết, tháng 3 ghi nhận 2 doanh nghiệp mới công bố chậm trả thanh toán gốc lãi với giá trị khoảng 516 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 3, tổng giá trị TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 209,3 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% dư nợ TPDN của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành Bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 69% giá trị chậm trả.

-Hà Anh

]]>Quỹ ngoại PYN Elite Fund thôi làm cổ đông lớn của TPBĐược biết t#237;nh đến ng#224;y 30/9/2024, Quỹ n#224;y n#226;ng tỷ lệ sở hữu l#234;n hơn 104 triệu cổ phiếu, chiếm 4,7% vốn tại TPB.Thu, 24 Apr 2025 00:37:22 GMT/quy-ngoai-pyn-elite-fund-thoi-lam-co-dong-lon-cua-tpb.htm/quy-ngoai-pyn-elite-fund-thoi-lam-co-dong-lon-cua-tpb.htmChứng khoánĐược biết tính đến ngày 30/9/2024, Quỹ này nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 104 triệu cổ phiếu, chiếm 4,7% vốn tại TPB.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank (mã TPB-HOSE) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tính đến ngày 17/4.

Theo đó, quỹ ngoại PYN Elite Fund (NON-UCITS) không còn là cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng.

Trước đó, TPBank công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn vào ngày 30/8/2024, PYN Elite Fund từng nắm giữ gần 79 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 3,59% vốn và đến ngày 30/9/2024, Quỹ này nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 104 triệu cổ phiếu, chiếm 4,7% vốn tại TPB.

Quỹ ngoại PYN Elite Fund thôi làm cổ đông lớn của TPB - Ảnh 1
Quỹ ngoại PYN Elite Fund thôi làm cổ đông lớn của TPB - Ảnh 2

Theo tài liệu họp cổ đông năm 2025, TPB lên kế hoạch năm 2025 với tổng tài sản: 459.000 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước; Tổng nguồn vốn huy động đạt 420.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ; dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế đạt 313.750 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Về cổ tức, TPB trình đại hội phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. 

-Hà Anh

]]>HOSE thêm CCC vào danh sách bị cắt marginHOSE bổ sung m#227; CCC của CTCP X#226;y dựng CDC do thời gian ni#234;m yết dưới 6 th#225;ng, trong khi đ#243;, m#227; TVB của CTCP Chứng kho#225;n Tr#237; Việt được loại khỏi danh s#225;ch n#224;y sau khi đ#227; khắc phục t#236;nh trạng kh#244;ng đủ điều kiện.Wed, 23 Apr 2025 16:24:01 GMT/hose-them-ccc-vao-danh-sach-bi-cat-margin.htm/hose-them-ccc-vao-danh-sach-bi-cat-margin.htmChứng khoánHOSE bổ sung mã CCC của CTCP Xây dựng CDC do thời gian niêm yết dưới 6 tháng, trong khi đó, mã TVB của CTCP Chứng khoán Trí Việt được loại khỏi danh sách này sau khi đã khắc phục tình trạng không đủ điều kiện.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa cập nhật danh sách các cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Theo đó, HOSE vừa bổ sung mã CCC của CTCP Xây dựng CDC do thời gian niêm yết dưới 6 tháng, trong khi đó, mã TVB của CTCP Chứng khoán Trí Việt được loại khỏi danh sách này sau khi đã khắc phục tình trạng không đủ điều kiện.

Như vậy, tính đến ngày 21/4, danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên HoSE tăng thêm 1 mã lên 68 mã, bao gồm nhiều cái tên chú ý như C47 (Xây dựng 47), CRE (Bất động sản Thế Kỷ), DLG (Đức Long Gia Lai), ITA (Tân Tạo), HVN (Vietnam Airlines), HAG (Hoàng Anh Gia Lai), NVL (Novaland)…

Đáng chú ý, kết quả kinh doanh lao dốc cũng khiến nhiều mã cổ phiếu bị cắt margin trong danh sách này, có thể kể tới như AAM, APG, CMX, DQC, EVE, HAS, HID, ITD, LDG, NVL, PGV, QCG, SBV, TLH, TMT, TTE...Nguyên nhân đều do lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ/LNST trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2024 là số âm.

Còn hai mã GIL, CLL bị cắt margin do công ty nhận được kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật thuế.

Ngoài ra, trong danh sách bị cắt margin quý 2/2025 có mã bị đình chỉ giao dịch và thuộc diện kiểm soát như: DRH, LEC, KPF, PSH, RDP.

Theo thống kê từ FiinTrade, dư nợ margin của 70/85 công ty chứng khoán chiếm 99,7% quy mô vốn chủ sở hữu toàn ngành đạt gần 275 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2025, tăng 13% tương đương 31,6 nghìn tỷ đồng so với quý trước.

Đây là quý tăng trưởng thứ 9 liên tiếp đối với quy mô margin toàn thị trường tính từ quý 1/2023, nhưng chỉ có 4/85 công ty chứng khoán duy trì được chuỗi tăng trưởng về dư nợ margin như vậy, trong đó đáng chú ý là TCBS và ACBS.

Nhóm ghi nhận tăng trưởng vượt trội về dư nợ margin trong quý 1 nổi bật là SSI, TCBS, Chứng khoán VPS, KIS Việt Nam, VCBS, Chứng khoán VPBank và một số Công ty chứng khoán nhỏ như Chứng khoán Dầu khí (PSI) và Chứng khoán APG (APG).

-Hà Anh

]]>Kỳ vọng bứt phá qua vùng kháng cự 1.220 – 1.230 cần được củng cố thêm bởi dòng tiềnViệc VN-Index cho phản ứng hồi phục mạnh sau khi nh#250;ng s#226;u về v#249;ng hỗ trợ mạnh quanh đ#225;y ngắn hạn được thiết lập ng#224;y 9/4 đ#227; gi#250;p thị trường định h#236;nh một v#249;ng dao động c#226;n bằng mới xoay quanh v#249;ng 1165-1185 điểm trong ngắn hạn.Wed, 23 Apr 2025 16:23:24 GMT/ky-vong-but-pha-qua-vung-khang-cu-1-220-1-230-can-duoc-cung-co-them-boi-dong-tien.htm/ky-vong-but-pha-qua-vung-khang-cu-1-220-1-230-can-duoc-cung-co-them-boi-dong-tien.htmChứng khoánViệc VN-Index cho phản ứng hồi phục mạnh sau khi nhúng sâu về vùng hỗ trợ mạnh quanh đáy ngắn hạn được thiết lập ngày 9/4 đã giúp thị trường định hình một vùng dao động cân bằng mới xoay quanh vùng 1165-1185 điểm trong ngắn hạn.

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 24/4/2025

Kết phiên 23/4, VN-Index tăng 13,87 điểm, tương đương 1,16% lên mốc 1.211 điểm. Cùng chiều, Hnx-Index tăng 3,74 điểm, tương đương 1,8% lên 211,45 điểm.

Chỉ số có thể sẽ còn tiếp tục đà hồi phục và tăng điểm trong các phiên còn lại của tuần

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Việc VN-Index cho phản ứng hồi phục mạnh sau khi nhúng sâu về vùng hỗ trợ mạnh quanh đáy ngắn hạn được thiết lập ngày 9/4 đã giúp thị trường định hình một vùng dao động cân bằng mới xoay quanh vùng 1165-1185 điểm trong ngắn hạn. Chỉ số có thể sẽ còn tiếp tục đà hồi phục và tăng điểm trong các phiên còn lại của tuần.

Khi thị trường quay lại các vùng kháng cự đỉnh cũ sẽ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư thực hiện cơ cấu lại tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn, phù hợp với khẩu vị chấp nhận rủi ro của mình.

Đối với các hoạt động trading, nhà đầu tư chỉ nên thực hiện ở các nhịp rung lắc mạnh của thị trường trong giai đoạn hiện tại.”.

Thị trường vẫn tiếp tục giao dịch chủ yếu trong vùng 1.200 – 1.210

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"VN-Index hôm nay tăng gần 14 điểm và đóng cửa tại mốc 1.211. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 18/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Truyền thông dẫn đầu đà tăng. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Thị trường vẫn tiếp tục giao dịch chủ yếu trong vùng 1.200 – 1.210. Điểm cân bằng ngắn hạn của thị trường có thể nằm trong vùng này, nhưng chỉ số cần thu hẹp biên độ dao động để tạo nền chắc hơn.”.

VN-Index đang nỗ lực phục hồi, tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn suy giảm dưới vùng kháng cự gần nhất 1.230 điểm. VN-Index đang nỗ lực phục hồi, tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm. Đây là vùng hỗ trợ tâm lý mạnh, vùng giá trung bình trong 05 năm qua, cũng như vùng giá cao nhất năm 2018. Hỗ trợ mạnh hơn là vùng giá quanh 1.170 điểm, tương ứng giá của phiên phục hồi tốt sau khi tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ.

Ngắn hạn những thông tin về đàm phán Mỹ- Trung Quốc, kỳ vọng giảm các mức thuế đối ứng đã công bố. Đồng thời áp lực cung ngắn hạn, áp lực bán dư nợ ký quỹ giảm tương đối sau phiên bán mạnh là động lực cho thị trường phục hồi. Với diễn biến hiện tại, dòng tiền cho thấy đang cải thiện gia tăng khá tốt ở nhiều mã khi giảm giá mạnh. Nhiều mã cơ bản tốt, có kết quả kinh doanh tích cực đã phục hồi mạnh mẽ, thoát khỏi ảnh hưởng của thị trường chung, với cơ hội sinh lợi ngắn hạn đang cải thiện khá. Chúng tôi cho rằng rất nhiều mã, nhóm mã sau giai đoạn bán tháo đang tương đối rẽ so với các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Phù hợp các vị thế tỉ trọng dưới trung bình tích lũy thận trọng, hoặc xem xét mua lướt ngắn hạn hạ giá vốn đầu tư.

Nhà đầu tư duy trì tỉ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các ngành chiến lược, tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế".

VN-Index có thể thử thách mức 1.235 điểm

(Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam – YSVN)

“Chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm). Đồng thời, thị trường vẫn còn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên các nhà đầu tư cần chú ý đến xu hướng ở từng cổ phiếu, và đặc biệt thanh khoản vẫn có thể ở mức thấp. Thị trường đang bước vào mua đại hội cổ đông cho nên diễn biến của giá cổ phiếu có thể chịu sự tác động từ các thông tin kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng cho thấy các nhà đầu tư vẫn lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại.

Chiến lược ngắn hạn (dưới 1 tháng): Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao và mua mới ở các nhịp điều chỉnh, đặc biệt các nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên các nhóm cổ phiếu mạnh (tức là mức Stock Rating của cổ phiếu trên 80 điểm)”.

Có thể VN-Index sẽ sớm có nhịp phục hồi trở lại khi chạm vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.180

(Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VCBS)

“VN Index kết phiên trên mốc 1200 cho thấy nỗ lực duy trì vùng hỗ trợ quan trọng của thị trường.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo MACD và RSI hướng lên trở lại củng cố cho diễn biến hồi phục của VN Index trong phiên. Cùng với đó, chỉ báo dòng tiền CMF vượt lên mốc 0 nên xác suất cao chỉ số chung sẽ sớm tiến lên đường MA20, đồng thời cũng là khu vực kháng cự 1230. Tuy nhiên, các đường -DI và ADX vẫn neo trên mốc 25 nên khả năng xảy ra rung lắc, giằng co còn hiện hữu trong ngắn hạn.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ số chung di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường. Chỉ báo MACD đang hướng lên nhưng chỉ báo RSI gần như đi ngang, cùng với đó hai đường +/-DI cùng neo trên mốc 25 nên xác suất cao VN Index sẽ vận động tăng giảm đan xen trong nhịp hồi phục tiến lên vùng kháng cự 1.230.

Thị trường ghi nhận phiên hồi phục và củng cố động lực trên mốc 1.200, tuy nhiên có thể thấy được sự phân hóa khi nhiều cổ phiếu chỉ có mức tăng nhẹ so với biên độ tăng 4-7% ở nhóm còn lại. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh và đang ở vùng kháng cự; bên cạnh đó, nhà đầu tư nên tìm kiếm cổ phiếu duy trì được nền giá ổn định và dưa địa tăng còn nhiều để mở vị thế trong nhịp rung lắc ở phiên tiếp theo. Một số nhóm ngành đáng chú ý bao gồm bán lẻ, chứng khoán, bất động sản, phân đạm-hóa chất”.

Kỳ vọng bứt phá qua vùng kháng cự 1.220 – 1.230 cần được củng cố thêm bởi dòng tiền

(Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI – SSI)

“VN-Index đóng cửa tại 1.211 điểm tăng 13,9 điểm (+1,16%). KLGD khớp lệnh 732 triệu CP.

Thị trường tiếp nối quán tính hồi phục từ phiên trước và bật tăng lại tích cực. Dù vậy trạng thái ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa có chuyển biến đáng kể khi duy trì bên dưới các đường MA quan trọng và kênh giá giảm từ ngày 3/4.

Kỳ vọng bứt phá qua vùng kháng cự 1.220 – 1.230 cần được củng cố thêm bởi dòng tiền. Ngược lại vùng 1.180 đang là hỗ trợ ngắn hạn cho chỉ số”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

-Hà Anh

]]>Cá nhân tiếp tục bán ra, xả cổ phiếu bất động sản cho khối ngoạiNh#224; đầu tư c#225; nh#226;n b#225;n r#242;ng 516.1 tỷ đồng, trong đ#243; họ b#225;n r#242;ng khớp lệnh l#224; 541.1 tỷ đồng. Top b#225;n r#242;ng c#243;: VHM, VIC, MSN, ACB, STB, BAF, DXG, MWG, HPG.Wed, 23 Apr 2025 13:27:18 GMT/ca-nhan-tiep-tuc-ban-ra-xa-co-phieu-bat-dong-san-cho-khoi-ngoai.htm/ca-nhan-tiep-tuc-ban-ra-xa-co-phieu-bat-dong-san-cho-khoi-ngoai.htmChứng khoánNhà đầu tư cá nhân bán ròng 516.1 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 541.1 tỷ đồng. Top bán ròng có: VHM, VIC, MSN, ACB, STB, BAF, DXG, MWG, HPG.

Sau phiên rung rũ hàng đi vào lịch sử thị trường đã hồi phục tốt trong phiên giao dịch hôm nay, sự lan tỏa đồng đều ở tất cả không còn nhóm ngành nào bị bỏ lại phía sau. Vn-Index đóng cửa tăng gần 14 điểm tiến về vùng giá 1.211 tương ứng tăng 1,16% với độ rộng cực đẹp 416 mã tăng trên 120 mã giảm điểm.

Bất động sản tiếp tục dẫn dắt thị trường chung với VHM tăng 1,75% nhiều cổ phiếu bất động sản khác bật tăng mạnh như VRE tăng 6,55%; BCM tăng 5,77%; DXG tăng 5,36%; KDH, DIG, IDC, NVL, KBC.... Nhiều cổ phiếu nhỏ bung trần như DXS, SZG, SCR. Ngân hàng có sự đảo ngôi rõ rệt khi nhóm VCB, STB, SHB, SSB hôm qua tăng kéo thị trường thì hôm nay quay xe giảm điểm, nhường chỗ cho CTG, BID, TCB, MBB, ACB, LPB.

Nhìn chung ngoài 4 cổ phiếu giảm trên thì toàn bộ cổ phiếu còn lại tăng điểm. Chứng khoán kịch trần ở các cổ phiếu như EVS, APG, SBS, trong khi nhóm lớn hơn cũng tăng khá tốt như SSI, VCI, HCM, MBS. Ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, viễn thông hôm nay xuất sắc khi CTR kịch trần, VGI tăng 9,93%, FOX tăng 1,78%. Nhóm nguyên vật liệu cũng không thể không nhắc đến HSG, BMP bung nóc, tỏng khi nhiều cổ phiếu khác tăng mạnh như HPG, GVR, VGC, MSR, DGC, DPM.

Thị trường đang được hỗ trợ bởi lượng tiền đứng ngoài rất lớn, chỉ cần một cú sập mạnh sẽ có cầu ngay lập tức kéo lên. Thanh khoản ba sàn hôm nay khớp gần 21.000 tỷ đồng trong đó bán ròng 114.6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 111.3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: BAF, VIC, HPG, BMP, MSN, VHM, DXG, VNM, TCH, FRT. Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, MBB, SHB, FTS, VPB, TPB, GMD, HAH, VCG.

Cá nhân tiếp tục bán ra, xả cổ phiếu bất động sản cho khối ngoại - Ảnh 1

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 516.1 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 541.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành Dịch vụ tài chính. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: MBB, FPT, GMD, VIX, GVR, SHB, KBC, FTS, HCM, VCG. Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có: VHM, VIC, MSN, ACB, STB, BAF, DXG, MWG, HPG.

Tự doanh mua ròng 663.1 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 667.5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FPT, ACB, VIC, TCB, VPB, MWG, VNM, LPB, MSN, HPG. Top bán ròng là nhóm Xây dựng và Vật liệu. Top cổ phiếu bán ròng gồm VCI, VRE, CTR, BCM, VHC, BCG, BMP, FRT, PNJ, REE.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 55.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 15.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính Top bán ròng có TCB, VNM, EIB, HPG, VIX, GMD, DCM, GVR, HCM, KBC. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có VHM, VRE, STB, MSN, VIC, DXG, REE, VPB, CTD, VSC.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.144,4 tỷ đồng, giảm -12,8% so với phiên liền trước và đóng góp 10,4% tổng giá trị giao dịch. Hôm nay có giao dịch thỏả thuận đáng chú ý ở cổ phiếu LGC, với hơn 3,8 triệu đơn vị tương đương 167,5 tỷ đồng được sang tay giữa các Tổ chức trong nước. Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (SSB, EIB, STB, HDB, TCB, VIB), nhóm vốn hóa lớn (VHM, FPT, MSN) và KDC.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Hóa chất, Nuôi trồng nông hải sản, Phần mềm, Vật liệu xây dựng nội thất, Nhựa, cao su sợi trong khi giảm ở Ngân hàng, Chứng khoán, Xây dựng, Thiết bị điện, Dầu khí, Sản xuất phân phối điện.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.

-Thu Minh

]]>Chủ tịch PAN Group Nguyễn Duy Hưng: "Chúng tôi không thể quyết được giá cổ phiếu nhưng kỳ vọng năm nay sẽ tăng" Về diễn biến gi#225; cổ phiếu, theo #244;ng Nguyễn Duy Hưng,#160;lợi nhuận ban l#227;nh đạo doanh nghiệp cam kết tăng, c#242;n một thứ m#224; Hội đồng quản trị, ban điều h#224;nh kh#244;ng thể l#224;m được, kh#244;ng thể quyết được l#224; gi#225; cổ phiếu.Wed, 23 Apr 2025 08:49:29 GMT/chu-tich-pan-group-nguyen-duy-hung-chung-toi-khong-the-quyet-duoc-gia-co-phieu-nhung-ky-vong-nam-nay-se-tang.htm/chu-tich-pan-group-nguyen-duy-hung-chung-toi-khong-the-quyet-duoc-gia-co-phieu-nhung-ky-vong-nam-nay-se-tang.htmChứng khoánVề diễn biến giá cổ phiếu, theo ông Nguyễn Duy Hưng, lợi nhuận ban lãnh đạo doanh nghiệp cam kết tăng, còn một thứ mà Hội đồng quản trị, ban điều hành không thể làm được, không thể quyết được là giá cổ phiếu.

Chiều ngày 23/5, Công ty CP Tập đoàn PAN tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Tại đại hội, PAN Group thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025, theo đó doanh thu hợp nhất đạt 17.256 tỷ đồng tăng 7% so với năm ngoái, lợi nhuận sau thuế 1.407 tỷ đồng tăng nhẹ 4%. Công ty đặt kế hoạch cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 5%. 

KẾ HOẠCH DOANH THU LỢI NHUẬN TĂNG TRƯỞNG NHẸ

Riêng kết quả kinh doanh quý 1, PAN đã công bố doanh thu thuần đạt 4.119 tỷ đồng, tăng 19% so với quý 1/2024, hoàn thành 24% kế hoạch năm (17.256 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 194 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ, thực hiện được 29% kế hoạch năm (672 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, hoàn thành 16% kế hoạch. 

Ban lãnh đạo PAN Group dự báo 2025 là một năm nhiều biến số khó lường trong kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu thương mại quốc tế. Lạm phát và lãi suất ở thị trường Mỹ khó giảm như dự tính, gây áp lực lớn tới tỷ giá và lãi suất trong nước. Trong khi đó nhu cầu tại thị trường nội địa cũng đang hồi phục chậm mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách để hỗ trợ kích thích tiêu dùng.

Vì vậy, kế hoạch kinh doanh của từng công ty cũng như hợp nhất cho năm 2025 được xây dựng với kịch bản tăng trưởng nhưng có thận trọng. Tuy nhiên, nếu loại trừ lợi nhuận bất thường từ giao dịch hợp nhất công ty con Hải Yến tại VFG trong năm 2024 thì lợi nhuận sau thuế hợp nhất cho cổ đông công ty mẹ năm 2025 đạt tăng trưởng 20%. 

Trong kịch bản tích cực, PAN Group kỳ vọng cả thị trường xuất khẩu và nội địa sẽ có diễn biến thuận lợi hơn, các tác động của chính sách thuế từ Mỹ không có ảnh hưởng trọng yếu theo hướng bất lợi và từ đó có thể mang tới tăng trưởng cao hơn dự kiến cho các mảng kinh doanh của PAN.

Các sản phẩm xuất khẩu như thực phẩm đóng gói, mảng bánh kẹo dự kiến tiếp tục tăng trưởng nhờ động lực từ đẩy mạnh khai thác các thị trường xuất khẩu tại khu vực Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong năm 2024 doanh số xuất khẩu của BBC tăng trưởng xấp xỉ 50% so với cùng kỳ, dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng cao trong giai đoạn 5 năm sắp tới.

Mảng xuất khẩu hạt và hoa quả sấy tăng trưởng tốt khi việc bán hàng tới các khách hàng Trung Quốc, Hồng Kông phục hồi. Việc đẩy mạnh khai thác thị trường Nhật Bản bắt đầu khai thác từ 2 năm trước cũng sẽ là động lực quan trọng trong giai đoạn 5 năm tới.

Lĩnh vực thủy sản sẽ đối mặt với nhiều biến động ít nhất trong nửa đầu năm khi tác động của chính sách thuế từ Mỹ chưa thực sự rõ ràng. Ngoài ra, các diễn biến tiếp theo của vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ với ngành tôm cũng có thể mang tới các ảnh hưởng bất thường đồng thời tạo ra các áp lực cạnh tranh về giá từ các quốc gia xuất khẩu tôm khác.

Riêng mảng tôm, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tương đương năm 2024. Trong trường hợp các vụ kiến thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá của Mỹ lên các sản phẩm tôm Việt Nam có diễn biến thuận lợi quý 2/2025 thì lợi nhuận mảng tôm sẽ có tăng trưởng tốt hơn.

Mảng cá tra chịu ảnh hưởng từ bối cảnh xuất khẩu và mặt bằng giá xuất khẩu chưa cải thiện, dự kiện doanh thu lợi nhuận tăng trưởng nhẹ ở một con số. 

KỲ VỌNG GIÁ CỔ PHIẾU NĂM NAY SẼ TĂNG

Tại đại hội, trả lời câu hỏi của cổ đông về việc chính sách thuế quan của Mỹ tác động thế nào đến kết quả kinh doanh của tập đoàn, bà Nguyễn Thị Trà My, Phó Chủ tịch HĐQT cho biết mảng tôm tập trung xuất khẩu sang Nhật Bản, châu Âu đặc biệt là Anh, còn thị trường Mỹ chiếm một ít.

Trị giá xuất khẩu các sản phẩm đi Mỹ chỉ chiếm 18% tổng giá trị xuất khẩu của tập đoàn, trong đó mảng tôm 13% đây là con số nhỏ không lớn so với bức tranh doanh thu của Tập đoàn. Do đó, chính sách thuế quan của Mỹ ở kịch bản xấu nhất không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh ít nhất đến hết năm 2025. Về dài hạn, PAN tăng cường phát triển sản phẩm cao cấp, xuất sang các thị trường gần để giảm tối đa chi phí logistics. 

Khang An đang làm rất tốt để theo đuổi giá trị bền vững của tập đoàn. Trong tuần qua, đối tác tại Mỹ đã ký hợp đồng nhập khẩu tôm với giá cao hơn 20-25% so với các sản phẩm tương tự. Một hợp đồng khác cũng được thực hiện tại Anh. Trong quý vừa rồi, các nhà nhập khẩu Mỹ cũng ráo riết thúc đẩy các đơn hàng vận chuyển hàng sang Mỹ. 

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn PAN nói thêm: Chưa bao giờ làm kinh doanh mà không khó khăn, trong bối cảnh khó lường thế này không ai dám nói chắc cái gì. Tuy nhiên, việc PAN vẫn duy trì kế hoạch tăng trưởng doanh thu lợi nhuận trình đại hội cổ đông, tức là ban lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng sẽ hoàn thành được kế hoạch đặt ra.

"Từ trước đến nay chúng tôi luôn làm được những gì chúng tôi nói", ông Hưng nhấn mạnh. 

Với mức cổ tức 5%, theo ông Hưng, lý do PAN chưa thể trả cao hơn trong năm nay là PAN đầu tư tài sản để có hệ sinh thái của tập đoàn nhiều năm qua phần lớn là tiền vay. Tập đoàn dùng một phần lợi nhuận để trả phần đầu tư, đây là đường dài tăng hiệu quả hoạt động của tập đoàn. Tuy nhiên, với lộ trình này, năm sau và năm nữa tỷ lệ chia cổ tức sẽ tăng cao hơn. 

Về diễn biến giá cổ phiếu, theo ông Hưng, bản thân mỗi cổ đông cũng cảm thấy có trách nhiệm với những gì đóng góp cho tập đoàn. Lợi nhuận ban lãnh đạo doanh nghiệp cam kết tăng, còn một thứ mà Hội đồng quản trị, ban điều hành không thể làm được, không thể quyết được là giá cổ phiếu.

"Chúng tôi hi vọng năm 2025 giá cổ phiếu tốt hơn, trên cơ sở góc nhìn của nhà đầu tư tôi nghĩ khi người ta hết quan tâm đến những thứ phát triển nóng và nhiều rủi ro thì đến thời điểm toàn thế giới quay lại với giá trị, sự sinh tồn của dân chúng như an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng. Đó là thứ quan trọng trong giai đoạn tiếp theo và đây là cơ hội để tập đoàn PAN bứt phá trong những năm tới", Chủ tịch PAN Group nhấn mạnh. 

-Tuệ Lâm

]]>VN-Index kiên trì leo dốc, loạt cổ phiếu nhỏ tăng nóngMặc d#249; nh#243;m VN30 chiều nay c#243; nhiều m#227; tụt gi#225; so với buổi s#225;ng nhưng lực k#233;o tổng thể từ nh#243;m n#224;y vẫn gi#250;p VN-Index nh#237;ch l#234;n từng ch#250;t một, nhất l#224; trong bối cảnh thanh khoản rổ blue-chips n#224;y giảm 20% so với phi#234;n s#225;ng. Ri#234;ng nh#243;m cổ phiếu vừa v#224; nhỏ vẫn rất t#237;ch cực, thậm ch#237; diễn biến kịch trần lan rộng...Wed, 23 Apr 2025 08:40:03 GMT/vn-index-kien-tri-leo-doc-loat-co-phieu-nho-tang-nong.htm/vn-index-kien-tri-leo-doc-loat-co-phieu-nho-tang-nong.htmChứng khoánMặc dù nhóm VN30 chiều nay có nhiều mã tụt giá so với buổi sáng nhưng lực kéo tổng thể từ nhóm này vẫn giúp VN-Index nhích lên từng chút một, nhất là trong bối cảnh thanh khoản rổ blue-chips này giảm 20% so với phiên sáng. Riêng nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn rất tích cực, thậm chí diễn biến kịch trần lan rộng...

Mặc dù nhóm VN30 chiều nay có nhiều mã tụt giá so với buổi sáng nhưng lực kéo tổng thể từ nhóm này vẫn giúp VN-Index nhích lên từng chút một, nhất là trong bối cảnh thanh khoản rổ blue-chips này giảm 20% so với phiên sáng. Riêng nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn rất tích cực, thậm chí diễn biến kịch trần lan rộng.

VN-Index đóng cửa tăng 13,87 điểm tương đương +1,16%, so với thời điểm chốt phiên sáng thì cải thiện không đáng kể (tăng 12,5 điểm tương đương +1,04%). Nguyên nhân đến từ sự giăng co và yếu đi của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.

Đáng thất vọng nhất là VCB khi đợt ATC bị ép giá bất ngờ. Chốt phiên sáng VCB tăng nhẹ 0,34%  và cả buổi chiều luẩn quẩn trong biên độ 1-2 bước giá. Riêng đợt đóng cửa VCB bị đánh tụt thành giảm 0,85% so với tham chiếu. VIC trong khoảng 3 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục và ATC cũng bị ép giá xuống thành giảm 0,68%. VCB đang là cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường còn VIC đứng thứ 5. Một mã khác là SSB, vốn hóa thì nhỏ nhưng gây bất ngờ khi sụt giảm tới 3,65% so với tham chiếu.

Thống kê cho thấy rổ VN30 chiều nay có 15 cổ phiếu tụt giá so với phiên sáng, 12 mã tăng cao hơn. Ngoài các trụ VCB và VIC, có thêm STB, BVH, VPB, GAS, LPB cũng trượt khá mạnh. Bù lại nhóm vốn hóa lớn có VHM cải thiện mạnh mẽ, tăng thêm 1,21% nữa, đóng cửa trên tham chiếu 1,74%. TCB chiều nay cũng tăng thêm 2,55%, chốt tăng 378%. GVR cũng không kém, bật cao thêm 3,12% nữa và tăng tổng cộng 3,81% so với tham chiếu. Đây là 3 cổ phiếu lớn mạnh nhất chiều nay, bù trừ hết cho diễn biến giảm của VIC và VCB, đỡ VN-Index nhích cao thêm so với buổi sáng.

VCB vagrave; VIC gacirc;y thất vọng lớn khi hatilde;m đagrave; leo dốc của VN-Index chiều nay.
VCB và VIC gây thất vọng lớn khi hãm đà leo dốc của VN-Index chiều nay.

VN30-Index đóng cửa tăng 0,98%, kém phiên sáng một chút (tăng 0,99%) nhưng giao dịch vẫn rất tích cực ở nhiều mã. VRE đến cuối phiên đã chạm mức kịch trần và đóng cửa chỉ lùi lại 1 bước giá, tăng 6,55%. BCM cũng leo dốc cực mạnh buổi chiều, đóng cửa tăng 5,77%. SAB tăng không “bốc” như hai mã trên nhưng cũng đi lên bền bỉ, chốt tăng 4,29%. MWG, VJC, SSI, ACB, HPG là các cổ phiếu khác tăng từ 2% trở lên so với tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã mạnh từ sáng, chiều nay càng có lợi thế. HoSE sáng nay mới có 8 mã kịch trần, chiều nay tăng hơn gấp đôi lên 17 mã. BAF, BMP, HSG, CTR, VTP thu hút dòng tiền cực kỳ ấn tượng và giá lên hết biên độ. BAF thậm chí vượt đỉnh lịch sử và thanh khoản cũng cao chưa từng thấy tính theo giá trị, đạt 301,4 tỷ đồng. BMP giao dịch 118,6 tỷ, HSG khớp 144,4 tỷ, CTR khớp 92,5 tỷ đều là các cổ phiếu thanh khoản sôi động.

Chốt phiên sáng sàn HoSE đã có 120 mã tăng hơn 2%, chiều nay tới 145 mã. Với biên độ tăng ở cổ phiếu như vậy, việc VN-Index lên nhanh hay chậm không có nhiều ý nghĩa. Dòng tiền đang “sôi sục” tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu cụ thể và nhóm vốn hóa vừa và nhỏ đang là đích đến với các đại diện chọn lọc. Thực vậy, trong 23 cổ phiếu tăng giá từ 2% trở lên với thanh khoản vượt 100 tỷ đồng, rổ VN30 chỉ đóng góp 6 mã. Ngoài các cổ phiếu đã nêu tên phía trên, cả loạt khác như DXG, GEX, DIG, DBC, KBC, TCH, FRT… đều cực mạnh.

Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay cũng quay xe mua ròng khoảng 194,1 tỷ đồng trên sàn HoSE trong khi buổi sáng còn bán ròng 286,8 tỷ. Cụ thể, khối này tăng mua 23% so với phiên sáng lên 1.163,1 tỷ đồng và giảm bán 22% còn 969 tỷ đồng. Các mã được mua tốt phiên này là BAF +70,4 tỷ, VIC +51,9 tỷ, HPG +47,2 tỷ, BMP +46,8 tỷ, MSN +45,6 tỷ, VHM +42 tỷ, DXG +34,7 tỷ, VNM +33,4 tỷ, TCH +31,9 tỷ. Phía bán ròng có FPT -142,2 tỷ, MBB -101,9 tỷ, SHB -61,9 tỷ, FTS -31,9 tỷ.

-Kim Phong

]]>Gần 2,8 tỷ USD của nhà đầu tư đang nằm chờ mua ở các công ty chứng khoánSố dư tiền gửi của nh#224; đầu tư tăng nhẹ 2,1%, đạt gần 74,5 ngh#236;n tỷ tại thời điểm cuối th#225;ng 3. Wed, 23 Apr 2025 07:38:34 GMT/gan-2-8-ty-usd-cua-nha-dau-tu-dang-nam-cho-mua-o-cac-cong-ty-chung-khoan.htm/gan-2-8-ty-usd-cua-nha-dau-tu-dang-nam-cho-mua-o-cac-cong-ty-chung-khoan.htmChứng khoánSố dư tiền gửi của nhà đầu tư tăng nhẹ 2,1%, đạt gần 74,5 nghìn tỷ tại thời điểm cuối tháng 3.

Dư nợ margin của 70/85 công ty chứng khoán chiếm 99,7% quy mô vốn chủ sở hữu toàn ngành đạt gần 275 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2025, tăng 13% tương đương 31,6 nghìn tỷ đồng so với quý trước, theo thống kê từ FiinTrade. 

Đây là quý tăng trưởng thứ 9 liên tiếp đối với quy mô margin toàn thị trường tính từ quý 1/2023, nhưng chỉ có 4/85 công ty chứng khoán duy trì được chuỗi tăng trưởng về dư nợ margin như vậy, trong đó đáng chú ý là TCBS và ACBS.

Nhóm ghi nhận tăng trưởng vượt trội về dư nợ margin trong quý 1 nổi bật là SSI, TCBS, Chứng khoán VPS, KIS Việt Nam, VCBS, Chứng khoán VPBank và một số Công ty chứng khoán nhỏ như Chứng khoán Dầu khí (PSI) và Chứng khoán APG (APG).

Xét trên toàn thị trường, tổng dư nợ cho vay margin hiện tương đương 97,6% vốn chủ sở hữu toàn ngành, vẫn còn thấp so với mức trần 200% theo quy định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ này đã rất cao ở nhiều công ty chứng khoán lớn như MASC (183%), HCM (195%), Chứng khoán VPS (158%), MBS (164%).

Tăng trưởng dư nợ margin góp phần làm tăng thanh khoản và hỗ trợ hoạt động mua ròng của nhà đầu tư cá nhân. Dư nợ margin tăng 13% so với quý trước trong quý 1/2025. Trong khi đó, giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HOSE và HNX tăng 20,4%, đạt gần 15,2 nghìn tỷ đồng trong quý 1 khi Vn-Index tăng thấp 3,2%.

Động lực cho thanh khoản chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân - bên mua ròng chính đối ứng với lực bán ròng của khối ngoại, tập trung ở Ngân hàng như TPB, STB, VCB, ACB, ngoài ra còn bán nhiều ở FPT, VNM, MSN, DGC, FRT, VIC, DBC, NLG, GMD, VJC.

Gần 2,8 tỷ USD của nhà đầu tư đang nằm chờ mua ở các công ty chứng khoán - Ảnh 1

Quy mô tài sản của nhà đầu tư tăng nhẹ trở lại trong quý 1/2025 sau khi bất ngờ giảm mạnh trong quý trước đó. Cụ thể, tổng giá trị tài sản tài chính của nhà đầu tư phần lớn là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... được quản lý bởi các công ty chứng khoán tăng 15,5 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng 1% trong quý 1/2025, trước đó giảm -1,5% trong quý 4/2024. Số dư tiền gửi cũng tăng nhẹ 2,1%, đạt gần 74,5 nghìn tỷ tại thời điểm cuối tháng 3.

Con số này tỷ lệ thuận với mức tăng mở tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong quý 1 vừa qua. Trong 3 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 400.000 tài khoản chứng khoán. Tính đến cuối tháng 3/2025, nhà đầu tư trong nước có tổng cộng hơn 9,6 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9,6% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ dư nợ margin/tổng tài sản của nhà đầu tư tiếp tục tăng và đều ở mức rất cao, lần lượt là 11,3% và 18,3% tại thời điểm cuối tháng 3/2025. Tỷ lệ đòn bẩy là tỷ lệ giữa dư nợ margin/tổng giá trị vốn hóa điều chỉnh theo free-float.

Trong bối cảnh dòng tiền thiếu ổn định và khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng, thì những thông tin tiêu cực như kế hoạch áp thuế đối ứng của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (lên tới 46%) đã trở thành chất xúc tác kích hoạt làn sóng bán tháo, gây áp lực giảm giá cổ phiếu và dẫn đến hoạt động giải chấp như đã xảy ra gần đây ở đầu tháng 4.

-Thu Minh

]]>Chuyên gia: Tháng 5 là thời điểm thuận lợi, nhiều thông tin tích cực về tăng trưởng kinh tế hỗ trợ chứng khoán quot;Nh#236;n chung trong qu#253; 2/2025 v#224; th#225;ng 5 l#224; một thời điểm thuận lợi cho việc c#243; nhiều th#244;ng tin t#237;ch cực về tăng trưởng kinh tế, đơn h#224;ng, v#224; tiến triển của qu#225; tr#236;nh đ#224;m ph#225;n... Wed, 23 Apr 2025 07:38:14 GMT/chuyen-gia-thang-5-la-thoi-diem-thuan-loi-nhieu-thong-tin-tich-cuc-ve-tang-truong-kinh-te-ho-tro-chung-khoan.htm/chuyen-gia-thang-5-la-thoi-diem-thuan-loi-nhieu-thong-tin-tich-cuc-ve-tang-truong-kinh-te-ho-tro-chung-khoan.htmChứng khoán"Nhìn chung trong quý 2/2025 và tháng 5 là một thời điểm thuận lợi cho việc có nhiều thông tin tích cực về tăng trưởng kinh tế, đơn hàng, và tiến triển của quá trình đàm phán...

Nhận định về triển vọng kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, ông Nguyễn Kỳ Minh, Kinh tế trưởng, Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS), nhấn mạnh: Triển vọng kinh tế toàn cầu đang trở nên bấp bênh hơn.

Nguyên nhân là bởi thứ nhất, sụt giảm tổng cầu khi nước Mỹ đang tìm cách giảm bớt thâm hụt chi tiêu. Thứ hai, thuế quan nói riêng và các động thái yêu cầu dịch chuyển sản xuất nói chung sẽ dấn tới việc chi phí sản xuất gia tăng trong ngắn hạn. Đối với Mỹ, gần đây Thống đốc Fed cũng đã nhận định nhiều khả năng là “tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn”.

Chắc chắn những tác động lên kinh tế Việt Nam sẽ có. Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế khá cao. Tính đến cuối 2024, độ mở của nền kinh tế Việt Nam đo lường bằng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đạt khoảng 165%. Đây là một mức rất cao, cho thấy nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ thương mại thế giới. 

Tuy nhiên, Việt Nam có thể có một vài thuận lợi. Ví dụ như việc hoãn thuế quan của ông Trump đã dẫn tới việc các doanh nghiệp gia tăng đơn hàng xuất khẩu để tích trữ hàng trước thời điểm áp thuế. Với mức thuế hiện tại chỉ 10%, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và FDI tại Việt Nam muốn tận dụng ưu thế này. Trong khi chúng ta đạt mức tăng trưởng 6,93% trong quý 1/2025, cao nhất 6 năm gần đây, thì việc sản xuất tăng tốc trong quý 2 có thể tạo đà cho tăng trưởng cả năm.

Bên cạnh đó, giá dầu đang giảm mạnh trên thế giới do lo ngại về việc sụt giảm nhu cầu trung - dài hạn kéo theo đó là giá xăng tại Việt Nam, giúp cho việc kiểm soát lạm phát trở nên dễ dàng hơn, mở ra dư địa cao hơn cho các chính sách tiền tệ giúp kích thích kinh tế. Như vậy, trong năm 2025, mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam là thách thức hơn, tuy nhiên vẫn có khả năng đạt được với nỗ lực và đồng lòng của Chính phủ, các cơ quan liên quan, và các doanh nghiệp.

Ocirc;ng Nguyễn Kỳ Minh, Kinh tế trưởng, Cocirc;ng ty CP Chứng khoaacute;n Guotai Junan Việt Nam (IVS).
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Kinh tế trưởng, Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS).

Thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến sẽ nhận tin vui là hệ thống KRX triển khai vào tháng 5 tới sau vài lần trì hoãn. Đây sẽ là một thông tin tích cực, khi chúng ta hoàn thành một cột mốc đã được trông chờ, tạo tâm lý và đòn bẩy cho thị trường. Bên cạnh đó việc triển khai KRX cũng thúc đẩy quá trình hoàn thiện các tiêu chí nâng hạng của FTSE, với việc nâng hạng sớm nhất có thể diễn ra vào tháng 9/2025, thu hút một luồng tiền hấp dẫn.

"Nhìn chung trong quý 2/2025 và tháng 5 là một thời điểm thuận lợi cho việc có nhiều thông tin tích cực về tăng trưởng kinh tế, đơn hàng, và tiến triển của quá trình đàm phán trong khi các thông tin tiêu cực về thuế quan toàn cầu dự kiến phải tới hạn 3 tháng tức là đầu tháng 7 mới xuất hiện (nếu có).

Với tình hình hiện tại có thể dự đoán giá hàng hóa dịch vụ gia tăng trên bình diện chung, gây áp lực lên lạm phát, lãi suất và định giá của doanh nghiệp trên toàn thế giới, gây tác động gián tiếp lên định giá doanh nghiệp Việt Nam", Kinh tế trưởng, Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Kỳ Minh, hiện nay chiến lược chủ động sẽ hơn bị động. Nhà đầu tư hạn chế giải ngân theo các thông tin truyền thông nước ngoài do có khả năng sẽ có các thông tin trái ngược nhau trong khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, có thể tập trung vào các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, hoặc nền khách hàng ít bị tác động bởi thương chiến. Có thể là một số ngành nghề quan trọng với phía Mỹ đã được miễn/hoãn các mức thuế, hoặc do doanh nghiệp bị đánh thuế cao nhưng nền khách hàng lại không ở Mỹ.

Đánh giá của IVS cho thấy, những ngành hay các doanh nghiệp tập trung vào nhu cầu trong nước sẽ có nhiều triển vọng hơn, ví dụ như nhóm đầu tư công, sắt thép do nhu cầu trong nước cùng định hướng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong thời gian gần đây. Những ngành khác như tiêu dùng thiết yếu, ngành điện.

Trong khi đó, ngành tài chính có thể cần phải cân nhắc và lựa chọn thận trọng. Hiện tại IVS dự kiến ngành tài chính ngân hàng vẫn có tăng trưởng từ 10%-15% trong năm 2025. Ngành thép dự báo mức tăng chung khoảng 8-10% và ngành đầu tư công khoảng 10-12%, vẫn là những mức tăng trưởng tốt so với lãi suất hiện nay và phù hợp cho nhà đầu tư phân bổ một phần danh mục.

-Thu Minh

]]>Chủ tịch HNM đăng ký chuyển nhượng 10 triệu cổ phiếu cho con gáiThời gian thực hiện giao dịch từ ng#224;y 24/04 - 23/05/2025 với phương thức giao dịch l#224; thỏa thuận v#224; khớp lệnh.Wed, 23 Apr 2025 06:55:18 GMT/chu-tich-hnm-dang-ky-chuyen-nhuong-10-trieu-co-phieu-cho-con-gai.htm/chu-tich-hnm-dang-ky-chuyen-nhuong-10-trieu-co-phieu-cho-con-gai.htmChứng khoánThời gian thực hiện giao dịch từ ngày 24/04 - 23/05/2025 với phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh.

CTCP Sữa Hà Nội - Hanoimilk (mã HNM-HNM) công bố giao dịch của người nội bộ.

Theo đó, ông Hà Quang Tuấn - Chủ tịch HĐQT HNM đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu. Mục đích là chuyển nhượng cổ phiếu HNM cho con gái Hà Phương Thảo theo phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 24/04 - 23/05/2025.

Hiện, ông Tuấn đang sở hữu 14.075.000 CP, chiếm 31,7% tại HNM.

Như vậy, từ ngày 24/04-23/05, bà Hà Phương Thảo sẽ nhận chuyển nhượng 10 triệu cp HNM từ cha là ông Hà Quang Tuấn - Chủ tịch HĐQT.

Hiện tại, bà Thảo không sở hữu cổ phần HNM. Dự kiến sau giao dịch, con gái Chủ tịch sẽ sở hữu hơn 22,5% vốn của Hanoimilk. Trong khi đó, Chủ tịch Hà Quang Tuấn sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty từ 31,7% xuống còn 9,2%, tương ứng gần 4,1 triệu cp sau khi hoàn tất chuyển nhượng cổ phần cho con gái.

Kết thúc quý 1/2025, HNM ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 192 tỷ đồng, tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm trước (131,58 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8 tỷ đồng tăng 33,51 so với cùng kỳ 6 tỷ đồng.

Như vậy so với kế hoạch lợi nhuận năm 2025 đạt 45 tỷ đồng (tăng 20% so với thực hiện 2024) dự kiến trình ĐHĐCĐ, Công ty thực hiện được hơn 22% trong quý đầu năm.

Theo giải trình từ HNM thì lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng trưởng 46,48% so với cùng kỳ và lợi nhuận khác tăng 14% từ 3,69 tỷ lên hơn 4,2 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 1/2025, tổng tài sản của HNM tăng nhẹ 4% so với đầu năm từ 605,4 tỷ lên hơn 628 tỷ đồng - trong đó, hàng tồn kho là 285 tỷ đồng, giảm 2% so với hồi đầu năm - trong khi đó, khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 48% từ 76,58 tỷ lên hơn 113 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Công ty là 144,6 tỷ đồng và đều là nợ ngắn hạn tăng 11% so với đầu năm, chủ yếu do phải trả người bán và người mua trả tiền trước lần lượt tăng 29% và gấp hơn 3 lần. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm gần 8 tỷ lên gần 31 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ông Hà Quang Tuấn - Chủ tịch HĐQT HNM đã cho công ty vay 20,21 tỷ và không đổi so với đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HNM đang được giao dịch với giá 8,800 đồng/cp (phiên sáng 23/04). Chiếu theo mức giá này, ước tính việc chuyển nhượng này giá trị 88 tỷ đồng.

-Hà Anh

]]>Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế quan cho Trung Quốc nếu có thỏa thuận thương mạiGiới ph#226;n t#237;ch nhận định đ#226;y c#243; thể l#224; một dấu hiệu xuống thang căng thẳng của #244;ng Trump trong bối cảnh thị trường t#224;i ch#237;nh biến động mạnh gần đ#226;y do cuộc chiến thuế quan...Wed, 23 Apr 2025 06:36:26 GMT/ong-trump-tuyen-bo-se-giam-manh-thue-quan-cho-trung-quoc-neu-co-thoa-thuan-thuong-mai.htm/ong-trump-tuyen-bo-se-giam-manh-thue-quan-cho-trung-quoc-neu-co-thoa-thuan-thuong-mai.htmThế giớiGiới phân tích nhận định đây có thể là một dấu hiệu xuống thang căng thẳng của ông Trump trong bối cảnh thị trường tài chính biến động mạnh gần đây do cuộc chiến thuế quan...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 tuyên bố ông dự định sẽ “rất tử tế” với Trung Quốc nếu hai nước ngồi vào bàn đàm phán thương mại và thuế quan sẽ được cắt giảm mạnh nếu hai nước đi đến được một thỏa thuận. Giới phân tích nhận định đây có thể là một dấu hiệu xuống thang căng thẳng của ông Trump trong bối cảnh thị trường tài chính biến động mạnh gần đây do cuộc chiến thuế quan.

“Thuế quan sẽ giảm nhiều nhưng sẽ không giảm về 0”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Trump phát biểu tại Washington. Ông Trump nói thêm rằng “chúng tôi sẽ rất tử tế và họ cũng sẽ rất tử tế. Vậy chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra”.

Trước đó cùng ngày 22/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent nói cuộc đối đầu thuế quan Mỹ - Trung là không bền vững.

Ngoài ra, ông Trum cũng nói ông không nhận thấy sự cần thiết phải nói rằng ông sẽ “chơi rắn” với Trung Quốc, và nếu có một cuộc trò chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông sẽ không đề cập tới vấn đề Covid-19 - vốn là một nội dung vốn rất nhạy cảm đối với Bắc Kinh.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm mạnh và trái phiếu kho bạc Mỹ đã bị bán tháo kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4. Dù đã hoãn 90 ngày việc áp thuế suất cao hơn của thuế đối ứng, ông Trump vẫn áp thuế tổng cộng 145% lên hàng Trung Quốc ngoài trừ hàng công nghệ - nhóm được miễn thuế quan tạm thời.

Hiện Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi chính thức nào với cử chỉ mới của ông Trump.

Trước đó trong tháng 4 này, Bắc Kinh phát tín hiệu rằng họ muốn thấy chính quyền Mỹ có một số bước đi trước khi nhận lời ngồi vào bàn đàm phán. Nguồn thạo tin nói với Bloomberg rằng trong số các mong muốn của Bắc Kinh có việc Mỹ thể hiện sự tôn trọng với Trung Quốc và đưa ra lập trường nhất quán hơn cũng như sẵn sàng giải quyết các mối quan ngại của nước này về các vấn đề như trừng phạt và Đài Loan.

Nguồn tin cũng cho biết Bắc Kinh muốn Mỹ cử một đầu mối để đàm phán, và đó phải là người có sự hậu thuẫn của ông Trump và có thể vạch ra một thỏa thuận để ông Trump và ông Tập ký kết khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp trực tiếp.

Phát biểu tại một cuộc gặp kín ở Washington ngày 22/4, ông Bessent bày tỏ hy vọng rằng căng thẳng thương mại Mỹ -  Trung sẽ giảm nhiệt trong những tháng tới, mang lại một sự giải tỏa cho thị trường tài chính, nhưng cảnh báo rằng một thỏa thuận lớn có thể cần nhiều thời gian hơn mới đạt được, nguồn tin là người dự cuộc gặp tiết lộ với Bloomberg.

Ông Bessent - người được Tổng thống Donald Trump chỉ định là nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ - nói tại cuộc gặp rằng Washington và Bắc Kinh có thể đi đến một thỏa thuận toàn diện sau 2-3 năm. Ông cũng nhắc lại quan điểm của ông rằng Trung Quốc đã hạn chế nền kinh tế tiêu dùng trong nước và ưu tiên lĩnh vực sản xuất dẫn tới thiệt hại cho Mỹ. Ông nói bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai nước cũng sẽ đòi hỏi việc tái cân bằng thương mại theo hướng cho phép Mỹ tăng hoạt động sản xuất.

Ngoài phát biểu có tính chất giảm căng thẳng mới với Trung Quốc, ông Trump cũng “quay xe” trong cuộc công kích nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Thị trường chứng khoán Mỹ đã bán tháo vào hôm 21/4 sau khi ông Trump thúc giục ông Powell hạ lãi suất và cảnh báo có thể sa thải ông trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch Fed kết thúc.

“Tôi không có ý định sa thải ông ta. Tôi muốn ông ta tích cực hơn một chút về vấn đề hạ lãi suất”, ông chủ Nhà Trắng nói với các nhà báo vào ngày 22/4.

-Bình Minh

]]>IMF: Tăng trưởng toàn cầu sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, Ấn ĐộC#249;ng với đ#243;, IMF cắt giảm dự b#225;o tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đ#243; c#243; dự b#225;o về Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang...Wed, 23 Apr 2025 06:36:13 GMT/imf-tang-truong-toan-cau-se-phu-thuoc-nhieu-hon-vao-trung-quoc-an-do.htm/imf-tang-truong-toan-cau-se-phu-thuoc-nhieu-hon-vao-trung-quoc-an-do.htmThế giớiCùng với đó, IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó có dự báo về Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang...

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó có dự báo về Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố ngày 22/4, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay về 2,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra hồi tháng 1. Dự báo về năm 2026 giảm 0,3 điểm phần trăm, còn 3%. Sự điều chỉnh này diễn ra khi mức độ bất định trên toàn cầu tăng cao do Tổng thống Donald Trump Mỹ thời gian qua có hàng loạt động thái khó lường về thuế quan, từ công bố áp thuế quan cho tới tạm hoãn một số thuế quan đã công bố và cảnh báo sẽ tiếp tục có thêm thuế quan mới.

Hãng tin Reuters cho biết bản cập nhật WEO này được IMF thực hiện chỉ trong vòng 10 ngày sau khi ông Trump áp thuế quan đối ứng lên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. báo cáo nhấn mạnh rằng thuế quan ở Mỹ đang cao nhất 100 năm, đồng thời cảnh báo căng thẳng thương mại có khả năng khiến tăng trưởng giảm tốc hơn nữa.

SỰ BẤT ĐỊNH TĂNG CAO

Song song với việc cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế, IMF nâng dự báo lạm phát toàn cầu do tác động tiềm ẩn của thuế quan. Báo cáo cập nhật cho rằng tốc độ lạm phát toàn cầu sẽ là 4,3% trong năm nay và 3,6% trong năm 2026, trong đó lạm phát ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác được điều chỉnh tăng đáng kể.

“Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà hệ thống kinh tế toàn cầu đã vận hành suốt 80 năm qua đang bị thiết lập lại”, nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gounrinchas của IMF phát biểu với báo giới.

IMF nói rằng căng thẳng thương mại leo thang nhay và “mức độ bất định cực kỳ cao” về các chính sách trong tương lai sẽ có tác động lớn đến các hoạt động kinh tế trên toàn cầu.

“Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng sẽ chậm lại ở Mỹ, ở eurozone, ở Trung Quốc, và ở các khu vực khác trên thế giới”, ông Gourinchas nói với Reuters. “Nếu căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác tiếp tục leo thang, sự bất định sẽ càng lớn hơn, thị trường tài chính sẽ biến động thêm, điều kiện tài chính sẽ thắt chặt hơn”, ông Gourinchas cảnh báo, nhấn mạnh rằng sự tác động dây chuyền đó sẽ khiến triển vọng kinh tế toàn cầu xấu hơn nữa.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ xấu đi đã gây suy giảm nhu cầu đồng USD, nhưng những điều chỉnh trên thị trường tiền tệ và hoạt động tái cân bằng danh mục của nhà đầu tư đến thời điểm này diễn ra có trật tự - nhà kinh tế trưởng của IMF nhận xét. “Chúng tôi không thấy có sự dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Hiện tại, chúng tôi không lo lắng gì về sự vững vàng của hệ thống tiền tệ quốc tế”, ông nói.

Dù vậy, triển vọng kinh tế toàn cầu trong trung hạn đang ảm đạm, với dự báo tăng trưởng bình quân hàng năm trong 5 năm tới là 3,2%, thấp hơn so với mức bình quân 3,7% trong thời kỳ 2000-2019. IMF cho rằng triển vọng này khó có sự cải thiện nếu không có các cải cách mang tính cơ cấu.

Về thương mại toàn cầu, IMF dự báo tăng trưởng sẽ chỉ đạt 1,7% trong năm nay, bằng một nửa so với mức tăng của năm ngoái và thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. IMF nói rằng điều này phản ánh sự phân mảnh gia tăng của kinh tế thế giới.

Cũng theo ông Gourinchas, thuế quan leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm mạnh và điều này sẽ “gây áp lực giảm lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thương mại vẫn sẽ diễn ra, nhưng sẽ tốn nhiều chi phí hơn và kém hiệu quả hơn - ông nói, nhấn mạnh sự hoang mang và bất định của doanh nghiệp về việc nên đầu tư vào đâu, nên tìm nguồn sản phẩm và linh kiện ở đâu.

“Lập lại sự ổn định và rõ ràng trong hệ thống thương mại, theo bất kỳ dạng thức nào, là cực kỳ quan trọng”, ông Gourinchas nói với Reuters.

CÁC NỀN KINH TẾ ĐỒNG LOẠT BỊ HẠ DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG

Về Mỹ, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 về 1,8%, giảm tròn 1 điểm phần trăm so với mức tăng 2,8% của năm 2024, và thấp hơn 0,9 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. Về năm 2026, IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng 1,7%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.

Ông Gourinchas nói IMF không dự báo kinh tế Mỹ suy thoái, nhưng khả năng xảy ra suy thoái đã tăng từ 25% lên 37%.

Định chế này dự báo lạm phát toàn phần của Mỹ năm nay sẽ tăng lên 3%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 do tác động của thuế quan và sức mạnh của lĩnh vực dịch vụ. Bởi vậy, ông Gourinchas khuyến cáo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên thận trọng trong việc ghìm giữ kỳ vọng lạm phát, nhất là khi nhiều người Mỹ vẫn còn chưa quên thời kỳ lạm phát tăng vọt trong đại dịch Covid-19.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Canada và Mexico - hai nước láng giềng Mỹ bị ông Trump áp thuế quan mạnh tay - cũng không nằm ngoài danh sách bị IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế. IMF dự báo kinh tế Canada tăng 1,4% trong năm nay và 1,6% trong năm 2026, thay vì mức dự báo tăng 2% cho cả hai năm đưa ra hồi tháng 1. Về Mexico, IMF dự báo nền kinh tế giảm 0,3 điểm phần trăm trong năm nay, thay vì tăng 1,4% như dự báo hồi tháng 1, và đạt tăng trưởng 1,4% trong 2026.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế eurozone còn 0,8% và 1,2%, tương ứng của năm 2025 và 2026, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với hồi tháng 1. Trong đó, kinh tế Đức được dự báo không tăng trưởng năm nay, từ mức dự báo tăng 0,3% đưa ra hồi tháng 1. Dự báo tăng trưởng kinh tế Đức 2026 là tăng 0,9%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.

Kinh tế Anh được dự báo tăng 1,1% trong năm nay, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước, và tăng 1,4% trong 2026.

Kinh tế Nhật Bản được IMF kỳ vọng tăng 0,6% trong 2025, giảm 0,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.

Đối với Trung Quốc, triển vọng tăng trưởng 2025 và 2026 giảm còn 4%, thấp hơn tương ứng 0,6% và 0,5% so với lần dự báo hồi tháng 1. Theo ông Gounrinchas, thuế quan sẽ làm mất đi 1,3 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, nhưng sự sụt giảm này được bù đắp một phần bởi chính sách tài khóa mở rộng.

IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong năm 2025 và 4% trong năm 2026, so với mức tăng gần 7,1% của năm 2024. Trong báo cáo tháng 10/2024, IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% trong 2025.

So với báo cáo hồi tháng 10, IMF lần này dự báo Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng toàn cầu năm nay trên cơ sở đồng giá sức mua (PPI). Trái lại, đóng góp của Mỹ bị điều chỉnh giảm xuống.

Theo tính toán của hãng tin Bloomberg dựa trên báo cáo của IMF, Trung Quốc sẽ là nước đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng 23%, từ mức dự báo 21,7% đưa ra hồi tháng 10. Ấn Độ được dự báo đóng góp 15% trong sản lượng kinh tế tăng thêm của thế giới từ nay tới 2030, trong khi tỷ trọng đóng góp của Mỹ được dự báo đạt 11,3%, giảm từ mức 11,6% của lần cập nhật trước.

25 nền kinh tếnbsp; được dự baacute;o đoacute;ng goacute;p nhiều nhất vagrave;o tăng trưởng kinh tế toagrave;n cầu thời kỳ 2025-2030 theo tiacute;nh toaacute;n của Bloomberg dựa trecirc;n số liệu của IMF - Nguồn: Bloomberg.
25 nền kinh tế  được dự báo đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời kỳ 2025-2030 theo tính toán của Bloomberg dựa trên số liệu của IMF - Nguồn: Bloomberg.

Dự báo của IMF cũng cho thấy tăng trưởng toàn cầu tiếp tục có sự tập trung cao, với khoảng 80% tăng trưởng đến từ 25 quốc gia có đóng góp nhiều nhất.

Cũng theo ước tính của Bloomberg dựa trên số liệu của IMF, Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 1,2% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời kỳ 2025-2030.

-An Huy

]]>"Giá cổ phiếu chạy trước lợi nhuận, mua bán dựa vào kết quả kinh doanh ngắn hạn là không hiệu quả" Chiến lược n#224;y chỉ tốt khi thị trường t#237;ch cực, v#224; một số m#227; cổ phiếu đưa ra c#226;u chuyện tăng trưởng l#224;m cả thị trường ngạc nhi#234;n...Wed, 23 Apr 2025 06:35:28 GMT/gia-co-phieu-chay-truoc-loi-nhuan-mua-ban-dua-vao-ket-qua-kinh-doanh-ngan-han-la-khong-hieu-qua.htm/gia-co-phieu-chay-truoc-loi-nhuan-mua-ban-dua-vao-ket-qua-kinh-doanh-ngan-han-la-khong-hieu-qua.htmChứng khoánChiến lược này chỉ tốt khi thị trường tích cực, và một số mã cổ phiếu đưa ra câu chuyện tăng trưởng làm cả thị trường ngạc nhiên...

Thị trường đang vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý 1 và đại hội đồng cổ đông năm 2025 với nhiều thông tin tích cực hỗ trợ cho VN-Index. Tính đến ngày 19/4/2025, đã có 161 doanh nghiệp niêm yết đại diện 14,1% vốn hóa toàn thị trường công bố báo cáo tài chính hoặc ước tính sơ bộ về kết quả kinh doanh cho quý 1/2025, với tổng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 21,6% so với cùng kỳ.

Đây là mức tăng trưởng cao so với 2 quý gần nhất (-4,1% trong quý 4 và +17,7% trong quý 3/2024), trong đó: Đóng góp chính vào mức tăng trưởng cao này là các Ngân hàng (CTG, NAB, ABB, NVB), Chứng khoán (VCI, VIX, MBS, EVF), Điện khí (POW), Thiết bị điện (GEE), Chăn nuôi (HAG, DBC) và nhóm Xuất khấu (ANV, VGT). 

Mặc dù vậy, ngay sau khi ra kết quả kinh doanh cổ phiếu tăng không đáng kể thậm chí quay đầu giảm giá. Ví dụ mã GEE trong vòng hơn 2 tuần vừa qua tăng 50%, trong khi vừa công bố lợi nhuận tăng 319%. Như vậy, rõ ràng kết quả này đã được phản ánh vào giá. Theo thống kê gần đây của FiinPro, câu truyện thông tin đi trước thị trường tại Việt Nam rất chính xác.

Ông Nguyễn Việt Đức, chuyên gia của VPBankS cho rằng thông thường những doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh tốt, giá cổ phiếu sẽ được phản ánh trước khoảng hai tuần, hoặc thậm chí đến 3 tháng.

Do đó, việc dựa vào kết quả kinh doanh để mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn là không hiệu quả. Chiến lược này chỉ tốt khi thị trường tích cực, và một số mã cổ phiếu đưa ra câu chuyện tăng trưởng làm cả thị trường ngạc nhiên. Tuy nhiên, hiện tại, khi thị trường bất ổn, nhà đầu tư sẽ không đánh giá quá cao tăng trưởng mà thường phụ thuộc vào giá trong quá khứ.

Đối với ngành chứng khoán, trong quý 1 ghi nhận kết quả kinh doanh rất phân hóa. Những công ty có thị phần lớn nhất như SSI, TCBS … thì cơ bản vẫn đều đặn, tăng trưởng 8 – 9%, mảng kinh doanh này hỗ trợ mảng khác. Tuy nhiên, lợi nhuận của những công ty chứng khoán liên quan đến ngân hàng tăng mạnh, chẳng hạn như VPBankS, MBS, HDS … Cơ bản, những công ty cho vay được margin, có huy động được hệ thống ngân hàng để bán trái phiếu thì kết quả kinh doanh khá tốt.

Có hai nhóm đạt kết quả khá tiêu cực. Thứ nhất, nhiều công ty chứng khoán quy mô nhỏ thu lỗ. Nguyên nhân là bởi các công ty chứng khoán nhỏ dựa nhiều vào phí môi giới và cho vay với nhà đầu tư cá nhân. Trong quý 1 vừa qua, phí môi giới mặt bằng chung đã giảm do cạnh tranh khốc liệt, trong khi cho vay nhà đầu tư cá nhân không phục hồi quá nhiều. Do đó, dự báo những công ty chứng khoán nhỏ, không có ngân hàng đứng sau sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Thứ hai, những công ty chứng khoán phụ thuộc nhiều vào tự doanh cũng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do thị trường trong quý 1 vừa qua vẫn tăng, nhưng những cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao như FPT lại giảm. Những công ty có tỷ trọng FPT cao, chẳng hạn như HCM, SHS … thì cũng bị ảnh hưởng một phần.

"Cho tháng 5, thị trường hy vọng nhiều vào KRX, giúp doanh nghiệp chứng khoán tích cực hơn. Tuy nhiên, bản thân tôi đánh giá rằng tác động của KRX cũng sẽ ở mức vừa phải, bởi vĩ mô vẫn là yếu tố quan trọng. Nếu ông Trump cứ tiếp tục đưa ra những chính sách thương mại mạnh tay, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp thì thanh khoản cũng khó cải thiện.

Câu chuyện KRX rất tốt, nhưng cần nhìn nhận trong khoảng 1- 2 năm tới. Còn trong năm nay, KRX chưa thể tác động nhiều đến thanh khoản của thị trường", ông Đức nhấn mạnh. 

Nhận định về mục tiêu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp tại đại hội đồng cổ đông đang diễn ra, ông Đức cho rằng việc doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh tích cực và giữ cho đến hiện nay là hợp lý, bởi chưa biết thuế quan sẽ tác động như thế nào và vĩ mô quý 1 vẫn đang tốt. Do đó, không có lý do gì để doanh nghiệp hạ kế hoạch kinh doanh ngay từ thời điểm này.

Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đưa ra tuyên bố không giảm kết quả kinh doanh vào lúc này, không đồng nghĩa sẽ không điều chỉnh trong 1- 2 quý tới. Nếu thị trường đi xuống, vĩ mô bất ổn hơn từ thuế quan ông Trump thì tới quý 3, sẽ phản ánh vào doanh nghiệp. Thường quý 3 là mùa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

"Đa số các ông chủ doanh nghiệp chỉ đưa ra một kịch bản kinh doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần đưa ra kịch bản tốt, kịch bản xấu. Nhà đầu tư cũng rất kỳ vọng vào việc doanh nghiệp đưa ra kịch bản xấu, lợi nhuận là bao nhiêu. Trong bối cảnh thị trường đi xuống, nhà đầu tư sẽ vin vào những kỳ vọng này của doanh nghiệp để mua vào", chuyên gia của VPBankS nói. 

-Thu Minh

]]>Cổ phiếu vừa và nhỏ bứt tốcSự ổn định của chỉ số nhờ c#225;c blue-chips giữ nhịp tốt đang tạo điều kiện để d#242;ng tiền lựa chọn cổ phiếu một c#225;ch tự tin hơn. Nh#243;m vừa v#224; nhỏ s#225;ng nay khởi sắc nổi bật nhờ lợi thế thanh khoản thấp v#224; #225;p lực b#225;n yếu...Wed, 23 Apr 2025 05:07:00 GMT/co-phieu-vua-va-nho-but-toc.htm/co-phieu-vua-va-nho-but-toc.htmChứng khoánSự ổn định của chỉ số nhờ các blue-chips giữ nhịp tốt đang tạo điều kiện để dòng tiền lựa chọn cổ phiếu một cách tự tin hơn. Nhóm vừa và nhỏ sáng nay khởi sắc nổi bật nhờ lợi thế thanh khoản thấp và áp lực bán yếu...

Sự ổn định của chỉ số nhờ các blue-chips giữ nhịp tốt đang tạo điều kiện để dòng tiền lựa chọn cổ phiếu một cách tự tin hơn. Nhóm vừa và nhỏ sáng nay khởi sắc nổi bật nhờ lợi thế thanh khoản thấp và áp lực bán yếu.

Sau phiên rung lắc biên độ cực lớn và kết thúc khá tích cực hôm qua, thị trường lợi đà tâm lý đáng kể, nhất là khi chứng khoán thế giới cũng khởi sắc, các thông điệp mềm mỏng về thuế quan và xung đột thương mại cũng xuất hiện. Dù vậy đây vẫn là giai đoạn chờ đợi các kết quả thực tế hơn là lời nói.

Giao dịch sáng nay không thực sự mạnh và khá thận trọng. Thị trường mở cửa tăng rất tốt với 18,5 điểm, tương đương gần 1,55%. Đây cũng là biên độ tăng cao nhất của phiên. Sau đó thị trường chậm lại và nhiều cổ phiếu lùi giá xuống nhưng cơ bản vẫn là tăng. VN-Index lùi sâu nhất khoảng 10h10 vẫn tăng hơn 5 điểm với 335 mã tăng/110 mã giảm. Kết phiên chỉ số tăng 12,5 điểm (+1,04%) với 369 mã tăng/114 mã giảm.

Như vậy đa số cổ phiếu vẫn có rung lắc nhẹ sáng nay nhưng bên bán không gây áp lực nhiều. Thực tế chính các blue-chips mới là nhóm tạo rung lắc này. VN30-Index tạo đáy cùng với VN-Index và kết phiên sáng tăng 0,99%, vẫn chưa vượt được đỉnh cao nhất đầu ngày. Trong khi đó Midcap kết phiên tăng 2,02%, Smallcap tăng 1,56% đều đang ở mức cao nhất.

Nhiều trụ đang trượt giá đáng kể dù hiện rổ VN30 chỉ có 2 mã đỏ nhưng tới 27 mã xanh. VIC đạt đỉnh sau 9h30 tăng 2,2% nhưng sau đó rơi trở lại tham chiếu. VCB đang tăng nhẹ 0,34% sau khi tuột mất tới 1,18% so với giá đỉnh ngay sau khi mở cửa. Loạt cổ phiếu ngân hàng rất lớn khác như BID, CTG, TCB cũng tương tự, mở cửa giá cao nhất sau đó tuột xuống, biên đột trượt giảm đều trên 1%.

Bù lại các blue-chips vẫn duy trì được dòng tiền nâng đỡ khá ổn định trên mức giá tham chiếu. Lúc kém nhất rổ VN30 có 11 cổ phiếu đỏ nhưng hiện hầu hết đã phục hồi. FPT giảm 0,63%, SHB giảm 1,52% là hai mã duy nhất chưa lên được. Tuy nhiên FPT cũng đã phục hồi 1,86% so với giá đáy và SHB hồi 1,56%. Thanh khoản rổ VN30 sáng nay tăng gần 39% so với sáng hôm qua, đạt xấp xỉ 5.340 tỷ đồng, cao nhất trong 6 phiên sáng trở lại đây. Đồng thời, rổ này chiếm 56,9% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE, một tỷ trọng rất cao. Đây là tín hiệu về dòng tiền tập trung giữ ổn định trong nhóm blue-chips.

Tới 16/30 mã của rổ đang tăng trên 1% so với tham chiếu, trong đó 7 mã tăng từ 2% trở lên. Dẫn đầu đang là VRE tăng 5,1%, SAB tăng 3,33%, VJC tăng 2,87%, BVH tăng 2,76%, SSI tăng 2,7%, MWG tăng 2,62%. Có thể thấy không mã nào trong nhóm này lọt được vào Top 10 vốn hóa của VN-Index. Thậm chí cổ phiếu vốn hóa lớn nhất là MWG cung chỉ đứng thứ 16. Sức mạnh không tốt ở nhóm vốn hóa hàng đầu đang hãm đà phục hồi của VN-Index nhưng điều đó không quan trọng vì dòng tiền vẫn đang tập trung vào các cơ hội cụ thể.

Cổ phiếu vừa và nhỏ bứt tốc - Ảnh 1

Toàn sàn HoSE đang có tới 120 mã tăng từ 2% trở lên, ngoài ra là 60 mã khác tăng hơn 1%. Nhóm tăng xuất sắc này chiếm 60,4% tổng thanh khoản khớp lệnh sàn. Đây là động lực tích cực vì đa số nhà đầu tư sẽ cảm thấy danh mục của mình tăng trưởng mạnh.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang có rất nhiều đại diện nổi bật: VTP, DCL, DXS, SGR, CTI, DXG, APG kịch trần với thanh khoản tương đối lớn. Thậm chí DXG khớp 167,1 tỷ đồng. Các mã khác như CTR, BAF, YEG, NTL, TCH, HSG, BMP tăng vượt 5%. Rổ VN30 chỉ có duy nhất VRE lọt vào nhóm hàng đầu này.

Từ góc độ thanh khoản, BAF, DIG, DBC, VIX, GEX, NVL, DGC, TCH, VCG, HCM đều khớp cả trăm tỷ đồng mỗi mã. Nhóm này dù cũng xuất hiện nhịp lùi giá trong phiên nhưng khả năng duy trì thanh khoản cao cho thấy dòng tiền sẵn sàng đón đỡ. Đây là trạng thái giao dịch rất cởi mở.

Phía giảm giá sáng nay không có gì đáng chú ý, hầu hết là thanh khoản rất nhỏ hoặc biên độ không đáng kể. SHB và FPT là hai cổ phiếu có giao dịch lớn nhất ở nhóm này, ngoài ra lác đác vài cổ phiếu khác như GEE giảm 1,29% với 32,7 tỷ; KDC giảm 2,09% với 23,4 tỷ; HAH giảm 0,66% với 31,2 tỷ; PVT giảm 0,49% với 21,5 tỷ; PHR giảm 0,24% với 21,9 tỷ.

Nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng 286,8 tỷ đồng trên HoSE, thấp hơn đáng kể so với sáng hôm qua (523,1 tỷ). Khối này đã giảm bán 12% và tăng mua 8%. FPT đang bị xả nhiều nhất với -137,3 tỷ, SHB -60,2 tỷ, MBB -38,4 tỷ. Phía mua ròng có BAF +49,5 tỷ, VNM +41,5 tỷ, DXG +28,5 tỷ, VRE +24,6 tỷ, TCH +23,8 tỷ.

-Kim Phong

]]>Ông Trump bớt “làm căng”, tuyên bố không sa thải ông PowellNg#224;y 22/4, khi được hỏi về #253; định sa thải #244;ng Powell, #244;ng Trump lại n#243;i “b#225;o ch#237; cứ n#243;i qu#225; l#234;n”...Wed, 23 Apr 2025 02:55:47 GMT/ong-trump-bot-lam-cang-tuyen-bo-khong-sa-thai-ong-powell.htm/ong-trump-bot-lam-cang-tuyen-bo-khong-sa-thai-ong-powell.htmThế giớiNgày 22/4, khi được hỏi về ý định sa thải ông Powell, ông Trump lại nói “báo chí cứ nói quá lên”...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 cho biết ông “không có ý định” sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell trước khi nhiệm kỳ của ông Powell chính thức kết thúc vào năm tới.

“Không hề. Tôi chưa bao giờ có ý định đó”, hãng tin CNBC dẫn lời ông Trump nói với các nhà báo có mặt tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng khi ông được đề nghị làm rõ về việc liệu ông có định tìm cách sa thải ông Powell hay không.

Phát biểu này của ông Trump được xem là một cú “quay xe”, vì gần đây ông liên tục đẩy mạnh cuộc công kích nhằm vào Chủ tịch Fed và không loại trừ khả năng có một động thái chưa từng có tiền lệ là sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.

Các chỉ số chứng khoán tương lai của Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên ngoài giờ ngày 22/4 sau tuyên bố mới nhất của ông Trump về ông Powell. Trước đó, thị trường đã bán tháo trong phiên ngày 21/4 sau khi ông Trump gia tăng sức ép đòi Fed hạ lãi suất và phát tín hiệu muốn sa thải ông Powell.

“Nếu tôi muốn ông ta ra khỏi cái ghế đó, ông ta sẽ phải đi rất nhanh”, ông Trump nói vào tuần trước.

Mới hôm thứ Sáu, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hasset cũng nói rằng ông Trump và các trợ lý đang tích cực nghiên cứu khả năng sa thải ông Powell.

Chính ông Trump là người đã bổ nhiệm ông Powell vào ghế Chủ tịch Fed trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhiệm kỳ Chủ tịch Fed của ông Powell sẽ kéo dài cho tới tháng 5/2026 và ông đã khẳng định quan điểm rằng theo quy định của pháp luật, Tổng thống không thể sa thải ông.

Hôm 21/4, ông Trump đưa ra lời chỉ trích gay gắt nhất từ trước đến nay nhằm vào ông Powell, gọi Chủ tịch Fed là “một kẻ thất bại lớn” và kêu gọi hạ lãi suất ngay lập tức. Nhưng ngày 22/4, khi được hỏi về ý định sa thải ông Powell, ông Trump lại nói “báo chí cứ nói quá lên”.

“Tôi không có ý định sa thải ông ta. Tôi muốn ông ta tích cực hơn một chút về vấn đề hạ lãi suất”, ông chủ Nhà Trắng nói.

Đợt công kích mới nhất của ông Trump nhằm vào ông Powell bắt đầu trước khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất vào tuần trước. Trong một động thái không nằm ngoài dự báo, ECB vào hôm 17/4 hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm về mức 2,25%, bằng một nửa so với lãi suất 4,25-4,5% của Fed.

Chủ tịch Fed Jerome Powell tại một sự kiện hocirc;m 16/4 - Ảnh: Getty/CNBC.
Chủ tịch Fed Jerome Powell tại một sự kiện hôm 16/4 - Ảnh: Getty/CNBC.

Đã từ lâu ông Trump luôn phàn nàn rằng Fed chậm chạp trong việc hạ lãi suất. Dù tuyên bố không có ý định sa thải ông Powell, ông Trump ngày 22/4 vẫn tiếp tục kêu gọi Fed nhanh tay hơn trong việc cắt giảm lãi suất về mức thấp hơn.

“Tôi cho rằng giờ là thời điểm hoàn hảo để hạ lãi suất, và tôi muốn ngài Chủ tịch Fed hành động sớm hoặc kịp thời, thay vì muộn”, ông Trump nói với các nhà báo.

Sau 3 đợt giảm lãi suất liên tục với tổng mức giảm tròn 1 điểm phần trăm trong những tháng cuối của năm ngoái, Fed đã giữ nguyên lãi suất từ đầu năm tới nay. Sự “án binh bất động” này nhằm mục đích chờ xem các chính sách của ông Trump - gồm áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu, cải tổ thuế trong nước, nới lỏng quy chế giám sát, và tăng cường kiểm soát người nhập cư - sẽ có tác động cụ thể như thế nào tới nền kinh tế.

Một số quan chức Fed nói rằng chính sách tiền tệ của cơ quan này đang ở vị thế hợp lý và cần tiếp tục gây thêm sức ép đối với tăng trưởng để kéo lạm phát xuống, bởi lạm phát ở Mỹ đã cao hơn mục tiêu 2% của Fed trong suốt 4 năm qua.

Năm 2024, kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 2,8% nhưng giới chuyên gia kinh tế lo ngại thuế quan sẽ khiến nền kinh tế giảm tốc trong năm nay. Kinh tế giảm tốc có thể đòi hỏi Fed giảm lãi suất, nhưng ông Powell và một số quan chức Fed khác đã phát tín hiệu rằng họ có thể sẽ ưu tiên nhiệm vụ chống lạm phát vì thuế quan có khả năng sẽ khiến lạm phát tăng mạnh trở lại.

-Bình Minh

]]>Dự báo 4 ETF sẽ bán ra 9 triệu cổ phiếu VPB, mua vào 12 triệu cổ phiếu HPGMirae Asset dự b#225;o, HPG sẽ được c#225;c quỹ mua v#224;o hơn 12 triệu cổ phiếu, ngược lại VPB sẽ bị b#225;n ra hơn 9,3 triệu cổ phiếu. Wed, 23 Apr 2025 02:34:52 GMT/du-bao-4-etf-se-ban-ra-9-trieu-co-phieu-vpb-mua-vao-12-trieu-co-phieu-hpg.htm/du-bao-4-etf-se-ban-ra-9-trieu-co-phieu-vpb-mua-vao-12-trieu-co-phieu-hpg.htmChứng khoánMirae Asset dự báo, HPG sẽ được các quỹ mua vào hơn 12 triệu cổ phiếu, ngược lại VPB sẽ bị bán ra hơn 9,3 triệu cổ phiếu.

Dựa trên danh mục thành phần chỉ số mới công bố, VN30 và VNFinlead không thay đổi về cổ phiếu thành phần, chỉ có một số điều chỉnh về tỷ trọng tính toán cho các quỹ tham chiếu. Trong khi đó đối với các quỹ sử dụng VNDiamond làm chỉ số tham chiếu lại có phần điều chỉnh mạnh hơn khi chỉ số thêm mới CTD và loại ra cổ phiếu VRE.

Lưu ý, bộ chỉ số VN30, VNDiamond và VNFin Lead sẽ có hiệu lực bắt đầu từ 05/05/2025 và các quỹ ETF mô phỏng theo chỉ số này phần lớn sẽ được giao dịch trong tuần từ 22-28/04/2025 và chốt cơ cấu vào ngày 28/04/2025.

Hiện tại có 4 quỹ đang sử dụng chỉ số VN30 làm bộ chỉ số tham chiếu gồm có E1VFVN30, FUEMAV30, FUEKIV30, FUESSV30. Với tổng quy mô tài sản ròng ước tính hơn 8 nghìn tỷ đồng. Trong kỳ này, chỉ số VN30 không có sự thay đổi về cổ phiếu thành phần. Bộ quy tắc chỉ số mới phiên bản 4.0 đã được áp dụng và bổ sung thêm nguyên tắc về giới hạn tỷ trọng vốn hóa một nhóm cổ phiếu cùng ngành. Vì vậy nhóm cổ phiếu Tài chính trong rổ VN30 sẽ bị điều chỉnh tỷ lệ tỷ trọng về 40% so với mức khoảng 57% trước đây.

Mirae Asset dự báo, HPG sẽ được các quỹ mua vào hơn 12 triệu cổ phiếu, ngược lại VPB sẽ bị bán ra hơn 9,3 triệu cổ phiếu.

Với VnDiamond, hiện tại có 3 quỹ ETF đang sử dụng chỉ số này tham chiếu VFMVNDiamond, MAFM VNDiamond và BVFVN Diamond. Tuy nhiên, do tỷ trọng của VFMVN Diamond chiếm 95% tỷ trọng giao dịch. 

Trong kỳ này chỉ số VNDiamond có sự thay đổi về cổ phiếu thành phần khi mà VRE bị loại ra do không đạt tiêu chí về FOL. Thay vào đó CTD sẽ được thêm vào rỗ chỉ số giúp cho tổng số cổ phiếu trong rổ vẫn duy trì ở 19 mã. Bên cạnh đó, mã cổ phiếu VIB bị rớt vào nhóm đánh giá chờ loại ra khiến cho giới hạn trọng số trạng thái giảm từ 100% xuống 50%

Mirae Asset ước tính, FPT và MWG là 2 mã cổ phiếu được mua vào nhiều nhất kỳ này với số lượng lần lượt đạt 2 triệu và 1,7 triệu cổ phiếu. Ngược lại, VIB và ACB sẽ bị bán ra nhiều nhất với số lượng lần lượt ở mức 8 triệu và 6,7 triệu.

Dự báo 4 ETF sẽ bán ra 9 triệu cổ phiếu VPB, mua vào 12 triệu cổ phiếu HPG - Ảnh 1

Trong kỳ này, chỉ số VNFinlead không có sự thay đổi về thành phần cổ phiếu, chỉ điều chỉnh trọng số tính toán. Mirae Asset cũng dự báo HDB và VIB sẽ được mua vào với số lượng lần lượt là 226 nghìn và 122 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, VND và MBB có thể bị bán ra, với số lượng tương ứng là 138 nghìn và 113 nghìn cổ phiếu.

-Thu Minh

]]>