VnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiTạp chí kinh tế Việt Nam và Thế GiớiSun, 27 Apr 2025 05:26:00 GMThttps://media.vneconomy.vn/App_themes/images/logo.pngVnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiVnEconomyĐón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 17+18-2025Mời qu#253; độc giả đ#243;n đọc Tạp ch#237; Kinh tế Việt Nam số 17+18-2025 ph#225;t h#224;nh ng#224;y 28/04-11/5/2025 với nhiều chuy#234;n mục hấp dẫn...Sun, 27 Apr 2025 05:26:00 GMT/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-1718-2025.htm/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-1718-2025.htmTiêu điểmMời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 17+18-2025 phát hành ngày 28/04-11/5/2025 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

-Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

]]>Hà Nội thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồngTh#224;nh phố H#224; Nội quyết định th#224;nh lập 2 cụm c#244;ng nghiệp l#224;ng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất v#224; huyện Ph#250; Xuy#234;n...Sat, 26 Apr 2025 13:54:37 GMT/ha-noi-thanh-lap-2-cum-cong-nghiep-lang-nghe-von-gan-370-ty-dong.htm/ha-noi-thanh-lap-2-cum-cong-nghiep-lang-nghe-von-gan-370-ty-dong.htmBất động sảnThành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...

UBND Thành phố Hà Nội cho biết Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá - giai đoạn 1, huyện Thạch Thất được thành lập theo Quyết định số 2204/QĐ-UBND, có diện tích 10ha.

Dự án được định hướng bố trí các ngành nghề thuộc làng nghề truyền thống của địa phương như: chế biến lâm sản, sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ cao cấp và một số ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ mới, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, di dời các cơ sở sản xuất, làng nghề tại khu dân cư ra khu vực sản xuất tập trung nhưng phải đảm bảo các tiêu chí trên.

Thành phố đã giao Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất nhựa làm chủ đầu tư. Dự kiến, tổng vốn gần 250 tỷ đồng, thực hiện 24 tháng, kể từ ngày UBND Thành phố Quyết định thành lập cụm công nghiệp và hoạt động 50 năm.

Còn đối với Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà - giai đoạn 1, huyện Phú Xuyên thành lập theo Quyết định số 2158/QĐ-UBND, có quy mô là 5ha. Ngành nghề hoạt động chính gồm may ví, túi xách, võng, tơ lưới, khảm trai, mộc, sơn mài, cơ khí… Hiện, Thành phố giao Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Thịnh làm chủ đầu tư với tổng mức vốn hơn 115 tỷ đồng, thực hiện 24 tháng kể từ ngày UBND Thành phố Quyết định thành lập cụm công nghiệp và hoạt động 50 năm.

Theo Thành phố Hà Nội, các làng nghề đang đóng vai trò quan trọng, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trong giai đoạn 2025-2030, Thành phố đặt mục tiêu sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phấn đấu công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển 10 làng từ “Làng nghề” lên “Làng nghề truyền thống”.

Dự kiến đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng và bảo tồn phục dựng không gian văn hóa làng nghề nhằm phát triển ít nhất 3 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 10 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm nhằm thu hút khách du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm tại Thủ đô Hà Nội.

Phấn đấu có trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động hiệu quả; tối thiểu 80% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

Dự kiến có trên 50% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, đồng thời, hỗ trợ số hóa cho những sản phẩm làng nghề này; tiếp tục duy trì 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động như: mộc dân dụng, mây tre, giang đan, chế biến nông sản thực phẩm...

-Hoàng Bách

]]>Chủ tịch Sunshine Group giải mã bài toán tái cấu trúc, hé lộ kế hoạch bàn giao 200.000 tỷ giá trị bất động sản Sunshine Group lu#244;n ki#234;n định với chiến lược chỉ tham gia v#224;o những lĩnh vực m#224; Tập đo#224;n c#243; năng lực cốt l#245;i v#224; khả năng l#224;m chủ cuộc chơi...Sat, 26 Apr 2025 13:46:48 GMT/chu-tich-sunshine-group-giai-ma-bai-toan-tai-cau-truc-he-lo-ke-hoach-ban-giao-200-000-ty-gia-tri-bat-dong-san.htm/chu-tich-sunshine-group-giai-ma-bai-toan-tai-cau-truc-he-lo-ke-hoach-ban-giao-200-000-ty-gia-tri-bat-dong-san.htmBất động sảnSunshine Group luôn kiên định với chiến lược chỉ tham gia vào những lĩnh vực mà Tập đoàn có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi...

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Sunshine Group (HNX: KSF) diễn ra sáng 26/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn khẳng định: "Sunshine Group luôn kiên định với chiến lược chỉ tham gia vào những lĩnh vực mà Tập đoàn có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi”. Đây cũng chính là lý do Sunshine Group sẽ hợp nhất Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes và Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG vào Sunshine Group với mục tiêu làm chủ toàn bộ chuỗi giá trị và từng bước xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững, hướng đến mục tiêu doanh thu kỷ lục 50.000 - 60.000 tỷ đồng - gấp gần 20 lần kết quả năm 2024, với lợi nhuận trước thuế từ 8.000 - 12.000 tỷ đồng. 

Theo Chủ tịch Sunshine Group, nền tảng của kế hoạch tăng trưởng đột phá này đến từ chủ trương triển khai hàng loạt thương vụ MA quy mô lớn, cùng danh mục dự án trị giá hơn 200.000 tỷ đồng, đã hoàn tất thủ tục pháp lý và sẵn sàng bước vào giai đoạn bàn giao trong giai đoạn 2025–2026 (chưa kể các dự án đang được tháo gỡ pháp lý và chuẩn bị phát triển). “Riêng trong năm 2025, chúng tôi sẽ bàn giao gần 100.000 tỷ đồng giá trị sản phẩm, bao gồm phân khúc thấp tầng và cao tầng đến từ các dự án trọng điểm tại Hà Nội và TP.HCM", ông Đỗ Anh Tuấn cho biết.

Một số dự án tiêu biểu có thể kể tới như: Noble Palace Tay Thang Long trên trục Tây Thăng Long với khoảng 2.500 căn nhà phố đang được triển khai tốc lực, trong đó khoảng 60% dự kiến bàn giao từ năm 2025; Khu vực Long Biên có dự án Noble Palace Long Bien với gần 200 căn dinh thự thấp tầng đang hoàn thiện, dự kiến bàn giao quý 4/2025.

Dự án cao tầng Noble Crystal Long Bien sẽ cất nóc tháng 11/2025 và đưa vào bàn giao từ quý 3/2026. Khu vực Tây Hồ Tây có dự án thấp tầng Noble Palace Tay Ho dự kiến bàn giao các dinh thự và Shop Villa từ quý 2/2025. Tại TP.HCM, tổ hợp Sunshine Sky City (Quận 7) có quy mô 9 toà tháp và gần 3.500 căn hộ cao cấp sẽ bàn giao 3 tòa tháp S2, S3, S4 vào tháng 12/2025. Các dự án khác sẽ triển khai theo kế hoạch kinh doanh năm 2026.

Mức doanh thu 60.000 tỷ đồng vì vậy không phải là con số "trên giấy", mà được xây dựng từ tiến độ thực tế, pháp lý sẵn sàng và khả năng bán hàng đã được chứng minh qua các chiến dịch đầu năm 2025.

Chủ tịch Sunshine Group giải mã bài toán tái cấu trúc, hé lộ kế hoạch bàn giao 200.000 tỷ giá trị bất động sản  - Ảnh 1

Cũng theo ông Đỗ Anh Tuấn, trải qua giai đoạn khó khăn chung, hầu như doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng bởi dòng tiền ngắn hạn. Tuy nhiên, Sunshine Group vẫn rất tự tin vì đã tạo ra lượng hàng hóa – tài sản gấp hơn 3 lần số nợ. “Nghĩa là, chỉ cần bán khoảng 30% sản phẩm, Sunshine Group có thể giải quyết toàn bộ các nghĩa vụ tài chính”, ông Tuấn nói và cho biết đây chính là nền tảng vững chắc để Tập đoàn đầu tư vào các dự án mới, tối ưu hóa đòn bẩy tài chính, giảm thiểu rủi ro và duy trì sự phát triển bền vững.

Người đứng đầu Sunshine Group cho biết thêm rằng thời gian vừa qua, Tập đoàn đã tập trung vào các sản phẩm cao cấp và hàng hiệu – những sản phẩm có vị trí đắc địa, mang tính biểu tượng, góp phần làm đẹp đô thị.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, Sunshine Group cũng mong muốn phát triển thêm sản phẩm cho người trẻ có thu nhập trung bình khá. Dự kiến, Tập đoàn sẽ ra mắt khoảng 20.000 căn hộ thông minh cả trong thiết kế, công năng và nội thất tại phía Đông Hà Nội và Đông Nam Tp. Hồ Chí Minh, có giá bán phù hợp với thu nhập trung bình khá ngay từ giai đoạn 2025 - 2027.

-Khánh Huyền

]]>Cần làm rõ mô hình tổ chức quỹ phát triển nhà ở quốc giaTiếp tục chương tr#236;nh phi#234;n họp thứ 44, ng#224;y 25/4, dưới sự điều h#224;nh của Ph#243; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho #253; kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về th#237; điểm một số cơ chế, ch#237;nh s#225;ch đặc th#249; ph#225;t triển nh#224; ở x#227; hội...Sat, 26 Apr 2025 09:35:58 GMT/can-lam-ro-mo-hinh-to-chuc-quy-phat-trien-nha-o-quoc-gia.htm/can-lam-ro-mo-hinh-to-chuc-quy-phat-trien-nha-o-quoc-gia.htmBất động sảnTiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, ngày 25/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội...

Báo cáo về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã trình bày cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho thấy sự cần thiết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó, nhấn mạnh đến việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội; thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội giúp người dân có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận với nhà ở phù hợp, gắn với việc hoàn thành mục tiêu thực hiện Đề án: “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”…

Đáng chú ý, dự thảo Nghị quyết quy định về thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn hợp pháp khác theo quy định, để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, tạo lập nhà ở xã hội; hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Thực tế, cả nước hiện có 42 quỹ hoạt động, gồm: 40 quỹ đầu tư phát triển, 1 công ty 100% nhà nước (HFIC), 1 quỹ phát triển đất nhận ủy thác quản lý Quỹ Đầu tư phát triển (Quảng Bình). Mô hình hoạt động theo hình thức độc lập gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và bộ máy điều hành, đối với Công ty tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) hoạt động theo mô hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Ngoài ra, một số quỹ đầu tư phát triển địa phương cũng đang triển khai đầu tư xây dựng, cho vay phát triển nhà ở xã hội như: Quỹ phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động từ năm 2005 đến nay đã giải ngân cho hơn 5.500 đối tượng có thu nhập thấp vay với số tiền khoảng 2.800 tỷ đồng; và có 4 quỹ có hoạt động đầu tư trực tiếp nhà ở xã hội: Lào Cai, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đăk Lăk với tổng mức đầu tư 743 tỷ đồng và cung cấp 1.345 căn hộ nhà ở xã hội...  

Tuy nhiên, các quỹ này đều gặp khó khăn khi hoạt động do không được cấp bổ sung vốn, dẫn đến khó có thể cung cấp vốn ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội dài hạn, bền vững.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, ông Hoàng Văn Liên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho biết Ủy ban tán thành với việc thành lập Quỹ này. Tuy nhiên, cần làm rõ địa vị pháp lý, mô hình tổ chức của Quỹ để có cơ sở giao Chính phủ quy định chi tiết; làm rõ các nhiệm vụ chi của Quỹ để bảo đảm nhiệm vụ chi của Quỹ không trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, tránh sơ hở, thất thoát, lãng phí.

Bên cạnh đó, về thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cơ bản tán thành với việc cắt giảm thủ tục đầu tư xây dựng; đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung làm rõ các giải pháp kiểm soát, bảo đảm chất lượng nhà ở xã hội…

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết; Hồ sơ dự thảo Nghị quyết đầy đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo trình tự thủ tục rút gọn tại một kỳ họp. Đồng thời, đề nghị tiếp thu các ý kiến và khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

-Thanh Xuân

]]>5 chính sách cần tham vấn để sửa Luật Hàng không dân dụng Việt NamBộ X#226;y dựng vừa tổ chức Hội nghị tham vấn ch#237;nh s#225;ch Luật H#224;ng kh#244;ng d#226;n dụng Việt Nam (thay thế). Trong đ#243;, nội dung tham vấn tập trung v#224;o 5 ch#237;nh s#225;ch, gồm: ho#224;n thiện khung ph#225;p l#253; về c#244;ng t#225;c quản l#253; nh#224; nước chuy#234;n ng#224;nh h#224;ng kh#244;ng d#226;n dụng; an to#224;n h#224;ng kh#244;ng; an ninh h#224;ng kh#244;ng; cảng h#224;ng kh#244;ng, s#226;n bay; vận chuyển h#224;ng kh#244;ng…Sat, 26 Apr 2025 09:20:11 GMT/5-chinh-sach-can-tham-van-de-sua-luat-hang-khong-dan-dung-viet-nam.htm/5-chinh-sach-can-tham-van-de-sua-luat-hang-khong-dan-dung-viet-nam.htmBất động sảnBộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị tham vấn chính sách Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế). Trong đó, nội dung tham vấn tập trung vào 5 chính sách, gồm: hoàn thiện khung pháp lý về công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng; an toàn hàng không; an ninh hàng không; cảng hàng không, sân bay; vận chuyển hàng không…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn cho biết trải qua gần 19 năm thực hiện, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã góp phần thiết lập hành lang pháp lý vững chắc, giúp cho ngành hàng không phát triển mạnh mẽ; năng lực giám sát an toàn bay được trưởng thành và được các Tổ chức và cộng đồng quốc tế ghi nhận; hệ thống cảng hàng không được nâng cấp, mở rộng; thị trường hàng không và thị phần vận chuyển quốc tế cũng không ngừng gia tăng; hoạt động hàng không chung ngày càng đa dạng; ngành hàng không ngày càng khẳng định vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, đến nay, thế giới đã có nhiều biến động, kinh tế Việt Nam cũng thay đổi theo hướng lớn mạnh hơn nên hạ tầng hàng không ngày càng quá tải, đặt ra những thách thức lớn đối với ngành hàng không.

YÊU CẦU CẤP BÁCH TỪ THỰC TẾ 

Trong khi từ năm 2015 đến nay, Đảng đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ đạo như Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã đề ra 3 đột phá chiến lược; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia…

Ngoài ra, nhiều Luật cũng được điều chỉnh, bổ sung, hoặc đã được ban hành mới; các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định liên quan đến lĩnh vực hàng không dân dụng cần thực hiện.

Do đó, “xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thực thi đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên ICAO; khơi thông các điểm nghẽn, tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo bà Trần Thị Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, việc xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, sự thay đổi mạnh mẽ của hệ thống pháp luật trong nước, cùng các yêu cầu hội nhập quốc tế.

Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, Bộ Xây dựng đã khẩn trương rà soát, tiếp thu, hoàn thiện Hồ sơ chính sách Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) trên cơ sở kế thừa các nội dung của Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi được Bộ Tư pháp thẩm định và lấy ý kiến thành viên Chính phủ. Đồng thời, bổ sung, chỉnh lý theo yêu cầu mới và tình hình thực tiễn, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ và trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

“Việc xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) là cơ hội để chúng ta hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển ngành hàng không hiện đại, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế chia sẻ.

 HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ NHÀ CHỨC TRÁCH HÀNG KHÔNG 

Đối với những nội dung chính sách xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế), ông Uông Việt Dũng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết dự thảo hồ sơ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) đã đề xuất hoàn thiện khung pháp lý về nhà chức trách hàng không, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; phù hợp với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và khuyến cáo của ICAO.

Cụ thể, xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà chức trách hàng không; bổ sung các nhiệm vụ mới theo yêu cầu của quốc tế như tổ chức đội ngũ giám sát viên; quy định về miễn trừ, ngoại lệ trong một số trường hợp đặc thù; nhà chức trách được đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát về an toàn hàng không.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đề xuất bổ sung quy định về quản lý an toàn hàng không, sao cho đáp ứng được các yêu cầu của ICAO về hệ thống quản lý an toàn hàng không quốc gia; tập trung vào việc hoàn thiện các quy định cụ thể liên quan đến quản lý an toàn hệ thống với 8 yếu tố trọng yếu về hệ thống giám sát an toàn hàng không quốc gia.

Đối với chính sách hoàn thiện khung pháp lý về an ninh hàng không, dự thảo cập nhật quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể trong công tác bảo đảm an ninh hàng không, phù hợp với việc chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về an ninh hàng không sang Bộ Công an từ ngày 1/3/2025. Dự thảo hồ sơ đã làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đồng thời, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan, nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới.

Về chính sách hoàn thiện khung pháp lý của cảng hàng không, sân bay, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới nhằm hoàn thiện các quy định về quy hoạch, đầu tư và khai thác cảng hàng không, sân bay, tạo điều kiện cho phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng hàng không và thu hút nguồn lực đầu tư.

Đối với chính sách hoàn thiện khung pháp lý về vận chuyển hàng không, bổ sung các quy định về nghĩa vụ của người vận chuyển nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của hành khách và tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải hàng không. Cùng với đó, Dự thảo nghiên cứu hoàn thiện các quy định về quản lý đội tàu bay, hướng tới phát triển ngành hàng không an toàn, bền vững, phù hợp với năng lực hạ tầng, khả năng giám sát của cơ quan chức năng và nhu cầu thị trường.

Trên cơ sở tham vấn các ý kiến, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Hồ sơ chính sách Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế), trình Chính phủ trong tháng 5/2025, bảo đảm chất lượng, tiến độ và yêu cầu của chương trình xây dựng pháp luật.

-Thanh Xuân

]]>LUMIÈRE Midtown - Siêu phẩm cao tầng tại tâm điểm The Global City chuẩn bị ra mắtSắp tới The Global City sẽ ra mắt LUMI#200;RE Midtown - ph#226;n khu cao tầng mới ngay tại “tr#225;i tim” khu đ#244; thị, bổ sung nguồn cung căn hộ hạng sang chất lượng nhất, t#226;m điểm của thị trường căn hộ TP.HCM…Sat, 26 Apr 2025 08:46:21 GMT/lumiere-midtown-sieu-pham-cao-tang-tai-tam-diem-the-global-city-chuan-bi-ra-mat.htm/lumiere-midtown-sieu-pham-cao-tang-tai-tam-diem-the-global-city-chuan-bi-ra-mat.htmBất động sảnSắp tới The Global City sẽ ra mắt LUMIÈRE Midtown - phân khu cao tầng mới ngay tại “trái tim” khu đô thị, bổ sung nguồn cung căn hộ hạng sang chất lượng nhất, tâm điểm của thị trường căn hộ TP.HCM…

Sở hữu vị trí chiến lược ngay trung tâm thành phố Thủ Đức, The Global City đã dần định hình vị thế của một trung tâm mới mang đậm dấu ấn quốc tế tại TPHCM với quy hoạch bài bản và năng lực vượt trội từ nhà phát triển Masterise Homes.

KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ TRUNG TÂM MỚI, THE GLOBAL CITY SẴN SÀNG CHỜ ĐÓN LOẠT CỘT MỐC TĂNG TRƯỜNG

Hạ tầng bứt phá mạnh mẽ, hệ tiện ích đẳng cấp đang dần hình thành, The Global City hiện thực hóa không gian sống hiện đại với phong cách sống thành thị chuẩn quốc tế cho cộng đồng cư dân.

Đặc biệt, những công trình tiện ích liên tiếp xác lập những kỷ lục mới, góp phần khẳng định vị thế của The Global City trên hành trình trở thành khu đô thị biểu tượng của toàn Đông Nam Á. Có thể kể đến: kênh đào nhạc nước lớn nhất Đông Nam Á; City Park - tổ hợp thể thao, giải trí lớn nhất TP.HCM với đường đua go-kart dài nhất Đông Nam Á; và Vịnh Tình yêu cùng cầu Ánh Trăng - điểm nhấn biểu tượng lãng mạn giữa lòng đô thị.

Nhờ sức hút này, The Global City đã nhanh chóng trở thành điểm đến tầm cỡ, là trung tâm của sự kiện - lễ hội quy mô, riêng trong năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025 đã có hơn 3,2 triệu lượt người đến Trung tâm mới.

Sự sôi động của chuỗi lễ hội đã bổ trợ tối đa cho các hoạt động kinh doanh ở khu nhà phố thương mại SOHO, kéo theo nhịp kinh doanh sôi nổi của các nhãn hàng, tính đến nay đã có hơn 100 thương hiệu từ FB, showroom, thời trang, giáo dục... đang vận hành, kinh doanh tại SOHO.

Mới đây nhất, The Global City vừa chính thức ký kết hợp tác cùng SpaceSpeakers Label - đơn vị sản xuất âm nhạc hàng đầu Việt Nam, theo đó dự kiến SpaceSpeakers Label sẽ đặt trụ sở tại The Global City trong thời gian tới, hứa hẹn mang đến trải nghiệm sống khác biệt và khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng cư dân.

Tất cả những hoạt động này thúc đẩy nhanh hơn hành trình hiện thực hóa trung tâm mới sôi động với giá trị thương mại vượt trội mà The Global City đang dày công xây dựng.

The Global City vừa chiacute;nh thức kyacute; kết hợp taacute;c cugrave;ng SpaceSpeakers Label - đơn vị sản xuất acirc;m nhạc hagrave;ng đầu Việt Nam, hứa hẹn mang đến trải nghiệm sống khaacute;c biệt vagrave; khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng cư dacirc;n.
The Global City vừa chính thức ký kết hợp tác cùng SpaceSpeakers Label - đơn vị sản xuất âm nhạc hàng đầu Việt Nam, hứa hẹn mang đến trải nghiệm sống khác biệt và khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng cư dân.

Dấu ấn Trung tâm mới chưa dừng lại, bởi các tiện ích đã hoàn thiện chỉ mới là một phần trong kế hoạch. Hiện nay, Masterise Homes đang đẩy mạnh triển khai trường học quốc tế hàng đầu Anh Quốc, trung tâm thương mại quy mô 123,000 m2 lớn bậc nhất Việt Nam…Lẽ dĩ nhiên, giá trị bất động sản luôn gia tăng thuận theo tiến độ hoàn thiện của hệ tiện ích. Với chiến lược bài bản và tốc độ phát triển nhanh chóng, những cột mốc khai trương tiện ích trong thời gian tới sẽ thúc đẩy giá trị bất động sản tại The Global City bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

Những cocirc;ng trigrave;nh hạ tầng chuẩn bị ldquo;về điacute;chrdquo; vagrave; những tiện iacute;ch đẳng cấp quốc tế đang dần higrave;nh thagrave;nh thuacute;c đẩy giaacute; trị tăng trưởng bền vững cho The Global City.
Những công trình hạ tầng chuẩn bị “về đích” và những tiện ích đẳng cấp quốc tế đang dần hình thành thúc đẩy giá trị tăng trưởng bền vững cho The Global City.

Bên cạnh đó, hàng loạt tuyến giao thông trọng điểm kết nối trực tiếp với khu đô thị đang được đầu tư, mở rộng.

Cụ thể, đường Liên Phường - tuyến đường huyết mạch của khu Đông TP.HCM đang thi công nối khu vực An Phú và Thảo Điền đến Trung tâm mới, nút giao thông An Phú hiện đang gấp rút mở rộng giảm tải cho đại lộ Võ Nguyên Giáp, đường Đỗ Xuân Hợp dự kiến mở rộng trong năm nay, hay tuyến đường dẫn từ cao tốc Long Thành - Dầu Giây sẽ được mở thẳng vào The Global City… Sự phát triển đồng bộ này giúp “mọi con đường đều dẫn về Trung tâm mới” trở nên thuận tiện hơn, củng cố thêm vị trí trung tâm mới.

Cú hích lớn nhất phải kể việc vừa qua, Trung Ương dự kiến sáp nhập Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu vào TP.HCM. Như vậy, trên bản đồ tổng thể thì Thủ Đức chính là trung tâm mới. Trong đó, The Global City đã “đi trước một bước” với định vị trung tâm mới sẽ là lõi trung tâm của trung tâm.

SẮP RA MẮT LUMIÈRE MIDTOWN - PHÂN KHU CAO TẦNG HẠNG SANG NGAY TẠI TÂM ĐIỂM 

Nổi bật tại trái tim của trung tâm mới, ngay từ khi chưa ra mắt, phân khu này đã nằm trong “tầm ngắm” của giới đầu tư và khách hàng. Kết hợp yếu tố vị trí cùng thời cơ “vàng”, nắm bắt đúng thời điểm hạ tầng bứt phá mạnh mẽ, chiến lược quy hoạch bài bản, chính sách vĩ mô hậu thuẫn, Masterise Homes đã hé lộ hình ảnh đầu tiên của phân khu cao tầng tại vị trí tâm điểm The Global City với tên gọi LUMIÈRE Midtown.

Masterise Homes chiacute;nh thức heacute; lộ higrave;nh ảnh đầu tiecirc;n của phacirc;n khu cao tầng mới LUMIEgrave;RE Midtown tại vị triacute; tacirc;m điểm The Global City.
Masterise Homes chính thức hé lộ hình ảnh đầu tiên của phân khu cao tầng mới LUMIÈRE Midtown tại vị trí tâm điểm The Global City.

LUMIÈRE Midtown được xem là không gian sống đắt giá khi có “tất cả trong một”, đáp ứng được nhu cầu về sự tiện nghi khi nằm ngay trục đường Liên Phường, kết nối thuận tiện đến mọi nơi; đáp ứng nhu cầu an cư lẫn trải nghiệm sống phong phú khi thừa hưởng toàn bộ hệ tiện ích đẳng cấp quốc tế của The Global City chỉ trong vài bước chân và phong cách sống đẳng cấp đã được Masterise Homes minh chứng qua các dự án mang thương hiệu LUMIÈRE trước đây đã tạo dấu ấn vang dội trên thị trường, điển hình là LUMIÈRE riverside tại khu vực Thảo Điền.

Không chỉ mang đến không gian an cư đẳng cấp, LUMIÈRE Midtown sở hữu tiềm năng tăng giá mạnh mẽ, bứt phá rõ nét trong tương lai gần. Trong bối cảnh hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm đang triển khai mạnh mẽ và “về đích” như đường Liên Phường, nút giao An Phú, đường nối cao tốc Long Thành - Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành… cùng không gian đô thị TP.HCM dự kiến mở rộng và định hình những trung tâm phát triển mới, LUMIÈRE Midtown minh chứng đây chính là tài sản có giá trị tăng trưởng hấp dẫn nhất của giới đầu tư trong phân khúc căn hộ hạng sang tại TPHCM ở thời điểm này.

Tiếp nối những dấu ấn thành công và bảo chứng thương hiệu từ Masterise Homes, LUMIÈRE Midtown thừa hưởng cam kết vững chắc về chất lượng quốc tế, pháp lý vững chắc, mang đến sự an tâm và giá trị lâu dài cho khách hàng.

Quy tụ toàn bộ những giá trị đẳng cấp nhất, LUMIÈRE Midtown xứng tầm phân khu cao tầng biểu tượng tại tâm điểm Trung tâm mới The Global City, nơi an cư của cộng đồng cư dân tinh anh và mang đến giá trị gia tăng bền vững cho giới đầu tư nhạy bén. Cùng chờ đón những thông tin chi tiết của siêu phẩm cao tầng LUMIÈRE Midtown, sẽ ra mắt vào tháng 5 sắp tới.

-Tuấn Sơn

]]>Hà Nội tăng cường quản lý trật tự xây dựng trong quá trình sáp nhập đơn vị hành chínhTh#224;nh phố H#224; Nội vừa chỉ đạo về việc tăng cường c#244;ng t#225;c quản l#253; trật tự x#226;y dựng tr#234;n địa b#224;n Th#224;nh phố trong thời gian từ nay cho đến khi ho#224;n th#224;nh việc s#225;p nhập đơn vị h#224;nh ch#237;nh…Sat, 26 Apr 2025 08:04:18 GMT/ha-noi-tang-cuong-quan-ly-trat-tu-xay-dung-trong-qua-trinh-sap-nhap-don-vi-hanh-chinh.htm/ha-noi-tang-cuong-quan-ly-trat-tu-xay-dung-trong-qua-trinh-sap-nhap-don-vi-hanh-chinh.htmBất động sảnThành phố Hà Nội vừa chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính…

Để tăng cường công tác quản lý đô thị trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả, đầy đủ các nội dung theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố; các chương trình, kế hoạch, quyết định, nghị quyết do Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng ngay từ khi mới phát sinh.

Đặc biệt, không để xảy ra tình trạng tranh thủ, lợi dụng thời điểm sắp xếp hệ thống chính trị tại địa phương để thực hiện các hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Trong quá trình kiểm tra, xử lý nếu phát hiện các vi phạm có dấu hiệu tội phạm phải chuyển cơ quan điều tra để xem xét, giải quyết theo quy định.

Tiếp tục quản lý, duy trì hoạt động hiệu quả Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện theo mô hình thí điểm cho đến khi có quyết định chính thức của cấp có thẩm quyền; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thành ủy, UBND Thành phố về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý;

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng; tăng cường hoạt động kiểm tra công vụ để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ nhưng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ đẻ xay ra các vi phạm.

UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

Thông tin tại hội nghị giao ban quý 1/2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, cho biết đến nay, Sở Nội vụ đã báo cáo dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.

Theo đó, nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tuân thủ Hiến pháp, trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Bảo đảm chính quyền cấp cơ sở mới phải gần dân, bám sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất; phát huy tiềm năng, lợi thế và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Trước mắt, tổ chức bộ máy biên chế phải được bố trí phù hợp, không vượt quá tổng biên chế cũ và có lộ trình giảm dần đảm bảo trong thời hạn 5 năm. 

Các đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế. 

Quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn phải đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề; đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh.

Ngoài ra, cũng đề xuất 2 cách đặt tên, đổi tên xã, phường hình thành sau sắp xếp hình thành sau sắp xếp. Một, đặt tên theo định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là tên gọi của xã, phường mới hình thành sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học; khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Hai, đề xuất đặt tên đối với các đơn vị hành chính nội đô lịch sử, có truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của đất nước và Thủ đô. Lựa chọn 1 đơn vị hành chính tiêu biểu để đặt tên, các đơn vị hành chính liền kề được lấy theo tên các địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu khác tránh sự trùng lặp. 

-Anh Khoa

]]>Giao khoán đất lâm nghiệp còn nhiều bất cậpTrải qua 30 năm thực hiện giao kho#225;n đất l#226;m nghiệp với 3 Nghị định được ban h#224;ng theo từng thời kỳ, đ#227; thu h#250;t được c#225;c nguồn lực x#227; hội tham gia quản l#253; bảo vệ v#224; ph#225;t triển rừng. Tuy nhi#234;n, trong qu#225; tr#236;nh thực hiện vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vi phạm...Sat, 26 Apr 2025 06:46:38 GMT/giao-khoan-dat-lam-nghiep-con-nhieu-bat-cap.htm/giao-khoan-dat-lam-nghiep-con-nhieu-bat-cap.htmThị trườngTrải qua 30 năm thực hiện giao khoán đất lâm nghiệp với 3 Nghị định được ban hàng theo từng thời kỳ, đã thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vi phạm...

Ngày 25/4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Vụ Kinh tế ngành - Ban Chính sách chiến lược Trung ương, Tổ chức Forest Trends tổ chức hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp”. 

THU HÚT NGUỒN LỰC XÃ HỘI VÀO LÂM NGHIỆP

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết chính sách về giao khoán rừng, vườn cây, đất lâm nghiệp… lần đầu được ban hành tại Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

Sau đó, được thay thế bởi Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông lâm trường quốc doanh. Hiện nay là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

Ocirc;ng Nguyễn Quốc Trị:
Ông Nguyễn Quốc Trị: "Việc giao khoán đã làm chuyển biến tích cực trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp". Ảnh: Chu Khôi.

Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các Công ty lâm nghiệp trên toàn quốc đã thực hiện khoán gần 460.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý. Trong đó, giao khoán rừng, đất lâm nghiệp, vườn cây và mặt nước nuôi trồng thủy sản theo Nghị định số 01/CP chiếm tới 68%, theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP chiếm 29%, còn theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP chỉ khoảng 3% tổng diện tích giao khoán.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, việc giao khoán đã làm chuyển biến tích cực trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp, cơ bản đáp ứng mục tiêu huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là người dân địa phương tham gia cùng với các công ty lâm nghiệp Nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách giao khoán cũng còn bộc lộ những bất cập và hạn chế, đặc biệt là việc quản lý đất đai và rừng gắn với sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các Công ty nông, lâm nghiệp.

Vì vậy, ngày 2/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 103-KL/TW, trong đó chỉ đạo: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhất là văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng tài sản công để hoàn thành sớm việc sắp xếp, đổi mới và thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp. 

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khocirc;i. Chu Khocirc;i.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khôi. Chu Khôi.

Thông tin thêm, ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cho biết vừa qua, Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với nhiều đơn vị khác tổ chức nghiên cứu, xây dựng Báo cáo “Nghiên cứu,đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp”. Trong quá trình nghiên cứu, đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực địa tại 26 công ty lâm nghiệp (trong tổng số 169 công ty lâm nghiệp trên cả nước), đảm bảo tính đại diện vùng, địa phương (Bắc Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Gia Lai, Bình Định, Đồng Nai, Cà Mau).

Kết quả cho thấy 26 công ty lâm nghiệp này đang quản lý 292.632,47 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 290.008,19 ha. Có 21 công ty đã thực hiện giao khoán 121.722,59 ha, chiếm 41,59%. Trong đó: Khoán 50 năm chiếm 3,1%; khoán 20 năm chiếm 28,04%; khoán theo chu kỳ sản xuất của cây trồng chiếm 8,13%; khoán theo công đoạn sản xuất chiếm 8,18%; khoán hằng năm chiếm 52,51%.

Hầu hết cán bộ quản lý và người dân được phỏng vấn, cho biết chính sách khoán đất lâm nghiệp đã thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên đất khoán; tạo ra nhiều mô hình trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp hiệu quả trên diện tích khoán.

NHIỀU BẤT CẬP, NẢY SINH NHỮNG VI PHẠM

Mặc dù vậy, ông Tiến nêu lên nhiều vấn đề bất cập, vi phạm nảy sinh trong vấn đề giao khoán đất rừng. Theo đó, Nghị định 135/2005/NĐ-CP cho phép hộ nhận khoán được "làm nhà ở để trông nom khu rừng nhận khoán", "được làm lán trại tạm thời để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản xuất...". Tuy nhiên, công tác quản lý diện tích khoán của các đơn vị chủ rừng chưa chặt chẽ đã dẫn đến rất nhiều hộ nhận khoán tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất nhận khoán.

Nhiều hợp đồng khoán đã xác lập có nhiều nội dung không chặt chẽ, chưa
đảm bảo về mặt pháp lý, gây khó khăn, hoặc không xử lý được khi hộ nhận khoán vi phạm hợp đồng. Quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán rừng chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc phân định trách nhiệm nếu xảy ra sai phạm.

Bên cạnh đó, chưa có chế tài quy định xử lý trách nhiệm đối với cộng đồng, nhóm hộ, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng khi để xảy ra vi phạm pháp luật trên diện tích được giao khoán. Những diện tích khoán có diện tích đất nông nghiệp và nương rẫy xen lẫn với rừng tạo ra khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao. Việc xử lý tài sản trên đất (cây trồng, nhà ở, nhà tạm, sân phơi, giếng đào…) khi thanh lý hợp đồng, thu hồi diện tích khoán còn lúng túng, không biết theo quy định nào, cơ quan nào định giá tài sản…

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khocirc;i.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khôi.

Trước những bất cập trên, ông Nguyễn Văn Tiến kiến nghị cần điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách theo hướng: Với diện tích đã giao/cho thuê quyền quản lý sử dụng đất cho công ty thì để công ty chủ động thực hiện các biện pháp kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đối với công tác khoán, đề nghị nhà nước hướng dẫn khung chính sách, còn phương thức khoán, nội dung khoán, quyền, nghĩa vụ của các bên và vai trò trách nhiệm của công ty, của hộ nhận khoán, phương thức ăn chia, xử lý vi phạm… do công ty và hộ nhận khoán thỏa thuận và thực hiện theo quy định của Luật Dân sự.

“Cơ quan quản lý cần tăng cường thanh, kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện về quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý các trường hợp tranh chấp hợp đồng khoán, cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư sai quy định và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Đồng thời, lập phương án quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp khi trả về địa phương gắn với chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội”, ông Tiến đề xuất.

Ở góc độ cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản được sản xuất trên các diện tích đất lâm nghiệp, ông Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trends), cho hay Quy định chống mất rừng của EU (EURD) có hiệu lực từ đầu năm 2026, các mặt hàng gỗ, cà phê, cao su trồng trên các diện tích đất lâm nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và phải tuân thủ những quy định pháp luật về lâm nghiệp. Các loại cây hàng hóa trồng trên diện tích xâm lấm vào các diện tích rừng từ thời điểm cuối năm 2020 trở lại đây sẽ không có cơ hội tiếp cận thị trường EU.

“Những tồn tại trong khâu sử dụng đất, giao khoán đất của các công ty lâm nghiệp, cho thấy các thách thức trong việc tiếp cận thị trường này trong tương lai đối với các mặt hàng được sản xuất trên các diện tích đất lâm nghiệp hiện nay”, ông Phúc cảnh báo.

 
 
Giao khoán đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập - Ảnh 1
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Chủ tịch Hội chủ rừng Việt Nam. Ảnh: Chu Khôi.

"Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng với các tỉnh cần tạo hành lang pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính để các công ty nông lâm nghiệp chuyển đất lâm nghiệp về địa phương. Các địa phương cần tập trung hoàn thành kiểm kê đất lâm nghiệp, giải quyết dứt điểm các diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm. Địa phương phải xử lý, giải quyết các trường hợp cấp trùng; tiến hành xây dựng phương án quản lý, giao và sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Kết luận hội thảo, ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cho biết từ giờ đến cuối năm, ngành lâm nghiệp sẽ xây dựng một Nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc trong lâm nghiệp, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn mà muốn cần xử lý nhanh.

Do đó, những đề xuất từ hội thảo này được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp Việt Nam.

-Chu Khôi

]]>Biệt thự, liền kề tại Hà Nội ngày càng đắt đỏQu#253; 1/2025, gi#225; biệt thự tại H#224; Nội trung b#236;nh l#224; 282 triệu VNĐ/m2; gi#225; nh#224; liền kề 239 triệu VNĐ/m2 đất; gi#225; nh#224; phố thương mại 278 triệu đồng/m2…Sat, 26 Apr 2025 00:24:47 GMT/biet-thu-lien-ke-tai-ha-noi-ngay-cang-dat-do.htm/biet-thu-lien-ke-tai-ha-noi-ngay-cang-dat-do.htmBất động sảnQuý 1/2025, giá biệt thự tại Hà Nội trung bình là 282 triệu VNĐ/m2; giá nhà liền kề 239 triệu VNĐ/m2 đất; giá nhà phố thương mại 278 triệu đồng/m2…

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, phân khúc biệt thự/nhà liền kề trong quý 1/2025 ghi nhận những diễn biến trái ngược tại hai thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, nguồn cung sơ cấp đạt 4.004 căn từ 17 dự án, giảm 20% theo quý nhưng tăng gấp 6 lần theo năm. Trong đó, nhà liền kề chiếm 64% nguồn cung sơ cấp, theo sau là nhà phố thương mại với 31% và biệt thự chiếm 5%.

Về số lượng giao dịch, thị trường ghi nhận đạt 1.629 căn, giảm 49% theo quý nhưng tăng mạnh theo năm. Giá biệt thự trung bình là 282 triệu đồng/m2, giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm; giá nhà liền kề 239 triệu đồng/m2 đất, giảm 14% theo quý nhưng tăng 24% theo năm; giá nhà phố thương mại giảm 12% theo quý và ổn định theo năm, đạt mức 278 triệu đồng/m2 đất.

Đại diện Savills đánh giá 5 năm qua, giá trị bất động sản thấp tầng đã tăng đáng kể, với giá biệt thự tăng 29% mỗi năm, liền kề 22% mỗi năm và nhà phố thương mại khoảng 11%-16% mỗi năm.

Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh, phân khúc biệt thự/liền kề quý 1/2025 không có dự án mới, thị trường ghi nhận 89 căn mới từ giai đoạn tiếp theo của 3 dự án hiện hữu, đóng góp 13% vào nguồn cung sơ cấp; còn hơn 90% nguồn cung mới đến từ dự án tại quận Bình Chánh.

Nguồn cung sơ cấp tăng 14% theo quý lên 698 căn, với nhà phố thương mại là sản phẩm chủ chốt, chiếm 53%; biệt thự chiếm 26%; nhà liền kề 21%. Dù vậy, tình hình hoạt động của phân khúc này khá chậm khi chỉ có 69 giao dịch với tỷ lệ hấp thụ 10%, không đổi theo quý và giảm 5 điểm phần trăm theo năm. Nguồn cung mới có tỷ lệ hấp thụ 28%. Hầu hết đều là các giao dịch nhà liền kề khi chiếm đến 59%, nhà phố thương mại và biệt thự lần lượt chiếm 29% và 12%.

Ông Matthew Powell cho rằng thời gian tới, nguồn cung ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ hạn chế và tập trung nhiều ở phân khúc giá cao, nhưng sản phẩm dự kiến được dần mở rộng ra khu vực ngoài trung tâm thành phố.

“Sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng tại những tỉnh phía Nam tiếp tục thúc đẩy quá trình mở rộng ra các khu vực ngoại thành và tỉnh lân cận Tp.HCM. Cơ sở hạ tầng trở thành động lực làm đa dạng nguồn cung cho khu vực lân cận Tp.HCM với việc hình thành nhiều khu dân cư mới và gia tăng chất lượng phát triển”, chuyên gia nhấn mạnh.

Nhận định chung về phân khúc này, Giám đốc Savills Hà Nội đánh giá còn nhiều tiềm năng tăng trưởng vì lượng người giàu tại Việt Nam tăng nhanh. Báo cáo thịnh vượng toàn cầu - The Wealth Report năm 2025 của Knight Frank chỉ ra Việt Nam đã có những bước tiến trong bức tranh thịnh vượng, khi có tới  5.459 cá nhân sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD, chiếm 0,2% tổng số cá nhân thượng lưu trên toàn cầu (năm 2024). Điều này đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 ở khu vực Đông Nam Á về số lượng cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (High-net-worth individual).

-Anh Khoa

]]>Khi thiết kế vỗ về xúc cảm và nâng niu tâm hồn cho những chủ nhân tại Essensia ParkwayVới chuẩn sống Lux-Well, thiết kế kh#244;ng gian kh#244;ng chỉ l#224; sự giao thoa của những gi#225; trị mỹ học trong nghệ thuật sắp đặt, m#224; c#242;n l#224; những điểm chạm tinh tế đến t#226;m hồn đầy rung cảm của c#225;c chủ nh#226;n tinh hoa...Sat, 26 Apr 2025 00:00:00 GMT/khi-thiet-ke-vo-ve-xuc-cam-va-nang-niu-tam-hon-cho-nhung-chu-nhan-tai-essensia-parkway.htm/khi-thiet-ke-vo-ve-xuc-cam-va-nang-niu-tam-hon-cho-nhung-chu-nhan-tai-essensia-parkway.htmBất động sảnVới chuẩn sống Lux-Well, thiết kế không gian không chỉ là sự giao thoa của những giá trị mỹ học trong nghệ thuật sắp đặt, mà còn là những điểm chạm tinh tế đến tâm hồn đầy rung cảm của các chủ nhân tinh hoa...

Giới tinh hoa thực thụ thường ngưỡng vọng và theo đuổi giới hạn Quiet Luxury. Cụm từ này hay còn gọi là “xa xỉ lặng thầm” - một khái niệm không ồn ào, không nhãn mác phô trương, nhưng lại toát lên khí chất rất riêng.

Phong cách này thường lựa chọn chất liệu tốt và tinh xảo với độ bền vượt thời gian, nhằm đề cao giá trị sử dụng nhưng thiết kế lại cực kỳ tinh tế và kín đáo. Giá trị của Quiet Luxury đến từ sự cảm nhận, thấu hiểu hơn là phô diễn.

KHÔNG GIAN SỐNG CẢM HỨNG NHẬT BẢN: SANG TRỌNG NHƯNG KHIÊM NHƯỜNG

Và thiết kế theo chuẩn sống Lux-Well tại Essensia Parkway được sáng tạo trên triết lý đó. Làm thế nào để không gian sống của các gia chủ đầy sự sang trọng nhưng vẫn ẩn nét khiêm nhường. Sự tinh tế ngự trị trong mọi ngóc ngách nhưng tổng thể vẫn tinh giản, nhu mì. Và Janpandi được chọn lựa để tô vẽ những nét sống tinh anh đó.

Phong cách thiết kế Japandi chính là sự kết hợp hoàn hảo của khái niệm “hygge” - thuật ngữ chỉ cảm giác hạnh phúc từ những điều giản dị và ‘wabi-sabi’ của Nhật Bản với ý nghĩa là vẻ đẹp bản nguyên.

Phong caacute;ch Japandi tocirc;n vinh sự tinh tế vagrave; chữa lagrave;nh.
Phong cách Japandi tôn vinh sự tinh tế và chữa lành.

Đơn vị tư vấn thiết kế Ong Ong đã đem tinh thần Nhật qua phong cách Japandi để “sketch” riêng cho những chủ nhân của Essensia Parkway một phong cách sống tinh tế đúng chuẩn Lux-Well.

Nét đẹp của thiết kế nội thất Essensia Parkway chọn tôn vinh giá trị cảm xúc và tâm hồn của chủ nhân hơn là phô diễn nét đẹp hào nhoáng bên ngoài. Giữa nhịp sống tất bật, bộn bề, giá trị này như một “liệu pháp” tinh thần giúp gia chủ tìm thấy khoảng không yên bình, tự tại trong chính căn nhà của mình.

BIỂU TƯỢNG THÔNG NHẬT YAMAKI: SỨC SỐNG TRƯỜNG TỒN VÀ KHÍ CHẤT TĨNH TẠI

Cảm hứng Nhật Bản đầu tiên được mang đến Essesia Parkway chính là biểu tượng thông Nhật - Yamaki. Trong văn hóa Nhật Bản, cây thông Yamaki là biểu tượng của sự sinh sôi, trường thọ, bền vững và khí chất trầm tĩnh.

Dáng cây vươn lên nhưng không dũng mãnh, khoa trương mà thể hiện cho sức sống bền vững. Những tầng lá xếp lớp, xòe tán rộng gợi đến sự bình an và vững chãi. Thông Yamaki vì thế mà được người dân xứ Phù Tang, đặc biệt là giới thượng lưu trân quý và chọn sử dụng trong không gian sống.

Thocirc;ng Yamaki - biểu tượng Nhật Bản của sự trường tồn vagrave; khiacute; chất tĩnh tại, được đưa vagrave;o khocirc;ng gian sống như một taacute;c phẩm nghệ thuật.
Thông Yamaki - biểu tượng Nhật Bản của sự trường tồn và khí chất tĩnh tại, được đưa vào không gian sống như một tác phẩm nghệ thuật.

Các kiến trúc sư đến từ OngOng chọn thông Yamaki vào Essensia Parkway không chỉ đóng vai trò như một tác phẩm nghệ thuật, tạo điểm nhấn cho không gian; mà còn muốn truyền tải cảm hứng sống an nhiên giữa guồng quay hối hả của cuộc sống - đó cũng chính là chuẩn sống cân bằng mà phong cách sống Lux-Well hướng đến các chủ nhân tinh anh.

Song song đó, cây thông Yamaki còn là sự gửi gắm thông điệp mong muốn mang lại một cuộc sống phát triển và trường tồn cho các thế hệ chủ nhân Essensia Parkway.

KHI THIÊN NHIÊN THẦM THÌ TỪNG GÓC NHỎ

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sống bất tận, giúp con người tìm thấy sự bình yên và kết nối tâm hồn. Đó cũng chính là lý do mà OngOng lấy thiên nhiên làm chất liệu để dệt nên không gian sống thư thái cho các chủ nhân Essensia Parkway. Sự kết nối với thiên nhiên cũng là đặc điểm nổi bật trong phong cách thiết kế Japandi.

Ở Essensia Parkway, thiên nhiên không chỉ hiện diện mà hòa nhịp và thở cùng không gian. Đó không đơn thuần là việc mang cây cối vào nhà hay mở rộng khung cửa sổ đón nắng, mà là để thiên nhiên cùng sống, cùng cảm với chủ nhân. Những chất liệu bền vững được sử dụng, vẻ đẹp bản nguyên từ vân gỗ, vải linen bố cũng là cách thiên nhiên thầm thì trong từng góc nhỏ của ngôi nhà.

Magrave;u sắc trầm ấm từ be, nacirc;u đất đến xanh ocirc; liu tạo necirc;n bản giao hưởng thị giaacute;c nhẹ nhagrave;ng vagrave; thư giatilde;n tại Essensia Parkway.
Màu sắc trầm ấm từ be, nâu đất đến xanh ô liu tạo nên bản giao hưởng thị giác nhẹ nhàng và thư giãn tại Essensia Parkway.

Hay đến cách sử dụng màu sắc tối giản và mộc mạc trong không gian sống của Essensia Parkway cũng là cảm hứng sống thư thái từ thiên nhiên. Tông màu chính của không gian nội thất Essensia Parkway được hòa âm từ bản giao hưởng của đất, gỗ, nắng và những mầm xanh. Đó là những sắc màu trầm ấm, yên bình: be, xám tro, nâu đất và xanh ô liu.

Màu nâu mang sắc độ của gỗ và đất, khi được đưa vào không gian sống sẽ khơi gợi cảm giác vững chắc, an toàn. Để sắc nâu không quá trầm lắng, tông be nhẹ nhàng được sử dụng để tạo nên một lớp nền trung tính, giúp mở rộng không gian ở mặt thị giác mà vẫn giữ được nét gần gũi.

Cùng với đó là sự kết hợp của sắc xám trung tính, không lạnh lùng như màu xám công nghiệp, xám tro trong Japandi được tiết chế mềm mại. Màu sắc này đưa người dùng vào trạng thái tĩnh tại, lý tưởng cho việc thư giãn, đọc sách hay đơn giản là sống chậm lại sau một ngày dài tất bật.

Cuối cùng, xanh ô liu là điểm chạm tinh tế nhất của thiên nhiên trong bảng màu nội thất của Essensia Parkway. Sắc xanh tạo nhịp đập sinh học nhẹ nhàng cho không gian, yên ả nhưng đầy sức sống. Như thể chủ nhân đang sống trong một "ốc đảo” riêng tư, được bao quanh bởi sự sống đang tuôn tràn.

“Thiên nhiên có khả năng chữa lành, xoa dịu các giác quan và mang đến sự mềm mại, ấm áp cho cuộc sống. Chúng tôi mong muốn kết hợp yếu tố thiên nhiên vào không gian nội thất bằng cây xanh cùng với vật liệu, sắc màu mang vẻ đẹp vượt thời gian, tối giản, thanh lịch và ấm áp. Tất cả đem đến một không gian sống nâng niu tâm hồn và vỗ về cảm xúc cho chủ nhân - ông Ong Qui Rong.” - Giám đốc Thiết kế Ong Ong chia sẻ.

KHI HÌNH HỌC TRỞ NÊN DỊU DÀNG

Chuẩn sống Lux-Well luôn chăm sóc, nâng niu những xúc cảm của chủ nhân, và phong cách thiết kế Japandi được “may đo” riêng cho Essensia Parkway cũng vừa vặn điểm chạm ấy. Đó là yếu tố lịch lãm và dịu dàng ẩn chứa trong các hình khối.

Khi thiết kế vỗ về xúc cảm và nâng niu tâm hồn cho những chủ nhân tại Essensia Parkway - Ảnh 1

Từ những đường cong mềm mại đến hình học tối giản – mọi chi tiết trong thiết kế đều góp phần nâng niu xúc cảm của gia chủ.

Không có tạo hình sắc nhọn hay sự phô trương từ dáng dấp, không gian sống Essensia Parkway được tạo tác từ những đường cong nhẹ nhàng, hình tròn hiền hòa hay những ô vuông giản đơn. Mọi đường nét đều mềm mại, có độ cong, có chiều sâu và mang lại cảm giác được bao bọc, chở che.

TINH TẾ NHƯNG BẢN SẮC

Tinh tế thường bị nhầm lẫn với sự nhạt nhòa và đơn điệu. Để mọi thứ không “phẳng lặng”, các kiến trúc sư tài hoa Ong Ong đã đặt để duyên dáng các điểm nhấn mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Nhật vào từng không gian chức năng. Đây cũng là cách mà yếu tố “bản sắc” được hình thành trong không gian sống của Essensia Parkway.

Khu vực phòng khách lấy cảm hứng từ chiếu tatami. Đây là vật dụng truyền thống của xứ sở mặt trời mọc. Chiếu tatami tượng trưng cho sức khỏe, sự yên bình và phát triển. Họa tiết đặc trưng của chiếu tatami được cách điệu để làm điểm nhấn nghệ thuật trên thiết kế trần nhà, khiến căn phòng ấn tượng và nghệ thuật hơn.

Chiếu tatami caacute;ch điệu, gạch đất nung vagrave; hoa văn gốm - những dấu ấn văn hoacute;a Nhật Bản hiện diện đầy tinh tế trong từng khocirc;ng gian.
Chiếu tatami cách điệu, gạch đất nung và hoa văn gốm - những dấu ấn văn hóa Nhật Bản hiện diện đầy tinh tế trong từng không gian.

Hay tại phòng làm việc, phòng bếp, được thiết kế theo phong cách hiện đại và tối giản, nhưng vẫn điểm xuyết ấn tượng từ hoa văn của gốm và gạch đất nung. Đây là các vật liệu thô mộc, tự nhiên gắn liền với vẻ đẹp “wabi sabi” đậm chất bản nguyên của tinh thần Nhật Bản.

Dấu ấn “bản sắc” không chỉ thể hiện qua tinh thần văn hóa Nhật Bản mà còn là những trải nghiệm “cá nhân hóa” trong từng không gian sống chức năng.

Phòng ngủ lớn sẽ nâng niu sự thoải mái và thư giãn của gia chủ bằng cảm giác sang trọng và các đường nét tinh tế. Phòng làm việc lấy cảm hứng từ mỹ học Nhật Bản, chú trọng sự cân bằng, tối giản nhưng không hề đơn điệu mà đầy cảm hứng và đảm bảo tính đa năng cho người sử dụng. Phòng thư giãn mang lại một không gian tĩnh tại, nhẹ nhàng và chữa lành. Hay phòng trà là trái tim của ngôi nhà, nơi gia chủ được kết nối mật thiết với các thành viên trong gia đình và kết nối với cả thiên nhiên.

NGUỒN NĂNG LƯỢNG SỐNG ĐỘNG

Nếu thiết kế không gian sống cho các căn biệt thự và Clubhouse được bao phủ bởi sự chữa lành, ôm ấp xúc cảm; thì thiết kế của các căn nhà phố thương mại đem đến một chất sống hứng khởi, tràn năng lượng. Đó là nghệ thuật trong động có tĩnh, trong tĩnh có động đầy tinh tế.

Những căn nhà phố thương mại mang trong mình nguồn năng lượng thịnh vượng, sôi động, kết nối xã hội nhưng vẫn tạo cảm giác “là nhà”. Lấy cảm hứng từ sự chăm chỉ, cần mẫn nuôi dưỡng của loài ong, không gian này được thiết kế để vừa năng động, vừa ấm áp và gắn kết các cư dân.

Những căn nhagrave; phố thương mại lan tỏa nguồn năng lượng phồn vinh, nhịp sống socirc;i động vagrave; kết nối cộng đồng, nhưng vẫn giữ trọn cảm giaacute;c thacirc;n thuộc của một tổ ấm.
Những căn nhà phố thương mại lan tỏa nguồn năng lượng phồn vinh, nhịp sống sôi động và kết nối cộng đồng, nhưng vẫn giữ trọn cảm giác thân thuộc của một tổ ấm.

Tùy theo những kịch bản sống - kinh doanh của từng gia chủ, mà không gian thiết kế của nhà phố thương mại Essensia Parkway được thổi hồn theo những cách rất riêng.

Nếu đó là Coffee  Bakery, thì sắc màu nhẹ nhàng, đường nét tinh tế cùng với lối bố trí không gian thông minh, tăng cảm giác về chiều cao sẽ tạo nên một nơi hứng khởi để cư dân giao lưu và kết nối. Nhằm hài hòa với ngôn ngữ kiến trúc Japandi và phong cách sống Lux-Well, các kiến trúc sư OngOng đặc biệt chú trọng đến các vật liệu sử dụng có độ bền cao và kết cấu giàu năng lượng nhưng không hề phô trương, phức tạp.

Sự mềm mại trong đường neacute;t kiến tạo một khocirc;ng gian lagrave;m việc dễ chịu, giuacute;p giải tỏa aacute;p lực vagrave; nacirc;ng cao hiệu suất.
Sự mềm mại trong đường nét kiến tạo một không gian làm việc dễ chịu, giúp giải tỏa áp lực và nâng cao hiệu suất.

Hoặc nếu là nơi được thiết kế dành cho Office, thì những sắc màu tràn đầy sự sáng tạo, năng động và sự tối ưu về chức năng sử dụng sẽ được chú trọng. Thiết kế nhà phố thương mại cho kịch bản văn phòng lấy hình ảnh cảm hứng từ sự chuyển động của những dòng nước.

Một không gian văn phòng với những đường nét mềm mại, màu xanh dương dịu nhẹ sẽ tạo cảm giác dễ chịu. Tất cả hòa quyện để nâng cao sự sáng tạo, giúp không gian trở nên sống động và đầy cảm hứng. Giống như nước, luôn chuyển động, tươi mới, rộng mở và tràn đầy niềm vui.

Nếu chủ nhân chỉ sử dụng tầng trệt và lửng để kinh doanh và ở ngay khu vực tầng 2, tầng 3, thì thiết kế không gian sống tại 2 tầng này vẫn đem lại sự bình yên và vỗ về tâm trí. Màu sắc ấm áp, thư giãn, đường nét thiết kế tinh tế và đặc biệt là điểm nhấn được đặt để thông minh, duyên dáng. Điều này được thể hiện qua sự tương phản được vận dụng một cách nghệ thuật giữa các chất liệu mịn và thô, sang trọng và mộc mạc, đường mạnh mẽ và lưới đan mềm mại.

Dù là không gian nào thì sự chăm chút và tỉ mẫn vẫn luôn thường trực để đem đến những trải nghiệm sống “thưởng thức” trọn vẹn từng phút giây cho chủ nhân.

Với chuẩn sống Lux-Well, thiết kế không chỉ là sắp xếp không gian sống mà là cách các kiến trúc sư đãi ngộ thị giác những giá trị về mỹ cảm và vỗ về xúc cảm, nâng niu tâm hồn cho những chủ nhân tinh anh.

-Tuấn Sơn

]]>Vincom Mega Mall Ocean City gây bất ngờ với sự hiện diện của Trung tâm Bách hóa tổng hợp Siêu thị AEONVincom Mega Mall Ocean City - trung t#226;m thương mại thế hệ mới của Vincom Retail - đang tiếp tục khẳng định sức h#250;t tại thị trường b#225;n lẻ khi đ#243;n ch#224;o sự gia nhập của Trung t#226;m B#225;ch h#243;a tổng hợp amp; Si#234;u thị AEON - thương hiệu b#225;n lẻ đến từ Nhật Bản...Fri, 25 Apr 2025 08:51:35 GMT/vincom-mega-mall-ocean-city-gay-bat-ngo-voi-su-hien-dien-cua-trung-tam-bach-hoa-tong-hop-sieu-thi-aeon.htm/vincom-mega-mall-ocean-city-gay-bat-ngo-voi-su-hien-dien-cua-trung-tam-bach-hoa-tong-hop-sieu-thi-aeon.htmBất động sảnVincom Mega Mall Ocean City - trung tâm thương mại thế hệ mới của Vincom Retail - đang tiếp tục khẳng định sức hút tại thị trường bán lẻ khi đón chào sự gia nhập của Trung tâm Bách hóa tổng hợp Siêu thị AEON - thương hiệu bán lẻ đến từ Nhật Bản...

Đây là mảnh ghép trải nghiệm tiếp theo trong hệ sinh thái Ocean City - đại đô thị đang định hình xu hướng sống, mua sắm và giải trí mới cho người dân miền Bắc.

SỨC HÚT CỦA THƯƠNG HIỆU BẤT ĐỘNG SẢN BÁN LẺ SỐ 1 VIỆT NAM

Tiếp nối hành trình kiến tạo các trung tâm thương mại thế hệ mới, vừa qua, Vincom chính thức công bố Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị (TT BHTH ST) AEON sẽ góp mặt tại dự án Vincom Mega Mall Ocean City. Với diện tích hơn 7.550m², đây là lần đầu tiên Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON hiện diện trong một trung tâm thương mại của hệ thống Vincom, đánh dấu sự có mặt tại trung tâm giao thương sôi động bậc nhất phía Đông Thủ đô, đồng thời tận dụng lợi thế từ sức hút của thương hiệu bất động sản bán lẻ số 1 Việt Nam để nhanh chóng tiếp cận tệp khách hàng chất lượng, mở rộng độ phủ thương hiệu và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh bền vững trong một thị trường giàu tiềm năng.

Vincom hiện đã hợp tác chiến lược cùng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà bán lẻ hàng đầu như WinMart, Co.op Extra, Annam Gourmet đã mang tới trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng tại chuỗi hệ thống trung tâm thương mại trên toàn quốc. Sự hợp tác với AEON khẳng định chiến lược Vincom sẽ tiếp tục đa dạng hóa danh mục khách thuê bền vững và hiệu quả, góp phần định hình những xu hướng tiêu dùng mới tại những TTTM sắp ra mắt.

Ông Hagino Tatsuya, Giám đốc Cấp cao Khối Phát triển dự án Xây dựng của Công ty TNHH AEON Việt Nam, chia sẻ: “Lần đầu tiên hiện diện tại Vincom Mega Mall Ocean City, AEON rất vinh dự được đồng hành cùng Vincom Retail để mang đến cho cư dân khu vực một không gian mua sắm kết hợp giải trí toàn diện, hiện đại, hướng đến mục tiêu kiến tạo môi trường mua sắm an toàn – tiện nghi – đẳng cấp cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng, đây sẽ là khởi đầu cho một mối quan hệ hợp tác bền chặt và lâu dài giữa AEON Việt Nam và Vincom Retail, mở ra thêm nhiều dự án chung trong tương lai, cùng nhau kiến tạo nên những giá trị thiết thực cho cộng đồng”.

Trung tacirc;m Baacute;ch hoacute;a tổng hợp vagrave; Siecirc;u thị AEON tại Vincom Mega Mall Ocean City sẽ mang đến trải nghiệm khaacute;c biệt cho du khaacute;ch (Ảnh minh hoạ).
Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON tại Vincom Mega Mall Ocean City sẽ mang đến trải nghiệm khác biệt cho du khách (Ảnh minh hoạ).

TÂM ĐIỂM KẾT NỐI VĂN HÓA, NÂNG TẦM TRẢI NGHIỆM SỐNG HIỆN ĐẠI

Vincom Mega Mall Ocean City là một trong những trung tâm thương mại đầu tiên tại miền Bắc triển khai mô hình One-Stop Shoppertainment. Tọa lạc ngay trung tâm đại đô thị Ocean City - nơi quy tụ hơn 70.000 cư dân hiện hữu và dự kiến đạt tới 300.000 trong vài năm tới - dự án được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến trọng yếu cho nhu cầu tiêu dùng, giải trí và kết nối cộng đồng.

Nơi đây không chỉ cung cấp mặt bằng bán lẻ, mà còn là điểm đến tích hợp trải nghiệm văn hoá, ẩm thực, giải trí hiện đại. Không chỉ sở hữu quy mô “khủng” gần 70.000m², Vincom Mega Mall Ocean City được thị trường đánh giá là một trong những trung tâm thương mại hàng đầu trong thời gian tới khi tạo ra sự kết nối sâu giữa thương hiệu và khách hàng thông qua hệ sinh thái trải nghiệm toàn diện.

Vincom Mega Mall Ocean City - Trung tacirc;m thuơng mại biểu tượng mới sẽ ra mắt quyacute; 3 sắp tới.
Vincom Mega Mall Ocean City - Trung tâm thuơng mại biểu tượng mới sẽ ra mắt quý 3 sắp tới.

Bên cạnh việc quy tụ các thương hiệu lớn trong nhiều lĩnh vực như Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON, CGV Cinemas, Phương Nam Book City, S.Fitness hay Kidzoona… dự án còn gây ấn tượng bởi loạt tiện ích lần đầu tiên có mặt tại một trung tâm thương mại ở Việt Nam như: Nhà hát VinPalace với sức chứa lên tới 4.100 chỗ, chuyên tổ chức các show diễn nghệ thuật, concert quốc tế và sự kiện cộng đồng quy mô lớn; tổ hợp spa xông hơi cao cấp hàng đầu Hàn Quốc; chuỗi nhà hàng ẩm thực quốc tế tại phố Gourmet Avenue; cùng các không gian check-in, sân khấu tương tác ánh sáng, khu vui chơi trẻ em Kidzoona, phòng tập S.Fitness, cụm rạp chiếu phim CGV và nhà sách Phương Nam Book City… tạo nên chuỗi trải nghiệm liền mạch phục vụ cả gia đình, từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Hành trình trải nghiệm tại Vincom Mega Mall Ocean City không chỉ dừng lại ở mua sắm - mà là chuyến phiêu lưu cảm xúc giữa sắc màu văn hóa và nhịp sống hiện đại. Từ những “điểm chạm” mang cảm hứng đại dương và âm nhạc tại mỗi tầng, các hoạt động văn hóa truyền thống mang bản sắc Việt cho tới chuỗi sự kiện gắn kết gia đình - mọi trải nghiệm tại đây đều được thiết kế để khơi gợi cảm xúc và tạo dấu ấn lâu dài. Đặc biệt, nhà hát VinPalace tại tầng 3 được quy hoạch như một trung tâm trình diễn nghệ thuật chuyên biệt, nơi tổ chức các buổi hòa nhạc, sân khấu chủ đề hay chương trình nghệ thuật dân tộc ứng dụng công nghệ trình chiếu tiên tiến. Đây chính là điểm nhấn góp phần lan tỏa văn hóa Việt ra thế giới thông qua các chương trình được dàn dựng công phu, hiện đại và đầy tính sáng tạo.

Việc Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON và các thương hiệu quốc tế lớn như CGV Cinemas, Kidzoona… cùng lựa chọn đồng hành Vincom Mega Mall Ocean City không chỉ cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực phía Đông Hà Nội, mà còn khẳng định sự đầu tư tâm huyết và bài bản của Vincom Retail trong việc kiến tạo những giá trị mới chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.

-Khánh Huyền

]]>Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựngNăm 2025, Bộ X#226;y dựng sẽ tập trung ho#224;n thiện, ban h#224;nh Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về c#244;ng tr#236;nh d#226;n dụng; so#225;t x#233;t sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về hệ thống c#244;ng tr#236;nh hạ tầng kỹ thuật...Fri, 25 Apr 2025 07:23:40 GMT/bo-xay-dung-se-hoan-thien-quy-chuan-trong-linh-vuc-xay-dung.htm/bo-xay-dung-se-hoan-thien-quy-chuan-trong-linh-vuc-xay-dung.htmBất động sảnNăm 2025, Bộ Xây dựng sẽ tập trung hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình dân dụng; soát xét sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật...

Bộ Xây dựng vừa tổ chức cuộc họp về xây dựng, đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia (TCVN, QCVN) trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; kế hoạch thực hiện năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tại cuộc họp, Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng đã báo cáo hiện trạng và kế hoạch hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (sau hợp nhất).

Cụ thể, toàn quốc hiện có 14 QCVN trong lĩnh vực xây dựng; 117 QCVN trong lĩnh vực giao thông vận tải; 1.064 TCVN về xây dựng và 487 TCVN về giao thông vận tải. Thực hiện các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (trước hợp nhất), hệ thống QCVN lĩnh vực xây dựng hiện hành đã được điều chỉnh và đang tiếp tục hoàn thiện để ban hành.

Ngoài ra, đối với hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng bao gồm 1.451 TCVN hiện hành. Trong đó, có 1.064 TCVN lĩnh vực xây dựng và 487 TCVN lĩnh vực giao thông vận tải.

Về kế hoạch triển khai năm 2025, Bộ Xây dựng dự kiến tập trung hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình dân dụng; soát xét sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, QCVN về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

Đồng thời, sẽ giao nhiệm vụ rà soát, sửa đổi QCVN 02:2022/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, để kịp thời ban hành phù hợp với bối cảnh sát nhập các địa phương hiện nay, và QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình (kèm Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD); nhằm đáp ứng quy định của Luật số 55/2024/QH15 về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025); dự kiến hủy bỏ QCVN 17:2018/BXD về phương tiện quảng cáo ngoài trời.

Bộ Xây dựng cũng rà soát, sửa đổi và ban hành các QCVN chuyên ngành đường sắt, đường bộ, bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị tín hiệu đuôi tàu; Sửa đổi QCVN 87:2015/BGTVT về giá chuyển hướng đầu máy toa xe; thay thế QCVN 104:2019/BGTVT về hệ thống thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới…

Đối với hệ thống TCVN, năm 2025, Bộ sẽ xây dựng và ban hành 163 TCVN của lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, 57 TCVN lĩnh vực giao thông vận tải. Giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến soát xét 544 TCVN và biên soạn mới 1251 TCVN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã đưa ra các ý kiến để làm rõ thêm thực trạng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia ngành xây dựng và đề xuất những nhiệm vụ cụ thể bổ sung.

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Phạm Minh Hà giao Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ rà soát, hoàn thiện và tổng hợp QCVN, TCVN, Tiêu chuẩn cơ sở của ngành xây dựng và giao thông vận tải, để báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 30/4/2025.

Mặt khác, cập nhật tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn của ngành; có văn bản của Bộ để hướng dẫn, đôn đốc, chấn chỉnh, tháo gỡ vướng mắc, tồn tại liên quan đến áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài và công tác tổ chức thực hiện những tiêu chuẩn này; đề xuất kế hoạch thực hiện việc xây dựng mới, sửa đổi, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong năm 2025 và năm 2026.

Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành trên Cổng thông tin điện tử của Bộ; phối hợp với Vụ Kế hoạch - tài chính rà soát quy định, thủ tục và bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Trong đó, ưu tiên những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có tính cấp thiết, như:  QCVN 01:2021/BXD, QCVN 02:2022/BXD, QCVN 06:2022/BXD, Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD và một số tiêu chuẩn cấp thiết khác.

Đối với đơn vị thuộc Bộ, Thứ trưởng Phạm Minh Hà yêu cầu rà soát, hoàn thiện danh mục QCVN, TCVN, đặc biệt là thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ có trong kế hoạch xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn trong năm 2025 được Bộ Xây dựng phê duyệt; báo cáo lại Bộ trước ngày 30/4/2025 (qua Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng); rà soát danh mục tiêu chuẩn cơ sở; đề xuất lộ trình chuyển đổi các tiêu chuẩn cơ sở cần thiết, nhằm nâng cấp thành tiêu chuẩn quốc gia.

-Thanh Xuân

]]>Nghệ An sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sảnTheo UBND tỉnh Nghệ An việc đưa c#225;c mỏ ra đấu gi#225; nhằm khai th#225;c hiệu quả nguồn t#224;i nguy#234;n kho#225;ng sản tr#234;n địa b#224;n tỉnh, tăng nguồn thu cho ng#226;n s#225;ch nh#224; nước...Fri, 25 Apr 2025 07:00:42 GMT/nghe-an-sap-dau-gia-10-mo-khoang-san.htm/nghe-an-sap-dau-gia-10-mo-khoang-san.htmBất động sảnTheo UBND tỉnh Nghệ An việc đưa các mỏ ra đấu giá nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước...

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 1122/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đối với 10 khu vực mỏ khoáng sản tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp và thị xã Hoàng Mai.

Các khu vực mỏ này đều chưa có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng. Dự kiến trong quý II năm 2025, sẽ tổ chức đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, với phương thức trả giá lên.

Cụ thể, mỏ đất san lấp DSL thôn 22, tại xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, diện tích 9,15ha; mỏ cát Thượng Tân Lộc, tại xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn, diện tích 4,38ha; huyện Thanh Chương có 3 mỏ cát, gồm: mỏ cát sỏi bãi bồi Sông Lam Đồng Văn 1, tại xã Đồng Văn, diện tích 25,6ha; mỏ cát sỏi bãi bồi Sông Lam tại xóm Lam Hồng, xã Ngọc Sơn, diện tích 31,6ha; mỏ cát sỏi bãi bồi Sông Lam tại xóm Lộc Xuân, xã Đồng Văn, diện tích 15,4ha.

Mỏ đá vôi Nghĩa Hoàn, tại xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, diện tích 7,6ha. Riêng khu vực huyện Quỳ Hợp có 4 khu vực mỏ, gồm: mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường Châu Lộc 2, tại xã Châu Lộc, diện tích 9,7ha; mỏ đá hoa trắng (ốp lát) Thung Chuối 2, tại xã Châu Hồng, diện tích 3,6ha; mỏ đá hoa trắng (ốp lát) Liên Hợp 1, tại xã Liên Hợp, diện tích 6,7ha; mỏ đá hoa trắng (ốp lát) Bản Ích, tại xã Châu Lộc, diện tích 8,7ha. 

Theo UBND tỉnh Nghệ An, việc đấu giá nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu phát triền bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đồng thời, góp phần hạn chế tối đa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường và gây mất an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. 

Liên quan đến quản lý các mỏ khoáng sản trên địa bàn, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 1098/QĐ-UBND thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi. 

Đoàn liên ngành sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, đất đai, môi trường, chấp hành thiết kế mỏ, an toàn lao động, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế và pháp luật khác có liên quan của các doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra. Niên độ kiểm tra từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm kiểm tra.

Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt; có quyền yêu cầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan làm việc và cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.

Đồng thời, Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.

Sẽ có 53 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi đứng chân trên địa bàn các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa được Đoàn liên ngành kiểm tra.

-Nguyễn Thuấn

]]>Dự án hơn 53.000 tỷ tại Quảng Trị tiến độ ì ạchDự #225;n#160;LNG Hải Lăng l#224; một trong những dự #225;n trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, v#224; l#224; dự #225;n điện kh#237; lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị hiện nay. , Tuy nhi#234;n, hiện nay dự #225;n triển khai qu#225; chậm, chưa đạt được tiến độ so với kế hoạch đề ra...Fri, 25 Apr 2025 06:59:37 GMT/du-an-hon-53-000-ty-tai-quang-tri-tien-do-i-ach.htm/du-an-hon-53-000-ty-tai-quang-tri-tien-do-i-ach.htmBất động sảnDự án LNG Hải Lăng là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, và là dự án điện khí lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị hiện nay. , Tuy nhiên, hiện nay dự án triển khai quá chậm, chưa đạt được tiến độ so với kế hoạch đề ra...

Dự án thực hiện tại khu phức hợp năng lượng thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tại xã Hải An và xã Hải Ba của huyện Hải Lăng.

Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 do liên danh nhà đầu tư: Tập đoàn TT (Việt Nam) và Tổng công ty Năng lượng Hanwha - HEC, Tổng công ty Khí Hàn Quốc - KOGAS, Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc - KOSPO thực hiện. Dự án được khởi công vào tháng 1/2022 tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, tổng vốn đầu tư của dự án là 53.668 tỷ đồng, tương đương 2,32 tỷ USD, trong đó vốn góp của Tổ hợp nhà đầu tư để thực hiện dự án là 13.416 tỷ đồng; trong đó: TT Group góp 40%, mỗi nhà đầu tư: HANWHA, KOSPO, KOGAS góp 20%.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị, Dự án được khởi công vào tháng 1/2022 tại Khu kinh tế Đông Nam. Đến nay, dự án đã hoàn thành một số thủ tục như: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung và Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam khu vực thực hiện dự án; Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án; Quy hoạch sử dụng đất, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận bổ sung bến chuyên dùng LNG...

Về hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi (FS), ngày 24/1/2025, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công thương đã có thông báo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, tuy nhiên, đến nay, liên danh nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành việc phê duyệt FS.

Sở Tài chính Quảng Trị đã có văn bản đôn đốc liên danh nhà đầu tư sớm thực hiện thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án, đồng thời đề nghị liên danh nhà đầu tư liên hệ Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Tài chính để được hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục cần thiết nhưng đến nay, liên danh nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị.

Mới đây, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, đại diện liên danh nhà đầu tư lý giải một số nguyên nhân liên quan đến việc chậm trễ tiến độ triển khai dự án. Đồng thời cho biết hiện liên danh nhà đầu tư đang khẩn trương tiến hành báo cáo nội bộ để thống nhất phê duyệt FS và thành lập văn phòng dự án tại Quảng Trị trong tháng 5/2025. Mặt khác, sẽ hoàn thiện các thủ tục liên quan để bàn giao các hồ sơ đo đạc, quy chủ thu hồi đất của dự án sau điều chỉnh cho UBND xã Hải An và Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Hải Lăng.

Trước những vấn đến trên, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, xác định đây là dự án động lực, địa phương đã nỗ lực hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục để triển khai dự án, nhằm đưa vào vận hành trước năm 2030, góp phần đảm bảo mục tiêu về an ninh năng lượng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn chưa đạt tiến độ so với kế hoạch đề ra theo cam kết giữa nhà đầu tư và tỉnh Quảng Trị.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hagrave; Sỹ Đồngnbsp; phaacute;t biểu tại buổi lagrave;m việc với đại diện liecirc;n danh nhagrave; đầu tư dự aacute;n
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng  phát biểu tại buổi làm việc với đại diện liên danh nhà đầu tư dự án

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị liên danh nhà đầu tư sớm có văn phòng đại diện cũng như cán bộ chuyên môn tại Quảng Trị để thuận tiện cho công tác liên lạc, trao đổi công việc với địa phương vào đầu tháng 5/2025.

Sớm hoàn thành và bàn giao hồ sơ đo đạc, cũng như quy chủ đất đai, thu hồi phần diện tích đất thực hiện dự án, điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết và điều chỉnh chủ trương đầu tư để trình UBND huyện Hải Lăng ban hành thông báo thu hồi đất theo đúng quy định.

Sớm hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để huyện Hải Lăng có cơ sở phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Khẩn trương phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) trước ngày 10/5/2025 để làm cơ sở thành lập tổ chức kinh tế quản lý dự án tại Quảng Trị.

Ông Đồng giao Sở Công Thương sớm tham mưu UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét, rà soát và có biện pháp tháo gỡ các nội dung liên quan với nhà đầu tư; đồng thời ban hành các quy định liên quan đến bao tiêu sản lượng điện, giá điện và thời gian huy động công suất điện năng của nhà máy điện theo hình thức dự án điện độc lập…

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Sở Xây Dựng hỗ trợ liên danh nhà đầu tư làm việc với Công ty cổ phần liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy để thống nhất phương án đầu tư, khai thác tuyến luồng hàng hải trong vùng quay trở tàu, báo cáo UBND tỉnh nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền.

-Nguyễn Thuấn

]]>Khẩn trương rà soát sửa chữa cầu treo trên toàn quốc, hoàn thành trước 30/5Thủ tướng y#234;u cầu c#225;c địa phương r#224; so#225;t tổng thể c#225;c cầu treo tr#234;n địa b#224;n, kịp thời sửa chữa, ho#224;n th#224;nh trước 30/5/2025 để bảo đảm khả năng phục vụ giao th#244;ng đi lại của người d#226;n an to#224;n, thuận tiện…Fri, 25 Apr 2025 06:56:08 GMT/khan-truong-ra-soat-sua-chua-cau-treo-tren-toan-quoc-hoan-thanh-truoc-30-5.htm/khan-truong-ra-soat-sua-chua-cau-treo-tren-toan-quoc-hoan-thanh-truoc-30-5.htmĐầu tưThủ tướng yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể các cầu treo trên địa bàn, kịp thời sửa chữa, hoàn thành trước 30/5/2025 để bảo đảm khả năng phục vụ giao thông đi lại của người dân an toàn, thuận tiện…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 51/CĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc khẩn trương rà soát, sửa chữa, khắc phục ngay hệ thống cầu treo trên toàn quốc, bảo đảm an toàn giao thông và sinh hoạt của nhân dân.

Công điện nêu rõ: Trong những năm qua, hệ thống cầu treo trên cả nước, nhất là tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới... đã góp phần quan trọng trong việc kết nối giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và bảo đảm đời sống, an sinh xã hội của người dân.

Tuy nhiên, nhiều công trình cầu treo hiện đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông đi lại và đời sống của nhân dân, nhất là trong mùa mưa lũ.

Để kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay các cầu treo, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống sinh hoạt, bảo đảm an toàn giao thông, tính mạng, sức khỏe của người dân, nhất là trong mùa mưa lũ sắp đến, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát tổng thể các cầu treo trên địa bàn.

Đồng thời, đánh giá thực trạng, kịp thời sửa chữa, khắc phục, tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn (cắm biển chỉ dẫn, biển báo,...) để bảo đảm khả năng phục vụ giao thông đi lại của nhân dân an toàn, thuận tiện, hoàn thành trước 30/5/2025; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng phương án xây dựng mới cầu dân sinh kiên cố tại các vị trí cầu treo không còn khả năng khắc phục, sửa chữa hoặc khu vực có nhu cầu giao thông cao. Chủ động, ưu tiên bố trí nguồn vốn, đồng thời phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể địa phương vận động ủng hộ, huy động các nguồn lực xã hội của người dân, doanh nghiệp, huy động các lực lượng tại chỗ (quân đội, công an, thanh niên, phụ nữ,...) tham gia hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới cầu treo phục vụ nhân dân, phấn đấu hoàn thành trước ngày 2/9/2025.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tăng cường kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để rà soát, kịp thời sửa chữa, khắc phục, xây dựng mới cầu treo phục vụ nhu cầu nhân dân; hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, thiết kế mẫu để các địa phương đẩy nhanh quá trình sửa chữa, khắc phục và xây dựng mới các cầu treo.

Bên cạnh đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tăng cường vận động, huy động các nguồn lực tham gia hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới cầu treo trên các địa bàn địa phương.

-Thanh Thủy

]]>Hải Phòng khánh thành nhiều công trình lớn chào mừng 70 năm giải phóng thành phốHải Ph#242;ng sẽ tổ chức khởi c#244;ng động thổ 5 dự #225;n, kh#225;nh th#224;nh 7 dự #225;n v#224;o dịp kỷ niệm 70 năm ng#224;y giải ph#243;ng th#224;nh phố…Fri, 25 Apr 2025 06:56:00 GMT/hai-phong-khanh-thanh-nhieu-cong-trinh-lon-chao-mung-70-nam-giai-phong-thanh-pho.htm/hai-phong-khanh-thanh-nhieu-cong-trinh-lon-chao-mung-70-nam-giai-phong-thanh-pho.htmBất động sảnHải Phòng sẽ tổ chức khởi công động thổ 5 dự án, khánh thành 7 dự án vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thành phố…

Ngày 25/4, thông tin từ UBND TP. Hải Phòng cho biết thành phố này sẽ tổ chức khởi công động thổ đối với 5 dự án công trình, tổ chức khánh thành 7 dự án công trình vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng (13/5/1955) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, trong đó có 2 dự án trọng điểm là Trung tâm Chính trị - Hành chính và Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm (TP. Thuỷ Nguyên).

Trước đó, ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo phương án tổ chức lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án chào mừng ký niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025.

Sau khi nghe Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng kết luận thành phố sẽ tổ chức khởi công khánh thành cùng một thời điểm (vừa trực tiếp vừa trực tuyến) để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 vào 15 giờ chiều 11/5/2025, trong đó, điểm cầu chính được bố trí tại khu vực Trung tâm Chính trị - Hành chính và Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố tại (Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên).

Theo đó, thành phố Hải Phòng sẽ tổ chức khởi công, động thổ năm dự án công trình. Đó là dự án xây dựng Khu nhà ở xã hội tại phường Đông Hải (quận Hải An) do Công ty TNHH Tân Thái Bình Dương Hope làm chủ đầu tư. Dự án Nhà ga hành khách T2 và dự án mở rộng sân đỗ máy bay - Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi (giai đoạn 2) do Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.

Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thuỵ do Công ty cổ phần Vinhomes làm chủ đầu tư. Dự án xây dựng khách sạn 5 sao tại phường Sở Dầu (quận Hồng Bàng) do Công ty TNHH Route Inn Việt Nam HP làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3 do Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư.

Thành phố Hải Phòng cũng tổ chức khành thành đối với bảy dự án, bao gồm bốn dự án đầu tư công và ba dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách. Bốn dự án đầu tư công khánh thành gồm dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, dự án Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố (cùng tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên), dự án công viên nút giao Nam Cầu Bính (quận Hồng Bàng) và dự án thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Đại Hợp (huyện Kiến Thuỵ).

Ba dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách được khánh thành gồm dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Tiên Cường II (huyện Tiên Lãng) do Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Tiến Phát làm chủ đầu tư, dự án khu nhà ở công nhân Công ty TNHH Pegatron Việt Nam (giai đoạn 1) do Công ty TNHH Pegatron Việt Nam làm chủ đầu tư, dự án khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore do Công ty cổ phần KinderWorld Việt Nam làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cũng thống nhất sẽ tổ chức lễ khánh thành dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container quốc tế số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng do Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư theo hình thức trực tiếp vào ngày 13/5/2025.

Trong số các dự án công trình khánh thành dịp 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng, có hai dự án trọng điểm lớn là Trung tâm Chính trị - Hành chính và Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố được đầu tư xây dựng tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm (thành phố Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng), sau khi khánh thành sẽ di chuyển tất cả các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội về làm việc tại đây.

Trong đó, dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm có tổng mức đầu tư ban đầu là hơn 2.252 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh (lần 1) lên thành hơn 2.513,2 tỷ đồng và đến tháng 7/2024 lại được điều chỉnh (lần 2) tăng tổng mức đầu tư lên thành hơn 2.831,1 tỷ đồng.

Dự án Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn là công trình đa năng, đủ điều kiện tổ chức các sự kiện có quy mô lớn như hội nghị, hội thảo quốc tế và biểu diễn nghệ thuật có tổng mức đầu tư ban đầu là hơn 1.785,3 tỷ đồng, được điều chỉnh (lần 1) lên thành hơn 2.336,8 tỷ đồng, đến tháng 7/2024 lại được điều chỉnh (lần 2) tăng tổng mức đầu tư thành hơn 2.570,9 tỷ đồng.

-Đỗ Hoàng

]]>Thu hút dòng vốn FDI, Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp - logistics chiến lượcVới lực đẩy k#233;p từ d#242;ng vốn đầu tư trực tiếp nước ngo#224;i (FDI) v#224; h#224;ng loạt dự #225;n hạ tầng giao th#244;ng, c#244;ng nghiệp quy m#244; lớn, Đồng Nai - đặc biệt l#224; Long Th#224;nh - đang trở th#224;nh địa điểm thu h#250;t giới đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực c#244;ng nghiệp, logistics v#224; bất động sản khu vực ph#237;a Nam…Thu, 24 Apr 2025 23:56:33 GMT/thu-hut-dong-von-fdi-dong-nai-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-logistics-chien-luoc.htm/thu-hut-dong-von-fdi-dong-nai-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-logistics-chien-luoc.htmBất động sảnVới lực đẩy kép từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hàng loạt dự án hạ tầng giao thông, công nghiệp quy mô lớn, Đồng Nai - đặc biệt là Long Thành - đang trở thành địa điểm thu hút giới đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, logistics và bất động sản khu vực phía Nam…

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ đầu tư hoàn thành 48 khu công nghiệp (KCN), đồng thời, trở thành địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước. Hiện nay, với 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, Đồng Nai thu hút dòng vốn đầu tư từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 1,700 dự án, tổng vốn đầu tư đạt trên 35 tỷ USD. Những con số này cho thấy Đồng Nai đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, THU HÚT MẠNH MẼ DÒNG VỐN FDI

Đồng Nai sở hữu lợi thế tập trung nhiều khu cocirc;ng nghiệp thu huacute;t nguồn vốn FDI mạnh mẽ.
Đồng Nai sở hữu lợi thế tập trung nhiều khu công nghiệp thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, Đồng Nai còn chú trọng mở rộng quỹ đất, khai thác triệt để những lợi thế về hạ tầng giao thông, cảng biển. Điển hình là ngay trong tháng 2-2025, Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Long Đức (giai đoạn 2), tại huyện Long Thành. Với quyết định này, Đồng Nai có thêm gần 294 hécta đất để thu hút các dự án đầu tư mới, góp phần giúp Đồng Nai tăng số lượng lên 37 khu công nghiệp.

Đáng chú ý, nhiều khu công nghiệp quy mô lớn như Long Đức, Lộc An - Bình Sơn và Amata Long Thành đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn hàng đầu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong đó, Amata Long Thành nổi bật là KCN công nghệ cao đầu tiên của Đồng Nai, được định hướng tập trung thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao.

Với quy mô đầu tư ngày càng tăng mạnh cùng hệ thống khu công nghiệp mở rộng, Đồng Nai - đặc biệt là Long Thành - đang vươn lên thành một trong những “tâm điểm sản xuất mới” của khu vực phía Nam.

VƯƠN MÌNH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM LOGISTICS CỦA CẢ NƯỚC VÀ KHU VỰC

Cùng với sự mở rộng tăng cường của các khu công nghiệp và dòng vốn FDI ngày càng gia tăng lên, cộng hưởng với hạ tầng giao thông đồng bộ, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực trở thành trung tâm logistics của cả nước và khu vực.

Dự án trọng điểm quốc gia sân bay quốc tế Long Thành – đòn bẩy chiến lược phát triển kinh tế xã hội khu vực – tiếp tục được yêu cầu rút ngắn tiến độ, đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành cuối năm 2025 và đưa vào khai thác trong nửa đầu 2026, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch đã điều chỉnh trước đây, mở ra cơ hội bứt phá cho logistics, thương mại và dịch vụ.

Khi đưa vagrave;o khai thaacute;c, sacirc;n bay quốc tế Long Thagrave;nh được kỳ vọng tạo cuacute; hiacute;ch mạnh mẽ cho giao thương vagrave; tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai vagrave; khu vực. Ảnh: ACV.
Khi đưa vào khai thác, sân bay quốc tế Long Thành được kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ cho giao thương và tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai và khu vực. Ảnh: ACV.

Song song với sân bay, sự phát triển nhanh chóng của loạt dự án kết nối liên vùng như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3 và 4 TP.HCM, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... giúp rút ngắn thời gian di chuyển, gia tăng hiệu quả giao thương và thu hút dịch chuyển dân cư ra các vùng lân cận.

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng và thu hút dòng vốn đầu tư FDI tạo động lực cho thị trường bất động sản khu vực quanh sân bay Long Thành trở nên sôi động. Cơ hội an cư và đầu tư ngày càng tăng, nhất là khi đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, và lực lượng lao động chất lượng cao tham gia vào chuỗi sản xuất – logistics quanh khu vực.

Các khu đô thị bài bản, hiện đại, sở hữu vị trí liền kề sân bay, tiện ích đồng bộ đang trở thành “mục tiêu” của nhà đầu tư thông minh, vừa đáp ứng nhu cầu an cư, vừa tối ưu tiềm năng sinh lời bằng việc khai thác cho thuê hoặc khai thác thương mại.

GEM SKY WORLD - THÀNH PHỐ SÂN BAY ĐÓN ĐẦU LÀN SÓNG PHÁT TRIỂN

Cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ 5km, khu đô thị thành phố sân bay Gem Sky World được quy hoạch bài bản và hiện đại, tối ưu công năng sử dụng, là lựa chọn lý tưởng cho cả khách hàng mua ở thực lẫn nhà đầu tư.

Sở hữu hệ thống tiện ích toàn diện như công viên trung tâm Sky Park cùng hệ thống các công viên vệ tinh, trường mầm non, trường học liên cấp quốc tế, khu thể thao, tuyến phố thương mại, Gem Sky Wolrd mang đến chuẩn sống đô thị hiện đại và sôi động gần kề sân bay quốc tế Long Thành.

Đại diện đơn vị phaacute;t triển dự aacute;n - Tập đoagrave;n Đất Xanh vagrave; Tập đoagrave;n giaacute;o dục Green Pearl kyacute; kết phaacute;t triển vagrave; vận hagrave;nh caacute;c trường mầm non tại Gem Sky World.
Đại diện đơn vị phát triển dự án - Tập đoàn Đất Xanh và Tập đoàn giáo dục Green Pearl ký kết phát triển và vận hành các trường mầm non tại Gem Sky World.

Không chỉ tập trung phát triển hạ tầng và tiện ích sống hiện đại, Gem Sky World tiếp tục thể hiện cam kết xây dựng một cộng đồng cư dân văn minh, bền vững thông qua việc ký kết hợp tác với đối tác phát triển và vận hành trường mầm non, vừa diễn ra ngay trong tháng 4/2025. Từ đây, mở ra bước tiến mới trong hành trình hoàn thiện hệ sinh thái sống toàn diện – nơi các gia đình an tâm an cư lập nghiệp, nuôi dưỡng thế hệ tương lai trong môi trường giáo dục chất lượng cao và nhân văn.

* Để biết thêm chi tiết về dự án Gem Sky World, khách hàng vui lòng truy cập vào website: https://gemskyworld.vn

-Khánh Huyền

]]>Đánh giá “sức khoẻ” bất động sản Bình Dương sau khi sáp nhập TP.HCM, khu vực nào hưởng lợi?Nghị quyết số 60- NQ/TW về việc dự kiến B#236;nh Dương s#225;p nhập v#224;o TP.HCM đang trở th#224;nh t#226;m điểm ch#250; #253;, mở ra nhiều kỳ vọng về sự bứt ph#225; của thị trường bất động sản...Thu, 24 Apr 2025 23:55:43 GMT/danh-gia-suc-khoe-bat-dong-san-binh-duong-sau-khi-sap-nhap-tp-hcm-khu-vuc-nao-huong-loi.htm/danh-gia-suc-khoe-bat-dong-san-binh-duong-sau-khi-sap-nhap-tp-hcm-khu-vuc-nao-huong-loi.htmBất động sảnNghị quyết số 60- NQ/TW về việc dự kiến Bình Dương sáp nhập vào TP.HCM đang trở thành tâm điểm chú ý, mở ra nhiều kỳ vọng về sự bứt phá của thị trường bất động sản...

Trong đó, khu vực Đông Bắc TP.HCM được dự báo sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ vị trí giáp ranh, hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ và khả năng kết nối thuận tiện.

BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG VÀO CHU KỲ TĂNG TRƯỞNG

Là một trong những thị trường bất động sản vệ tinh sôi động nhất của TP.HCM, từ đầu năm 2025 đến nay, thị trường bất động sản Bình Dương đã bước vào giai đoạn tăng trưởng mới với hàng loạt tín hiệu tích cực. Nhiều dự án mới liên tục được giới thiệu, khởi động và mở bán, góp phần làm cho khu vực này trở nên sôi động hơn. Trên các diễn đàn, nhiều chuyên gia nhận định giá bất động sản tại Bình Dương sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ cao cấp.

Những dự báo này hoàn toàn có cơ sở khi Bình Dương đã điều chỉnh khung giá đất vào cuối năm 2024, giúp mức giá tiệm cận hơn với thực tế thị trường. Sau một thời gian chính sách phát huy tác động, giá bất động sản tăng là điều khó tránh khỏi, bởi chi phí đất chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí phát triển dự án.

Những dự aacute;n đang trong quaacute; trigrave;nh triển khai sẽ coacute; tiềm năng tăng giaacute; mạnh.
Những dự án đang trong quá trình triển khai sẽ có tiềm năng tăng giá mạnh.

Dữ liệu mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy, chỉ trong quý 1/2025, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với quý 1/2015. Lượng tìm kiếm bất động sản tại Bình Dương trong tháng 3/2025 tăng 49% so với tháng 2/2025. Đây là mức tăng mạnh nhất trong khu vực vệ tinh TP.HCM.

Ngoài ra, xu hướng tăng giá quá cao từ thị trường nội đô TP.HCM cũng đang tạo lợi thế cho bất động sản Bình Dương nhờ mức giá thấp hơn và còn dư địa tăng giá lớn.

KHU VỰC TRUNG TÂM ĐÔNG BẮC TP.HCM THÀNH TÂM ĐIỂM ĐẦU TƯ

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Bình Dương có điều kiện thuận lợi để kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong vùng. Thời gian qua, Bình Dương đã tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh. Các tuyến đường giao thông trọng điểm giúp thúc đẩy kinh tế Bình Dương, thu hút người lao động, nhờ đó mở ra tiềm năng cho thị trường bất động sản.

Đặc biệt, phía trung tâm Đông Bắc TP.HCM, nổi bật là Thuận An đang trở thành những "điểm nóng" hàng đầu nhờ vị trí chiến lược và khả năng kết nối thuận lợi. So với các đô thị vệ tinh khác, khu vực này có lợi thế liên kết vùng cực lớn, nên địa phương này quy tụ giới chuyên gia, kỹ sư, công nhân viên kỹ thuật đến làm việc và sinh sống. Điều này tạo ra một làn sóng giãn dân, đẩy mạnh nhu cầu nhà ở và thúc đẩy giá bất động sản gia tăng.

Quốc lộ 13 lagrave; tuyến hạ tầng được chuacute; trọng triển khai khẩn trương.
Quốc lộ 13 là tuyến hạ tầng được chú trọng triển khai khẩn trương.

Thành phố Thuận An sở hữu loạt hạ tầng giao thông huyết mạch như Quốc lộ 13 mở rộng, cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, dự án Vành đai 3 TP.HCM, Tỉnh lộ 743,… Đáng chú ý, tuyến Quốc lộ 13 kết nối TP.HCM đang được triển khai khẩn trương, dự kiến hoàn thành giai đoạn 2027 - 2028.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn đánh giá, Quốc lộ 13 sau khi được hoàn thành sẽ thay đổi diện mạo đô thị, giúp giao thông thuận tiện, tạo nên làn sóng di dân về đây. Bên cạnh đó, dự án Vành đai 3 TP.HCM, và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn Thuận An dự kiến hoàn thành vào năm 2025 cũng sẽ tăng cường khả năng kết nối liên vùng.

Hạ tầng tiện ích lõi tại Thuận An hiện đã được phát triển đầy đủ và đáp ứng tốt nhu cầu đời sống của cư dân với hơn 150 trường học, hệ thống tiện ích và các trung tâm mua sắm, giải trí lớn như AEON Mall Bình Dương, LOTTE Mart, Sân golf Sông Bé…

Hệ tiện iacute;ch hiện hữu giuacute;p Thuận An được ưu tiecirc;n lựa chọn.
Hệ tiện ích hiện hữu giúp Thuận An được ưu tiên lựa chọn.

Theo kết quả khảo sát từ môi giới Batdongsan.com.vn, khu đô thị kết hợp với khu công nghiệp sẽ là xu hướng lớn tại Bình Dương trong thời gian tới. Dự kiến, Bình Dương tiếp tục đón sóng các dự án mới từ các chủ đầu tư lớn, đáp ứng thiếu hụt nguồn cung phân khúc cao cấp. Điều này sẽ góp thúc đẩy sự phát triển bền vững và sức hút của địa phương.

-Tuấn Sơn

]]>Sonasea Sparkling: Căn hộ biển cao tầng đầu tiên tại tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor CityTập đo#224;n CEO vừa giới thiệu ra thị trường Sonasea Sparkling - d#242;ng căn hộ biển cao tầng đầu ti#234;n mang phong c#225;ch sống thời thượng tại Sonasea V#226;n Đồn Harbor City, Quảng Ninh... Thu, 24 Apr 2025 10:16:08 GMT/sonasea-sparkling-can-ho-bien-cao-tang-dau-tien-tai-to-hop-nghi-duong-sonasea-van-don-harbor-city.htm/sonasea-sparkling-can-ho-bien-cao-tang-dau-tien-tai-to-hop-nghi-duong-sonasea-van-don-harbor-city.htmBất động sảnTập đoàn CEO vừa giới thiệu ra thị trường Sonasea Sparkling - dòng căn hộ biển cao tầng đầu tiên mang phong cách sống thời thượng tại Sonasea Vân Đồn Harbor City, Quảng Ninh...

Dự án là mảnh ghép chiến lược trong tổng thể quy hoạch Sonasea Vân Đồn Harbor City - quần thể du lịch nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng sống mới tại miền Bắc trong mùa hè 2025.

Sonasea Sparkling là dòng sản phẩm chiến lược mới của Tập đoàn CEO, hướng tới nhóm khách hàng trẻ tuổi - thế hệ yêu tự do, khao khát trải nghiệm và phong cách sống năng động. Không giống các mô hình nghỉ dưỡng truyền thống, Sonasea Sparkling được định vị như "bộ sưu tập của những khoảnh khắc", nơi mà mỗi căn hộ là không gian gợi mở cảm hứng, lưu giữ những "sparkling moments" rực rỡ và đáng nhớ.

Từ ngắm bình minh trên vịnh Bái Tử Long, các hoạt động thể thao biển sôi động, hoà mình trong âm nhạc và tiệc tối trên rooftop - mỗi trải nghiệm tại đây đều mang tinh thần trẻ trung đầy hứng khởi. Đó chính là giá trị mà Sonasea Sparkling theo đuổi: kiến tạo một bộ sưu tập trải nghiệm sống đáng tự hào dành cho thế hệ trẻ hiện đại.

Được định vị là tâm điểm giải trí - nghỉ dưỡng - mua sắm - phong cách sống tại Vân Đồn, Sonasea Sparkling không đơn thuần là một sản phẩm bất động sản, mà là không gian hội tụ của thế hệ trẻ: năng động, phóng khoáng và luôn sẵn sàng chinh phục những giới hạn mới.

CĂN HỘ BIỂN “2 TRONG 1” TRONG TỔ HỢP NGHỈ DƯỠNG VẬN HÀNH 24/7 TẠI VÂN ĐỒN

Không chỉ ghi dấu ấn với thiết kế đậm chất nghỉ dưỡng và khả năng vận hành 24/7, Sonasea Sparkling còn sở hữu lợi thế vượt trội về vị trí khi nằm tại trung tâm tổ hợp Sonasea Vân Đồn Harbor City - chỉ cách Hà Nội 2,5 tiếng lái xe, cách sân bay quốc tế Vân Đồn hơn 10 phút di chuyển, 5 phút từ cảng hành khách quốc tế Ao Tiên.

Hạ tầng giao thông đồng bộ giúp Vân Đồn trở thành điểm đến du lịch quanh năm, thu hút dòng khách ổn định, tạo tiền đề cho các căn hộ nghỉ dưỡng khai thác suốt 365 ngày. Chính yếu tố này giúp Sonasea Sparkling là kênh đầu tư bền vững, sinh lời thông minh giữa vùng đất giàu tiềm năng, đáp ứng nhu cầu kép của những khách hàng hiện đại: sống năng động – đầu tư thông minh.

Sonasea Sparkling - Bộ sưu tập giải triacute; tầng khocirc;ng đa chiều.
Sonasea Sparkling - Bộ sưu tập giải trí tầng không đa chiều.

Vị trí trung tâm, thiết kế linh hoạt, tính vận hành cao và khả năng khai thác 24/7 - tất cả tạo nên một Sonasea Sparkling khác biệt: một nơi có thể sống hết mình với hoàng hôn trên biển và tiệc tùng cuối tuần, cũng là nơi có thể làm việc linh hoạt, kinh doanh hiệu quả. Và hơn cả là điểm đến đầu tư đầy cảm hứng, cho hành trình nghỉ dưỡng - sinh lời - trải nghiệm không giới hạn.

Đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đưa sản phẩm ra thị trường, ngày 20/4/2025, tại sự kiện Khai mạc Mùa du lịch hè Vân Đồn 2025 với chủ đề “Chạm sóng bình minh - Khai mở hành trình”, Đơn vị phát triển kinh doanh Trường Phát Hà Nội đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với hai đơn vị phân phối bất động sản uy tín: Công ty Cổ phần Bất động sản BCOMPASS và Tập đoàn Đầu tư bất động sản SGO X.

Với sự đồng hành của hai đối tác có năng lực triển khai mạnh mẽ và kinh nghiệm thị trường vững chắc, Sonasea Sparkling được kỳ vọng sẽ lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước - những người đang tìm kiếm một không gian sống second home quốc tế và đầu tư hiệu quả, vừa mang chất nghỉ dưỡng, vừa linh hoạt kinh doanh.

Lễ kyacute; kết giữa Trường Phaacute;t Hagrave; Nội vagrave; Cocirc;ng ty Cổ phần Bất động sản BCOMPASS
Lễ ký kết giữa Trường Phát Hà Nội và Công ty Cổ phần Bất động sản BCOMPASS
Lễ kyacute; kết giữa Trường Phaacute;t Hagrave; Nội vagrave; Tập đoagrave;n Đầu tư bất động sản SGO X.
Lễ ký kết giữa Trường Phát Hà Nội và Tập đoàn Đầu tư bất động sản SGO X.

Lễ ký kết cũng là lời khẳng định cho cam kết của CEO Group trong việc hiện thực hóa mục tiêu đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế, nơi hội tụ các giá trị sống - nghỉ dưỡng - đầu tư đỉnh cao. Sonasea Sparkling hứa hẹn trở thành “điểm hẹn vàng” cho nhà đầu tư và du khách trong mùa hè 2025.

-Tuấn Sơn

]]>Đề xuất “cởi trói” hơn 8.750 căn hộ cho thuê ngắn ngày, mô hình Airbnb tại TP. Hồ Chí MinhTP. Hồ Ch#237; Minh c#243; 24 t#242;a nh#224; với hơn 8.750 căn hộ chung cư cho thu#234; theo Airbnb; Việc cấm kinh doanh lưu tr#250; ngắn ng#224;y trong chung cư khiến c#225;c chủ sở hữu bị thiệt hại nặng nề, mất nguồn kh#225;ch du lịch c#243; nhu cầu thu#234; ngắn hạn…Thu, 24 Apr 2025 08:58:03 GMT/de-xuat-coi-troi-hon-8-750-can-ho-cho-thue-ngan-ngay-mo-hinh-airbnb-tai-tp-ho-chi-minh.htm/de-xuat-coi-troi-hon-8-750-can-ho-cho-thue-ngan-ngay-mo-hinh-airbnb-tai-tp-ho-chi-minh.htmBất động sảnTP. Hồ Chí Minh có 24 tòa nhà với hơn 8.750 căn hộ chung cư cho thuê theo Airbnb; Việc cấm kinh doanh lưu trú ngắn ngày trong chung cư khiến các chủ sở hữu bị thiệt hại nặng nề, mất nguồn khách du lịch có nhu cầu thuê ngắn hạn…

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định 26/2025/QĐ-UBND ngày 27/2/2025 của UBND TP. Hồ Chí Minh đối với mô hình lưu trú ngắn ngày trong nhà chung cư theo ứng dụng Airbnb. Theo đó, đề xuất này vừa tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, vừa bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và cư dân trong nhà chung cư.

Thống kê của HoREA cho thấy có khoảng 8.740 căn hộ tại 24 chung cư ở TP. Hồ Chí Minh đang cho thuê ngắn hạn qua Airbnb, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Với giá trị đầu tư ước tính lên đến 43.700 tỷ đồng, nhiều chủ căn hộ Airbnb đối mặt áp lực tài chính lớn khi có thể gánh dư nợ tín dụng khoảng 30.590 tỷ đồng, tương đương lãi vay 2.753 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, việc Thành phố áp dụng quy định cấm hoạt động đã gây khó khăn nghiêm trọng. Các chủ căn hộ Airbnb bị mất nguồn thu đột ngột, khó khăn trả lãi vay và nợ gốc, đối mặt nguy cơ bồi thường hợp đồng và buộc phải chuyển sang cho thuê dài hạn nhưng khó tìm khách.

Đồng thời, việc này cũng khiến khoảng 8.740 - 17.480 lao động phục vụ bị mất việc làm. HoREA nhận định, lệnh cấm này còn làm giảm sức cạnh tranh thu hút du lịch của Thành phố so với các địa phương khác không áp dụng, gây tác động không mong muốn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, lý giải Thành phố đã có cách hiểu chưa đúng về quy định này trong Luật Nhà ở 2023. Cụ thể, Luật đã có quy định chủ sở hữu nhà chung cư có quyền cho thuê căn hộ của mình theo hình thức dài hạn (theo tháng, theo năm) hoặc ngắn hạn (theo ngày, theo tuần, qua ứng dụng Airbnb...) thì bản chất người thuê vẫn sử dụng căn hộ đó với mục đích để ở, để lưu trú. Đây là quyền sử dụng nhà ở hợp pháp, không hề vi phạm điều cấm sử dụng căn hộ vào mục đích không phải để ở.

Đồng thời, cách hiểu của Thành phố là chỉ những căn hộ cho thuê dài hạn mới là nhằm mục đích để ở (lưu trú), còn thuê ngắn hạn thì không thuộc phạm vi để ở (lưu trú) là chưa chính xác…

Trên cơ sở này, Hiệp hội HoREA đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh thống nhất cách hiểu về lưu trú và xác định việc cho thuê căn hộ dài hạn hay cho thuê ngắn hạn đều là phục vụ mục đích để ở, không vi phạm Luật Nhà ở 2023 và không nên cấm. Hiệp hội cũng kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung giải thích cụ thể về khái niệm thế nào là sử dụng chung cư vào mục đích để ở và sử dụng chung cư vào mục đích không phải để ở, để các địa phương thuận tiện trong việc thực thi Luật.

“Do đó, thay vì cấm, thành phố nên xem xét mô hình này như một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Hoạt động kinh doanh lưu trú ngắn ngày trong căn hộ chung cư cần được ban hành các quy định pháp luật, các hộ kinh doanh phải đăng ký hoạt động, nộp thuế, tuân thủ tiêu chuẩn về nhà ở, dịch vụ...”, đề xuất của HoREA.

Một số chuyên gia cũng cho rằng nhu cầu thuê căn hộ ngắn ngày tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các quận trung tâm và gần các điểm du lịch, là rất lớn. Mô hình căn hộ Airbnb không chỉ phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước mà còn đáp ứng nhu cầu của khách công tác, thăm thân, khám chữa bệnh,... những người cần một không gian lưu trú linh hoạt, tiện nghi như ở nhà với chi phí hợp lý. Việc quản lý tốt mô hình Airbnb sẽ là loại hình lưu trú thúc đẩy du lịch, mang lại nguồn thu ngân sách cho Thành phố, phát triển du lịch và hài hòa lợi ích cho người sở hữu chung cư.

-Phạm Vinh

]]>Bộ Xây dựng kiểm tra tiến độ dự án nhà ở xã hội tại địa phươngĐể ho#224;n th#224;nh mục ti#234;u về ph#225;t triển nh#224; ở x#227; hội, Bộ X#226;y dựng đề nghị địa phương thường xuy#234;n chỉ đạo, đ#244;n đốc c#225;c chủ đầu tư dự #225;n nh#224; ở x#227; hội đ#227; được cấp ph#233;p, khởi c#244;ng tập trung tối đa nguồn lực cho thi c#244;ng x#226;y dựng, sớm ho#224;n th#224;nh trong năm 2025…Thu, 24 Apr 2025 08:56:46 GMT/bo-xay-dung-kiem-tra-tien-do-du-an-nha-o-xa-hoi-tai-dia-phuong.htm/bo-xay-dung-kiem-tra-tien-do-du-an-nha-o-xa-hoi-tai-dia-phuong.htmBất động sảnĐể hoàn thành mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép, khởi công tập trung tối đa nguồn lực cho thi công xây dựng, sớm hoàn thành trong năm 2025…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cùng Đoàn công tác của Bộ vừa có chuyến làm việc với nhiều địa phương về dự án nhà ở xã hội.

THÚC ĐẨY CÁC DỰ ÁN ĐÃ KHỞI CÔNG 

Tại Hải Dương, Đoàn đã kiểm tra tiến độ của 3 dự án, gồm: Khu chung cư Tạ Quang Bửu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư; Nhà ở xã hội thuộc dự án khu đô thị phía nam Thành phố Hải Dương do Công ty cổ phần Bất động sản Thành Đông làm chủ đầu tư; Nhà ở xã hội tại Khu đô thị Tân Phú Hưng mở rộng do Công ty cổ phần Đầu tư Newland làm chủ đầu tư.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, các dự án không chỉ tạo nguồn quỹ căn hộ cho tỉnh, thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội chung của Chính phủ, mà còn góp phần giúp người dân, nhất là người thu nhập thấp có cơ hội mua được nhà.

Vì vậy, Thứ trưởng Sinh yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh cùng đơn vị liên quan rà soát, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các dự án; rà soát, khẩn trương tham mưu triển khai những dự án phát triển nhà ở xã hội khác trên địa bàn tỉnh.

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn cũng tiến hành khảo sát thực tế ở một số dự án nhà ở xã hội đã khởi công, như: Nhà lưu trú công nhân tại Cụm tiểu thủ công nghiệp (phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức); Nhà ở xã hội thuộc dự án Khu dân cư số 6 (phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức); Nhà ở xã hội tại số 324 đường Lý Thường Kiệt (phường 14, Quận 10).

Sau kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhận định có 2 dự án cơ bản đang hoàn thiện và dự kiến xong trong năm nay. Nếu hai dự án này hoàn thành thì có thể cung ứng khoảng 2.100 căn nhà ở xã hội.

Liên quan đến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Thứ trưởng khẳng định Bộ Xây dựng nhất trí rà soát, tháo gỡ các khó khăn mà Thành phố kiến nghị. Bộ sẽ hướng dẫn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương trình tự thực hiện, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để ưu tiên tối đa cho việc phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Thứ trưởng đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo các sở, ngành để năm 2025 hoàn thành chỉ tiêu và làm động lực cho mục tiêu những năm tiếp theo.

Về chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 của Thủ tướng nêu rõ năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh được giao 2.874 căn. Ngoài ra, địa phương khác, như Hà Nội là 4.670 căn,  Hải Phòng 10.158 căn, Đà Nẵng 1.500 căn, Cần Thơ 1.139 căn, Bắc Giang 5.243 căn, Hà Nam 3.361 căn, Bắc Ninh 10.686 căn, Thanh Hoá 5.249 căn, Khánh Hoà 2.496 căn, Bà Rịa Vũng Tàu 1.919 căn, Đồng Nai 2.608 căn, Bình Dương 8.247 căn, Long An 2.000 căn.

THỰC HIỆN RÀ SOÁT QUỸ ĐẤT 20%

Theo Bộ Xây dựng, Bộ đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các Đoàn công tác do lãnh đạo Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội được giao tại Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, nhằm đảm bảo chất lượng của công tác kiểm tra, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai các nội dung chỉ đạo và nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Thông báo số 120/TB-VPCP ngày 18/3/2025 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép, khởi công tập trung tối đa nguồn lực để thi công xây dựng, sớm hoàn thành trong năm 2025.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền theo quy định, thực hiện các nội dung số (7), (8), (9) điểm a mục 3 phần III tại thông báo số 120/TB-VPCP ngày 18/3/2025 của Văn phòng Chính phủ, cụ thể:

Đối với các dự án đã khởi công xây dựng, phải đôn đốc chủ đầu tư dự án tập trung nguồn lực để thực hiện, quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

Thực hiện rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại và các dự án nhà ở xã hội đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư để yêu cầu các chủ đầu tư phải hoàn thiện các thủ tục để khởi công xây dựng nhà ở xã hội trong năm 2025.

Đối với dự án nhà ở thương mại, khu đô thị được chấp thuận chủ chương bàn giao lại quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho nhà nước sử dụng để giao tổ chức khác đầu tư xây dụng nhà ở xã hội nhưng chưa thực hiện bàn giao thì xem xét điều chỉnh văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đó trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với cam kết phải hoàn thiện các thủ tục để khởi công trong thời hạn 12 tháng.

Khẩn trương hoàn thành thủ tục để chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư đối với quỹ đất nhà ở xã hội đã có trong quy hoạch.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, bao gồm nhà lưu trú công nhân và nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện nghiêm quy định về việc dành quỹ đất làm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và 20% quỹ đất ở trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật.

-Thanh Xuân

]]>Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm Hè 2025: Trải nghiệm "sang-xịn-mịn" chỉ cách Hà Nội một giờ lái xeBạn đang thiết kế một kỳ nghỉ 30/4 thật chill nhưng ngại bay xa? H#227;y thử kh#225;m ph#225; hai thi#234;n đường nghỉ dưỡng chỉ c#225;ch H#224; Nội chưa đến một giờ l#225;i xe - nơi thi#234;n nhi#234;n xanh m#225;t, tiện nghi sang trọng v#224; những trải nghiệm “vạn người m#234;” c#243; thể “chiều l#242;ng” mọi th#224;nh vi#234;n trong gia đ#236;nh bạn...Thu, 24 Apr 2025 08:35:00 GMT/nghi-le-30-4-va-cao-diem-he-2025-trai-nghiem-sang-xin-min-chi-cach-ha-noi-mot-gio-lai-xe.htm/nghi-le-30-4-va-cao-diem-he-2025-trai-nghiem-sang-xin-min-chi-cach-ha-noi-mot-gio-lai-xe.htmBất động sảnBạn đang thiết kế một kỳ nghỉ 30/4 thật chill nhưng ngại bay xa? Hãy thử khám phá hai thiên đường nghỉ dưỡng chỉ cách Hà Nội chưa đến một giờ lái xe - nơi thiên nhiên xanh mát, tiện nghi sang trọng và những trải nghiệm “vạn người mê” có thể “chiều lòng” mọi thành viên trong gia đình bạn...

Dịp nghỉ lễ 30/4 trước mắt và đặc biệt là kỳ nghỉ hè sắp tới thường là dịp để các gia đình đi du lịch và tận hưởng niềm vui bên nhau. Tuy nhiên, với các nhóm nhiều gia đình hoặc đông người, chi phí máy bay sẽ là một rào cản không nhỏ khi có thể chiếm đến một nửa tổng chi phí cả chuyến đi.

Chính vì thế, những năm gần đây, nhiều người có xu hướng lựa chọn các điểm đến có thể di chuyển bằng xe gia đình một cách dễ dàng, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo trải nghiệm.

TRẢI NGHIỆM NGHỈ DƯỠNG “TẤT CẢ TRONG MỘT” TẠI KHÁCH SẠN LEGEND VALLEY

Với chỉ dưới 1 giờ lái xe từ Hà Nội, Hà Nam và Đồ Sơn (Hải Phòng) đang trở thành điểm đến “di chuyển tối thiểu, tận hưởng tối đa” với sự xuất hiện của các quần thể nghỉ dưỡng cao cấp, đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng nhiều trải nghiệm vui chơi giải trí thú vị cho mọi thành viên trong gia đình. Nổi bật là khách sạn Legend Valley (Kim Bảng, Hà Nam) và quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas (Đồ Sơn, Hải Phòng).

Nằm trong khu phức hợp thể thao - du lịch Sân gôn Thiên Đường - Legend Valley Country Club tại Kim Bảng, Hà Nam, khách sạn Legend Valley cung cấp hơn 200 phòng nghỉ sang trọng cùng loạt tiện ích cao cấp nằm ngay trong khuôn viên như nhà hàng ẩm thực Á-Âu, phòng hội nghị có sức chứa hơn 400 khách, quán cà phê, quầy bar, bể bơi…

Tại đây, những người chơi gôn sẽ có cơ hội thỏa mãn đam mê chinh phục trên sân đạt chuẩn thi đấu quốc tế. Trong khi đó, các thành viên trong gia đình có thể thư giãn bên bể bơi, thưởng thức những ly đồ uống mát lạnh, ngắm nhìn khung cảnh xanh tươi và đắm mình trong không khí trong lành của vùng non nước Bát Cảnh Sơn.

Sau những giờ chơi gôn, cả gia đình có thể cùng nhau trải nghiệm các hoạt động ngoài trời thú vị như câu cá, trekking leo núi khám phá đỉnh Bát Cảnh Tiên, hay đi thuyền thiên nga trên hồ Huyền Thoại… và quây quần dùng bữa tại nhà hàng với tầm nhìn tuyệt đẹp.

“Gia đình tôi có con nhỏ và người lớn tuổi, nên một nơi vừa gần, vừa có đầy đủ tiện ích như Legend Valley là lựa chọn hoàn hảo”, chị Hồng Hạnh (Hà Nội) chia sẻ.

Khaacute;ch sạn Legend Valley coacute; nhiều hoạt động trải nghiệm phong phuacute;.
Khách sạn Legend Valley có nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú.

TẬN HƯỞNG MÙA HÈ RỰC RỠ TRONG TIẾNG SÓNG BIỂN TẠI RUBY TREE GOLF VILLAS

Bạn sẽ làm gì trong một sáng hè nắng nhẹ, bên ly cà phê và rặng núi xa xanh? Hay tối muộn, cả nhà quây quần quanh bếp nướng BBQ? Là cái tên mới xuất hiện trên bản đồ lưu trú tại Đồ Sơn, Hải Phòng, quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas đem lại những trải nghiệm khác biệt dịp nghỉ lễ 30/4 và mùa hè này.

Mỗi căn biệt thự tại đây đều được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, với tiện ích sang trọng và dịch vụ quản gia 24/7 Private Care. Đồng thời, số lượng phòng và chính sách cho thuê linh hoạt khiến Ruby Tree Golf Villas phù hợp cho nhiều nhóm khách khác nhau, nhất là các nhóm gồm nhiều gia đình hay nhóm bạn đông thành viên.

“Chúng tôi nhận thấy số lượng gia đình 3 thế hệ đặt biệt thự tăng mạnh trong các dịp nghỉ, vì họ cần không gian riêng tư nhưng vẫn gần gũi để gắn kết, và Ruby Tree Golf Villas đáp ứng đúng nhu cầu ấy”, đại diện Ruby Tree Golf Villas chia sẻ.

Khocirc;ng gian biệt thự được thiết kế theo phong caacute;ch hiện đại, sang trọng.
Không gian biệt thự được thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng.

Nghỉ tại Ruby Tree Golf Villas, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm sân golf 18 hố tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, dù thuộc lứa tuổi nào, du khách cũng sẽ tìm được hoạt động ngoài trời phù hợp, từ tận hưởng bể bơi riêng của biệt thự tới dong buồm dạo chơi, câu cá trên biển hồ rộng 4,5 ha, hay thử sức với nhiều môn thể thao khác như chèo thuyền kayak, đá bóng, pickleball, tennis… Cuối ngày, cả gia đình có thể cùng nướng BBQ dưới bầu trời sao, trong tiếng sóng biển rì rào.

Ruby Tree Golf Villas cho du khaacute;ch trải nghiệm dong buồm lecirc;nh đecirc;nh trecirc;n biển hồ cugrave;ng nhiều mocirc;n thể thao trecirc;n nước thuacute; vị khaacute;c.
Ruby Tree Golf Villas cho du khách trải nghiệm dong buồm lênh đênh trên biển hồ cùng nhiều môn thể thao trên nước thú vị khác.

Chỉ cần chưa đầy một giờ lái xe từ Hà Nội, bạn đã có thể mở cánh cửa đến những ngày nghỉ đáng nhớ với những khoảnh khắc sum vầy. “Lên rừng” với Legend Valley Hà Nam hay “xuống biển” với Ruby Tree Golf Villas Đồ Sơn hoặc cả hai là lựa chọn của bạn, và kỳ nghỉ lễ cùng mùa hè tuyệt vời chắc chắn sẽ bắt đầu từ chính hành trình đó.

-Thu Hà

]]>Đảm bảo tiến độ khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trước cuối năm 2026Ch#237;nh phủ y#234;u cầu c#225;c bộ, ng#224;nh, địa phương khẩn trương ho#224;n thiện thể chế, tổ chức triển khai đồng bộ c#225;c nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ khởi c#244;ng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước ng#224;y 31/12/2026...Thu, 24 Apr 2025 08:35:00 GMT/dam-bao-tien-do-khoi-cong-xay-dung-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-truoc-cuoi-nam-2026.htm/dam-bao-tien-do-khoi-cong-xay-dung-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-truoc-cuoi-nam-2026.htmĐầu tưChính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện thể chế, tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026...

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Theo đó, yêu cầu đặt ra là bám sát chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội phê duyệt để tổ chức triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với tổng chiều dài khoảng 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

KHẨN TRƯỞNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam; Dự án được Quốc hội cho phép áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai thực hiện. Để việc tổ chức thực hiện Dự án đáp ứng chất lượng, tiến độ yêu cầu, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Cụ thể, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền để triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt của Dự án được Quốc hội cho phép áp dụng tại Điều 3 Nghị quyết số 172/2024/QH15.

Trong đó, ban hành các Nghị định của Chính phủ quy định về thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED), hợp đồng EPC (chủ đầu tư, nhà thầu/tổng thầu EPC, tư vấn giám sát, …); quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt tốc độ cao; tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp thực hiện dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt; phát triển khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đường sắt; tạm sử dụng và hoàn trả rừng phục vụ thi công dự án.

Đồng thời, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Kế hoạch, sẽ xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt đến năm 2035, tầm nhìn 2045, trình Thủ tướng phê duyệt, làm rõ thực trạng, mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình phát triển các lĩnh vực như xây dựng, phương tiện, vật tư chuyên ngành, điện động lực, tín hiệu, công nghiệp phụ trợ.

Cùng với đó, xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực đường sắt, trình Thủ tướng phê duyệt, xác định rõ nhu cầu đào tạo của các cơ quan, đơn vị tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì đường sắt tốc độ cao. Đồng thời, kiện toàn Ban Quản lý dự án chuyên ngành và tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để tham gia toàn diện từ giai đoạn chuẩn bị đến khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác.

KHỞI CÔNG XÂY DỰNG TRƯỚC NGÀY 31/12/2026

Về triển khai thực hiện Dự án, Nghị quyết nêu rõ: Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Dự án và tổ chức triển khai đáp ứng tiến độ yêu cầu. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương và thời gian hoàn thành các công việc liên quan được thực hiện theo Phụ lục I của Nghị quyết này.

Theo đó, tiến độ tổng thể dự kiến thực hiện các công việc của Dự án theo Phụ lục II của Nghị quyết này, trong đó các mốc tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ, công việc chính cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 8 năm 2026.

Thứ hai, Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trong tháng 9 năm 2026.

Thứ ba, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi Dự án, cơ bản hoàn thành trước tháng 12 năm 2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.

Thứ tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trước ngày 31 tháng 12 năm 2026;

Thứ năm, triển khai thi công xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, cơ bản hoàn thành Dự án đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2035 theo Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội.

Về mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) tại các ga đường sắt tốc độ cao, căn cứ phương án vị trí ga đường sắt tốc độ cao trên địa bàn, Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (nếu cần) để triển khai dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD.

Đồng thời, lập và phê duyệt dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD; bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện bồi thường, tái định cư, tạo quỹ đất đấu giá. Việc đấu giá quỹ đất được thực hiện theo quy định nhằm phát triển đô thị và tạo nguồn thu cho địa phương, Trung ương tái đầu tư.

Theo Nghị quyết số 106/NQ-CP, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch triển khai Dự án của Chính phủ, định kỳ hằng quý và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia để có các biện pháp, giải pháp cần thiết bảo đảm quá trình thực hiện Dự án đồng bộ và có hiệu quả.

-Thanh Thủy

]]>Sắp tổ chức phiên đấu giá bất động sản lớn nhất tại Thanh Hóa từ trước tới nayThanh H#243;a ch#237;nh thức ph#234; duyệt gi#225; khởi điểm gần 650 tỷ đồng cho hơn 55.000 m2 đất thuộc dự #225;n khu d#226;n cư ph#237;a Đ#244;ng trung t#226;m h#224;nh ch#237;nh TP. Sầm Sơn...Thu, 24 Apr 2025 06:58:33 GMT/sap-to-chuc-phien-dau-gia-bat-dong-san-lon-nhat-tai-thanh-hoa-tu-truoc-toi-nay.htm/sap-to-chuc-phien-dau-gia-bat-dong-san-lon-nhat-tai-thanh-hoa-tu-truoc-toi-nay.htmBất động sảnThanh Hóa chính thức phê duyệt giá khởi điểm gần 650 tỷ đồng cho hơn 55.000 m2 đất thuộc dự án khu dân cư phía Đông trung tâm hành chính TP. Sầm Sơn...

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định 1204/QĐ-UBND ngày 22/4/2025, chính thức phê duyệt giá khởi điểm gần 650 tỷ đồng cho hơn 55.000 m2 đất thuộc dự án khu dân cư phía Đông trung tâm hành chính TP. Sầm Sơn. Đây là phiên đấu giá có giá khởi điểm cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

Theo Quyết định trên, khu đất tổ chức đấu giá quyền sử dụng nằm trên địa bàn ba phường Quảng Châu, Quảng Thọ và Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn. Tổng diện tích khu đất là 115.124,6 m2. Trong đó, diện tích đưa ra đấu giá là 55.219,4 m2, bao gồm 15.069,5 m2 đất xây dựng biệt thự (dự kiến 48 căn) và 40.149,9 m2 đất ở liền kề (dự kiến xây 340 căn).

Phần còn lại, 59.896,8 m2 không đưa ra đấu giá, sẽ dành để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như: nhà văn hóa, bãi đỗ xe, đất giao thông, cây xanh và các hạng mục phục vụ cộng đồng. Sau khi hoàn thiện, các hạng mục này sẽ được bàn giao cho địa phương quản lý.

Giá khởi điểm cho 55.219,4 m2 đất ở tại đô thị là 649.399.272.030 đồng, tương đương khoảng 11,76 triệu đồng/m2. Đây là mức giá khởi điểm cao nhất từ trước đến nay trong các phiên đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày giao đất. Việc giao đất được thực hiện theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, người mua nhà sẽ được sử dụng ổn định, lâu dài.

Nhà đầu tư trúng đấu giá có trách nhiệm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đã được duyệt và bàn giao lại cho địa phương quản lý mà không được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính. Nếu có điều chỉnh về chỉ tiêu quy hoạch hoặc mục đích sử dụng đất sau khi trúng đấu giá, phần chênh lệch về nghĩa vụ tài chính sẽ được xác định lại tại thời điểm có phê duyệt điều chỉnh.

Đơn vị thẩm định giá là Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Giám định Tiên Phong, có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác, minh bạch, đúng pháp luật trong toàn bộ quá trình thẩm định. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu phương án giá đất, phối hợp cùng các đơn vị liên quan như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Chi cục Thuế khu vực X và UBND TP. Sầm Sơn trong tổ chức thực hiện.

UBND TP. Sầm Sơn có trách nhiệm công khai, minh bạch toàn bộ quy trình tổ chức đấu giá, giám sát thực hiện và kịp thời báo cáo nếu phát sinh thay đổi. Công an tỉnh Thanh Hóa đảm nhiệm vai trò đảm bảo an ninh trật tự, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Thanh Hóa cũng từng diễn ra những kỷ lục đấu giá trong quá khứ. Điển hình là cuộc đấu giá mặt bằng 3241 với giá khởi điểm hơn 400 tỷ đồng nhưng kết quả đạt trên 1.000 tỷ đồng, hay khu đất thương mại 10 ha tại khu đô thị Nam thành phố với giá khởi điểm trên 450 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên đấu giá lựa chọn nhà đầu tư khu dân cư phía Đông công sở thành phố Sầm Sơn là phiên đấu giá có giá trị khởi điểm cao nhất từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản mới chính thức có hiệu lực, đánh dấu sự thay đổi trong phương thức đấu giá tại Thanh Hóa. TP. Thanh Hóa và TP. Sầm Sơn không còn áp dụng hình thức phân lô bán nền trực tiếp mà chuyển sang đấu giá lựa chọn nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh và khả năng triển khai dự án đúng tiến độ sẽ có cơ hội hiện thực hóa những tiềm năng từ quỹ đất đắc địa này. Phiên đấu giá sẽ được triển khai trong năm 2025, hứa hẹn là một trong những sự kiện đáng chú ý của thị trường bất động sản địa phương.

-Thiên Anh

]]>TP. Hồ Chí Minh đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án giao thông trọng điểmUBND TP. Hồ Ch#237; Minh vừa c#243; chỉ đạo về chuẩn bị thực hiện c#244;ng t#225;c bồi thường, hỗ trợ, t#225;i định cư của c#225;c dự #225;n giao th#244;ng trọng điểm,#160;đặc biệt l#224; Dự #225;n V#224;nh đai 4 TP. Hồ Ch#237; Minh v#224; 4 dự #225;n BOT giao th#244;ng đường bộ hiện hữu...Thu, 24 Apr 2025 06:56:16 GMT/tp-ho-chi-minh-day-nhanh-cong-tac-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-cac-du-an-giao-thong-trong-diem.htm/tp-ho-chi-minh-day-nhanh-cong-tac-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-cac-du-an-giao-thong-trong-diem.htmBất động sảnUBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về chuẩn bị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là Dự án Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh và 4 dự án BOT giao thông đường bộ hiện hữu...

Ngày 22/4, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường đã ký ban hành văn bản số 2769/UBND-ĐT chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan khẩn trương triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, đặc biệt là Dự án Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh và 4 dự án BOT giao thông đường bộ hiện hữu theo Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội.

Theo đó, đối với dự án đường Vành đai 4, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Xây dựng xem xét nội dung đề xuất của UBND huyện Nhà Bè về sử dụng một phần quỹ nền tái định cư còn lại phục vụ tái định cư dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn huyện theo đề xuất tại Công văn số 518/UBND-KTHTĐT ngày 12/3/2025 của UBND huyện Nhà Bè; báo cáo đề xuất trình UBND Thành phố.

Đồng thời giao UBND huyện Củ Chi khẩn trương thực hiện nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 24/1/2025 của UBND TP.

Đối với 4 dự án BOT giao thông hiện hữu gồm: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An); Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh) và dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) giao Sở Tài chính phối hợp Sở Giao thông công chánh, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện có liên quan chuẩn bị đủ vốn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.

Sở Giao thông Công chánh được giao trách nhiệm khẩn trương bàn giao mốc giới các dự án đã được phê duyệt cho các địa phương để làm cơ sở triển khai giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó, các địa phương tiến hành rà soát quy hoạch, xác định các trường hợp thu hồi đất, nhu cầu tái định cư, quỹ nền/căn hộ hiện có và đề xuất bổ sung khi cần thiết.

UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện có liên quan trên cơ sở ranh mốc giới dự án được cung cấp rà soát cụ thể, xác định các trường hợp có thu hồi đất, các trường hợp cần bố trí quỹ nền, căn hộ tái định cư. Rà soát quỹ nền, căn hộ bố trí tái định cư trên địa bàn TP Thủ Đức và các quận, huyện; có văn bản báo cáo cụ thể, đề xuất UBND TP. Hồ Chí Minh về việc sử dụng quỹ nền, quỹ căn hộ phục vụ tái định cư các dự án.

Trường hợp không đủ quỹ nền đất, quỹ căn hộ bố trí, UBND các địa phương có văn bản đề xuất các cơ quan chuyên ngành (Sở Tài chính, Sở Xây dựng…) phối hợp thực hiện nhiệm vụ xin chủ trương tổ chức lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng; hoặc rà soát, đề xuất phân bổ quỹ căn hộ bố trí tái định cư.

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các địa phương chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, tiếp nhận ý kiến người dân trước khi ra thông báo thu hồi đất, đảm bảo công khai, minh bạch và đồng thuận xã hội.

Chỉ đạo này được xem là bước chuẩn bị quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông chiến lược, tạo đột phá về hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

-Quốc Khánh

]]>Vlasta - Thuỷ Nguyên: Điểm sáng đầu tư đến từ tam giác kinh tế Bắc BộKhi quỹ đất H#224; Nội ng#224;y c#224;ng khan hiếm, Thủy Nguy#234;n (Hải Ph#242;ng) nổi l#234;n như điểm đến đầu tư hấp dẫn trong tam gi#225;c kinh tế H#224; Nội - Hải Ph#242;ng - Quảng Ninh, mang tiềm năng tăng trưởng vượt trội...Thu, 24 Apr 2025 06:40:00 GMT/vlasta-thuy-nguyen-diem-sang-dau-tu-den-tu-tam-giac-kinh-te-bac-bo.htm/vlasta-thuy-nguyen-diem-sang-dau-tu-den-tu-tam-giac-kinh-te-bac-bo.htmBất động sảnKhi quỹ đất Hà Nội ngày càng khan hiếm, Thủy Nguyên (Hải Phòng) nổi lên như điểm đến đầu tư hấp dẫn trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, mang tiềm năng tăng trưởng vượt trội...

Tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hiện đóng góp hơn 19% GDP cả nước và thu hút trên 26% vốn FDI đăng ký mới trong năm 2024. Ba địa phương này tạo nên khu vực phát triển năng động với tiềm năng tăng trưởng vượt trội, nhờ vào kết nối ngày càng chặt chẽ về hạ tầng và chính sách phát triển đồng bộ.

Nằm ở vị trí giao thoa chiến lược, Thủy Nguyên được hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng phát triển này. Với vai trò là trung tâm hành chính mới của Hải Phòng, khu vực này đang trở thành điểm kết nối quan trọng giữa các trung tâm kinh tế lớn phía Bắc.

Đặc biệt, theo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng mới đang được Chính phủ xây dựng, nhiều chuyên gia nhận định Thủy Nguyên sẽ trở thành lõi trung tâm khi có kế hoạch hợp nhất tỉnh Hải Dương và Hải Phòng trong tương lai gần. Điều này sẽ tạo ra một không gian phát triển mới, với Thủy Nguyên là đầu mối kết nối chính giữa các vùng kinh tế trọng điểm.

HẠ TẦNG GIAO THÔNG - CHÌA KHÓA THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Hệ thống giao thông bài bản là động lực chính cho sức hút của Thủy Nguyên. Cầu Hoàng Văn Thụ đã thông xe, cầu Nguyễn Trãi đã khởi công, hứa hẹn rút ngắn thời gian từ trung tâm Hải Phòng đến Thủy Nguyên còn 10 phút. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng giúp di chuyển từ Thủ đô đến Thủy Nguyên chỉ khoảng 1 giờ 30 phút.

Phường Thủy Đường, trung tâm Thủy Nguyên, hưởng lợi từ vị trí trên đường 359C, gần trung tâm hành chính huyện. Bao quanh bởi Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 359, cư dân dễ dàng kết nối đến các “cứ điểm” kinh tế - chính trị như Trung tâm hành chính - chính trị mới Hải Phòng, bến xe phía Bắc, khu công nghiệp VSIP Hải Phòng, thị xã Quảng Yên (qua cầu Bến Rừng), và thành phố Uông Bí, Quảng Ninh (qua cầu Đá Bạch).

Cầu Hoagrave;ng Văn Thụ giuacute;p tăng tiacute;nh kết nối giữa trung tacirc;m Hải Phograve;ng tới thagrave;nh phố trung tacirc;m mới Thủy Nguyecirc;n. Ảnh: Biacute;ch Ngọc.
Cầu Hoàng Văn Thụ giúp tăng tính kết nối giữa trung tâm Hải Phòng tới thành phố trung tâm mới Thủy Nguyên. Ảnh: Bích Ngọc.

Thủy Nguyên mang đến cơ hội hiếm có cho nhà đầu tư Hà Nội, với giá bất động sản hợp lý hơn nội đô và tiềm năng tăng giá vượt trội. Nhà đầu tư Hải Phòng và Hải Dương cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nhờ thời gian di chuyển từ Hải Dương đến Thủy Nguyên chỉ 40-50 phút. Khu vực giáp ranh Thủy Nguyên - Hải Dương được dự báo sẽ trở thành điểm nóng đầu tư trong 1-2 năm tới.

Phường Thủy Đường nổi bật với tốc độ đô thị hóa nhanh. Trong đó, Vlasta - Thủy Nguyên trở thành tâm điểm nhờ trục thương mại sầm uất dài hơn 1km và quảng trường nghệ thuật Ngân Hà với công nghệ LED hiện đại.

Chị Linh, một nhà đầu tư Hà Nội, chia sẻ: “Thủy Nguyên hiện nay giống Trung Hòa, Mỹ Đình hay Nam Từ Liêm 15 năm trước. Nhiều người từng e ngại khoảng cách, nhưng sau thời gian ngắn, giá bất động sản tăng gấp nhiều lần. Vlasta - Thuỷ Nguyên có vị trí trung tâm và quy hoạch bài bản, tương tự các dự án lớn thời kỳ đầu.”

Vlasta - Thuỷ Nguyecirc;n nằm tại vị triacute; trung tacirc;m của Thuỷ Nguyecirc;n.
Vlasta - Thuỷ Nguyên nằm tại vị trí trung tâm của Thuỷ Nguyên.

VLASTA - THỦY NGUYÊN: KIẾN TẠO CHUẨN SỐNG NĂNG ĐỘNG

Vlasta - Thủy Nguyên không chỉ là dự án bất động sản mà là “thành phố trung tâm” mới. Tọa lạc tại trung tâm Thủy Đường, dự án thừa hưởng hạ tầng dân sinh sẵn có và tiếp cận hơn 30.000 cư dân Thủy Đường và Hòa Bình. Lợi thế này giúp Vlasta - Thuỷ Nguyên vượt qua thách thức lấp đầy dân cư, với tiềm năng đạt 85% không gian thương mại ngay giai đoạn đầu vận hành.

Quảng trường Aacute;nh saacute;ng Ngacirc;n Hagrave; - Điểm nhấn trung tacirc;m mới tại Thuỷ Nguyecirc;n.
Quảng trường Ánh sáng Ngân Hà - Điểm nhấn trung tâm mới tại Thuỷ Nguyên.

Với khái niệm "Thành phố Trung tâm - Cuộc sống Năng lượng", Vlasta - Thủy Nguyên nổi bật với nghệ thuật ứng dụng lightscape độc đáo, biến dự án thành một "Thành phố Ánh Sáng" sôi động về đêm. Quảng trường Ánh sáng Ngân Hà với công nghệ LED hiện đại tạo nên điểm nhấn thị giác ấn tượng, đồng thời kích hoạt không gian thương mại sầm uất suốt ngày đêm - một mô hình chưa từng có tại Thủy Nguyên.

Thủy Nguyên đang dần khẳng định vị thế là tâm điểm mới của tam giác vàng kinh tế Bắc Bộ, và Vlasta - Thủy Nguyên chính là biểu tượng của sự chuyển mình này. Đây là thời điểm lý tưởng để đầu tư, khi các yếu tố thuận lợi hội tụ và giá cả vẫn còn hợp lý.

-Tuấn Sơn

]]>Hành trình phát triển của thị trường bất động sản Việt NamTrong 30 năm h#236;nh th#224;nh v#224; ph#225;t triển, thị trường bất động sản Việt Nam đ#227; trải qua c#225;c giai đoạn khởi đầu từ 1995-2005; giai đoạn tăng trưởng nhanh v#224; biến động 2006 – 2015; giai đoạn ổn định, đối mặt với những th#225;ch thức chưa từng c#243; 2016 – 2025…Thu, 24 Apr 2025 04:20:30 GMT/hanh-trinh-phat-trien-cua-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam.htm/hanh-trinh-phat-trien-cua-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam.htmBất động sảnTrong 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khởi đầu từ 1995-2005; giai đoạn tăng trưởng nhanh và biến động 2006 – 2015; giai đoạn ổn định, đối mặt với những thách thức chưa từng có 2016 – 2025…

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của thị trường, ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc, Savills Việt Nam, nhận định bất động sản Việt Nam đã trải qua một hành trình chuyển mình mạnh mẽ và không ngừng hoàn thiện, sàng lọc để hướng tới sự bền vững.

1995 – 2005, giai đoạn khởi đầu: vào những năm 1990, đất nước đang trong quá trình dịch chuyển từ nền kinh tế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Năm 1995 đánh dấu cột mốc đặc biệt quan trọng, khi cùng lúc Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và gia nhập Cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN). Những sự kiện này đã đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa giao thương, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường sâu rộng hơn và nâng cao trình độ tương ứng với chuyên môn quốc tế.

Song song với quá trình hội nhập là những cải cách pháp lý, nhất là Luật Đất đai 1993, cho phép cá nhân và tổ chức doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số điều kiện nhất định, tạo ra nền tảng pháp lý cho sự hình thành của thị trường bất động sản và phát triển đô thị hiện đại. Trong giai đoạn này, các cải cách về kinh tế và pháp luật đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về đất đai, dẫn đến sự gia tăng đáng kể của giá trị bất động sản. 

2006 – 2015, giai đoạn tăng trưởng nhanh và biến động: Từ năm 2006 - 2008 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế khi quốc gia chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 

Tăng trưởng vốn đầu tư và quá trình công nghiệp hóa gia tăng mạnh mẽ đã thúc đẩy nhu cầu lớn về dịch vụ bất động sản. Năm 2008, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản đạt mức kỷ lục 23,6 tỷ USD. Thị trường ghi nhận hoạt động sôi nổi từ chủ đầu tư trong việc triển khai dự án nhằm đáp ứng nhu cầu về văn phòng, nhà ở và công trình dịch vụ lưu trú. 

Tuy nhiên, vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra những tác động đáng kể. Thị trường bất động sản trong thời gian đó rơi vào tình trạng thanh khoản cạn kiệt, điều kiện tín dụng bị thắt chặt và nhiều dự án bị đình trệ hoặc ngừng triển khai. Thị trường rơi vào giai đoạn suy giảm nghiêm trọng, buộc các khối cơ quan quản lý và tổ chức tư nhân phải rà soát lại chiến lược phát triển, cơ cấu danh mục đầu tư cũng như các ưu tiên dài hạn. 

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành một loạt cải cách pháp lý then chốt, bao gồm những sửa đổi về Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (2013).

Các bộ luật này góp phần bảo vệ quyền lợi người mua, làm rõ những quy định liên quan đến quyền sử dụng đất, siết chặt quy định đối với chủ đầu tư, đồng thời cho phép cá nhân nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Thông qua việc nâng cao tính minh bạch và chuyên nghiệp trong thị trường, Chính phủ đã góp phần khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.

Những cải cách này giữ vai trò quan trọng, khi vừa hạn chế đầu cơ, vừa thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư dài hạn, từ đó tạo điều kiện để thị trường bất động sản phục hồi, điều tiết và phát triển bền vững.

2016 – 2025, giai đoạn ổn định, đối mặt với những thách thức chưa từng có: Từ năm 2016 - 2025, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt từ 6-7% mỗi năm. Dân số trẻ, thu nhập trên đầu người được cải thiện và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch bất động sản với hầu hết các phân khúc.

Trong bối cảnh đó, thị trường nhà ở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận tốc độ phát triển vượt bậc. Riêng năm 2018, nguồn cung căn hộ mới ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 39.000 căn, tăng 33% so với năm trước. Tại thị trường Hà Nội, 2019 là thời điểm sôi động nhất với 44.000 giao dịch nhà ở. Giai đoạn 2016-2024, Hà Nội tiếp tục đón nhận khoảng 230.000 căn nhà ở mới, trong đó, căn hộ chiếm khoảng 90% nguồn cung. 

Ngoài ra, phân khúc bất động sản thương mại đồng thời tăng trưởng rất nhanh. Tại Hà Nội, tổng nguồn cung văn phòng tăng từ 1 triệu m2 trong năm 2016 lên hơn 2,33 triệu m2 vào cuối năm 2024. Tương tự, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận sự gia tăng với nguồn cung văn phòng tăng từ 1,8 triệu lên 2,8 triệu m2 trong cùng giai đoạn.

Phân khúc bán lẻ cũng có bước chuyển mình rõ nét. Giai đoạn này, diện tích bán lẻ tại Hà Nội tăng từ 1,1 triệu m2 lên 1,8 triệu m2; Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 1 triệu m2 lên 1,6 triệu m2.

Song sự biến động do đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn quá trình phát triển của thị trường. Nhiều dự án bị trì hoãn, đứt gãy chuỗi cung ứng và hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, chính sách kiểm soát tín dụng chặt chẽ và quy trình rà soát pháp lý nghiêm ngặt càng tạo thêm áp lực lên chủ đầu tư. Tiếp đó, giai đoạn hậu đại dịch lại đặt ra nhiều thách thức khác như: lệch pha cung - cầu, thiếu hụt nhà ở giá rẻ, chính sách tín dụng thắt chặt, giá bất động sản cao và thiếu minh bạch về pháp lý đã tác động đến tâm lý thị trường.

Tầm nhìn tương lai, dẫn lối bằng tư duy đổi mới: Báo cáo thị trường quý 1/2025 của Savills vừa qua cho thấy những tiến triển tích cực của hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 tháng đầu năm 2025.

Tại Hà Nội, tổng số lượng căn hộ bán được đạt 7.914 căn, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc văn phòng ghi nhận mức hấp thụ tích cực với tỷ lệ lấp đầy đạt 82%; phân khúc bán lẻ cũng duy trì sự sôi động với tỷ lệ lấp đầy 86%, nhờ sự mở rộng của chuỗi cửa hàng tiện lợi và các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm.

Tại TP.HCM, giá thuê văn phòng hạng A tăng lên 833.000 đồng/m2/tháng với tỷ lệ lấp đầy đạt 88%. Phân khúc bán lẻ duy trì vị thế vững chắc với tỷ lệ lấp đầy ở mức 94%. Nguồn cung căn hộ mới vẫn còn hạn chế, song được kỳ vọng sẽ cải thiện vào thời gian tới nhờ các chính sách quy hoạch và khung pháp lý được điều chỉnh theo hướng thúc đẩy phát triển dự án. 

Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được thúc đẩy bởi những cải cách hành chính và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi từ tháng 8/2024 đã góp phần rút ngắn quy trình phê duyệt và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. 

Các dự án hạ tầng có quy mô lớn như sân bay quốc tế Long Thành, hệ thống đường bộ cao tốc hay tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ mở rộng khả năng kết nối giao thông giữa các vùng và khu vực hành lang mới để phát triển thêm nhiều dự án. 

Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc đơn vị hành chính với quy định sáp nhập tỉnh được kỳ vọng có thể nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, giảm chi phí hành chính và đơn giản hóa quy trình đầu tư. Đối với lĩnh vực bất động sản, các khu vực hành chính mở rộng sẽ cho phép quy hoạch đồng bộ, nâng cấp hạ tầng và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, từ đó thúc đẩy các dự án quy mô lớn, gia tăng giá trị đất và hỗ trợ phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn.

Đồng thời, xu hướng mới như đô thị thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nền tảng công nghệ bất động sản và phát triển bền vững đang dần định hình thị trường. Nhà ở giá hợp lý cũng là một định hướng trọng tâm, với sự hỗ trợ từ cơ chế thúc đẩy hợp tác công - tư và sự tăng cường phát triển toàn diện. 

-Thanh Xuân

]]>Đồng Nai phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu công nghiệp Long Đức 3 tại huyện Long ThànhNg#224;y 23/4, UBND tỉnh Đồng Nai đ#227; c#243; quyết định ph#234; duyệt nhiệm vụ quy hoạch ph#226;n khu x#226;y dựng tỉ lệ 1/2.000 khu c#244;ng nghiệp Long Đức 3 tại x#227; Long Đức v#224; x#227; Lộc An, huyện Long Th#224;nh…Thu, 24 Apr 2025 04:18:32 GMT/dong-nai-phe-duyet-nhiem-vu-quy-hoach-khu-cong-nghiep-long-duc-3-tai-huyen-long-thanh.htm/dong-nai-phe-duyet-nhiem-vu-quy-hoach-khu-cong-nghiep-long-duc-3-tai-huyen-long-thanh.htmBất động sảnNgày 23/4, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Long Đức 3 tại xã Long Đức và xã Lộc An, huyện Long Thành…

Theo quyết định này, Khu công nghiệp Long Đức 3 có diện tích lập quy hoạch hơn 244 hécta. Đây là khu công nghiệp hiện đại, chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tích hợp năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Khu công nghiệp Long Đức 3 là khu công nghiệp đa ngành hướng đến mô hình khu công nghiệp sinh thái, tập trung thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, ưu tiên các loại hình công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.

Việc lập quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Long Đức 3 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, phân bổ hợp lý các khu chức năng, quy hoạch hệ thống giao thông nội bộ, cấp thoát nước, cung cấp điện… Từ đó, làm cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, lựa chọn, thu hút đầu tư, làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai quản lý quy hoạch, thu hút đầu tư, xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Trước đó tháng 7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Long Đức 3.

Được biết, Khu công nghiệp Long Đức 3 có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 270 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày 14/7/2023, tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Với số vốn đầu tư lớn, dự án các khu công nghiệp này dự kiến sẽ đóng góp lớn vào sự phát triển của tỉnh Đồng Nai.

Tại Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X (tháng 2/2025) HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết về nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Long Đức 3.

-Hồng Minh

]]>Huế có thêm dự án gần 800 căn hộ dành cho công nhânĐ#226;y l#224; dự #225;n nh#224; ở x#227; hội c#243; tổng mức đầu tư gần 580 tỷ đồng, được thực hiện tại Khu kinh tế Ch#226;n M#226;y - Lăng C#244;. Khi ho#224;n th#224;nh, dự #225;n sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng hơn 2.000 người.Thu, 24 Apr 2025 02:50:17 GMT/hue-co-them-du-an-gan-800-can-ho-danh-cho-cong-nhan.htm/hue-co-them-du-an-gan-800-can-ho-danh-cho-cong-nhan.htmDoanh nghiệpĐây là dự án nhà ở xã hội có tổng mức đầu tư gần 580 tỷ đồng, được thực hiện tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng hơn 2.000 người.

Ban Quản lý Khu kinh tế - công nghiệp thành phố Huế vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị Chân Mây, thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc, thành phố Huế.

Dự án sẽ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động và cải thiện hạ tầng xã hội tại khu vực này trong thời gian tới.

Theo đó, dự án có tổng quy mô gần 18.800m2, với kế hoạch xây dựng 898 căn hộ. Trong đó, 780 căn hộ sẽ là nhà ở xã hội dành cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023, đặc biệt là công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp.

Ngoài ra, 118 căn hộ còn lại sẽ thuộc phân khúc nhà ở thương mại, đa dạng hóa sự lựa chọn cho người dân.

Khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng hơn 2.000 người, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhà ở tại khu vực Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Tổng vốn đầu tư của dự án này lên tới gần 580 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ phải hoàn thành trong thời gian không quá 24 tháng kể từ ngày được giao hoặc cho thuê đất.

Nguồn vốn triển khai chủ yếu do nhà đầu tư huy động, trong đó phần vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư sẽ chiếm ít nhất 20%.

Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc lựa chọn nhà đầu tư, dự án sẽ tiến hành đấu thầu rộng rãi theo đúng quy định pháp luật.

Trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ điều kiện theo hồ sơ mời thầu, quy trình xét duyệt sẽ tiếp tục được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn được đặt ra.

Thời điểm tháng 3 vừa qua, tại thành phố Huế nhiều dự án nhà ở xã hội đã được triển khai xây dựng, như công trình khối nhà XH1, XH4 thuộc Dự án Khu nhà ở xã hội - Chung cư cao tầng OXH1 - Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2 tại Khu B - Đô thị mới An Vân Dương.

Dự án có tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% thuộc Dự án Khu Phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2, gồm 2 khối chung cư xã hội cao tầng OXH1 với tổng số 723 căn hộ và khối chung cư xã hội thấp tầng OXH2 với 361 căn hộ.

Tiếp đến là dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị mới An Vân Dương, với tổng mức đầu tư 842 tỷ đồng. Dự án này tại khu đất XH1 với diện tích sử dụng đất gần 32.000 m2, tổng diện tích sàn là 66.660m2.

Quy mô dự án gồm 9 tầng, bao gồm 720 căn hộ nhà ở xã hội và 47 căn nhà liền kề thương mại, dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong vòng 60 tháng kể từ ngày giao đất (ngày 21/3/2025).

Để triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” theo quyết định Chính phủ, UBND thành phố Huế đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ hoàn thành đạt khoảng 7.700 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 3.100 căn và giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 4.600 căn. Riêng trong năm 2025 đầu tư xây dựng 1.200 căn hộ.

Theo Sở Xây dựng thành phố Huế, để thực hiện đề án trên, Huế cần hơn 12.600 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Tuy nhiên, hiện khó khăn nhất hiện nay là điều kiện để được bán nhà ở hình thành trong tương lai thì dự án đó chưa được thế chấp hoặc đã được giải chấp (nếu có thế chấp).

Dù vậy, hiện pháp luật chưa quy định cụ thể yêu cầu, hồ sơ để đáp ứng điều kiện chưa thế chấp hoặc đã giải chấp khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bán nhà ở hình thành trong tương lai. Việc thẩm định giá bán nhà ở xã hội chưa quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thẩm định cũng gây khó khăn và rủi ro cho đơn vị quản lý.

Song song, những quy định trong việc tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cũng khiến các dự án nhà ở xã hội gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

UBND thành phố Huế đã đề xuất Bộ Xây dựng một số nội dung như quy định cụ thể yêu cầu, hồ sơ để đáp ứng điều kiện chưa thế chấp hoặc đã giải chấp để làm cơ sở xác định đáp ứng điều kiện này khi xác định đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai cho chủ đầu tư.

Quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước chỉ thẩm định nội dung phù hợp với quy định hiện hành, sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, điều chỉnh quy định cho tất cả dự án nhà ở xã hội đều được hưởng chính sách vay gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng.

-Nguyễn Thuấn

]]>Bất động sản gần khu công nghiệp ở Thái Nguyên ghi nhận tín hiệu tích cựcThị trường bất động sản khu c#244;ng nghiệp Việt Nam đang bước v#224;o giai đoạn ph#225;t triển mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đ#243;, Th#225;i Nguy#234;n đang nổi l#234;n như một hiện tượng mới trong bản đồ đầu tư bất động sản gần khu c#244;ng nghiệp ph#237;a Bắc nhờ hạ tầng đồng bộ, kinh tế ph#225;t triển v#224; dư địa tăng gi#225; cao… Thu, 24 Apr 2025 02:02:56 GMT/bat-dong-san-gan-khu-cong-nghiep-o-thai-nguyen-ghi-nhan-tin-hieu-tich-cuc.htm/bat-dong-san-gan-khu-cong-nghiep-o-thai-nguyen-ghi-nhan-tin-hieu-tich-cuc.htmBất động sảnThị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, Thái Nguyên đang nổi lên như một hiện tượng mới trong bản đồ đầu tư bất động sản gần khu công nghiệp phía Bắc nhờ hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển và dư địa tăng giá cao…

Báo cáo thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam của CBRE (quý 2/2024) cho thấy giá thuê đất công nghiệp tại Việt Nam đã tăng trung bình 8 - 10% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2024. Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trọng điểm đạt trên 85%, phản ánh nhu cầu cao về không gian sản xuất và kho bãi.

Chỉ tính riêng quý 1/2025, giá thuê đất công nghiệp tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên đã tăng 3,7% so với cùng kỳ, đạt trung bình 139 USD mỗi m2 (khoảng 3,6 triệu đồng một m2).

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN GẦN KHU CÔNG NGHIỆP - XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Bất động sản gần khu cocirc;ng nghiệp ghi nhận tiacute;n hiệu tiacute;ch cực.
Bất động sản gần khu công nghiệp ghi nhận tín hiệu tích cực.

Làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu đang tạo ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản gần khu công nghiệp tại Việt Nam. Các tỉnh có hạ tầng phát triển tốt và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn như Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là Thái Nguyên đang trở thành điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư.

Tại Bình Dương - "thủ phủ công nghiệp" phía Nam, giá đất khu vực xung quanh khu công nghiệp VSIP đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm qua. Nếu như năm 2019, giá đất trung bình tại đây khoảng 15 - 20 triệu đồng/m², thì hiện nay đã lên tới 45 - 60 triệu đồng/m².

Không chỉ tại miền Nam, các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, giao dịch bất động sản tại Bắc Giang tăng 35% trong năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào các khu vực lân cận các Khu công nghiệp.

THÁI NGUYÊN - ĐIỂM SÁNG MỚI CỦA DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ 2025

Nếu như các tỉnh Bình Dương, Bắc Giang được ví như thủ phủ của bất động sản công nghiệp thì Thái Nguyên đang nổi lên như một miền đất hứa. Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Nguyên có 6 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 1.420 ha và tỷ lệ lấp đầy đạt trên 85%.

Trong đó, thành phố Phổ Yên (Thái Nguyên) được ví như nơi “đất lành chim đậu”. Chỉ trong năm 2024, Phổ Yên đã thu hút đầu tư được trên 30 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 9 tỷ USD. Đồng thời, nơi đây cũng trở thành thung lũng ‘silicon’ mới của Việt Nam khi hàng loạt Tập đoàn đa Quốc gia: Samsung, Seung Woo Vina, Sunny Opotech Việt Nam… chọn làm cứ điểm. Riêng tổ hợp Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình đã đầu tư trên 7 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 80.000 lao động.

Cùng với sự phát triển mở rộng các khu công nghiệp tại Phổ Yên, nhu cầu về nhà ở, lưu trú gần nơi làm việc liên tục tăng tạo ra bài toán nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, tại Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, hầu như không có dự án căn hộ nào được quy hoạch bài bản trong khu đô thị hoàn chỉnh. Nguồn cung chủ yếu là đất nền, biệt thự, liền kề hoặc nhà trọ tư nhân…

Yecirc;n Bigrave;nh Complex sở hữu 2 tograve;a thaacute;p thương mại với tổng 1.400 căn hộ.
Yên Bình Complex sở hữu 2 tòa tháp thương mại với tổng 1.400 căn hộ.

Trước nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở chất lượng cao tại Thái Nguyên, dự án Yên Bình Complex - căn hộ thương mại đầu tiên tại thành phố công nghệ Yên Bình được kỳ vọng sẽ giảm bớt "cơn khát" bất động sản khu vực với 700 căn hộ giai đoạn 1 sắp ra mắt.

Sở hữu vị trí chiến lược tại tâm điểm giao thương của thành phố Phổ Yên, Yên Bình Complex với tọa độ “vàng” sát cạnh nhà máy Samsung Thái Nguyên, liền kề cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và vành đai 5 hứa hẹn sẽ kiến tạo một điểm đến sôi động, đáp ứng nhu cầu an cư và lưu trú ngày càng cao.

Dự án Yên Bình Complex sắp tới sẽ ra căn hộ với mức giá hợp lý chỉ từ 1,2 tỷ đồng/căn chính là cơ hội để khách hàng sở hữu căn hộ vốn nhỏ, dễ dàng khai thác kinh doanh sinh lời hấp dẫn, tiềm năng tăng giá cao.

-Tuấn Sơn

]]>Pearl Residence - Căn hộ ven biển duy nhất sở hữu lâu dài tại Cửa Lò chính thức ra mắtNg#224;y 19/4, lễ giới thiệu Pearl Residence - tổ hợp căn hộ cao cấp đầu ti#234;n tại Cửa L#242; - đ#227; thu h#250;t sự tham gia của đ#244;ng đảo kh#225;ch h#224;ng v#224; nh#224; đầu tư, chứng minh cho sức h#250;t của dự #225;n ven biển duy nhất sở hữu l#226;u d#224;i tọa lạc tại trung t#226;m “vi#234;n ngọc xanh xứ Nghệ”…Thu, 24 Apr 2025 02:02:52 GMT/pearl-residence-can-ho-ven-bien-duy-nhat-so-huu-lau-dai-tai-cua-lo-chinh-thuc-ra-mat.htm/pearl-residence-can-ho-ven-bien-duy-nhat-so-huu-lau-dai-tai-cua-lo-chinh-thuc-ra-mat.htmBất động sảnNgày 19/4, lễ giới thiệu Pearl Residence - tổ hợp căn hộ cao cấp đầu tiên tại Cửa Lò - đã thu hút sự tham gia của đông đảo khách hàng và nhà đầu tư, chứng minh cho sức hút của dự án ven biển duy nhất sở hữu lâu dài tọa lạc tại trung tâm “viên ngọc xanh xứ Nghệ”…

Lễ giới thiệu đem đến cho người tham dự cơ hội sở hữu căn hộ sát biển “hàng hiếm” với tiện ích vượt trội, pháp lý sở hữu lâu dài và các chính sách ưu đãi hấp dẫn, một nơi an cư lý tưởng có tiềm năng gia tăng giá trị bền vững trong tương lai.

Sự thành công của sự kiện đã góp phần khẳng định vị thế và sức hút vượt trội của “Ngọc trai” Pearl Residence trên bản đồ bất động sản Cửa Lò nói riêng và trên toàn thị trường bất độn sản Việt Nam nói chung.

Tại lễ giới thiệu, đại diện chủ đầu tư đã chia sẻ những thông tin cập nhật về tiến độ dự án, các thông tin tư vấn chuyên sâu, và đặc biệt là những chính sách bán hàng và ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư tham gia sự kiện. Bên cạnh đó, các khách hàng cũng đã tham gia bốc thăm may mắn và trúng thưởng những phần quà thú vị.

Pearl Residence coacute; sức huacute;t lớn với cả người mua để ở vagrave; để kinh doanh.
Pearl Residence có sức hút lớn với cả người mua để ở và để kinh doanh.

Tọa lạc tại trung tâm của “viên ngọc xanh xứ Nghệ”, bao quanh bởi công viên và quảng trường Bình Minh, Pearl Residence là sản phẩm căn hộ biển duy nhất tại Cửa Lò sở hữu lâu dài, với số lượng giới hạn. Mỗi căn hộ đều có 3 phòng ngủ và 2 ban công rộng rãi với tầm nhìn khoáng đạt, phù hợp với các gia đình nhiều thế hệ. Đặc biệt, Pearl Residence sẽ được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế của Savills, đảm bảo trải nghiệm sống cao cấp cho chủ nhân căn hộ.

Bên cạnh đó, hệ thống tiện ích nội khu phong phú theo xu hướng “tất cả trong một” với trung tâm thương mại khối đế khiến căn hộ tại đây vừa phù hợp với các gia đình mong muốn có một không gian sống hiện đại, vừa phù hợp với người muốn mua để đầu tư, kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Tổ hợp Pearl Residence lagrave; căn hộ biển duy nhất tại Cửa Lograve; sở hữu lacirc;u dagrave;i.
Tổ hợp Pearl Residence là căn hộ biển duy nhất tại Cửa Lò sở hữu lâu dài.

Tại Pearl Residence, chủ nhân căn hộ có thể tản bộ giữa không gian xanh mát của các khu vườn nội khu, mua sắm, thưởng thức ẩm thực tại các cửa hàng, quán ăn trong khu thương mại nhộn nhịp ngay chân tòa nhà, tận hưởng bình minh hay hoàng hôn lộng lẫy trên biển chỉ với vài phút đi bộ… Tất cả tạo nên một không gian sống hiện đại, vừa phù hợp để an cư, vừa hút khách nếu kinh doanh lưu trú.

Độc tôn về vị trí, vượt trội về tiện ích, vững vàng về pháp lý, Pearl Residence sở hữu những giá trị của một bất động sản vượt thời gian, mang lại trải nghiệm sống đẳng cấp và khác biệt. Không chỉ là chốn ước đến của cộng đồng tinh hoa, lối mong về của những chủ nhân thời thượng, Pearl Residence còn mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững khi du lịch và kinh tế Cửa Lò cất cánh trong tương lai không xa.

-Thu Hà

]]>Văn Phú - Invest: Kỳ vọng chuyển mình trong bối cảnh kinh tế phục hồiNhững dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua, c#249;ng một số yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế vĩ m#244;, gi#250;p ban l#227;nh đạo v#224; cổ đ#244;ng C#244;ng ty cổ phần đầu tư Văn Ph#250; - Invest tự tin hướng tới mục ti#234;u doanh thu v#224; lợi nhuận cả năm 2025 lần lượt ở mức 2.450 tỷ đồng v#224; 350 tỉ đồng, tăng 29% v#224; 15% so với mức thực hiện năm 2024…Thu, 24 Apr 2025 00:31:25 GMT/van-phu-invest-ky-vong-chuyen-minh-trong-boi-canh-kinh-te-phuc-hoi.htm/van-phu-invest-ky-vong-chuyen-minh-trong-boi-canh-kinh-te-phuc-hoi.htmBất động sảnNhững dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua, cùng một số yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế vĩ mô, giúp ban lãnh đạo và cổ đông Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest tự tin hướng tới mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cả năm 2025 lần lượt ở mức 2.450 tỷ đồng và 350 tỉ đồng, tăng 29% và 15% so với mức thực hiện năm 2024…

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest (mã chứng khoán: VPI) đã tổ chức thành công cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.

Tại cuộc họp, các cổ đông đã thông qua các tờ trình của Hội đồng quản trị về kế hoạch kinh doanh năm 2025, với tổng doanh thu ở mức 2.450 tỉ đồng - tăng 29% so với mức thực hiện năm 2024, lợi nhuận sau thuế ở mức 350 tỷ đồng - tăng 15%.

MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG DOANH THU 30%

Văn Phuacute; - Invest tổ chức thagrave;nh cocirc;ng ĐHĐCĐ thường niecirc;n năm 2025.
Văn Phú - Invest tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.

Theo lãnh đạo Văn Phú - Invest, dự án Vlasta - Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), có quy mô 30,31ha với 999 sản phẩm, sẽ là động lực chính, thúc đẩy doanh thu của doanh năm nay, khi dự kiến đóng góp 1.250 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp đã hoàn thiện nộp tiền sử dụng đất giai đoạn 1, 2 thuộc dự án và dự kiến mở bán các sản phẩm trong tháng 5/2025, khi thi trường ổn định và khởi sắc hơn.

Phối cảnh dự aacute;n Vlasta - Thuỷ Nguyecirc;n, dự aacute;n trọng điểm đem lại nguồn doanh thu lớn trong năm 2025.
Phối cảnh dự án Vlasta - Thuỷ Nguyên, dự án trọng điểm đem lại nguồn doanh thu lớn trong năm 2025.

Hai dự án Yên Phong (Bắc Ninh) và The Terra - Bắc Giang cũng dự kiến đóng góp doanh thu ở mức 100 tỉ đồng và 570,742 tỷ đồng. Ngoài ra, Văn Phú - Invest tiếp tục ghi nhận nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ tại dự án Oakwood Residence Hanoi và một số dự án khác, với mức 500,312 tỷ đồng.

Thông tin thêm về cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2025, lãnh đạo Văn Phú - Invest cho biết các chỉ tiêu đều đưa ra dựa trên đánh giá về các dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua, trợ lực thêm bởi những yếu tố từ nền kinh tế vĩ mô, có thể tác động tích cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Cụ thể, tín hiệu về việc "nới lỏng" tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và chỉ đạo định hướng duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp của Chính phủ, đã góp phần kích thích nhu cầu bất động sản, không chỉ ở nhóm người mua để ở, mà còn từ các nhà đầu tư cá nhân.

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy tỷ lệ hấp thụ chung toàn thị trường đạt 45%, tương đương với 12.273 giao dịch, bằng 50% quý trước liền kề trước đó nhưng gấp đôi cùng kỳ năm 2024.

Theo đó, tỷ lệ hấp thụ các dự án mới mở bán vẫn rất tích cực, đạt khoảng 60%, đặc biệt tại các tỉnh, thành có thông tin cụ thể về quy hoạch, hạ tầng và có dự án mới như Hà Nội, TP. HCM, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Thái Nguyên.

HƯỚNG TỚI CÁC MỤC TIÊU DÀI HẠN ĐẾN NĂM 2032

Văn Phú - Invest sẽ tích cực triển khai thi công và hoàn thiện pháp lý các dự án trong năm 2025 để bán hàng và bàn giao sản phẩm tới khách hàng, đồng thời bổ sung các sản phẩm gối đầu cho các năm tiếp theo.

Bên cạnh các dự án dự kiến mở bán trong năm 2025, ban lãnh đạo Văn Phú - Invest sẽ tiếp tục triển khai thi công một số dự án mang tính chất “gối đầu”, nhằm bảo đảm đà tăng trưởng doanh thu bền vững giai đoạn 2025-2026.

Tại Bắc Giang, tiếp nối thành công tại dự án The Terra - Bắc Giang, doanh nghiệp đang hoàn thiện thiết kế để khởi công dự án Song Khê, Nội Hoàng tại Khu công nghiệp Song Khê, Nội Hoàng, tỉnh Bắc Giang vào tháng 9-2025.

Cơ cấu sản phẩm thuộc dự án rất đa dạng gồm căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ, khu thương mại - dịch vụ… đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cư dân, công nhân, kỹ sư và chuyên gia sống, làm việc tại Bắc Giang. Sản phẩm dự kiến ra mắt thị trường vào quí 2-2026, là thời điểm được đánh giá thuận lơi.

Tại TP. HCM, doanh nghiệp đã hoàn thiện thủ tục MA dự án NEW MARINA RESIDENCES ở quận 7 trong quý 1/2025 và hiện đang thi công xây dựng. Dự án với quy mô 2 tháp 35 tầng: 602 căn hộ và 136 căn hộ thương mại, dịch vụ sẽ được mở bán vào quý 1/2026.

Vị trí đắc địa tại quận 7, quận trung tâm của TP. HCM, cùng lợi thế là một trong số ít dự án đưa ra được sản phẩm tại thành phố trong năm 2026, dự án được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm lớn từ khách hàng có nhu cầu ở thực và nhà đầu tư.

Với dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, thành phố Thủ Đức theo hình thức Hợp đồng BT (BT Sài Gòn) đã được Quốc hội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM. Hiện doanh nghiệp đang tích cực làm việc với UBND TP. HCMvề việc chốt tiến độ giao đất theo đúng quy định của hợp đồng BT.

Lãnh đạo Văn Phú - Invest dự kiến dự án sẽ được giao đất vào cuối năm 2025, là cơ sở để triển khai bán buôn ba dự án ngay sau khi được giao đất, gồm: Đào Duy Từ (Quận 10), Lý Tự Trọng (Quận 1), Kỳ Đồng (Quận 3) để giảm dư nợ và bổ sung dòng tiền cho hoạt động công ty.

“Đây đều là các dự án có vị trí đặc địa ở TP. HCM, chúng tôi đánh giá tính thanh khoản khả thi cao”, lãnh đạo Văn Phú - Invest cho biết.

Tại Hà Nội, Văn Phú - Invest sẽ hoàn tất thi công hạ tầng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, qua đó đáp ứng đầy đủ điều kiện mở bán dự án khu nhà ở, kết hợp bãi đỗ xe TT39–40, nằm trong khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông vào tháng 6/2025. Dự án này là phần mở rộng trong hệ sinh thái bất động sản, được quy hoạch bài bản tại khu vực phía Tây Hà Nội - nơi thị trường ghi nhận sự phục hồi tích cực về thanh khoản và giá trị giao dịch.

Thực thi chiến lược 2023-2032 đã được ban lãnh đạo Văn Phú - Invest công bố cách đây hai năm, cùng với thời điểm thuận lợi chính phủ đang tháo gỡ pháp lý cho các dự án, công ty sẽ hoàn thành thủ tục chấp thuận nhà đầu tư cho hai dự án, gồm: Phạm Hùng - Hà Nội có diện tích 2,27ha, Bình Chánh - Hồ Chí Minh có diện tích 9,8ha.

Với kế hoạch phát triển dự án được Hội đồng quản trị báo cáo đại hội đồng cổ đông, tập thể các thành viên thuộc Hội đồng quản trị tự tin 2025 là năm bản lề, giúp Văn Phú - Invest phát triển, khẳng định vị thế trong lĩnh vực bất động sản.

-Tuấn Sơn

]]>Bất động sản thương mại biển Tuy Hòa thu hút nhà đầu tư phía BắcSự ph#225;t triển của bất động sản biển tại c#225;c thị trường mới nổi như Tuy H#242;a - Ph#250; Y#234;n đang thu h#250;t mạnh d#242;ng tiền từ c#225;c nh#224; đầu tư ph#237;a Bắc, nhất l#224; trong bối cảnh thị trường cần t#236;m những k#234;nh đầu tư linh hoạt, ph#225;p l#253; minh bạch v#224; c#243; bi#234;n độ sinh lời hấp dẫn…Thu, 24 Apr 2025 00:30:05 GMT/bat-dong-san-thuong-mai-bien-tuy-hoa-thu-hut-nha-dau-tu-phia-bac.htm/bat-dong-san-thuong-mai-bien-tuy-hoa-thu-hut-nha-dau-tu-phia-bac.htmBất động sảnSự phát triển của bất động sản biển tại các thị trường mới nổi như Tuy Hòa - Phú Yên đang thu hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư phía Bắc, nhất là trong bối cảnh thị trường cần tìm những kênh đầu tư linh hoạt, pháp lý minh bạch và có biên độ sinh lời hấp dẫn…

Nếu cách đây vài năm, nhà đầu tư miền Bắc chủ yếu tập trung vốn vào các thị trường truyền thống như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc... thì đến nay, xu hướng đã dịch chuyển rõ rệt về các khu vực có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, hạ tầng mới hoàn thiện và giá còn ở ngưỡng thấp.

Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) – với lợi thế quỹ đất ven biển rộng, hạ tầng kết nối được đẩy mạnh và tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng - đang trở thành một “miền đất hứa” mới thu hút nhà đầu tư.

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN DÒNG TIỀN TỪ BẮC VÀO NAM

Theo ghi nhận từ nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường, lượng tìm kiếm và giao dịch từ nhà đầu tư miền Bắc tại khu vực Nam Trung Bộ tăng mạnh trong năm 2023 và quý 1/2024. Trong đó, Tuy Hòa ghi nhận mức tăng trưởng hơn 40% lượng quan tâm so với cùng kỳ năm trước - theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn.

Bà Minh Thu - Phó Tổng giám đốc công ty Bất động sản lớn tại Hà Nội - cho biết: “Phần lớn khách hàng phía Bắc hiện có xu hướng ‘tránh bão’ bằng cách tìm đến các dự án có pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư uy tín, và đặc biệt là sản phẩm có thể kinh doanh khai thác ngay. Shoptel ven biển đang trở thành lựa chọn số 1.”

Là tỉnh có đường bờ biển dài gần 200km cùng hệ sinh thái nguyên sơ, Phú Yên sở hữu những lợi thế nổi bật để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nhưng lại chưa bị khai thác quá mức. Hiện tại, giá đất ven biển Tuy Hòa vẫn đang ở ngưỡng từ 60 - 90 triệu đồng/m², thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng tại Nha Trang hay Đà Nẵng (200 - 400 triệu đồng/m²).

Dự aacute;n HTL Seaside sở hữu vị triacute; chiến lược tại Thagrave;nh phố biển Tuy Hoagrave;.
Dự án HTL Seaside sở hữu vị trí chiến lược tại Thành phố biển Tuy Hoà.

Song song đó, cao tốc Bắc - Nam (đoạn qua Phú Yên), tuyến đường ven biển quốc gia, sân bay Tuy Hòa mở rộng và cảng Vũng Rô được quy hoạch phát triển logistics... đang góp phần đẩy giá trị bất động sản khu vực lên một tầm cao mới.

HTL SEASIDE - ĐIỂM ĐẾN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THỨC THỜI

Nổi bật giữa trung tâm Tuy Hòa là HTL Seaside, tổ hợp nhà phố thương mại - nghỉ dưỡng cao cấp sở hữu pháp lý sổ đỏ lâu dài, nằm trên đại lộ Hùng Vương - trục đường huyết mạch kết nối sân bay, trung tâm thành phố và biển.

Dự án cung cấp ba dòng sản phẩm: Seaview Shoptel, Biz Shoptel và Boutique Shoptel - được thiết kế linh hoạt, phù hợp để vừa ở – vừa kinh doanh các mô hình như: khách sạn mini, homestay, spa, showroom, cửa hàng lưu niệm, văn phòng đại diện…

Thiết kế đa cocirc;ng năng của Shoptel HTL Seaside vừa để ở, vừa coacute; thể kinh doanh mang lại dograve;ng tiền ổn định cho nhagrave; đầu tư.
Thiết kế đa công năng của Shoptel HTL Seaside vừa để ở, vừa có thể kinh doanh mang lại dòng tiền ổn định cho nhà đầu tư.

Đáng chú ý, đây cũng là một trong những công trình trọng điểm được chọn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên, thể hiện sự cam kết về tiến độ và chất lượng thi công. Đồng thời là công trình trọng điểm góp phần mở ra một tương lai mới cho hạ tầng đô thị và phát triển bất động sản tại địa phương.

Cùng với đó, chính sách bán hàng hấp dẫn hiện tại đang là “đòn bẩy” thúc đẩy dòng tiền đổ về dự án: Hỗ trợ vay tới 70% giá trị hợp đồng với lãi suất 0% trong 36 tháng. Chủ đầu tư chiết khấu lên tới 15% khi thanh toán sớm và đặc biệt là hỗ trợ khai thác kinh doanh 12 tháng

Trong bối cảnh giá vàng leo thang, chứng khoán biến động và làn sóng tái cấu trúc - tinh gọn bộ máy tại nhiều tập đoàn, bộ ban ngành đang lan rộng, bất động sản ven biển với pháp lý rõ ràng và tiềm năng khai thác thực tế như HTL Seaside đang trở thành “điểm đến an toàn” của dòng tiền.

Ông Nguyễn Đức Tuyên - chuyên gia đầu tư đến từ Hà Nội - nhận định: “Chúng tôi đang chuyển hướng đầu tư vào các thị trường mới, nơi mà chỉ trong vài năm tới, giá trị tài sản có thể tăng gấp đôi, gấp ba. Phú Yên và đặc biệt là HTL Seaside đang hội tụ nhiều yếu tố để trở thành điểm đến dài hạn.”

HTL Seaside không chỉ là nơi an cư, mà còn là cơ hội kiến tạo tài sản truyền đời trong thời kỳ mới. Giữa muôn vàn lựa chọn đầu tư, một tài sản vừa để ở, vừa để khai thác kinh doanh tại khu vực biển đang phát triển mạnh mẽ như Tuy Hòa chính là lời giải hợp lý – hiệu quả và an toàn.

-Tuấn Sơn

]]>Thị trường bất động sản kỳ vọng lớn vào chính sách nới lỏng tín dụng C#243; 67,1% m#244;i giới đặt kỳ vọng v#224;o ch#237;nh s#225;ch “Nới lỏng t#237;n dụng vay mua bất động sản”; 47,9% m#244;i giới kỳ vọng “Giảm thuế, ph#237; giao dịch bất động sản”; 43,4% m#244;i giới kỳ vọng “Đẩy nhanh tiến độ ph#225;p l#253;”…Wed, 23 Apr 2025 23:36:24 GMT/thi-truong-bat-dong-san-ky-vong-lon-vao-chinh-sach-noi-long-tin-dung.htm/thi-truong-bat-dong-san-ky-vong-lon-vao-chinh-sach-noi-long-tin-dung.htmBất động sảnCó 67,1% môi giới đặt kỳ vọng vào chính sách “Nới lỏng tín dụng vay mua bất động sản”; 47,9% môi giới kỳ vọng “Giảm thuế, phí giao dịch bất động sản”; 43,4% môi giới kỳ vọng “Đẩy nhanh tiến độ pháp lý”…

Nhà ở giá phải chăng là sản phẩm giá vừa phải, đủ để người dân chi trả bằng thu nhập và năng lực tài chính của mình, nhưng sự chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở Việt Nam, đặc biệt tại hai đô thị là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại đang có khoảng cách lớn.

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân của lao động quý 4/2024 là 8,2 triệu đồng/tháng, tăng 550 nghìn đồng so với quý 3/2024 và tăng 890 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610 nghìn đồng so với năm trước.

Tuy nhiên, dữ liệu đơn vị khảo sát trên thị trường cho thấy giá nhà, nhất là loại hình chung cư vẫn neo ở mức cao. Trong đó, trên thị trường sơ cấp, giá bán trung bình căn hộ Hà Nội đạt xấp xỉ 75 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT, phí bảo trì và các khoản ưu đãi, chiết khấu); giá bán thứ cấp trung bình xấp xỉ 50 triệu đồng/m2; còn Thành phố Hồ Chí Minh, giá bán bình quân của căn hộ đạt mức 77 triệu đồng/m2

TĂNG CƠ HỘI TIẾP CẬN NHÀ Ở 

Dù vậy, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định với diễn biến của nhà ở xã hội hiện nay, cùng việc nới lỏng chính sách và tín dụng, đây sẽ là “cú hích” giúp người trẻ, người thu nhập thấp tăng cơ hội tiếp cận nhà.

Tính đến cuối năm 2024, mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đã ghi nhận những bước tiến nhất định. Theo dữ liệu Batdongsan.com.vn tổng hợp, từ năm 2021 đến hết tháng 10/2024, có 66,75 nghìn căn được hoàn thiện; 114,6 nghìn căn được khởi công; 412 nghìn căn được chấp thuận chủ trương đầu tư và 406,65 nghìn căn chưa triển khai.

Đáng chú ý, Nghị định số 100/2024/NĐ-CP cũng nới lỏng thêm một số quy định với người mua nhà ở xã hội. Đơn cử như Điều 29, Điều 30 của Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định đối tượng tại khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích ở bình quân đầu người thấp hơn 15m2 và thu nhập với mỗi người không quá 15 triệu đồng/tháng, hai vợ chồng không quá 30 triệu đồng/tháng, thời gian xác định điều kiện về thu nhập là trong 1 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký… Những quy định này về cơ bản là thông thoáng hơn trước đây.

Ngoài ra, ông Quốc Anh cũng thông tin trong năm nay, tăng trưởng tín dụng dự kiến tăng lên đến 16% và lãi suất cho vay mua bất động sản đang tiếp tục đà giảm. Đặc biệt, quý 1/2025, nhiều ngân hàng thương mại còn ra mắt các gói vay ưu đãi cho người trẻ vay mua nhà. “Đây là một trong những dấu hiệu phục hồi của dòng tiền, tương tự năm 2014. Với dòng tiền được củng cố, thị trường sẽ tiếp tục đi theo lộ trình hồi phục từ sau quý 2/2025”, đại diện Batdongsan.com.vn chia sẻ.

Theo vị chuyên gia, thị trường đang đặt kỳ vọng rất lớn vào các chính sách nới lỏng tín dụng vay mua bất động sản. Trả lời khảo sát quý 1/2025 của Batdongsan.com.vn, có 67,1% môi giới kỳ vọng chính sách “Nới lỏng tín dụng vay mua bất động sản”; 47,9% môi giới kỳ vọng “Giảm thuế, phí giao dịch bất động sản”; 43,4% môi giới kỳ vọng “Đẩy nhanh tiến độ pháp lý”.

Đồng quan điểm, bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý cấp cao, Bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills TP.HCM, cho rằng tại Việt Nam, nhất là những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh - nơi có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, hàng năm luôn tiếp nhận số lượng lớn người dân từ các tỉnh, thành phố chuyển đến sinh sống, làm việc, học tập, nên kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nhà ở, song thực tế, khả năng chi trả của người dân lại là một thách thức không nhỏ.

Nhưng “cơ hội sở hữu nhà ở của người trẻ, người lao động thu nhập thấp còn rất rộng mở, những điểm mới tích cực trong chính sách có thể góp phần khơi thông dòng vốn đầu tư, nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở vừa túi tiền”, đại diện Savills tin tưởng.

NHẬN ĐƯỢC NHIỀU SỰ QUAN TÂM

Chia sẻ tại sự kiện gần đây, ông Dương Kim Quân, Tập đoàn Bcons nhìn nhận thời gian tới, phân khúc nhà ở giá rẻ sẽ có cơ hội lớn khi nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Bcons cam kết tiếp tục đầu tư và phát triển những sản phẩm căn hộ vừa túi tiền, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân. Doanh nghiệp này đã cung cấp ra thị trường gần 1.000 sản phẩm và năm 2025 kỳ vọng thị trường có thể hấp thụ thêm khoảng 4.000 sản phẩm.

“Một trong những định hướng chiến lược sắp tới của chúng tôi là mở rộng mô hình căn hộ cho thuê, với khoảng 3.000 sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho những người trẻ chưa đủ điều kiện sở hữu nhà ngay. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của người dân, chúng tôi cũng dự kiến mang ra thị trường các sản phẩm nhà ở có giá thành 1,2 tỷ đồng/căn hộ 30m2”, ông Quân chia sẻ.

Nhìn lại diễn biến thị trường, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, đánh giá thời gian qua, việc tiếp cận nhà ở xã hội còn khó khăn, vì nguồn cung sản phẩm nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng hoàn thành mà có thể bán, cho thuê mua, cho thuê đối với người lao động, người thu nhập thấp chưa nhiều. Trong khi nhu cầu nhà ở xã hội của người lao động, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, công nhân khu công nghiệp tập trung thì còn rất lớn so với kết quả đạt được.

Chính vì vậy, mục tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được Chính phủ, Bộ Xây dựng, cùng các cơ quan ban ngành rất quan tâm, thúc đẩy phát triển sao cho hoàn thành và đầu tư nhiều sản phẩm vào thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng có chỉ đạo bộ, ngành phải nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, đồng thời, hoàn thành chỉ tiêu trong Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội. Việc này đã giao chỉ tiêu cụ thể tới từng địa phương.

-Thanh Xuân

]]>TP. Hồ Chí Minh rà soát quy hoạch đô thị thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chínhChủ tịch UBND TP. Hồ Ch#237; Minh Nguyễn Văn Được vừa c#243; #253; kiến chỉ đạo về r#224; so#225;t quy hoạch đ#244; thị trong giai đoạn thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị h#224;nh ch#237;nh c#225;c cấp tr#234;n địa b#224;n Th#224;nh phố...Wed, 23 Apr 2025 23:25:41 GMT/tp-ho-chi-minh-ra-soat-quy-hoach-do-thi-thuc-hien-sap-xep-to-chuc-lai-don-vi-hanh-chinh.htm/tp-ho-chi-minh-ra-soat-quy-hoach-do-thi-thuc-hien-sap-xep-to-chuc-lai-don-vi-hanh-chinh.htmBất động sảnChủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được vừa có ý kiến chỉ đạo về rà soát quy hoạch đô thị trong giai đoạn thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn Thành phố...

Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố giao UBND quận, huyện và Ban Quản lý phát triển đô thị Thành phố khẩn trương tiếp tục triển khai các thủ tục cần thiết để lập điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch phân khu (đối với các khu vực đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương tại Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 11, Quận 12, quận Phú Nhuận, Gò Vấp...) phù hợp ranh giới các đơn vị hành chính các phường, xã đã được phê duyệt sắp xếp lại và định hướng Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố giai đoạn 2040 tầm nhìn 2060.

Trường hợp có bất cập, mâu thuẫn, đề nghị UBND các quận – huyện và Ban Quản lý phát triển đô thị Thành phố tổng hợp có báo cáo bổ sung, đề xuất giải pháp trình UBND Thành phố (thông qua Sở Xây dựng) trước ngày 5/5/2025.

Đối với các địa bàn quận, huyện đang thực hiện rà soát các đồ án quy hoạch phân khu (chưa được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch), đề nghị đối chiếu ranh giới các đơn vị hành chính các phường, xã đã được phê duyệt sắp xếp lại và định hướng Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố giai đoạn 2040 tầm nhìn 2060, khẩn trương có văn bản báo cáo rà soát và đề xuất điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch phân khu báo cáo, đề xuất UBND Thành phố (thông qua Sở Xây dựng).

UBND Thành phố giao Sở Xây dựng xem xét nội dung báo cáo kết quả rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch đô thị của UBND quận – huyện và Ban Quản lý phát triển đô thị tổng hợp báo cáo đề xuất và tham mưu UBND Thành phố văn bản chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, đề xuất UBND Thành phố để xem xét, quyết định.

 

Ngày 18/4, HĐND TP. Hồ Chí Minh cũng đã thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh sắp xếp từ 273 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 102 đơn vị mới.

-Hồng Minh

]]>Giá căn hộ thứ cấp tại Hà Nội đang có xu hướng giảmTại H#224; Nội, thị trường căn hộ đang ghi nhận diễn biến tr#225;i chiều: trong khi gi#225; sơ cấp li#234;n tục tăng th#236; gi#225; thứ cấp lại c#243; xu hướng giảm…Wed, 23 Apr 2025 08:08:12 GMT/gia-can-ho-thu-cap-tai-ha-noi-dang-co-xu-huong-giam.htm/gia-can-ho-thu-cap-tai-ha-noi-dang-co-xu-huong-giam.htmBất động sảnTại Hà Nội, thị trường căn hộ đang ghi nhận diễn biến trái chiều: trong khi giá sơ cấp liên tục tăng thì giá thứ cấp lại có xu hướng giảm…

Báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam cho thấy tại thị trường Hà Nội, 5 năm qua, mỗi năm giá căn hộ sơ cấp tăng trung bình 22%; trong quý 1 năm nay, giá vẫn tiếp tục tăng. Khu vực Đông Anh ghi nhận mức tăng giá cao nhất, đạt 42% theo năm, thứ hai là khu vực Tây Hồ với tốc độ tăng trưởng giá đạt 40%/năm, đây cũng là khu vực đang dẫn đầu Thành phố về giá sơ cấp trung bình căn hộ với mức 185 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, trong quý 1/2025, thị trường ghi nhận sự chênh lệch đáng kể về giá bán căn hộ sơ cấp từ chủ đầu tư và căn hộ thứ cấp trên thị trường. Cụ thể, tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình đạt 79 triệu đồng/m2, trong khi giá thứ cấp chỉ ở mức 60 triệu đồng/m2.

CÓ GẦN MỘT NỬA SỐ DỰ ÁN GHI NHẬN GIÁ BÁN GIẢM

“Theo khảo sát của Savills trên hơn 400 dự án chung cư tại Hà Nội, có tới 47% dự án ghi nhận giá bán thứ cấp giảm so với quý trước. Mức giảm dao động tùy từng dự án, song tính trung bình là giảm khoảng 1% theo quý. Thêm vào đó, khoảng cách giữa giá sơ cấp và thứ cấp ngày càng nới rộng, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Tại các dự án hạng A, mức chênh lệch lên tới 52%, trong khi ở phân khúc hạng B là 21%. Điều này cho thấy áp lực điều chỉnh đang diễn ra rõ nét hơn ở các sản phẩm có giá trị cao”, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội, nhận định.

Theo đại diện Savills, nguyên nhân chính dẫn đến giá sơ cấp cao là do nguồn cung mới tập trung phần lớn tại các dự án đại đô thị. Cụ thể, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội trong quý đầu năm nay đạt 7.940 căn, thì Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart Cities và Vinhomes Global Gate chiếm tới 89% nguồn cung mới và 90% số lượng căn bán được. Với ưu thế về quy mô và tiện ích, các dự án này được cho là đang định hình mặt bằng giá sơ cấp ở mức cao, dù vị trí nằm xa trung tâm.

Mặt khác, một nguyên nhân quan trọng khiến giá căn hộ thứ cấp có xu hướng giảm là sự thay đổi trong kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư. Trong bối cảnh giá sơ cấp neo cao, người mua ngày càng có xu hướng tìm đến thị trường thứ cấp để tìm kiếm mức giá hợp lý hơn. Trước thực tế đó, nhiều nhà đầu tư đã đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng ở giai đoạn trước đang điều chỉnh chiến lược, chấp nhận thu hẹp biên lợi nhuận nhằm tăng thanh khoản. Đồng thời, tái phân bổ dòng vốn sang các thị trường khác phù hợp hơn với khẩu vị đầu tư mới. Chính động thái này đã góp phần tạo ra "làn sóng" điều chỉnh giá trên thị trường thứ cấp.

Quá trình điều chỉnh giá thứ cấp được đánh giá không còn mang tính cục bộ mà đang diễn ra trên phạm vi rộng, phản ánh rõ áp lực tái cân bằng giữa cung – cầu trên thị trường. Tuy nhiên, mức giảm hiện tại vẫn chưa đủ hấp dẫn để tạo ra làn sóng giao dịch lớn giữa người bán và người mua. Do đó, Savills dự báo mặt bằng giá thứ cấp sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong thời gian tới, nhất là khi người mua đang có thêm nhiều lựa chọn và thị trường dần trở nên linh hoạt hơn.

GIÁ SƠ CẤP SẼ KHÓ XẢY RA TÌNH TRẠNG TĂNG “NÓNG”

Ngược lại, đánh giá về triển vọng giá căn hộ sơ cấp trong quý 2/2025, các chuyên gia của đơn vị này cho rằng khả năng giảm giá là không cao, song cũng khó xảy ra tình trạng tăng “nóng” như các giai đoạn trước. 

“Trong các quý còn lại của năm 2025, nguồn cung căn hộ mới dự kiến gồm 7.400 căn. Trong đó, hạng B tiếp tục dẫn đầu, chiếm 67%. Đặc biệt, trong quý 2/2025 sẽ có các dự án dự kiến mở bán mới, mở bán giai đoạn tiếp theo đều sở hữu vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín và chất lượng xây dựng cao, với mức giá có thể ở quanh ngưỡng 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, mặt bằng giá sơ cấp hiện đang ở mức trung bình khoảng 79 triệu đồng/m2. Vì vậy, khả năng giá sơ cấp giảm ngay trong quý 2 là không cao” bà Đỗ Thu Hằng dự báo. 

Tuy nhiên, các chuyên gia của Savills cũng nhận định rằng khả năng sẽ có sự điều chỉnh giá sơ cấp trên thị trường. “Từ quý 3 đến quý 4/2025, khi các đại dự án như Vinhomes Smart City hay Ocean Park hoàn tất mở bán hết quỹ căn, thị trường có thể đón thêm các dự án ở vị trí kém đắc địa hơn. Điều này có thể tạo điều kiện để mặt bằng giá sơ cấp tại Hà Nội được điều chỉnh nhẹ. Dù vậy, cần thấy rằng hiện nay giá thị trường vẫn đang ở ngưỡng cao so với năng lực chi trả của số đông người mua", bà Hằng phân tích.

Cũng theo lãnh đạo Savills Hà Nội, kỳ vọng đến 2026, mặt bằng giá sơ cấp sẽ có xu hướng giảm khi các chủ đầu tư quay trở lại phát triển các sản phẩm căn hộ hạng C - phân khúc vốn gần như vắng bóng hiện nay. Việc tái cung cấp các căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng sẽ giúp thị trường tiếp cận gần hơn với nhu cầu thực, đồng thời, tạo ra thế cân bằng bền vững hơn giữa cung  và cầu.

-Phan Dương

]]>Nghệ An xử lý 278 cơ sở nhà, đất sử dụng kém hiệu quảTr#234;n địa b#224;n tỉnh Nghệ An hiện ghi nhận 278 cơ sở nh#224;, đất l#224; trụ sở l#224;m việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp kh#244;ng sử dụng, sử dụng k#233;m hiệu quả, sử dụng kh#244;ng đ#250;ng mục đ#237;ch…Wed, 23 Apr 2025 07:33:37 GMT/nghe-an-xu-ly-278-co-so-nha-dat-su-dung-kem-hieu-qua.htm/nghe-an-xu-ly-278-co-so-nha-dat-su-dung-kem-hieu-qua.htmBất động sảnTrên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện ghi nhận 278 cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích…

Để tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản công, địa phương đã lên kế hoạch xử lý những tài sản này.

Cụ thể, đối với 12 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, đơn vị trung ương đã có Quyết định chuyển giao về tỉnh Nghệ An quản lý, xử lý: UBND thành phố Vinh, UBND các huyện Quế Phong, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Yên Thành, Diễn Châu, Tương Dương, Con Cuông, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc căn cứ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được phê duyệt, đề xuất phương án xử lý các cơ sở nhà, đất này, gửi về Sở Tài chính để thẩm định. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/4/2025.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện thẩm định phương án xử lý đề xuất của UBND thành phố Vinh, các huyện để trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt phương án, quyết định xử lý theo đúng quy định. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/5/2025.

Đối với 3 cơ sở nhà, đất của các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Môi trường quản lý: Sở Nông nghiệp và Môi trường lập phương án sắp xếp, hoặc đề nghị điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất này theo các hình thức quy định tại pháp luật về Tài sản công, gửi về Sở Tài chính để thẩm định.

Đối với 190 cơ sở nhà, đất thuộc cấp huyện quản lý đã được phê duyệt phương án sắp xếp nhưng chưa thực hiện phương án sắp xếp hoặc phương án sắp xếp chưa phù hợp nên không thực hiện được phương án: UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được phê duyệt, đề xuất điều chỉnh phương án xử lý các cơ sở nhà, đất này từ các hình thức giữ lại tiếp tục sử dụng; bán tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất sang các hình thức theo đúng quy định; thu hồi, điều chuyển, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý... gửi về Sở Tài chính để thẩm định.

Trường hợp không phải điều chỉnh phương án sắp xếp thì UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động đề xuất phương án xử lý, trong đó, nêu rõ giải pháp, kiến nghị để thực hiện. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/5/2025.

Đối với 73 cơ sở nhà, đất thuộc cấp huyện quản lý chưa được phê duyệt phương án sắp xếp: UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương lập và đề xuất phương án sắp xếp các cơ sở nhà, đất này theo các hình thức quy định tại pháp luật về Tài sản công và pháp luật về Đất đai, gửi về Sở Tài chính để thẩm định. Thời gian hoàn thành trước 15/5/2025.

Tính đến ngày 28/3/2025, thông tin từ Bộ Tài chính về kết quả trên Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công cho thấy có thêm 5 địa phương, gồm: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Cà Mau, Đắk Lắk, Phú Thọ, Bắc Kạn, đã hoàn thành 100% công tác kiểm kê tài sản công; nâng tổng số các bộ, ngành, địa phương hoàn thành tổng kiểm kê lên con số 43.

Trong đó, TP. Hà Nội có 5.145 đơn vị thuộc đối tượng thực hiện kiểm kê tài sản công đối với 11 nhóm tài sản là: tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; hạ tầng đường bộ; hạ tầng đường sắt đô thị; hạ tầng đường thủy nội địa; hạ tầng cấp nước sạch; hạ tầng thủy lợi; hạ tầng chợ; hạ tầng cụm công nghiệp; hạ tầng khu công nghệ cao; hạ tầng đê điều; hạ tầng văn hóa thể thao.

Tỉnh Cà Mau có 1.151 đơn vị thuộc đối tượng kiểm kê tài sản công đối với 11 nhóm tài sản là: tài sản cố định; hạ tầng đường bộ; hạ tầng đường thủy nội địa; hạ tầng cấp nước sạch; hạ tầng thủy lợi; hạ tầng chợ; hạ tầng khu công nghiệp; hạ tầng khu kinh tế; hạ tầng đê điều; hạ tầng cảng cá; hạ tầng văn hóa thể thao.

-Hoàng Bách

]]>Hà Nội kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm đất đaiTại một số địa phương ở H#224; Nội đ#227; xảy ra t#236;nh trạng tổ chức, c#225; nh#226;n lợi dụng thời điểm sắp xếp, điều chỉnh địa giới h#224;nh ch#237;nh để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự #253; x#226;y dựng c#244;ng tr#236;nh tr#225;i ph#233;p...Wed, 23 Apr 2025 07:09:38 GMT/ha-noi-kien-quyet-xu-ly-cac-hanh-vi-vi-pham-dat-dai.htm/ha-noi-kien-quyet-xu-ly-cac-hanh-vi-vi-pham-dat-dai.htmBất động sảnTại một số địa phương ở Hà Nội đã xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự ý xây dựng công trình trái phép...

Ngày 22/4/2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố.

Công điện nêu rõ: thời gian qua, Hà Nội đã và đang tích cực triển khai sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo đúng tinh thần Kết luận số 126, 127, 128 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các nghị quyết liên quan. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, báo chí và qua kiểm tra thực tế, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng người dân, tổ chức lợi dụng thời điểm sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự ý xây dựng công trình trái phép.

"Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gây bức xúc trong dư luận", lãnh đạo Thành phố nhận định.

Do đó, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

"Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho vi phạm phát sinh. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định, xử lý triệt để ngay từ đầu các trường hợp vi phạm", nội dung công điện cho biết.

Hà Nội kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm đất đai - Ảnh 1

Thành phố cũng giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê hiện trạng sử dụng đất, nhất là tại các khu vực đất công ích, đất nông nghiệp, ao hồ, đất chưa sử dụng có nguy cơ bị lấn chiếm; tổ chức kiểm tra chuyên đề, xử lý nghiêm các trường hợp chuyển đổi mục đích, xây dựng trái phép và đề xuất phương án quản lý, khai thác hiệu quả, ngăn ngừa vi phạm tái diễn; chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện trong việc khôi phục nguyên trạng tại các khu vực bị lấn chiếm.

Sở Xây dựng có nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, chỉ đạo lực lượng Thanh tra xây dựng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công hoặc đất bị lấn chiếm; hướng dẫn UBND các cấp trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại các địa bàn mới sáp nhập, đảm bảo không để phát sinh “điểm nóng”.

Công an thành phố có trách nhiệm tăng cường nắm bắt tình hình an ninh trật tự, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai, trật tự xây dựng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra, cưỡng chế, xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn, đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, cần chủ động đấu tranh với các hành vi tiếp tay, tổ chức chiếm dụng trái phép đất đai.

Lãnh đạo thành phố cũng giao Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố tăng cường giám sát, kiểm tra quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính về đất đai, xây dựng, nhất là tại các địa phương đang trong giai đoạn sắp xếp hành chính; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND cấp huyện rà soát các hồ sơ có dấu hiệu bất thường, phát hiện sai phạm, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý; mở kênh tiếp nhận phản ánh trên hệ thống iHanoi để người dân có thể dễ dàng báo tin, giúp cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn vi phạm.

Tại công điện trên, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã quán triệt, nghiêm túc thực hiện các công việc được giao, định kỳ trước ngày 25 hằng tháng phải báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

-Phan Dương

]]>Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn Hà NộiTại H#224; Nội, gi#225; dịch vụ quản l#253; vận h#224;nh nh#224; chung cư c#243; thang m#225;y tối thiểu l#224; 1.200 đồng/m2/th#225;ng v#224; tối đa l#224; 16.500 đồng/m2/th#225;ng. Khung gi#225; n#224;y chưa bao gồm c#225;c khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ cao cấp như tắm hơi, bể bơi, truyền h#236;nh c#225;p, intenet…Wed, 23 Apr 2025 07:01:39 GMT/gia-dich-vu-quan-ly-van-hanh-nha-chung-cu-tren-dia-ban-ha-noi.htm/gia-dich-vu-quan-ly-van-hanh-nha-chung-cu-tren-dia-ban-ha-noi.htmBất động sảnTại Hà Nội, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có thang máy tối thiểu là 1.200 đồng/m2/tháng và tối đa là 16.500 đồng/m2/tháng. Khung giá này chưa bao gồm các khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ cao cấp như tắm hơi, bể bơi, truyền hình cáp, intenet…

Thành phố Hà Nội vừa thông tin về khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn. Cụ thể, nhà chung cư không có thang máy, giá tối thiểu là 700 đồng/m²/tháng và tối đa là 5.000 đồng/m²/tháng; nhà chung cư có thang máy, giá tối thiểu là 1.200 đồng/m²/tháng và tối đa là 16.500 đồng/m²/tháng.

Khung giá này chưa bao gồm các khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ cao cấp như: tắm hơi, bể bơi, truyền hình cáp, intenet, hoặc những dịch vụ cao cấp khác. Nội dung chi phí cấu thành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư và phương pháp xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ.

Ngoài ra, không áp dụng đối với trường hợp nhà chung cư cũ thuộc tài sản công mà chưa được cải tạo, xây dựng lại; nhà chung cư xã hội chỉ để học sinh, sinh viên và công nhân ở theo hình thức nhiều người trong một phòng; giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư đã được thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư hoặc đã được thỏa thuận chung về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua căn hộ, phần sở hữu riêng khác trong nhà chung cư.

Đối tượng áp dụng là cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn Thành phố; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư, ban quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư; chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Theo Thành phố Hà Nội, trong danh sách các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán tính đến ngày 15/3/2025 do Sở Xây dựng thành phố cung cấp, Hà Nội có 11 dự án với 13.995 căn nhà.

Trong đó, chung cư vẫn chiếm áp đảo với 8.798 căn tại 5 dự án. Đó là chung cư Z38.1, Z38.2, Z38M.1 thuộc lô đất F3-CH04 của dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes Park, cung cấp 1.836 căn; Chung cư Z34, U38 và U38A thuộc lô đất B6-CT01 của dự án Khu đô thị Gia Lâm, 2.461 căn; Chung cư U37A, U38A thuộc lô đất B6-CT02 và U37 thuộc lô đất B6-CT03 của dự án Khu đô thị Gia Lâm, 2.176 căn; Chung cư U26A, T26M, Z30 thuộc lô đất B4-CT01 của dự án Khu đô thị Gia Lâm, 1.733 căn; Công trình hỗn hợp văn phòng, thương mại, nhà ở tại ô đất TTDV03 thuộc Khu đô thị mới An Hưng, 592 căn chung cư.…

Bước sang năm 2025, dữ liệu từ nhiều đơn vị khảo sát thị trường cho thấy nguồn cung nhà ở Hà Nội không còn khan hiếm, nhưng giá nhà vẫn neo ở mức cao, nhất là loại hình căn hộ chung cư.

Trên thị trường sơ cấp quý 1/2025, giá bán chung cư sơ cấp đạt trung bình 79 triệu đồng/m², tăng 5% theo quý và 32% theo năm. Theo đó, 5 năm qua, giá bán sơ cấp được nhận định đã tăng trung bình 22% theo năm. Đông Anh ghi nhận mức tăng giá cao nhất, đạt 42% theo năm; Tây Hồ dẫn đầu giá sơ cấp với 185 triệu đồng/m² và đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng, đạt 40%/năm.

Còn thị trường thứ cấp, giá bán trung bình đạt 60 triệu đồng/m², giảm 1% theo quý nhưng tăng 41% theo năm. Chênh lệch giữa giá sơ cấp và thứ cấp cao nhất ở các dự án hạng A (52%), tiếp sau là hạng B (21%).

Từ diễn biến thực tế của thị trường, các đơn vị nhận định những căn hộ có giá trên 4 tỷ đồng chiếm 50% tổng số lượng căn bán được, tăng đáng kể từ mức 6% trong năm 2021; căn hộ có giá từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng chiếm 50% và không có căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng.

-Thanh Xuân

]]>Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - Chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại C#225;c nh#224; đầu tư bất động sản thương mại đang chuyển d#242;ng vốn sang những khu đ#244; thị t#237;ch hợp, nơi c#243; hạ tầng đồng bộ, cộng đồng cư d#226;n chất lượng v#224; tiềm năng sinh lời r#245; rệt. Khu Đ#244;ng v#224; T#226;y H#224; Nội - hai khu vực sở hữu hạ tầng ph#225;t triển c#249;ng cộng đồng d#226;n cư văn minh - đ#227; trở th#224;nh t#226;m điểm thu h#250;t đầu tư...Wed, 23 Apr 2025 03:13:51 GMT/he-sinh-thai-tien-ich-da-tang-chia-khoa-nang-tam-bat-dong-san-thuong-mai.htm/he-sinh-thai-tien-ich-da-tang-chia-khoa-nang-tam-bat-dong-san-thuong-mai.htmBất động sảnCác nhà đầu tư bất động sản thương mại đang chuyển dòng vốn sang những khu đô thị tích hợp, nơi có hạ tầng đồng bộ, cộng đồng cư dân chất lượng và tiềm năng sinh lời rõ rệt. Khu Đông và Tây Hà Nội - hai khu vực sở hữu hạ tầng phát triển cùng cộng đồng dân cư văn minh - đã trở thành tâm điểm thu hút đầu tư...

Tại đây, hệ sinh thái tiện ích không chỉ nâng cao chất lượng sống của cư dân mà còn mang lại tiềm năng sinh lời bền vững cho các mặt bằng thương mại dịch vụ.

HỆ SINH THÁI TIỆN ÍCH ĐA TẦNG - BẢO CHỨNG GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN THƯƠNG MẠI

Tại các đại đô thị ở khu Đông và Tây Hà Nội, nơi hạ tầng giao thông phát triển và quy hoạch đồng bộ, hệ sinh thái tiện ích đa tầng không chỉ nâng cao trải nghiệm sống mà còn tái định nghĩa giá trị thời gian và sự tiện nghi cho cư dân. Từ siêu thị, quán cà phê, nhà hàng, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim đến bệnh viện, trường học,… tất cả tạo nên một hệ sinh thái khép kín, trọn vẹn.

Nhu cầu sống gắn liền với tiện ích và xu hướng tiêu dùng tại chỗ đã thúc đẩy tỷ lệ lấp đầy ấn tượng tại các mặt bằng thương mại trong các khu đô thị tích hợp. Theo báo cáo của JLL Việt Nam (quý 2/2024), các dự án sở hữu hệ sinh thái tiện ích đầy đủ thường đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80-85%, vượt trội so với các cửa hàng mặt phố.

Trong 5 năm qua, giá trị bất động sản thương mại tại đây tăng trung bình 15% nhờ nguồn cầu ổn định và cộng đồng cư dân đông đảo. Đặc biệt, các vị trí đắc địa gần trường học, bệnh viện, khu vui chơi luôn được săn đón nhờ khả năng khai thác lâu dài và tiềm năng sinh lời bền vững.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường ngày càng chú trọng chất lượng sống, các dự án tích hợp tiện ích đa tầng ghi điểm nhờ khả năng kiến tạo cộng đồng, nơi cư dân không chỉ “ở” mà còn “sống” và “kết nối”. Đây chính là lợi thế cạnh tranh giúp các shop thương mại dịch vụ trong các khu đô thị “all-in-one” hiện đại luôn giữ được sức hút mạnh mẽ trên thị trường.

Hệ tiện iacute;ch tiacute;ch hợp tại dự aacute;n Lumi Hanoi đaacute;p ứng nhu cầu giải triacute;, mua sắm vagrave; ẩm thực chỉ trong vagrave;i phuacute;t di chuyển.
Hệ tiện ích tích hợp tại dự án Lumi Hanoi đáp ứng nhu cầu giải trí, mua sắm và ẩm thực chỉ trong vài phút di chuyển.

CƠ HỘI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN THƯƠNG MẠI TẠI LUMI HANOI VÀ THE SENIQUE HANOI

Nằm trong các khu đô thị và dự án tích hợp được quy hoạch bài bản, các shop thương mại dịch vụ (shop TMDV) tại Lumi Hanoi và The Senique Hanoi sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội, cả về tiềm năng sinh lời lẫn giá trị phát triển dài hạn. Các mặt bằng thương mại tại hai dự án này không chỉ phục vụ cư dân nội khu mà còn là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái tiện ích chung của toàn khu đô thị và các dự án lân cận.

Được ví như biểu tượng của cuộc sống hiện đại phía Đông Thủ đô, The Senique Hanoi - dự án khép kín đầu tiên tại khu Đông - mang đến không gian sống “trọn chất tinh hoa” với hơn 100 tiện ích độc bản, được thiết kế riêng cho cộng đồng cư dân Senite.

Từ các tiện ích thể thao, nghỉ dưỡng đẳng cấp đến hệ thống mua sắm, tiêu dùng tại các shop thương mại dịch vụ dưới chân tòa nhà, tất cả được kết nối hài hòa, kiến tạo một hệ sinh thái sống toàn diện. Vì vậy, các shop thương mại dịch vụ tại The Senique Hanoi là mắt xích quan trọng trong chuỗi trải nghiệm sống trọn vẹn của gần 10.000 cư dân tinh hoa tại đây.

Shop thương mại dịch vụ tại The Senique Hanoi sở hữu diện tiacute;ch linh hoạt từ 66-201msup2;, với đa dạng mocirc; higrave;nh kinh doanh, phục vụ mọi nhu cầu của cư dacirc;n.
Shop thương mại dịch vụ tại The Senique Hanoi sở hữu diện tích linh hoạt từ 66-201m², với đa dạng mô hình kinh doanh, phục vụ mọi nhu cầu của cư dân.

Tương tự, tại phía Tây, dự án khép kín Lumi Hanoi kiến tạo không gian sống hiện đại với bộ sưu tập tiện ích đa dạng, trong đó có hệ thống shop thương mại dịch vụ chân đế. Sự tích hợp này không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của cư dân mà còn mở ra cơ hội kinh doanh bền vững cho nhà đầu tư.

Hơn nữa, việc quy hoạch tiện ích theo mô hình trải nghiệm đa tầng – tích hợp nhiều dịch vụ phục vụ các nhu cầu khác nhau trong cùng một không gian – giúp tăng thời gian lưu lại và tần suất quay lại của khách hàng, tạo hiệu ứng lan tỏa.

Sự bổ trợ giữa các tiện ích tạo ra dòng chảy tiêu dùng ổn định, tối ưu hiệu suất khai thác shop thương mại dịch vụ tại Lumi Hanoi, từ đó giảm thiểu rủi ro trống mặt bằng - một bài toán khó của nhà đầu tư bất động sản thương mại.

Với 9 tograve;a thaacute;p, gần 20,000 cư dacirc;n tương lai sinh sống, Shop thương mại dịch vụ Lumi Hanoi lagrave; lựa chọn khởi sinh kinh doanh an toagrave;n dagrave;nh cho caacute;c nhagrave; đầu tư sagrave;nh sỏi.
Với 9 tòa tháp, gần 20,000 cư dân tương lai sinh sống, Shop thương mại dịch vụ Lumi Hanoi là lựa chọn khởi sinh kinh doanh an toàn dành cho các nhà đầu tư sành sỏi.

Các shop thương mại dịch vụ tại Lumi Hanoi còn sở hữu tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ vị trí chiến lược trên trục Đại lộ Thăng Long - tuyến giao thông huyết mạch phía Tây Hà Nội. Đây không chỉ là hành lang phát triển đô thị năng động mà còn kết nối trực tiếp đến các khu đô thị lớn như Smart City, Geleximco, Splendora,… nơi tập trung đông đảo khách hàng tiềm năng thuộc giới chuyên gia, doanh nhân và trí thức có mức chi tiêu cao, giúp tối ưu hóa doanh thu.

Đặc biệt, nguồn cung mặt bằng khan hiếm - chỉ 60 shop thương mại dịch vụ tại Lumi Hanoi và 24 shop thương mại dịch vụ tại The Senique Hanoi - càng gia tăng tính độc bản và giá trị của các sản phẩm này. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào tiềm năng tăng giá trị dài hạn khi khu Đông và Tây Hà Nội ngày càng khẳng định vai trò trung tâm kinh tế, thương mại mới của Thủ đô.

Có thể nói, hệ sinh thái tiện ích đa tầng không chỉ nâng cao chất lượng sống của cư dân mà còn là chìa khóa gia tăng giá trị bất động sản thương mại. Với những đặc điểm vượt trội, các shop thương mại dịch vụ tại The Senique Hanoi và Lumi Hanoi hứa hẹn trở thành mô hình kinh doanh an toàn và bền vững cho các nhà đầu tư.

-Khánh Huyền

]]>Thành phố Huế sắp có thêm nhiều đô thị lớnC#225;c khu đ#244; thị mới n#224;y đ#243;ng vai tr#242; quan trọng trong việc cụ thể h#243;a c#225;c định hướng ph#225;t triển kh#244;ng gian, hạ tầng kỹ thuật theo kế hoạch Điều chỉnh Quy hoạch chung th#224;nh phố Huế đến năm 2030, tầm nh#236;n đến năm 2050.Wed, 23 Apr 2025 01:58:38 GMT/thanh-pho-hue-sap-co-them-nhieu-do-thi-lon.htm/thanh-pho-hue-sap-co-them-nhieu-do-thi-lon.htmDoanh nghiệpCác khu đô thị mới này đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa các định hướng phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật theo kế hoạch Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Xây dựng thành phố Huế vừa có văn bản gửi Sở Tài chính nhằm xác định và trình UBND thành phố Huế chấp thuận tài khoản chủ đầu tư cho dự án khu đô thị tại địa bàn phường Dương Nỗ, phường Phú Thượng (quận Thuận Hóa) và xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang).

Dự án được triển khai tại Khu C – Khu đô thị mới An Vân Dương, với tổng diện tích đất sử dụng 150,08 ha, do Sở Xây dựng TP Huế làm đơn vị trình. Theo Sở Xây dựng thành phố Huế, dự án sẽ hình thành khu đô thị với quy mô dân số dự kiến 9.780 người, bao gồm 2.700 căn nhà ở, 3 khu dịch vụ cao tầng, 2 khu dịch vụ thấp tầng, cùng hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ.

Các công trình công cộng trong dự án gồm: trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, công viên cây xanh, quảng trường, cùng với các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong khu đô thị mới.

Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án dự kiến hơn 19.700 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị tư vấn phải đảm bảo tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư để đảm bảo năng lực tài chính thực hiện.

Theo kế hoạch, sau khi được UBND thành phố Huế chấp thuận tài khoản chủ đầu tư, dự án sẽ bước vào giai đoạn tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Quý II/2025, ký kết hợp đồng vào Quý IV/2025. Khởi công xây dựng vào quý I/2026, dự kiến hoàn thiện và đưa toàn bộ dự án vào khai thác sử dụng trong quý I/2034.

Tổng thời gian thực hiện không quá 96 tháng (8 năm), trong đó, thời gian hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật không quá 36 tháng kể từ ngày Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Sở Xây dựng cũng đã đề xuất yêu cầu nhà đầu tư phải dành tối thiểu 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động và các đối tượng chính sách xã hội.

Tiếp đến, UBND thành phố Huế vừa ban hành Quyết định số 837/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu vực Phú Thuận, huyện Phú Vang, thành phố Huế.

Theo đó, khu vực lập quy hoạch có diện tích khoảng 715,24 ha, gồm toàn bộ phạm vi xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, thành phố Huế. Khu vực quy hoạch có dân số hiện trạng khoảng 7.621 người và dân số quy hoạch đến năm 2045 khoảng 10.700 người.

Ranh giới cụ thể có phía Đông Bắc giáp biển Đông; phía Tây Bắc giáp phường Thuận An, quận Thuận Hóa; phía Tây Nam giáp đầm phá Tam Giang; phía Đông Nam giáp xã Phú Hải.

Về phân khu chức năng, các khu chức năng được bố trí đảm bảo liên kết bằng các hệ thống giao thông kết nối. Trên cơ sở cấu trúc đô thị, tiềm năng phát triển của khu vực quy hoạch, không gian toàn phân khu được định hướng thành 5 khu vực với tính chất và chức năng.

Khu vực 1 - Khu trung tâm Phú Thuận (Quy mô diện tích gần 100 ha): Là khu vực trung tâm hành chính kết hợp các khu ở làng xóm hiện hữu và khu dân cư phát triển mới, gắn với các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, cảnh quan tự nhiên kết hợp du lịch sinh thái.

Khu vực 2 - Khu đô thị Tây Bắc gắn với làng Hòa Duân (Quy mô diện tích khoảng 74 ha): Là khu dân cư hiện hữu, làng nghề truyền thống, kết hợp với phát triển mới các khu chức năng du lịch - dịch vụ và đô thị sinh thái đa chức năng, theo hướng bền vững với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ.

Khu vực 3 - Khu dịch vụ - du lịch ven biển Phú Thuận (Quy mô diện tích gần 96 ha): Là khu vực phát triển với các chức năng du lịch - dịch vụ và nghỉ dưỡng sinh thái đa chức năng, theo hướng bền vững; Cải tạo, chỉnh trang nâng cấp khu vực hiện hữu, phát triển du lịch cộng đồng.

Khu vực 4 - Khu dịch vụ du lịch Cồn Sơn (Quy mô diện tích khoảng 50 ha): Là khu vực phát triển mới với các chức năng du lịch - dịch vụ và nghỉ dưỡng sinh thái, theo hướng bền vững.

Khu vực 5 - Khu vực Phá Tam Giang (Quy mô diện tích gần 397 ha): Là khu vực khai thác du lịch mặt nước, bảo tồn các giá trị cảnh quan, bảo tồn hệ sinh thái Phá Tam Giang.

-Nguyễn Thuấn

]]>Bình Định đấu giá đất nhiều nơi trong tháng 4 và 5/2025Tỉnh B#236;nh Định vừa th#244;ng tin về việc đấu gi#225; quyền sử dụng đất tại nhiều nơi v#224;o th#225;ng 4 v#224; 5/2025. Trong đ#243;, c#243; khu đất thực hiện dự #225;n#160;Điểm số 2 (2-1), Khu du lịch biển Nhơn L#253; - C#225;t Tiến thuộc huyện Ph#249; C#225;t, quy m#244; 28,3ha; 174 l#244; đất, diện t#237;ch 21.687,6m2 ở huyện Tuy Phước…Tue, 22 Apr 2025 07:26:04 GMT/binh-dinh-dau-gia-dat-nhieu-noi-trong-thang-4-va-5-2025.htm/binh-dinh-dau-gia-dat-nhieu-noi-trong-thang-4-va-5-2025.htmBất động sảnTỉnh Bình Định vừa thông tin về việc đấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều nơi vào tháng 4 và 5/2025. Trong đó, có khu đất thực hiện dự án Điểm số 2 (2-1), Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến thuộc huyện Phù Cát, quy mô 28,3ha; 174 lô đất, diện tích 21.687,6m2 ở huyện Tuy Phước…

Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bình Định cho biết khu đất thực hiện dự án Điểm số 2 (2-1), Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến, được quy hoạch với loại hình lưu trú nghỉ dưỡng biển, nhà hàng, khu vui chơi giải trí biển và các dịch vụ phụ trợ khác, có quy mô hơn 28,3ha, thuộc địa bàn xã Cát Chánh, huyện Phù Cát (trong Khu kinh tế Nhơn Hội).

Hình thức giao đất là nhà nước cho thuê đất trả tiền 1 lần cho cả thời gian thuê theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Cụ thể, đối với phần diện tích đất thương mại, dịch vụ (đất dịch vụ biển; đất dịch vụ; đất khách sạn đa năng; nhà hàng biển; đất biệt thự du lịch; đất cây xanh, mặt nước cảnh quan, sân vườn nội bộ trừ đất cây xanh CX8; đất công viên biển công cộng) 200.715,43m2, đất bãi đỗ xe 3.365,95m2 và đất giao thông 32.953,73m2: Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê; thời hạn sử dụng đất là 50 năm.

Đối với phần diện tích đất cây xanh (CX8) 6.890,32m2 và đất bãi cát, mặt nước 39.311,20m2 không giao, không cho thuê và không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhà đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt, cải tạo, duy tu bảo dưỡng và sử dụng chung với cộng đồng.

Theo đó, khu đất thực hiện dự án Điểm số 2 (2-1), Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến có giá khởi điểm hơn 220 tỷ đồng, bước giá 4,41 tỷ đồng; tiền đặt trước tham gia đấu giá hơn 44 tỷ đồng.

Thời gian nộp hồ sơ tham gia đấu giá chậm nhất là ngày 7/5. Sau khi sơ tuyển hồ sơ điều kiện năng lực tham gia đấu giá, nhà đầu tư đủ điều kiện và có nhu cầu tham gia đấu giá tài sản trên thì nộp (bỏ) phiếu trả giá gián tiếp vào thùng phiếu chậm nhất là ngày 19/5. Thời gian tổ chức phiên đấu giá diễn ra vào ngày 22/5/2025 tại Hội trường Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản số 37 Phan Đình Phùng, TP. Quy Nhơn.

Ngoài ra, Công ty Đấu giá Hợp danh Bình Phú có địa chỉ thuộc phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, cũng thông tin về việc đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu dân cư đường vành đai phía Tây Nam thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước; với tổng số 174 lô đấu giá, diện tích 21.687,6m2. Đơn vị có tài sản đấu giá này là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước. Cụ thể, ngày 29/4/2025 sẽ tiến hành đấu giá 45 lô đất; ngày 28/5/2025 là 55 lô đất; phiên ngày 15/5/2025 là 54 lô đất; ngày 22/5/2025 là 20 lô đất tại Nhà thi đấu chợ Gò, huyện Tuy Phước.

Trước đó, Công ty Đấu giá Hợp danh Bình Phú cũng triển khai đấu giá quyền sử dụng đất đối với 63 lô đất ở tại Khu dân cư thôn 2, xã Bình Nghi và Khu đô thị mới phía Nam quốc lộ 19, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn vào ngày 21/4/2025.

Theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025 đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý vừa được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt, Bình Định dự kiến thu được gần 4.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất.

Cụ thể, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Định có 40 quỹ đất đấu giá trong năm 2025 với 1.289 lô/thửa, tổng diện tích 45,37ha; dự kiến đấu giá thành công khoảng 836 lô gồm 822 lô đất ở. Tổng số tiền thu được là hơn 2.216 tỷ đồng.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định có 13 quỹ đất với tổng số lô 549 lô/thửa, tổng diện tích hơn 169ha. Trong năm 2025, dự kiến đấu giá thành công 160 lô. Tổng số tiền dự kiến thu được hơn 1.783 tỷ đồng.

Hiện, hai đơn vị trên đã được yêu cầu tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật quỹ đất năm 2024 còn lại và các quỹ đất năm 2025 để kịp thời thực hiện các thủ tục liên quan để trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất…

-Anh Khoa

]]>Hà Nội sắp có thêm một khu tổ hợp đẳng cấp quốc tếViệc triển khai dự #225;n Capital One nh#226;n dịp kỷ niệm 50 năm ng#224;y thống nhất đất nước l#224; bước đi cụ thể trong chiến lược t#225;i cấu tr#250;c v#224; định vị thương hiệu của Vinaconex trong ph#226;n kh#250;c bất động sản cao cấp, gắn liền với triết l#253; ph#225;t triển bền vững v#224; tr#225;ch nhiệm x#227; hội của Tổng c#244;ng ty trong kỷ nguy#234;n mới...Tue, 22 Apr 2025 07:25:00 GMT/ha-noi-sap-co-them-mot-khu-to-hop-dang-cap-quoc-te.htm/ha-noi-sap-co-them-mot-khu-to-hop-dang-cap-quoc-te.htmBất động sảnViệc triển khai dự án Capital One nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước là bước đi cụ thể trong chiến lược tái cấu trúc và định vị thương hiệu của Vinaconex trong phân khúc bất động sản cao cấp, gắn liền với triết lý phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của Tổng công ty trong kỷ nguyên mới...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2025), ngày 22/4/2025, Tổng công ty Cổ phần Vinaconex đã khởi công Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ dịch vụ và khách sạn tiêu chuẩn quốc tế (mang tên Capital One).

Dự án được đầu tư xây dựng trên diện tích hơn 11.700m2, thuộc khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai - một trong những khu vực phát triển mạnh về hạ tầng và đô thị của Hà Nội.

Với tổng mức đầu tư khoảng 3.900 tỷ đồng, Capital One được kiến tạo để trở thành một tổ hợp đa chức năng, gồm: trung tâm thương mại, văn phòng hạng A, căn hộ dịch vụ và khách sạn lưu trú hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Dự án có tổng diện tích sàn xây dựng gần 202.000m2, gồm 4 tầng hầm và khối 2 tòa tháp cao 30 tầng, mật độ xây dựng chỉ 40%, diện tích còn lại được dành cho cây xanh, không gian mở và tiện ích cộng đồng.

Trong đó, tháp A là tổ hợp chức năng đa dạng, bao gồm: khu trung tâm thương mại có diện tích lên tới 31.000m2, mang đến không gian mua sắm, giải trí hiện đại giữa lòng đô thị; khu vực văn phòng hạng A chiếm gần 52.500m2, được phát triển theo tiêu chuẩn LEED GOLD – một trong những chứng chỉ công trình xanh danh giá do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ cấp.

Còn tháp B được quy hoạch trở thành khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, với quy mô hơn 400 phòng nghỉ sang trọng, mang đến trải nghiệm lưu trú đẳng cấp giữa trung tâm đô thị sôi động.

Lấy cảm hứng từ vũ trụ bao la và hành trình tiến hóa không ngừng của nhân loại, các kiến trúc sư đến từ Raymond (Nhật Bản) kiến tạo cho Capital One những lớp không gian sống và làm việc đẳng cấp, đầy màu sắc, kết hợp giữa ánh sáng - chất liệu - tư duy kiến trúc đương đại.

“Khi bắt tay vào thiết kế Capital One, tôi và các cộng sự không chỉ nghĩ về một tòa nhà mà là một không gian sống – làm việc – nghỉ dưỡng mang tính nhân văn, truyền cảm hứng, kết nối con người với thiên nhiên, như một “vũ trụ thu nhỏ” giữa lòng thành phố hiện đại. Mỗi không gian được thiết kế như một phần của bản giao hưởng thị giác kết nối giữa thương mại – văn phòng – khách sạn với ngôn ngữ kiến trúc dung hòa giữa phong cách hiện đại và những “điểm chạm” văn hóa bản địa nhằm truyền tải tinh thần thanh lịch, trang nhã , hào sảng và giàu bản sắc của Hà Nội", ông Honda Tadakatsu, đại diện Raymond, chia sẻ.

 “Capital One được định hướng phát triển theo tiêu chuẩn LEED GOLD, tích hợp hệ kính Low-E, cảm biến ánh sáng tự động, hệ thống tái sử dụng nước mưa, sân vườn mái và không gian xanh dọc nhằm hiện thực hóa mục tiêu kiến trúc bền vững và thân thiện môi trường. Tôi tin rằng Capital One sẽ trở thành biểu tượng về tầm nhìn, hội nhập và khát vọng vươn tầm quốc tế của Hà Nội, cũng như là minh chứng cho sự hợp tác thành công giữa Việt Nam và Nhật Bản”, ông Honda Tadakatsu bày tỏ thêm.

Về phía chủ đầu tư, phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Đình Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vinaconex, nhấn mạnh: "Việc khởi công dự án Capital One vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước mang ý nghĩa hết sức đặc biệt. Capital One không chỉ là đơn thuần là một dự án đầu tư, mà còn là biểu tượng cho tầm nhìn chiến lược, tư duy đổi mới và khát vọng bứt phá, quyết tâm chinh phục những giới hạn mới. Chúng tôi kỳ vọng dự án sẽ tạo nguồn lực mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao tại khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội trong tương lai, đồng thời, góp phần định hình chuẩn mực sống mới cho cư dân nơi đây".

-Phan Nam

]]>416 doanh nghiệp môi giới bất động sản thiếu hụt nhân sự đạt chuẩnC#243; đến 416 doanh nghiệp m#244;i giới bất động sản phản #225;nh việc thiếu hụt nh#226;n sự đạt chuẩn khiến nhiều doanh nghiệp kh#244;ng thể tuyển đủ nh#226;n sự hợp ph#225;p, l#224;m ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch v#224; qu#225; tr#236;nh phục hồi thị trường…Tue, 22 Apr 2025 07:02:20 GMT/416-doanh-nghiep-moi-gioi-bat-dong-san-thieu-hut-nhan-su-dat-chuan.htm/416-doanh-nghiep-moi-gioi-bat-dong-san-thieu-hut-nhan-su-dat-chuan.htmBất động sảnCó đến 416 doanh nghiệp môi giới bất động sản phản ánh việc thiếu hụt nhân sự đạt chuẩn khiến nhiều doanh nghiệp không thể tuyển đủ nhân sự hợp pháp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch và quá trình phục hồi thị trường…

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa tổ chức hội thảo chuyên đề “Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản: Vướng ở đâu, Gỡ thế nào?”.

Tại sự kiện, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết hiện nay chúng ta đang chứng kiến một nút thắt về thể chế khi quy định đã có, nhưng hệ thống vận hành thì chưa được khơi thông. Các địa phương chưa tổ chức kỳ thi sát hạch, người học không biết nên học ở đâu là đúng chuẩn, trong khi doanh nghiệp không thể tuyển dụng đủ nhân sự có chứng chỉ hợp pháp để đảm bảo vận hành theo luật định.

KHỦNG HOẢNG XOAY QUANH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (VARS IRE) với khoảng 30.000 nhà môi giới, đến nay, có hơn 6.000 học viên hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn Thông tư 04 song chưa thể tham gia kỳ thi sát hạch, do vướng mắc trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi ở các tỉnh, thành.   

Đáng lưu ý, có đến 416 doanh nghiệp môi giới phản ánh việc thiếu hụt nhân sự đạt chuẩn dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể tuyển đủ nhân sự hợp pháp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch và quá trình phục hồi thị trường. 

Trước thực tế này, TS. Nguyễn Văn Đính nhận định trong ngành môi giới bất động sản đang xảy ra một cơn “bão ngầm”. Đó chính là sự khủng hoảng xoay quanh chứng chỉ hành nghề - nơi người hành nghề bị mắc kẹt giữa kỳ vọng tuân thủ pháp luật và thực tế không có lối đi rõ ràng, đã âm ỉ, dai dẳng và kéo dài từ lâu. 

Thực tế, khảo sát từ VARS IRE cho thấy có đến 89% lực lượng môi giới bất động sản hiện nay chưa có chứng chỉ hành nghề, hoặc chứng chỉ đã hết hiệu lực. Trong đó, 51,8% chưa có chứng chỉ và chưa từng qua đào tạo; 24;1% đã qua đào tạo nhưng chưa có chứng chỉ; 12,8% có chứng chỉ nhưng đã hết hiệu lực; chỉ 11,3% đang sở hữu chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực.

“Điều đó phản ánh thực trạng đáng lo ngại về tính pháp lý hành nghề và cũng đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc chuẩn hóa đội ngũ, tăng cường đào tạo và minh bạch hóa quy trình tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ”, ông Đính nhận định.

Cũng theo vị chuyên gia này, có đến 93% người bày tỏ mong muốn tham gia kỳ thi sát hạch, thể hiện mức độ quan tâm rất cao đến việc tuân thủ quy định pháp luật và nhu cầu được chuẩn hóa kiến thức hành nghề. Đây là tín hiệu tích cực, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức kỳ thi một cách bài bản, linh hoạt. Đồng thời, cần xem xét khả năng tổ chức theo hình thức trực tuyến để đáp ứng xu hướng số hóa và nhu cầu rộng rãi của lực lượng môi giới.

CẦN ĐƯA RA GIẢI PHÁP THỰC TIỄN

Tuy nhiên, ông Đính cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm là cần thiết, nhưng song song với đó, nên tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng môi giới bất động sản được hành nghề đúng quy định. Trước khi thanh tra hãy tạo ra lối đi và giải pháp thực tiễn, cụ thể và khả thi để tháo gỡ cho hàng chục ngàn môi giới đang bị mắc kẹt trong "vùng mù" pháp lý.

Đồng quan điểm, TS. Trần Xuân Lượng, Phó Viện trưởng VARS IRE lưu ý thị trường đang tồn tại một nghịch lý là đội ngũ môi giới chưa được cấp chứng chỉ, doanh nghiệp chưa có nhân lực đạt chuẩn, nhưng lại không thể tổ chức thi. Vì vậy, nếu không sớm tháo gỡ, tình trạng “bế tắc pháp lý” sẽ kéo dài.

Ông cũng thông tin thêm 88% người học chia sẻ họ không rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thi tại địa phương, điều này thể hiện sự chồng chéo trong phối hợp giữa các bên. 

Đặc biệt, đại diện VARS IRE còn nhấn mạnh vai trò của lực lượng môi giới bất động sản như một “mắt xích quan trọng đối với chuỗi giao dịch và phân phối sản phẩm ra thị trường”. Theo đó, nếu thiếu sự phối hợp để nhanh chóng triển khai kỳ thi, thì có thể ảnh hưởng đến hệ thống cung - cầu trên thị trường.

“Việc chậm trễ trong khâu sát hạch không chỉ là vướng mắc kỹ thuật mà là “điểm nghẽn trong chuỗi vận hành của thị trường”, kéo theo nguy cơ đóng băng nhân lực, đình trệ phục hồi. Muốn tháo gỡ điểm nghẽn này, cần một cơ chế điều phối hiệu quả với trách nhiệm được phân định rõ ràng, cùng sự đồng lòng và quyết tâm hành động từ cả cấp trung ương và địa phương”, vị chuyên gia lưu ý.

Phân tích tại hội thảo, TS. Trần Xuân Lượng tiếp tục chỉ rõ vấn đề không nằm ở năng lực tổ chức, mà ở sự thiếu đồng bộ trong chỉ đạo và thực thi, bởi khi các địa phương tiếp tục chờ nhau hoặc lo ngại trách nhiệm, thì kỳ thi sát hạch vẫn mãi chỉ nằm trên giấy.

Theo các chuyên gia, để tháo gỡ điểm nghẽn trong công tác tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, Bộ Xây dựng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể giúp UBND các tỉnh, thành phố có cơ sở triển khai kỳ thi tuân thủ đúng quy định pháp luật. 

Bên cạnh đó, cũng cần cho phép các đơn vị đào tạo đủ điều kiện được phối hợp tổ chức kỳ sát hạch; đồng thời, đề xuất xây dựng hệ thống thi trực tuyến hoặc liên tỉnh, nhằm giảm tải áp lực cho từng địa phương và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong toàn hệ thống. 

Việc xây dựng một cơ chế phối hợp linh hoạt, liên thông và hiệu quả giữa các bên liên quan, là tiền đề rất quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ môi giới bất động sản, nhằm góp phần phát triển thị trường minh bạch, chuyên nghiệp và bền vững trong thời gian tới. 

-Hoàng Bách

]]>Ninh Bình sắp đấu giá 2 mỏ khoáng sảnHai mỏ kho#225;ng sản sẽ tổ chức đấu gi#225; bằng bỏ phiếu trực tiếp. Doanh nghiệp c#243; thể khai th#225;c lộ thi#234;n 2 mỏ n#224;y...Tue, 22 Apr 2025 03:22:51 GMT/ninh-binh-sap-dau-gia-2-mo-khoang-san.htm/ninh-binh-sap-dau-gia-2-mo-khoang-san.htmBất động sảnHai mỏ khoáng sản sẽ tổ chức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp. Doanh nghiệp có thể khai thác lộ thiên 2 mỏ này...

UBND tỉnh Ninh Bình vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh năm 2025. 

Mỏ khoáng sản đầu tiên là mỏ đất, đá đồi Lau (đồi Đẽm Gió) thuộc xã Phú Long, huyện Nho Quan. Đây là mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp có diện tích 6,38 ha đã được UBND tỉnh cấp Giấy phép thăm dò năm 2020 và phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò.

Trữ lượng địa chất được phê duyệt gần 2,1 triệu m3. Diện tích đất công trình phụ trợ dự kiến là 0,67 ha. Hiện trạng sử dụng đất của khu vực mỏ là đất rừng sản xuất của hộ gia đình. Thời gian hoàn thành việc đấu giá thực hiện xong trong Quý II/2025.

Mỏ khoáng sản thứ 2 sẽ được tổ chức đấu giá trong năm 2025 là mỏ đá khu vực núi Mán Dốc và núi Tròn thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Đây là mỏ đá làm vật liệu xây dựng có diện tích 21 ha nằm trong phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản được đưa vào quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện trạng sử dụng đất là đất núi đá không có rừng cây; đất bằng chưa sử dụng; đất nghĩa trang do UBND xã Yên Lâm quản lý; đất bằng trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản do hộ gia đình sử dụng. Thời gian hoàn thành việc đấu giá thực hiện xong trước ngày 15/8/2025.

Hai mỏ khoáng sản sẽ được UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên. Cả hai mỏ khoáng sản này đều có thể khai thác theo phương pháp lộ thiên.

UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Nông nghiệp và Môi trường lập hồ sơ mời tham gia đấu giá; đăng tải thông tin và bán hồ sơ mời tham gia đấu giá tại trụ sở.

Toàn tỉnh Ninh Bình hiện có hơn 70 mỏ khoáng sản đang hoạt động. Bên cạnh các lợi ích phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, thì khai thác và chế biến khoáng sản ở một số nơi cũng gây nhiều tác động xấu đến môi trường.

Do đó, để bảo đảm công tác môi trường trong quá trình khai thác, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các sở, ngành địa phương nơi có các điểm mỏ, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị khai thác trên địa bàn, nhất là công tác môi trường tại các điểm mỏ.

-Nguyễn Thuấn

]]>Thủ tướng: Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có ít nhất 1.300 km cao tốc vào năm 2030Thủ tướng nhấn mạnh việc ph#225;t triển hạ tầng, c#225;c phương thức vận tải tại Đồng bằng s#244;ng Cửu Long phải đồng bộ. Phấn đấu đến năm 2030 khu vực n#224;y#160;c#243; #237;t nhất 1.300 km cao tốc, c#249;ng với loạt s#226;n bay, cảng biển, đường sắt được đầu tư mở rộng…Tue, 22 Apr 2025 03:16:00 GMT/thu-tuong-dong-bang-song-cuu-long-phan-dau-co-it-nhat-1-300-km-cao-toc-vao-nam-2030.htm/thu-tuong-dong-bang-song-cuu-long-phan-dau-co-it-nhat-1-300-km-cao-toc-vao-nam-2030.htmĐầu tưThủ tướng nhấn mạnh việc phát triển hạ tầng, các phương thức vận tải tại Đồng bằng sông Cửu Long phải đồng bộ. Phấn đấu đến năm 2030 khu vực này có ít nhất 1.300 km cao tốc, cùng với loạt sân bay, cảng biển, đường sắt được đầu tư mở rộng…

Chiều 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Giải quyết thông suốt tất cả các phương thức giao thông đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thoát nghèo, phát triển. Do đó, chúng ta phải quyết tâm thực hiện, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành mục tiêu đề ra”

TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 1.256 km đường bộ, bao gồm 3 tuyến cao tốc trục dọc và 3 tuyến đường bộ cao tốc trục ngang.

Đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành 121 km đường bộ cao tốc trục dọc gồm Bến Lức - Trung Lương - Mỹ Thuận chiều dài 91 km, Mỹ Thuận - Cần Thơ chiều dài 23 km và cầu Mỹ Thuận 2 chiều dài 7 km.

Giai đoạn 2021 - 2025 triển khai 10 dự án, dự án thành phần đường bộ cao tốc với chiều dài 432 km. Thời gian tới, sẽ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư thêm khoảng 703 km, trong đó có dự án Cà Mau - Đất Mũi 90km.

Sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo, sát sao kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các dự án đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; các khó khăn, vướng mắc về vật liệu xây dựng cũng cơ bản được xử lý. Nhờ đó, các dự án đang được triển khai tương đối thuận lợi.

Trong đó, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài 110 km đang được thúc đẩy tiến độ, sẽ hoàn thành năm 2025. Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191 km sẽ hoàn thành trong tháng 7/2026.

Đối với cao tốc Cao Lãnh - An Hữu hoàn thành năm 2027; cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh sẽ khởi công vào tháng 6/2025. Cao tốc Cao Lãnh - Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ hoàn thành trong năm 2025.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có tiến độ hoàn thành năm 2025. Dự án cầu Rạch Miễu 2 tiến độ hoàn thành năm 2025.

Về hàng không, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 4 cảng hàng không gồm: Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá và Phú Quốc. Về đường sắt, Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch 1 tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, chiều dài 174 km, lộ trình đầu tư trước năm 2030. Hiện đang nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch đoạn tuyến kết nối thành phố Cần Thơ - thành phố Cà Mau.

Theo quy hoạch hàng hải, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 cảng biển gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Cùng với đó, hệ thống đường thủy nội địa đang triển khai mạnh, với nhiều dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics qua các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai; dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền qua tỉnh Đồng Tháp; chuẩn bị đầu tư nâng cấp tuyến vận tải thủy Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau…

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, cùng sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, đặc biệt là người dân vùng dự án đã chấp nhận hy sinh nơi ở, sinh kế... các dự án hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai đúng tiến độ. Trong bối cảnh đặc biệt, với nỗ lực và cách làm đặc biệt, kết quả đạt được đến nay đã vượt mục tiêu đề ra”.

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CÓ ÍT NHẤT 1.300 KM CAO TỐC VÀO NĂM 2030

Thủ tướng nêu rõ 3 yêu cầu lớn với các dự án là phải kịp và vượt tiến độ; bảo đảm và nâng cao chất lượng; không đội vốn, đội giá; đồng thời không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm vệ sinh, hoàn nguyên môi trường. Thủ tướng chỉ đạo ngay trong tuần tới, Bộ Xây dựng hướng dẫn xong việc triển khai các biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ để rút ngắn thời gian gia tải, rút ngắn thời gian thi công.

Về nguyên vật liệu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hướng dẫn về điều phối cát sau khi dỡ tải từ dự án này sang dự án khác cũng như phương án điều chuyển các mỏ đang còn trữ lượng nhưng không còn nhu cầu khai thác cho dự án khác.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, các cơ quan thu xếp, đáp ứng đủ vốn cho các dự án, Thủ tướng nhấn mạnh cả 3 vấn đề kỹ thuật, nguyên vật liệu và vốn đều đã được giải quyết, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục trực tiếp chỉ đạo xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan.

Thủ tướng yecirc;u cầu cần lagrave;m nhiều hơn, tốt hơn, mạnh mẽ hơn,
Thủ tướng yêu cầu cần làm nhiều hơn, tốt hơn, mạnh mẽ hơn, "thần tốc hơn nữa, táo bạo hơn nữa" theo tinh thần Đại thắng mùa Xuân năm 1975 trong phát triển hạ tầng giao thông tại ĐBSCL - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng biểu dương các địa phương như Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương đã phối hợp cung ứng đủ vật liệu san lấp cho các dự án còn thiếu nguồn.

Đồng thời, yêu cầu cần làm mạnh mẽ, thần tốc, táo bạo hơn nữa trong phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long, lấy tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975 làm động lực, hướng tới phát triển hạ tầng đồng bộ, kết nối thông suốt các phương thức vận tải để khu vực thoát nghèo bền vững.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo hết nhiệm kỳ này, Đồng bằng sông Cửu Long có 600 km cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300 km cao tốc, cao hơn dự kiến trước đây gần 100km.

Về hàng không, tiến hành mở rộng sân bay Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, các địa phương phát huy tinh thần chủ động, tiến hành giải phóng mặt bằng.

Về đường biển, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể trong triển khai các dự án cảng lớn gồm Cái Cui, Trần Đề, Hòn Khoai. Về đường sông, quy hoạch đã có, Bộ Xây dựng thiết kế mẫu các cảng thủy nội địa, các tỉnh rà soát, chủ động, quyết định các dự án theo thẩm quyền. Tinh thần là Trung ương chỉ triển khai các dự án lớn kết nối vùng, kết nối quốc gia, quốc tế.

Về đường sắt, Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị khởi công đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trong năm 2027, Cần Thơ - Cà Mau trong năm 2028.

Thủ tướng nhấn mạnh cần phát triển đồng bộ các phương thức giao thông tại đồng bằng sông Cửu Long với tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ”; “cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng thắng, cùng chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và tự hào khi có thành quả”.

-Thanh Thủy

]]>Thành lập quỹ về phát triển nhà ở là có cơ sởViệc th#224;nh lập một quỹ về ph#225;t triển nh#224; ở để thực hiện nhiệm vụ ph#225;t triển nh#224; ở x#227; hội, nh#224; ở cho c#244;ng nh#226;n, người dưới 35 tuổi thu#234; mua, mua nh#224; ở… được nhận định l#224; c#243; cơ sở ch#237;nh trị, cơ sở ph#225;p l#253; v#224; cơ sở thực tiễn…Tue, 22 Apr 2025 02:23:34 GMT/thanh-lap-quy-ve-phat-trien-nha-o-la-co-co-so.htm/thanh-lap-quy-ve-phat-trien-nha-o-la-co-co-so.htmBất động sảnViệc thành lập một quỹ về phát triển nhà ở để thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người dưới 35 tuổi thuê mua, mua nhà ở… được nhận định là có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn…

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa họp với các bộ, ngành liên quan về việc nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nhà ở, bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thuê, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi thuê, mua….

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng cho biết, triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trao đổi ở cấp kỹ thuật với Bộ Xây dựng để xác định các tồn tại trong việc phát triển nhà ở xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính có văn bản báo cáo lãnh đạo Chính phủ về việc nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.

 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP

Còn trước đó, ngày 24/5/2024, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở trong tình hình mới.

Triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 927/QĐ-TTg, trong đó, giao Bộ Tài chính chủ trì “nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp để phát triển nhà ở xã hội dài hạn, bền vững”; Bộ Xây dựng chủ trì “nghiên cứu thành lập, thiết lập cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư phát triển nhà ở xã hội”.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 8/1/2025, theo Thứ trưởng Hồ Sỹ Hùng, Bộ Tài chính cũng có tờ trình báo cáo lãnh đạo Chính phủ về Đề án nghiên cứu định chế tài chính phục vụ phát triển nhà ở xã hội. Tại tờ trình này, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát toàn bộ quy định của pháp luật về cơ chế tài chính phát triển nhà ở xã hội.

Cụ thể, hiện nay, ở trung ương cũng như địa phương đều có các định chế tài chính, cơ chế chính sách cho vay ưu đãi đối với việc phát triển nhà ở xã hội, bên cạnh các chương trình tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất thời gian qua là nguồn vốn cho vay ưu đãi hạn hẹp.

Vì vậy, nhằm đảm bảo triển khai khả thi, nhanh và hiệu quả, Bộ Tài chính đề xuất thay vì thành lập định chế tài chính mới, thì sử dụng hệ thống định chế tài chính hiện có để thực hiện cho vay phát triển nhà ở xã hội và kiến nghị trung ương, địa phương ưu tiên nguồn lực, cùng cơ chế hỗ trợ cho các định chế này mở rộng hoạt động cho vay nhà ở xã hội.

Ngoài ra, tại văn bản số 13848-CV/VPTW, ngày 18/3/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã đồng ý về chủ trương ban hành Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2025-2030; chỉ đạo tăng cường huy động các nguồn lực (kể cả ngân sách nhà nước và xã hội hóa) để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển nhà ở xã hội, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trước 2030.

Tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội quốc gia đang báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến quy định việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia để thực hiện nội dung về hỗ trợ kinh phí bồi thường, tái định cư; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội...

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ thực trạng đối với những vướng mắc liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến hỗ trợ kinh phí bồi thường, tái định cư; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hoạt động cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, tạo lập nhà ở xã hội; kinh nghiệm quốc tế phát triển nhà ở xã hội…

Trên cơ sở rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật và các định chế tài chính ở trung ương, địa phương, Bộ Tài chính trình phương án về cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và định hướng thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp tục trao đổi, thảo luận cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc thành lập quỹ; chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, quy mô, đối tượng phục vụ, cơ quan chủ quản, nguồn thành lập quỹ…. để quỹ hoạt động hiệu quả, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đề ra.

BỘ XÂY DỰNG QUẢN LÝ QUỸ Ở CẤP TRUNG ƯƠNG 

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc thành lập một quỹ về phát triển nhà ở để thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người dưới 35 tuổi thuê mua, mua nhà ở… là có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Do đó, thống nhất tên quỹ là “Quỹ phát triển nhà ở quốc gia”.

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là quỹ nhà nước ngoài ngân sách, do nhà nước thành lập (không trùng với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước).

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ ngân sách nhà nước cấp; sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại theo quy định; đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các nguồn hợp pháp khác.

Về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, mô hình quản lý của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia... Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ chức năng chính của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi… Quỹ phát triển nhà ở quốc gia có 2 cấp. Cấp trung ương do Bộ Xây dựng quản lý; ở địa phương, UBND cấp tỉnh quản lý.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp thu các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để hoàn thiện Đề án thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và dự thảo Nghị định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

-Thanh Xuân

]]>Hạ tầng và Du lịch: Động lực đưa bất động sản Hải Phòng bứt tốcTừ th#224;nh phố cảng c#244;ng nghiệp truyền thống, Hải Ph#242;ng đang chuyển m#236;nh mạnh mẽ nhờ chiến lược ph#225;t triển hạ tầng v#224; du lịch. Bất động sản Hải Ph#242;ng tho#225;t khỏi “giấc ngủ d#224;i”, vươn l#234;n như cực tăng trưởng mới, mang d#225;ng dấp c#225;c đ#244; thị hiện đại Đ#244;ng Nam #193;…Tue, 22 Apr 2025 00:33:48 GMT/ha-tang-va-du-lich-dong-luc-dua-bat-dong-san-hai-phong-but-toc.htm/ha-tang-va-du-lich-dong-luc-dua-bat-dong-san-hai-phong-but-toc.htmBất động sảnTừ thành phố cảng công nghiệp truyền thống, Hải Phòng đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ chiến lược phát triển hạ tầng và du lịch. Bất động sản Hải Phòng thoát khỏi “giấc ngủ dài”, vươn lên như cực tăng trưởng mới, mang dáng dấp các đô thị hiện đại Đông Nam Á…

Quý 1/2025, kinh tế Hải Phòng ghi dấu ấn với GRDP tăng 11,07% so với cùng kỳ, thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước. Hạ tầng là “đường băng” dẫn lối cho giai đoạn tăng trưởng mới. Quy hoạch đô thị mới Thủy Nguyên đến năm 2045 phá vỡ giới hạn, định vị Thủy Nguyên thành trung tâm kinh tế đa ngành vùng đồng bằng sông Hồng, mở rộng không gian phát triển cho Hải Phòng.

THƯỚC ĐO PHÁT TRIỂN

Năm 2024, Thủy Nguyên thu hút hơn 45.000 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhiều cây cầu mới như Hoàng Văn Thụ (nối Hồng Bàng, Ngô Quyền với Thủy Nguyên), Hàn, Đăng (kết nối Vĩnh Bảo, Tiên Lãng), và Bến Rừng (rút ngắn giao thương với Quảng Ninh) đã hoàn thiện hoặc hợp long. Cầu Dinh nối Thủy Nguyên với thị xã Kinh Môn (Hải Dương) cũng được đầu tư xây dựng.

Sân bay Cát Bi tăng gấp đôi công suất, cầu vượt biển thứ hai tại Lạch Huyện đang triển khai, đưa Hải Phòng thành “giao điểm quốc tế” trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các dự án hạ tầng kỹ thuật như Trung tâm chính trị - hành chính và Trung tâm hội nghị - biểu diễn tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên) đang gấp rút hoàn thành vào cuối tháng 4/2025.

Hạ tầng giao thông và các công trình này là “đường dẫn vốn”, thu hút dòng tiền đầu tư, nhân lực chất lượng cao, nhu cầu nhà ở và du lịch. Du lịch Hải Phòng sôi động với các sự kiện từ cuối tháng 4, kéo dài suốt mùa hè, như Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025, giao lưu nghệ thuật Trung Quốc - Hàn Quốc, và Vòng chung kết Hoa hậu Trái Đất Việt Nam 2025, biến thành phố thành điểm đến hấp dẫn.

HOANG HUY NEW CITY: ĐÔ THỊ LỄ HỘI THĂNG HẠNG CÙNG HẢI PHÒNG MỚI

Hải Phòng đặt mục tiêu đón 10 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025, trong đó 1,5 triệu lượt quốc tế, đạt tổng thu 12.400 tỷ đồng. Các địa danh như Cát Bà, Đồ Sơn, Thủy Nguyên đang được định vị lại với sự xuất hiện của các dự án bất động sản quy mô từ những chủ đầu tư uy tín.

Dự aacute;n Hoang Huy New City tiecirc;n phong mocirc; higrave;nh khu đocirc; thị lễ hội tại Thủy Nguyecirc;n. Nguồn: Hoagrave;ng Huy Group.
Dự án Hoang Huy New City tiên phong mô hình khu đô thị lễ hội tại Thủy Nguyên. Nguồn: Hoàng Huy Group.

Hoang Huy New City, tọa lạc tại trục phát triển trọng điểm Thủy Nguyên - trung tâm hành chính và đô thị mới của Hải Phòng, nổi bật như khu đô thị lễ hội tiên phong phía Bắc thành phố. Dự án tiếp giáp các tuyến đường huyết mạch như Hoàng Văn Thụ kéo dài, đường 359, trục Bắc Sông Cấm, dễ dàng kết nối trung tâm hiện hữu, khu công nghiệp và các đô thị vệ tinh.

Vị trí là “chỉ báo” tiềm năng, nhưng quy hoạch hạ tầng và trải nghiệm giữ vai trò “mỏ neo” thu hút cư dân. Hoang Huy New City lan tỏa nhịp sống qua các không gian mở, gắn kết cộng đồng. Hơn 300 tiện ích nội khu được thiết kế theo triết lý “mỗi bước chân - một điểm đến”, đáp ứng nhu cầu sống từ thể thao, giải trí, thương mại đến giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Hoang Huy New City sở hữu hơn 300 tiện iacute;ch đaacute;p ứng toagrave;n diện mọi nhu cầu của cư dacirc;n. Nguồn: Hoagrave;ng Huy Group.
Hoang Huy New City sở hữu hơn 300 tiện ích đáp ứng toàn diện mọi nhu cầu của cư dân. Nguồn: Hoàng Huy Group.

Trục cảnh quan xuyên suốt dự án là “mạch sống”, tạo bản sắc năng động, náo nhiệt. Các không gian tổ chức sự kiện ngoài trời, lễ hội bốn mùa, công viên chủ đề và quảng trường nghệ thuật được quy hoạch theo xu hướng sống trải nghiệm, phổ biến tại các đại đô thị hiện đại.

Với quy mô 50 ha, Hoang Huy New City được quy hoạch theo mô hình “all-in-one”, kết hợp kiến trúc độc đáo, mang đến sự hài hòa giữa đô thị hiện đại và không gian sống trải nghiệm. Dự án đón đầu quy hoạch, hưởng lợi từ cú hích hạ tầng và du lịch, khẳng định tiềm năng bứt phá cho bất động sản Thủy Nguyên và Hải Phòng.

-Tuấn Sơn

]]>Sống trọn từng khoảnh khắc trong không gian tái tạo thân - tâm - trí tại Essensia ParkwayL#224; biểu tượng mới của lối sống tinh hoa tại Nam S#224;i G#242;n, Essensia Parkway ti#234;n phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well với bộ sưu tập giới hạn 74 căn biệt thự v#224; nh#224; phố thương mại… Tue, 22 Apr 2025 00:33:00 GMT/song-tron-tung-khoanh-khac-trong-khong-gian-tai-tao-than-tam-tri-tai-essensia-parkway.htm/song-tron-tung-khoanh-khac-trong-khong-gian-tai-tao-than-tam-tri-tai-essensia-parkway.htmBất động sảnLà biểu tượng mới của lối sống tinh hoa tại Nam Sài Gòn, Essensia Parkway tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well với bộ sưu tập giới hạn 74 căn biệt thự và nhà phố thương mại…

Được bao bọc bởi không gian xanh mát và hệ tiện ích đặc quyền, dự án không chỉ kiến tạo chốn an cư lý tưởng mà còn hình thành một không gian tái tạo năng lượng đỉnh cao, mang lại sự cân bằng giữa thân - tâm - trí cho tầng lớp thượng lưu.

Essensia Parkway mang đến khocirc;ng gian xanh vagrave; tiện iacute;ch chăm soacute;c sức khỏe hagrave;ng đầu, giuacute;p cư dacirc;n thư giatilde;n taacute;i tạo năng lượng cho cơ thể.
Essensia Parkway mang đến không gian xanh và tiện ích chăm sóc sức khỏe hàng đầu, giúp cư dân thư giãn tái tạo năng lượng cho cơ thể.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE HOÀN THIỆN VỚI TIỆN ÍCH ĐỘC BẢN 

Trong nhịp sống đô thị hối hả, giới tinh anh ngày càng đề cao các không gian sống tích hợp tiện ích Wellness để tái tạo năng lượng và duy trì trạng thái khỏe mạnh tối ưu. Nghiên cứu của Global Wellness Institute cho biết, khoảng 76% cư dân đô thị ưu tiên các yếu tố về sức khỏe và phục hồi năng lượng khi chọn nơi an cư, cho thấy vai trò ngày càng lớn của lối sống wellness trong thời đại mới.

Tại Essensia Parkway, chủ đầu tư Phú Long kiến tạo một hệ tiện ích chăm sóc sức khỏe bài bản cho cộng đồng tinh anh. Trái tim của trải nghiệm này là Onsen Clubhouse độc bản, một không gian trị liệu được lấy cảm hứng từ các khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng trứ danh của Nhật Bản.

Giữa làn nước ấm giàu khoáng chất, mỗi phút giây thư giãn tại bể onsen là một bước chữa lành cơ thể, giúp thải độc, giảm căng thẳng cơ bắp và cân bằng hệ thần kinh. Khi kết hợp với các liệu pháp sauna, jacuzzi và những phút lắng đọng trong phòng trà đạo, cư dân không chỉ cảm nhận sự hồi phục thể chất mà còn chạm đến trạng thái thư giãn tinh thần sâu lắng.

Điểm nhấn đầu tiecirc;n tại Essensia Parkway lagrave; hệ thống tiện iacute;ch chăm soacute;c Onsen Clubhouse với liệu phaacute;p khoaacute;ng noacute;ng giuacute;p thư giatilde;n vagrave; taacute;i tạo năng lượng cơ thể.
Điểm nhấn đầu tiên tại Essensia Parkway là hệ thống tiện ích chăm sóc Onsen Clubhouse với liệu pháp khoáng nóng giúp thư giãn và tái tạo năng lượng cơ thể.

Ngoài Onsen Clubhouse độc bản, Essensia Parkway còn có công viên Yamaki, nơi cư dân tái tạo năng lượng thông qua các hoạt động như yoga, thiền định hoặc đơn giản chỉ là những bước đi thong thả trong không gian đầy ánh nắng và cây xanh. Mỗi chi tiết được sắp đặt tinh tế để cư dân hòa mình vào thiên nhiên, lấy lại nhịp sinh học tự nhiên, duy trì thể trạng khỏe mạnh và tinh thần thư thái.

Đặc biệt, sân tập Aikido dành riêng cho trẻ em mang đến một hình thức vận động giàu tính giáo dục, nơi các em không chỉ phát triển thể chất mà còn học cách làm chủ cảm xúc, xây dựng sự tự tin và khả năng phối hợp tập thể. Mỗi chuyển động đều hướng tới sự cân bằng, góp phần định hình những cá nhân khỏe mạnh và bản lĩnh trong tương lai.

NUÔI DƯỠNG TÂM TRÍ TĨNH TẠI GIỮA THIÊN NHIÊN ĐẲNG CẤP 

Tái tạo tinh thần là cốt lõi trong triết lý sống tại Essensia Parkway, nơi mỗi cư dân được trao cơ hội để tìm lại sự an yên, phục hồi cảm xúc và chạm đến trạng thái cân bằng sâu bên trong nhờ hệ không gian thiên nhiên xung quanh.

Tọa lạc giữa vùng xanh Nam Sài Gòn, khu vực được đánh giá có mật độ phủ xanh cao nhất tại Tp.HCM với hệ thống công viên, kênh rạch và các dải cây tự nhiên được bảo tồn, Essensia Parkway thừa hưởng một không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường.

Theo định hướng quy hoạch đến năm 2030, Nam Sài Gòn là khu vực phát triển đô thị bền vững, tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên từ sông ngòi, kênh rạch để tạo nên không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường. Nơi đây cũng là hình mẫu trong việc tích hợp không gian xanh vào quy hoạch giao thông và hạ tầng xã hội, điều mà nhiều khu đô thị khác đang hướng tới.

Essensia Parkway được xây dựng với mật độ chỉ 40%, phần còn lại ưu tiên cho không gian xanh và các khoảng mở để thiên nhiên len lỏi vào từng góc sống như một phần thiết yếu trong hành trình tái tạo thân - tâm - trí.

Len lỏi trong dự án là khu vực vườn Thiền với rừng tre xanh mát, đá cảnh và những lối đi uốn lượn tạo nên một không gian thiền định đầy tĩnh lặng. Mỗi bước chân trên con đường đó là một lần tâm trí được làm dịu, căng thẳng được hóa giải và cảm xúc được chữa lành.

Khu vườn Thiền lagrave; nơi lyacute; tưởng để cư dacirc;n taacute;i tạo năng lượng, cacirc;n bằng cảm xuacute;c vagrave; kết nối sacirc;u sắc với thiecirc;n nhiecirc;n, theo đuacute;ng với tinh thần sống Lux-Well.
Khu vườn Thiền là nơi lý tưởng để cư dân tái tạo năng lượng, cân bằng cảm xúc và kết nối sâu sắc với thiên nhiên, theo đúng với tinh thần sống Lux-Well.

ĐÁNH THỨC CẢM XÚC, KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG TINH ANH

Essensia Parkway không chỉ chăm sóc thể chất và tinh thần cho từng cá nhân, mà còn kiến tạo những không gian độc quyền để đánh thức cảm xúc và kết nối cộng đồng tinh anh. Bởi lẽ, một cộng đồng bền vững và văn minh không chỉ xây dựng bằng vật chất đơn thuần, mà bắt đầu từ sự gắn kết, chia sẻ và những khoảnh khắc đời thường được nâng niu.

Như những căn nhà phố thương mại Essensia Parkway, đây là một “khoảng thở” đắt giá giữa nhịp sống hiện đại, nơi cư dân có thể chậm lại, nhâm nhi tách cà phê ngay dưới hiên nhà, trò chuyện cùng hàng xóm hay chào đón những vị khách ghé thăm cửa tiệm nhỏ do chính mình vận hành.

Không gian mở, gần gũi thiên nhiên tạo điều kiện cho những tương tác tự nhiên diễn ra - nơi mỗi sáng hay chiều muộn không chỉ là lúc thư giãn, mà còn là cơ hội để nuôi dưỡng kết nối, xây dựng cộng đồng có gu sống và chiều sâu văn hóa.

Khu nhagrave; phố thương mại lagrave; khocirc;ng gian kết nối nhẹ nhagrave;ng, nơi cộng đồng cư dacirc;n cugrave;ng nhau sẻ chia phong caacute;ch sống tinh tế.
Khu nhà phố thương mại là không gian kết nối nhẹ nhàng, nơi cộng đồng cư dân cùng nhau sẻ chia phong cách sống tinh tế.

Tại Essensia Parkway, từng chi tiết không gian đều được “may đo” để mang lại sự cân bằng hoàn hảo giữa thể chất, tâm trí, và cảm xúc, kiến tạo một chuẩn sống thượng lưu không chỉ đẹp mà còn sâu sắc. Essensia Parkway không chỉ là một chốn an cư mà là đỉnh cao của phong cách sống Lux-Well, nơi giới tinh anh không chỉ sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, mà còn trong một không gian tái tạo năng lượng tốt nhất, trường tồn cùng thời gian.

-Tuấn Sơn

]]>Cần quy hoạch nhà ga thành trung tâm mạng lưới hạ tầngHệ thống đường sắt quốc gia kh#244;ng thể ph#225;t triển nếu c#225;c nh#224; ga vẫn chỉ đ#243;ng vai tr#242; như những điểm dừng kỹ thuật. Trong khi c#225;c tuyến đường sắt mới li#234;n tiếp được quy hoạch, nhiều nh#224; ga hiện hữu lại lạc l#245;ng giữa d#242;ng chảy đầu tư, kết nối yếu k#233;m với đ#244; thị v#224; c#225;c trung t#226;m logistics. Đ#227; đến l#250;c cần một chiến lược r#245; r#224;ng để đưa c#225;c nh#224; ga trở th#224;nh “trung t#226;m vận động” trong mạng lưới hạ tầng hiện đại...Mon, 21 Apr 2025 12:40:21 GMT/can-quy-hoach-nha-ga-thanh-trung-tam-mang-luoi-ha-tang.htm/can-quy-hoach-nha-ga-thanh-trung-tam-mang-luoi-ha-tang.htmĐầu tưHệ thống đường sắt quốc gia không thể phát triển nếu các nhà ga vẫn chỉ đóng vai trò như những điểm dừng kỹ thuật. Trong khi các tuyến đường sắt mới liên tiếp được quy hoạch, nhiều nhà ga hiện hữu lại lạc lõng giữa dòng chảy đầu tư, kết nối yếu kém với đô thị và các trung tâm logistics. Đã đến lúc cần một chiến lược rõ ràng để đưa các nhà ga trở thành “trung tâm vận động” trong mạng lưới hạ tầng hiện đại...

Thời gian qua, tái cấu trúc thị phần vận tải được xem là một chủ đề lớn, nhiều lần được đưa ra thảo luận tại Quốc hội và các diễn đàn chính sách vĩ mô.

Một trong những giải pháp trọng tâm là đầu tư xây dựng mới các tuyến đường sắt như tuyến tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt liên vận Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây được coi là bước khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của ngành đường sắt Việt Nam, góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông quốc gia.

NHÀ GA: GIẢI PHÁP THEN CHỐT ĐỂ MỞ ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Trong khi tương lai đang được chuẩn bị bằng các tuyến đường sắt hiện đại, thì hệ thống đường sắt hiện hữu, đặc biệt là các nhà ga, lại cho thấy nhiều dấu hiệu lạc hậu.

Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà ga hiện nay đã đủ sức kết nối với trung tâm đô thị, khu công nghiệp, cảng biển và cảng hàng không hay chưa? Hay chúng vẫn là “nút thắt” của chuỗi vận tải, làm suy giảm năng lực thông suốt toàn mạng lưới?

Số liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy trong quý 1/2025, vận tải hành khách bằng đường sắt đạt 12 triệu lượt, vận tải hàng hóa đạt 1,2 triệu tấn. Tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 0,8% và 0,16% tương ứng trong tổng thị phần vận tải toàn ngành. Những con số khiêm tốn này cho thấy đường sắt vẫn đang loay hoay tìm vị trí trên bản đồ vận tải quốc gia.

Một trong những nguyên nhân then chốt được chỉ ra là hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt tại các nhà ga, đã lỗi thời và thiếu tính kết nối. Thực tế cho thấy nhiều nhà ga không có đủ quỹ đất để phát triển, thiếu kho bãi độc lập, thiếu liên kết với mạng lưới đường bộ, cảng biển và khu công nghiệp.

Không những thế, đường dẫn vào bãi hàng tại nhiều nơi còn đi chung với đường dân sinh, gây mất an toàn và làm gián đoạn hoạt động khai thác. Thực trạng này khiến đường sắt gần như bị loại khỏi chuỗi logistics hiện đại, nơi mà tốc độ, kết nối liên hoàn và năng lực xử lý là điều kiện tiên quyết được đặt lên hàng đầu.

Đáng chú ý, việc Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tổ chức lại tuyến đường sắt hiện hữu.

Sản lượng vận tải ngagrave;nh đường sắt giai đoạn 2020 đến quyacute; 1/2025.
Sản lượng vận tải ngành đường sắt giai đoạn 2020 đến quý 1/2025.

Các chuyên gia cho rằng để tận dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đường sắt truyền thống với khổ 1.000mm, đường đơn, vốn không phù hợp với tàu khách đường dài do hạn chế về kỹ thuật lẫn tốc độ, cần chuyển sang vận chuyển hàng hóa và hành khách chặng ngắn.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt nhà ga hiện nay sẽ cần được tổ chức lại chức năng, mở rộng mặt bằng và tăng công suất vận hành, bởi hệ thống nhà ga đường sắt, nếu chỉ đóng vai trò “điểm dừng” kỹ thuật thì sẽ khó tạo được giá trị gia tăng.

Trong khi đó, nếu được quy hoạch và đầu tư đúng hướng, nhà ga có thể trở thành “điểm bật” phát triển, nơi hội tụ các chức năng giao thông, thương mại, logistics và dịch vụ đô thị.

Do đó, việc cấp thiết hiện nay là cần có một quy hoạch tổng thể và đầu tư bài bản để biến các nhà ga này chuyển mình từ “điểm nghẽn” trong tương lai trở thành “điểm bật” trong phát triển hạ tầng vùng nói riêng và hạ tầng giao thông quốc gia nói chung.

TỪ "NÚT THẮT" TRỞ THÀNH "ĐIỂM BẬT" PHÁT TRIỂN VÙNG

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021), ngành đường sắt đặt mục tiêu đến năm 2030 vận chuyển 11,8 triệu tấn hàng hóa và 21,5 triệu lượt hành khách mỗi năm. Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp đột phá với cái nhìn tổng thể trong việc quy hoạch lại các nhà ga hiện hữu.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, Bộ đề xuất điều chỉnh chức năng một số nhà ga trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến “xương sống” của ngành đường sắt, trong bối cảnh tuyến cao tốc Bắc -Nam sắp được triển khai.

 

Một hệ thống vận tải hiện đại không thể tồn tại nếu nhà ga vẫn bị xem nhẹ, bị ràng buộc bởi tư duy cũ kỹ, cơ sở vật chất lạc hậu và chức năng mờ nhạt. Đã đến lúc phải nhìn nhận nhà ga không chỉ là điểm dừng của tàu hỏa, mà còn là điểm khởi đầu cho sự chuyển động kinh tế, giao thương và phát triển đô thị.

Theo đề xuất, Bộ Xây dựng tiếp tục xác định các ga lập tàu khách gồm: Hà Nội, Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Huế, Đà Nẵng, Diêu Trì/Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Ngoài ra, ga lập tàu hàng là Thường Tín (Hà Nội) và khu đường sắt đầu mối TP.HCM (Trảng Bom, An Bình). Trong trường hợp xuất hiện khối lượng hàng hóa đủ lớn, ngành sẽ mở rộng tổ chức lập tàu hàng tại ga Vinh (Nghệ An), Kim Liên (Đà Nẵng), Diêu Trì, Vĩnh Trung (Nha Trang), Tháp Chàm.

Về quy hoạch nhà ga, Bộ Xây dựng cho biết tuyến Hà Nội - TP.HCM có 161 ga, trong đó, 20 ga có lượng hành khách, hàng hóa lớn từ 50.000 đến 1 triệu lượt khách và 100.000 tấn hàng mỗi năm.

Để khai thác hiệu quả các nhà ga, Bộ Xây dựng đề xuất quy hoạch 11 ga hiện hữu trên tuyến Bắc - Nam gồm các ga: Ninh Bình, Trường Lâm, Quán Hành, Vinh, Đông Hà, Kim Liên, Diêu Trì, Nha Trang, Vĩnh Trung, Tháp Chàm, Cà Ná.

Cụ thể, ga Ninh Bình vẫn giữ quy mô như hiện nay, sau năm 2030 sẽ mở rộng kéo dài bãi hàng tối thiểu 10.000 m2, năng lực đón gửi 25 đôi tàu/ngày đêm, xếp dỡ từ 500 nghìn tấn/năm, khách thông qua đến 1,2 triệu lượt mỗi năm.

Ga Trường Lâm, từ nay đến năm 2030 vẫn là kết nối đầu mối hàng hóa với quy mô như hiện hành. Sau năm 2030, ga sẽ bố trí nối ray nhánh đường sắt vào cảng biển Nghi Sơn khi xuất hiện nhu cầu thực tế. Năng lực đón gửi 25 đôi tàu/ngày đêm, xếp dỡ 0,7 triệu tấn mỗi năm.

Ga Quán Hành, sau năm 2030 sẽ đầu tư bãi hàng, bố trí nối ray nhánh đường sắt vào cảng biển Cửa Lò khi có nhu cầu. Năng lực đón gửi 25 đôi tàu/ngày đêm, xếp dỡ từ 300 nghìn tấn/năm.

Ga Vinh được quy hoạch mở rộng khu ga từ 14 ha lên gần 15 ha để bố trí thêm hai đường đón tàu. Năng lực đón gửi 25 đôi tàu/ngày đêm, xếp dỡ trên 1,0 triệu tấn/năm, hành khách thông qua 1,2 triệu lượt/năm.

Ga Kim Liên dự kiến đầu tư mở rộng ga với tổng diện tích gần 16 ha. Năng lực đón gửi 25 đôi tàu/ngày đêm, xếp dỡ và cắt móc 2 triệu tấn/năm, hành khách thông qua 0,7 triệu lượt.

Ga Nha Trang giữ nguyên vị trí hiện tại. Giai đoạn năm 2030 đến năm 2035, xem xét chuyển công năng khu ga trong đó có chức năng ga đường sắt đô thị và kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Năng lực đón gửi 25 đôi tàu/ngày đêm, khách thông qua 2 triệu lượt/năm.

Ga Cà Ná giữ vị trí hiện tại nhưng sẽ mở rộng gần 3ha so với hiện nay để bố trí đường đỗ tàu, đường điều dẫn, điểm nối ray đường sắt ra cảng. Các ga còn lại như: Đông Hà, Diệu Trì, Vĩnh Trung, Tháp Chàm... phần lớn giữ nguyên diện tích hiện nay, chỉ đầu tư thêm một số hạng mục để tăng công suất khai thác hàng hóa.

Để triển khai quy hoạch này, liên danh tư vấn CCTDI - TRICC đề xuất Nhà nước cần ưu tiên bố trí vốn đầu tư công trung hạn, sử dụng linh hoạt nguồn tăng thu và tiết kiệm chi tiêu thường xuyên.

Đồng thời, cần khai thác hiệu quả quỹ đất xung quanh nhà ga, kết hợp đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) như BT, BOT, BTO hoặc mô hình TOD - phát triển đô thị gắn với giao thông.

Bên cạnh đó, chính sách nhượng quyền khai thác một phần kết cấu hạ tầng nhà ga, kết hợp với vốn vay ODA và trái phiếu chính phủ, cũng được xem là giải pháp quan trọng để huy động nguồn lực xã hội cho hạ tầng đường sắt.

Các chuyên gia đồng tình việc tích hợp quy hoạch ga với các khu đô thị và khu công nghiệp, không chỉ tạo ra không gian phát triển mới mà còn giúp tăng tính hấp dẫn đầu tư, phát huy hiệu quả trong huy động vốn và tổ chức vận hành.

Có thể thấy, Dự thảo quy hoạch của Bộ Xây dựng nếu được phê duyệt và triển khai đồng bộ sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng, góp phần nâng tầm hệ thống nhà ga và đưa đường sắt trở lại vị thế xứng đáng trong cơ cấu vận tải quốc gia. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó, cần có một cách tiếp cận hoàn toàn mới trong nhìn nhận và phát triển các nhà ga.

Nếu coi đường sắt là trục xương sống của hạ tầng giao thông quốc gia, thì các nhà ga chính là những mắt xích chiến lược không thể thiếu. Một hệ thống vận tải hiện đại không thể tồn tại nếu nhà ga vẫn bị xem nhẹ, bị ràng buộc bởi tư duy cũ kỹ, cơ sở vật chất lạc hậu và chức năng mờ nhạt. Đã đến lúc phải nhìn nhận nhà ga không chỉ là điểm dừng của tàu hỏa, mà còn là điểm khởi đầu cho sự chuyển động kinh tế, giao thương và phát triển đô thị...

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025 phát hành ngày 21/4/2025. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:  

https://postenp.phaha.vn/tap-chi-kinh-te-viet-nam/detail/1365

Cần quy hoạch nhà ga thành trung tâm mạng lưới hạ tầng - Ảnh 1

-Huỳnh Dũng

]]>Chuẩn bị đấu giá quyền khai thác 9 mỏ đất san lấp tại Hòa BìnhDự kiến trong qu#253; 3/2025 sẽ đấu gi#225; 9 mỏ đất san lấp tr#234;n địa b#224;n c#225;c huyện Y#234;n Thủy, Lạc Thủy, Kim B#244;i, Lương Sơn, Lạc Sơn, T#226;n Lạc, Cao Phong, Đ#224; Bắc, Mai Ch#226;u v#224; TP.H#242;a B#236;nh của tỉnh H#242;a B#236;nh nhằm đ#225;p ứng nhu cầu vật liệu đất đắp cho c#225;c c#244;ng tr#236;nh dự #225;n, chấm dứt t#236;nh trạng khai th#225;c tr#225;i ph#233;p do thiếu nguồn cung vật liệu đất đắp...Mon, 21 Apr 2025 09:27:42 GMT/chuan-bi-dau-gia-quyen-khai-thac-9-mo-dat-san-lap-tai-hoa-binh.htm/chuan-bi-dau-gia-quyen-khai-thac-9-mo-dat-san-lap-tai-hoa-binh.htmKinh tế xanhDự kiến trong quý 3/2025 sẽ đấu giá 9 mỏ đất san lấp trên địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu và TP.Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu đất đắp cho các công trình dự án, chấm dứt tình trạng khai thác trái phép do thiếu nguồn cung vật liệu đất đắp...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa thông báo công khai kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò đối với 9 mỏ đất san lấp trên địa bàn các huyện của tỉnh Hòa Bình.

Theo quyết định của UBND tỉnh Hòa Bình, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò với 9 mỏ đất san lấp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở xác định trữ lượng, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định. Điều này cũng nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu vật liệu đất đắp cho các công trình dự án, chấm dứt tình trạng khai thác trái phép do thiếu nguồn cung vật liệu đất đắp.

Việc thực hiện đấu giá quyền khai thác sẽ góp phần phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư thăm dò và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng cường hiệ quả kinh tế và nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo đà cho thúc đẩy tăng trưởng hai chữ số giai đoạn 2026- 2030.

UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu các mỏ khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo tiêu chí khu vực đấu giá theo Điều 78 Luật Khoáng sản.

Kế hoạch nêu rõ: trong quý 2/2025 sẽ hoàn thành hồ sơ đấu giá và tiến hành tổ chức đấu giá trong quý 3/2025. Trong trường hợp đến hết quý IV năm nay tổ chức đấu giá không thành hoặc chưa thực hiện xong việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản với các mỏ được phê duyệt thì được chuyển sang đấu giá trong năm 2026 và các năm tiếp theo.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh được giao chủ trì chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trước và sau phiên đấu giá. Sở này xét chọn tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá hoặc chủ trì phối hợp với các sở, ngành và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật khi lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí đảm bảo cho hoạt động đấu giá do Sở Nông nghiệp và Môi trường lập, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.

-Hằng Anh

]]>Quảng Bình cần 65.095 tỷ đồng để phát triển nhà ở giai đoạn 2025 – 2030Tỉnh Quảng B#236;nh vừa th#244;ng tin về kế hoạch ph#225;t triển nh#224; ở tr#234;n địa b#224;n giai đoạn 2025 – 2030. Theo đ#243;, diện t#237;ch đất cần để ph#225;t triển nh#224; ở đến năm 2030 l#224; 5.520,62ha; suất vốn đầu tư dự kiến hơn 65.095 tỷ đồng…Mon, 21 Apr 2025 09:12:43 GMT/quang-binh-can-65-095-ty-dong-de-phat-trien-nha-o-giai-doan-2025-2030.htm/quang-binh-can-65-095-ty-dong-de-phat-trien-nha-o-giai-doan-2025-2030.htmBất động sảnTỉnh Quảng Bình vừa thông tin về kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn giai đoạn 2025 – 2030. Theo đó, diện tích đất cần để phát triển nhà ở đến năm 2030 là 5.520,62ha; suất vốn đầu tư dự kiến hơn 65.095 tỷ đồng…

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết theo Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025 – 2030, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đến năm 2030 sẽ phấn đấu đạt 33m2 sàn/người. Trong đó, tại khu vực đô thị là 36,5m2 sàn/người, khu vực nông thôn là 31,5 m2 sàn/người. Diện tích sàn nhà ở tối thiểu là 12m2 sàn/người.

Đồng thời, đến năm 2030, cơ bản tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 98%. Diện tích đất phát triển nhà ở đến năm 2030 là 5.520,62ha. Trong đó, diện tích đất để phát triển nhà ở, khu đô thị 5.182,78ha; diện tích đất phát triển nhà ở xã hội 100,44ha; diện tích đất để phát triển (khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật..) để xây dựng nhà ở là 237,40ha. Tổng diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 8,2 triệu m2. Trong đó, nhà ở thương mại trên 1 triệu m2; nhà ở xã hội trên 241.000 m2; nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng 6,6 triệu m2.

Tỉnh sẽ hỗ trợ cho hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở, để cải thiện nhà ở cho 3.300 hộ. Hỗ trợ hộ nghèo, hộ sống trong vùng bão lụt tạo dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở 3.600 hộ.

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư và đang triển khai trên địa bàn tỉnh, gồm 52 dự án, danh mục khu vực phát triển nhà ở, các dự án đã được UBND tỉnh quyết định đầu tư.

Nghiên cứu đầu tư các khu vực phát triển nhà ở, khu đô thị dự kiến phát triển, gồm 33 khu vực, danh mục khu vực phát triển nhà ở, các khu vực dự kiến sẽ đầu tư.

Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại xã Lộc Ninh và triển khai các khu vực phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, gồm 46 khu vực phát triển nhà ở xã hội, danh mục khu vực phát triển nhà ở xã hội.

Đầu tư các khu vực phát triển đất để xây dựng nhà ở, gồm 37 khu vực, danh mục khu vực phát triển nhà ở (khu dân cư, khu hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư) để xây dựng nhà ở.

Theo đó, dự kiến suất vốn đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 cho phát triển nhà ở thương mại cần 8.750 tỷ đồng; nhà ở xã hội 2.489 tỷ đồng; nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng 53.856 tỷ đồng.

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở; hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế của tỉnh.

Công bố công khai, minh bạch nhu cầu và quỹ đất để phát triển nhà ở trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; tăng cưởng việc kiểm tra, rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi huy động vốn trái phép, mua bán bất động sản khi chưa đủ điều kiện kinh kinh doanh theo quy định của pháp luật…

 

Trong Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa được phê duyệt, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị sẽ sáp nhập thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị (sau sáp nhập) có diện tích tự nhiên 12.700km2 và quy mô dân số 1.584.000 người.

-Hoàng Bách

]]>Dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng đủ điều kiện huy động vốnSở X#226;y dựng th#224;nh phố Đ#224; Nẵng vừa ban h#224;nh Văn bản số 2177/SXD-QLNN ng#224;y 17/4/2025 th#244;ng b#225;o dự #225;n đầu tư x#226;y dựng nh#224; ở thương mại Khu đ#244; thị mới Thuận Phước - Đ#224; Nẵng đủ điều kiện huy dộng vốn đối với khoảng 1.880 căn nh#224; ở liền kề v#224; 212 căn nh#224; ở biệt thự...Mon, 21 Apr 2025 07:13:49 GMT/du-an-khu-do-thi-moi-thuan-phuoc-da-nang-du-dieu-kien-huy-dong-von.htm/du-an-khu-do-thi-moi-thuan-phuoc-da-nang-du-dieu-kien-huy-dong-von.htmBất động sảnSở Xây dựng thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Văn bản số 2177/SXD-QLNN ngày 17/4/2025 thông báo dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng đủ điều kiện huy dộng vốn đối với khoảng 1.880 căn nhà ở liền kề và 212 căn nhà ở biệt thự...

Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng nằm trên địa bàn thuộc hai phường Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang (quận Sơn Trà) do Công ty cổ phần Đầu tư đô thị vịnh Thuận Phước làm chủ đầu tư, có diện tích sử dụng đất 976.475 m2, với tổng vốn đầu tư xây dựng là hơn 11.493 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự là 5.485 tỷ đồng; vốn huy động của các tổ chức cá nhân khoảng 2.139 tỷ đồng (chiếm 39%).

Theo Văn bản 2177/SXD-QLNN về nội dung huy động vốn phát triển nhà ở thương mại tại dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng đối với khoảng 1.880 căn nhà ở liền kề và 212 căn nhà ở biệt thự theo hình thức huy động vốn thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 115 Luật Nhà ở.

Mức huy động vốn khoảng 2.139 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 39% tổng vốn đầu tư xây dựng nhà ở liền kề và nhà ở biệt thự của dự án).

Thời gian huy động vốn kể từ khi có văn bản này thông báo đủ điều kiện huy động vốn của Sở Xây dựng đến khi kết thúc tiến độ đầu tư xây dựng dự án.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm Công văn số 31/2025/CV-VTP ngày 28/3/2025; Thực hiện việc huy động vốn, sử dụng vốn phát triển nhà ở đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại Điều 116 Luật Nhà ở.

Văn bản của Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng lưu ý bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết chỉ được phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc cổ phiếu trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào mục đích để phát triển nhà ở và thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.

Trường hợp chủ đầu tư dự án đã thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc đã thế chấp nhà ở trong dự án và đã đăng ký thế chấp theo quy định mà huy động vốn để thực hiện đầu tư xây dựng phần dự án hoặc nhà ở đã thế chấp, thì phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp hoặc rút bớt tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trước khi ký kết hợp đồng huy động vốn theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP; Đảm bảo tổng vốn được huy động theo các hình thức và vốn chủ sở hữu phải có không vượt quá tổng vốn đầu tư dự án, bao gồm cả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà chủ đầu tư phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai.

Văn bản của Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng yêu cầu chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, nhà ở, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy và pháp luật có liên quan; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Điều 39 Luật Nhà ở năm 2023 và các quy định pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trường hợp để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư xây dựng dự án, huy động vốn, kinh doanh bất động sản tại dự án.

Chủ đầu tư phải thực hiện công khai thông tin dự án theo đúng quy định tại Điều 6 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 15 và khoản 1, 2, 3 Điều 17 Nghị định số 94/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ.                                                                   

-Ngô Anh Văn

]]>Xu hướng bất động sản trên thị trường Trung Trung BộTriển khai những khu đ#244; thị t#237;ch hợp quy m#244; lớn tại c#225;c đ#244; thị thuộc Quảng Nam v#224; Đ#224; Nẵng vừa l#224; xu hướng tất yếu, vừa l#224; giải ph#225;p chiến lược để ph#225;t triển đ#244; thị bền vững. M#244; h#236;nh đ#244; thị t#237;ch hợp c#243; thể gi#250;p mở rộng kh#244;ng gian sống, giải tỏa #225;p lực cho khu vực trung t#226;m…Mon, 21 Apr 2025 06:53:21 GMT/xu-huong-bat-dong-san-tren-thi-truong-trung-trung-bo.htm/xu-huong-bat-dong-san-tren-thi-truong-trung-trung-bo.htmBất động sảnTriển khai những khu đô thị tích hợp quy mô lớn tại các đô thị thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng vừa là xu hướng tất yếu, vừa là giải pháp chiến lược để phát triển đô thị bền vững. Mô hình đô thị tích hợp có thể giúp mở rộng không gian sống, giải tỏa áp lực cho khu vực trung tâm…

Những dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản quý 1/2025 đang ngày càng trở nên rõ nét. Trong đó, thị trường khu vực Trung Trung Bộ cũng dần lấy lại nhịp phát triển sau thời gian dài duy trì tình trạng trầm lắng kéo dài…

NGUỒN CUNG NHÀ Ở DỒI DÀO

Dữ liệu nghiên cứu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy năm 2024, thị trường bất động sản nhà ở khu vực Trung Trung Bộ ghi nhận 7.845 sản phẩm mở bán, tăng 82% so với năm 2023. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ, chiếm tới 74,4% tổng lượng sản phẩm. Sự tăng trưởng mạnh của phân khúc này đã góp phần nâng tỷ lệ hấp thụ toàn thị trường lên 47%, tương đương 3.675 giao dịch thành công. 

Đến quý đầu năm 2025, đà phục hồi của thị trường tiếp tục được duy trì cùng với xu hướng phát triển chung của thị trường cả nước, đặc biệt là trước thông tin hàng loạt dự án bất động sản tại Đà Nẵng, Quảng Nam được tháo gỡ vướng mắc pháp lý.

Theo đó, quý 1/2025 thị trường bất động sản nhà ở tại Trung Trung Bộ ghi nhận 2.566 sản phẩm, tương đương quý trước và gấp ba lần cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ hấp thụ đạt 38%, tương đương với khoảng 983 giao dịch, giảm 10% so với quý trước nhưng gấp 3,15 lần cùng kỳ năm trước. Lượng giao dịch giảm nhẹ so với quý trước do hầu hết các dự án mở bán mới ra hàng vào cuối quý. 

Nguồn cung biệt thự, nhà phố cũng trong xu hướng tăng trưởng khi các dự án được đẩy mạnh để ra hàng nhằm đón đầu đà phục hồi của thị trường. Toàn khu vực ghi nhận 7 dự án triển khai giai đoạn tiếp theo, cung cấp tổng cộng 323 sản phẩm ra thị trường, tăng 66% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ hấp thụ đạt 33%, tương đương 105 giao dịch thành công, tăng 3% so với cùng kỳ. 

Tương tự, thị trường bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận thêm các tín hiệu tích cực. Nguồn cung bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng tăng đáng kể, đạt 350 sản phẩm trong quý 1/2025, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ hấp thụ đạt 32%, nhờ nguồn cung chất lượng và niềm tin phục hồi trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch và thông tin gỡ vướng hàng loạt dự án. 

Đặc biệt, căn hộ du lịch (condotel) vẫn là phân khúc chủ lực, đóng góp 73% lượng giao dịch, với mức giá dao động từ 65 – 154 triệu đồng/m2. Giá sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng tiếp tục duy trì ở mức cao, dao động từ 14,6 - 100 tỷ đồng/căn. 

Tuy nhiên, nguồn cung bất động sản tại khu vực Trung Trung Bộ vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế và có sự phân hóa rõ rệt, khi phần lớn đến từ những dự án tại Đà Nẵng, chiếm tới 64% tổng nguồn cung bất động sản nhà ở và du lịch nghỉ dưỡng toàn khu vực trong quý 1/2025. Trong khi đó, quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng đang thu hẹp với chi phí đất tăng cao. 

HỘI TỤ NHIỀU YẾU TỐ THUẬN LỢI

Theo ông Trần Văn Bình, Tổng Thư ký VARS, việc phát triển các khu đô thị tích hợp quy mô lớn tại các đô thị thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng vừa là xu hướng tất yếu, vừa là giải pháp chiến lược để phát triển đô thị bền vững. Mô hình đô thị tích hợp giúp mở rộng không gian sống, giải tỏa áp lực cho khu vực trung tâm, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về một môi trường sống hiện đại, nơi có thể “sống – làm việc – hưởng thụ” trong cùng một hệ sinh thái đô thị. 

Theo đó, Đà Nẵng và Quảng Nam đang hội tụ đầy đủ yếu tố thuận lợi nhằm phát triển các khu đô thị thương mại – dịch vụ. 

Thứ nhất, Đà Nẵng và Quảng Nam có vị trí và hạ tầng kết nối chiến lược. Cả hai địa phương đều nằm ở trung tâm dải đất miền Trung, sở hữu vị trí ven biển, dễ dàng kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và quốc tế thông qua hệ thống hạ tầng hiện đại như: cao tốc, quốc lộ, sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu và tuyến đường sắt quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các cụm đô thị vệ tinh đa chức năng. 

Thứ hai, kinh tế đang có bước tăng trưởng tích cực. Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) Đà Nẵng quý 1/2025 tăng 11,36%, cao nhất cả nước, trong khi Quảng Nam giữ vững đà tăng ổn định. Cơ cấu kinh tế thiên về dịch vụ và công nghiệp, phù hợp để phát triển mô hình đô thị tích hợp. 

Thứ ba, nhu cầu thực tế đến từ dân số đô thị và du lịch. Khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam hiện có hơn 2,5 triệu dân, tỷ lệ đô thị hóa cao, đặc biệt tại các vùng ven đang tạo ra sức cầu lớn về nhà ở, nhất là sản phẩm nhà ở có không gian sống chất lượng, gắn với thiên nhiên và tiện ích khép kín. Đà Nẵng còn được quốc tế vinh danh là một trong những “đô thị đáng sống nhất thế giới”, góp phần thu hút giới thượng lưu và người nước ngoài đến sinh sống, đầu tư. 

Cùng với đó, ngành du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Năm 2024, toàn khu vực đón gần 10 triệu lượt khách, trong đó, Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) chiếm gần 7 triệu, với tỷ lệ khách quốc tế lên tới 35%. Điều này thúc đẩy nhu cầu về lưu trú cao cấp, tổ hợp mua sắm – giải trí – dịch vụ, tạo động lực phát triển các khu đô thị thương mại – du lịch hiện đại ven sông, ven biển. 

Ngoài ra, còn ghi nhận sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao như Chu Lai, VSIP Quảng Nam, Tam Thăng, Liên Chiểu, Hòa Khánh, và đặc biệt là khu thương mại tự do đang được thí điểm tại Đà Nẵng. Các khu vực dự kiến thu hút được hàng chục nghìn chuyên gia, kỹ sư, lao động trình độ cao, sẽ kéo theo nhu cầu về an cư và sử dụng dịch vụ đô thị chất lượng. 

Thứ tư, quy hoạch định hướng phát triển vùng Đà Nẵng – Quảng Nam xây dựng theo mô hình đô thị đa trung tâm, với các trục chức năng rõ ràng: công nghiệp, du lịch, sinh thái, đô thị thông minh. Việc di dời ga Đà Nẵng, mở rộng quỹ đất ven sông và ven biển, kết nối liên thông các đô thị như Hội An – Điện Bàn – Tam Thanh tạo ra dư địa phát triển những tổ hợp đô thị tích hợp quy mô lớn. 

Theo bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và tư vấn, xúc tiến đầu tư (VARS), hiện nay, phương án sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành một thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, có diện tích tự nhiên 11.859,6km2 và quy mô dân số 2.819.900 người… được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Nếu thực hiện, vùng đô thị mới ước tính quy mô dân số và kinh tế có thể tiệm cận các siêu đô thị cấp quốc gia, tạo điều kiện rất thuận lợi để quy hoạch những siêu dự án khu đô thị thương mại - dịch vụ, cạnh tranh trực tiếp với Hà Nội, TP.HCM về cả quy mô lẫn chất lượng sống. 

“Việc phát triển nhiều khu đô thị thương mại, dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở và đầu tư, mà còn tạo nên cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại. Từ đó kéo theo dòng chảy thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ, góp phần định hình diện mạo đô thị mới cho khu vực ven biển năng động bậc nhất miền Trung”, bà Miền nhận định.

-Thanh Xuân

]]>TP Hồ Chí Minh chi hơn 70 tỷ đồng xóa 1.222 căn nhà tạm, nhà dột nátTheo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Ch#237; Minh, đến nay, đ#227; c#243; 1.222 căn nh#224; được x#226;y dựng v#224; sửa chữa trong chương tr#236;nh quot;Chung tay x#243;a nh#224; tạm, nh#224; dột n#225;tquot; tại Th#224;nh phố với kinh ph#237; hơn 70 tỷ đồng…Mon, 21 Apr 2025 06:26:02 GMT/tp-ho-chi-minh-chi-hon-70-ty-dong-xoa-1-222-can-nha-tam-nha-dot-nat.htm/tp-ho-chi-minh-chi-hon-70-ty-dong-xoa-1-222-can-nha-tam-nha-dot-nat.htmBất động sảnTheo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đến nay, đã có 1.222 căn nhà được xây dựng và sửa chữa trong chương trình "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" tại Thành phố với kinh phí hơn 70 tỷ đồng…

Ngày 20/4/2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị "Tổng kết chương trình xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn" và hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, tổng kinh phí xây dựng và sửa chữa 1.222 căn nhà đến nay là hơn 70 tỷ đồng. Đây là số tiền được vận động từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, TP. Thủ Đức và các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh khu vực 2 cùng các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã đóng góp hơn 25,3 tỷ đồng để sửa chữa 323 căn nhà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, TP. Thủ Đức và các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã vận động nguồn lực hỗ trợ xây dựng, sửa chữa thêm 899 căn nhà, với tổng kinh phí hơn 44,8 tỷ đồng từ Quỹ Vì người nghèo và các nguồn vận động xã hội hóa khác.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Kim Thúy, phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, Chính quyền, Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh và sự đồng lòng của toàn thể nhân dân Thành phố. Đặc biệt, đây là công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

“Phong trào không chỉ mang lại mái ấm cho hàng ngàn hộ dân, mà còn là công trình ý nghĩa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, đây cũng là minh chứng rõ nét cho sự đồng thuận, tinh thần trách nhiệm xã hội của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong công cuộc giảm nghèo bền vững”, bà Thúy khẳng định.

Trong thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai các chương trình an sinh thiết thực, phát huy hiệu quả các nguồn quỹ như “Vì người nghèo” và đẩy mạnh xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, sẽ biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu, khuyến khích các sáng kiến, mô hình hiệu quả, góp phần mở rộng quy mô chương trình, thậm chí hỗ trợ các địa phương còn nhiều khó khăn trên cả nước.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình hỗ trợ sáng tạo cũng đã được áp dụng như vận động mạnh thường quân, tổ chức đội thi công tình nguyện, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, lồng ghép với các chương trình sinh kế, việc làm, giáo dục... nhằm tăng tính bền vững cho từng căn nhà được hỗ trợ.

Nhân dịp này, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh đã trao bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc vận động, tài trợ và triển khai chương trình. Đây không chỉ là sự ghi nhận mà còn là động lực để phong trào tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

-Hồng Minh

]]>Đặt mục tiêu chậm nhất 19/12 năm nay khánh thành cao tốc Cần Thơ – Cà MauChiều ng#224;y 20/4, Thủ tướng Ch#237;nh phủ đ#227; trực tiếp kiểm tra c#244;ng trường cao tốc Cần Thơ – C#224; Mau v#224; đặt mục ti#234;u dự #225;n c#225;n đ#237;ch chậm nhất v#224;o ng#224;y 19/12/2025…Mon, 21 Apr 2025 05:08:08 GMT/dat-muc-tieu-cham-nhat-19-12-nam-nay-khanh-thanh-cao-toc-can-tho-ca-mau.htm/dat-muc-tieu-cham-nhat-19-12-nam-nay-khanh-thanh-cao-toc-can-tho-ca-mau.htmĐầu tưChiều ngày 20/4, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp kiểm tra công trường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và đặt mục tiêu dự án cán đích chậm nhất vào ngày 19/12/2025…

Chiều ngày 20/4/2025, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ dự án này và khẩn trương triển khai dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai. Tiếp đó, Thủ tướng chủ trì cuộc họp tại nhà điều hành gói thầu XL-02 của dự án.

TĂNG TỐC HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI CAO TỐC

Đây là lần thứ 8 Thủ tướng kiểm tra công trường và làm việc về dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Riêng từ đầu năm 2025 đến nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có 4 lần đi kiểm tra, họp và làm việc riêng về các dự án tại khu vực này.

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài hơn 110 km, đi qua Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư 27.523 tỷ đồng, dự án khởi công ngày 1/1/2023, kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2025.

Về tình hình thi công, đến nay, dự án đã hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng toàn tuyến. Các nhà thầu đã huy động 183 mũi thi công, 971 máy móc thiết bị, 3.000 nhân lực, tổ chức thi công tăng ca tăng kíp, sản lượng thi công đạt 66/70% kế hoạch; triển khai toàn bộ 95/95 cầu trên tuyến chính.

Dự án đã cơ bản tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về vật liệu. Lũy kế giải ngân đến hết năm 2025 đạt gần 15.778/22.210 tỷ đồng vốn đã bố trí (71%), riêng trong năm 2025 dự án đã giải ngân 12,72%. Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà thầu đang tập trung tăng ca tăng kíp để bảo đảm hoàn thành dự án trước 31/12/2025.

Với chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, đến nay dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã giải quyết được cơ bản khó khăn, vướng mắc và đang tập trung thi công bảo đảm tiến độ hoàn thành trong năm 2025 theo kế hoạch cũng như chỉ đạo của Thủ tướng.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải tiếp tục phát huy, vận dụng sáng tạo tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa" của Đại thắng mùa Xuân 1975 vào triển khai các dự án hạ tầng. Trong đó có các dự án hạ tầng tại Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tháo gỡ 2 nút thắt lớn của khu vực này là hạ tầng và nhân lực.

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là dự án đoạn cuối của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Việc hoàn thành 206 km cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2025 có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu cả nước có ít nhất 3.000 km đường cao tốc trong năm 2025; hoàn thành mục tiêu trong nhiệm kỳ này có 600 km cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời chuẩn bị triển khai thêm 600 km cao tốc trong nhiệm kỳ tới để tới năm 2030 Đồng bằng sông Cửu Long có 1.200 km cao tốc.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương Ban quản lý dự án, nhà thầu, Bộ Xây dựng và các địa phương có dự án đi qua đã hết sức nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ dự án. Đồng thời, có cách làm hết sức linh hoạt, sáng tạo như khi thiếu cát san lấp thì tập trung làm trước các cầu.

Đặc biệt, Thủ tướng biểu dương Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã triển khai tốt các công trình, dự án trong thời gian qua (dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ hoàn thành năm 2023); đang quản lý 4/5 dự án cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025. Cùng với đó là dự án cầu Rạch Miễu 2, dự án cầu Nhơn Trạch tại dự án Vành đai 3 TP.HCM đang có tiến độ tốt.

CAO TỐC CẦN THƠ – CÀ MAU ĐẶT MỤC TIÊU VỀ ĐÍCH TRƯỚC 19/12 NĂM NAY

Để chào mừng kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị, thi công 3 ca 4 kíp, xuyên lễ xuyên Tết, "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm". Các địa phương tập trung huy động về công trường nốt vật liệu còn thiếu theo tiến độ dự án, bảo đảm đủ, kịp thời, tuyệt đối không để dự án chậm tiến độ. Đặt mục tiêu chậm nhất 19/12 năm nay phải khánh thành dự án Cần Thơ – Cà Mau.

Thủ tướng lagrave;m việc với caacute;c bộ, ngagrave;nh, cơ quan liecirc;n quan thuacute;c đẩy tiến độ dự aacute;n cao tốc Cần Thơ ndash; Cagrave; Mau vagrave; khẩn trương triển khai dự aacute;n cao tốc từ Cagrave; Mau tới Đất Mũi vagrave; nối tới cảng Hograve;n Khoai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và khẩn trương triển khai dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để rút ngắn thời gian gia tải, thi công, nhằm hoàn thành sớm nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và bảo vệ môi trường.

Các địa phương có dự án đi qua cần hỗ trợ ban quản lý dự án, nhà thầu cả vật chất lẫn tinh thần, không để kỹ sư, công nhân đơn độc trên công trường. Đồng thời, huy động lực lượng quân đội tham gia hoàn nguyên môi trường và sớm quy hoạch, xây dựng các trạm dừng nghỉ phù hợp. Ngoài ra, cần hỗ trợ các dự án khác trong khu vực; nếu còn dư nguồn cát thì điều chuyển sang dự án lân cận.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan đề xuất các hình thức khen thưởng phù hợp với những đơn vị làm tốt, trong đó có Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, gồm cả thưởng tiền theo quy định của Chính phủ, hoàn thành trước ngày 30/4/2025.

Đồng thời, Thủ tướng tin tưởng giao các nhà thầu làm tốt (các dự án bảo đảm tiến độ, bảo đảm chất lượng, không đội giá) thực hiện các dự án mới với tinh thần "3 có, 2 không": Có lợi ích của Nhà nước, có lợi ích của người dân, có lợi của doanh nghiệp; không tham nhũng, tiêu cực và không để thất thoát, lãng phí tài sản, công sức, tiền bạc của nhân dân.

Trong giai đoạn tới, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long từ 2026 - 2030.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng khẩn trương triển khai đoạn cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và từ Đất Mũi tới cảng Hòn Khoai có vị trí rất chiến lược, theo hướng tuyến ngắn nhất, thẳng nhất có thể. Tỉnh Cà Mau tiến hành giải phóng mặt bằng, tách thành dự án riêng, Trung ương hỗ trợ 50% ngân sách cho việc này.

Để phát triển hệ thống hạ tầng logistics đồng bộ tại Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng khẩn trương thiết kế tuyến đường sắt từ TP.HCM đi Cần Thơ; quy hoạch và triển khai các dự án cảng thủy nội địa. Cùng với đó, Cà Mau khẩn trương, nỗ lực triển khai dự án mở rộng, nâng cấp sân bay Cà Mau để đón được tàu bay lớn, hoàn thành trong năm nay.

-Thanh Thủy

]]>Vinaconex đạt lợi nhuận sau thuế 1.108 tỷ đồng, trả cổ tức 16%Năm 2025, b#234;n cạnh mở b#225;n C#225;t B#224; Amatina; khởi c#244;ng dự #225;n Capital One; đẩy mạnh tiến độ triển khai c#225;c dự #225;n: t#242;a nh#224; văn ph#242;ng cho thu#234; tại khu đ#244; thị Trung H#242;a – Nh#226;n Ch#237;nh, t#242;a nh#224; hỗn hợp Vinaconex 1, khu đ#244; thị Ng#226;n C#226;u Quảng Nam,… Vinaconex tiếp tục nghi#234;n cứu đầu tư một số dự #225;n khu đ#244; thị, khu c#244;ng nghiệp tr#234;n cả nước…Mon, 21 Apr 2025 04:51:06 GMT/vinaconex-dat-loi-nhuan-sau-thue-1-108-ty-dong-tra-co-tuc-16.htm/vinaconex-dat-loi-nhuan-sau-thue-1-108-ty-dong-tra-co-tuc-16.htmBất động sảnNăm 2025, bên cạnh mở bán Cát Bà Amatina; khởi công dự án Capital One; đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án: tòa nhà văn phòng cho thuê tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, tòa nhà hỗn hợp Vinaconex 1, khu đô thị Ngân Câu Quảng Nam,… Vinaconex tiếp tục nghiên cứu đầu tư một số dự án khu đô thị, khu công nghiệp trên cả nước…

Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty Cổ phần Vinaconex (Mã VCG - HOSE) năm 2025 diễn ra ngày 21/4/2025 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng: Tổng doanh thu hợp nhất và Công ty mẹ đạt lần lượt 15.500 tỷ đồng và 11.500 tỷ đồng, bằng 118% so với thực hiện năm 2024; lợi nhuận sau thuế hợp nhất và Công ty mẹ là 1.200 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng, lần lượt bằng 108% và 116% so với thực hiện năm 2024; tỷ lệ cổ tức 16%, bằng với năm 2024.

Báo cáo tại Đại hội cho thấy trong năm qua, hiệu quả quản lý vận hành của Tổng công ty ngày càng được nâng cao với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tối ưu hoá chi phí và gia tăng hiệu suất hoạt động trên 3 trụ cột chính là đầu tư bất động sản, xây dựng, đầu tư tài chính.

Trong đó, với lĩnh vực bất động sản, Vinaconex tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường cao cấp thông qua loạt dự án tiêu biểu như: tòa nhà văn phòng cao cấp Vinaconex Diamond Tower; tổ hợp căn hộ Vinaconex Green Diamond (Hà Nội)... Những dự án này đạt tỷ lệ hấp thụ cao và hiệu quả sinh lời vượt trội.

Vinaconex cũng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ khi liên tục đẩy mạnh triển khai dự án tại các vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm: khu đô thị Đại lộ Hòa Bình kéo dài tại thành phố Móng Cái đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để triển khai bán hàng giai đoạn 1; Cát Bà Amatina tại Hải Phòng đã hoàn thành cơ bản hạ tầng, dự kiến sẽ đưa sản phẩm ra thị trường trong năm 2025; Các dự án như toà nhà văn phòng cho thuê tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ (Hà Nội), toà nhà hỗn hợp Vinaconex 1, khu đô thị Ngân Câu Quảng Nam (Vinaconex 25) đã được triển khai thủ tục đầu tư…

Bên cạnh đó, khu công nghệ cao Hòa Lạc tiếp tục được hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng. Dự án khu công nghiệp Đông Anh, quy mô gần 300 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 6.338 tỷ đồng đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời, chấp thuận Vinaconex là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Với hoạt động xây lắp, Vinaconex tập trung mạnh mẽ vào các dự án giao thông, sân bay, cầu lớn, khu liên hợp công nghiệp hiện đại, các dự án FDI đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ - mỹ thuật, chất lượng và tiến độ, khẳng định năng lực của nhà thầu hàng đầu Việt Nam và khu vực.  

Công tác đấu thầu và tìm kiếm dự án tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xây lắp năm 2024. Tổng giá trị hợp đồng trúng thầu, ký mới năm 2024 của VCG là hơn 11.600 tỷ đồng, tạo nguồn việc ổn định năm 2025 và các năm tiếp theo. Tiêu biểu là các gói thầu thuộc dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam, dự án vành đai 3,5 - Hà Nội, cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài; bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định… Vinaconex cũng đã ký mới nhiều hợp đồng với các chủ đầu tư Đài Loan, đồng thời, đang tích cực làm việc với các tổng thầu lớn của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản để hợp tác cùng triển khai các dự án FDI khác.

Về hoạt động đầu tư tài chính, vượt lên khó khăn chung, hầu hết các công ty con trên toàn hệ thống Vinaconex đều đạt lợi nhuận tốt, trong đó có một số đơn vị đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng như Vinaconex CM, Vinaconex 25, VIWACO.  

Nhờ những nỗ lực trên, năm 2024, lợi nhuận trên toàn hệ thống vượt kế hoạch đề ra và tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 13.176 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.108 tỷ đồng, bằng 117% so với kế hoạch và bằng 280% so với thực hiện năm 2023. Trong đó, riêng công ty mẹ đóng góp 9.746 tỷ đồng doanh thu và 861 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bằng 100% so với kế hoạch và bằng 391% so với thực hiện năm 2023, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tỷ lệ cổ tức 16%, bằng 160% so với kế hoạch và bằng 133% so với thực hiện năm 2023.

“Năm 2025, Vinaconex sẽ tiếp tục phát triển dựa trên 3 trụ cột chính: xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính. Trong đó, trọng tâm là nâng cao năng lực tổng thầu thi công, mở rộng hoạt động đầu tư có trọng điểm, phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp thành viên bền vững. Đồng thời, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng AI để nâng cao năng suất lao động và hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống, vững vàng cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”, ông Nguyễn Hữu Tới, Chủ tịch Vinaconex chia sẻ.

-Phan Nam

]]>Hải Phòng đấu giá dự án nhà ở tổng vốn hơn 8.000 tỷ đồngDự #225;n khu nh#224; ở tại quận Ng#244; Quyền c#243; diện t#237;ch 13,6ha với tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng đ#227; được Hải Ph#242;ng ph#234; duyệt phương #225;n đấu gi#225;…Mon, 21 Apr 2025 04:48:23 GMT/hai-phong-dau-gia-du-an-nha-o-tong-von-hon-8-000-ty-dong.htm/hai-phong-dau-gia-du-an-nha-o-tong-von-hon-8-000-ty-dong.htmBất động sảnDự án khu nhà ở tại quận Ngô Quyền có diện tích 13,6ha với tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng đã được Hải Phòng phê duyệt phương án đấu giá…

Ngày 20/4/2025, UBND TP. Hải Phòng thông tin thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại khu vực ngõ 226 Lê Lai (phường Máy Chai, quận Ngô Quyền) và giao cho UBND quận Ngô Quyền tổ chức đấu giá tìm nhà đầu tư thực hiện dự án với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 8.000 tỷ đồng.

ĐẤU GIÁ KHU ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN 13,6HA

Theo phương án đấu giá được phê duyệt, khu đất đưa ra đấu giá tại khu vực ngõ 226 Lê Lai (phường Máy Chai) có diện tích 13,6ha (không bao gồm khu đất xây dựng khu tái định cư hơn 2,37ha và khu đất xây dựng cơ quan trụ sở UBND phường Máy Chai hơn 0,2ha) phía Đông giáp mương Cầu Tre, phía Tây giáp đường Lê Lai và khu dân cư hiện trạng, phía Nam tiếp giáp Viện Nghiên cứu hải sản, khu tái định cư và khu dân cư hiện trạng, phía Bắc tiếp giáp khu dân cư hiện trạng.

Trên khu đất được phê duyệt đấu giá hơn 13,6ha có hơn 6,79ha đất quy hoạch phát triển nhà ở, hơn 1,88ha đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội, hơn 4,8ha đất được quy hoạch phát triển giao thông, gần 1ha đất quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe. Phần đất nhà ở 6,79ha được phân thành 4 khu chức năng gồm đất nhà ở biệt thự (cao 4 tầng) hơn 2,14ha, đất nhà ở liền kề (cao 6 tầng) hơn 2,58ha, đất chung cư hỗn hợp (cao 41 tầng nổi và 3 tầng hầm) hơn 0,68ha, đất nhà ở xã hội (cao 9 tầng nổi và 1 tầng hầm) hơn 1,38ha.

Theo quyết định phê duyệt phương án đấu giá, giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở thấp tầng là hơn 49,4 triệu đồng/m2. Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở cao tầng là 61,7 triệu đồng/m2. Giá khởi điểm phần đất thương mại dịch vụ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cả thời gian thuê là hơn 14,6 triệu đồng/m2. Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất giáo dục (trả tiền thuê đất hàng năm) là hơn 24,8 triệu đồng/m2. Tổng cộng, khu đất đấu giá thực hiện dự án có giá khởi điểm là hơn 2.773 tỷ đồng.

Theo phương án đấu giá đất được phê duyệt, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại khu vực ngõ 226 Lê Lai có tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, bao gồm tiền sử dụng đất, thuê đất là hơn 2.773 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng dự án hơn 5.234 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án còn có nghĩa vụ hoàn trả hơn 341 tỷ đồng mà UBND quận Ngô Quyền đã đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu đất bằng nguồn vốn ngân sách.

THU ĐƯỢC HƠN 2.911 TỶ ĐỒNG TIỀN ĐẤU GIÁ ĐẤT

UBND TP. Hải Phòng giao cho UBND quận Ngô Quyền thực hiện tổ chức đấu giá đất, dự kiến thời gian đấu giá trong tháng 4/2025. Tổng số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà Hải Phòng thu được dự kiến sẽ là hơn 2.911 tỷ đồng (tăng 5% so với giá khởi điểm). Điều kiện tham gia đấu giá là phải có năng lực tài chính đảm bảo việc sử dụng đất theo tiến độ dự án, có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp mục đích sử dụng đất và có năng lực kinh nghiệm trong phát triển dự án.

Tổ chức tham gia đấu giá phải đảm bảo quy định theo pháp luật đất đai, nhóm công ty là tập đoàn kinh tế hoặc công ty mẹ, công ty con khi tham gia đấu giá phải thoả thuận cử một công ty tham gia đấu giá, hồ sơ đấu giá là liên danh các tổ chức sẽ không được chấp nhận. Tổ chức tham gia đấu giá phải có vốn thuộc sở hữu ít nhất là hơn 1.608 tỷ đồng (tương đương 20% tổng vốn đầu tư dự án).

Đối với doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động chưa đủ 12 tháng, chưa có báo cáo tài chính hoặc kết quả báo cáo đối với khoản mục chủ sở hữu đã được kiểm toán thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ đã góp ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cá nhân tham giá đấu giá phải có văn bản cam kết thành lập tổ chức kinh tế, phải có số đư tài khoản tại ngân hàng ít nhất là hơn 1.608 tỷ đồng (tương đương 20% tổng vốn đầu tư dự án). Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền đặt trước là hơn 554 tỷ đồng (tương đương 20% tổng giá trị khởi điểm của khu đất đấu giá).

Cuộc đấu giá được tổ chức theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp tại phiên đấu giá, phương thức đấu giá trả giá lên. Bước giá áp dụng cho đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất thu tiền một lần là 28 tỷ đồng/bước giá. Bước giá áp dụng cho đấu giá quyền sử dụng khu đất giáo dục (trường THCS), cho thuê trả tiền thuê hàng năm là 200 triệu đồng/bước giá. Người trúng đấu giá là người có phiếu trả giá hợp lệ cao nhất theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.

-Nam Khánh - Đỗ Hoàng

]]>Lời giải cho bài toán chuyển đổi các khu công nghiệp cũ sang mô hình khu công nghiệp sinh tháiC#225;c khu c#244;ng nghiệp mới ra đời đều đi theo m#244; h#236;nh khu c#244;ng nghiệp sinh th#225;i, tuần ho#224;n, th#244;ng minh… với mục ti#234;u l#224; hướng đến ti#234;u chuẩn ESG. Vậy với c#225;c khu c#244;ng nghiệp đ#227; c#243; tuổi đời h#224;ng chục năm hạ tầng gần hết khấu hao, đ#226;u l#224; hướng đi ph#249; hợp… Mon, 21 Apr 2025 04:35:56 GMT/loi-giai-cho-bai-toan-chuyen-doi-cac-khu-cong-nghiep-cu-sang-mo-hinh-khu-cong-nghiep-sinh-thai.htm/loi-giai-cho-bai-toan-chuyen-doi-cac-khu-cong-nghiep-cu-sang-mo-hinh-khu-cong-nghiep-sinh-thai.htmBất động sảnCác khu công nghiệp mới ra đời đều đi theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, tuần hoàn, thông minh… với mục tiêu là hướng đến tiêu chuẩn ESG. Vậy với các khu công nghiệp đã có tuổi đời hàng chục năm hạ tầng gần hết khấu hao, đâu là hướng đi phù hợp…

Các mô hình khu công nghiệp sinh thái tại nhiều quốc gia phát triển như khu công nghiệp xanh tại Singapore, khu công nghiệp thông minh tại Hàn Quốc và Nhật Bản - tất cả đều đang tích cực hướng tới việc giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa quản trị và tạo dựng cộng đồng lao động chất lượng cao. Đó chính là mô hình ESG mà các khu công nghiệp trên toàn cầu đang hướng đến.

XU HƯỚNG ESG MÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI ĐANG HƯỚNG ĐẾN

Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ESG là bộ tiêu chuẩn nhằm đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và mức độ tác động của doanh nghiệp đến ba khía cạnh chính: Môi trường (Environmental), Xã hội (Social), và Quản trị (Governance). Trong đó, về môi trường (E): hướng đến việc kiểm soát khí thải, chất thải, sử dụng năng lượng, nước sạch, vật liệu và đa dạng sinh học. Về xã hội (S): đảm bảo điều kiện lao động, sức khỏe nghề nghiệp, bình đẳng và quyền lợi cho người lao động, cũng như mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Về quản trị (G): đề cao tiêu chuẩn đạo đức, tính minh bạch, hiệu quả quản trị, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và sự tham gia của các bên liên quan.

Lời giải cho bài toán chuyển đổi các khu công nghiệp cũ sang mô hình khu công nghiệp sinh thái - Ảnh 1

ESG không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành một tiêu chuẩn cần thiết cho sự phát triển bền vững, là một khung đánh giá toàn diện về tính bền vững và trách nhiệm xã hội của tổ chức/doanh nghiệp là chủ đầu tư khu công nghiệp. Lợi ích của ESG không chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu rủi ro môi trường mà còn mở ra cơ hội cho tổ chức/doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn xanh, thu hút đầu tư quốc tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.

Các tổ chức quốc tế như IFC, GRI, hay SASB đã đưa ra các bộ tiêu chuẩn ESG chi tiết nhằm hướng dẫn doanh nghiệp và khu công nghiệp thực hành ESG bài bản.

THÁCH THỨC CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM TẠI VIỆT NAM KHI HƯỚNG ĐẾN ESG

Phần lớn các khu công nghiệp đầu tư từ lâu tại Việt Nam đều gặp khó khăn khi tiếp cận các tiêu chí ESG. Lý do bởi hệ thống hạ tầng được xây dựng đã lâu, đến nay đều đã hết khấu hao; thiếu cơ chế giám sát môi trường tích hợp, dịch vụ xã hội còn hạn chế và nhận thức về ESG trong cộng đồng doanh nghiệp chưa đồng đều.

Các khu công nghiệp mới có thể thiết kế ngay từ đầu để hướng tới mô hình sinh thái hoặc thông minh, trong khi đó các khu công nghiệp đã đầu tư lâu buộc phải đối mặt với bài toán "vừa vận hành - vừa cải tạo chuyển đổi", đòi hỏi phải có chiến lược đầu tư hợp lý theo từng giai đoạn và phù hợp ngân sách. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có chứng chỉ xanh để thâm nhập và duy trì thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản…

Khu công nghiệp ESG tại Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, với nhiều tiềm năng nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Thứ nhất, đó là áp lực từ chính các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp về năng lực quản lý, sự phơi nhiễm cao trong các ngành như thép kim loại nặng, dệt nhuộm, sản xuất giấy, khai thác mỏ, dầu khí, tiện ích điện và thực phẩm.

Thứ hai, 80% doanh nghiệp tại Việt Nam đã cam kết hoặc dự định thực hiện các cam kết về ESG trong 2- 4 năm tới, các doanh nghiệp nước ngoài cam kết rất mạnh mẽ.

Những thực tế này đang tạo áp lực cho các khu công nghiệp cũng cần nhanh chóng chuyển đổi đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải bài toán chung của thị trường.

Hiện tại, một số khu công nghiệp tại Việt Nam do IMC quản lý vận hành đã tìm ra lời giải cho bài toán chuyển đổi các khu công nghiệp cũ sang mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp thông minh.

Theo đó, đơn vị quản lý vận hành khu công nghiệp đã tiến hành các giải pháp cải tạo các hạng mục theo hướng ESG, bao gồm: Hệ thống đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cây xanh, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải,… Cần nói rằng IMC là đơn vị đã có kinh nghiệm thực tế trong quản lý vận hành các khu công nghiệp với trên 10 dự án khu công nghiệp, trong đó, dự án khu công nghiệp lâu đời nhất đã đi vào hoạt động gần 30 năm. IMC đã tính toán việc thay thế, cải tạo các hệ thống trên với mục tiêu đảm bảo tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, tối ưu chi phí duy tu, đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Đơn cử, hệ thống chiếu sáng trong khu công nghiệp được chuyển đổi hoàn toàn sang đèn LED đã góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải; hệ thống thoát nước thải bằng ống bê tông cũ đã được thay thế bằng ống HDPE, kết hợp đầu tư mới nhà máy xử lý nước thải để đáp ứng yêu cầu về môi trường…

Lời giải cho bài toán chuyển đổi các khu công nghiệp cũ sang mô hình khu công nghiệp sinh thái - Ảnh 2

Bằng cách làm trên, các yếu tố ESG đã được tích hợp ngay vào hạ tầng. Độ khó của bài toán đã được chuyển sang việc cân đối giữa ngân sách cải tạo sửa chữa hạ tầng khu công nghiệp và doanh thu từ dịch vụ QLVH (cụ thể là tìm kiếm giải pháp phù hợp để cải tạo sửa chữa, nâng cấp nhiều hạng mục phù hợp xu thế ESG thay vì theo đuổi việc xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp thông minh ngay từ đầu tư các quốc gia phát triển đã đề cập ở phần đầu.

Thực tế cho thấy, để đạt được tiêu chuẩn ESG cần đầu tư khoảng 15% tổng doanh thu hàng năm vào hạ tầng. Mặc dù khoản đầu tư này là đáng kể, song về lâu dài sẽ giúp tăng hiệu suất vận hành, kéo dài tuổi thọ hạ tầng và thu hút nhà đầu tư tiềm năng nhờ hình ảnh phát triển bền vững. Đối với các khu công nghiệp có diện tích lớn, việc đầu tư không nhất thiết phải dồn một lần mà IMC có giải pháp chia thành các giai đoạn theo lộ trình.

Giải quyết được bài toán chuyển đổi sẽ giúp các khu công nghiệp của Việt Nam có thêm cơ hội thu hút đầu tư chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng góp vào phát triển bền vững. Thực tiễn trên cho thấy vận hành khu công nghiệp tiệm cận theo chuẩn ESG có nhiều thách thức, không thể thực hiện trong "một sớm một chiều", mà đòi hỏi sự ưu tiên, chiến lược đầu tư hợp lý và thực hiện theo lộ trình dài hạn.

-Tuấn Sơn

]]>The Cosmopolitan và hệ sinh thái tiện ích tỷ đô xứng tầm giới thương giaĐ#244;i khi, chỉ một tầm nh#236;n đẹp, một tiện #237;ch nhỏ nhưng sang trọng cũng đủ để định vị đẳng cấp của một dự #225;n. Tại The Cosmopolitan, “chất thương gia” được thể hiện r#245; n#233;t - từ chuỗi trải nghiệm sống đa tầng cho đến những tiện #237;ch c#225; nh#226;n h#243;a lấy cảm hứng từ chuẩn mực sống tinh hoa...Mon, 21 Apr 2025 04:27:29 GMT/the-cosmopolitan-va-he-sinh-thai-tien-ich-ty-do-xung-tam-gioi-thuong-gia.htm/the-cosmopolitan-va-he-sinh-thai-tien-ich-ty-do-xung-tam-gioi-thuong-gia.htmBất động sảnĐôi khi, chỉ một tầm nhìn đẹp, một tiện ích nhỏ nhưng sang trọng cũng đủ để định vị đẳng cấp của một dự án. Tại The Cosmopolitan, “chất thương gia” được thể hiện rõ nét - từ chuỗi trải nghiệm sống đa tầng cho đến những tiện ích cá nhân hóa lấy cảm hứng từ chuẩn mực sống tinh hoa...

Với bất động sản cao cấp, đặc biệt là dành cho giới thương gia, yếu tố tạo nên giá trị không chỉ nằm ở vị trí trung tâm, kết nối giao thông thuận tiện, hay chuỗi tiện ích cao cấp nội - ngoại khu. Đó còn là không gian sống mang tính biểu tượng - nơi hội tụ cộng đồng cư dân tinh hoa trong một đại đô thị hiện đại, sang trọng và hội nhập.

BIỂU TƯỢNG KIÊU HÃNH MỚI

The Cosmopolitan - Biểu tượng kiecirc;u hatilde;nh mới phiacute;a Đocirc;ng Hagrave; Nội.
The Cosmopolitan - Biểu tượng kiêu hãnh mới phía Đông Hà Nội.

Là một trong những dự án nổi bật tại Hà Nội do MIK Group phát triển, The Cosmopolitan nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ thị trường nhờ định vị chuẩn sống thương gia độc đáo. Điểm khác biệt lớn nhất của The Cosmopolitan đến từ khả năng cá nhân hóa cao trong từng chi tiết thiết kế. Lấy cảm hứng từ những VIP Lounge tại các sân bay quốc tế, không gian sống tại đây đề cao sự sang trọng, riêng tư và tiện nghi tối đa.

Mỗi khu vực tiện ích đều được thiết kế theo chủ đề riêng biệt, nhằm tạo ra trải nghiệm sống độc bản cho từng cư dân. Thậm chí, tính cá nhân hoá còn được đẩy lên đến mức khiến các “thượng đế” thấy như được đo ni, đóng giày cho riêng mình qua các tiện ích được thiết kế theo chủ đề riêng.

Nhưng không chỉ có vậy, nắm bắt được thị hiếu của lớp khách hàng tinh hoa mà dự án hướng tới, The Cosmopolitan còn là sự biểu thị cao nhất cho tâm huyết kiến tạo nên các dự án đáng sống: Sống xanh - sống khoẻ - hoà mình cùng thiên nhiên và hội nhập sâu sắc của chủ đầu tư.

Tại đây, chỉ với 0,5 ha diện tích xây dựng, chủ nhân tại The Cosmopolitan sẽ được tận hưởng hơn 40 ha cảnh quan xanh và tiện ích ngoài trời: tổ hợp bể bơi ngoài trời, sân chơi trẻ em, đồi cỏ đa năng...

CHẤT THƯỢNG LƯU GIỮA LÒNG ĐÔ THỊ

Giữa lòng đại đô thị Vinhomes Global Gate, The Cosmopolitan là nét chấm phá, là biểu tượng và niềm kiêu hãnh của giới thương gia trẻ tuổi, nơi mà cuộc sống mỗi ngày là sự tận hưởng đúng nghĩa giữa không gian thiên nhiên khoáng đạt với 15.000m2 công viên Millennium Park, nơi mỗi bước chân đều chạm vào sắc xanh thuần khiết, để khai mở tâm hồn, trí óc con người.

“Mua nhà, được cả công viên” có lẽ là câu nói đúng nhất và phổ biến nhất mà những chủ nhân tương lai tại The Cosmopolitan sẽ truyền tai nhau. Và việc sở hữu đại công viên ngay dưới thềm nhà chính là một đặc quyền đáng mơ ước mà các “Thượng đế” tại đây có thể tự hào.

Hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi thành đạt, dự án sở hữu 03 điểm drop-off tại các trục đường lớn, 6 sảnh đón riêng biệt dành cho căn hộ và văn phòng, cùng 03 tầng hầm liên thông với tổng diện tích gần 50.000m² - vượt 25% so với tiêu chuẩn cao cấp. Những chi tiết này giúp cư dân có được trải nghiệm sống - làm việc - giao thương hiệu quả và đẳng cấp hơn bao giờ hết.

Tính biểu tượng cao của The Cosmopolitan còn được thể hiện ở vị trí và tầm view hiếm có. Con mắt ham muốn trải nghiệm của các cư dân tại đây sẽ dễ dàng được nuông chiều, khai mở đại tiệc thị giác thượng hạng mỗi ngày với ba tầm view triệu đô: Tầm nhìn chính diện hướng thẳng ra “kỳ quan” hồ nội khu Global Gate rộng hơn 32ha; Tầm nhìn phía sau, phóng tầm mắt đến Trung tâm Triển lãm Quốc tế The Grand Expo; Tầm nhìn phía còn lại hướng ra sông Hồng và Cầu Tứ Liên.

The Cosmopolitan sở hữu vị triacute; vagrave; tầm nhigrave;n hiếm coacute;.
The Cosmopolitan sở hữu vị trí và tầm nhìn hiếm có.

Không hề quá khi nói rằng chỉ với việc “nhìn”, cái tâm thế doanh nhân, cái trải nghiệm thượng lưu của các chủ nhân căn hộ nơi đây đã được nâng lên một bậc, khẳng định tính độc đáo và khan hiếm riêng có của dự án.

Không chỉ là biểu tượng sống, The Cosmopolitan còn là sản phẩm đầu tư hấp dẫn với tiềm năng tăng giá vượt trội. Theo Savills, trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp căn hộ tại Hà Nội đã tăng trung bình 22%/năm. Riêng khu vực Đông Anh, tính đến hết quý 1/2025, ghi nhận mức tăng 42% - cao nhất thị trường, nhờ các cú hích hạ tầng và các dự án quy mô lớn như Vinhomes Global Gate.

Đặc biệt, tỷ lệ căn hộ có giá trên 4 tỷ đồng bán thành công trong quý 1/2025 chiếm tới 50% tổng lượng giao dịch - một con số cho thấy xu hướng người mua ngày càng ưu tiên lựa chọn sản phẩm bất động sản giá trị cao, thể hiện sự dịch chuyển rõ rệt trong khẩu vị đầu tư của giới thượng lưu.

The Cosmopolitan không chỉ đáp ứng trọn vẹn kỳ vọng về một không gian sống xứng tầm, mà còn mở ra cơ hội sinh lời bền vững cho những nhà đầu tư tinh anh. Từ vị trí - tiện ích - cộng đồng - thiết kế - đến tầm nhìn và tiềm năng tăng trưởng, tất cả hợp thành một chỉnh thể hoàn mỹ, định vị The Cosmopolitan là tâm điểm của thị trường căn hộ cao cấp tại Hà Nội năm 2025.

-Tuấn Sơn

]]>