VnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiTạp chí kinh tế Việt Nam và Thế GiớiSun, 27 Apr 2025 07:36:57 GMThttps://media.vneconomy.vn/App_themes/images/logo.pngVnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiVnEconomyDấu ấn kinh tế thế giới tuần 21-27/4/2025: Mỹ bớt căng thẳng với Trung Quốc, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạmMột số th#244;ng tin v#224; sự kiện ch#237;nh của kinh tế thế giới trong tuần từ ng#224;y 21-27/4/2025 do VnEconomy điểm lại...Sun, 27 Apr 2025 07:36:57 GMT/dau-an-kinh-te-the-gioi-tuan-21-27-4-2025-my-bot-cang-thang-voi-trung-quoc-trien-vong-kinh-te-toan-cau-am-dam.htm/dau-an-kinh-te-the-gioi-tuan-21-27-4-2025-my-bot-cang-thang-voi-trung-quoc-trien-vong-kinh-te-toan-cau-am-dam.htmThế giớiMột số thông tin và sự kiện chính của kinh tế thế giới trong tuần từ ngày 21-27/4/2025 do VnEconomy điểm lại...

Nét chính trong bức tranh kinh tế toàn cầu tuần qua là cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung bớt căng thẳng nhưng vẫn còn âm ỉ nóng. Nhìn trong trung hạn, các nhà dự báo tiếp tục bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế do những bất định mà chiến tranh thương mại gây ra.

Dưới đây là một số thông tin và sự kiện chính của kinh tế thế giới trong tuần từ ngày 21-27/4/2025 do VnEconomy điểm lại:

Đàm phán thương mại hầu như chưa có bước tiến đáng kể

Hàn Quốc là quốc gia thứ hai chính thức khởi động đàm phán thương mại với Mỹ, sau Nhật Bản. Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Hàn đầu tiên đã diễn ra ở Washington tuần này, bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Giới chức Mỹ và Hàn Quốc đều lạc quan sau cuộc gặp, nhưng vòng đàm phán này mới chỉ là tiền đề cho các cuộc gặp tiếp theo thay vì mang lại một kết quả cụ thể nào đó.

Tương tự, Nhật Bản đã có vòng đàm phán thương mại thứ hai với Mỹ trong tuần này, nhưng cũng chưa đạt được tiến triển nào.

Đàm phán Mỹ - Ấn đang rục rịch khởi động. Trong chuyến thăm Ấn Độ diễn ra trong tuần này của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, ông Vance và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhất trí về những nội dung mà hai bên sẽ đưa ra thảo luận trong đàm phán thương mại song phương.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent - nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ ở thời điểm hiện tại, tính đến tuần này, đã có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp cận Mỹ để chờ được đàm phán.

Ông Trump bớt căng thẳng với Trung Quốc, nhưng hai nước chưa chính thức xúc tiến đàm phán

Sau một thời gian liên tục leo thang thuế quan với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này đã có sự xuống thang nhất định. Ông nói có thể cắt giảm mạnh thuế quan cho Trung Quốc nếu hai bên đạt thỏa thuận thương mại. Ông Bessent cũng nói mức thuế quan cao mà Mỹ và Trung Quốc áp lên hàng hóa của nhau hiện nay, gồm mức 145% từ phía Mỹ và 125% từ phía Trung Quốc, là không bền vững.

Tuy nhiên, Washington và Bắc Kinh đã ít nhiều gây hoang mang trong tuần này khi đưa ra những tuyên bố không nhất quán về việc đã khởi động đàm phán thương mại hay chưa. Ông Trump nói Trung Quốc đã liên lạc với Mỹ và hai bên đang có các cuộc thảo luận, nhưng Trung Quốc phủ nhận thông tin đó.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tâm lý bi quan phủ bóng lên chuỗi sự kiện của IMF và WB diễn ra ở Washington trong tuần này.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố ngày 22/4, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay về 2,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra hồi tháng 1. Dự báo về năm 2026 giảm 0,3 điểm phần trăm, còn 3%.

“Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà hệ thống kinh tế toàn cầu đã vận hành suốt 80 năm qua đang bị thiết lập lại”, nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gounrinchas của IMF phát biểu với báo giới.

Xung đột giữa ông Trump với Chủ tịch Fed lắng xuống

Ngoài căng thẳng Mỹ - Trung có phần dịu đi trong tuần này, giới đầu tư đón một tin vui khác là ông Trump ngừng tấn công Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Hôm 22/4, ông Trump cho biết ông “không có ý định” sa thải ông Powell trước khi nhiệm kỳ của ông Powell chính thức kết thúc vào năm tới. Trước đó, giới đầu tư đã bất an cao độ khi ông Trump liên tục chỉ trích ông Powell và đòi Fed nhanh chóng hạ lãi suất.

Giá vàng biến động dữ dội sau khi lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 3.500 USD/oz

Giằng co mạnh trong biên độ rộng, có thể lên tới hàng trăm USD/oz mỗi phiên là xu thế của giá vàng trong tuần này. Hôm thứ Ba, giá vàng lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz, sau đó sụt giảm mạnh trở lại do áp lực chốt lời.

Tuy giá vàng hoàn tất một tuần giảm, nhu cầu tìm kiếm “hầm trú ẩn” ở vàng của giới đầu tư vẫn ở mức cao do chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ nóng và không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra khi hết thời hạn miễn thuế quan đối ứng vào đầu tháng 7.

Chứng khoán Mỹ và đồng USD cùng hồi phục

Việc thương chiến tạm ngừng leo thang và ông Trump thôi công kích Chủ tịch Fed đã mở đường cho thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD cùng hồi phục trong tuần này. Tuần trước, các tài sản Mỹ bị bán mạnh do nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào kinh tế Mỹ và lo ngại về sự độc lập của ngân hàng trung ương nước này.

Cả tuần, chỉ số SP 500 - thước đo rộng nhất của chứng khoán Mỹ - tăng 4,6%, trong khi chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng hơn 0,2%.

-An Huy

]]>Trung Quốc ồ ạt mua vàng, đẩy chênh lệch giá với thế giới tăng vọtquot;Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, v#224;ng đang dịch chuyển từ nhiều nơi kh#225;c tr#234;n thế giới tới nu#243;c n#224;y”, một chuy#234;n gia cho biết...Sun, 27 Apr 2025 00:59:34 GMT/trung-quoc-o-at-mua-vang-day-chenh-lech-gia-voi-the-gioi-tang-vot.htm/trung-quoc-o-at-mua-vang-day-chenh-lech-gia-voi-the-gioi-tang-vot.htmThế giới"Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, vàng đang dịch chuyển từ nhiều nơi khác trên thế giới tới nuóc này”, một chuyên gia cho biết...

Nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm - hãng tin Reuters cho biết. Trong khi đó, giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ đang có mức chênh lệch thấp hơn (discount) sâu nhất gần 9 năm so với giá thế giới.

Tuần này, giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ thấp hơn tới 80 USD/oz so với giá chính thức. Giá vàng chính thức tại nước này tính bằng giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế cộng thuế nhập khẩu 6% và thuế tiêu thụ 3%. Mức chiết khấu như vậy là sâu nhất kể từ tháng 7/2016. Tuần trước, các tiệm vàng ở Ấn Độ đưa ra mức giá bán lẻ thấp hơn tới 74 USD/oz so với giá quốc tế.

“Doanh số bán trang sức giảm thấp vì giá tăng cao. Người tiêu dùng mua ít hơn bình thường, và các nhà kinh doanh nữ trang trên toàn quốc cảm nhận rõ sự giảm tốc này”, ông Surendra Mehta - thư ký Hiệp hội Vàng và Nữ trang Ấn Độ (IBJA) - nói với Reuters.

Hôm thứ Ba, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz. Giá vàng bán lẻ tại Ấn Độ vào đầu tuần đạt kỷ lục 99.358 rupee (1.167 USD)/10 gram.

Tại Trung Quốc, giá vàng bán lẻ tuần này chênh cao hơn 44-50 USD/oz so với giá vàng giao ngay thế giới, mức chênh cao nhất kể từ tháng 2/2024. Tuần trước, giá vàng bán lẻ ở Trung Quốc cao hơn 15-21 USD/oz so với giá thế giới.

“Phần bù giá vàng ở Trung Quốc đang rất cao. Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, vàng đang dịch chuyển từ nhiều nơi khác trên thế giới tới nuóc này”, ông Joseph Stefans - trưởng giao dịch của công ty MKS PAMP - nhận xét.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới, và nhu cầu vàng tại hai nước này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến giá vàng quốc tế.

Một báo cáo mới đây của ngân hàng Goldman Sachs cho rằng trong tháng 3/2025, PBOC mua 50 tấn vàng dự trữ, lớn hơn nhiều so với con số chính thức mà Trung Quốc công bố.

Đầu tháng 4, PBOC cho biết dự trữ vàng của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 3 là 73,7 triệu ounce, tăng từ mức 73,61 triệu ounce vào thời điểm cuối tháng 2, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp nước này mua ròng vàng cho dự trữ quốc gia. Cũng theo PBOC, dự trữ vàng của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 3 có trị giá 229,6 tỷ USD, tăng từ mức 208,64 tỷ USD vào cuối tháng trước đó.

Tính theo đơn vị tấn, PBOC mua ròng 2,8 tấn vàng trong tháng 3, nâng tổng lượng mua ròng của quý 1 lên 12,8 tấn - theo số liệu chính thức được công bố. Hồi năm 2019, PBOC mua ròng hơn 100 tấn vàng để bổ sung vào dự trữ quốc gia khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.

Trong một báo cáo hồi trung tuần tháng 4, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết nhu cầu đầu tư vàng của Trung Quốc “tiếp tục bùng nổ trong tháng 3”. Cùng thời điểm, hãng tin Bloomberg cho biết đầu tư vàng Trung Quốc tăng mạnh do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng và một chương trình thử nghiệm cho phép các công ty bảo hiểm của nước này đầu tư vào vàng nhằm tối ưu hóa việc phân bổ tài sản.

“Dòng vốn chảy vào các quỹ ETF vàng ở Trung Quốc đại lục từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ của nước này cũng mạnh bất thường”, Bloomberg cho biết.

Theo dữ liệu của WGC, các quỹ ETF vàng của Trung Quốc thu hút 772 triệu USD trong tháng 3, nâng tổng lượng tài sản được quản lý lên 14 tỷ USD. Khối lượng vàng mà các quỹ này nắm giữ trong tháng 3 tăng 7,7 tấn, đạt 138 tấn.

Tại các thị trường vàng lớn khác tại khu vực châu Á, chênh lệch giá vàng trong tuần này giữ ở mức thấp.

Tại Hồng Kông, giá vàng bán lẻ tuần này dao động từ ngang bằng đến cao hơn 2 USD/oz so với giá thế giới. Tại Singapore, giá vàng dao động từ ngang bằng đến cao hơn 2,5 USD/oz so với giá quốc tế.

Tại Nhật Bản, giá vàng bán lẻ trong tuần dao động từ thấp hơn 0,25 USD/oz đén cao hơn 1 USD/oz so với giá thế giới.

-Điệp Vũ

]]>Mỹ - Trung “ông nói gà, bà nói vịt” về đàm phán thương mại#212;ng Trump khẳng định Mỹ - Trung đang đ#224;m ph#225;n thương mại, nhưng ph#237;a Trung Quốc một mực b#225;c bỏ th#244;ng tin n#224;y...Sat, 26 Apr 2025 09:35:39 GMT/my-trung-ong-noi-ga-ba-noi-vit-ve-dam-phan-thuong-mai.htm/my-trung-ong-noi-ga-ba-noi-vit-ve-dam-phan-thuong-mai.htmThế giớiÔng Trump khẳng định Mỹ - Trung đang đàm phán thương mại, nhưng phía Trung Quốc một mực bác bỏ thông tin này...

Trong một bài trả lời phỏng vấn được xuất bản vào hôm thứ Sáu (25/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nước này đang đàm phán thuế quan với Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc phủ nhận đang có đàm phán thương mại với Mỹ. Những tín hiệu không đồng nhất khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng hoang mang về khả năng xuống thang căng thẳng của thương chiến Mỹ - Trung, xung đột đang đe dọa gây suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ông Trump nói với tạp chí Time rằng đàm phán đang diễn ra và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi cho ông. Thông tin này một lần nữa được ông chia sẻ với các nhà báo đi cùng trên chuyên cơ Không lực 1 trong chuyến bay xuất phát từ Washington DC vào buổi sáng ngày thứ Sáu tới Rome để dự tang lễ của Giáo hoàng Francis, theo hãng tin Reuters.

NHỮNG TUYÊN BỐ TRÁI NGƯỢC

Phản hồi thông tin mà ông Trump đưa ra, đại sứ quan Trung Quốc tại Mỹ đăng lên mạng xã hội một tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này viết: “Trung Quốc và Mỹ hiện không có bất kỳ sự tham vấn hay đàm phán nào về thuế quan. Mỹ nên dừng việc gây hoang mang”.

Sau đó, trên chuyến bay tới Rome, ông Trump nói với các nhà báo rằng sẽ là một thắng lợi cho Mỹ nếu Trung Quốc mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ, và thuế quan có thể giúp mang lại kết quả như vậy. “Hãy để chúng tôi vào thị trường Trung Quốc. Điều đó sẽ thật tuyệt vời. Đó sẽ là một thắng lợi lớn”, ông chủ Nhà Trắng nói.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc cũng khẳng định rằng nước này hiện không có đàm phán thương mại với Mỹ. Sau đó cùng ngày, ông Trump bác bỏ tuyên bố đó của phía Trung Quốc, nói rằng hai nước đang đàm phán. “Họ mới có cuộc gặp vào sáng nay… Không quan trọng ‘họ’ cụ thể là ai, chúng tôi sẽ công bố sau. Nhưng họ có gặp sáng nay và chúng tôi đang gặp gỡ với phía Trung Quốc”, ông Trump nói.

Phát biểu ngày thứ Bảy (26/4), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng đối với việc Mỹ áp thuế quan lên hàng hóa nước này, Bắc Kinh tuân thủ các quy định quốc tế có liên quan, và sẽ đoàn kết với các quốc gia khác.

“Có một số quốc gia chỉ biết đến những ưu tiên của riêng họ, gây áp lực và đòi hỏi giao dịch cưỡng ép, kích động chiến tranh thương mại không vì một lý do gì, bộc lộ tính ích kỷ cực độ”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương phát biểu bên lền một hội nghị khu vực diễn ra ở Kazakhstan.

Những tuyên bố trái ngược từ Mỹ và Trung Quốc làm gia tăng sự bất định vốn dĩ đã cao xung quanh chính sách thuế quan của ông Trump, không chỉ gồm thuế quan nhằm vào Trung Quốc mà còn với cả hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Nhiều nước đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để có thể giảm bớt gánh nặng thuế quan mà ông Trump đã đưa ra kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, trong đó có kế hoạch thuế quan đối ứng.

Tuần này, các nhà đàm phán của chính quyền ông Trump được cho là đã có những cuộc thảo luận về vấn đề thương mại và thuế quan với quan chức đến từ hàng chục quốc gia tham dự chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington.

Một số quan chức Mỹ, gôm Bộ trưởng Bộ Tài chính Scott Bessent phát tín hiệu lạc quan về tốc độ đàm phán, nhưng giới chức một số nước tỏ quan điểm thận trọng hơn. Đoàn đàm phán thương mại của Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước đồng minh thân cận của Mỹ và được Mỹ ưu tiên đàm phán sớm, đều về nước mà chưa có thỏa thuận nào. Nhiều bộ trưởng tài chính dự sự kiện của IMF và WB bày tỏ lo ngại về tương lai kinh tế do tác động của thuế quan.

“Tôi ra về sau những cuộc gặp này với một cảm giác rõ ràng rằng mọi thứ đang mong manh và đang nguy cơ đối với việc làm, tăng trưởng và mức sống trên toàn thế giới. Các cuộc họp ở đây nhắc nhở tôi lý do tại sao chúng ta cần phải nỗ lực hết sức trong vài tuần và vài tháng tới để giảm bớt sự bất định đó”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland Páchal Donohoe nói với Reuters.

XUỐNG THANG CĂNG THẲNG

Hiện chưa rõ các bên có đi đến được thỏa thuận nào để tránh việc ông Trump áp trở lại thuế suất cao hơn của thuế đối ứng, dao động từ 11-50%, khi hết thời hạn tạm hoãn vào đầu tháng 7. Tuy nhiên, đã có một vài dấu hiệu của sự xuống thang căng thẳng.

Trung Quốc đã miễn một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ khỏi mức thuế quan cao ngất ngưởng 125% mà nước này áp lên hàng Mỹ để trả đũa thuế đối ứng 145% mà ông Trump áp lên hàng Trung Quốc. Một số tổ chức doanh nghiệp cho biết Bắc Kinh đã cho phép một số loại dược phẩm do Mỹ sản xuất được nhập khẩu vào nước này mà không bị áp thuế 125%.

Ngoài ra, một danh sách gồm 131 loại hàng hóa được cho là đang được xem xét miễn trừ thuế quan 125% đã được chuyển tới tay trong một số doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề ở Trung Quốc. Theo Reuters danh sách bao gồm vaccine, hóa chất và động cơ phản lực, nhưng Trung Quốc vẫn chưa có thông báo công khai về danh sách này.

Trong những ngày gần đây, chính quyền ông Trump cũng đã ra tín hiệu rằng họ đang tìm cách xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc. Tuần này, ông Bessent - nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ - nói rằng cả hai bên đều coi tình hình hiện tại là không thể chấp nhận được.

Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng vào ngày thứ Sáu, ông Trump cho biết ông đang tiến rất gần tới một thỏa thuận thương mại với Nhật Bản. Giới phân tích xem đàm phán thương mại Mỹ - Nhật là một “phép thử” cho đàm phán giữa Mỹ với các quốc gia khác. Một số chuyên gia dự báo ông Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sẽ công bố một thỏa thuận khi hai nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nền công nghiệp phát triển G7 ở Canada vào tháng 6 tới.

Ông Trump cũng nói với Time rằng ông đã có “200 thỏa thuận” và các thỏa thuận này sẽ được hoàn thiện trong 3-4 tuần tới, nhưng không cho biết cụ thể đó là những thỏa thuận gì. Ông cũng nói nếu sau 1 năm kể từ bây giờ, nếu Mỹ giữ được mức thuế quan từ 20-50%, ông sẽ coi đó là một “thắng lợi toàn diện”.

-An Huy

]]>Trung Quốc nới lỏng thuế quan, tính miễn thuế với một số chip nhập khẩu của MỹTờ South China Morning Post đưa tin Trung Quốc đang nới lỏng thuế quan trả đũa đối với h#224;ng nhập khẩu chip v#224; linh kiện b#225;n dẫn từ Mỹ. Động th#225;i được xem l#224; t#237;n hiệu t#237;ch cực đối với thương mại chip to#224;n cầu trong bối cảnh căng thẳng c#244;ng nghệ…#160;Sat, 26 Apr 2025 09:27:06 GMT/trung-quoc-noi-long-thue-quan-tinh-mien-thue-voi-mot-so-chip-nhap-khau-cua-my.htm/trung-quoc-noi-long-thue-quan-tinh-mien-thue-voi-mot-so-chip-nhap-khau-cua-my.htmKinh tế sốTờ South China Morning Post đưa tin Trung Quốc đang nới lỏng thuế quan trả đũa đối với hàng nhập khẩu chip và linh kiện bán dẫn từ Mỹ. Động thái được xem là tín hiệu tích cực đối với thương mại chip toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng công nghệ… 

Theo nguồn tin mà tạp chí kinh tế của Trung Quốc Caijing có được, Trung Quốc đã miễn thuế 125% với tám mã thuế quan liên quan đến mạch tích hợp có xuất xứ từ Mỹ – mức thuế từng được áp dụng để đáp trả mức thuế 145% mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc. 

Cơ quan hải quan Trung Quốc cũng thông báo rằng, các doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu cho những lô hàng thuộc diện được miễn trong giai đoạn từ ngày 10/4 đến 24/4 có thể làm thủ tục xin hoàn thuế.

Việc Trung Quốc miễn thuế với một số loại chip từ Mỹ dù chưa được xác nhận chính thức, nhưng có thể là tín hiệu cho thấy quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần hạ nhiệt sau thời gian căng thẳng kéo dài. Tuy vậy, cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có thông báo chính thức nào về động thái này và cũng không phản hồi khi South China Morning Post tìm cách liên hệ để xác minh thông tin.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc (CSIA), tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất chip lớn trong nước, hiện cũng chưa đưa ra phản ứng đáng chú ý. Đặc biệt, bài viết gốc đăng thông tin miễn thuế đã bị gỡ bỏ khỏi trang web và tài khoản WeChat chính thức của tạp chí Caijing, làm dấy lên nghi vấn về tính chủ đích của việc rò rỉ. 

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã và đang gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường toàn cầu, ngành bán dẫn vốn phụ thuộc sâu vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, đặc biệt dễ bị tổn thương trước các biến động chính trị và chính sách như vậy.

Điều này đặc biệt đúng với các dòng chip tiên tiến. Dù đã bị điều chỉnh để tuân thủ quy định kiểm soát xuất khẩu, chip Nvidia H20 vẫn tiếp tục bán chạy tại Trung Quốc, cho thấy nhu cầu cao và sự phụ thuộc rõ rệt của các công ty công nghệ nước này vào sản phẩm của Mỹ. 

Gần đây, Nhà Trắng cũng đã đưa dòng chip MI308 của AMD vào danh sách cấm xuất khẩu, kéo theo khoản thiệt hại lên tới hơn 6 tỷ USD cho cả Nvidia và AMD. Điều này chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành bán dẫn Mỹ và thị trường Trung Quốc.

Dù Mỹ từng mạnh tay áp thuế trên diện rộng nhằm siết chặt thương mại với Trung Quốc, nhưng sau đó vẫn buộc phải miễn trừ thuế cho nhiều mặt hàng công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử. Các chuyên gia cho rằng không thể chối bỏ sự thật Mỹ vẫn phụ thuộc đáng kể vào nguồn hàng điện tử tiêu dùng từ Trung Quốc, từ máy chơi game, máy tính tới pin lithium-ion… 

-Hạ Chi

]]>Giá vàng cầm cự mốc 3.300 USD/oz khi đồng USD hồi phụcTuần n#224;y, gi#225; v#224;ng tiếp tục biến động kh#243; lường trong v#249;ng bi#234;n độ rộng...Sat, 26 Apr 2025 02:17:58 GMT/gia-vang-cam-cu-moc-3-300-usd-oz-khi-dong-usd-hoi-phuc.htm/gia-vang-cam-cu-moc-3-300-usd-oz-khi-dong-usd-hoi-phuc.htmThế giớiTuần này, giá vàng tiếp tục biến động khó lường trong vùng biên độ rộng...

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (25/4), khi hoạt động chốt lời  diễn ra và đồng USD hồi phục. “Cá mập” SPDR Gold Trust tiếp tục bán ròng vàng, hoàn tất một tuần bán nhiều hơn mua.

Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay tại thị trường New York giảm 30,5 USD/oz, tương đương giảm 0,91%, chốt ở mức 3.320,3 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương khoảng 104,7 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với sáng hôm qua.

Tuần này, giá vàng tiếp tục biến động khó lường trong vùng biên độ rộng. Phiên ngày thứ Sáu tại Mỹ, giá vàng có lúc giảm tới 3.264 USD/oz và có lúc tăng tới hơn 3.376 USD/oz, tương đương biên độ hơn 100 USD/oz.

Giá vàng giao sau trên sàn COMEX giảm gần 0,6%, chốt phiên ở mức 3.330,2 USD/oz.

Nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư toàn cầu có phần chững lại trong tuần này, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạm thời ngừng leo thang dù hai bên còn có những tuyên bố thiếu nhất quán.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc khẳng định rằng nước này hiện không có đàm phán thương mại với Mỹ. Sau đó cùng ngày, ông Trump bác bỏ tuyên bố đó của phía Trung Quốc, nói rằng hai nước đang đàm phán.

Trong tuần, ông Trump và giới chức Mỹ đã giảm bớt sự cứng rắn trong lập trường với Bắc Kinh. Đầu tuần, ông Trump nói sẽ giảm mạnh thuế quan cho Trung Quốc nếu hai nước đạt được thỏa thuận thương mại. Ngày thứ Sáu, nguồn tin là doanh nghiệp Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng nước này đang cân nhắc miễn thuế quan 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp xác định xem nên miễn thuế cho những mặt hàng nào.

Ngoài ra, việc giá vàng lập kỷ lục mọi thời đại trên mức 3.500 USD/oz vào hôm thứ Ba tuần này cũng dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư chốt lời.

Giá vàng còn đương đầu áp lực giảm từ sự phục hồi của USD. Chỉ số Dollar Index tăng 0,21% trong phiên ngày thứ Sáu, chốt ở mức 99,59 điểm. Cả tuần, chỉ số tăng hơn 0,2%, đánh dấu tuần tăng đầu tiên kể từ tháng 3 - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Tính từ đầu năm, đồng USD đã giảm 8,2%.

Cả tuần này, giá vàng giao ngay giảm gần 0,3%, trong khi giá vàng giao ngay quy đổi tăng 200.000 đồng/lượng.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới tuần nagrave;y. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới tuần này. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Báo giá USD tại Vietcombank chốt tuần ở mức 25.805 đồng (mua vào) và 26.195 đồng (bán ra), tăng 135 đồng ở mỗi đầu giá so với chốt tuần trước.

“Căng thẳng thương mại dịu bớt đang ảnh hưởng bất lợi tới giá vàng. Nhưng đến hiện tại, vàng vẫn chưa bị bán nhiều”, chiến lược gia Daniel Ghali của công ty TD Securities nhận định với hãng tin Reuters. “Trong những phiên gần đây, thị trường đều mua mỗi khi giá giảm, nên chúng tôi cho rằng xu hướng tăng của giá vàng sẽ sớm được nối lại”.

Giá vàng đã tăng khoảng 27% từ đầu năm đến nay nhờ lực hỗ trợ từ một loạt yếu tố gồm nhu cầu phòng ngừa rủi ro do chiến tranh thương mại, xu hướng mất giá của đồng USD, và nhu cầu mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương.

“Những mối lo liên quan đến chiến tranh thương mại vẫn là lý do chính phía sau hoạt động mua vàng. Căng thẳng vẫn sẽ còn đó chừng nào đàm phán chưa có tiến bộ thực sự, nên những mối lo này chưa hoàn toàn được giải tỏa”, nhà phân tích Fawad Razaqzada của công ty City Index nhận định.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 2,3 tấn vàng trong phiên ngày thứ Sáu, giảm khối lượng nắm giữ còn 946,3 tấn vàng. Tuần này, quỹ bán ròng 6 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>Chứng khoán Mỹ tăng một mạch 4 phiên dù nhà đầu tư còn hoang mang về thuế quanBa chỉ số chứng kho#225;n Mỹ c#249;ng tăng trong tuần n#224;y, đ#225;nh dấu tuần tăng thứ hai trong v#242;ng 3 tuần trở lại đ#226;y...Sat, 26 Apr 2025 01:26:27 GMT/chung-khoan-my-tang-mot-mach-4-phien-du-nha-dau-tu-con-hoang-mang-ve-thue-quan.htm/chung-khoan-my-tang-mot-mach-4-phien-du-nha-dau-tu-con-hoang-mang-ve-thue-quan.htmThế giớiBa chỉ số chứng khoán Mỹ cùng tăng trong tuần này, đánh dấu tuần tăng thứ hai trong vòng 3 tuần trở lại đây...

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (25/4), hoàn tất một tuần tăng điểm mạnh khi cuộc chiến thương mại toàn cầu tạm thời chưa có bước leo thang căng thẳng mới và cổ phiếu công nghệ được mua mạnh. Giá dầu tăng nhẹ nhưng kết thúc một tuần giảm do khả năng nguồn cung dầu tăng lên trong khi triển vọng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ảm đạm.

Lúc đóng cửa, chỉ số SP 500 tăng 0,74%, đạt 5.525,21 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,26%, đạt 17.282,94 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 20 điểm, tương đương 0,05%, đạt 40.113,5 điểm.

Cổ phiếu công nghệ giữ vai trò trụ cột trong phiên tăng này, sau khi Alphabet - công ty mẹ của Google và là một thành viên của nhóm “Magnificent 7” - công bố kết quả kinh doanh quý 1 với cả doanh thu và lợi nhuận đều vượt dự báo. Alphabet đóng cửa với mức tăng 1,5%, Tesla tăng 9,8%, còn Nvidia và Meta Platforms ghi nhận mức tăng tương ứng 4,3% và 2,7%.

Ba chỉ số cùng tăng trong tuần này, đánh dấu tuần tăng thứ hai trong vòng 3 tuần trở lại đây. Cả tuần, SP 500 tăng 4,6% và Nasdaq tăng 6,7%. Dow Jones đuối hơn nhưng vẫn tăng 2,5% trong tuần. Với kết quả như vậy, Nasdaq hiện tăng nhẹ từ đầu tháng tới nay, nhưng SP 500 vẫn giảm 1,5%. Dow Jones đã giảm 4,5% từ đầu tháng.

Chứng khoán Mỹ biến động chóng mặt trong những tuần gần đây, khi giới đầu tư cố gắng xác định xem kế hoạch thuế quan đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố vào hôm 2/4 nghiêm trọng tới mức nào. Những thông điệp đôi khi thiếu nhất quán về thuế quan từ chính quyền ông Trump cũng làm mức độ biến động tăng thêm.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc khẳng định rằng nước này hiện không có đàm phán thương mại với Mỹ. Sau đó cùng ngày, ông Trump bác bỏ tuyên bố đó của phía Trung Quốc, nói rằng hai nước đang đàm phán. “Họ mới có cuộc gặp vào sáng nay… Không quan trọng ‘họ’ cụ thể là ai, chúng tôi sẽ công bố sau. Nhưng họ có gặp sáng nay và chúng tôi đang gặp gỡ với phía Trung Quốc”, ông Trump nói.

Trước đó trong tuần này, ông Trump và giới chức Mỹ trong tuần này đã giảm bớt sự cứng rắn trong lập trường với Bắc Kinh.

Ngày thứ Sáu, tạp chí Time đăng tin ông Trump nói ông nếu sau 1 năm nữa, Mỹ có mức thuế quan từ 20-50% đối với tất cả các quốc gia, ông sẽ coi đó là một “thắng lợi toàn diện”. Tuy nhiên, ông cũng nói Mỹ dự kiến sẽ công bố nhiều thỏa thuận thương mại với các đối tác “trong 3-4 tuần tới đây”.

Mối hoang mang có phần tăng thêm khi ông Trump nói với các nhà báo đi cùng trên chuyên cơ Không lực 1 rằng ông sẽ không dỡ thuế quan đối với Trung Quốc trừ phi “họ cho chúng tôi thứ gì đó”.

Với quan điểm lạc quan, Giám đốc đầu tư Jay Hatfield của công ty InfraCap, nói rằng giai đoạn tồi tệ nhất của sự bất định do thuế quan gây ra đã khép lại. “Nhà đầu tư đang băn khoăn không rõ liệu Mỹ có đang thực sự đàm phán thương mại với Trung Quốc hay không, và điều này cản bớt đà hồi phục của thị trường. Nhưng quan điểm của chúng tôi là thị trường đã đi qua giai đoạn biến động đỉnh điểm do thuế quan, nên những gì diễn ra sắp tới có khả năng sẽ tích cực hơn là tiêu cực”.

Theo ông Hatfield, trong tuần tới, yếu tố tác động chính tới diễn biến thị trường sẽ là báo cáo tài chính quý 1/2025 từ các công ty lớn như Microsoft và Amazon thay vì tin tức thương mại.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 0,32 USD/thùng, chốt ở mức 66,78 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,23 USD/thùng, chốt ở 63,02 USD/thùng.

Cả tuần này, giá dầu Brent giảm hơn 1% và giá dầu WTI giảm hơn 2%.

Tuần này, hãng tin Reuters đưa tin một số thành viên của OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga, muốn đẩy nhanh việc tăng sản lượng trong tháng 6, sau khi đã tăng tốc trong tháng 5.

“Giá dầu giảm trong tuần này vì mối lo dư thừa nguồn cung do OPEC+ tính tăng sản lượng mạnh hơn trong khi triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu vẫn còn bấp bênh do căng thẳng thương mại. Đồng USD hồi phục trong tuần này cũng gây sức ép giảm lên giá dầu”, nhà phân tích cấp cao Anh Pham của công ty dữ liệu LSEG nhận định với Reuters.

-Bình Minh

]]>Lời khuyên của chuyên gia về đầu tư vàngNhiều nh#224; đầu tư băn khoăn liệu gi#225; v#224;ng liệu c#243; c#242;n dư địa để tăng trở lại v#224; liệu đ#226;y c#243; phải thời điểm tốt để đầu tư v#224;ng?...Fri, 25 Apr 2025 09:13:18 GMT/loi-khuyen-cua-chuyen-gia-ve-dau-tu-vang.htm/loi-khuyen-cua-chuyen-gia-ve-dau-tu-vang.htmThế giớiNhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu giá vàng liệu có còn dư địa để tăng trở lại và liệu đây có phải thời điểm tốt để đầu tư vàng?...

Thời gian qua, giá vàng liên tục lập các kỷ lục mới khi giới đầu tư đổ xô vào các loại tài sản “trú ẩn an toàn” trong bối cảnh bất ổn chính sách kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại.

Đầu tuần này, giá vàng có thời điểm vượt 3.500 USD/oz, tăng hơn 40% so với một năm trước do lo ngại về khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể gây ra một đợt bán tháo cổ phiếu, trái phiếu Mỹ và đồng USD. Sau mốc đỉnh này, giá kim loại quý này đã giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời.

Nhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu giá vàng liệu có còn dư địa để tiếp tục tăng và liệu đây có phải thời điểm tốt để đầu tư vàng?

Dưới đây là ý kiến từ 4 chuyên gia tài chính về vấn đề này, gồm ông Alex Caswell từ công ty tư vấn đầu tư Wealth Script Advisors ở San Francisco, ông Ken Nuttall của công ty quản lý tài sản BlackDiamond Wealth ở New York, ông John Bell của công ty tư vấn tài chính Free State Financial Planning tại Maryland, và ông Peter Palion của công ty tư vấn tài chính tại New York.

Theo tổng hợp từ hãng tin Bloomberg, cả 4 chuyên gia cho rằng vàng là một công cụ tốt để đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhưng sẽ thiếu khôn ngoan nếu lao vào kim loại này mà không có chiến lược.

“Trong những giai đoạn như hiện nay, vàng thực sự tỏa sáng”, ông Caswell của Wealth Script Advisors nhận định. “Sự bất ổn gia tăng làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn, đặc biệt là khi các tài sản an toàn khác trở nên kém an toàn hơn”.

Theo ông Caswell, chính sách thương mại khó lường và động thái tấn công của ông Trump nhằm vào Chủ tịch Fed đã làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ. Điều này là một cú huých để nhà đầu tư đổ xô vào vàng. Cùng với đó, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đẩy giá kim loại này tăng lên.

“Những người mê vàng có nhiều lý do để đầu tư lớn vào lúc này, từ nỗi lo lạm phát, rủi ro địa chính trị cho tới nguy cơ suy giảm vị thế của đồng USD”, ông Caswell nhận xét “Những người mê vàng lúc nào cũng có quan điểm rằng thế giới này luôn có gì đó ‘sai sai’”.

Nhưng theo ông, lịch sử cho thấy, sau nhiều cuộc chiến tranh, suy thoái kinh tế và khủng hoảng chính trị, tâm lý lạc quan lại trở lại với thị trường chứng khoán.

“Đồng USD, đồng tiền dự trữ của thế giới, rồi cũng sẽ ổn định trở lại và giá vàng có thể sẽ giảm”, vị chuyên gia nhận xét.

Còn theo ông Nuttall của BlackDiamond Wealth, thập niên 2010 là một ví dụ điển hình của việc đầu tư quá lớn vào vàng có thể gây thiệt hại ra sao.

“Giá vàng lập đỉnh vào tháng 9/2012 và chưa lần nào trở lại mốc này cho tới tận giữa năm 2020. Đây có thể không phải vấn đề nghiêm trọng với những nhà đầu tư dài hạn, nhưng những nhà đầu tư muốn chốt lời sớm - như những người nghỉ hưu - thì có thể phải chịu lỗ nếu họ cần thu hồi vốn để chi tiêu vào nơi khác trong khoảng thời gian 8 năm đó”, ông Nuttall chỉ ra.

Vậy nên đầu tư bao nhiêu vào vàng? 

Trả lời câu hỏi này, cả 4 chuyên gia đều đưa ra câu trả lời rằng chỉ nên phân bổ khoảng 0-10% danh mục đầu tư vào vàng.

“Không nên phân bổ quá 5% danh mục đầu tư vào riêng cổ phiếu nào”, ông Bell của Free State Financial Planning nhận xét. “Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng với vàng”.

Theo ông, trong bối cảnh vàng liên tục lập kỷ lục mới vừa qua, những nhà đầu tư lao vào kim loại này có nguy cơ “mua đỉnh”.

“Một cách để giảm thiểu rủi ro này là trung bình giá. Tức là nếu bạn có 50.000 USD và muốn đầu tư vàng, bạn có thể mua 5.000 USD mỗi tháng trong 10 tháng, thay vì mua toàn bộ số tiền đó ở mức giá hiện tại”, vị chuyên gia khuyến nghị.

Còn theo chuyên gia tài chính Palion của Master Plan Advisory, một rủi ro lớn khi mua vàng vật lý là nhà đầu tư phải có chỗ cất giữ an toàn. Do đó, ông thường khuyên khách hàng của mình đầu tư vào các quỹ ETF vàng để đảm bảo tính thanh khoản và sự tiện lợi.

“Nhìn chung, đừng xem vàng như là hầm trú ẩn an toàn cuối cùng hay một kênh làm giàu nhanh chóng. Hãy xem đây là một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư”, ông Palion khuyến nghị. “Khi giá một loại tài sản giảm, bạn có thể được hưởng lợi từ một loại tài sản khác nhờ giá tăng hoặc giá không đổi. Có vẻ đây là điều đang diễn ra ở thời điểm này”.

-Hoài Thu

]]>Sự trỗi dậy của ngành sản xuất Trung QuốcV#224;o năm 1980, sản lượng sản xuất của Trung Quốc chỉ l#224; gần 134 tỷ USD. Con số n#224;y tăng l#234;n gần 4,8 ngh#236;n tỷ USD v#224;o năm 2023, tương đương mức tăng gần 3.500%...Fri, 25 Apr 2025 07:30:00 GMT/su-troi-day-cua-nganh-san-xuat-trung-quoc.htm/su-troi-day-cua-nganh-san-xuat-trung-quoc.htmThế giớiVào năm 1980, sản lượng sản xuất của Trung Quốc chỉ là gần 134 tỷ USD. Con số này tăng lên gần 4,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng gần 3.500%...

Lâu nay, thế giới vẫn quan niệm Trung Quốc là trung tâm sản xuất lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trên thực tế, trước năm 2009, Mỹ vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng sản xuất toàn cầu.

Sự trỗi dậy của ngành sản xuất Trung Quốc - Ảnh 1

Vào năm 1980, sản lượng sản xuất của Trung Quốc chỉ là gần 134 tỷ USD. Con số này tăng lên gần 4,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng gần 3.500%. Trong giai đoạn hơn 4 thập kỷ này, tỷ trọng trong sản xuất toàn cầu của Trung Quốc tăng từ 5% lên gần 30%. Trong khi đó, tỷ trọng của Mỹ giảm từ 21% xuống còn 17%.

Năm 2001, khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tỷ trọng này của Trung Quốc chỉ là khoảng 7%, trong khi của Mỹ là 28%. Việc gia nhập WTO mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với thế giới, từ đó nhanh chóng thay đổi vị thế, đưa quốc gia này trở thành "công xưởng của thế giới".

-Đức Anh

]]>Sau vòng đàm phán đầu tiên, Hàn Quốc kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với MỹD#249; lạc quan sau cuộc gặp, kh#244;ng b#234;n n#224;o đưa ra th#244;ng tin chi tiết về c#225;c lĩnh vực c#243; thể đạt được thỏa thuận...Fri, 25 Apr 2025 03:45:00 GMT/sau-vong-dam-phan-dau-tien-han-quoc-ky-vong-som-dat-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.htm/sau-vong-dam-phan-dau-tien-han-quoc-ky-vong-som-dat-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.htmThế giớiDù lạc quan sau cuộc gặp, không bên nào đưa ra thông tin chi tiết về các lĩnh vực có thể đạt được thỏa thuận...

Seoul và Washington đã nhất trí vạch ra một gói thỏa thuận nhằm dỡ bỏ thuế quan mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa Hàn Quốc trước khi hết thời hạn tạm hoãn thuế đối ứng vào tháng 7 - giới chức Hàn Quốc cho biết sau vòng đàm phán thương mại đầu tiên.

Bên phía Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Scott Bessent cho biết nước này và Hàn Quốc đã có một cuộc gặp “rất thành công” vào ngày 24/4. “Chúng tôi có thể đang đi nhanh hơn những gì tôi đã nghĩ, và chúng tôi sẽ thảo luận các thuật ngữ kỹ thuật sớm nhất vào tuần tới”, ông Bessent nói với các nhà báo.

Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Hàn đầu tiên diễn ra dưới sự chủ trì của ông Bessent, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Anh Duk-geun.

Dù lạc quan sau cuộc gặp, không bên nào đưa ra thông tin chi tiết về các lĩnh vực có thể đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng nước này đã đề nghị Mỹ miễn thuế quan đối ứng và thuế quan áp theo từng ngành hàng, đồng thời đề nghị hai bên hợp tác về đóng tàu và năng lượng, cũng như giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại.

“Trong cuộc họp, hai nước đã đạt được nhất trí chung về khuôn khổ cho các cuộc thảo luận trong tương lai”, ông Ahn nói với báo giới sau vòng đàm phán đầu tiên. “Chúng tôi cũng đã nhất trí tổ chức các cuộc gặp ở cấp công tác vào tuần tới để xác định phạm vi và cấu trúc của các vòng đàm phán cấp cao tiếp theo, với mục tiêu đưa ra một thỏa thuận trước ngày 8/7”.

Ông Choi cho biết sau các cuộc gặp tại Mỹ, hai bên sẽ tiến hành vòng đàm phán tiếp theo tại Hàn Quốc vào ngày 15-16/5, với ông Greer dẫn đầu phái đoàn Mỹ. “Thảo luận sẽ tập trung vào 4 nội dung chính gồm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, an ninh kinh tế, hợp tác đầu tư và chính sách tiền tệ”, ông Choi cho hay.

Theo hãng tin Reuters, vòng đầu tiên của đàm phán thương mại Mỹ - Hàn diễn ra trong bối cảnh ông Bessent và các quan chức cấp cao khác của chính quyền ông Trump bận rộn gặp gỡ với giới chức nhiều quốc gia khác để thảo luận về vấn đề thuế quan bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra ở Washington.

Hàn Quốc, nước bị ông Trump áp thuế đối ứng 25%, là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động đàm phán thương mại với Mỹ. Nhật Bản - một đồng minh thân cận khác của Mỹ ở châu Á - đã bắt đầu đàm phán vào tuần trước và có vòng đàm phán thứ hai vào ngày 24/4.

Theo ông Choi, trong cuộc gặp vừa rồi với giới chức Mỹ, phía Hàn Quốc tập trung đặc biệt vào lĩnh vực ô tô - lĩnh vực chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ thuế quan của Mỹ. Ông cũng cho biết Bộ Tài chính Hàn Quốc và Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc thảo luận riêng về chính sách tiền tệ.

Ông Choi nói với các phóng viên Hàn Quốc rằng không có đề cập nào đến vấn đề chi phí quốc phòng trong vòng đàm phán này. Trước đây, ông Trump đã nói rằng việc chia sẻ chi phí duy trì sự quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc sẽ là một phần của đàm phán thương mại với Hàn Quốc. Nhưng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chi phí quốc phòng là một vấn đề riêng và sẽ không được bàn đến trong đàm phán thương mại.

Ông Ahn cho biết hai bên không đề cập đến việc đàm phán lại thỏa thuận thương mại tự do song phương Mỹ - Hàn ký kết vào năm 2007.

Phía Hàn Quốc cũng đề nghị Washington thấu hiểu rằng tiến trình đàm phán thương mại song phương có thể bị ảnh hưởng bởi “lịch trình chính trị” - có thể hàm ý là cuộc bầu cử sớm sắp diễn ra vào ngày 3/6 tại Hàn Quốc để bầu tổng thống mới sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất.

Giới chuyên gia cho rằng Hàn Quốc khó có thể đưa ra bất kỳ cam kết chắc chắn nào về các dự án năng lượng và chi phí quốc phòng chừng nào nước này còn đang được lãnh đạo bởi một quyền tổng thống. Theo dự kiến, Mỹ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về an ninh năng lượng ở Alaska vào tháng 6 và tại sự kiện đó, Washington hy vọng giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đưa ra cam kết đối với một dự án khí đốt hóa lỏng (LNG) ở bang Alaska - nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters ngày 24/4.

-An Huy

]]>Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật: Chưa có thỏa thuận sau vòng 2Tỷ gi#225; đồng y#234;n Nhật l#224; một chủ đề ch#237;nh của cuộc gặp n#224;y, song kh#244;ng c#243; mức tỷ gi#225; cụ thể n#224;o được n#243;i đến...Fri, 25 Apr 2025 02:47:25 GMT/dam-phan-thuong-mai-my-nhat-chua-co-thoa-thuan-sau-vong-2.htm/dam-phan-thuong-mai-my-nhat-chua-co-thoa-thuan-sau-vong-2.htmThế giớiTỷ giá đồng yên Nhật là một chủ đề chính của cuộc gặp này, song không có mức tỷ giá cụ thể nào được nói đến...

Vòng đàm phán thương mại thứ hai giữa Mỹ và Nhật Bản đã diễn ra vào ngày 24/4 ở Washington giữa hai bộ trưởng tài chính của hai nước. Hai bên đã thảo luận về chính sách tỷ giá, như một phần trong nỗ lực nhằm đạt tới quan điểm chung liên quan tới thuế quan của Tổng thống Donald Trump, nhưng chưa có thỏa thuận nào được đưa ra sau cuộc gặp.

Theo hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo, tại họp báo sau cuộc thảo luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết cả hai bên đều đồng ý rằng tỷ giá hối đoái nên do các lực lượng thị trường quyết định và rằng các diễn biến tiền tệ bất ổn có thể gây hại cho nền kinh tế.

Ông Kato cũng cho biết ông Bessent không đề cập đến mức tỷ giá hay mục tiêu tỷ giá cụ thể nào giữa đồng yên Nhật và đồng USD.

Sau khi thông tin trên được công bố, tỷ giá USD/yên không có nhiều biến động. Phiên sáng nay (25/4) tại thị trường châu Á, đồng USD có thời điểm tăng giá gần 0,2% so với đồng yên, giao dịch ở mức 142,9 yên đổi 1 USD - theo dữ liệu từ hãng tin CNBC.

Tại họp báo, ông Kato cũng cho biết ông đã nói với Bessent rằng thuế quan mà ông Trump áp lên hàng hóa Nhật Bản là điều “cực kỳ đáng tiếc’ và thúc giục Washington xem xét lại việc áp thuế đó.

Cuộc gặp vừa rồi của ông Bessent và ông Kato - diễn ra bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) -  là một phần của cuộc đàm phán thương mại chính thức được khởi động vào tuần trước giữa Nhật Bản và Mỹ. Cuộc đàm phán thương mại này được triển khai sau khi ông Trump vào hôm 2/4 áp thuế quan đối ứng dao động từ 10-50% lên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm mục đích xử lý những gì ông coi là hành động thương mại không công bằng của các quốc gia khác đối với Mỹ.

Trong số các đối tác thương mại lớn, chính quyền Trump đã ưu tiên đàm phán thuế quan với Nhật Bản, một đồng minh an ninh quan trọng của Mỹ. Là một nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, Nhật Bản bị ông Trump áp thuế đối ứng 24%, bên cạnh mức thuế 25% đối với mặt hàng ô tô, nhôm và thép. Trong vòng đàm phán đầu tiên, khi Bộ trưởng Bộ Phục hồi kinh tế Nhật Bản Akazawa Kyosei dẫn đầu phái đoàn tới Washington, hai nước không đề cập đến các vấn đề tỷ giá tiền tệ và thay vào đó, nhất trí để vấn đề này lại cho cuộc gặp giữa hai bộ trưởng tài chính.

Trong đàm phán thương mại nói chung, chính quyền Trump 2.0 không chỉ tập trung vào các vấn đề thương mại. Đối với cuộc đàm phán đang diễn ra với Nhật Bản, họ cũng đã thúc giục Tokyo san sẻ thêm gánh nặng tài chính của việc quân đội Mỹ đồn trú ở Nhật Bản.

Riêng về thương mại, ông Trump đặc biệt quan tâm tới những gì mà giới chức Mỹ xem là rào cản phi thuế quan của Nhật Bản. Ngoài ra, ông cũng từng cáo buộc Tokyo phá giá đồng yên để tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản. Phía Tokyo đã bác bỏ cáo cuộc này của ông Trump và giữ vững quan điểm rằng tỷ giá hối đoái nên diễn biến ổn định dựa trên các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.

Trên thực tế, đồng yên liên tục mất giá mạnh trong những năm gần đây đã khiến giới chức Nhật lo ngại. Nhật Bản đã có một số đợt can thiệp vào thị trường tiền tệ, bằng cách bán USD và mua vào đồng yên, để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.

Vào hôm thứ Tư, ông Bessent đã nói với báo giới rằng Mỹ “hoàn toàn không có mục tiêu cụ thể về tỷ giá tiền tệ” trong đàm phán thương mại với Nhật Bản.

Ông Akazawa sẽ có chuyến công tác Mỹ tiếp theo tuần tới để tiến hành vòng đàm phán thương mại Nhật - Mỹ tiếp theo, với hy vọng xóa bỏ thuế quan bổ sung mà Mỹ áp lên ô tô Nhật - nguồn thạo tin tiết lộ với Kyodo. Sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản và giới phân tích xem thuế quan ô tô là một thử thách lớn đối với nên kinh tế nước này.

Nhật Bản đã nói rõ rằng nước này không có ý định thảo luận các vấn đề thuế quan đồng thời với các chủ đề khác. Tuần trước, Thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba nói ông không nghĩ rằng việc giải quyết cùng lúc cả hai vấn đề thương mại và an ninh giữa Tokyo và Washington là phù hợp.

Tuần này, ông Ishiba cũng đã phát biểu tại một phiên họp của quốc hội rằng điều quan trọng đối với Nhật Bản là thực chất chứ không phải tốc độ của bất kỳ thỏa thuận nào trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

-An Huy

]]>Giá vàng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, “cá mập” SPDR Gold Trust bán ròng nhẹ“Việc gi#225; v#224;ng l#234;n 3.500 USD/oz diễn ra qu#225; nhanh, v#224; thị trường cần l#249;i lại một ch#250;t để nghiền ngẫm...Fri, 25 Apr 2025 02:17:24 GMT/gia-vang-chua-co-dau-hieu-giam-nhiet-ca-map-spdr-gold-trust-ban-rong-nhe.htm/gia-vang-chua-co-dau-hieu-giam-nhiet-ca-map-spdr-gold-trust-ban-rong-nhe.htmThế giới“Việc giá vàng lên 3.500 USD/oz diễn ra quá nhanh, và thị trường cần lùi lại một chút để nghiền ngẫm...

Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch đêm qua tại Mỹ và sáng nay (25/4) tại thị trường châu Á, trong bối cảnh sức nóng âm ỉ của cuộc chiến thương mại toàn cầu tiếp tục thúc đẩy nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư. Việc đồng USD mất giá trở lại cũng hỗ trợ cho xu hướng tăng của thị trường kim loại quý.

Tại thời điểm hơn 8h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 9,8 USD/oz so với đóng cửa phiên New York, tương đương tăng 0,29%, giao dịch ở mức 3.360,6 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương 106 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với sáng qua.

Cùng thời điểm trên, website Vietcombank báo giá USD ở mức 25.805 đồng (mua vào) và 26.195 đồng (bán ra), tăng 21 đồng ở mỗi đầu giá so với sáng hôm qua.

Trong phiên ngày thứ Năm tại thị trường New York, giá vàng giao ngay chốt ở mức 3.350,8 USD/oz, tăng 60,8 USD/oz so với mức chốt của phiên trước, tương đương tăng 1,84%.  Trước phiên hồi phục này, giá vàng đã giảm gần 3% trong phiên ngày thứ Tư.

Thị trường tài chính toàn cầu vẫn đang dõi theo các diễn biến mới của cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, đặc biệt là xung đột thuế quan giữa Mỹ với Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đang đàm phán thương mại với một số đối tác trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, nhưng chưa có thỏa thuận nào đạt được. Trong khi đó, căng thẳng Mỹ - Trung dù đã tạm ngừng leo thang nhưng hai bên chưa có động thái xúc tiến đàm phán nào.

Trung Quốc ngày 24/4 nói hiện tại không có đàm phán thương mại nào giữa Bắc Kinh với Washington. Người phát ngôn He Yadong của Bộ Thương mại Trung Quốc nói tất cả những thông tin về tiến trình đàm phán thương mại song phương ở thời điểm hiện tại nên bị bác bỏ, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan “đơn phương”.

Những tuyên bố này của Trung Quốc được đưa ra sau khi ông Trump trong tuần này tuyên bố sẽ có phương pháp tiếp cận bớt cứng rắn hơn đối với việc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Hôm 23/4, ông Bessent nói Mỹ có “cơ hội để đạt một thỏa thuận lớn” về thương mại với Trung Quốc.

Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới toàn cầu tiếp tục ở mức cao và vàng là một tài sản an toàn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Giá vàng giao sau trên sàn COMEX ở New York chốt phiên ngày thứ Năm với mức tăng 1,7%, dạt 3.348,6 USD/oz. Hôm thứ Ba tuần này, cả giá vàng giao ngay và giao sau đều lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua mốc 3.500 USD/oz.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 1 thaacute;ng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 tháng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

“Mối quan tâm lớn nhất của thị trường bây giờ là thuế quan” - nhà giao dịch kim loại quý độc lập Tai Wong ở New York nói với hãng tin Reuters. “Việc giá vàng lên 3.500 USD/oz diễn ra quá nhanh, và thị trường cần lùi lại một chút để nghiền ngẫm. Vàng có thể giằng co trong một vài phiên tới, nhưng chúng ta vẫn đang ở trong một thị trường giá lên và mỗi cú giảm mạnh chắc chắn sẽ đều được coi là cơ hội mua”.

Ngoài ra, giá vàng còn đang được hỗ trợ bởi xu hướng mất giá của đồng USD, khi nhà đầu tư hoài nghi về các tài sản Mỹ do chính sách thuế quan của nước này.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đóng cửa phiên ngày thứ Năm với mức giảm gần 0,5%, còn 99,38 điểm. Chỉ số này đã giảm hơn 8% từ đầu năm đến nay - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Hiện Dollar Index đang ở gần vùng thấp nhất hơn 3 năm thiết lập trong tháng 4 này.

Tuy nhiên, khối lượng nắm giữ của quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho thấy tâm lý thận trọng của một bộ phận nhà đầu tư. Quỹ bán nhiều hơn mua trong tuần này, tiếp tục xu hướng bán ròng trong tuần trước.

Phiên ngày thứ Năm, quỹ bán ròng 0,6 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn gần 948,6 tấn.

-Điệp Vũ

]]>Chứng khoán Mỹ tăng 3 phiên liên tiếp trong lúc đàm phán thương mại diễn ra, giá dầu hồi nhẹThị trường chứng kho#225;n Mỹ tăng điểm trong phi#234;n giao dịch ng#224;y thứ Năm (24/4), khi nh#224; đầu tư chờ đợi những diễn biến mới của cuộc chiến thương mại to#224;n cầu...Fri, 25 Apr 2025 01:06:20 GMT/chung-khoan-my-tang-3-phien-lien-tiep-trong-luc-dam-phan-thuong-mai-dien-ra-gia-dau-hoi-nhe.htm/chung-khoan-my-tang-3-phien-lien-tiep-trong-luc-dam-phan-thuong-mai-dien-ra-gia-dau-hoi-nhe.htmThế giớiThị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (24/4), khi nhà đầu tư chờ đợi những diễn biến mới của cuộc chiến thương mại toàn cầu...

Giá dầu thô tăng nhẹ trong bối cảnh có những yếu tố tác động trái chiều.

Lúc đóng cửa, chỉ số SP 500 tăng 2,03%, đạt 5.4848,77 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,74%, đạt 17.166,04 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 486,23 điểm, tương đương tăng 1,23%, đạt 40.093,4 điểm. Tính đến phiên này, cả ba chỉ số đã tăng ba phiên liên tiếp.

Loạt cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn tiếp tục được gom mua, nhờ đó đóng vai trò quan trọng trong sự đi lên của các chỉ số. Nvidia, Meta, Amazon, Tesla và Microsoft đều chốt phiên trong trạng thái “xanh”, trong đó Meta dẫn đầu với mức tăng hơn 4%.

Cổ phiếu công nghệ là một trong những nhóm bị xả mạnh nhất khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Những ngày gần đây, khi căng thẳng dịu đi, cổ phiếu công nghệ cũng trở thành một trong những nhóm được mua nhiều nhất.

Về đàm phán thương mại, phái đoàn Hàn Quốc ngày 24/4 đã hoàn tất vòng đầu tiên của cuộc đàm phán với Mỹ. Sau cuộc gặp diễn ra ở Washington, phía Seoul cho biết hai bên đã nhất trí  sẽ vạch ra một gói thỏa thuận nhằm mục đích dỡ bỏ thuế quan Mỹ trước khi hết thời hạn hoãn thuế quan đối ứng vào tháng 7. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent cũng nói Mỹ và Hàn Quốc đã có một cuộc gặp “rất thành công” và hai bên có thể đạt được một thỏa thuận khung “ngay vào tuần tới”.

Cùng ngày, vòng đàm phán thương mại thứ hai giữa Mỹ và Nhật Bản cũng đã diễn ra ở Washington. Sau cuộc gặp, ông Bessent và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato nói hai bên nhất trí rằng tỷ giá hối đoái nên được quyết định bởi các lực lượng thị trường và biến động tỷ giá quá mức có thể gây tổn hại cho nền kinh tế.

Trước đó, Trung Quốc ngày 24/4 nói hiện tại không có đàm phán thương mại nào giữa Bắc Kinh với Washington. Người phát ngôn He Yadong của Bộ Thương mại Trung Quốc nói tất cả những thông tin về tiến trình đàm phán thương mại song phương ở thời điểm hiện tại nên bị bác bỏ, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan “đơn phương”.

Những tuyên bố này của Trung Quốc được đưa ra sau khi ông Trump trong tuần này tuyên bố sẽ có phương pháp tiếp cận bớt cứng rắn hơn đối với việc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Hôm 23/4, ông Bessent nói Mỹ có “cơ hội để đạt một thỏa thuận lớn” về thương mại với Trung Quốc.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc còn thiếu động thái cụ thể để xúc tiến đàm phán, nhà phân tích Ross Mayfield của công ty Baird giữ quan điểm thận trọng về sự hồi phục của giá cổ phiếu ở Phố Wall.

“Tôi không tin vào sự phục hồi này. Trung Quốc đã nói tương đối rõ rằng hiện tại không có cuộc đàm phán nào đang diễn ra giữa họ với Mỹ. Có lẽ, thị trường đang cảm thấy yên tâm vì ít nhất chính quyền Mỹ cũng nói là họ muốn có một thỏa thuận thay vì tiếp tục tăng thuế quan. Sự lạc quan này là những gì còn sót lại từ ngày hôm trước”, ông Mayfield nói với hãng tin CNBC.

Kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng hôm 2/4, SP 500 - thước đo rộng nhất của chứng khoán Mỹ - đến hiện tại đã giảm 3,3%. Dow Jones giảm 5,1% và Nasdaq trượt 2,5% trong cùng khoảng thời gian.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 0,43 USD/thùng, tương đương tăng 0,7%, chốt ở mức 66,55 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,52 USD/thùng, tương đương tăng 0,8%, chốt ở mức 62,79 USD/thùng.

Số liệu hàng tuần từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua ở Mỹ chỉ tăng nhẹ. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn trụ vững bất chấp biến động kinh tế do thuế quan gây ra. Thông tin này, cùng với sự giảm giá của đồng USD, đã hỗ trợ cho giá dầu hồi phục sau khi giảm hơn 2% trong phiên ngày thứ Tư.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang đương đầu với áp lực giảm do chiến tranh thuế quan phủ bóng lên triển vọng kinh tế Mỹ, Trung Quốc và toàn cầu. Sức ép giảm giá đối với dầu càng lớn hơn khi hãng tin Reuters hôm thứ Tư tuần này dẫn nguồn thạo tin cho biết một số thành viên của OPEC+ đã kêu gọi đẩy nhanh việc tăng sản lượng khai thác dầu trong tháng 6 năm nay, sau khi tăng tốc trong tháng 5.

OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga.

“Họ tính bơm thêm dầu vào một nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đang chật vật vì thuế quan của Mỹ và thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Thời điểm mà OPEC+ muốn tăng sản lượng dầu là không thể tệ hơn”, giám đốc phụ trách mảng năng lượng giao sau của ngân hàng Mizuho - ông Bob Yawger - nhận định với Reuters.

-Bình Minh

]]>Trái phiếu kho bạc Mỹ đang mất sức hấp dẫn L#226;u nay, việc thị trường tr#225;i phiếu kho bạc trị gi#225; 29 ngh#236;n tỷ USD l#224; một lựa chọn “tr#225;nh b#227;o” của nh#224; đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhi#234;n, thời gian gần đ#226;y, tr#225;i phiếu n#224;y đang được giao dịch giống như một loại t#224;i sản rủi ro...Fri, 25 Apr 2025 00:00:00 GMT/trai-phieu-kho-bac-my-dang-mat-suc-hap-dan.htm/trai-phieu-kho-bac-my-dang-mat-suc-hap-dan.htmThế giớiLâu nay, việc thị trường trái phiếu kho bạc trị giá 29 nghìn tỷ USD là một lựa chọn “tránh bão” của nhà đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái phiếu này đang được giao dịch giống như một loại tài sản rủi ro...

Trái phiếu kho bạc Mỹ thường được xem là một kênh “trú ẩn an toàn” của các nhà đầu tư khỏi những biến động của thị trường tài chính. Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính, sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ hay thậm chí khi xếp hạng tín nhiệm của chính nước Mỹ bị giảm.

Tuy nhiên, một điều bất thường đã xảy ra vào đầu tháng 4, khi thị trường tài chính chao đảo vì chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vì tăng giá khi các loại tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu và tiền ảo lao dốc, trái phiếu kho bạc Mỹ cũng sụt giá mạnh. Lợi suất trái phiếu kho bạc chứng kiến mức tăng trong một tuần mạnh nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ trở lại đây.

Lâu nay, việc thị trường trái phiếu kho bạc trị giá 29 nghìn tỷ USD là một lựa chọn “tránh bão” của nhà đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ, giúp lãi suất cho vay của nước này có thể duy trì ở mức thấp trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái phiếu này đang được giao dịch giống như một loại tài sản rủi ro. Thậm chí, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng trái phiếu kho bạc Mỹ đang giống như trái phiếu của một chính phủ quốc gia mới nổi.

Theo các nhà phân tích, sự thay đổi này có ý nghĩa lớn với hệ thống tài chính toàn cầu. Vốn được xem là một tài sản “không rủi ro”, trái phiếu kho bạc Mỹ được dùng làm một tiêu chuẩn để xác định giá của mọi thứ từ cổ phiếu cho tới trái phiếu chính phủ hay lãi suất vay thế chấp mua nhà. Đây cũng là một tài sản thế chấp cho các khoản vay hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày.

Sau đây là lý giải của giới đầu tư và chuyên gia dự báo thị trường về những động thái bất thường của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 4, theo tổng hợp từ hãng tin Bloomberg.

LẠM PHÁT DO THUẾ QUAN

Dù ông Trump đã hoãn áp thuế đối ứng ở mức cao trong 90 ngày, thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện vẫn cao hơn so với các dự báo trước đây. Cùng với đó, chính quyền Trump hiện cũng áp thuế quan riêng với ô tô, thép, nhôm và một số mặt hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico.

Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các doanh nghiệp sẽ phản ứng bằng cách chuyển phần chi phí tăng thêm do thuế quan sang cho khách hàng, tức tăng giá bán.

Theo các nhà phân tích, cú sốc lạm phát sẽ khiến nhu cầu trái phiếu kho bạc Mỹ giảm bởi lạm phát làm giảm giá trị lợi nhuận cố định mà nhà đầu tư thu về trong tương lai.

Trong trường hợp giá cả tăng lên đi kèm với sản lượng kinh tế sụt giảm hoặc tăng trưởng bằng 0 - tình huống được gọi là đình lạm (stagflation), chính sách tiền tệ của Mỹ được dự báo sẽ bước vào một thời kỳ bất ổn mới. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải lựa chọn đưa ra các chính sách hỗ trợ tăng trưởng hoặc kiểm soát lạm phát.

Theo các nhà phân tích, một số nhà đầu tư có thể đã bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ cùng với một số tài sản tài chính khác của Mỹ sẽ trú ẩn trong một “kênh an toàn” khác, đó là tiền mặt. Vào đầu tháng 4, giá trị tài sản của nhà đầu tư Mỹ trong quỹ thị trường tiền tệ (MMF) ở mức cao kỷ lục trong vòng hơn 30 năm trở lại đây.

BẤT ỔN CHÍNH SÁCH, CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA

Nhà đầu tư thường đòi hỏi lợi suất cao hơn khi đầu tư vào các quốc gia có lịch sử chính trị và kinh tế bất ổn. Đó là một trong những lý do trái phiếu chính phủ Argentina có lợi nhuận 13% vào thời điểm giữa tháng 4.

Chính sách thuế quan cũng như phong cách chính trị khó lường của ông Trump khiến nhà đầu tư khó đoán định về môi trường đầu tư của nền kinh tế lớn nhất thế giới kể cả trong ngắn hạn.

Theo các nhà phân tích, một động lực giúp Mỹ hút vốn đầu tư quốc tế là niềm tin của nhà đầu tư vào sức mạnh của hệ thống tư pháp cũng như sự liên tục và nhất quán của các chính trách Tuy nhiên, hành động của chính quyền Trump đã làm suy yếu phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào những điều từng đưa Mỹ trở thành điểm đến hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài.

Khi đồng USD thay thế vàng trở thành tài sản dự trữ của thế giới vào giữa thập niên 1970, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua trái phiếu kho bạc Mỹ như một phương thức để tích trữ đồng USD. Trái phiếu kho bạc Mỹ được xem là một khoản đầu tư đảm bảo bởi Chính phủ Mỹ chưa bao giờ mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nợ công của Mỹ đang ở mức tương đương 121% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ông Trump trở lại Nhà Trắng đầu năm nay với cam kết giảm thâm hụt ngân sách. Việc tăng thuế quan là một cách để ông tăng thu ngân sách liên bang. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo rằng các chính sách khác của vị Tổng thống sẽ làm tăng nợ công của Mỹ.

Chính quyền Trump đang tìm cách gia hạn vĩnh viễn các chính sách giảm thuế mà ông ban hành trong nhiệm kỳ đầu tiên, bên cạch các chính sách giảm thuế thêm mà ông lên kế hoạch cho nhiệm kỳ này.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thuế quan đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, chính phủ có thể sẽ phải tăng chi tiêu, gây áp lực tới nền tài chính quốc gia.

“Trong bối cảnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ gia tăng có thể là một dấu hiệu của ‘cuộc tháo vốn’ khi nhà đầu tư không còn muốn tài trợ cho thâm hụt của Mỹ nữa”, ông Mike Riddell, quản lý danh mục tài sản lợi nhuận cố định tại công ty Fidelity International, nhận xét.

CHỦ NỢ NƯỚC NGOÀI THOÁT HÀNG, "HẦM TRÚ ẨN" TIỀM NĂNG

Thông thường, khi giá trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm thì xuất hiện đồn đoán về hoạt động bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài. Vào tháng trước, khi điều này xảy ra, nhiều người cho rằng đây có thể là hành động đáp trả thuế quan của ông Trump. Trung Quốc và Nhật Bản hiện là hai chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Dữ liệu chính thức cho thấy cả hai nước này đều đã giảm lượng trái phiếu bạc Mỹ.

Nhiều nhà quản lý quỹ tại châu Âu và Nhật đã tìm ra nhiều lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho trái phiếu kho bạc Mỹ, như trái phiếu chính phủ Đức.

Vàng, một tài sản trú ẩn truyền thống, cũng chứng kiến giá tăng lên mức kỷ lục trong tháng 4, vượt qua gần như mọi loại tài sản lớn khác. Thời gian qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đẩy mạnh mua vàng. Tuy nhiên, không giống trái phiếu, đầu tư tại vàng không mang lại lợi nhuận thường xuyên. Kim loại này chỉ mang lại lợi nhuận khi giá tăng ở thời điểm chủ sở hữu bán ra.

Nhìn chung không có tài sản nào có thể thay thế trái phiếu kho bạc Mỹ nếu xét ở mức độ thanh khoản và độ sâu của thị trường. Và để thoái vốn thực sự khỏi thị trường này cần tới nhiều năm. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng động thái của thị trường trong tháng 4 có thể là khởi đầu cho một sự dịch chuyển toàn cầu. Đây cũng có thể là sự đánh giá lại đối với các loại tài sản đóng vai trò nền tảng cho sự thống trị của nền kinh tế Mỹ

-Ngọc Trang

]]>Vì sao giá thép ở Nhật rẻ hơn giá nước đóng chai?Tại Nhật Bản, gi#225; th#233;p đang giảm mạnh do cạnh tranh gay gắt giữa c#225;c nh#224; ph#226;n phối. Gi#225; c#225;c sản phẩm th#233;p thậm ch#237; rẻ hơn so với nước đ#243;ng chai nếu t#237;nh theo trọng lượng...Thu, 24 Apr 2025 08:58:08 GMT/vi-sao-gia-thep-o-nhat-re-hon-gia-nuoc-dong-chai.htm/vi-sao-gia-thep-o-nhat-re-hon-gia-nuoc-dong-chai.htmThế giớiTại Nhật Bản, giá thép đang giảm mạnh do cạnh tranh gay gắt giữa các nhà phân phối. Giá các sản phẩm thép thậm chí rẻ hơn so với nước đóng chai nếu tính theo trọng lượng...

Theo dữ liệu từ Nikkei POS - nền tảng thu thập dữ liệu bán hàng từ các siêu thị và cửa hàng tại Nhật, trong tháng 3, giá bình quân một chai nước khoáng 1 lít của công ty Suntory Beverage Food tại Nhật có giá 156 yên, tương đương 1,09 USD.

Trong khi đó, ở khu vực Tokyo, giá phân phối thép cuộn cán lạnh 1,6mm - loại dùng phổ biến trong sản xuất và các ngành công nghiệp khác - là khoảng 141.500 yên/tấn. Theo đó, giá trên mỗi kg thép - trọng lượng đương đương 1 lít nước lọc - là khoảng 141,5 yên, rẻ hơn gần 15 yên so với nước đóng chai.

Tương tự, tấm thép cuộn nóng 1,6mm có giá khoảng 117,5 yên/kg. Giá của cả hai loại tấm thép này hiện đều thấp hơn4-6% so với cùng thời điểm năm trước.

Theo tờ báo Nikkei Asia, "thép rẻ hơn nước" là cụm từ được nhắc nhiều trong ngành công nghiệp thép Nhật Bản. Các nhà sản xuất đang cạnh tranh khốc liệt với nhau.

Năm 2020 là năm bước ngoặt khi các nhà sản xuất thép lớn của Nhật bắt đầu triển khai tái cơ cấu. Nippon Steel đã tạm dừng hoặc đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất thép tại nhiều nơi trên khắp nước Nhật, đưa tổng số từ 15 xuống còn 10 vào tháng trước. Trong khi đó, JFE Steel đã đóng cửa một cơ sở sản xuất lớn vào năm 2023.

Theo báo cáo từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, năm 2024, tổng công suất thép thô của Nhật đạt 110 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2019. Việc các công ty lớn đóng cửa bớt cơ sở sản xuất giúp giảm bớt tình trạng dư thừa sản xuất và hạ nhiệt cuộc chiến giá. Năm 2021, giá thép vẫn cao hơn so với giá nước đóng chai.

Tuy nhiên, hiệu ứng từ các cuộc tái cơ cấu như vậy đã hạ nhiệt và giá thép tại Nhật đã giảm trở lại Một nguyên nhân của tình trạng này là cuộc chiến giá giữa các nhà phân phối.

“Vì có quá ít đơn hàng, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giảm giá bán”, giám đốc một đơn vị bán buôn thép ở thành phố Urayasu thuộc tỉnh Chiba, gần thủ đô Tokyo, cho biết.

Trong ngành xây dựng - thị trường tiêu thụ thép lớn nhất, hoạt động đang chững lại do tình trạng thiếu lao động. Nhu cầu của các ngành như ô tô và sản xuất khác cũng giảm sút.

“Số lượng đơn hàng quá ít ỏi trong khi có quá nhiều nhà phân phối”, vị giám đốc trên chia sẻ với Nikkei Asia. "Họ nghi ngờ lẫn nhau và muốn được hàng trước khi các công ty khác giảm giá thấp hơn và thị trường sụp đổ”.

Nhân viên bán hàng của một nhà sản xuất thép cho biết một số nhà phân phối chào thầu với mức giá thậm chí thấp hơn giá bán của nhà sản xuất, và sau đó yêu cầu nhà sản xuất giảm giá.

Theo dữ liệu từ công ty Recof Data, trong năm ngoái, chỉ có khoảng 24 thương vụ mua bán và sáp nhập giữa các công ty trong ngành  thép và kim loại màu ở Nhật. Con số này gần như không đổi trong suốt 20 năm qua, so với mức tăng chung khoảng 20% mỗi năm của các ngành khác.

"Nhiều công ty bán buôn thép sở hữu đất ở trung tâm thành phố. Vì có có thu nhập từ bất động sản nên họ có thể không cảm thấy buộc phải tái cấu trúc hoặc thanh lý tài sản dù hoạt động kinh doanh chính mang lại lợi nhuận thấp”, một nhà nghiên cứu tại một ngân hàng lớn ở Nhật cho biết.

Bên cạnh các vấn đề nội tại, ngành thép Nhật cũng đối mặt với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài, bao gồm việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan 25% với nhôm và thép cũng như ô tô nhập khẩu. Ngành này đang chịu tác động từ cả thuế quan với thép và cả thuế quan với ô tô.

Ông Atsushi Yamaguchi, nhà phân tích cấp cao tại SMBC Nikko Securities, ước tính trong số sản lượng thép thô hàng năm khoảng 83 triệu tấn của Nhật, khoảng 34,4 triệu tấn được xuất khẩu trực tiếp và khoảng 20 triệu tấn dùng trong xuất khẩu gián tiếp.

“Nếu thuế quan của ông Trump và chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu tiếp diễn, trong kịch bản xấu nhất, nhu cầu thép Nhật có thể giảm 4 triệu tấn mỗi năm, bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp”, ông Yamaguchi nhận định. “Con số này tương đương với công suất của một cơ sở sản xuất thép lớn”.

-Đức Anh

]]>Tàu hàng Trung Quốc cập cảng Mỹ giảm mạnhSự suy giảm của hoạt động thương mại giữa Mỹ v#224; Trung Quốc do cuộc chiến thuế quan căng thẳng giữa hai nước đ#227; bắt đầu được phản #225;nh qua dữ liệu từ c#225;c hải cảng lớn của Mỹ...Thu, 24 Apr 2025 07:29:19 GMT/tau-hang-trung-quoc-cap-cang-my-giam-manh.htm/tau-hang-trung-quoc-cap-cang-my-giam-manh.htmThế giớiSự suy giảm của hoạt động thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc do cuộc chiến thuế quan căng thẳng giữa hai nước đã bắt đầu được phản ánh qua dữ liệu từ các hải cảng lớn của Mỹ...

Số tàu container xuất phát từ Trung Quốc dự kiến cập bến Los Angeles và Long Beach, hai trung tâm vận tải biển hàng đầu của Mỹ, đã giảm mạnh.

Trong tuần kết thúc vào ngày 3/5/2025, số tàu chở hàng từ Trung Quốc dự kiến tới các hải cảng ở Nam California - khu vực chính tiếp nhận tàu vận tải hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và các nước châu Á khác sang Mỹ - giảm 29% so với tuần trước đó, theo dữ liệu từ hệ thống theo dõi tàu biển Port Optimizer được hãng tin CNBC trích dẫn. So với cùng kỳ năm trước, số tàu này giảm 44% trong tuần từ ngày 4 - 10/5/2025.

Dữ liệu trên được cập nhật hàng ngày dựa trên thông báo về điểm đến của các con tàu. Đây là những chuyến tàu hoặc mới có lịch xuất phát từ Trung Quốc hoặc đã xuất phát và đang trên đường tới các hải cảng Mỹ nói trên.

Dự kiến có 12 tàu chở hàng từ Trung Quốc cập cảng ở Los Angeles và Long Beach trong tuần này, giảm từ con số 20 tàu trong tuần kết thúc vào ngày 20/4. Xét về số thùng hàng được vận chuyển, có tổng số 62.568 TEU (đơn vị tương đương thùng hàng 20 foot) từ Trung Quốc dự kiến cập bến các cảng này trong tuần từ 4 - 10/5, so với 120.608 TEU trong tuần từ 20/4 - 26/4.

Tình trạng suy giảm của hoạt động vận tải biển đang bắt đầu ảnh hưởng tới hoạt động vận tải trên bộ.

“Chúng ta đang ở vào một giai đoạn bước ngoặt ở khu vực Bờ Tây”, trưởng phân tích Ken Adamo của công ty DAT Freight Analytics nhận xét. “Nếu nhìn vào số chuyến hàng được vận chuyển bằng xe tải so với số xe tải sẵn có, chúng ta có thể thấy một sự sụt giảm mạnh mẽ. 700.000 chuyến đã ‘bốc hơi’ trên toàn quốc trong vòng 1 tuần qua so với 2 tuần trước đó”, ông Adamo cho biết.

Những số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phát tín hiệu bớt căng thẳng với Trung Quốc.

Ngày 22/4, ông tuyên bố sẽ có cách tiếp cận bớt đối đầu hơn về đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố Mỹ - Trung có cơ hội để đạt “một thỏa thuận lớn” về thương mại. Cùng ngày, tờ báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin là một quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền ông Trump đang xem xét giảm thuế quan đối với hàng Trung Quốc về 50-65%. Sau đó, một quan chức Nhà Trắng nói với hãng tin CNBC rằng một động thái như vậy phải đến từ cả hai phía, nghĩa là cả Trung Quốc cũng phải giảm thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.

Sự sụt giảm của số tàu chở hàng Trung Quốc dự kiến cập cảng Mỹ diễn ra đồng thời với việc ngày càng có nhiều chuyến tàu chở hàng đi qua Thái Bình Dương tới các hải cảng Mỹ như Long Beach, Los Angeles, Oakland và Seattle bị hủy, theo một thông báo của công ty Worldwide Logistics.

Liên minh Gemini giữa hai hãng tàu Maersk và Hapg Lloyd đang có tỷ lệ hủy chuyến là 24,39%, tiếp đó là liên minh Ocean của các hãng CMA CGM, Cosco Shipping, Evergreen và OOCL với tỷ lệ hủy chuyến 18%. Liên minh Premier gồm Ocean Network Express, Hyundai Merchant Marine, và Yang Ming Marine Transport có tỷ lệ hủy chuyến 15%. MSM và ZIM hiện có tỷ lệ hủy chuyến 10%.

Các hãng vận tải biển đang cố gắng cân bằng sự sụt giảm của số lượng đặt chuyến do thuế quan tăng và căng thẳng thương mại leo thang. CNBC mới đây cho biết công ty logistics HLS Group đã ghi nhận tổng cộng 80 chuyến tàu từ Trung Quốc bị hủy trong thời gian gần đây. Trong một báo cáo gửi khách hàng, công ty  cho biết thương chiến Mỹ - Trung đang dẫn tới sự sụt giảm nhu cầu, các hãng vận tải biển bắt đầu phải tạm dừng hoặc điều chỉnh dịch vụ xuyên Thái Bình Dương.

-An Huy

]]>Tỷ giá đồng yên trong đàm phán thương mại Mỹ - NhậtKhi Bộ trưởng Bộ T#224;i ch#237;nh Nhật Bản Katsunobu Kato c#243; cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent ở Washington trong tuần n#224;y, tỷ gi#225; đồng y#234;n c#243; thể sẽ l#224; một chủ đề thảo luận quan trọng...Thu, 24 Apr 2025 04:12:45 GMT/ty-gia-dong-yen-trong-dam-phan-thuong-mai-my-nhat.htm/ty-gia-dong-yen-trong-dam-phan-thuong-mai-my-nhat.htmThế giớiKhi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent ở Washington trong tuần này, tỷ giá đồng yên có thể sẽ là một chủ đề thảo luận quan trọng...

Trước thềm cuộc gặp, một số nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters rằng phía Nhật có thể sẽ không nhất trí nếu Mỹ gây sức ép đòi Tokyo tăng tỷ giá đồng nội tệ.

Trong khi đó, ông Bessent ngày 23/4 nói rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ không theo đuổi mục tiêu tỷ giá cụ thể nào trong đàm phán thương mại với Nhật Bản. Trao đổi với báo giới, nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ nói trong cuộc gặp sắp tới với các đối tác đến từ Tokyo, Washington sẽ xem xét nhiều yếu tố gồm “thuế quan, hàng rào phi thuế quan, tỷ giá, và trợ cấp của chính phủ”.

“Không có mục tiêu tỷ giá cụ thể nào”, ông Bessent nói với các nhà báo bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên ở Washington của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và ngân hàng Thế giới (WB).

HÉ LỘ VỀ Ý ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN

Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật đã khởi động vào tuần trước, nhưng hai bên về cơ bản chưa đạt bước tiến hành trong vòng đàm phán đầu tiên. Vấn đề tỷ giá cũng không được đề cập trong cuộc gặp đầu tiên, và được nhường lại cho cuộc gặp trực tiếp giữa ông Bessent và ông Kato dự kiến diễn ra trong tuần này, bên lễ sự kiện của IMF và WB.

Một trọng tâm trong chính sách thương mại của ông Trump là giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Việc ông từng cáo buộc Nhật Bản cố tình giữ tỷ giá đồng yên yếu để giành lợi thế về thương mại đã dẫn tới kỳ vọng rằng chính quyền Trump 2.0 sẽ gây áp lực đòi Tokyo tăng tỷ giá yên so với USD nhằm cải thiện sức cạnh tranh cho các nhà sản xuất Mỹ.

Kỳ vọng này đã góp phẩn đẩy tỷ giá đồng yên tăng lên mức cao nhất 7 tháng so với USD trong thời gian gần đây. Hôm thứ Ba, tỷ giá USD so với yên giảm xuống dưới mức 140 yên đổi 1 USD. Ngày 23/4, đồng USD phục hồi mạnh, đạt hơn 143,4 yên đổi 1 USD.

Dù là đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ ở khu vực châu Á, Nhật Bản bị ông Trump áp thuế đối ứng 24%. Thuế quan 25% mà ông Trump áp lên ô tô nhập khẩu, trong đó có ô tô Nhật, được đánh giá là một thách thức lớn đối với kinh tế Nhật Bản.

Tuy nhiên, nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters rằng sẽ khó có chuyện Nhật Bản có hành động trực tiếp, chẳng hạn can thiệp tỷ giá hoặc ngay lập tức tăng lãi suất, để đẩy tỷ giá đồng yên lên. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản hy vọng sẽ hiểu rõ hơn quan điểm của Mỹ về vấn đề tỷ giá, và vấn đề này có thể sẽ được gắn kết như thế nào vào một gói biện pháp mà hai nước sẽ đàm phán để đi đến một thỏa thuận thương mại - nguồn tin cho hay.

Điều này có nghĩa là cuộc gặp sắp tới của ông Kato và ông Bessent sẽ không đi tới nhất trí về một động thái phối hợp lớn để kích thích đồng yên tăng giá mạnh như kỳ vọng của một số nhà đầu tư và nhà phân tích trong thời gian gần đây.

“Nhật Bản chủ yếu sẽ tìm hiểu về ý định của Mỹ”, một nguồn thạo tin nói với Reuters.

“Mỹ có thể đang nghĩ tới mốc tỷ giá 100 yên đổi 1 USD, nhưng chúng tôi cho rằng hai bên thỏa thuận ở mốc 120 yên đổi 1 USD là thực tế hơn”, một báo cáo của ngân hàng Citigroup trong tuần này nhận định.

THẾ KHÓ CỦA NHẬT BẢN

Lần gần đây nhất Mỹ gây áp lực lớn buộc Nhật Bản tăng tỷ giá đồng yên là vào năm 1985, khi Washington dẫn đầu nhóm 7 nền công nghiệp phát triển G7 phối hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm đồng USD mất giá theo Thỏa ước Plaza.  

Giới thạo tin gần đây có nói với Reuters rằng tốc độ tăng lãi suất chậm chạp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng có thể trở thành một chủ đề “nóng” trong đàm phán thương mại Nhật - Mỹ.

Tuy nhiên, rất khó để Nhật có thể tác động lên tỷ giá đồng yên theo hướng có lợi cho cả hai nước. Lần gần đây nhất nước này can thiệp vào thị trường ngoại hối là vào năm 2024, khi Tokyo mua vào đồng yên để hỗ trợ đồng nội tệ sau khi yên giảm giá xuống mức thấp nhất gần 3 thập kỷ là 161,99 yên đổi 1 USD hồi tháng 7 năm ngoái.

Hiện nay, yên đã hồi phục mạnh so với mức tỷ giá đó, nên giới chức Nhật có thể sẽ thận trọng khi nói đến việc làm tỷ giá tăng thêm, bởi việc yên tiếp tục tăng giá sẽ bào mòn hơn nữa biên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản trong bối cảnh hàng rào thuế quan ở Mỹ tăng cao.

Nếu Nhật Bản can thiệp tỷ giá bằng cách mua vào đồng yên, nước này sẽ phải bán ra dự trữ trái phiếu kho bạc Mỹ - một biện pháp mà Washington có thể không hài lòng xét tới việc thị trường trái phiếu Mỹ bán tháo gần đây.

Việc sử dụng chính sách tiền tệ để đẩy yên tăng giá càng bất cập hơn. BOJ hiện đang có khuynh hướng trì hoãn tăng lãi suất vì thuế quan của ông Trump đang đe dọa làm trệch hướng sự phục hồi kinh tế mong manh của Nhật. Việc tăng lãi suất theo yêu cầu của Mỹ cũng sẽ làm suy yếu sự độc lập của BOJ trong thiết lập chính sách tiền tệ và giảm uy tín của cơ quan này - giới phân tích nhận định.

“Ngay cả khi Nhật và Mỹ thảo luận về tỷ giá, hai bên cũng sẽ không làm được gì nhiều. Can thiệp tỷ giá cũng không hợp lý, tăng lãi suất cũng vậy”, giám đốc phụ trách tỷ giá Nhật Bản Hiroyuki Machida của ngân hàng ANZ nhận xét.

-An Huy

]]>Giá vàng lại tăng dữ dội ngay sau nhịp lao dốc chóng mặtGi#225; v#224;ng thế giới tiếp tục xu hướng biến động mạnh trong v#249;ng phạm vi rộng, tăng hơn 2% trong phi#234;n s#225;ng nay (24/4) tại thị trường ch#226;u #193; sau khi giảm khoảng 3% trong phi#234;n đ#234;m qua tại thị trường Mỹ...Thu, 24 Apr 2025 02:36:56 GMT/gia-vang-lai-tang-du-doi-ngay-sau-nhip-lao-doc-chong-mat.htm/gia-vang-lai-tang-du-doi-ngay-sau-nhip-lao-doc-chong-mat.htmThế giớiGiá vàng thế giới tiếp tục xu hướng biến động mạnh trong vùng phạm vi rộng, tăng hơn 2% trong phiên sáng nay (24/4) tại thị trường châu Á sau khi giảm khoảng 3% trong phiên đêm qua tại thị trường Mỹ...

Tín hiệu xuống thang của căng thẳng Mỹ - Trung làm giảm bớt phần nào sức hấp dẫn của vàng, nhưng nhu cầu phòng ngừa rủi ro còn lớn do nhà đầu tư tin rằng chiến tranh thương mại sẽ không kết thúc trong một sớm một chiều.

Gần 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 69,9 USD/oz so với đóng cửa phiên New York, tương đương tăng 2,13%, giao dịch ở mức 3.359,9 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương gần 106 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng qua.

Website Vietcombank cùng thời điểm trên báo giá USD ở mức 25.784 đồng (mua vào) và 26.174 đồng (bán ra), tăng 33 đồng ở mỗi đầu giá so với sáng qua.

Phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay chốt ở mức 3.290 USD/oz, giảm 93,7 USD/oz so với mức đóng cửa của phiên trước, tương đương giảm khoảng 2,8%. Trong phiên trước, giá vàng giao ngay có thời điểm vượt 3.500 USD/oz lần đầu tiên trong lịch sử.

Trên sàn COMEX, giá vàng giao sau giảm 3,7%, chốt phiên ngày 23/4 ở mức 3.294,1 USD/oz. Giá vàng giao sau cũng lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz trong phiên trước đó.

“Thị trường tài chính đang hồi phục sau cú sốc thuế quan. Một số nhà đầu tư đang dịch chuyển vốn khỏi các tài sản an toàn để mua những cổ phiếu đã bị bán mạnh thời gian qua như Apple và Tesla”, chiến lược gia trưởng Phillip Streible của công ty Blue Line Futures nhận định.

Hôm 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có cách tiếp cận bớt đối đầu hơn về đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố Mỹ - Trung có cơ hội để đạt “một thỏa thuận lớn” về thương mại. Cùng ngày, tờ báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin là một quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền ông Trump đang xem xét giảm thuế quan đối với hàng Trung Quốc về 50-65%. Sau đó, một quan chức Nhà Trắng nói với hãng tin CNBC rằng một động thái như vậy phải đến từ cả hai phía, nghĩa là cả Trung Quốc cũng phải giảm thuế quan đối với hàng Mỹ.

Tâm lý ham thích rủi ro cũng tăng lên sau khi ông Trump ngày 22/4 tuyên bố “không có ý định” sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trước khi ông Powell chính thức hết nhiệm kỳ vào năm 2026. Trước đó, các tài sản rủi ro đã bị bán tháo và vàng được mua mạnh vì nhà đầu tư lo sợ sự độc lập của Fed đang bị đe dọa.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 6 thaacute;ng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 6 tháng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Dù đã có nhiều tin tốt xuất hiện khiến giá vàng sụt giảm, việc giá vàng tăng mạnh trở lại sáng nay cho thấy nhu cầu phòng ngừa rủi ro vẫn đang lớn và lực bắt đáy luôn chờ sẵn. Sự thận trọng còn lớn khi nhà đầu tư chờ đợi những diễn biến tiếp theo của đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác khác, trong khi Washington và Bắc Kinh chưa có động thái chính thức nào để xúc tiến đàm phán.

Giới phân tích cho rằng triển vọng tăng vẫn sáng trong dài hạn nhưng giá vàng còn khả năng biến động và điều chỉnh trong ngắn hạn.

“Từ góc độ kỹ thuật, việc giá vàng chớp nhoáng vượt 3.500 USD/oz rồi giảm mạnh cho thấy rủi ro điều chỉnh sâu hơn”, chiến lược gia Ole Hansen của Saxo Bank nhận định.

Chiến lược gia Bark Melek của công ty TD Securities nói rằng trong trường hợp giá vàng tiếp tục điều chỉnh, mốc 3.100 USD/oz là mốc cần theo dõi.

Đồng USD phục hồi mạnh trong phiên ngày 23/4, với chỉ số Dollar Index đóng cửa ở mức 99,84 điểm, tăng hơn 0,9% so với mức chốt của phiên trước. Sáng nay, chỉ số lại quay đầu giảm, có lúc còn dưới 99,6 điểm.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua ròng 1,4 tấn vàng trong phiên ngày 23/4, nâng khối lượng nắm giữ lên mức 949,1 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>Đàm phán thương mại Mỹ - Ấn Độ có tín hiệu khả quanSau cuộc gặp của Ph#243; Tổng thống Mỹ JD Vance với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đầu tuần n#224;y, hai b#234;n đ#227; nhất tr#237; về c#225;c điều khoản đ#224;m ph#225;n chung cho thỏa thuận thương mại song phương...Thu, 24 Apr 2025 02:26:07 GMT/dam-phan-thuong-mai-my-an-do-co-tin-hieu-kha-quan.htm/dam-phan-thuong-mai-my-an-do-co-tin-hieu-kha-quan.htmThế giớiSau cuộc gặp của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đầu tuần này, hai bên đã nhất trí về các điều khoản đàm phán chung cho thỏa thuận thương mại song phương...

“Mỹ mong muốn tăng khả năng tiếp cận thị trường, thuế quan thấp hơn và ít rào cản phi thuế quan hơn, cũng như một loạt các cam kết khác từ Ấn Độ”, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết trong một thông cáo sau cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo.

Trước đó, vào ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump thông báo chính sách thuế đối ứng với gần 200 đối tác thương mại của Mỹ, trong đó có khoảng 60 đối tác chịu mức thuế quan từ 11-50%. Ấn Độ chịu mức thuế quan 26%. Tới ngày 9/4, vị Tổng thống hoãn áp dụng chính sách này trong vòng 90 ngày để dành thời gian cho đàm phán.

Những tuần gần đây, chính quyền của ông đã thông báo cho Quốc hội về các cuộc đàm phán đang diễn ra. Các thỏa thuận thương mại tự do toàn diện cần có sự phê duyệt của Quốc hội để có hiệu lực.

Theo nguồn tin của tờ báo Wall Street Journal, đàm phán thương mại giữ Mỹ và Ấn Độ sẽ có phạm vi rộng hơn so với các thỏa thuận thuế quan mà chính quyền Trump đang xúc tiến đàm phán với hàng chục đối tác thương  mại trước khi thời hạn hoãn thuế đối ứng kết thúc vào tháng 7 tới.

Sau cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ, văn phòng của Thủ tướng Modi phát đi thông cáo nói rằng hai nhà lãnh đạo đã “xem xét và đánh giá một cách tích cực về tiến trình hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực”.

“Hai bên đánh giá cao bước tiến lớn trong việc đàm phán về một thỏa thuận thương mại giữa hai quốc gia”, thông cáo nêu rõ. “Hai nhà lãnh đạo ghi nhận những nỗ lực liên tục nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, công nghệ chiến lược và các lĩnh vực khác. Hai bên cũng trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm, đồng thời kêu gọi giải quyết bất động thông qua đối thoại và ngoại giao”.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Hai nước đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên 500 tỷ USD vào năm 2030. Một thỏa thuận thương mại sẽ giúp tăng cường đáng kể mối quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa hai quốc gia này.

Theo thông cáo của văn phòng Phó Tổng thống Vance, hai bên có cơ hội đàm phán về một thỏa thuận thương mại mới và hiện đại, tập trung vào tạo việc làm và phúc lợi cho người dân hai nước, với mục tiêu tăng cường thương mại song phương và hội nhập chuỗi cung ứng theo hướng cân bằng và cùng có lợi.

Chuyến công du đầu tiên của ông Vance tới Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh New Delhi đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm tránh bị chính quyền Trump tăng thuế quan. Chuyến thăm cũng diễn ra giữa lúc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á - leo thang.

Theo các nhà phân tích, Ấn Độ là một đối tác thân cận, một đồng minh chiến lược quan trọng của Mỹ và có vai trò quan trọng trong việc cân bằng sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương. Ấn Độ và Mỹ đều là thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad) - gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Nhóm này được xem là một đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Ông Trump dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Quad tại Ấn Độ vào cuối năm nay.

Hồi đầu tháng 2, ông Modi là một trong những nhà lãnh đạo quốc gia đầu tiên tới Mỹ và gặp ông Trump sau khi vị Tổng thống trở lại Nhà Trắng. Trong chuyến công du này, ông Modi ca ngợi “mối quan hệ đối tác lớn" giữa Ấn Độ và Mỹ, đồng thời đẩy mạnh đàm phán để giảm thiểu ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của ông Trump.

New Dehli cho biết sẽ mua thêm dầu mỏ, năng lượng và thiết bị quân sự của Mỹ. Trong vài tháng qua, chính quyền của ông Modi cũng hợp tác với phía Mỹ để tiếp nhận người nhập cư quốc tịch Ấn Độ bị Mỹ trục xuất.

Việc đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ có vai trò với Ấn Độ trong bối cảnh nền kinh tế nước này giảm tốc tăng trưởng. Theo Bộ trưởng Kinh tế Ấn Độ Ajay Seth, thuế quan của ông Trumpc có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này giảm 0,5 điểm phần trăm. Nhận định con số này không lớn nhưng ông Seth nhấn mạnh rằng rủi ro lớn hơn với Ấn Độ là nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.

Chính phủ Ấn Độ hiện vẫn duy trì dự báo tăng trưởng năm 2025-2026 là từ 6,3-6,8%. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 của nước này xuống 6,2% do bất ổn thương mại. Các ngân hàng gồm Morgan Stanley và Goldman Sachs cũng hạ mức dự báo xuống 6,1%, thấp hơn mức tăng trưởng 6,5% của năm ngoái.

-Ngọc Trang

]]>Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ loạt tin tốt về thương mại, giá dầu sụt 2%quot;Đ#243; ch#237;nh l#224; những g#236; thị trường mong chờ - một dấu hiệu của sự giảm nhiệt giữa Mỹ v#224; Trung Quốc trong vấn đề thương mạiquot;...Thu, 24 Apr 2025 01:17:13 GMT/chung-khoan-my-tang-diem-nho-loat-tin-tot-ve-thuong-mai-gia-dau-sut-2.htm/chung-khoan-my-tang-diem-nho-loat-tin-tot-ve-thuong-mai-gia-dau-sut-2.htmThế giới"Đó chính là những gì thị trường mong chờ - một dấu hiệu của sự giảm nhiệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề thương mại"...

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (23/4), khi nhà đầu tư hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể sớm xuống thang và Tổng thống Donald Trump phát tín hiệu không tìm cách sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell. Giá dầu thô giảm khá mạnh vì OPEC+ tuyên bố sẽ đẩy nhanh kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 6.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 419,59 điểm, tương đương tăng 1,07%, đạt 39.606,57 điểm. Chỉ số SP 500 tăng 1,67%, đạt 5.375,86 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,5%, đạt 16.708,05 điểm.

Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp của cả ba chỉ số, nhưng cả ba cùng chốt phiên ở mức thấp hơn nhiều so với mức đỉnh của phiên. Tại thời điểm đạt mức cao nhất của phiên này, Dow Jones tăng hơn 1.100 điểm và SP 500 tăng 3,44%.

Giới đầu tư lạc quan sau khi ông Trump vào hôm thứ Ba tuyên bố sẽ có cách tiếp cận bớt đối đầu hơn về đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ông cũng nói mức thuế quan 145% mà ông đang áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là “rất cao và sẽ đến lúc không cao như vậy nữa… Thuế sẽ không cao như vậy mà sẽ giảm xuống nhiều, nhưng sẽ không giảm về 0”.

Ngày thứ Tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố Mỹ - Trung có cơ hội để đạt “một thỏa thuận lớn” về thương mại. “Nếu họ muốn cân bằng lại, hãy cùng nhau làm việc đó”, ông nói.

“Đó chính là những gì thị trường mong chờ - một dấu hiệu của sự giảm nhiệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề thương mại. Thị trường được giải tỏa. Nỗi sợ hãi có vẻ đã lùi lại, nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc”, nhà quản lý danh mục Keith Buchanan của công ty Globalt Investments nhận xét với hãng tin CNBC.

Cùng ngày thứ Tư, tờ báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin là một quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền ông Trump đang xem xét giảm thuế quan đối với hàng Trung Quốc về 50-65%. Sau đó, một quan chức Nhà Trắng nói với CNBC rằng một động thái như vậy phải đến từ cả hai phía, nghĩa là cả Trung Quốc cũng phải giảm thuế quan đối với hàng Mỹ.

Những cổ phiếu bị bán nhiều nhất trong những tuần gần đây cũng là những cổ phiếu dẫn đầu phiên tăng này, trong đó có nhóm công nghệ vốn hóa lớn Magnificient 7. Cổ phiếu Apple và Nvidia tăng tương ứng 2% và 3%, còn Tesla tăng 5%.

Ngoài tin tốt về thuơng mại, nhà đầu tư còn lạc quan về Tesla sau khi CEO Elon Musk nói ông sẽ giảm mạnh thời gian làm việc tại Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) trong chính quyền Trump từ tháng tới, thay vào đó tập trung trở lại việc điều hành hãng xe điện.

Một thông tin khả quan khác được thị trường “thưởng thức” trong phiên này là việc ông Trump nói ông “không có ý định” sa thải ông Powell trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch Fed của ông Powell chính thức kết thúc vào tháng 5/2026. Mấy ngày trước, thị trường bán tháo một phần vì ông Trump liên tục chỉ trích ông Powell và phát tín hiệu có thể sa thải ông.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 1,32 USD/thùng, tương đương giảm 1,96%, còn 66,12 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,4 USD/thùng, tương đương giảm 2,2%, còn 62,27 USD/thùng.

Dầu sụt giá sau khi nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters rằng một số thành viên OPEC+ sẽ đề xuất đẩy mạnh việc tăng sản lượng dầu trong tháng 6. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga.

Mức giảm của giá dầu trong phiên này được hạn chế bởi triển vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung xuống thang. Trong phiên, có lúc giá dầu Brent tăng lên mức 68,65 USD/thùng, cao nhất từ ngày 4/4, nhưng sau đó quay đầu giảm sau khi có tin về OPEC+.

Các thành viên của OPEC+ từ lâu đã có những bất đồng về việc tuân thủ hạn ngạch sản lượng, trong đó có những nước muốn khai thác nhiều dầu hơn nhưng một số khác muốn hạn chế.

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhóm này phải tính đến việc tăng sản lượng. Đây là vấn đề về sự đoàn kết trong liên minh. Có thể họ đã cảm thấy mệt mỏi vì cứ phải hạn chế sản lượng mãi”, nhà phân tích Phil Flynn của công ty Price Futures Group nhận xét với Reuters.

-Bình Minh

]]>Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế quan cho Trung Quốc nếu có thỏa thuận thương mạiGiới ph#226;n t#237;ch nhận định đ#226;y c#243; thể l#224; một dấu hiệu xuống thang căng thẳng của #244;ng Trump trong bối cảnh thị trường t#224;i ch#237;nh biến động mạnh gần đ#226;y do cuộc chiến thuế quan...Wed, 23 Apr 2025 06:36:26 GMT/ong-trump-tuyen-bo-se-giam-manh-thue-quan-cho-trung-quoc-neu-co-thoa-thuan-thuong-mai.htm/ong-trump-tuyen-bo-se-giam-manh-thue-quan-cho-trung-quoc-neu-co-thoa-thuan-thuong-mai.htmThế giớiGiới phân tích nhận định đây có thể là một dấu hiệu xuống thang căng thẳng của ông Trump trong bối cảnh thị trường tài chính biến động mạnh gần đây do cuộc chiến thuế quan...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 tuyên bố ông dự định sẽ “rất tử tế” với Trung Quốc nếu hai nước ngồi vào bàn đàm phán thương mại và thuế quan sẽ được cắt giảm mạnh nếu hai nước đi đến được một thỏa thuận. Giới phân tích nhận định đây có thể là một dấu hiệu xuống thang căng thẳng của ông Trump trong bối cảnh thị trường tài chính biến động mạnh gần đây do cuộc chiến thuế quan.

“Thuế quan sẽ giảm nhiều nhưng sẽ không giảm về 0”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Trump phát biểu tại Washington. Ông Trump nói thêm rằng “chúng tôi sẽ rất tử tế và họ cũng sẽ rất tử tế. Vậy chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra”.

Trước đó cùng ngày 22/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent nói cuộc đối đầu thuế quan Mỹ - Trung là không bền vững.

Ngoài ra, ông Trum cũng nói ông không nhận thấy sự cần thiết phải nói rằng ông sẽ “chơi rắn” với Trung Quốc, và nếu có một cuộc trò chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông sẽ không đề cập tới vấn đề Covid-19 - vốn là một nội dung vốn rất nhạy cảm đối với Bắc Kinh.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm mạnh và trái phiếu kho bạc Mỹ đã bị bán tháo kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4. Dù đã hoãn 90 ngày việc áp thuế suất cao hơn của thuế đối ứng, ông Trump vẫn áp thuế tổng cộng 145% lên hàng Trung Quốc ngoài trừ hàng công nghệ - nhóm được miễn thuế quan tạm thời.

Hiện Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi chính thức nào với cử chỉ mới của ông Trump.

Trước đó trong tháng 4 này, Bắc Kinh phát tín hiệu rằng họ muốn thấy chính quyền Mỹ có một số bước đi trước khi nhận lời ngồi vào bàn đàm phán. Nguồn thạo tin nói với Bloomberg rằng trong số các mong muốn của Bắc Kinh có việc Mỹ thể hiện sự tôn trọng với Trung Quốc và đưa ra lập trường nhất quán hơn cũng như sẵn sàng giải quyết các mối quan ngại của nước này về các vấn đề như trừng phạt và Đài Loan.

Nguồn tin cũng cho biết Bắc Kinh muốn Mỹ cử một đầu mối để đàm phán, và đó phải là người có sự hậu thuẫn của ông Trump và có thể vạch ra một thỏa thuận để ông Trump và ông Tập ký kết khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp trực tiếp.

Phát biểu tại một cuộc gặp kín ở Washington ngày 22/4, ông Bessent bày tỏ hy vọng rằng căng thẳng thương mại Mỹ -  Trung sẽ giảm nhiệt trong những tháng tới, mang lại một sự giải tỏa cho thị trường tài chính, nhưng cảnh báo rằng một thỏa thuận lớn có thể cần nhiều thời gian hơn mới đạt được, nguồn tin là người dự cuộc gặp tiết lộ với Bloomberg.

Ông Bessent - người được Tổng thống Donald Trump chỉ định là nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ - nói tại cuộc gặp rằng Washington và Bắc Kinh có thể đi đến một thỏa thuận toàn diện sau 2-3 năm. Ông cũng nhắc lại quan điểm của ông rằng Trung Quốc đã hạn chế nền kinh tế tiêu dùng trong nước và ưu tiên lĩnh vực sản xuất dẫn tới thiệt hại cho Mỹ. Ông nói bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai nước cũng sẽ đòi hỏi việc tái cân bằng thương mại theo hướng cho phép Mỹ tăng hoạt động sản xuất.

Ngoài phát biểu có tính chất giảm căng thẳng mới với Trung Quốc, ông Trump cũng “quay xe” trong cuộc công kích nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Thị trường chứng khoán Mỹ đã bán tháo vào hôm 21/4 sau khi ông Trump thúc giục ông Powell hạ lãi suất và cảnh báo có thể sa thải ông trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch Fed kết thúc.

“Tôi không có ý định sa thải ông ta. Tôi muốn ông ta tích cực hơn một chút về vấn đề hạ lãi suất”, ông chủ Nhà Trắng nói với các nhà báo vào ngày 22/4.

-Bình Minh

]]>IMF: Tăng trưởng toàn cầu sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, Ấn ĐộC#249;ng với đ#243;, IMF cắt giảm dự b#225;o tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đ#243; c#243; dự b#225;o về Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang...Wed, 23 Apr 2025 06:36:13 GMT/imf-tang-truong-toan-cau-se-phu-thuoc-nhieu-hon-vao-trung-quoc-an-do.htm/imf-tang-truong-toan-cau-se-phu-thuoc-nhieu-hon-vao-trung-quoc-an-do.htmThế giớiCùng với đó, IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó có dự báo về Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang...

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó có dự báo về Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố ngày 22/4, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay về 2,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra hồi tháng 1. Dự báo về năm 2026 giảm 0,3 điểm phần trăm, còn 3%. Sự điều chỉnh này diễn ra khi mức độ bất định trên toàn cầu tăng cao do Tổng thống Donald Trump Mỹ thời gian qua có hàng loạt động thái khó lường về thuế quan, từ công bố áp thuế quan cho tới tạm hoãn một số thuế quan đã công bố và cảnh báo sẽ tiếp tục có thêm thuế quan mới.

Hãng tin Reuters cho biết bản cập nhật WEO này được IMF thực hiện chỉ trong vòng 10 ngày sau khi ông Trump áp thuế quan đối ứng lên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. báo cáo nhấn mạnh rằng thuế quan ở Mỹ đang cao nhất 100 năm, đồng thời cảnh báo căng thẳng thương mại có khả năng khiến tăng trưởng giảm tốc hơn nữa.

SỰ BẤT ĐỊNH TĂNG CAO

Song song với việc cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế, IMF nâng dự báo lạm phát toàn cầu do tác động tiềm ẩn của thuế quan. Báo cáo cập nhật cho rằng tốc độ lạm phát toàn cầu sẽ là 4,3% trong năm nay và 3,6% trong năm 2026, trong đó lạm phát ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác được điều chỉnh tăng đáng kể.

“Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà hệ thống kinh tế toàn cầu đã vận hành suốt 80 năm qua đang bị thiết lập lại”, nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gounrinchas của IMF phát biểu với báo giới.

IMF nói rằng căng thẳng thương mại leo thang nhay và “mức độ bất định cực kỳ cao” về các chính sách trong tương lai sẽ có tác động lớn đến các hoạt động kinh tế trên toàn cầu.

“Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng sẽ chậm lại ở Mỹ, ở eurozone, ở Trung Quốc, và ở các khu vực khác trên thế giới”, ông Gourinchas nói với Reuters. “Nếu căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác tiếp tục leo thang, sự bất định sẽ càng lớn hơn, thị trường tài chính sẽ biến động thêm, điều kiện tài chính sẽ thắt chặt hơn”, ông Gourinchas cảnh báo, nhấn mạnh rằng sự tác động dây chuyền đó sẽ khiến triển vọng kinh tế toàn cầu xấu hơn nữa.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ xấu đi đã gây suy giảm nhu cầu đồng USD, nhưng những điều chỉnh trên thị trường tiền tệ và hoạt động tái cân bằng danh mục của nhà đầu tư đến thời điểm này diễn ra có trật tự - nhà kinh tế trưởng của IMF nhận xét. “Chúng tôi không thấy có sự dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Hiện tại, chúng tôi không lo lắng gì về sự vững vàng của hệ thống tiền tệ quốc tế”, ông nói.

Dù vậy, triển vọng kinh tế toàn cầu trong trung hạn đang ảm đạm, với dự báo tăng trưởng bình quân hàng năm trong 5 năm tới là 3,2%, thấp hơn so với mức bình quân 3,7% trong thời kỳ 2000-2019. IMF cho rằng triển vọng này khó có sự cải thiện nếu không có các cải cách mang tính cơ cấu.

Về thương mại toàn cầu, IMF dự báo tăng trưởng sẽ chỉ đạt 1,7% trong năm nay, bằng một nửa so với mức tăng của năm ngoái và thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. IMF nói rằng điều này phản ánh sự phân mảnh gia tăng của kinh tế thế giới.

Cũng theo ông Gourinchas, thuế quan leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm mạnh và điều này sẽ “gây áp lực giảm lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thương mại vẫn sẽ diễn ra, nhưng sẽ tốn nhiều chi phí hơn và kém hiệu quả hơn - ông nói, nhấn mạnh sự hoang mang và bất định của doanh nghiệp về việc nên đầu tư vào đâu, nên tìm nguồn sản phẩm và linh kiện ở đâu.

“Lập lại sự ổn định và rõ ràng trong hệ thống thương mại, theo bất kỳ dạng thức nào, là cực kỳ quan trọng”, ông Gourinchas nói với Reuters.

CÁC NỀN KINH TẾ ĐỒNG LOẠT BỊ HẠ DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG

Về Mỹ, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 về 1,8%, giảm tròn 1 điểm phần trăm so với mức tăng 2,8% của năm 2024, và thấp hơn 0,9 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. Về năm 2026, IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng 1,7%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.

Ông Gourinchas nói IMF không dự báo kinh tế Mỹ suy thoái, nhưng khả năng xảy ra suy thoái đã tăng từ 25% lên 37%.

Định chế này dự báo lạm phát toàn phần của Mỹ năm nay sẽ tăng lên 3%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 do tác động của thuế quan và sức mạnh của lĩnh vực dịch vụ. Bởi vậy, ông Gourinchas khuyến cáo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên thận trọng trong việc ghìm giữ kỳ vọng lạm phát, nhất là khi nhiều người Mỹ vẫn còn chưa quên thời kỳ lạm phát tăng vọt trong đại dịch Covid-19.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Canada và Mexico - hai nước láng giềng Mỹ bị ông Trump áp thuế quan mạnh tay - cũng không nằm ngoài danh sách bị IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế. IMF dự báo kinh tế Canada tăng 1,4% trong năm nay và 1,6% trong năm 2026, thay vì mức dự báo tăng 2% cho cả hai năm đưa ra hồi tháng 1. Về Mexico, IMF dự báo nền kinh tế giảm 0,3 điểm phần trăm trong năm nay, thay vì tăng 1,4% như dự báo hồi tháng 1, và đạt tăng trưởng 1,4% trong 2026.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế eurozone còn 0,8% và 1,2%, tương ứng của năm 2025 và 2026, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với hồi tháng 1. Trong đó, kinh tế Đức được dự báo không tăng trưởng năm nay, từ mức dự báo tăng 0,3% đưa ra hồi tháng 1. Dự báo tăng trưởng kinh tế Đức 2026 là tăng 0,9%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.

Kinh tế Anh được dự báo tăng 1,1% trong năm nay, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước, và tăng 1,4% trong 2026.

Kinh tế Nhật Bản được IMF kỳ vọng tăng 0,6% trong 2025, giảm 0,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.

Đối với Trung Quốc, triển vọng tăng trưởng 2025 và 2026 giảm còn 4%, thấp hơn tương ứng 0,6% và 0,5% so với lần dự báo hồi tháng 1. Theo ông Gounrinchas, thuế quan sẽ làm mất đi 1,3 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, nhưng sự sụt giảm này được bù đắp một phần bởi chính sách tài khóa mở rộng.

IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong năm 2025 và 4% trong năm 2026, so với mức tăng gần 7,1% của năm 2024. Trong báo cáo tháng 10/2024, IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% trong 2025.

So với báo cáo hồi tháng 10, IMF lần này dự báo Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng toàn cầu năm nay trên cơ sở đồng giá sức mua (PPI). Trái lại, đóng góp của Mỹ bị điều chỉnh giảm xuống.

Theo tính toán của hãng tin Bloomberg dựa trên báo cáo của IMF, Trung Quốc sẽ là nước đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng 23%, từ mức dự báo 21,7% đưa ra hồi tháng 10. Ấn Độ được dự báo đóng góp 15% trong sản lượng kinh tế tăng thêm của thế giới từ nay tới 2030, trong khi tỷ trọng đóng góp của Mỹ được dự báo đạt 11,3%, giảm từ mức 11,6% của lần cập nhật trước.

25 nền kinh tếnbsp; được dự baacute;o đoacute;ng goacute;p nhiều nhất vagrave;o tăng trưởng kinh tế toagrave;n cầu thời kỳ 2025-2030 theo tiacute;nh toaacute;n của Bloomberg dựa trecirc;n số liệu của IMF - Nguồn: Bloomberg.
25 nền kinh tế  được dự báo đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời kỳ 2025-2030 theo tính toán của Bloomberg dựa trên số liệu của IMF - Nguồn: Bloomberg.

Dự báo của IMF cũng cho thấy tăng trưởng toàn cầu tiếp tục có sự tập trung cao, với khoảng 80% tăng trưởng đến từ 25 quốc gia có đóng góp nhiều nhất.

Cũng theo ước tính của Bloomberg dựa trên số liệu của IMF, Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 1,2% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời kỳ 2025-2030.

-An Huy

]]>Ông Trump bớt “làm căng”, tuyên bố không sa thải ông PowellNg#224;y 22/4, khi được hỏi về #253; định sa thải #244;ng Powell, #244;ng Trump lại n#243;i “b#225;o ch#237; cứ n#243;i qu#225; l#234;n”...Wed, 23 Apr 2025 02:55:47 GMT/ong-trump-bot-lam-cang-tuyen-bo-khong-sa-thai-ong-powell.htm/ong-trump-bot-lam-cang-tuyen-bo-khong-sa-thai-ong-powell.htmThế giớiNgày 22/4, khi được hỏi về ý định sa thải ông Powell, ông Trump lại nói “báo chí cứ nói quá lên”...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 cho biết ông “không có ý định” sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell trước khi nhiệm kỳ của ông Powell chính thức kết thúc vào năm tới.

“Không hề. Tôi chưa bao giờ có ý định đó”, hãng tin CNBC dẫn lời ông Trump nói với các nhà báo có mặt tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng khi ông được đề nghị làm rõ về việc liệu ông có định tìm cách sa thải ông Powell hay không.

Phát biểu này của ông Trump được xem là một cú “quay xe”, vì gần đây ông liên tục đẩy mạnh cuộc công kích nhằm vào Chủ tịch Fed và không loại trừ khả năng có một động thái chưa từng có tiền lệ là sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.

Các chỉ số chứng khoán tương lai của Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên ngoài giờ ngày 22/4 sau tuyên bố mới nhất của ông Trump về ông Powell. Trước đó, thị trường đã bán tháo trong phiên ngày 21/4 sau khi ông Trump gia tăng sức ép đòi Fed hạ lãi suất và phát tín hiệu muốn sa thải ông Powell.

“Nếu tôi muốn ông ta ra khỏi cái ghế đó, ông ta sẽ phải đi rất nhanh”, ông Trump nói vào tuần trước.

Mới hôm thứ Sáu, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hasset cũng nói rằng ông Trump và các trợ lý đang tích cực nghiên cứu khả năng sa thải ông Powell.

Chính ông Trump là người đã bổ nhiệm ông Powell vào ghế Chủ tịch Fed trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhiệm kỳ Chủ tịch Fed của ông Powell sẽ kéo dài cho tới tháng 5/2026 và ông đã khẳng định quan điểm rằng theo quy định của pháp luật, Tổng thống không thể sa thải ông.

Hôm 21/4, ông Trump đưa ra lời chỉ trích gay gắt nhất từ trước đến nay nhằm vào ông Powell, gọi Chủ tịch Fed là “một kẻ thất bại lớn” và kêu gọi hạ lãi suất ngay lập tức. Nhưng ngày 22/4, khi được hỏi về ý định sa thải ông Powell, ông Trump lại nói “báo chí cứ nói quá lên”.

“Tôi không có ý định sa thải ông ta. Tôi muốn ông ta tích cực hơn một chút về vấn đề hạ lãi suất”, ông chủ Nhà Trắng nói.

Đợt công kích mới nhất của ông Trump nhằm vào ông Powell bắt đầu trước khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất vào tuần trước. Trong một động thái không nằm ngoài dự báo, ECB vào hôm 17/4 hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm về mức 2,25%, bằng một nửa so với lãi suất 4,25-4,5% của Fed.

Chủ tịch Fed Jerome Powell tại một sự kiện hocirc;m 16/4 - Ảnh: Getty/CNBC.
Chủ tịch Fed Jerome Powell tại một sự kiện hôm 16/4 - Ảnh: Getty/CNBC.

Đã từ lâu ông Trump luôn phàn nàn rằng Fed chậm chạp trong việc hạ lãi suất. Dù tuyên bố không có ý định sa thải ông Powell, ông Trump ngày 22/4 vẫn tiếp tục kêu gọi Fed nhanh tay hơn trong việc cắt giảm lãi suất về mức thấp hơn.

“Tôi cho rằng giờ là thời điểm hoàn hảo để hạ lãi suất, và tôi muốn ngài Chủ tịch Fed hành động sớm hoặc kịp thời, thay vì muộn”, ông Trump nói với các nhà báo.

Sau 3 đợt giảm lãi suất liên tục với tổng mức giảm tròn 1 điểm phần trăm trong những tháng cuối của năm ngoái, Fed đã giữ nguyên lãi suất từ đầu năm tới nay. Sự “án binh bất động” này nhằm mục đích chờ xem các chính sách của ông Trump - gồm áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu, cải tổ thuế trong nước, nới lỏng quy chế giám sát, và tăng cường kiểm soát người nhập cư - sẽ có tác động cụ thể như thế nào tới nền kinh tế.

Một số quan chức Fed nói rằng chính sách tiền tệ của cơ quan này đang ở vị thế hợp lý và cần tiếp tục gây thêm sức ép đối với tăng trưởng để kéo lạm phát xuống, bởi lạm phát ở Mỹ đã cao hơn mục tiêu 2% của Fed trong suốt 4 năm qua.

Năm 2024, kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 2,8% nhưng giới chuyên gia kinh tế lo ngại thuế quan sẽ khiến nền kinh tế giảm tốc trong năm nay. Kinh tế giảm tốc có thể đòi hỏi Fed giảm lãi suất, nhưng ông Powell và một số quan chức Fed khác đã phát tín hiệu rằng họ có thể sẽ ưu tiên nhiệm vụ chống lạm phát vì thuế quan có khả năng sẽ khiến lạm phát tăng mạnh trở lại.

-Bình Minh

]]>Giá vàng lao dốc chóng mặt sau loạt tin tốt từ Mỹ, SPDR Gold Trust bán gần 5 tấnGi#225; v#224;ng thế giới giảm mạnh đ#234;m qua v#224; s#225;ng nay (23/4), sau khi tiệm cận mốc 3.500 USD/oz...Wed, 23 Apr 2025 02:13:00 GMT/gia-vang-lao-doc-chong-mat-sau-loat-tin-tot-tu-my-spdr-gold-trust-ban-gan-5-tan.htm/gia-vang-lao-doc-chong-mat-sau-loat-tin-tot-tu-my-spdr-gold-trust-ban-gan-5-tan.htmThế giớiGiá vàng thế giới giảm mạnh đêm qua và sáng nay (23/4), sau khi tiệm cận mốc 3.500 USD/oz...

Ngoài nhu cầu chốt lời ở vùng đỉnh, giá vàng còn đương đầu áp lực giảm khi đồng USD hồi phục và những thông tin khả quan từ Mỹ gây suy giảm nhu cầu phòng ngừa rủi ro.

Lúc hơn 8h sáng nay, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á giảm 10,1 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ ngày 22/4, tương đương giảm 0,3%, giao dịch ở mức 3.373,6 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương khoảng 106,3 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với cùng thời điểm sáng qua.

Cũng tại thời điểm trên, website của Vietcombank báo giá USD ở mức 25.751 đồng (mua vào) và 26.141 đồng (bán ra), tăng 81 đồng ở mỗi đầu giá so với cùng thời điểm ngày hôm qua.

Trước đó, có thời điểm giá vàng giao ngay giảm về 3.308 USD/oz, thấp hơn khoảng 200 USD/oz so với mức kỷ lục thiết lập trong phiên Mỹ đêm qua.

Phiên ngày 22/4 tại New York, giá vàng giao ngay có thời điểm đạt đỉnh cao mọi thời đại ở mức gần 3.500 USD/oz. Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay giảm 41,6 USD/oz so với chốt phiên trước, tương đương giảm 1,2%, chốt ở mức 3.383,7 USD/oz.

Trên sàn COMEX, giá vàng giao sau đã có thời điểm vượt qua mốc 3.500 USD/oz, nhưng cũng không duy trì được mốc giá này cho tới khi đóng cửa.

Việc giá vàng bứt tốc lên vùng 3.500 USD/oz đã dẫn tới nhu cầu chốt lời của một số nhà đầu tư.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 4,6 tấn vàng trong phiên ngày 22/4, giảm khối lượng nắm giữ còn 947,7 tấn vàng. Khi giá vàng tăng dữ dội trong tuần này, quỹ này không mua ròng - theo dữ liệu từ website của quỹ.

Sau mấy phiên liên tục giảm xuống đáy của hơn 3 năm, đồng USD đã hồi phục trong phiên ngày 22/4. Vàng được định giá bằng USD nên sự phục hồi này của bạc xanh gây áp lực mất giá lên thị trường kim loại quý.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt chốt phiên ở mức 98,92 điểm, từ mức 98,28 điểm của phiên trước, tương đương tăng gần 0,4%. Sáng nay, chỉ số tiếp tục hồi phục, có thời điểm tăng gần 0,3%, đạt 99,2 điểm.

Nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư cũng giảm phần nào sau một số thông tin khả quan từ Mỹ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent ngày 22/4 nói rằng cả Washington và Bắc Kinh đều không thể giữ mãi tình trạng đối đầu thuế quan hiện nay và sẽ phải tìm cách để xuống thang căng thẳng. Theo hãng tin Bloomberg, tuyên bố này được ông Bessent đưa ra tại một cuộc gặp kín với một nhóm nhà đầu tư.

Các tài sản Mỹ đồng loạt mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 22/4 sau khi có tin về những phát biểu này của ông Bessent. Chỉ số SP 500 của thị trường chứng khoán Mỹ có lúc tăng tới 2,9% và chốt phiên với mức tăng 2,5%. Đồng USD hồi phục như đã nói ở trên và trái phiếu kho bạc Mỹ vững giá trở lại sau một thời gian bị bán mạnh.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Tâm lý bất an của nhà đầu tư được giải tỏa thêm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “không có ý định sa thải” Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Mấy ngày trước đó, ông Trump liên tục gây sức ép đòi ông Powell hạ lãi suất, thậm chí nói về khả năng sa thải ông Powell. Những phát biểu đó khiến thị trường chứng khoán Mỹ, đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt bị bán tháo trong khi vàng được mua mạnh với tư cách một tài sản an toàn.

Một số nhà phân tích nói rằng giá vàng có thể đương đầu áp lực giảm trong ngắn hạn. Theo trang MarketWatch, về mặt kỹ thuật, giá vàng đang vượt xa khỏi đường trung bình động 200 ngày và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày, một thước đo về xung lực của giá vàng, đã tăng lên tới 78, một mức rất cao.

Và thứ hai, yếu tố mùa vụ cũng không có lợi cho giá vàng ở thời điểm hiện tại. Theo một báo cáo của công ty Equity Clock, bình quân lịch sử, giá vàng giảm 0,1% trong tháng 5 và giảm 0,4% trong tháng 6 hàng năm.

Dù vậy, nhìn trong dài hạn, sự bấp bênh kinh tế và xu hướng tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.

“Vàng tiếp tục là một sự phòng hộ hiệu quả trong bối cảnh bất định thương mại tiếp diễn. Dù giá vàng đã tăng mạnh, chúng tôi cho rằng dư địa tăng vẫn còn. Chúng tôi nhận thấy giá vàng còn được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư, xu hướng đa dạng hóa dự trữ của các ngân hàng trung ương và môi trường vĩ mô nhiều biến động”, giám đốc đầu tư mảng quản lý tài sản toàn cầu của ngân hàng UBS, ông Mark Haefele, nhận định với hãng tin CNBC.

-Điệp Vũ

]]>Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Thuế quan Mỹ - Trung sẽ sớm xuống thangBộ trưởng Bộ T#224;i ch#237;nh Mỹ Scott Bessent n#243;i sự đối đầu hiện nay l#224; kh#244;ng bền vững v#224; căng thẳng sẽ sớm giảm xuống trong thời gian tới...Wed, 23 Apr 2025 01:13:00 GMT/bo-truong-tai-chinh-my-thue-quan-my-trung-se-som-xuong-thang.htm/bo-truong-tai-chinh-my-thue-quan-my-trung-se-som-xuong-thang.htmThế giớiBộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent nói sự đối đầu hiện nay là không bền vững và căng thẳng sẽ sớm giảm xuống trong thời gian tới...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent ngày 22/4 nói rằng cả Washington và Bắc Kinh đều không thể giữ mãi tình trạng đối đầu thuế quan hiện nay và sẽ phải tìm cách để xuống thang căng thẳng. Theo hãng tin Bloomberg, tuyên bố này được ông Bessent đưa ra tại một cuộc gặp kín với một nhóm nhà đầu tư.

Sự xuống thang căng thẳng đó sẽ sớm diễn ra - ông Bessent nói tại một sự kiện được tổ chức tại Washington bởi ngân hàng JPMorgan Chase, miêu tả tình hình hiện nay về cơ bản giống như cấm vận thương mại. Những thông tin này được tiết lộ với Bloomberg bởi nguồn tin là người trực tiếp tham dự cuộc gặp.

Nguồn tin cho biết ông Bessent nói mục tiêu của Mỹ không phải là phân ly khỏi Trung Quốc và mức thuế quan 145% Mỹ đang áp lên hàng Trung Quốc cũng như mức thuế 125% mà Trung Quốc đang áp lên hàng Mỹ là không bền vững.

Ông bày tỏ hy vọng rằng căng thẳng sẽ giảm nhiệt trong những tháng tới, mang lại một sự giải tỏa cho thị trường tài chính, nhưng cảnh báo rằng một thỏa thuận lớn có thể cần nhiều thời gian hơn mới đạt được.

Ông Bessent - người được Tổng thống Donald Trump chỉ định là nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ - nói tại cuộc gặp rằng Washington và Bắc Kinh có thể đi đến một thỏa thuận toàn diện sau 2-3 năm. Ông cũng nhắc lại quan điểm của ông rằng Trung Quốc đã hạn chế nền kinh tế tiêu dùng trong nước và ưu tiên lĩnh vực sản xuất dẫn tới thiệt hại cho Mỹ. Ông nói bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai nước cũng sẽ đòi hỏi việc tái cân bằng thương mại theo hướng cho phép Mỹ tăng hoạt động sản xuất.

Nguồn tin cũng tiết lộ ông Bessent nói rằng hiện Mỹ chưa khởi động đàm phán với Trung Quốc về một thỏa thuận như vậy.

Các tài sản Mỹ đồng loạt mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 22/4 sau khi có tin về những phát biểu này của ông Bessent. Chỉ số SP 500 của thị trường chứng khoán Mỹ có lúc tăng tới 2,9% và chốt phiên với mức tăng 2,5%. Đồng USD hồi phục và trái phiếu kho bạc Mỹ vững giá trở lại sau một thời gian bị bán mạnh.

Cùng ngày, giới chức Nhà Trắng phát tín hiệu cho thấy đàm phán thương mại giữa Mỹ với các nước đối tác đang có tiến triển, dù không đưa ra thông tin cụ thể về bất kỳ bước tiến nào. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói đã có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra đề xuất thương mại với Mỹ và nhóm quan chức thương mại của ông Trump sẽ gặp 34 nước trong tuần này để bàn về khả năng đi đến thỏa thuận.

Bà Leavitt cho biết thêm ông Trump cùng ngày nói với bà rằng Mỹ “đang làm rất tốt về một thỏa thuận thương mại tiềm năng với Trung Quốc” và ông muốn mọi người biết về việc này.

"Tổng thống đang mở đường cho một thỏa thuận với Trung Quốc” và “trái bóng đang di chuyển đúng hướng” - bà Leavitt nói. Dù vậy, bà lảng tránh câu hỏi của nhà báo về việc liệu đã có cuộc nói chuyện thực sự nào giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay chưa.

Trước đó cùng ngày 22/4, trang Politico đưa tin Nhà Trắng có thể sắp công bố các thỏa thuận cấp cao với Nhật Bản và Ấn Độ, nhưng các thỏa thuận này được cho là chủ yếu thể hiện tinh thần sẵn sàng đàm phán về các chủ đề cụ thể, và thỏa thuận chi tiết sẽ phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí hàng năm mới hoàn tất.

Khi được hỏi, bà Leavitt từ chối phát biểu về việc những thỏa thuận khung như vậy có đủ để ngăn thuế suất cao của thuế đối ứng được áp trở lại sau 90 ngày hoãn hay không.

-An Huy

]]>Chứng khoán Mỹ xanh rực sau 4 phiên bán tháo liên tiếp, giá dầu tăng gần 2%Sắc xanh xuất hiện mạnh mẽ sau khi c#243; tin Bộ trưởng Bộ T#224;i ch#237;nh Mỹ Scott Bessent ph#225;t biểu trước một nh#243;m nh#224; đầu tư rằng sẽ sớm c#243; “một sự xuống thang” thương chiến Mỹ - Trung...Wed, 23 Apr 2025 00:37:41 GMT/chung-khoan-my-xanh-ruc-sau-4-phien-ban-thao-lien-tiep-gia-dau-tang-gan-2.htm/chung-khoan-my-xanh-ruc-sau-4-phien-ban-thao-lien-tiep-gia-dau-tang-gan-2.htmThế giớiSắc xanh xuất hiện mạnh mẽ sau khi có tin Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent phát biểu trước một nhóm nhà đầu tư rằng sẽ sớm có “một sự xuống thang” thương chiến Mỹ - Trung...

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/4), khi giới đầu tư hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể sớm xuống thang. Giá dầu cũng tăng theo giá cổ phiếu, đồng thời được hỗ trợ bởi việc Washington công bố biện pháp trừng phạt mới đối với Iran.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 1.016,57 điểm, tương đương tăng 2,66%, chốt ở mức 39.186,98 điểm. Chỉ số SP 500 tăng 2,51%, chốt ở 5.287,76 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,71%, đạt 16.300,42 điểm.

Sắc xanh xuất hiện mạnh mẽ sau khi có tin Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent phát biểu trước một nhóm nhà đầu tư rằng sẽ sớm có “một sự xuống thang” trong cuộc chiến thương mại giữa nước này với Trung Quốc. “Không ai cho rằng tình trạng hiện tại là bền vững cả” - nguồn tin từ cuộc gặp gỡ giữa ông Bessent với nhóm nhà đầu tư do ngân hàng JPMorgan Chase tổ chức dẫn lời vị Bộ trưởng.

Ở thời điểm đạt mức cao nhất của phiên, Dow Jones tăng hơn 1.100 điểm. Sau đó, thị trường không giữ được đỉnh này khi có tin ông Bessent nói thêm rằng: “Nếu chúng tôi bước ra khỏi cánh cửa phòng đàm phán và ký kết một thỏa thuận nào đó trong 2-3 năm tới, tôi cho rằng đó sẽ là một thắng lợi lớn”.

“Rõ ràng, ông Bessent đang cố gắng gửi đi một tín hiệu qua những phát biểu đó. Tín hiệu đó có vẻ như là ‘chúng tôi biết căng thẳng đang gây thiệt hại cho thị trường và chúng tôi đang gấp rút hành động để giảm căng thẳng’”, nhà quản lý danh mục Jed Ellerbroek của công ty Arrgent Capital Management nhận định với hãng tin CNBC. “Thị trường xem đây là tin tốt, có thể đưa giá cổ phiếu tăng và khiến nhà đầu tư điều chỉnh kỳ vọng theo hướng tin rằng cuộc chiến thương mại này sẽ được giải quyết sau vài tháng nữa”.

Phiên tăng này đảo ngược cú giảm mạnh của chứng khoán Mỹ trong phiên trước. Hôm thứ Hai, Dow Jones sụt hơn 970 điểm, còn SP 500 và Nasdaq đều giảm hơn 2%.

Mối bất an về chiến tranh thương mại đã khiến chứng khoán Mỹ sụt điểm mạnh trong những tuần gần đây. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng hôm 2/4 đến nay, SP 500 đã giảm hơn 6%.

Từ hôm thứ Năm tuần trước tới ngày thứ Hai tuần này, nhà đầu tư thêm phần lo lắng khi ông Trump liên tục gây sức ép đòi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tăng lãi suất. Phiên bán tháo hôm thứ Hai một phần do ông Trump phát tín hiệu có thể sa thải ông Powell trước thời hạn kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Fed vào tháng 5/2026.

“Còn quá nhiều sự bấp bênh, nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Đó là những gì nhà đầu tư phải đối diện trong ngày hôm nay. Tôi có cảm giác là chúng ta còn ở trong tình trạng này lâu bao nhiêu, nền kinh tế sẽ hứng chịu thiệt hại nhiều bấy nhiêu”, ông Ellerbroek nói.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 1,18 USD/thùng, tương đương tăng 1,8%, chốt ở 67,44 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,23 USD/thùng, tương đương tăng 1,95%, chốt ở 64,31 USD/thùng.

Ngoài sự hỗ trợ từ phiên hồi phục mạnh của chứng khoán Mỹ, giá dầu còn được đẩy tăng sau khi chính quyền Mỹ công bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào một “ông trùm” vận tải năng lượng của Iran và mạng lưới công ty của ông này.

Gần đây, giá dầu đương đầu áp lực giảm lớn do triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi vì chiến tranh thương mại và đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran có tiến bộ. Tuy nhiên, nhà quản lý quỹ John Kilduff của công ty Again Capital cho rằng nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, xuất khẩu dầu của Iran sẽ giảm mạnh do các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

“Nếu không có thỏa thuận hạt nhân, Mỹ sẽ khiến cho xuất khẩu dầu của Iran giảm còn 0”, ông Kilduff nhận định.

Trước phiên tăng này, giá dầu giảm hơn 2% trong phiên ngày thứ Hai do đàm phán Mỹ - Iran có tiến bộ và chứng khoán Mỹ bán tháo.

Nhìn trong trung và dài hạn, giới phân tích cho rằng thương chiến và rủi ro giảm tốc của kinh tế thế giới sẽ tiếp tục gây sức ép giảm lên giá dầu. Ngày thứ Ba, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trên cơ sở thuế quan của Mỹ đang cao nhất trong 100 năm và căng thăng thương mại tăng cao giữa nước này với Trung Quốc.

Theo một tài liệu mà hãng tin Reuters xem được, Bộ Kinh tế Nga hạ dự báo giá dầu Brent bình quân trong năm 2025 về mức 68 USD/thùng, giảm 17% so với mức 81,7 USD/thùng đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái.

-Bình Minh

]]>Mỹ mạnh tay áp thuế quan lên sản phẩm điện mặt trời từ Đông Nam ÁĐ#226;y được xem l#224; một động th#225;i leo thang thương chiến Mỹ - Trung, bởi Washington cho rằng nhiều nh#224; sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc đ#227; mở nh#224; m#225;y ở khu vực n#224;y trong những năm gần đ#226;y...Wed, 23 Apr 2025 00:16:13 GMT/my-manh-tay-ap-thue-quan-len-san-pham-dien-mat-troi-tu-dong-nam-a.htm/my-manh-tay-ap-thue-quan-len-san-pham-dien-mat-troi-tu-dong-nam-a.htmThế giớiĐây được xem là một động thái leo thang thương chiến Mỹ - Trung, bởi Washington cho rằng nhiều nhà sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc đã mở nhà máy ở khu vực này trong những năm gần đây...

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 21/4/2025 mạnh tay áp thuế quan lên sản phẩm năng lượng mặt trời nhập khẩu từ 4 nước Đông Nam Á. 

Theo tờ báo Wall Street Journal, thuế quan lên tới 3.521% mà Mỹ áp lên tế bào quang điện (solar cell) nhập khẩu từ Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia có thể sẽ khiến cho những sản phẩm này không còn khả năng cạnh tranh ở thị trường Mỹ. Việc áp thuế này diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài 1 năm do Bộ Thương mại Mỹ tiến hành sau khi nhận được khiếu nại từ các nhà sản xuất Mỹ rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đặt nhà máy tại các quốc gia Đông Nam Á, bán phá giá tế bào quang điện và tấm pin năng lượng mặt trời (solar panel) vào thị trường Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, tổng thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng áp lên sản phẩm của công ty Jinko Solar từ Malaysia là 41,56%, thấp nhất trong kế hoạch thuế quan này. Sản phẩm của công ty Rival Trina Solar từ Thái Lan bị áp mức thuế 375,19%. Các sản phẩm từ Campuchia bị áp thuế 3.521% vì các nhà sản xuất tại nước này không hợp tác với cuộc điều tra của Mỹ.

Trung Quốc đã trở thành mục tiêu lớn nhất trong cuộc chiến thương mại mà ông Trump phát động trong năm nay nhằm vào những gì Washington coi là các hoạt động thương mại không công bằng của hầu hết các đối tác thương mại, trong đó có nhiều đồng minh của Mỹ. Các phản ứng trả đũa thuế quan lẫn nhau của Nhà Trắng và Bắc Kinh đang đặt ra nguy cơ phần lớn hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào ngưng trệ.

Thuế quan năng lượng mặt trời công bố ngày 21/4 cho thấy mối lo ngại ở Mỹ rằng Trung Quốc có thể tránh được việc phải trả thuế quan trừng phạt bằng cách tăng hoạt động xuất khẩu từ một mạng lưới các nhà máy toàn cầu mà nước này đã mở rộng trong những năm gần đây.

Năm 2024, Ủy ban Thương mại của Liên minh Mỹ về sản xuất năng lượng mặt trời (AASM) đã đệ đơn thỉnh cầu Chính phủ nước này bảo vệ các thành viên của liên minh khỏi những gì họ cho là “các hoạt động thương mại có hại” của Trung Quốc. Tổ chức này cáo buộc rằng chính sách công nghiệp của Bắc Kinh đã dẫn đến việc trợ cấp ồ ạt cho ngành năng lượng mặt trời ở Trung Quốc và Đông Nam Á, đe dọa ngành sản xuất năng lượng mặt trời của Mỹ.

Các mức thuế quan mới phản ánh đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ rằng một số nhà sản xuất Trung Quốc đã vận chuyển các sản phẩm năng lượng mặt trời qua các nước Đông Nam Á để tránh phải trả thuế quan trước đây.

Mỹ đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo, một phần do các chính sách mà Tổng thống Joe Biden đưa ra như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA). Năng lượng mặt trời chiếm hơn 15% lượng điện được tạo ra ở các tiểu bang bao gồm California và Massachusetts.

Năm ngoái, chính quyền ông Biden đã ban hành các quyết định sơ bộ để áp dụng thuế đối kháng dao động từ 0-300% đối với các tấm pin mặt trời và tế bào quang điện được sản xuất tại 4 nước Đông Nam Á nói trên. Các mức thuế quan mới mà chính quyền ông Trump áp lên các sản phẩm này được đưa ra vào một thời điểm đầy thách thức đối với ngành điện mặt trời nói chung.

Kể từ khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump đã bắt đầu thực hiện chính sách năng lượng có thể làm suy yếu nhu cầu tấm pin mặt trời, bao gồm dỡ bỏ một số rào cản đối với hoạt động khai thác than mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ làm chậm quá trình đóng cửa các nhà máy điện chạy bằng than. Kế hoạch thuế quan đối ứng mà ông Trump vào đầu tháng 4 này được dự báo ​​sẽ làm tăng chi phí đối với các dự án năng lượng sạch mới, bao gồm cả năng lượng mặt trời.

-Bình Minh

]]>Nhiều quỹ nhà nước Trung Quốc rút vốn khỏi các quỹ đầu tư MỹĐ#226;y được xem l#224; một trong những động th#225;i mới nhất của Bắc Kinh để phản ứng với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump...Tue, 22 Apr 2025 11:16:39 GMT/nhieu-quy-nha-nuoc-trung-quoc-rut-von-khoi-cac-quy-dau-tu-my.htm/nhieu-quy-nha-nuoc-trung-quoc-rut-von-khoi-cac-quy-dau-tu-my.htmThế giớiĐây được xem là một trong những động thái mới nhất của Bắc Kinh để phản ứng với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Những tuần gần đây, các quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc đang dừng rót vốn mới hoặc rút bớt vốn khỏi các quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Mỹ. Đây được xem là một trong những động thái mới nhất của Bắc Kinh để phản ứng với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thông tin trên được tiết lộ với tờ báo Financial Times bởi một số nguồn tin là lãnh đạo quỹ đầu tư cổ phần tư nhân của Mỹ. Theo các nguồn tin này, việc rút vốn được thực hiện do áp lực từ Chính phủ Trung Quốc.

“Một số quỹ đầu tư của Trung Quốc cũng tìm cách rút khỏi các thương vụ đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ mà trước đó họ thực hiện cùng các nhóm nhà đầu tư quốc tế”, một nguồn tin tiết lộ.

Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang ở trong cuộc chiến thuế quan với chính quyền Tổng thống Trump, đặc biệt là thuế đối ứng và các động thái trả đũa lẫn nhau. Căng thẳng đang có nguy cơ làm giảm đáng kể hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Washington hiện áp thuế quan 145% với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, trong khi Bắc Kinh áp thuế quan 125% để trả đũa.

“Kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu, nhà đầu tư Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận khi đầu tư tại Mỹ. Họ không còn cam kết đầu tư vốn mới vào doanh nghiệp Mỹ”, các nguồn tin trên cho biết. “Một số nhà đầu tư cũng đã rút lại kế hoạch rót vốn đã đưa ra trước đó”.

Trong vài thập kỷ qua, các quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc như Chinese Investment Corporation (CIC) và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) đã rót hàng tỷ USD vào các công ty đầu tư hàng đầu của Mỹ như Blackstone, TPG và Carlyle Group. CIC từng nắm cổ phần tại Blackstone trước khi bán hết vào năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. 

Các quỹ đầu tư của Trung Quốc là nhóm đầu tư hàng đầu thế giới đối với các loại tài sản phi truyền thống, tức tài sản đầu tư không gồm cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Năm 2023, CIC và SAFE phân bổ khoảng 25% trong tổng số tài sản 1,35 nghìn tỷ USD và 1 nghìn tỷ USD của mình vào tài sản đầu tư phi truyền thống - theo số liệu từ công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu Global SWF.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, CIC đã thành lập một quỹ hợp tác vốn cổ phần tư nhân với ngân hàng Goldman Sachs để mua cổ phần tại nhiều công ty Mỹ và Anh. Các quỹ đầu tư quốc gia của Trung Quốc như CIC cũng đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp Mỹ.

Nhưng những năm gần đây, hoạt động đầu tư của các quỹ này tại Mỹ có xu hướng suy giảm. Xu hướng giảm đầu tư cũng bắt nguồn một phần từ việc Mỹ siết chặt quy định để hạn chế quỹ nhà nước Trung Quốc đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào doanh nghiệp và hạ tầng tại quốc gia này. 

“Môi trường địa chính trị, đặc biệt là căng thẳng do cuộc chiến thương mại của ông Trump, đang khiến một số quỹ đầu tư lớn đánh giá lại địa điểm đầu tư của mình”, một số nguồn tin là lãnh đạo doanh nghiệp tiết lộ với Financial Times.

Theo nguồn tin của Financial Times, một số nhà đầu tư lớn khác, bao gồm các quỹ hưu trí tại Canada và châu Âu, cũng đang cân nhắc lại cam kết đầu tư của mình tại Mỹ.

-Ngọc Trang

]]>Doanh nghiệp Mỹ đua nhau cất hàng ở FTZ, kho ngoại quan để “tạm lánh” thuế quanC#225;c c#244;ng ty từ lớn đến nhỏ đang nhờ tới c#225;c khu vực hải quan đặc biệt của Mỹ để tr#225;nh, #237;t nhất l#224; tr#225;nh tạm thời, việc phải trả thuế quan mới m#224; Tổng thống Donald Trump #225;p l#234;n h#224;ng h#243;a nhập khẩu.Tue, 22 Apr 2025 11:16:18 GMT/doanh-nghiep-my-dua-nhau-cat-hang-o-ftz-kho-ngoai-quan-de-tam-lanh-thue-quan.htm/doanh-nghiep-my-dua-nhau-cat-hang-o-ftz-kho-ngoai-quan-de-tam-lanh-thue-quan.htmThế giớiCác công ty từ lớn đến nhỏ đang nhờ tới các khu vực hải quan đặc biệt của Mỹ để tránh, ít nhất là tránh tạm thời, việc phải trả thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa nhập khẩu.

Theo hãng tin CNBC, những khu vực này - gọi là khu ngoại thương (foreign trade zone - FTZ) và kho ngoại quan (bonded warehouse) - là những kho chứa hàng hoặc nơi sản xuất hàng hóa một cách riêng biệt và an toàn, được Hải quan Mỹ phê chuẩn.

Tại đó, hàng hóa không bị đánh thuế nhập khẩu hoặc các thuế khác của Mỹ. Các nhà nhập khẩu chỉ phải nộp thuế quan khi hàng hóa được chuyển ra khỏi FTZ hoặc kho ngoại quan để đưa vào tiêu thụ tại thị trường Mỹ.

“Cách đây 1 năm, một FTZ không phải là điều được nghĩ tới, bởi số vốn đầu tư mà một công ty sẽ phải bỏ ra. Nhưng bây giờ, FTZ đã có ý nghĩa về mặt tài chính đối với một số công ty”, chuyên gia Jackson Wood của công ty Descartes Global Trade Intelligence nhận định với CNBC. Ông cho biết nhiều công ty nhỏ hơn đã bắt đầu nghĩ đến FTZ khi thuế quan tăng vọt.

Hiện tại, chính quyền ông Trump đang hoãn áp thuế suất cao hơn của thuế quan đối ứng trong 90 ngày, nhưng thuế quan mà ông áp lên hàng hóa Trung Quốc đã lên tới 145%.

Các FTZ cho phép các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất của Mỹ cất hàng thành phẩm nhập khẩu trong khoảng thời gian bất kỳ mà không phải nộp thuế quan. Hàng nhập khẩu theo chế độ bảo lãnh và lưu trữ tại kho ngoại quan có thể được lưu kho tới 5 năm kể từ ngày nhập khẩu vào Mỹ. Tùy thuộc vào ngày mà hàng hóa được đưa ra khỏi FTZ hoặc kho ngoại quan, nhà nhập khẩu có khả năng được hưởng mức thuế quan, thuế, phí thấp hơn, hoặc thậm chí không phải nộp khoản thuế hay phí nào, tùy thuộc vào phương pháp chiến lược để quản lý nhập khẩu được gọi là “thuế quan đảo ngược” (inverted tariff).

Việc hoãn thuế và phí như vậy có thể cải thiện mạnh mẽ vị thế tài chính của một công ty thông qua tiết kiệm chi phí, gia tăng sự linh hoạt và cải thiện dòng tiền.

Ông Jeffrey J. Tafel, Chủ tịch Hiệp hội Quốc gia các khu ngoại thương (NAFTZ) của Mỹ, cho biết tổ chức này đã bắt đầu chứng kiến số lượng thành viên gia tăng từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Số doanh nghiệp đăng ký thành viên sau đó tiếp tục tăng và hiện đã đạt tới mức cao kỷ lục.

“Với các kế hoạch thuế quan thay đổi rất nhanh chóng, có những công ty đang tìm đến các FTZ để lưu trữ hàng hóa nhằm hoãn việc phải đóng thuế quan cho tới khi họ xác định được họ muốn xử lý các lô hàng như thế nào. Phần lớn những lô hàng đó được nhập trước khi thuế quan được công bố. Mỗi khi có tin mới về thuế quan, chúng tôi lại thấy mức độ quan tâm lớn hơn đối với tất cả các chương trình nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động”, ông Tafel cho hay.

Ông Tafel cũng nói hiện có nhiều đơn vị muốn được Hội đồng Khu ngoại thương (FTZB) cấp quyền thành lập và vận hành FTZ. Số đơn vị tìm hiểu thông tin về việc này hiện nhiều gấp 2-4 lần so với bình thường.

Các FTZ ở Mỹ được Quốc hội nước này cho phép thành lập vào thập niên 1930 nhằm khuyến khích đầu tư trong nước. Chương trình FTZ hiện sử dụng hơn 550.000 lao động Mỹ tại 50 tiểu bang và lãnh thổ Puerto Rico, và có ở hầu như tất cả các lĩnh vực ngành nghề.

Để hoãn hoặc tránh việc nộp thuế quan, các nhà nhập khẩu Mỹ có thể chọn cách không vận chuyển hàng từ bên xuất khẩu - như số liệu từ châu Á gần đây cho thấy lượng đơn hàng sản xuất mới và số chuyến tàu chở hàng cùng giảm mạnh. Tuy nhiên, vẫn chuyển hàng tới Mỹ, và sử dụng tới các khu vực miễn thuế để lưu trữ hàng, là một lựa chọn khác.

“Những thay đổi về thuế quan gần đây đã khiến cho các FTZ trở nên hấp dẫn hơn, vì một số biện pháp khác không thể áp dụng theo quy định của thuế quan mới. Kết quả là, các công ty trước đây thờ ơ với FTZ bây giờ lại đang xem đây là một chiến lược hứa hẹn”, người phát ngôn Chelsea Pavona Gardner của hãng vận tải biển Maersk cho biết.

“Trong số khách hàng của chúng tôi bây giờ, có những người muốn đợi xem điều gì sẽ xảy ra trong 30 ngày tới. Những người khác chọn cách chuyển hàng hóa vào kho ngoại quan trong khoảng 30 ngày để xem có tránh được thuế quan hay không, hoặc đưa hàng khỏi kho vào ngày đó và chấp nhận nộp thuế quan”, bà Janet Labuda - trưởng bộ phận các vấn đề hải quan và thương mại của Maersk - tiết lộ.

Việc thành lập một FTZ có thể tiêu tốn một khoản đầu tư lớn, gồm các chi phí ban đầu cho quy trình thiết lập, tiếp đó là đào tạo nhân viên và lắp đặt hệ thống công nghệ để quản lý khi FTZ đi vào vận hành. Theo ông Gardner, việc sử dụng FTZ tùy thuộc nhiều vào quy mô hoạt động nhập khẩu của một công ty, thay vì việc công ty đó hoạt động trong lĩnh vực gì, nhưng doanh nghiệp sử dụng FTZ trước đây chủ yếu là các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ, ô tô, hàng không vũ trụ và điện tử.

Ngoài các nhà kho chứa hàng hóa, các nhà máy sản xuất hoặc một phần của các nhà máy cũng có thể được biến thành FTZ trong trường hợp linh kiện mà một công ty nhập khẩu phải chịu thuế quan cao hơn so với hàng thành phẩm. Khi hàng thành phẩm được đưa ra khỏi FTZ, công ty đó sẽ hưởng mức thuế quan thấp hơn. Ngoài ra, còn có một lựa chọn nữa là doanh nghiệp được hải quan phê chuẩn các vật liệu thừa trong quá trình sản xuất là phế liệu, và sẽ không phải nộp thuế quan cho số vật liệu thừa đó. Sự miễn trừ này cũng có thể được áp dụng nếu doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sản xuất trong FTZ sang quốc gia khác.

Ông Jordan Dewart, Chủ tịch công ty Redwood Logistics Mexico, cho biết công ty của ông đang nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng về dịch vụ FTZ. Chính quyền ông Trump đã nói đang thảo luận với 75 quốc gia muốn đàm phán thương mại, nhưng ông Dewart cho rằng mối quan tâm tới FTZ tăng mạnh là một dấu hiệu cho thấy các nhà nhập khẩu đang lo ngại vì không biết thương chiến có thể kéo dài tới bao giờ.

“Có vẻ như khách hàng đang tìm kiếm một giải pháp trong trường hợp thuế quan được áp lâu dài”, ông nói.

-An Huy

]]>“Điềm xấu” thương mại toàn cầu: Xuất khẩu của Hàn Quốc bắt đầu lao dốcCả xuất khẩu v#224; nhập khẩu của H#224;n Quốc sụt giảm trước thềm cuộc đ#224;m ph#225;n thương mại H#224;n - Mỹ dự kiến diễn ra ở Washington trong tuần n#224;y...Tue, 22 Apr 2025 07:09:40 GMT/diem-xau-thuong-mai-toan-cau-xuat-khau-cua-han-quoc-bat-dau-lao-doc.htm/diem-xau-thuong-mai-toan-cau-xuat-khau-cua-han-quoc-bat-dau-lao-doc.htmThế giớiCả xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc sụt giảm trước thềm cuộc đàm phán thương mại Hàn - Mỹ dự kiến diễn ra ở Washington trong tuần này...

Căn cứ vào dữ liệu thương mại mới nhất từ Hàn Quốc, giới phân tích cho rằng các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu tác động tới thế giới. Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc sụt giảm trước thềm cuộc đàm phán thương mại Hàn - Mỹ dự kiến diễn ra ở Washington trong tuần này.

Số liệu từ cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho thấy trong 20 ngày đầu tiên của tháng 4/2025, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024. Số liệu đầy đủ của tháng 4 dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới. Trong tháng 3, xuất khẩu của Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 5,5% so với cùng kỳ 2024.

Cũng theo số liệu trên, kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc giảm gần 12% trong 20 ngày đầu tiên của tháng 4. Mức giảm lớn của xuất khẩu dẫn tới thâm hụt thương mại 100 triệu USD trong kỳ báo cáo.

Hàn Quốc vốn được xem là một “hàn thử biểu” của hoạt động thương mại toàn cầu, nên sự sụt giảm hoạt động xuất nhập khẩu của nước này có thể được xem là tín hiệu cho thấy thuế quan của Mỹ bắt đầu gây tổn thất đến thương mại quốc tế - theo nhà kinh tế cấp cao Min Joo Kang của ngân hàng ING.

“Chúng tôi đánh giá rằng cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực đến các xu hướng xuất khẩu ở châu Á nói chung”, ông Kang viết trong một báo cáo.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang châu Âu tăng trong 3 tuần đầu của tháng 4, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc và Mỹ đều giảm. Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu ô tô và linh kiện ô tô của Hàn Quốc từ ngày 1-20/4 giảm tương ứng 6,5% và 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu chip duy trì được tốc độ tăng trưởng, trong khi xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu sụt giảm.

Từ khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump đã áp thuế quan 25% lên ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trong đó thuế quan đối với ô tô đã có hiệu lực từ ngày 3/4 và thuế quan đối với linh kiện ô tô sẽ sớm được triển khai. Ông cũng áp thuế 25% đối với toàn bộ thép và nhôm nhập khẩu, có hiệu lực từ tháng 3. Ngoài ra, ông áp thuế đối ứng lên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thuế suất áp lên Hàn Quốc là 25%, nhưng đang hoãn trong 90 ngày.

Hàn Quốc là một nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nên giới phân tích dự báo các kế hoạch thuế quan của ông Trump sẽ tác động không nhỏ tới triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này. Trong số các đối tác thương mại của Mỹ, Hàn Quốc là đối tác lớn thứ 6. Thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ tăng khoảng 25% trong năm 2024, lên mức gần 56 tỷ USD, và đây là một căn cứ để ông Trump áp thuế quan đối ứng khá mạnh tay lên Hàn Quốc dù Seoul là một đồng minh thân cận của Washington.

Thuế quan ô tô là một mối đe dọa thực sự đối với các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc, bởi Mỹ chiếm gần một nửa trong tổng kim ngạch xuất khẩu ô tô 70,8 tỷ USD của nước này trong năm 2024, theo số liệu chính thức của Chính phủ Hàn Quốc. Ô tô và linh kiện ô tô là hai trong số những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc sang Mỹ.

Nếu chính quyền ông Trump thực thi ý định áp thuế quan lên con chip nhập khẩu, Hàn Quốc sẽ hứng chịu thiệt hại lớn hơn, bởi chip cũng là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước này.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) quyết định giữ lãi suất ở mức 2,75% dù nhận thấy rủi ro gia tăng đối với tăng trưởng kinh tế trong nước do chính sách thương mại của Mỹ. BOK cho rằng tăng trưởng kinh tế đã yếu đi nhiều hơn kỳ vọng do thuế quan Mỹ và biến động chính trị ở Hàn Quốc gần đây.

Theo dự kiến, đàm phán cấp cao về thuế quan giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ khởi động ở Washington trong tuần này. Hàn Quốc là quốc gia tiếp theo sau Nhật Bản được Mỹ mở đàm phán thương mại kể từ khi ông Trump công bố thuế đối ứng ngày 2/4.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok và Bộ trưởng Bộ Thương mại nước này Ahn Duk-geun sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer vào ngày thứ Năm (24/4) để cùng tìm một giải pháp đôi bên cùng có lợi cho vấn đề thuế quan, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 21/4.

Trước đó, giới chức Hàn Quốc cho biết họ mong muốn đạt một thỏa thuận lớn với Mỹ, nhưng chưa rõ liệu sau bao lâu sẽ có thỏa thuận.

-Bình Minh

]]>Loạt tỷ phú Mỹ bán cổ phiếu trước khi ông Trump công bố thuế đối ứngTrước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump c#244;ng bố kế hoạch thuế đối ứng l#224;m chảo đảo thị trường t#224;i ch#237;nh, nhiều l#227;nh đạo doanh nghiệp Mỹ đ#227; b#225;n một lượng lớn cổ phiếu v#224; thu về h#224;ng tỷ USD...Tue, 22 Apr 2025 07:01:23 GMT/loat-ty-phu-my-ban-co-phieu-truoc-khi-ong-trump-cong-bo-thue-doi-ung.htm/loat-ty-phu-my-ban-co-phieu-truoc-khi-ong-trump-cong-bo-thue-doi-ung.htmThế giớiTrước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế đối ứng làm chảo đảo thị trường tài chính, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đã bán một lượng lớn cổ phiếu và thu về hàng tỷ USD...

Theo một phân tích của trang thông tin tài chính Washington Service, ông Mark Zuckerberg, Chủ tịch kiêm CEO của Meta Platforms, đã bán 1,1 triệu cổ phiếu công ty này, trị giá 733 triệu USD trong quý đầu năm nay thông qua quỹ từ thiện Chan Zuckerberg Initiative và tổ chức liên quan.

Số cổ phiếu này được bán trong tháng 1 và tháng 2, khi giá cổ phiếu Meta giao dịch ở mức trên 600 USD, thậm chí đạt đỉnh 746 USD vào ngày 14/2. Từ đó đến nay, mã này đã mất 32% giá trị sau các đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ khi nhà đầu tư lo lắng về tương lai nền kinh tế do chính sách thuế quan của ông Trump.

CEO hãng công nghệ Oracle, bà Safra Catz, cũng đã bán 3,8 triệu cổ phiếu và thu về 705 triệu USD trước khi giá cổ phiếu Oracle sụt hơn 30%. Số tiền thu về từ việc bán cổ phiếu cộng với danh mục đầu tư trước đó nâng tổng tài sản của bà Catz lên 2,4 tỷ USD, theo thống kê từ xếp hạng 500 tỷ phú giàu nhất thế giới Bloomberg Billionaires Index.

Ông Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm CEO ngân hàng lớn nhất Mỹ JPMorgan Chase, cũng bán 234 triệu USD cổ phiếu nhà băng này trong quý 1. Hiện ông sở hữu tài sản ròng 3 tỷ USD.

Quý đầu năm nay chứng kiến sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ. Dù các mã cổ phiếu công nghệ đã tăng giá mạnh trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của ông Trump, những bất ổn xoay quay chính sách thuế quan của vị Tổng thống đã nhanh chóng dẫn tới một làn sóng bán tháo cổ phiếu, thổi bay hàng nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường. Cú sốc lớn nhất là chính sách thuế đối ứng của ông Trump hôm 2/4 với hầu hết đối tác thương mại của Mỹ, trong đó khoảng 60 đối tác chịu mức thuế quan từ 11-50%. 

Tính từ đầu năm đến nay, tài sản của ông Elon Musk, CEO hãng xe điện Tesla và cũng là người giàu nhất thế giới, đã giảm 129 tỷ USD.

Tuy vậy, trong quý đầu năm, số lượng lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ bán cổ phiếu giảm so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, có 3.867 người bán với tổng giá trị cổ phiếu 15,5 tỷ USD, so với 4.702 người bán và 28,1 tỷ USD trong quý 1/2024. Quý đầu năm ngoái, riêng tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, đã bán ra hơn 8,5 tỷ USD cổ phiếu công ty thương mại điện tử này.

Dưới đây là danh sách sếp doanh nghiệp Mỹ bán cổ phiếu nhiều nhất trong quý 1/2025, theo số liệu từ Washington Service:

MARK ZUCKERBERG

Mark Zuckerberg - Ảnh: Reuters
Mark Zuckerberg - Ảnh: Reuters

Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO Meta Platforms Inc.

Số cổ phiếu đã bán: 1.102.945

Tổng giá trị thu về: 733.483.827 USD

SAFRA CATZ

Bagrave; Safra Catznbsp; - Ảnh: Bloomberg
Bà Safra Catz  - Ảnh: Bloomberg

Chức vụ: CEO Oracle Corp.

Số cổ phiếu đã bán: 3.805.082

Tổng giá trị thu về: 705.455.414 USD

NIKESH ARORA

Nikesh Arora - Ảnh: Getty Images
Nikesh Arora - Ảnh: Getty Images

Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO Palo Alto Networks Inc.

Số cổ phiếu đã bán: 2.365.196

Tổng giá trị thu về: 432.371.610

MAX DE GROEN

Max de Groen - Ảnh: Reuters
Max de Groen - Ảnh: Reuters

Chức vụ: Giám đốc Nutanix Inc.

Số cổ phiếu đã bán: 5.500.000

Tổng giá trị thu về: 409.805.000

CHUCK DAVIS

Chuck Davis - Ảnh: Getty Images
Chuck Davis - Ảnh: Getty Images

Chức vụ: Giám đốc Axis Capital Holdings Ltd.

Số cổ phiếu đã bán: 4.373.673

Tổng giá trị thu về: 399.999.882 USD

STEPHEN COHEN

Stephen Cohen - Ảnh: YouTube
Stephen Cohen - Ảnh: YouTube

Chức vụ: Chủ tịch Palantir Technologies Inc.

Số cổ phiếu đã bán: 4.060.000

Tổng giá trị thu về: 337.239.916 USD

JAMIE DIMON

Jamie Dimon - Ảnh: Getty Images
Jamie Dimon - Ảnh: Getty Images

Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO JPMorgan Chase Co.

Số cổ phiếu đã bán: 866.361

Tổng giá trị thu về: 233.776.513 USD

ERIC LEFKOFSKY

Eric Lefkofsky - Ảnh: Getty Images
Eric Lefkofsky - Ảnh: Getty Images

Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO Tempus AI Inc.

Số cổ phiếu đã bán: 4.052.579

Tổng giá trị thu về: 231.461.927 USD

TED SARANDOS

Ted Sarandos - Ảnh: Reuters
Ted Sarandos - Ảnh: Reuters

Chức vụ: Đồng CEO Netflix Inc.

Số cổ phiếu đã bán: 199.063

Tổng giá trị thu về: 194.880.917 USD

TRAVIS BOERSMA

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Chức vụ: Đồng sáng lập, Chủ tịch Dutch Bros Inc.

Số cổ phiếu đã bán: 2.500.000

Tổng giá trị thu về: 189.611.197 USD

-Trang Linh

]]>Ông Trump giảm phí cập cảng đối với tàu Trung QuốcCh#237;nh quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đ#226;y đ#227; điều chỉnh đề xuất thu ph#237; cảng đối với t#224;u do Trung Quốc sản xuất đ#227; đưa ra trước đ#243;...Tue, 22 Apr 2025 05:05:24 GMT/ong-trump-giam-phi-cap-cang-doi-voi-tau-trung-quoc.htm/ong-trump-giam-phi-cap-cang-doi-voi-tau-trung-quoc.htmThế giớiChính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã điều chỉnh đề xuất thu phí cảng đối với tàu do Trung Quốc sản xuất đã đưa ra trước đó...

Theo thông báo trên Công báo liên bang Mỹ (Federal Register), đề xuất mức phí cập cảng đối với các tàu do Trung Quốc sản xuất 1,5 triệu USD mỗi lần vào cảng Mỹ đã được điều chỉnh giảm phạm vi áp dụng. Sự điều chỉnh này này diễn ra sau khi đề xuất trên vấp phải sự phản ứng dữ dội của các bên liên quan tại Mỹ.

Vận tải biển chiếm khoảng 80% thương mại toàn cầu, vận chuyển mọi mặt hàng từ thực phẩm, nội thất cho tới xi măng và than. Giới doanh nghiệp Mỹ lo rằng mức phí cập cảng cao ngất ngưởng như vậy sẽ gây bất lợi cho họ và khiến người tiêu dùng Mỹ tốn thêm khoảng 30 tỷ USD mỗi năm. Với quy định thu phí cảng với tất cả tàu do Trung Quốc sản xuất, hầu như tất cả các hãng vận tải biển đều phải trả phí.

Trong một thông cáo về việc áp phí này, đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer nói rằng tàu biển và hoạt động vận tải biển có vai trò quan trọng với an ninh kinh tế của Mỹ và dòng chảy thương mại tự do. "Các động thái của chính quyền Tổng thống Trump sẽ đảo ngược sự thống trị của Trung Quốc, giải quyết các mối đe dọa với chuỗi cung ứng của Mỹ và phát tín hiệu về nhu cầu với tàu biển do Mỹ sản xuất”, ông Greer nói.

Việc Mỹ thu phí với tàu do Trung Quốc góp phần làm leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính quyền Trump hiện áp thuế quan 145% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong động thái mới nhất, dù vẫn giữ nguyên mức phí trên, chính quyền Trump quyết định sửa đổi phạm vi áp dụng nhằm giải quyết những lo ngại và làn sóng phản đối từ các bên liên quan trong ngành hàng hải toàn cầu, bao gồm cả các cảng, chủ tàu và các hãng vận chuyển Mỹ.

Theo các nhà phân tích, việc sửa đổi này cũng cho thấy một thực tế là các doanh nghiệp đóng tàu của Mỹ - hiện xuất xưởng khoảng 5 tàu mỗi năm - sẽ phải mất nhiều năm mới có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nơi sản xuất hơn 1.700 tàu mỗi năm.

Theo điều chỉnh, các tàu chở hàng qua lại giữa cảng biển Mỹ và vùng Caribbean cũng như các vùng lãnh thổ của Mỹ sẽ được miễn trừ phí cập cảng nói trên. Tàu biển của Mỹ và Canada qua lại các cảng trong vùng Great Lakes cũng được miễn trừ. Tàu rỗng cập cảng Mỹ để chở các mặt hàng xuất khẩu như lúa mì và đậu nành cũng không phải nộp phí cảng.

Các hãng vận tải những loại hàng hóa tự hành như ô tô, máy móc… được hoàn phí nếu đặt hàng hoặc có kế hoạch nhận tàu biển với công suất tương đương do Mỹ sản xuất trong vòng 3 năm tới.

Bên cạnh đó, thời hạn thu phí với các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng được điều chỉnh theo giai đoạn. Để được miễn phí cảng, các hãng tàu LNG Mỹ phải đáp ứng yêu cầu là vận chuyển 1% LNG xuất khẩu trên các tàu do Mỹ sản xuất và treo cờ Mỹ trong vòng 4 năm. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 4% vào năm 2035 và 15% vào năm 2047.

Đề xuất ban đầu về việc thu phí dựa trên tỷ lệ tàu do Trung Quốc sản xuất trong đội tàu hoặc theo đơn hàng mua tàu biển Trung Quốc đã được hủy bỏ.

Theo dự kiến, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ bắt đầu thu phí cập cảng đối với tàu do Trung Quốc sản xuất trong 6 tháng tới.

-Đức Anh

]]>Cuộc tấn công của ông Trump nhằm vào Chủ tịch Fed#212;ng Trump đ#227; thường xuy#234;n đưa ra những lời đe dọa tương tự đối với #244;ng Powell v#224; Fed v#224;o c#225;c năm 2019 v#224; 2020, nhưng giới đầu tư xem t#236;nh h#236;nh hiện tại l#224; kh#225;c biệt v#236; hai l#253; do ch#237;nh...Tue, 22 Apr 2025 03:37:31 GMT/cuoc-tan-cong-cua-ong-trump-nham-vao-chu-tich-fed.htm/cuoc-tan-cong-cua-ong-trump-nham-vao-chu-tich-fed.htmThế giớiÔng Trump đã thường xuyên đưa ra những lời đe dọa tương tự đối với ông Powell và Fed vào các năm 2019 và 2020, nhưng giới đầu tư xem tình hình hiện tại là khác biệt vì hai lý do chính...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/4 một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngay lập tức cắt giảm lãi suất để bù đắp ảnh hưởng tiềm tàng của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế nước này.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump đề cập đến số liệu lạm phát tháng 3 - thời điểm trước khi ông công bố thuế quan đối ứng vào đầu tháng 4 này - làm căn cứ để yêu cầu Chủ tịch Fed Jerome Powell hạ lãi suất.

“Gần như không có lạm phát. Ông Powell luôn quá chậm chạp”, ông Trump viết, đồng thời gọi nhà hoạch định chính sách tiền tệ quyền lực nhất thế giới là một “kẻ thất bại lớn”.

Các tài sản Mỹ đồng loạt mất giá mạnh trong phiên giao dịch cùng ngày, khi bài đăng này của ông Trump gây lo ngại về sự độc lập của Fed trong hoạch định chính sách tiền tệ. Chỉ số SP 500 của chứng khoán Mỹ giảm gần 2,4%, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 3 năm và trái phiếu kho bạc Mỹ cũng bị bán nhiều khiến lợi suất của kỳ hạn 10 năm tăng lên gần 4,41%.

Trong các cuộc trao đổi riêng tư những tháng gần đây, chính một số cố vấn kinh tế của ông Trump đã bày tỏ lo ngại việc giảm lãi suất quá nhiều hoặc quá nhanh vì cho rằng việc đó sẽ đẩy áp lực lạm phát tăng cao - tờ báo Wall Street Journal cho hay.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu tuần trước, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Kevin Hassett đã không bảo vệ ông Powell trước sự công kích của ông Trump. Trước đây ông Hassett vẫn nói chính quyền tôn trọng sự độc lập của Fed, nhưng lần này, ông nói chính quyền “tiếp tục nghiên cứu” về vấn đề sa thải ông Powell. Ông cáo buộc Fed có động cơ chính trị trong việc thiết lập lãi suất những năm gần đây - điều mà giới chức Fed phủ nhận mạnh mẽ.

Trước khi có bài đăng công kích ông Powell trên Truth Social vào ngày 21/4, ông Trump đã chỉ trích mạnh ông Powell vào hôm thứ Năm tuần trước. Nói với báo giới, ông Trump khẳng định ông có quyền sa thải ông Powell khỏi ghế Chủ tịch Fed - điều mà ông Powell vẫn cho là không được phép theo quy định của pháp luật. “Tôi muốn ông ta phải đi, phải ra khỏi ghế đó thật nhanh”, ông Trump nói.

Ông Trump đã thường xuyên đưa ra những lời đe dọa tương tự đối với ông Powell và Fed vào các năm 2019 và 2020, nhưng giới đầu tư xem tình hình hiện tại là khác biệt vì hai lý do chính. Thứ nhất, ông Trump sẵn sàng thách thức các chuẩn mực pháp lý và thể chế hơn nhiều so với trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông. Thượng viện Mỹ hiện nay - do Đảng Cộng hòa của ông Trump chiếm đa số - có ít người bảo vệ các chuẩn mực đó hơn so với trước.

Và thứ hai, lạm phát có thể là một vấn đề lớn hơn trong năm nay vì các kế hoạch thuế quan của ông Trump lớn hơn và rộng hơn nhiều so với những đợt áp thuế quan của ông nhiệm kỳ trước. Điều đó đang đặt ra một sự đánh đổi khó khăn hơn đối với Fed, hoặc tiếp tục ưu tiên chống lạm phát hoặc phải từ bỏ cuộc chiến này để quay sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Có một mối lo ngại đang nổi lên rằng Fed có thể không được phép thiết lập lãi suất để kiềm chế lạm phát như những gì Fed trong chiến dịch chống lạm phát khởi động vào năm 2022. Điều này có thể làm gia tăng sự hoài nghi gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài về việc hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ.

Vào tháng 12/2018, khi Trump đe dọa sẽ tìm cách sa thải ông Powell vì không hài lòng với việc Fed tăng lãi suất, ông Hassett đã xoa dịu sự lo lắng của các nhà đầu tư bằng cách tuyên bố rằng ông Powell an toàn “100%” ở cương vị Chủ tịch Fed.

Trong một cuốn sách xuất bản năm 2021, Hassett cho biết ông đã đưa ra thông báo đó mà không làm rõ với bất kỳ ai trong Nhà Trắng, nhưng Trump đã gọi điện để chúc mừng ông về tuyên bố này vì thị trường chứng khoán đã tăng điểm vào ngày hôm đó.

Ông Hassett vốn là người ủng hộ mạnh mẽ việc duy trì khả năng thiết lập chính sách tiền tệ của Fed mà không có sự can thiệp của Tổng thống. Trong cuốn sách nói trên, ông Hassett cho rằng việc sa thải ông Powell sẽ làm tổn hại đến uy tín của đồng USD vì làm sứt mẻ uy tín của Fed với tư cách một nhà quản lý khách quan nguồn cung tiền của quốc gia.

“Vào thời điểm đó, thị trường đang ở một vị thế hoàn toàn khác”, ông Hassett trả lời các phóng viên vào hôm thứ Sáu vừa rồi khi được hỏi về quan điểm trước đó của ông. “Nếu có phân tích pháp lý mới nói lên điều gì đó khác biệt, thì phản ứng của thị trường cũng sẽ khác”.

Ông Hassett cũng từng bảo vệ ông Powell trước các cuộc tấn công dữ dội từ các nghị sỹ của Đảng Dân chủ vào năm 2022 - thời điểm có nhiều ý kiến cho rằng Fed có thể tăng lãi suất lên tới mức gây ra suy thoái kinh tế.

Việc tấn công ông Powell “là điều tiêu cực đối với nền kinh tế và tiêu cực đối với thị trường” - ông Hassett nói trên kênh Fox News vào năm 2022. “Sự độc lập của Fed là vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump đã bắt đầu nhận ra điều đó sau một thời gian”.

Về phần mình, ông Powell đã thể hiện sự tin tưởng rằng ông không thể bị sa thải trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch Fed kéo dài 4 năm của ông kết thúc vào tháng 5/2026. Bất kỳ nỗ lực nào của ông Trump nhằm sa thải ông đều có thể dẫn tới một “cuộc đấu” lịch sử tại Tòa án Tối cao Mỹ.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa John Kennedy ngày 20/4 nói ông không cho rằng Tổng thống có quyền sa thải Chủ tịch Fed. “Fed phải độc lập. Theo tôi được biết, ông Powell là một người mạnh mẽ. Ông ấy sẽ làm những gì mà ông ấy cho là đúng. Ông ấy sẽ không để lịch sử nêu tên mình với tư cách là vị chủ tịch Fed để cho lạm phát tăng mất kiểm soát”, ông Kennedy nhận định.

-An Huy

]]>Bắc Kinh cảnh báo trả đũa những nước "bắt tay" Mỹ cô lập Trung QuốcCh#237;nh phủ Trung Quốc ng#224;y 21/4 cảnh b#225;o rằng nước n#224;y sẽ trả đũa c#225;c quốc gia hợp t#225;c với Mỹ g#226;y phương hại tới lợi #237;ch của Bắc Kinh...Tue, 22 Apr 2025 03:35:13 GMT/bac-kinh-canh-bao-tra-dua-nhung-nuoc-bat-tay-my-co-lap-trung-quoc.htm/bac-kinh-canh-bao-tra-dua-nhung-nuoc-bat-tay-my-co-lap-trung-quoc.htmThế giớiChính phủ Trung Quốc ngày 21/4 cảnh báo rằng nước này sẽ trả đũa các quốc gia hợp tác với Mỹ gây phương hại tới lợi ích của Bắc Kinh...

Lời cảnh báo trên được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang có kế hoạch sử dụng đàm phán thương  mại để gây áp lực buộc các đối tác của Mỹ hạn chế giao thương với Trung Quốc.

Ông Trump hiện đang tạm hoãn áp dụng thuế quan đối ứng ở mức cao với nhiều đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày để đàm phán, nhưng vẫn tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc. Tính từ khi ông Trump nhậm chức, hàng Trung Quốc vào Mỹ chịu mức thuế quan bổ sung 145%.

"Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào đồng ý với các thỏa thuận gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ không chấp nhận và sẽ kiên quyết thực hiện biện pháp đối phó có đi có lại", hãng tin CNBC dẫn thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc.

Bộ này cũng cảnh báo về rủi ro với tất cả các quốc gia trên thế giới khi trật tự thương mại quốc tế trở lại kiểu “luật rừng”. Trung Quốc khẳng định sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia để "bảo vệ công lý và công bằng quốc tế", đồng thời mô tả hành động của Mỹ là "lạm dụng thuế quan" và "bắt nạt đơn phương".

Đầu tháng này, Trung Quốc áp đặt thuế quan 125% với hàng hóa Mỹ để trả đũa hành động của ông Trump. Bắc Kinh cũng siết quy định xuất khẩu một số khoáng sản quan trọng và đưa một số doanh nghiệp Mỹ vào “danh sách đen” bị hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Trước tình hình hiện tại, giới phân tích dự báo Mỹ và Trung Quốc chưa thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai gần, dù ông Trump tuần trước nói rằng ông kỳ vọng hai bên có thể đạt được thỏa thuận trong 3-4 tuần tới.

“Với các quốc gia châu Phi hay mọi quốc gia khác, tất cả đều nên hợp tác và cùng nhau phản ứng với Mỹ”, ông Justin Yifu Lin, Viện trưởng Viện Kinh tế cấu trúc mới tại Đại học Bắc Kinh, nhận định về giải pháp cho chiến tranh thương mại tại một cuộc họp báo ngày 21/4. “Tôi tin rằng những điều vô lý và phi logic sẽ không thể tồn tại lâu được”.

Dù ông Lin không loại trừ khả năng Mỹ và Trung Quốc phân ly hoàn toàn, nhưng ông cho rằng nhiều khả năng hai bên vẫn duy trì kết nối do sự phụ thuộc của người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ vào Trung Quốc.

Tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc bổ nhiệm ông Lý Thành Cương làm Thứ trưởng Bộ Thương mại và là đại diện cấp cao đàm phán thương mại quốc tế, thay thế cho ông Vương Thụ Văn. Ông Lý Thành Cương hiện là đại sứ Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bắc Kinh đã đâm đơn kiện Mỹ lên WTO vì hành động thuế quan của ông Trump.

Đến nay, Mỹ và Trung Quốc chưa có hành động cấp cao nào để tiến tới đàm phán thương mại. Tuần trước, ông Trump tuyên bố không muốn tăng thêm thuế quan với hàng hóa Trung Quốc nữa bởi điều này sẽ làm gián đoạn hoạt động giao thương giữa hai nền kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền của ông kiên quyết muốn Bắc Kinh phải liên hệ trước để đàm phán.

Trong khi đó, phía Trung Quốc nói rằng không rõ các yêu cầu của Mỹ, đồng thời muốn Washington thể hiện sự tôn trọng và nhất quán trước khi hai bên ngôi vào bàn đám phàn.

-Ngọc Trang

]]>Giá vàng tăng “bung nóc”, vượt 3.400 USD/oz khi đồng USD rớt xuống đáy 3 nămTrong một m#244;i trường nhiều bất ổn như hiện nay, gi#225; v#224;ng đồng thời hưởng lợi từ nhu cầu ph#242;ng ngừa rủi ro v#224; sự suy giảm niềm tin v#224;o nền kinh tế Mỹ cũng như c#225;c t#224;i sản Mỹ...Tue, 22 Apr 2025 01:33:00 GMT/gia-vang-tang-bung-noc-vuot-3-400-usd-oz-khi-dong-usd-rot-xuong-day-3-nam.htm/gia-vang-tang-bung-noc-vuot-3-400-usd-oz-khi-dong-usd-rot-xuong-day-3-nam.htmThế giớiTrong một môi trường nhiều bất ổn như hiện nay, giá vàng đồng thời hưởng lợi từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro và sự suy giảm niềm tin vào nền kinh tế Mỹ cũng như các tài sản Mỹ...

Giá vàng thế giới duy trì xung lực tăng khó cản trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (21/4), vượt qua một ngưỡng tâm lý quan trọng nữa là mốc 3.400 USD/oz. Thị trường kim loại quý được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích và đàm phán thương mại chưa có dấu hiệu tiến triển.

Chưa kể, việc đồng USD lập đáy mới của 3 năm cũng “tiếp lửa” cho cơn sốt giá vàng.

Lúc đóng cửa tại thị trường Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 97,4 USD/oz so với mức chốt của tuần trước, tương đương tăng hơn 2,9%, chốt ở mức 3.426,4 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Trên sàn COMEX, giá vàng giao sau cũng tăng hơn 2,9%, chốt phiên ở mức 3.425,3 USD/oz.

Trong phiên châu Á sáng nay (22/4), giá vàng giao ngay có lúc lập kỷ lục mới của mọi thời đại ở mức 3.438 USD/oz. Lúc gần 8h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao dịch ở mức 3.426,6 USD/oz, tăng 0,2 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ.

Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương khoảng 107,6 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm trên, website của Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 25.670 đồng (mua vào) và 26.060 đồng (bán ra).

Nhu cầu nắm giữ vàng như một “hầm trú ẩn” tiếp tục tăng cao trong phiên đầu tuần, khi ông Trump một lần nữa tấn công Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social nói rằng nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc trừ phi ông Powell hạ lãi suất ngay lập tức. Trong bài đăng này, ông Trump gọi ông Powell là “quý ông quá chậm chạm”, “kẻ thất bại”. Mới tuần trước, ông Trump cũng kêu gọi Fed hạ lãi suất, thậm chí phát tín hiệu muốn sa thải ông Powell - một nước đi mà cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hasset hôm thứ Sáu nói rằng ê-kip của Tổng thống đang nghiên cứu.

Những phát ngôn này từ phía chính quyền khiến nhà đầu tư lo lắng về sự độc lập của Fed trong hoạch định chính sách tiền tệ và về triển vọng của các tài sản Mỹ. Chứng khoán Mỹ đã bán tháo trong phiên này, với chỉ số Dow Jones có lúc “bốc hơi” hơn 1.000 điểm.

Đồng USD cũng bị bán mạnh, khiến chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác trượt xuống mức 98,28 điểm, giảm 1,1% so với mức chốt của tuần trước, thấp nhất kể từ tháng 3/2022. Từ đầu năm, Dollar Index đã giảm hơn 9% - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Sáng nay, chỉ số này hồi phục, có thời điểm vượt 98,5 điểm.

Đàm phán thương mại giữa Mỹ với các đối tác dường như đang “dậm chân tại chỗ” và điều này cũng khiến nhà đầu tư lo lắng. Căng thẳng vẫn ở mức cao khi Trung Quốc cảnh báo các quốc gia không nên ký một thỏa thuận với Mỹ mà gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 5 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 5 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Trong một môi trường nhiều bất ổn như hiện nay, giá vàng đồng thời hưởng lợi từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro và sự suy giảm niềm tin vào nền kinh tế Mỹ cũng như các tài sản Mỹ. Nhìn trong dài hạn hơn, giá vàng được nâng đỡ bởi nhu cầu mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương và xu hướng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.

Giá vàng đã tăng khoảng 30% từ đầu năm đến nay, trong đó tăng khoảng 8% kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4. Ngân hàng Citibank dự báo giá vàng sẽ vượt 3.500 USD/oz trong 3 tháng tới do nhu cầu đầu tư vàng vượt nguồn cung từ hoạt động khai mỏ.

“Chúng tôi cho rằng mối lo liên quan tới thuế quan Mỹ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục kết hợp với nhu cầu mạnh của các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư tổ chức khác”, nhóm phân tích của Citibank viết trong một báo cáo.

Trao đổi với trang Kitco News, ông Christopher Vecchio - trưởng bộ phận thị trường tương lai và ngoại hối của trang Tastylive.com -  cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng USD. Nhiều khả năng USD sẽ không sớm mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ, nhưng ông Vecchio nhận định các chính sách thương mại thất thường của ông Trump đã làm giảm vị thế của các tài sản Mỹ trên thị trường toàn cầu, trong đó có USD. “Không có loại tiền tệ nào khác có thể lấp đầy vị trí tiền tệ dự trữ của đồng USD, vì vậy nhà đầu tư đang mắc kẹt với đồng USD, nhưng họ sẽ cần thứ gì đó khác. Và thứ gì đó khác đó chính là vàng”, ông Vecchio nói.

Trong bối cảnh này, ông Vecchio cho biết ông tiếp tục coi bất kỳ sự sụt giảm nào của vàng cũng là cơ hội mua.

“Tuy nhiên, với giá vàng đang ở trong trạng thái mua quá nhiều (overbought), một đợt điều chỉnh kỹ thuật có thể sắp xảy ra trước khi vàng có thể tăng giá lên mức cao hơn”, nhà phân tích cấp cao Lukman Otunuga của công ty FXTM nhận xét.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust không có động thái mua - bán ròng nào trong phiên ngày thứ Hai, giữ nguyên khối lượng nắm giữ ở mức 952,3 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có thể giảm gần 80% trong năm nayTheo dự b#225;o từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm 77% trong năm nay do cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới...Tue, 22 Apr 2025 00:38:41 GMT/xuat-khau-cua-trung-quoc-sang-my-co-the-giam-gan-80-trong-nam-nay.htm/xuat-khau-cua-trung-quoc-sang-my-co-the-giam-gan-80-trong-nam-nay.htmThế giớiTheo dự báo từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm 77% trong năm nay do cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới...

Trung Quốc được dự báo sẽ mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác với dòng chảy hàng hóa sang khu vực Bắc Mỹ, không gồm Mỹ, tăng trưởng khoảng 25% trong năm nay. Mức tăng sang khu vực Nam Mỹ cũng được dự báo tăng 9%. WTO dự báo xuất khẩu từ Trung Quốc sang tất cả các thị trường khác sẽ tăng từ 4-6%.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có thể giảm gần 80% trong năm nay - Ảnh 1

WTO nhận định các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ làm thay đổi đáng kể dòng chảy hàng hóa vào Mỹ trong năm nay. Sau Trung Quốc, thị trường xuất khẩu vào Mỹ chứng kiến sự sụt giảm mạnh thứ hai là châu Âu với 8% và phần còn lại của Bắc Mỹ giảm 7%, Nam Mỹ giảm 4%, Trung Đông giảm 2%.

-Trang Linh

]]>Chứng khoán Mỹ bán tháo khi ông Trump “tấn công” Chủ tịch Fed, giá dầu sụt 2,5%Ngo#224;i ra, giới đầu tư th#234;m phần bất an khi c#225;c cuộc đ#224;m ph#225;n thương mại to#224;n cầu chưa c#243; t#237;n hiệu dịch chuyển mới n#224;o...Tue, 22 Apr 2025 00:37:12 GMT/chung-khoan-my-ban-thao-khi-ong-trump-tan-cong-chu-tich-fed-gia-dau-sut-2-5.htm/chung-khoan-my-ban-thao-khi-ong-trump-tan-cong-chu-tich-fed-gia-dau-sut-2-5.htmThế giớiNgoài ra, giới đầu tư thêm phần bất an khi các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu chưa có tín hiệu dịch chuyển mới nào...

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (21/4), khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục có những lời chỉ trích nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, gây ra mối lo ngại lớn về sự độc lập của ngân hàng trung ương này. Ngoài ra, giới đầu tư thêm phần bất an khi các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu chưa có tín hiệu dịch chuyển mới nào.

Giá dầu thô cũng giảm mạnh vì triển vọng tăng trưởng kinh tế bấp bênh và cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran có tiến bộ.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 971,82 điểm, tương đương giảm 2,48%, còn 38.170,41 điểm. Chỉ số SP 500 giảm 2,36%, còn 5.158,2 điểm. Chỉ số Nasdaq sụt 2,55%, còn 15.870,9 điểm.

Nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn Magnificent 7 bị bán đặc biệt mạnh, gây áp lực giảm lớn lên các chỉ số do tỷ trọng vốn hóa lớn. Tesla và Nvidia ghi nhận mức giảm tương ứng 5,8% và hơn 4%. Amazon và Meta Platforms mất 3% giá trị. Alphabet và Microsoft cùng ghi nhận mức giảm 2,3%, trong khi Apple giảm hơn 1,9%.

Tâm trạng bi quan phủ bóng lên thị trường ngay từ đầu phiên giao dịch, sau khi ông Trump có một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social nói rằng nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc trừ phi ông Powell hạ lãi suất ngay lập tức. Trong bài đăng này, ông Trump gọi ông Powell là “quý ông quá chậm chạm”, “kẻ thất bại”. Mới tuần trước, ông Trump cũng kêu gọi Fed hạ lãi suất, thậm chí phát tín hiệu muốn sa thải ông Powell - một nước đi mà cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hasset hôm thứ Sáu nói rằng ê-kip của Tổng thống đang nghiên cứu.

Những phát ngôn này từ phía chính quyền khiến nhà đầu tư lo lắng về sự độc lập của Fed trong hoạch định chính sách tiền tệ và về triển vọng của các tài sản Mỹ.

Ông Powell là “một bàn tay chắc chắn, một người có uy tín, một sự ổn định trong thế giới bất định. Ông ấy mang tới sự an tâm cho thị trường, điều mà mọi người có thể dựa vào giữa lúc tất cả những hỗn độn này đang diễn ra”, nhà quản lý danh mục cấp cao Robert Pavlik của công ty Dakota Wealth nhận định với hãng tin Reuters.

“Có một điều đang trở nên rất rõ ràng là sự căng thẳng âm ỉ giữa Fed và chính quyền. Chúng ta đang ở trong một tình cảnh tương tự như thời đại dịch Covid. Sự bất định khiến thương mại bị đảo lộn… Tôi cho rằng hầu hết mọi người đang kỳ vọng rốt cục sẽ có một dạng kích cầu nào đó để bù lại tác động của thuế quan”, trưởng chiến lược Michael Green của công ty Simplify Asset Management nhận định với hãng tin CNBC.

Đàm phán thương mại giữa Mỹ với các đối tác dường như đang “dậm chân tại chỗ” và điều này cũng khiến nhà đầu tư lo lắng. Căng thẳng vẫn ở mức cao khi Trung Quốc cảnh báo các quốc gia không nên ký một thỏa thuận với Mỹ mà gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh.

Kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4 đến nay, SP 500 đã giảm 9%, Nasdaq sụt gần 10% và Dow Jones trượt 9,6%.

“Chúng tôi thực sự đang nghĩ rằng đây là một môi trường khó đoán định, bởi không biết thuế quan rồi sẽ như thế nào. Thị trường đang cố gắng tìm một hướng đi, nhưng không thể đưa ra kết luận”, chiến lược gia cấp cao Robert Haworth của ngân hàng đầu tư US Bank nói với CNBC. “Nếu sự bấp bênh này tiếp tục kéo dài trong nhiều quý, đó sẽ là thách thức lớn đối với lợi nhuận và việc ra quyết định của các công ty”.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 1,7 USD/thùng, tương đương giảm 2,5%, chốt ở 66,26 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,6 USD/thùng, tương đương giảm 2,5%, chốt ở 63,08 USD/thùng.

Hôm thứ Năm tuần trước, giá dầu Brent tăng 3,2% và giá dầu WTI tăng hơn 3,5%. Ngày thứ Sáu, các thị trường ở Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Phục sinh.

Gây áp lực giảm lên giá dầu, ngoài chiến tranh thương mại và triển vọng kinh tế ảm đạm, còn có tin tốt về đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran.

“Đàm phán giữa Mỹ và Iran có vẻ đang diễn ra tích cực, cho phép mọi người nghĩ đến khả năng đạt một giải pháp. Ảnh hưởng tức thì sẽ là nguồn cung dầu Iran ra thị trường toàn cầu sẽ không bị gián đoạn”, trưởng nghiên cứu Harry Tchilinguirian của công ty Onyx Capital Group nhận định với Reuters.

Ngoại trưởng Iran cho biết nước này và Mỹ đã nhất trí về việc bắt đầu vạch ra một khuôn khổ cho thỏa thuận hạt nhân tiềm tàng giữa hai nước. Trước đó, hai bên đã có các cuộc thảo luận mà giới chức Mỹ mô tả là mang lại “tiến bộ rất tốt đẹp”.

“Xu hướng lớn của giá dầu vẫng đang nghiêng về giảm, và nhà đầu tư có thể sẽ khó tìm thấy căn cứ thuyết phục để cho rằng triển vọng cung - cầu dầu sẽ cải thiện, nhất là khi thuế quan gây áp lực lên kinh tế toàn cầu mà nguồn cung dầu tư OPEC+ lại tăng lên”, chiến lược gia Yeap Jun Rong của công ty IG nói với Reuters.

OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga, sẽ tăng sản lượng khai thác dầu 411.000 thùng/ngày từ tháng 5.

Theo một cuộc khảo sát của Reuters vào hôm 17/4, giới đầu tư tin rằng chính sách thuế quan sẽ khiến kinh tế Mỹ giảm tốc mạnh trong năm tới, với khả năng suy thoái xảy ra trong 12 tháng tới lên tới gần 50%. Mỹ là nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, còn Trung Quốc - nước đang ở trong cuộc chiến thương mại căng thẳng với Mỹ - là nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới.

Theo ông Yeap, với bối cảnh như hiện nay, mốc 70 USD/thùng đang là ngưỡng kháng cự mạnh đối với giá dầu.

-Bình Minh

]]>Việc Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu đất hiếm gây nhiều lo ngạiC#225;c biện ph#225;p xuất khẩu đất hiếm m#224; Trung Quốc đưa ra gần đ#226;y c#243; thể g#226;y gi#225;n đoạn sản xuất trong ng#224;nh c#244;ng nghiệp #244; t#244;, v#236; dự trữ c#225;c nam ch#226;m quan trọng c#243; thể cạn kiệt trong v#224;i th#225;ng nếu Bắc Kinh dừng hẳn việc xuất khẩu c#225;c kho#225;ng sản n#224;y...Mon, 21 Apr 2025 12:25:57 GMT/viec-trung-quoc-kiem-soat-xuat-khau-dat-hiem-gay-nhieu-lo-ngai.htm/viec-trung-quoc-kiem-soat-xuat-khau-dat-hiem-gay-nhieu-lo-ngai.htmThế giớiCác biện pháp xuất khẩu đất hiếm mà Trung Quốc đưa ra gần đây có thể gây gián đoạn sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô, vì dự trữ các nam châm quan trọng có thể cạn kiệt trong vài tháng nếu Bắc Kinh dừng hẳn việc xuất khẩu các khoáng sản này...

Trong tháng 4 này, Bắc Kinh đã áp hạn chế xuất khẩu lên 7 nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng đối với xe điện, tua-bin gió và máy bay chiến đấu để trả đũa mức thuế quan 145% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc.

Theo tờ báo Financial Times, giới chức chính phủ, các nhà giao dịch và các nhà điều hành trong ngành công nghiệp ô tô cho biết, với lượng hàng dự trữ ước tính đủ dùng trong thời gian từ 3-6 tháng, các công ty sẽ phải chạy đua tích trữ thêm vật liệu và tìm nguồn cung thay thế để tránh xảy ra gián đoạn lớn.

Ông Jan Giese, một nhà giao dịch kim loại tại công ty Tradium có trụ sở tại Frankfurt, cảnh báo rằng khách hàng đã bị bất ngờ và hầu hết các sản xuất ô tô và nhà cung cấp của họ dường như chỉ có trong tay lượng nam châm đủ dùng trong 2-3 tháng. “Nếu không có những lô hàng nam châm được vận chuyển tới châu Âu hoặc Nhật Bản trong khoảng thời gian đó hoặc ít nhất là gần như vậy, thì tôi cho rằng những vấn đề thực sự sẽ xảy đến với chuỗi cung ứng ô tô”, ông Giese nói.

Các biện pháp kiểm soát mới nhất của Trung Quốc tập trung vào đất hiếm “nặng” và “trung bình” dùng để sản xuất nam châm hiệu suất cao có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, gồm dysprosi, terbi và samari. Những nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong các ứng dụng quân sự như máy bay phản lực, tên lửa và máy bay không người lái, cũng như rotor, động cơ và hộp số của xe điện và xe hybrid.

Một nhà điều hành cấp cao trong ngành ô tô cho biết các biện pháp hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng của Trung Quốc sẽ “gây hậu quả” cho Tesla và tất cả các nhà sản xuất ô tô khác. Vị này mô tả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ở mức “7 hoặc 8” trên thang điểm từ 1 đến 10 về mức độ nghiêm trọng.

“Đây là một hình thức trả đũa mà chính phủ Trung Quốc có thể nói rằng ‘chúng tôi sẽ không trả đũa thuế quan nữa nhưng chúng tôi sẽ gây tổn hại cho Mỹ và các công ty Mỹ sẽ phải nài nỉ chính phủ nước họ thay đổi chính sách thuế quan’”, nhà điều hành nhận định.

Kim loại đất hiếm không khó tìm trong lớp vỏ Trái Đất nhưng lại khó khai thác ở mức chi phí thấp và bằng các biện pháp thân thiện với môi trường, trong khi Trung Quốc gần như độc quyền về chế biến đất hiếm nặng.

Chuyên gia Cory Combs của công ty tư vấn Trivium có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết các loại đất hiếm “nhẹ” - chẳng hạn như neodymium và praseodymium, được sử dụng với số lượng lớn trong nam châm - chưa bị kiểm soát xuất khẩu trong đợt trừng phạt vừa rồi. Điều này tạo cho Bắc Kinh dư địa để mở rộng kiểm soát xuất khẩu đất hiếm hơn nữa nếu chiến tranh thương mại còn leo thang.

Các biện pháp kiểm soát của Bắc Kinh yêu cầu các nhà xuất khẩu phải xin giấy phép cho mỗi lô hàng vật liệu bán ra nước ngoài và đã mở rộng phạm vi để cấm tái xuất khẩu sang Mỹ. Trung Quốc bắt đầu kiểm soát xuất khẩu các vật liệu quan trọng từ năm 2023 để đáp trả việc Washington hạn chế Trung Quốc tiếp cận với công nghệ chip của Trung Quốc, và việc áp hạn chế lên các đất hiếm và nam châm nói trên là sự mở rộng của biện pháp đã có trước đó.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã tuyên bố bất khả kháng đối với các lô hàng đất hiếm và nam châm dự kiến được xuất khẩu và đã rút các vật liệu này khỏi thị trường, khiến cho việc xác định giá cả càng trở nên khó khăn hơn.

Nhật Bản và các quốc gia khác đang nuôi hy vọng rằng vị thế “gọng kìm” của Trung Quốc về đất hiếm nặng sẽ được nới lỏng thông qua công ty Lynas của Australia - đơn vị đang mở rộng cơ sở chế biến tại Malaysia để sản xuất dysprosi và terbi từ giữa năm 2025.

“Dự trữ các nguyên tố đất hiếm nặng hiện không đủ để ngăn được tình trạng biến động có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng ô tô”, một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, đồng thời nói rằng dự trữ quốc gia sẽ bổ sung thêm đất hiếm bên cạnh lượng dự trữ đủ dùng trong 2-3 tháng của các hãng sản xuất ô tô nước này.

“Vấn đề là có thể xây dựng chuỗi cung ứng thay thế mới kịp thời trước khi dự trữ cạn kiệt hay không”, vị này nói.

Sau thông báo của Chính phủ Trung Quốc vào ngày 2/4 đến nay, vẫn chưa rõ Bắc Kinh có kế hoạch thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất như thế nào. Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn cung cấp đất hiếm nặng do xung đột ở Myanmar, đồng nghĩa việc hạn chế xuất khẩu sẽ củng cố nguồn cung trong nước - theo giới phân tích.

Giới chuyên gia lưu ý rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc không muốn hạn chế xuất khẩu những mặt hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của chính mình, chẳng hạn như galium, nhưng các kim loại khác như antimon - chất được sử dụng để chế tạo đạn - đã bị hạn chế xuất khẩu nhiều.

“Câu hỏi quan trọng là họ sẽ mất thời gian bao lâu để cấp giấy phép xuất khẩu cho các lô hàng”, ông Giese nói.

-An Huy

]]>Trung Quốc mở chiến dịch giúp doanh nghiệp xuất khẩu bán hàng trong nướcC#225;c “g#227; khổng lồ” thương mại điện tử của Trung Quốc gồm Alibaba, JD.com v#224; Pinduoduo đang dẫn đầu c#225;c c#244;ng ty internet của nước n#224;y trong việc triển khai những s#225;ng kiến ​​trị gi#225; h#224;ng tỷ USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu truyền thống Trung Quốc chuyển sang b#225;n h#224;ng trong nước...Mon, 21 Apr 2025 11:51:03 GMT/trung-quoc-mo-chien-dich-giup-doanh-nghiep-xuat-khau-ban-hang-trong-nuoc.htm/trung-quoc-mo-chien-dich-giup-doanh-nghiep-xuat-khau-ban-hang-trong-nuoc.htmThế giớiCác “gã khổng lồ” thương mại điện tử của Trung Quốc gồm Alibaba, JD.com và Pinduoduo đang dẫn đầu các công ty internet của nước này trong việc triển khai những sáng kiến ​​trị giá hàng tỷ USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu truyền thống Trung Quốc chuyển sang bán hàng trong nước...

Đây là một phần của chiến dịch quốc gia nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động từ cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ - theo tờ báo Financial Times.

Alibaba đã thành lập một bộ phận chuyên trách để tìm nguồn hàng từ các nhà xuất khẩu tại hơn 10 tỉnh trên khắp Trung Quốc. Taobao và Tmall - các sàn thương mại điện tử của Alibaba, đã hứa sẽ trả hoa hồng cao hơn và hiển thị tốt hơn trên nền tảng của họ để khuyến khích ít nhất 10.000 nhà xuất khẩu bán 100.000 mặt hàng. Chuỗi siêu thị Freshippo của Alibaba cũng cho biết đã tạo ra các “kênh xanh” đặc biệt để các doanh nghiệp vốn chỉ xuất khẩu bán sản phẩm trên kệ hàng trong nước.

Pinduoduo trước đó đã phản hồi về việc những người bán hàng trên chi nhánh quốc tế Temu của công ty bị ảnh hưởng bởi động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt chính sách miễn thuế quan đối với các gói hàng trị giá thấp (de minimis) được vận chuyển từ nước ngoài vào Mỹ kể từ ngày 2/5. Pinduoduo đã hứa sẽ đầu tư 100 tỷ Nhân dân tệ (13,7 tỷ USD) để giúp người bán hàng trên nền tảng của công ty “xoay trục và nâng cấp”.

Ngoài việc Mỹ hủy bỏ chính sách miễn thuế “de minimis” đối với các gói hàng nhỏ có giá trị dưới 800 USD, người bán hàng Trung Quốc còn phải đối mặt với mức thuế 145% mà ông Trump áp lên hàng hóa nước này, đồng nghĩa việc nhiều hàng hóa “made in China” có thể mất khả năng cạnh tranh ở thị trường Mỹ.

Về phần mình, nền tảng bán lẻ trực tuyến JD.com đã công bố một quỹ 200 tỷ nhân dân tệ để mua sản phẩm từ các nhà xuất khẩu địa phương trong năm tới. Chủ sở hữu WeChat là công ty Tencent, dịch vụ giao hàng Meituan, và ByteDance - công ty sở hữu các ứng dụng video ngắn TikTok và Douyin - cũng đang triển khai các chương trình tương tự.

Công cụ tìm kiếm Baidu cho biết sẽ cho phép 1 triệu công ty quảng cáo miễn phí sản phẩm trong các buổi phát trực tiếp của mình với sự trợ giúp của “con người ảo” do AI tạo ra. Ứng dụng gọi xe DiDi có kế hoạch đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ để “ổn định việc làm và thúc đẩy tiêu dùng, cũng như hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước “vươn ra toàn cầu” - công ty cho biết.

Ông Li Chengdong, người sáng lập công ty tư vấn thương mại điện tử Haitun có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng những cân nhắc chính trị đã thúc đẩy các công ty công nghệ Trung Quốc “tự nguyện đảm nhận trách nhiệm xã hội”. “Cảm giác đoàn kết đã thúc đẩy mỗi công ty Trung Quốc làm bất cứ điều gì có thể. Vào cuộc tại thời điểm quan trọng này cũng mang lại cho họ lợi ích về mặt danh tiếng”, ông Li nhận xét.

Ông Li chỉ ra rằng không cần có sự can thiệp chính thức từ phía Chính phủ, vì “sự nhạy cảm chính trị” của các công ty đủ mạnh để hướng dẫn các quyết định như vậy.  “Người tiêu dùng cũng đang theo dõi chặt chẽ những công ty công nghệ lớn này. Bởi vậy, các công ty phải chú ý đến ý kiến ​​của công chúng và đưa ra những lựa chọn thương mại khôn ngoan”, ông nói.

Các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã được Bắc Kinh nhắc nhở về trách nhiệm xã hội của họ kể từ sau giai đoạn các doanh nghiệp này bị siết chặt kiểm soát vào năm 2020. Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với các doanh nhân công nghệ hàng đầu vào tháng 2 năm nay, bao gồm Jack Ma của Alibaba, Pony Ma của Tencent và Wan Xing của Meituan. Cuộc gặp này được xem như như một dấu hiệu cho thấy sự kiểm soát đã bắt đầu được nới lỏng.

Trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ và cuộc chiến thuế quan leo thang với Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra gián đoạn. Bộ Thương mại nước này gần đây đã tổ chức các cuộc đàm phán với các hiệp hội thương mại, chuỗi siêu thị và nhà phân phối về cách giúp các nhà xuất khẩu khám phá các kênh bán hàng trong nước. Trong một cuộc họp tại Bắc Kinh vào tuần trước, Bộ Thương mại đã hứa sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước đối phó với “cú sốc bên ngoài”.

Ngoài ra còn có dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc mua hàng vì lòng yêu nước và sự hỗ trợ có tổ chức dành cho thị trường chứng khoán nước này từ một “đội ngũ quốc gia” gồm các quỹ đầu tư nhà nước và các công ty tiến hành các đợt mua cổ phiếu mỗi khi thị trường sụt giảm.

-Bình Minh

]]>Niềm tin toàn cầu sụt giảm trước thềm chuỗi sự kiện WB, IMFTheo C#225;c chỉ số theo d#245;i phục hồi kinh tế to#224;n cầu Brookings-FT (TIGER) -#160; một nh#243;m thước đo về niềm tin v#224; hoạt động kinh tế - niềm tin đ#227; sụt giảm mạnh gần đ#226;y...Mon, 21 Apr 2025 09:43:03 GMT/niem-tin-toan-cau-sut-giam-truoc-them-chuoi-su-kien-wb-imf.htm/niem-tin-toan-cau-sut-giam-truoc-them-chuoi-su-kien-wb-imf.htmThế giớiTheo Các chỉ số theo dõi phục hồi kinh tế toàn cầu Brookings-FT (TIGER) -  một nhóm thước đo về niềm tin và hoạt động kinh tế - niềm tin đã sụt giảm mạnh gần đây...

Nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang tăng lên, khi cú sốc từ chính sách thuế quan của Mỹ gây suy giảm niềm tin và gây tổn thất trên thị trường tài chính toàn cầu, theo một nghiên cứu của tờ báo Financial Times trước thềm chuỗi sự kiện thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington trong tuần này.

Theo Các chỉ số theo dõi phục hồi kinh tế toàn cầu Brookings-FT (TIGER) -  một nhóm thước đo về niềm tin và hoạt động kinh tế - niềm tin đã sụt giảm mạnh gần đây cùng với tình trạng xấu đi trong thấy của điều kiện thị trường tài chính. Triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên u ám như vậy trái ngược hoàn toàn với sự khởi đầu khá vững chắc khi thế giới vừa bước sang năm 2025.

Ông Eswar Prasad, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, cho rằng còn “quá sớm” để dự báo về một cuộc suy thoái trên toàn thế giới nhưng cảnh báo rằng những gián đoạn trong thương mại toàn cầu và sự bất ổn chính sách gia tăng sẽ kìm hãm tăng trưởng một cách đáng kể.

“Chúng ta đã nhìn thấy ​​cú sốc lớn này. Mọi nền kinh tế mở phụ thuộc vào thương mại đều sẽ bị siết lại và hơn hết là sẽ có những tác động tiêu cực đến niềm tin”, ông Prasad chia sẻ.

Kết quả nghiên cứu này được đưa ra khi các nhà hoạch định chính sách kinh tế và bộ trưởng tài chính từ khắp nơi trên thế giới hội tụ tại Washington DC trong tuần này để dự chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên đầu tiên của WB và IMF từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống lần thứ hai.

Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc IMF, đã cảnh báo vào hôm thứ Năm tuần trước rằng định chế này chuẩn bị cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, vì “biến động của thị trường tài chính đang gia tăng” và “bất định về chính sách thương mại hiện nay thực sự chưa từng có tiền lệ”.

Hồi tháng 1/2025, IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3,3% trong năm nay và năm sau, trong đó kinh tế Mỹ được dự báo ​​tăng trưởng 2,7% trong 2025 và 2,1% vào năm 2026.

Sự kiện ông Trump công bố thuế quan đối ứng vào ngày 2/4/2025 đã gây ra những cú sụt giảm mạnh trên thị trường tài chính và một loạt động thái cắt giảm dự báo tăng truởng kinh tế.

Thứ Năm tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất chủ chốt xuống 2,25%, thấp nhất 2 năm - một động thái được cho là sự chuẩn bị để ứng phó với tác động khó lường của cuộc chiến thương mại. Các nhà hoạch định chính sách ở Frankfurt cũng cảnh báo triển vọng tăng trưởng đã xấu đi do “căng thẳng thương mại gia tăng”.

Theo nhóm chỉ số TIGER, dữ liệu về niềm tin ở Mỹ đặc biệt ảm đạm, cho thấy mức niềm tin xuống thấp nhất kể từ khi chỉ số bắt đầu được thiết lập. Cùng với đó, điều kiện thị trường tài chính Mỹ cũng xấu đi nhiều. Mức niềm tin ở Trung Quốc và Đức cũng giảm xuống thấp.

Các chỉ số về hoạt động kinh tế thực ở Mỹ vẫn mạnh, nhưng các chỉ số này dựa trên dữ liệu tính đến tháng 1/2025, trước khi các chính sách thương mại mới của ông Trump được công bố. Một vài dấu hiệu gần đây cho thấy hoạt động kinh tế ở Mỹ còn diễn ra sôi động, như doanh thu bán lẻ tháng 3 tăng 1,4%, nhưng đây có thể là kết quả của việc người tiêu dùng nước này đẩy nhanh việc mua sắm những mặt hàng có giá trị như ô tô trước khi thuế quan có hiệu lực.

Chỉ số thị trường tài chính trong báo cáo TIGER dựa trên dữ liệu gần đây hơn, bao gồm giá cổ phiếu cho đến giữa tháng 4. Các con số về niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng kéo dài đến cuối tháng 3, với các báo cáo tin tức được sử dụng để mở rộng các con số xa hơn trong tháng này.

“Sự bất định đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng và có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến đầu tư kinh doanh và tăng trưởng việc làm”, ông Prasad nhận xét. “Khả năng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong việc hỗ trợ nền kinh tế và ngăn chặn tình trạng hỗn trên loạn tài chính sẽ bị hạn chế bởi tác động của thuế quan đối với lạm phát trong nước”.

Dự báo kinh tế cập nhật của IMF sẽ được công bố vào ngày 22/4. Trước đó, các tổ chức dự báo thuộc khu vực tư nhân đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng do mức độ bất định cao về chính sách, tâm lý suy yếu và tình trạng sụt giảm tài sản do thị trường giảm.

Trong một báo cáo công bố vào tuần trước, ngân hàng Citigroup dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,1% trong năm nay và 2,3% năm 2026, đồng thời cảnh báo rằng có khả năng cao các con số này có thể bị cắt giảm.

Chuỗi sự kiện lần này của WB và IMF diễn ra khi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang chờ đợi lập trường của chính quyền mới ở Mỹ đối với hai định chế này trở nên rõ ràng hơn.  Mỹ, quốc gia đóng góp ngân quỹ lớn nhất của cả WB và IMF, vẫn chưa bổ nhiệm thành viên thường trực vào hội đồng quản trị của mỗi định chế. Cả ông Trump và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đều chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định chấm dứt các khoản đóng góp tài chính của Mỹ cho WB và IMF.

Tuy nhiên, chính quyền Trump 2.0 đã tiến hành đánh giá lại vai trò và sự hỗ trợ của Mỹ đối với các tổ chức quốc tế. Theo dự kiến, ông Bessent sẽ nói về chính sách sắp tới của Mỹ đối với WB và IMF trong một cuộc thảo luận vào ngày 23/4.

Một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đang tìm cách thay đổi phương pháp làm việc của các tổ chức này. Ông French Hill, người đứng đầu Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ, ủng hộ cách tiếp cận cơ bản mà ở đó, IMF chỉ tập trung vào các lĩnh vực như giám sát kinh tế vĩ mô và không tham gia cung cấp tài chính cho hoạt động chống biến đổi khí hậu.

Theo giới thạo tin, cả bà Georgieva và Chủ tịch WB Ajay Banga đều đã có các cuộc gặp gỡ với ông Bessent trong những tuần gần đây.

-An Huy

]]>Trung Quốc chiếm 70% bằng sáng chế AI toàn cầuTheo B#225;o c#225;o Chỉ số AI năm 2025, Trung Quốc hiện chiếm 70% tổng số bằng s#225;ng chế về tr#237; tuệ nh#226;n tạo (AI) to#224;n cầu. Con số n#224;y vượt xa số bằng s#225;ng chế của c#225;c nền kinh tế lớn kh#225;c như Mỹ v#224; ch#226;u #194;u...Mon, 21 Apr 2025 07:10:00 GMT/trung-quoc-chiem-70-bang-sang-che-ai-toan-cau.htm/trung-quoc-chiem-70-bang-sang-che-ai-toan-cau.htmThế giớiTheo Báo cáo Chỉ số AI năm 2025, Trung Quốc hiện chiếm 70% tổng số bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu. Con số này vượt xa số bằng sáng chế của các nền kinh tế lớn khác như Mỹ và châu Âu...

Đồ thị thông tin dưới đây gồm tỷ trọng của các nền kinh tế trên thế giới trong tổng lượng bằng sáng chế AI được cấp năm 2023. Đây là năm gần đây có số liệu này từ cơ sở dữ liệu PATSTAT Global của Văn phòng Sáng chế châu Âu (EPO). Số liệu đã được làm tròn.

Trung Quốc chiếm 70% bằng sáng chế AI toàn cầu - Ảnh 1

Theo đó, trong giai đoạn từ 2010-2023, tỷ trọng của Trung Quốc tăng gấp hơn 5 lần, từ 13,4% lên 69,7%. Ngược lại, tỷ trọng của Mỹ giảm mạnh từ gần 40% xuống còn 14%. 

Tại Mỹ, các bằng sáng chế AI chủ yếu nằm trong tay những công ty công nghệ lớn như IBM, Microsoft và Google. Trong khi đó, tại Trung Quốc, bằng sáng chế AI được phân bổ rộng rãi hơn, từ các công ty công nghệ như Baidu, Tencent,… cho tới các tổ chức chính phủ và trường đại học.

Tương tự như Mỹ, tỷ trọng của các nền kinh tế châu Âu trong tổng lượng bằng sáng chế AI toàn cầu cũng giảm mạnh từ 8,6% xuống còn 2,8% trong 13 năm.

-Đức Anh

]]>Quan chức Fed: Thuế quan có thể khiến hoạt động kinh tế Mỹ sụt giảm trong mùa hè 2025Một quan chức Fed cho rằng sau giai đoạn tăng trưởng quot;cao giả tạoquot;, hoạt động kinh tế Mỹ c#243; thể sẽ sụt giảm trong m#249;a h#232; năm nay...Mon, 21 Apr 2025 06:58:16 GMT/quan-chuc-fed-thue-quan-co-the-khien-hoat-dong-kinh-te-my-sut-giam-trong-mua-he-2025.htm/quan-chuc-fed-thue-quan-co-the-khien-hoat-dong-kinh-te-my-sut-giam-trong-mua-he-2025.htmThế giớiMột quan chức Fed cho rằng sau giai đoạn tăng trưởng "cao giả tạo", hoạt động kinh tế Mỹ có thể sẽ sụt giảm trong mùa hè năm nay...

Doanh nghiệp Mỹ đang đẩy mạnh tích trữ hàng hóa và nhiều người tiêu dùng ở nước này đang vội vã mua sắm những mặt hàng có giá trị trước khi các kế hoạch áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump có hiệu lực. Nhu cầu mua hàng mạnh mẽ này của người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể dẫn tới mức độ hoạt động kinh tế “cao giả tạo”, Chủ tịch chi nhánh Chicago của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Austan Goolsbee, nhận xét.

“Hoạt động mua hàng kiểu đón đầu như vậy có lẽ rõ ràng hơn ở phía doanh nghiệp”, ông Goolsbee nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh CBS phát sóng ngày 20/4/2025. “Chúng tôi đã nghe nói nhiều đến việc doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đủ cho 60 ngày, 90 ngày nếu tình trạng bất định còn tiếp diễn”.

Nhà hoạch định chính sách tiền tệ này cho rằng việc doanh nghiệp và người tiêu dùng đẩy nhanh việc mua hàng, chẳng hạn mua điện thoại iPhone từ giờ thay vì đợi tới mùa thu, có thể khiến hoạt động kinh tế Mỹ bị thổi phồng trong tháng 4 và sau đó sẽ sụt giảm.

“Hoạt động kinh tế có thể cao một cách giả tạo vào lúc đầu, sau đó sẽ sụt giảm khi đến mùa hè, vì tới lúc đó, mọi người đã mua hàng xong cả rồi”, ông nói.

Ông Goolsbee cho biết các ngành bị ảnh hưởng bởi thuế quan của ông Trump, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô, rất có thể đang tích trữ hàng tồn kho ngay bây giờ trước khi thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các quốc gia khác có khả năng tăng thêm. Ví dụ, nhiều linh kiện ô tô, linh kiện điện tử và các mặt hàng tiêu dùng đắt tiền khác được sản xuất tại Trung Quốc, quốc gia hiện đang phải đối mặt với mức thuế tổng cộng 145% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ.

Ông Trump hiện đang hoãn thuế suất cao hơn của thuế đối ứng, thay vào đó chỉ áp thuế suất cơ sở 10%, trong vòng 90 ngày. Khi việc tạm hoãn này kết thúc vào ngày 9/7/2025, mức thuế cao hơn có thể được áp trở lại đối với cá quốc gia và vùng lãnh thổ đến thời điểm đó chưa đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Riêng với hàng Trung Quốc, mức thuế quan hiện là 145%. “Không rõ sau 90 ngày, thuế quan sẽ cao tới mức nào”, ông Goolsbee nói.

Một số doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cho biết họ hiện tại đã không thể nhập hàng về vì thuế quan quá cao. CEO Matt Rollens của công ty kinh doanh cốc chén Dragon Glassware ở California tiết lộ ông hiện phải để tạm các lô hàng ở Trung Quốc vì nếu nhập luôn về Mỹ, mức thuế quan 145% sẽ buộc ông phải tăng giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng ít nhất 50% - một mức tăng giá có thể “tiêu diệt” nhu cầu.

Ông Rollens hiện đã tích trữ đủ hàng để bán tại thị trường Mỹ cho tới tháng 6/2025, ông hy vọng đến thời điểm đó, thuế quan sẽ xuống thang, vị CEO nói với hãng tin CNBC.

Ngoài tình trạng bấp bênh và tổn thất tài chính trong ngắn hạn, ông Goolsbee bày tỏ lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ trong dài hạn.

“Điều quan trọng cần ghi nhớ là các số liệu kinh tế trong tháng 4/2025 là tương đối tốt. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức gần với trạng thái toàn dụng lao động, lạm phát vẫn giảm. Mong muốn của mọi người bây giờ là họ không muốn quay trở lại với thời điểm năm 2021 và 2022, khi tốc độ lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát”, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago nói.

Giới chức Fed gần đây đều đưa ra quan điểm rằng thuế quan của ông Trump có thể khiến lạm phát ở Mỹ tăng trong ngắn hạn, nhưng có khả năng đó chỉ là một vấn đề tạm thời. Họ cũng giữ lập trường “chờ xem” các chính sách của chính quyền Trump 2.0 sẽ tác động thực sự như thế nào tới nền kinh tế trước khi có bước đi tiếp theo về chính sách tiền tệ.

“Tôi kỳ vọng lạm phát tăng sẽ chỉ là tăng tạm thời. Dù đợt lạm phát tăng bắt đầu vào năm 2021 đã kéo dài hơn so với những gì tôi và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ khác kỳ vọng ban đầu, nhưng đánh giá của tôi bây giờ là việc lạm phát cao hơn do thuế quan sẽ chỉ là vấn đề tạm thời”, Thống đốc Fed Christopher Waller nói tại một sự kiện hồi tuần trước.

“Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi giữ vững vị thế chờ đợi cho tới khi mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, trước khi xem xét bất kỳ sự điều chỉnh nào về lập trường chính sách”, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh trong một bài phát biểu ngày 16/4/2025.

-Bình Minh

]]>Câu chuyện dự án LNG ở Alaska trong thương chiến của ông TrumpNhật Bản, H#224;n Quốc v#224; Đ#224;i Loan đang c#226;n nhắc đầu tư v#224;o một dự #225;n kh#237; đốt tự nhi#234;n khổng lồ ở bang Alaska của Mỹ nhằm đạt thỏa thuận thương mại với Washington, để vừa đ#225;p ứng được y#234;u cầu của Tổng thống Donald Trump vừa tr#225;nh được mức thuế quan cao của Mỹ...Mon, 21 Apr 2025 03:37:20 GMT/cau-chuyen-du-an-lng-o-alaska-trong-thuong-chien-cua-ong-trump.htm/cau-chuyen-du-an-lng-o-alaska-trong-thuong-chien-cua-ong-trump.htmThế giớiNhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang cân nhắc đầu tư vào một dự án khí đốt tự nhiên khổng lồ ở bang Alaska của Mỹ nhằm đạt thỏa thuận thương mại với Washington, để vừa đáp ứng được yêu cầu của Tổng thống Donald Trump vừa tránh được mức thuế quan cao của Mỹ...

Từ lâu, Alaska đã tìm cách xây dựng một đường ống dài 800 dặm đi qua bang này từ Sườn Bắc ở Vòng Bắc Cực đến Vịnh Cook ở phía Nam, nơi khí đốt sẽ được làm hóa lỏng để xuất khẩu sang châu Á. Với chi phí “khủng” lên tới 40 tỷ USD, dự án này đã bị trì hoãn trong nhiều năm.

Theo hãng tin CNBC, dự án mang tên Alaska LNG này đang có những dấu hiệu hồi sinh khi ông Trump coi đây là dự án ưu tiên quốc gia. Đầu tháng 4/2025, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska có thể đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ với Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

MỐI QUAN TÂM TỪ CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI

“Chúng tôi đang cân nhắc một dự án LNG lớn ở Alaska mà Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan quan tâm đến việc cấp vốn đầu tư và mua một phần đáng kể lượng khí đốt”, ông Bessent chia sẻ với báo giới vào ngày 9/4, đồng thời cho biết một thỏa thuận như vậy sẽ giúp đạt được mục tiêu của ông Trump là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Công ty dầu khí quốc doanh CPC Corp. của Đài Loan đã ký một thư ý định về mua 6 triệu tấn khí đốt từ Alaska LNG vào tháng 3/2025, theo ông Brendan Duval, CEO kiêm nhà sáng lập của Glenfarne Group, đơn vị phát triển chính của dự án Alaska LNG. Ông Duval cho biết thêm, CPC cũng đã đề nghị đầu tư trực tiếp vào Alaska LNG và cung cấp thiết bị cho dự án này.

Ông Duval và Thống đốc Alaska Mike Dunleavy đã đến Hàn Quốc và Nhật Bản trong một chuyến công du vào tháng 3/2025, gặp gỡ các quan chức cấp cao trong chính phủ và ngành công nghiệp năng lượng của hai nước này. Ông Duval cho biết các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đã hỏi liệu các ngân hàng phát triển của mỗi nước có thể tham gia cấp vốn cho Alaska LNG hay không.

“Gần đây, sự quan tâm của phía Ấn Độ với dự án cũng tăng lên”, ông Duvan nói, đồng thời ông cho biết Thái Lan và các nước châu Á khác cũng đã thể hiện sự quan tâm đến dự án.

Dự án Alaska LNG có ba hạng mục chính gồm đường ống, một nhà máy xử lý khí ở Sườn Bắc và một nhà máy hóa lỏng khí để xuất khẩu tại Nikiski, Alaska. Các cơ sở này ước tính có chi phí lần lượt là khoảng 12 tỷ USD, 10 tỷ USD và 20 tỷ USD, Thống đốc Dunleavy cho biết tại hội nghị năng lượng ở Houston vào tháng 3/2025.

Theo ông CEO Dunval, giấy phép cho Alaska LNG đã có hiệu lực và Glenfarne dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng trong vòng 6 - 12 tháng tới cho giai đoạn đầu tiên của dự án. Việc xây dựng nhà máy LNG dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào cuối năm 2026. Mục tiêu là hoàn thành việc xây dựng toàn bộ dự án Alaska LNG trong 4 năm rưỡi với hoạt động thương mại đầy đủ bắt đầu từ năm 2031.

Theo dữ liệu từ Kpler, một công ty nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản, Alaska LNG có kế hoạch sản xuất 20 triệu tấn LNG mỗi năm, tương đương khoảng 23% trong tổng số 87 triệu tấn LNG mà Mỹ xuất khẩu năm 2024.

Alaska đóng vai trò trung tâm trong mục tiêu thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu dầu khí Mỹ của ông Trump - một phần trong chương trình nghị sự của Nhà Trắng về “sự thống trị năng lượng” của Mỹ. Vị Tổng thống đã ban hành một sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên nhậm chức nhằm khai thác “tiềm năng tài nguyên phi thường” của Alaska, ưu tiên phát triển LNG tại tiểu bang này.

Từng là nước nhập khẩu ròng LNG, Mỹ đã nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện ở châu Á và châu Âu của các đồng minh có nguồn năng lượng trong nước hạn chế. Ví dụ điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc, mỗi nước chiếm khoảng 8% lượng LNG xuất khẩu của Mỹ năm 2024, theo dữ liệu của Kpler.

Chính quyền ông Trump coi Alaska LNG là “một dự án chiến lược quan trọng”, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Doug Burgum cho biết tại hội nghị năng lượng ở Houston. LNG xuất khẩu từ Alaska sẽ đến Nhật Bản trong thời gian khoảng 8 ngày thay vì phải đi qua kênh đào Panama đông đúc trên các chuyến tàu chở LNG xuất phát từ các cảng ở vùng Bờ Vịnh, ông Dunleavy cho biết tại hội nghị nêu trên.

“Họ có thể có cơ hội nhận được LNG một cách hiệu quả nhất từ ​​một đối tác đồng minh”, đồng thời tránh được các điểm tắc nghẽn. “Đây là dự án LNG duy nhất mà Mỹ có thể cung cấp theo tuyến đường trực tiếp và họ nhận thức rất rõ điều đó trong môi trường hiện nay”, ông Duval cho biết.

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào tháng 2/2025, ông Trump nói rằng hai nước đang thảo luận về đường ống dẫn khí đốt từ Alaska tới Nhật Bản và khả năng thành lập một liên doanh khai thác dầu khí tại Alaska. Ông Trump cũng cho biết ông đã thảo luận về việc Nhật “mua LNG Mỹ trên quy mô lớn” trong cuộc điện đàm ngày 8/4/2025 với quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-Soo và sự tham gia của Hàn Quốc vào “một liên doanh trong đường ống Alaska”.

DỰ ÁN CÓ HẤP DẪN VÀ KHẢ THI?

Dự án Alaska LNG có thể sẽ có cấu trúc liên doanh lỏng lẻo, trong đó các đối tác châu Á ký hợp đồng mua khối lượng lớn LNG và không nhất thiết Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc sẽ nắm giữ cổ phần trực tiếp tại Alaska LNG, mặc dù Glenfarne cũng cởi mở với khả năng này, ông Duval cho biết.

Theo ông Duval, mục tiêu của Glenfarne là trở thành chủ sở hữu và nhà điều hành lâu dài của Alaska LNG với các đối tác. Glenfarne là một công ty tư nhân trong lĩnh vực phát triển, sở hữu và điều hành cơ sở hạ tầng năng lượng, có trụ sở tại thành phố New York và Houston. Công ty này đã tiếp quản cổ phần 75% trong Alaska LNG từ công ty Alaska Gasline Development Corporation (AGDC) vào tháng 3/2025 và AGDC giữ lại cổ phần 25%.

Chính quyền ông Trump đang gây sức ép để Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đầu tư vào Alaska LNG, ông Bob McNally, Chủ tịch công Rapidan Energy, nhận định. Mặc dù Nhật Bản muốn xoa dịu ông Trump và đa dạng hóa nguồn cung cấp LNG của mình, nhưng nước này vẫn có thể do dự đầu tư vào Alaska LNG do chi phí cao, tính chất phức tạp và rủi ro của dự án, ông McNally chia sẻ với CNBC.

Một rào cản khác đối với dự án trên là đảng Dân chủ có thể trở lại nắm quyền vào năm 2028 và sẽ tìm cách ngăn chặn dự án tiến triển với lý do tác động đến môi trường, theo vị chuyên gia. Người tiền nhiệm của ông Trump, Tổng thống Joe Biden, đã tạm dừng cấp phép xuất khẩu LNG mới sang các quốc gia không có Hiệp định thương mại tự do với Mỹ, bao gồm Nhật Bản. Nhưng ông Trump đã đảo ngược lệnh đình chỉ đó của ông Biden ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức vào tháng 1/2025.

Ngoài rủi ro chính trị, Alaska LNG “không có logic thương mại rõ ràng” - theo ông Alex Munton, giám đốc nghiên cứu khí đốt và LNG toàn cầu tại công ty Rapidan. “Nếu có, dự án đã nhận được nhiều sự ủng hộ hơn so với hiện tại. Trên thực tế, dự án này đã nằm trên giấy trong nhiều thập kỷ”, ông nói, đồng thời ông cho biết vùng Bờ Vịnh có nhiều lựa chọn mua LNG hấp dẫn hơn dành cho khách mua đến từ châu Á.

Cũng theo ông Munton, dự án trên tốn kém ngay cả theo tiêu chuẩn trong lĩnh vực LNG - ngành công nghiệp đã xây dựng một số cơ sở hạ tầng thuộc hàng đắt đỏ nhất trong lĩnh vực năng lượng. Ông cho biết mức giá hơn 40 tỷ USD của dự án có thể cần được điều chỉnh tăng lên và dự án có thể sẽ cần đến “chính sách công hoặc cam kết tài trợ của khu vực công để trở thành hiện thực”.

Trong khi đó, ông Duval khẳng định Alaska LNG sẽ có khả năng cạnh tranh mà không cần trợ cấp của chính phủ. Ông nói “đây là nguồn LNG cạnh tranh tự nhiên, không phụ thuộc vào lợi ích địa chính trị, không phụ thuộc vào các cuộc thảo luận về thuế quan”.

Thống đốc Dunleavy nói về dự án: “Chúng tôi có sự ủng hộ của Tổng thống. Chúng tôi có các đồng minh châu Á cần khí đốt. Các liên minh địa chính trị đang thay đổi. Các câu hỏi về thuế quan đang xuất hiện. Khi chúng tôi thực sự xem xét dự án trong bối cảnh đó, thì đây là một dự án rất khả thi”.

-An Huy

]]>Trung Quốc ngừng nhập khẩu LNG MỹViệc Trung Quốc ngừng mua LNG Mỹ diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hợp t#225;c năng lượng giữa nước n#224;y v#224; Nga ng#224;y c#224;ng khăng kh#237;t...Mon, 21 Apr 2025 03:14:35 GMT/trung-quoc-ngung-nhap-khau-lng-my.htm/trung-quoc-ngung-nhap-khau-lng-my.htmThế giớiViệc Trung Quốc ngừng mua LNG Mỹ diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác năng lượng giữa nước này và Nga ngày càng khăng khít...

Theo dữ liệu thu thập được của tờ báo Financial Times, trong hơn 10 tuần qua, Trung Quốc đã dừng nhập khẩu hoàn toàn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.

Kể từ khi một tàu chở LNG tải trọng 69.000 tấn từ Corpus Christi, bang Texas cập cảng tại tỉnh Phúc Kiến hôm 6/2/2025 đến nay, chưa có thêm chuyến hàng LNG nào từ Mỹ tới Trung Quốc.

Một tàu chở LNG khác đã được chuyển hướng sang Bangladesh sau khi không kịp đến Trung Quốc trước thời điểm Bắc Kinh áp thuế quan 15% với LNG Mỹ hôm 10/2. Đến nay, thuế quan này đã tăng lên 49%, khiến LNG Mỹ trở nên đắt đỏ hơn với các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Trước đây, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Trung Quốc cũng từng dừng nhập khẩu LNG Mỹ trong hơn một năm sau khi căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang. Lần này, việc Trung Quốc ngừng mua LNG Mỹ diễn ra trong bối cảnh hai chiến tranh thương mại giữa hai nước trở lại sau khi ông Trump liên tiếp tăng thuế quan với hàng Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả.

Việc dừng nhập khẩu cũng diễn ra giữa lúc mối quan hệ hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Nga ngày càng khăng khít, làm dấy lên mối lo ngại cho các trạm đầu mối LNG lớn đang được xây dựng và mở rộng tại Mỹ và Mexico.

“Việc này sẽ gây ra hậu quả trong dài hạn”, bà Anne-Sophie Corbeau, chuyên gia về khí tự nhiên hóa lỏng tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia nhận xét. “Tôi cho rằng các nhà nhập khẩu LNG Trung Quốc sẽ không ký hợp đồng mới để mua LNG Mỹ nữa”.

Kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022, Trung Quốc đã giảm nhập khẩu LNG từ Mỹ. Năm ngoái, chỉ 6% LNG nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Mỹ, giảm từ mức đỉnh 11% vào năm 2021.

Tuy nhiên, theo dữ liệu từ công ty Kpler, các công ty Trung Quốc, bao gồm các “đại gia” dầu khí PetroChina và Sinopec, đã ký 13 hợp đồng dài hạn để mua LNG từ các trạm đầu mối LNG Mỹ. Trong đó, một số hợp đồng trong số đó có thời hạn tới năm 2049.

Những hợp đồng dài hạn như thế này đóng vai trò quan trọng để phía Mỹ khởi động các dự án LNG lớn, dù gần đây một số chủ dự án cố gắng đàm phán lại các điều khoản để xét tới yếu tố lạm phát và chi phí tăng do thuế quan.

Theo nhà phân tích Gillian Boccara của Kpler, không có lý do gì để Mỹ và Trung Quốc khởi động lại hoạt động mua bán LNG trong tương lai gần.

“Lần trước, khi tình trạng tương tự xảy ra, hoạt động này bị gián đoạn hoàn toàn cho tới khi nhà chức trách Trung Quốc có hành động. Tuy nhiên, đó là thời điểm như cầu khí đốt đang bùng nổ”, vị chuyên gia nhận xét. “Ở thời điểm hiện tại, với nền kinh tế tăng trưởng suy yếu, tôi cho rằng Trung Quốc có thể không bị ảnh hưởng bởi việc dừng nhập khẩu LNG Mỹ trong một thời gian dài”.

Tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Zhang Hanhui cho biết Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh nhập khẩu LNG Nga.

“Một điều tôi biết chắc chắn là có rất nhiều công ty muốn nhập khẩu. Rất nhiều công ty đang yêu cầu đại sứ quán hỗ trợ ký hợp đồng với các nhà cung cấp Nga”, ông Zhang cho biết.

Nga hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Autralia và Qatar. Nga và Trung Quốc đang đàm phán về việc xây dựng đường ống khí đốt tự nhiên mới có tên Power of Siberia 2, dẫn từ phía Tây Siberia (Nga) đến Trung Quốc.

“Trong bối cảnh thuế quan tăng lên mức tương đương như một lệnh cấm vận, thế giới sẽ chứng kiến sự sắp xếp lại trong dòng chảy thương mại”, ông Richard Bronze, công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects, nhận định. “Chúng tôi dự báo nhu cầu khí đốt của châu Á sẽ giảm khoảng 5-10 triệu tấn. Điều này có thể giúp giá khí đốt ở châu Âu giảm nhẹ".

-Đức Anh

]]>Quốc gia đầu tiên trên thế giới dùng AI để viết luậtC#225;c tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đang c#243; kế hoạch sử dụng tr#237; tuệ nh#226;n tạo (AI) để x#226;y dựng c#225;c bộ luật mới, cũng như đ#225;nh gi#225; v#224; sửa đổi c#225;c bộ luật hiện h#224;nh...Mon, 21 Apr 2025 03:14:26 GMT/quoc-gia-dau-tien-tren-the-gioi-dung-ai-de-viet-luat.htm/quoc-gia-dau-tien-tren-the-gioi-dung-ai-de-viet-luat.htmThế giớiCác tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đang có kế hoạch sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng các bộ luật mới, cũng như đánh giá và sửa đổi các bộ luật hiện hành...

Đây là một trong những kế hoạch nhằm tận dụng công nghệ AI mà quốc gia vùng Vịnh này đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển.

Theo mô tả của truyền thông UAE, kế hoạch này là “lập pháp do AI hỗ trợ” và chưa từng có ở nơi nào trên thế giới. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các chính phủ cũng đang cố gắng ứng dụng AI một cách hiệu quả, từ việc tóm tắt các dự luật cho tới cải thiện các dịch vụ công. Tuy nhiên, chưa nơi nào chủ động sử dụng AI để đưa ra đề xuất thay đổi các luật hiện hành.

“Hệ thống lập pháp mới, với sự hỗ trợ của AI, sẽ thay đổi cách chúng tôi xây dựng pháp luật, giúp quy trình này trở nên nhanh hơn và chính xác hơn”, ông Sheikh Mohammad bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE, phát biểu trên kênh truyền thông của chính phủ.

Tuần trước, nội các UAE đã thông qua việc thành lập một bộ phận mới là Văn phòng Trí tuệ Pháp lý, để giám sát công tác làm luật sử dụng AI.

Theo giáo sư Rony Medaglia của Trường Kinh doanh Copenhagen (Đan Mạch), UAE có "tham vọng biến AI thành một công cụ lập pháp” - một hành động ông cho là “rất táo bạo”.

Thời gian qua, Chính phủ UAE đầu tư mạnh vào AI. Năm ngoái, nước này thành lập quỹ đầu tư công nghệ MGX, hợp tác với BlackRock và Microsoft để ra mắt một quỹ đầu tư hạ tầng AI trị giá hơn 30 tỷ USD. Hội đồng quản trị của MGX cũng có một chuyên gia về AI.

Ngoài công tác lập pháp, UAE dự kiến cũng sẽ sử dụng AI để theo dõi tác động của các bộ luật tới dân số và nền kinh tế bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các luật chung và luật của các tiểu vương quốc. Cùng với đó là dữ liệu về các lĩnh vực công như phán quyết của tòa án và dịch vụ công.

Theo truyền thông chính phủ UAE, ông Sheikh Mohammad cho biết AI sẽ "thường xuyên đề xuất cập nhật pháp luật". Chính phủ nước này kỳ vọng AI sẽ đẩy nhanh 70% quá trình lập pháp.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, việc này cũng đối mặt nhiều thách thức và rủi ro, từ việc AI gây khó hiểu cho người sử dụng cho tới những định kiến do dữ liệu đầu vào. Bên cạnh đó là những hoài nghi về việc liệu AI có diễn giải luật theo cùng cách như con người hay không.

“Dù các mô hình AI rất ấn tượng, chúng có thể gây ảo giác và tồn tại các vấn đề về khả năng đọc hiểu và mức độ mạnh mẽ”, ông Vincent Straub, nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, cảnh báo. “Chúng ta không thể tin tưởng chúng”.

Theo ông Straub, kế hoạch của UAE là chưa từng có bởi nước này còn sử dụng AI để dự báo những thay đổi pháp luật cần thiết.

“Có vẻ UAE đang tiến thêm một bước nữa từ việc coi AI như một trợ lý, một công cụ hỗ trợ, phân loại và soạn thảo, trở thành một công cụ thực sự có thể đưa ra dự báo”, ông Straub nhận xét.

Còn theo ông Keegan McBride, giảng viên tại Viện Internet Oxford, so với các quốc gia khác, UAE có cơ cấu quản trị phù hợp để nhanh chóng số hóa toàn diện bộ máy chính phủ.

“Họ có thể hành động nhanh và có thể thử nghiệm nhiều thứ”, ông McBride nhận xét với tờ báo Financial Times. “Các chính phủ đang sử dụng AI trong nhiều công đoạn lập pháp nhưng ứng dụng ở quy mô như này thì chưa từng thấy ở bất kỳ quốc gia nào. Về mặt tham vọng, UAE thuộc hàng đầu”.

Hiện chưa rõ Chính phủ UAE sẽ sử dụng hệ thống AI nào nhưng theo các chuyên gia, họ có thể phải kết hợp nhiều hệ thống với nhau. Dù theo cách nào, việc thiết lập các giới hạn và sự giám sát của con người là điều tối quan trọng.

“AI có thể đề xuất những thứ vô cùng kỳ quặc, có ý nghĩa với máy móc nhưng hoàn toàn vô nghĩa khi ứng dụng vào xã hội loài người”, bà Marina De Vos, nhà khoa học máy tính tại Đại học Bath, nhận xét.

-Đức Anh

]]>Giá vàng tăng dữ dội lên đỉnh mới, chuyên gia nói về 5 yếu tố hỗ trợ quan trọngMột chuy#234;n gia đ#227; n#234;u r#245; 5 yếu tố hỗ trợ quan trọng c#243; thể đưa gi#225; v#224;ng l#234;n tới 4.000-5.000 USD/oz trong v#224;i năm tới...Mon, 21 Apr 2025 01:48:45 GMT/gia-vang-tang-du-doi-len-dinh-moi-chuyen-gia-noi-ve-5-yeu-to-ho-tro-quan-trong.htm/gia-vang-tang-du-doi-len-dinh-moi-chuyen-gia-noi-ve-5-yeu-to-ho-tro-quan-trong.htmThế giớiMột chuyên gia đã nêu rõ 5 yếu tố hỗ trợ quan trọng có thể đưa giá vàng lên tới 4.000-5.000 USD/oz trong vài năm tới...

Giá vàng thế giới sáng nay (21/4) lập kỷ lục mọi thời đại mới khi vừa khởi động tuần giao dịch mới tại thị trường châu Á do nhu cầu phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư còn lớn. Một chuyên gia đã nêu rõ 5 yếu tố hỗ trợ quan trọng có thể đưa giá vàng lên tới 4.000-5.000 USD/oz trong vài năm tới.

Lúc gần 8h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 35,3 USD/oz so với đóng cửa tuần trước tại thị trường New York, tương đương tăng 1,06%, giao dịch ở mức 3.364,3 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương gần 105,9 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm trên, báo giá USD trên website của Vietcombank là 25.730 đồng (mua vào) và 26.120 đồng (bán ra).

Trước đó, có lúc giá vàng vượt 3.370 USD/oz, phá vỡ kỷ lục thiết lập trong phiên ngày thứ Sáu tại Mỹ.

Giá vàng tăng dữ dội khi đồng USD khởi động tuần giao dịch mới trong trạng thái giảm mạnh. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của bạc xanh so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác giảm gần 0,8%, về dưới mức 98,6 điểm, thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.

Ngoài ra, vàng tiếp tục được hỗ trợ bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump. Tuần vừa rồi, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên khởi động đàm phán thương mại với Mỹ nhưng chưa đạt được thỏa thuận nào. Nhiều nội dung thuế quan mà ông Trump đưa ra mới đang được tạm hoãn, và ông còn chủ trương sẽ áp thêm những thuế quan mới.

Trong một cuộc trao đổi gần đây với trang MarketWatch, chiến lược gia Aakash Doshi của công ty State Street Global Advisors nhận định rằng sự bấp bênh từ chính sách thuế quan của ông Trump chỉ là một trong 5 yếu tố hỗ trợ giá vàng ở thời điểm hiện nay. Theo ông Doshi, cũng chính những yếu tố này có thể đưa giá vàng lên mức 4.000 - 5.000 USD/oz trong vài năm tới “trong những điều kiện kinh tế vĩ mô nhất định” như đình lạm đi kèm với sự phi đôla hóa được đẩy mạnh.

Ông nêu rõ, yếu tố đầu tiên trong số 5 yếu tố trên là “phần bù bất định”. Thuế quan đối ứng mà ông Trump công bố hôm 2/4 đặt ra “một sự bất định lớn về kinh tế và vĩ mô đối với các nhà đầu tư vốn dĩ đã phải chật vật ứng phó với tình trạng suy giảm niềm tin tiêu dùng, sự thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) do rủi ro lạm phát cao hơn, và mức độ biến động cao hơn trên thị trường tài chính”.

Yếu tố thứ hai là khả năng “xu hướng phi đôla hóa tăng tốc”. “Chiến tranh thương mại toàn cầu có thể thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng mà ở đó các nền kinh tế rốt cục sẽ mua ít tài sản Mỹ hơn”, ông Doshi phát biểu. “Trong một trật tự thế giới mà chủ nghĩa bảo hộ chiếm ưu thế, các quốc gia có thể ưu tiên việc tăng dự trữ vàng trong nước”, ông nói và cho rằng việc này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mua vàng vì xem vàng là tài sản “có khả năng chứng kiến sự gia tăng nhu cầu từ các chính phủ - đối tượng người mua có khả năng chấp nhận mức giá cao hơn theo thời gian”.

Yếu tố thứ ba là rủi ro xảy ra suy thoái kinh tế hoặc tình trạng đình lạm - những kịch bản kinh tế có lợi cho giá vàng. Kim loại quý này có khuynh hướng tăng giá vượt trội trong những giai đoạn thị trường tài chính căng thẳng, nhất là khi xảy ra tình trạng thận trọng với rủi ro kéo dài.

Khả năng kinh tế Mỹ đình lạm sẽ đặc biệt hỗ trợ nhu cầu vàng vì môi trường “tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát cao và tăng trưởng việc làm yếu” đã chứng tỏ là động lực chính cho đợt tăng giá vàng hồi thập niên 1970 cho tới đầu những năm 1980, “và có thể sẽ đặc biệt có lợi cho giá vàng nếu trở thành hiện thực trong năm 2025/2026”.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 10 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 10 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Yếu tố thứ tư là vàng có thể được sử dụng như một biện pháp “phòng hộ biến động” - theo ông Doshi. Vàng là một “tài sản có mức độ biến dộng thấp thường có vị trí chiến lược trong các danh mục đầu tư nhằm giảm bớt tác động của những đợt bán tháo cổ phiếu”, vị chiến lược gia nói. Ông lưu ý rằng trong tháng 3 và tháng 4 này, vàng đã chứng tỏ được vai trò đó.

Và cuối cùng, giới đầu tư ưa chuộng vàng vì vàng là một tài sản có độ thanh khoản cao trên phạm vi toàn cầu. Nhưng chính yếu tố này cũng có thể đặt ra áp lực giảm giá lên vàng, vì tài sản này dễ bị bán đầu tiên khi nhà đầu tư có nhu cầu huy động tiền mặt hay tái cân bằng danh mục. Trên thực tế, hoạt động bán tháo vàng đã xảy ra khi thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh gần đây. Tuy nhiên, nhu cầu bắt đáy luôn xuất hiện nhanh chóng và đưa giá vàng trở lại xu hướng tăng.

“Thị trường vàng có thể sẽ có những đợt giảm 5-7% nhưng nhìn chung, triển vọng giá vàng vẫn nghiêng về tăng hơn là giảm. Và mỗi lần giá vàng giảm có thể là cơ hội để mua”, ông Doshi nhấn mạnh.

-Điệp Vũ

]]>Dấu ấn kinh tế thế giới tuần 14-20/4: Đàm phán Mỹ - Nhật chưa có kết quả, giá vàng không ngừng bùng nổSự kiện kinh tế thế giới nhận được sự quan t#226;m lớn trong tuần qua l#224; cuộc đ#224;m ph#225;n thương mại giữa c#225;c quan chức cấp cao của Mỹ v#224; Nhật Bản diễn ra tại Washington.Mon, 21 Apr 2025 00:32:53 GMT/dau-an-kinh-te-the-gioi-tuan-14-20-4-dam-phan-my-nhat-chua-co-ket-qua-gia-vang-khong-ngung-bung-no.htm/dau-an-kinh-te-the-gioi-tuan-14-20-4-dam-phan-my-nhat-chua-co-ket-qua-gia-vang-khong-ngung-bung-no.htmThế giớiSự kiện kinh tế thế giới nhận được sự quan tâm lớn trong tuần qua là cuộc đàm phán thương mại giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Nhật Bản diễn ra tại Washington.

Tuy nhiên, tâm lý bất an của giới đầu tư vẫn còn lớn, dẫn tới nhu cầu phòng ngừa rủi ro duy trì ở mức cao và giá vàng tiếp tục lập những đỉnh cao lịch sử mới.

Dưới đây là một số thông tin và sự kiện kinh tế thế giới quan trọng trong tuần từ ngày 14-20/4 do VnEconomy điểm lại:

Đàm phán vòng 1 chưa có kết quả

Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đàm phán với Mỹ về vấn đề thương mại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra vào ngày 16/4 được ông Trump mô tả là “đạt được bước tiến lớn”. Trước vòng đàm phán này, đại diện Nhật Bản đã có cuộc gặp ngoài dự kiến với ông Trump tại Nhà Trắng - một dấu hiệu cho thấy ông chủ Nhà Trắng có thể sẵn sàng đi đến thỏa thuận thương mại với các nước đồng minh.

Tuy nhiên, vòng đàm phán đầu tiên chưa mang lại thỏa thuận nào và hai bên nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thứ hai trong tháng này và tìm kiếm một giải pháp nhanh cho vấn đề thuế quan.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạm lắng

Trong tuần qua, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không có thêm diễn biến leo thang nào. Cả hai bên đều tỏ ra cứng rắn với lập trường của mình. Đến nay, Mỹ và Trung Quốc chưa có bất kỳ động thái cấp cao nào để giải quyết bất đồng thương mại.

Ông Trump dường như đang “sốt ruột” khi nhiều lần giục phía Trung Quốc liên lạc để đàm phán vấn đề thuế quan. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định không muốn tiếp tục tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ bởi việc này có thể làm đình trệ hoạt động thương mại giữa hai nước.

Trung Quốc ra điều kiện đàm phán thương mại

Theo tiết lộ của nguồn tin trong Chính phủ Trung Quốc với hãng tin Bloomberg, Bắc Kinh muốn Washington có một số hành động trước khi hai bên có thể ngồi vào bàn đàm phán thương mại như thể hiện sự tôn trọng hơn, lập trường nhất quán hơn và sẵn sàng giải quyết mối quan tâm của Bắc Kinh liên quan tới vấn đề Đài Loan và các biện pháp cấm vận của Mỹ. 

Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn chính quyền Mỹ chỉ định một người làm đầu mối chính cho các cuộc đàm phán. Dù chưa chính thức khởi động đàm phán, Bắc Kinh đã bổ nhiệm ông Lý Thành Chương, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ.

ECB tiếp tục hạ lãi suất

Ngày 17/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) 0,25 điểm phần trăm về mức 2,25%, thấp nhất kể từ năm 2023. Đây được xem là động thái chuẩn bị để ứng phó với tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại mà ông Trump khởi xướng.

Kể từ khi bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 6 năm ngoái đến nay, ECB đã 7 lần hạ lãi suất. Trong đó, 3 lần được thực hiện từ đầu năm nay. Thị trường hiện dự báo các nhà hoạch định chính sách tại Frankfurt sẽ có thêm ít nhất hai lần giảm lãi suất nữa trong năm 2025.

Bất đồng giữa ông Trump và Chủ tịch Fed

Tuần qua đánh dấu sự leo thang căng thẳng trong mối quan hệ giữa ông Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Ông Trump phàn nàn rằng Fed chưa hạ lãi suất như mong muốn của mình và cho rằng ông Powell “luôn chậm chạp và sai lầm”. Vị Tổng thống phát tín hiệu có thể sa thải ông Powell khỏi cương vị Chủ tịch Fed.

Năm ngoái, Fed đã 3 lần hạ lãi suất nhưng từ đầu năm đến nay chưa điều chỉnh lãi suất để theo dõi thêm về tình hình lạm phát.

Trước những chỉ trích của ông Trump, ông Powell khẳng định sẽ vẫn phục vụ tới hết nhiệm kỳ Chủ tịch Fed và nhấn mạnh sự độc lập trong việc hoạch định chính sách của Fed đã được luật pháp Mỹ quy định. Ông khẳng định Fed không bị ảnh hưởng bởi áp lực của chính trị. Nhiệm kỳ Chủ tịch Fed của ông Powell sẽ kết thúc vào tháng 5/2026.

Giá vàng lập đỉnh mọi thời đại

Tuần qua, giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới trong bối cảnh đồng USD còn yếu và nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư vẫn ở mức cao. Ngày 16/4, giá vàng ghi nhận mức chốt phiên cao kỷ lục ở 3.343,6 USD/oz. Trong piên giao dịch ngày 17/4, giá kim loại quý này có thời điểm đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 3.359,9 USD/oz.

Theo dự báo của các nhà đầu cơ, giá vàng có thể tăng lên 3.400 hoặc 3.500 USD/oz hoặc thậm chí cao hơn. Các nhà phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs thậm chí dự báo giá vàng có thể lên 4.000 USD/oz vào giữa năm nay. Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng một đợt chốt lời hoặc khả năng thương mại Mỹ - Trung diễn biến tích cực có thể khiến vàng bị bán tháo.

Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tăng lãi suất

Sau chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ kéo dài chưa đầy 4 tháng, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) ngày 17/4 bất ngờ tăng lãi suất cơ bản từ mức 42,5% lên 46%.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt rủi ro lạm phát gia tăng, bất ổn do chính sách thuế quan của Mỹ và căng thẳng chính trị sau vụ bắt giữ thị trưởng thành phố Istanbul Ekrem Imamoglu hồi tháng 3. Trong tháng 3, lạm phát của tại Thổ Nhĩ Kỳ là 38,1%.

Ông Trump chuẩn bị đánh thuế khoáng sản nhập khẩu

Ông Trump ngày 15/4 yêu cầu các cơ quan chính phủ thực hiện một cuộc điều tra nhằm vào khoáng sản quan trọng nhập khẩu để đánh giá sự phụ thuộc của Mỹ vào mặt hàng này từ nước ngoài. Cuộc điều tra này sẽ là cơ sở để áp đặt mức thuế quan mới với khoáng chất nhập khẩu vào Mỹ.

Theo sắc lệnh, các hoạt động thị trường với tất cả khoáng sản quan trọng, bao gồm coban, niken và 17 loại đất hiếm - sẽ được nghiên cứu để cân nhắc áp thuế quan. 

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khả quan

Tiếp nối đà tăng trưởng cuối năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 5,4% trong quý 1/2025. Số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NSB) công bố ngày 16/4 cho thấy GDP quý đầu năm của nước này tăng 5,4% với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức dự báo 5,1% của các nhà phân tích tham gia khảo sát của hãng tin Reuters.

Điều này cho thấy các biện pháp kích thích trên diện rộng từ cuối quý 3 năm ngoái của Bắc Kinh đang bắt đầu mang lại hiệu quả.

Hàn Quốc chi 23 tỷ USD hỗ trợ ngành chip 

Quyết định bơm thêm tiền để hỗ trợ ngành chip quan trọng được Seoul đưa ra trong bối cảnh doanh nghiệp chip Hàn Quốc đối mặt bất ổn gia tăng do các chính sách của Mỹ và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc. Theo đó, gói hỗ trợ ngành chip được Chính phủ Hàn Quốc công bố năm ngoái sẽ tăng từ 26 nghìn tỷ won (tương đương 18,3 tỷ USD) lên 33 nghìn tỷ won (23,25 tỷ USD).

-Hoài Thu

]]>Nhu cầu phòng hộ tỷ giá tăng mạnh do chiến tranh thuế quanSự bất định từ ch#237;nh s#225;ch thuế quan của #244;ng Trump đ#227; l#224;m gia tăng nhu cầu đối với c#225;c sản phẩm ph#242;ng hộ tỷ gi#225; hối đo#225;i...Sun, 20 Apr 2025 12:58:56 GMT/nhu-cau-phong-ho-ty-gia-tang-manh-do-chien-tranh-thue-quan.htm/nhu-cau-phong-ho-ty-gia-tang-manh-do-chien-tranh-thue-quan.htmThế giớiSự bất định từ chính sách thuế quan của ông Trump đã làm gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá hối đoái...

Các tuyên bố thuế quan khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một nguyên nhân khiến biến động tỷ giá tiền tệ tăng lên mức cao nhất nhiều năm trong thời gian gần đây, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá khi các doanh nghiệp chật vật ứng phó với các pha trồi sụt trên thị trường.

Theo tờ báo Financial Times, tuần vừa rồi, các chỉ số của ngân hàng JPMorgan Chase về biến động tỷ giá tiền tệ nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) và các nền kinh tế mới nổi đã tăng lên mức cao nhất kể từ vụ sụp đổ ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) của Mỹ và ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ hồi tháng 3/2023.

Sự bất định từ chính sách thuế quan của ông Trump đã làm gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá hối đoái, nhằm bù đắp lại ảnh hưởng mà những biến động tiền tệ bất ngờ có thể gây ra cho các doanh nghiệp có hoạt động toàn cầu, các ngân hàng và nhà điều hành doanh nghiệp tại các công ty đa quốc gia tiết lộ với Financial Times.

Ông Nathan Venkat Swami, trưởng bộ phận giao dịch ngoại hối khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Citigroup, cho biết nhu cầu phòng hộ tỷ giá bắt đầu tăng từ tháng 11/2024, khi ông Trump trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai. Mối lo về chủ trương bảo hộ thương mại mà ông Trump thể hiện trong suốt chiến dịch tranh cử đã khiến việc mối quan tâm tới phòng hộ tỷ giá tăng cao từ thời điểm đó.

“Tháng 2/2025 chứng kiến sự giảm xuống của hoạt động phòng hộ tỷ giá do kỳ nghỉ Tết âm lịch ở khu vực châu Á, nhưng hoạt động này lại tăng lên trong tháng 3/2025, đặc biệt mạnh ở đối tượng là các doanh nghiệp”, ông Swami cho hay.

Hầu hết các công ty đa quốc gia phòng hộ tỷ giá đối với một phần thu nhập, và tăng hoặc giảm mức phòng hộ đó tùy vào đánh giá của họ về rủi ro biến động tỷ giá. Mối bấp bênh gia tăng về thương mại đã khiến phòng hộ tỷ giá tăng theo.

“Khi chúng tôi trở nên thận trọng với rủi ro hơn, chúng tôi muốn phòng hộ nhiều hơn”, một nhà điều hành cấp cao tại một công ty chăm sóc sức khỏe có hoạt động sản xuất và xuất khẩu thiết bị y tế từ châu Âu sang châu Á chia sẻ.

Trong sổ sách của công ty này, doanh thu được ghi nhận bằng nhân dân tệ, đồng tiền cho tới gần đây vẫn tăng giá so với euro. Công ty sử dụng lợi thế tỷ giá này để mua các hợp đồng ngoại hối nhằm bù đắp cho rủi ro đồng nhân dân tệ mất giá so với euro - điều đã xảy ra trên thực tế sau khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào ngày 2/4/2025.

“Trong thời gian tới, với mức độ bấp bênh tăng cao, các doanh nghiệp có thể sẽ tìm cách giảm bớt rủi ro bằng cách phòng hộ tỷ giá nhiều hơn”, nhà điều hành nói trên nhận định.

Ông Wei Li, trưởng bộ phận đầu tư đa tài sản Trung Quốc của ngân hàng BNP Paribas, nhận xét: ngoài sự gia tăng nhu cầu của doanh nghiệp với các công cụ tỷ giá, việc nhà đầu tư dịch chuyển vốn khỏi chứng khoán Mỹ sang các thị trường chứng khoán khác cũng đẩy khối lượng phòng hộ tỷ giá tăng cao. Nhà đầu tư có thể phòng hộ cho danh mục đầu tư cổ phiếu của mình ở nước ngoài bằng cách bán khống (short) đồng nội tệ.

“Năm nay, toàn bộ thị trường đã thay đổi. Điều này về căn bản tạo ra nhu cầu lớn cho phòng hộ tỷ giá”, ông Li cho biết.

Nhu cầu này mang lại một cú huých cho các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall. Các nhà băng này đều công bố doanh thu lớn trong quý 1/2025 ở mảng giao dịch, trong bối cảnh sự biến động trên thị trường tài chính toàn cầu gia tăng vì các tuyên bố thuế quan liên tục và khó lường của chính quyền ông Trump.

Hầu hết các giao dịch phòng hộ tỷ giá, nhất là đối với các đồng tiền được giao dịch ít, được tiến hành trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng, nhưng dữ liệu thị trường đại chúng cũng cho thấy nhu cầu gia tăng đối với các hợp đồng tương lai. Giới đầu tư nói rằng điều này phản ánh xu hướng lớn là sự gia tăng của nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá.

Tại Hồng Kông, số hợp đồng tương lai đồng nhân dân tệ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2016 - thời điểm nhu cầu phòng hộ tỷ giá nhân dân tệ tăng cao sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ vào năm 2015. Trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), số hợp đồng tương lai ngoại hối đang trên đà lập kỷ lục trong năm nay.

Tuy nhiên, ông Swami cho rằng với việc ông Trump tìm cách thay đổi hệ thống thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ “gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xác định yêu cầu phòng hộ tỷ giá sẽ ra sao trong dài hạn, vì cấu thành thương mại có thể thay đổi”.

Nguy cơ kinh tế giảm tốc cũng có thể làm gia tăng sức ép đó và khiến nhu cầu phòng hộ tỷ giá suy giảm. “Nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự bấp bênh kéo dài về thuế quan và thương mại giảm sút, việc phòng hộ tỷ giá cũng sẽ giảm theo”, ông nhận định.

-An Huy

]]>Trái phiếu chính phủ Đức đang trở thành “hầm trú ẩn” mới?Tr#225;i phiếu ch#237;nh phủ Đức v#224; đồng euro đồng loạt tăng gi#225;, trong khi tr#225;i phiếu kho bạc Mỹ v#224; đồng USD c#249;ng bị b#225;n mạnh...Sun, 20 Apr 2025 03:21:03 GMT/trai-phieu-chinh-phu-duc-dang-tro-thanh-ham-tru-an-moi.htm/trai-phieu-chinh-phu-duc-dang-tro-thanh-ham-tru-an-moi.htmThế giớiTrái phiếu chính phủ Đức và đồng euro đồng loạt tăng giá, trong khi trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD cùng bị bán mạnh...

Việc đồng euro và trái phiếu chính phủ Đức đồng loạt tăng giá trong tháng này có thể cho thấy trái phiếu chính phủ Đức đang trở thành một “hầm trú ẩn” được nhà đầu tư toàn cầu ưa chuộng trong bối cảnh chiến tranh thương mại căng thẳng - theo tờ báo Financial Times.

Thông thường, giá trái phiếu chính phủ Đứcvà tỷ giá euro diễn biến trái chiều nhau, vì lạc quan về nền kinh tế eurozone - yếu tố thúc đẩy euro tăng giá - thường gây suy giảm nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Đức, loại trái phiếu được xem là chuẩn mực và tài sản an toàn nhất ở khu vực. Khuynh hướng này đã được giữ vững sau khi Đức công bố kế hoạch chi tiêu công lịch sử vào tháng trước, với đồng euro tăng giá và trái phiếu chính phủ Đức bị bán tháo.

Nhưng trong tháng 4 này, đồng euro đã tăng giá khoảng 5% so với đồng USD, trong khi chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa hai bờ Đại Tây Dương ngày càng tăng lên - với lợi suất trái phiếu chính phủ Đức giảm do giá trái phiếu này tăng, mà lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng do giá giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm hiện đang cao hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với lợi suất trái phiếu chính phủ Đức cùng kỳ hạn, tăng từ mức khoảng 1,7 điểm phần trăm hồi đầu tháng 3.

Mối tương quan thường thấy giữa đồng euro và chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Đức - trái phiếu kho bạc Mỹ “đã bị phá vỡ hoàn toàn trong 2 tuần qua, vì trái phiếu chính phủ Đức và đồng euro đồng thời hưởng lợi từ việc thị trường tài chính bất an vì chính sách của Mỹ”, nhà quản lý quỹ Mike Riddell của công ty Fidelity International nhận định với Financial Times.

“Đây là triệu chứng của một cuộc tháo chạy của dòng vốn”, ông Riddell nói.

Sự mất giá đồng thời của đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ cũng là một điều bất thường và đang gây ra mối lo ngại lớn ở Phố Wall, vì hai tài sản này cũng thường có diễn biến giá ngược chiều nhau. “Thị trường tiền tệ không còn quan tới động lực lãi suất nữa”, chiến lược gia Benoit Anne của công ty MFS Investment Management nhận định, nói thêm rằng lãi suất thị trường ở Mỹ tăng “lẽ ra phải là một tín hiệu giá lên mạnh mẽ đối với đồng USD”.

“Có vẻ như đang có những dịch chuyển trong phân bổ tài sản của giới đầu tư toàn cầu mà ở đó, nhà đầu tư đang xem xét dịch chuyển khỏi đồng USD và xem xét châu Âu và phần còn lại của thế giới như những địa chỉ hấp dẫn hơn để đầu tư”, ông Anne nói thêm.

Các chuyên gia về trái phiếu nói rằng nhà đầu tư toàn cầu đang đánh giá lại vai trò một tài sản an toàn của trái phiếu kho bạc Mỹ trong bối cảnh có nhiều lo ngại về chính sách của Mỹ. Chuyên gia trưởng về đầu tư của công ty Insight Investment, bà April LaRusse, nhận định giới đầu tư đang tìm kiếm bên ngoài Mỹ một thị trường “an toàn, thượng tôn pháp luật, có chính phủ đáng tin cậy và có nền kinh tế được vận hành tốt”.

Bà LaRusse đề cập đến mức độ biến động gia tăng của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trong những năm gần đây. Chỉ số ICE BofA Move, một thước đo về kỳ vọng của nhà đầu tư về sự biến động tương lai của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, đã duy trì ở mức cao kể từ đợt bán tháo tài sản này vào năm 2022. Tuần trước, chỉ số đạt mức cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, có những trở ngại lớn đối với việc trái phiếu chính phủ Đức thay thế trái phiếu kho bạc Mỹ với tư cách tài sản an toàn được nhà đầu tư toàn cầu nghĩ đến đầu tiên. Trở ngại đầu tiên phải kể đến là thị trường trái phiếu chính phủ Đức chỉ có quy mô bằng một phần so với thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ 30 nghìn tỷ USD. Sự khan hiếm của trái phiếu chính phủ Đức là nguyên nhân dẫn tới việc có những thời kỳ dài trái phiếu này có lợi suất âm.

Địa vị tài sản tài sản dự trữ của thế giới được ưa chuộng nhất của trái phiếu kho bạc Mỹ còn xuất phát từ vai trò thống trị của đồng USD trong tài chính và thương mại toàn cầu, ngay cả khi có những ý kiến cho rằng sự thống trị đó đang bị thử thách bởi một cuộc khủng hoảng niềm tin vào chính sách của Mỹ.

Ông Steven Major, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường trái phiếu của ngân hàng HSBC, cho rằng những nhận định về một sự dịch chuyển hiếm thấy khỏi thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đang bỏ qua một điều là “người mua thêm trái phiếu kho bạc Mỹ ngày càng chủ yếu là nhà đầu tư trong nước”, trong khi một số nhà đầu tư nước ngoài giảm nắm giữ tài sản này.

Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ chỉ ra rằng đang có những tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu lớn đang tìm cách đa dạng hóa danh mục tài sản, và trái phiếu chính phủ Đức có thể là một tài sản được hưởng lợi nhiều vì Berlin có kế hoạch phát hành thêm nợ để huy động vốn cho các kế hoạch chi tiêu trong tương lai.

“Đang có một số nhà đầu tư nhìn vào châu Âu theo cách chưa từng có trước đây”, bà LaRusse nói.

-An Huy

]]>Thuế quan Mỹ có cản đường tăng lãi suất của Nhật Bản?Lạm ph#225;t ở Nhật tiếp tục vượt mục ti#234;u, nhưng ch#237;nh s#225;ch thuế quan của Mỹ c#243; thể khiến BOJ kh#243; tăng l#227;i suất hơn...Sat, 19 Apr 2025 03:07:28 GMT/thue-quan-my-co-can-duong-tang-lai-suat-cua-nhat-ban.htm/thue-quan-my-co-can-duong-tang-lai-suat-cua-nhat-ban.htmThế giớiLạm phát ở Nhật tiếp tục vượt mục tiêu, nhưng chính sách thuế quan của Mỹ có thể khiến BOJ khó tăng lãi suất hơn...

Tốc độ lạm phát ở Nhật trong tháng 3 vừa qua là 3,6%, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tốc độ lạm phát toàn phần ở nước này cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Tuy nhiên, thuế quan của Mỹ có thể đặt ra trở ngại đối với BOJ trong việc tiếp tục nâng lãi suất.

Số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 18/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tháng 3 của nước này tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,7% ghi nhận trong tháng 2. Tuy nhiên lạm phát “lõi của lõi” - thước đo loại bỏ cả giá thực phẩm tươi sống và giá năng lượng, là chỉ số được BOJ theo dõi chặt chẽ - tăng 2,9% trong tháng 3 so với mức tăng 2,6% của tháng 2.

Lạm phát lõi, thước đo không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, là 3,2% - phù hợp với dự báo mà giới phân tích đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, nhưng cũng cao hơn so với mức tăng 3% của tháng 2.

Những số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra trong tuần này ở Washington đã chưa mang lại thỏa thuận nào, và hai bên dự kiến sẽ có cuộc gặp tiếp theo trong tháng 4.

Dù là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực châu Á, Nhật Bản đã bị Tổng thống Donald Trump áp thuế quan 25% lên ô tô và phụ tùng ô tô; 25% đối với thép và nhôm; và thuế đối ứng 24%. Trong đó, thuế ô tô và thuế nhôm - thép đã có hiệu lực, còn thuế đối ứng được giảm về mức cơ sở 10% trong vòng 90 ngày.

Theo giới phân tích, lạm phát duy trì cao hơn mục tiêu có thể mở đuòng cho BOJ tiếp tục tăng lãi suất, đưa chính sách tiền tệ về trạng thái bình thường sau nhiều năm siêu nới lỏng. Tuy nhiên, các kế hoạch thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực suy giảm tăng trưởng kinh tế Nhật, đặt ra trở ngại cho BOJ trong việc tăng lãi suất.

Trong một báo cáo công bố tuần này, các nhà phân tích của ngân hàng Nomura đã giảm dự báo về số lần tăng lãi suất của BOJ trong thời gian từ nay đến tháng 3/2027 xuống còn 1 lần từ 2 lần trước đó. Nomura hiện dự báo trong vòng gần 2 năm tới, BOJ chỉ có 1 lần tăng lãi suất, và đợt tăng đó sẽ diễn ra vào tháng 1/2026.

Các nhà phân tích của Nomura nhận định tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực hàng quý so với quý trước của Nhật sẽ giảm về “gần 0” vào quý 3/2025 do tác động từ chính sách thuế quan của ông Trump.

Do sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tiền lương ở Nhật Bản có thể chậm lại trong cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân năm 2026 - theo Nomura. Khi tiền lương tăng yếu hơn, BOJ sẽ khó có cơ sở để tiếp tục tăng lương sau cuộc đàm phán tiền lương diễn ra vào đầu năm 2026.

Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 30/4-1/5 và theo dự báo, lãi suất sẽ được giữ nguyên ở mức 0,5%. Ngoài ra, BOJ cũng được kỳ vọng sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong lần họp này.

Kể từ đợt tăng lãi suất đầu tiên sau 17 năm vào tháng 3/2024, BOJ đến nay đã có 3 đợt tăng. Trong đó, lần tăng lãi suất gần đây nhất của ngân hàng trung ương này diễn ra vào tháng 1/2025, đưa lãi suất cho vay qua đêm lên mức cao nhất 17 năm.

Một số nhà phân tích vẫn dự báo BOJ có thể tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. “Thuế quan của Mỹ đang tác động bất lợi tới tăng trưởng kinh tế trong và ngoài nước, và đó là vấn đề mà BOJ cần theo dõi. Chúng tôi dự báo BOJ có thể hoãn đợt tăng lãi suất tiếp theo tới tháng 7 hoặc sau đó”, nhà kinh tế trưởng Takeshi Minami của Viện nghiên cứ Norinchukin nhận định với hãng tin Reuters.

Phát biểu ngày 18/4 trước Quốc hội Nhật Bản, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda nói giá tiêu dùng tăng chủ yếu do giá thực phẩm tăng, nhưng lạm phát do chi phí đẩy như vậy có thể sẽ giảm dần. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát lõi duy trì trên 2% như chúng tôi dự kiến. Nhưng chúng tôi cũng sẽ đánh giá tình hình thực tế để xem liệu dự báo lạm phát đó có trở thành hiện thực hay không”, ông Ueda nói.

Công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Nhật Bản về 0,8% trong năm 2025, giảm 0,2 điểm phần trăm so với lần dự báo trước, và về 0,2% trong năm 2026, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước, do tác động của chiến tranh thương mại. Dự báo này dựa trên cơ sở cho rằng thuế quan bình quân của Mỹ đối với hàng hóa Nhật sẽ tăng lên mức 16% từ mức 2% vào cuối năm 2024.

“Chúng tôi tin là BOJ có thể sẽ phải thận trọng hơn về việc tăng lãi suất vì triển vọng tăng trưởng yếu đi và sự bất định cao về chính sách thương mại”, nhà kinh tế trưởng Norihiro Yamaguchi của Oxford Economics nhận định. Ông Yamaguchi dự báo BOJ giữ nguyên lãi suất trong năm 2025 và 2026.

-An Huy

]]>Tổng giám đốc IMF: USD và trái phiếu kho bạc Mỹ bị bán tháo là “bất thường”“Biến động tr#234;n thị trường t#224;i ch#237;nh đang tăng l#234;n, v#224; bấp b#234;nh về ch#237;nh s#225;ch thương mại hiện nay thực sự l#224; chưa từng c#243; tiền lệ”...Sat, 19 Apr 2025 03:07:21 GMT/tong-giam-doc-imf-usd-va-trai-phieu-kho-bac-my-bi-ban-thao-la-bat-thuong.htm/tong-giam-doc-imf-usd-va-trai-phieu-kho-bac-my-bi-ban-thao-la-bat-thuong.htmThế giới“Biến động trên thị trường tài chính đang tăng lên, và bấp bênh về chính sách thương mại hiện nay thực sự là chưa từng có tiền lệ”...

Tình trạng bất định về chính sách thương mại toàn cầu hiện nay là chưa từng có tiền lệ - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo, cho rằng thuế quan của Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, đẩy giá cả tăng, và có thể gây tổn hại cho thị trường tài chính.

Phát biểu hôm 17/4, bà Georgieva nói “việc điều chỉnh lại hệ thống thương mại toàn cầu” mà Mỹ - nước đóng góp ngân quỹ lớn nhất trong IMF - đang tiến hành sẽ dẫn tới việc định chế này “cắt giảm đáng kể” dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo dự kiến, trong báo cáo kinh tế thế giới cập nhật vào tuần tới, IMF cũng sẽ nâng dự báo lạm phát, nhưng không cho rằng các chính sách thương mại của ông Trump sẽ đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.

“Biến động trên thị trường tài chính đang tăng lên, và bấp bênh về chính sách thương mại hiện nay thực sự là chưa từng có tiền lệ”, tờ báo Financial Times dẫn lời bà Georgieva phát biểu tại một sự kiện.

Những bình luận này của người đứng đầu IMF được đưa ra trước thềm chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến diễn ra tại Washingon vào tuần tới. Tại các cuộc gặp này, kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự báo sẽ trở thành một chủ đề chính. Các bộ trưởng tài chính từ khắp các quốc gia trên thế giới sẽ nhân sự kiện này tiếp cận với giới chức Mỹ để thuyết phục Mỹ giảm bớt thuế suất trong kế hoạch thuế quan đối ứng mà ông Trump công bố hôm 2/4.

Hôm thứ Tư tuần này, Chủ tịch WB Ajay Banga kêu gọi cá chính phủ “quan tâm đến đàm phán và đối thoại”. “Đó là việc thực sự quan trọng trong giai đoạn này. Chúng ta làm được việc đó nhanh bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu”, ông Banga nói về giai đoạn hoãn thuế suất cao của thuế đối ứng trong 90 ngày.

Việc điều chỉnh các dự báo kinh tế sẽ là điểm nổi bật trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mà IMF dự kiến cập nhật vào tuần tới. Hồi tháng 1, định chế này dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,3% trong cả năm 2025 và 2026 nhờ đà tăng trưởng mạnh của kinh tế Mỹ duy trì.

Sau khi ông Trump gây bất ngờ bằng các kế hoạch thuế quan mạnh tay hơn dự báo, nhiều tổ chức đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và thế giới, trong đó có những nhận định cho rằng khả năng cao kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái.

Tuần vừa rồi, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm nay, so với mức tăng 2,5% ghi nhận vào năm 2024.

Bà Georgieva nói thuế quan của chính quyền ông Trump là một cách phản ứng với “sự xói mòn niềm tin” một phần do một vài đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, gồm Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), gia tăng trợ cấp kinh tế cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ cũng trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất của nước này, thông qua những biện pháp như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của cựu Tổng thống Joe Biden - đạo luật miễn thuế cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ xanh ở Mỹ.

Cả ông Trump và ông Biden đều đã nhấn mạnh rằng việc Bắc Kinh trợ cấp mạnh mẽ cho nền sản xuất trong nước Trung Quốc là một vấn đề đối với Mỹ. Ông Trump đã áp thuế đối ứng 20% lên EU và 145% lên Trung Quốc.

Bà Georgieva cảnh báo rằng nếu chính sách thuế quan còn gây ra sự bất định, thị trường tài chính toàn cầu sẽ còn phải trải qua những giai đoạn biến động mạnh, tương tự như đợt bán tháo cổ phiếu, trái phiếu kho bạc Mỹ và cả đồng USD vào tuần trước. Tổng giám đốc IMF miêu tả những diễn biến này của thị trường là “bất thường”.

“Dù bất định gia tăng, đồng USD mất giá và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng mạnh” do trái phiếu bị bán ồ ạt - bà Georgieva nhấn mạnh sự “bất thường” bởi USD và trái phiếu kho bạc Mỹ thường là những tài sản an toàn được ưa chuộng mỗi khi thị trường tài chính có biến động. Bà nói rằng những diễn biến như vậy “nên được xem là một lời cảnh báo”.

Giới phân tích cũng cho rằng đồng USD sụt giá mạnh trong lúc giới đầu tư hoảng loạn đặt ra câu hỏi rằng liệu địa vị đồng tiền dự trữ toàn cầu của bạc xanh có đang bị đe dọa. “Có lẽ, những thay đổi lớn về mức độ mà Mỹ được xem là một quốc gia có những chính sách ổn định và có sự cam kết đáng tin cậy đối với các quy định và trật tự hiện tại đang có tác động tới địa vị của đồng USD”, giáo sư Brent Neiman thuộc Đại học Chicago, Mỹ nhận định.

-An Huy

]]>Nhìn lại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2Sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai v#224;o ng#224;y 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh ch#243;ng triển khai kế hoạch thuế quan của m#236;nh, trong đ#243; leo thang mạnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc...Sat, 19 Apr 2025 02:46:08 GMT/nhin-lai-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-ke-tu-khi-ong-trump-nham-chuc-nhiem-ky-2.htm/nhin-lai-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-ke-tu-khi-ong-trump-nham-chuc-nhiem-ky-2.htmThế giớiSau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng triển khai kế hoạch thuế quan của mình, trong đó leo thang mạnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc...

Đồ thị thông tin dưới đây gồm các hành động thuế quan của chính quyền Mỹ và thuế quan đáp trả của Trung Quốc tính từ khi ông Trump nhậm chức tới ngày 17/4/2025. 

Các ô có bàn tay màu đỏ thể hiện thuế quan đáp trả của Trung Quốc. Thuế quan với ô tô của Mỹ miễn trừ cho sản phẩm từ Mexico và Canada nằm trong các điều khoản của Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).

Nhìn lại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2 - Ảnh 1

-Trang Linh

]]>Lạm phát gần 40%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng lãi suất lên gần 50%Ủy ban Ch#237;nh s#225;ch Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lập trường ch#237;nh s#225;ch tiền tệ thắt chặt sẽ được duy tr#236; cho tới khi gi#225; cả được b#236;nh ổn th#244;ng qua việc giảm lạm ph#225;t ổn định...Fri, 18 Apr 2025 08:47:03 GMT/lam-phat-gan-40-tho-nhi-ky-tang-lai-suat-len-gan-50.htm/lam-phat-gan-40-tho-nhi-ky-tang-lai-suat-len-gan-50.htmThế giớiỦy ban Chính sách Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được duy trì cho tới khi giá cả được bình ổn thông qua việc giảm lạm phát ổn định...

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) ngày 17/4 gây bất ngờ khi tăng lãi suất mua lại (repo) kỳ hạn 7 ngày - lãi suất cơ bản tại nước này - từ mức 42,5% lên 46%. Với động thái này, Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt bất ổn do chính sách thuế quan của Mỹ và căng thẳng chính trị dẫn tới làn sóng rút vốn của nhà đầu tư sau vụ bắt giữ thị trưởng thành phố Istanbul Ekrem Imamoglu hồi tháng 3. Ông Imamoglu là người được đảng đối lập Thổ Nhĩ Kỳ đề cử làm ứng viên tổng thống cho cuộc bầu cử năm 2028.

Trong thông cáo về quyết định tăng lãi suất, Ủy ban Chính sách Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tác động tiềm ẩn từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trong hoạt động thương mại toàn cầu tới quá trình giảm lạm phát là một nguyên nhân khiến CBRT quyết định chấm dứt chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.

“Lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được duy trì cho tới khi giá cả được bình ổn thông qua việc giảm lạm phát ổn định”, hãng tin CNBC dẫn thông cáo của Ủy ban Chính sách Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong tháng 3, lạm phát của tại Thổ Nhĩ Kỳ là 38,1%. Việc tăng lãi suất diễn ra trong bối cảnh đồng lira sụt mạnh sau vụ bắt giữ ông Imamoglu ngày 19/3, buộc chính phủ phải chi 25 tỷ USD để bảo vệ đồng nội tệ. Sau vụ bắt giữ, đồng lira có thời điểm giao dịch ở mức thấp kỷ lục hơn 40 lira đổi 1 USD. Ngày 20/3, đồng lira sụt quá mạnh khiến CBRT thực hiện một đợt tăng lãi suất khẩn cấp 2 điểm phần trăm, đưa lãi suất cho vay qua đêm lên 46%.

Thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu lao dốc mạnh sau tin tức về các vụ bắt giữ, buộc Chính phủ phải can thiệp bằng việc cấm bán khống và nới lỏng quy định mua lại cổ phiếu vào ngày 23/3 để ngăn chặn đà bán tháo.

Do đó, theo ông Brad Bechtel, giám đốc toàn cầu về ngoại hối tại công ty Jefferies, việc tăng lãi suất ngày 17/4 của CBRT chủ yếu là sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật sau những động thái đã thực hiện hồi tháng 3.

“Chúng ta hãy chờ xem Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan sẽ nói gì về động thái của ngân hàng trung ương. Nhưng thực tế thì đến nay CBRT đã làm khá tốt trong việc điều hướng những ồn ào chính trị trong cuộc chiến chống lạm phát của mình”, ông Bechtel nhận xét.

Theo ông Nicholas Farr, nhà kinh tế khu vực châu Âu mới nổi tại công ty Capital Economics, động thái của CBRT “sẽ chính thức hóa việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã được thực hiện vào tháng trước và cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã quan ngại hơn về rủi ro lạm phát”.

“Thông cáo của ủy ban chính sách tiền tệ đã nhấn mạnh rủi ro từ việc đồng lira suy yếu và các nhà hoạch định chính sách sẽ theo dõi sát sao dòng vốn trong bối cảnh bất ổn liên quan tới chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ”, ông Farr nhận định trong một báo cáo ngày 17/4.

Các nhà phân tích tại Capital Economics đánh giá lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm xuống trong những tháng tới và CBRT nhiều khả năng sẽ không tiếp tục thắt chặt chính sách.

“Những rõ ràng là chu kỳ nới lỏng của CBRT đã gặp rào cản lớn và có thể mất một thời gian nữa chua kỳ nới lỏng mới có thể bắt đầu lại. Chúng tôi dự báo lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày vào cuối năm nay ở mức 40%, tăng từ dự báo 35% trước đó, báo cáo của Capital Economics nêu rõ.

-Đức Anh

]]>ECB hạ lãi suất, ông Trump phàn nàn vì Fed chưa hành động#212;ng Trump ph#224;n n#224;n rằng #244;ng Powell “lu#244;n chậm trễ v#224; sai lầm”, thậm ch#237; ph#225;t t#237;n hiệu c#243; thể sa thải #244;ng Powell khỏi cương vị Chủ tịch FedFri, 18 Apr 2025 03:30:54 GMT/ecb-ha-lai-suat-ong-trump-phan-nan-vi-fed-chua-hanh-dong.htm/ecb-ha-lai-suat-ong-trump-phan-nan-vi-fed-chua-hanh-dong.htmThế giớiÔng Trump phàn nàn rằng ông Powell “luôn chậm trễ và sai lầm”, thậm chí phát tín hiệu có thể sa thải ông Powell khỏi cương vị Chủ tịch Fed

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 17/4 hạ lãi suất về mức thấp nhất trong hơn 2 năm trở lại đây, một động thái được cho là chuẩn bị để ứng phó với tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng.

Mức giảm 0,25 điểm phần trăm đưa lãi suất tham chiếu của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) về mức 2,25%, thấp nhất kể từ năm 2023. Mức lãi suất cao nhất của ECB trước khi bước vào chu kỳ nới lỏng này là 4%, duy trì từ giữa năm 2023 cho tới tháng 6 năm ngoái. Kể từ lần giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6/2024 đến nay, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở Frankfurt đã có 7 lần hạ lãi suất.

Đợt giảm lãi suất này của ECB đã được thị trường dự báo gần như chắc chắn sau khi ông Trump áp thuế quan đối ứng lên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ vào hôm 2/4.

Trước khi quyết định giảm lãi suất của ECB được công bố, ông Trump đã lên mạng xã hội Truth Social để so sánh lịch sử giảm lãi suất trong thời gian gần đây giữa ECB và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi ECB đã có 3 lần hạ lãi suất từ đầu năm tới nay, vào tháng 1, tháng 3 và ngày 17/4, Fed đã “án binh bất động” kể từ sau lần giảm vào tháng 12 năm ngoái.

Hôm 16/4, Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo rằng thuế quan có thể khiến lạm phát ở Mỹ tăng trong ngắn hạn và đặt ra thách thức đối với công tác hoạch định chính sách tiền tệ. Trong một bài đăng ngày 17/4 trên Truth Social, ông Trump phàn nàn rằng ông Powell “luôn chậm trễ và sai lầm”, thậm chí phát tín hiệu có thể sa thải ông Powell khỏi cương vị người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.

“Việc sa thải ông Powell không thể diễn ra đủ nhanh!” ông Trump viết.

Theo dữ liệu từ thị trường hoán đổi lãi suất trước khi quyết định lãi suất ngày 17/4 của ECB được công bố, các nhà giao dịch đặt cược rằng sau lần giảm này, ECB sẽ có thêm ít nhất hai lần giảm lãi suất nữa trong năm nay.

Dù ông Trump đã hoãn thuế suất cao hơn của thuế đối ứng trong 90 ngày, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của eurozone vẫn lo ngại rằng các chính sách bảo hộ của chính quyền Trump 2.0 sẽ gây ra một cú sốc đối với nền kinh tế khu vực. Dù là đồng minh của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) bị ông Trump áp thuế quan đối ứng 20%.

Từ trước khi thuế đối ứng được công bố, eurozone đã đối mặt với tình trạng tăng trưởng ảm đạm. Hồi tháng 3, ECB giảm dự báo tăng trưởng khu vực lần thứ 6 liên tiếp, cho rằng kinh tế eurozone chỉ đạt mức tăng 0,9% trong năm nay. Tuy nhiên, với áp lực giảm phát dịu đi, ECB có dư địa để liên tục hạ lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Lạm phát ở eurozone trong tháng 3 là 2,2%, chỉ còn cao hơn một chút so với mục tiêu 2% của ECB, nhờ giá dịch vụ tăng chậm nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây. Giới chuyên gia nhận định lạm phát ở eurozone có thể tiếp tục giảm trong tháng này do giá dầu giảm, đồng euro tăng giá so với USD, và khả năng xuất hiện một làn sóng mới hàng hóa Trung Quốc mới chảy vào châu Âu. Cả ba diễn biến này đều được xem một phần xuất phát từ chính sách thương mại của ông Trump.

Dù vậy, kế hoạch vay nợ để chi tiêu của chính phủ liên minh đang được thành lập ở Đức và một số nước eurozone khác có thể làm gia tăng áp lực lạm phát ở khu vực trong thời gian tới.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde - Ảnh: Bloomberg.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde - Ảnh: Bloomberg.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 17/4, Chủ tịch ECB Christine Lagarde bày tỏ sự ủng hộ dành cho ông Powell, nói rằng bà “dành sự kính trọng lớn cho người đồng nghiệp đáng kính và người bạn này”. Chủ tịch ECB từ chối bình luận về sự chỉ trích mà ông Trump nhằm vào ông Powell nhưng nói rằng sự độc lập của ngân hàng trung ương là nguyên tắc căn bản trong eurozone, và mối quan hệ tốt đẹp giữa ECB và Fed là một trụ cột của ổn định tài chính toàn cầu.

Về phần mình, ông Powell vẫn nói rằng ông có ý định phục vụ tới hết nhiệm kỳ Chủ tịch Fed, và vào ngày 17/4, ông khẳng định sự độc lập của Fed trong việc thiết lập lãi suất theo cách mà Fed thấy phù hợp là “một vấn đề luật pháp”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ áp lực chính trị nào. Ai muốn nói gì cứ nói… nhưng chúng tôi sẽ làm công việc của mình một cách nghiêm túc mà không tính đến bất kỳ yếu tố chính trị hay yếu tố bên ngoài nào khác”, ông nói tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago.

-An Huy

]]>Ông Trump tuyên bố không muốn áp thêm thuế quan lên hàng Trung QuốcChia sẻ với ph#243;ng vi#234;n ng#224;y 17/4, #244;ng Trump cho biết #244;ng c#243; thể sẵn s#224;ng hạ thuế quan với Trung Quốc...Fri, 18 Apr 2025 02:37:19 GMT/ong-trump-tuyen-bo-khong-muon-ap-them-thue-quan-len-hang-trung-quoc.htm/ong-trump-tuyen-bo-khong-muon-ap-them-thue-quan-len-hang-trung-quoc.htmThế giớiChia sẻ với phóng viên ngày 17/4, ông Trump cho biết ông có thể sẵn sàng hạ thuế quan với Trung Quốc...

Chia sẻ với phóng viên tại Phòng Bầu Dục ngày 17/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không muốn tiếp tục tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ bởi việc này có thể làm đình trệ hoạt động thương mại giữa hai nước.

Ông cho biết một số quan chức Trung Quốc mà ông cho là đại diện cho Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp cận chính quyền của ông về vấn đề thương mại. Tuy nhiên, vị Tổng thống né tránh các câu hỏi về việc ông và ông Tập đã liên lạc trực tiếp với nhau hay chưa.

“Tôi có mối quan hệ rất tốt với ông Tập và tôi nghĩ mối quan hệ này sẽ tiếp tục. Tôi muốn nói là họ đã tiếp cận chúng tôi rất nhiều lần”, ông Trump cho biết.

Khi được hỏi rằng người liên lạc trực tiếp với ông là ông Tập hay các quan chức Trung Quốc, Trump trả lời: “Giống nhau cả thôi. Tôi thấy việc này không khác gì nhau gì cả. Đó sẽ là các cấp cao nhất của Trung Quốc”.

“Nếu biết rõ về ông ấy, các bạn sẽ biết rằng nếu họ liên lạc thì ông ấy sẽ nắm rõ việc này. Ông ấy biết mọi điều liên quan tới việc này, ông ấy điều hành rất chặt chẽ, mạnh mẽ và thông minh”, ông Trump tiếp tục phát biểu, đề cập tới việc ông Tập sẽ nắm rõ việc các quan chức liên hệ với chính quyền Mỹ.

Theo các nhà phân tích, ông Trump dường như đang “sốt ruột” khi phía Trung Quốc vẫn chưa chính thức liên lạc để đàm phán thương mại. Trong một chia sẻ trên mạng xã hội hôm 8/4, ông cho biết đang chờ cuộc gọi của Trung Quốc và cho rằng việc này chắc chắn sẽ xảy ra. Tới ngày 15/4, ông tiếp tục đề cập tới vấn đề này và nhấn mạnh rằng: “Quyết định nằm trong tay Trung Quốc. Họ cần đạt thỏa thuận với chúng tôi chứ không phải chúng tôi cần thỏa thuận với họ”.

Thời gian qua, Mỹ và Trung liên tục tăng thuế quan lên hàng hóa của nhau, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo các chính sách thuế quan mới của ông Trump, hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ hiện chịu thuế quan 145%. Trong khi đó, Bắc Kinh đang đáp trả bằng các áp thuế quan 125% với hàng hóa Mỹ.

Cũng chia sẻ với phóng viên ngày 17/4, ông Trump cho biết ông có thể sẵn sàng hạ thuế quan với Trung Quốc.

“Đến một thời điểm nào đó, tôi không muốn áp thuế quan thêm nữa, vì thuế quan tăng đến một mức nhất định sẽ khiến người dân không mua hàng hóa nữa", ông Trump cho biết. “Tôi có thể sẽ muốn giảm thuế. Các bạn biết đấy, tôi muốn mọi người mua hàng”.

Mỹ và Trung Quốc đến nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Nhà Trắng cho rằng Bắc Kinh nên chủ động liên lạc trước để bắt đầu đàm phán, trong khi phía Trung Quốc nói rằng họ không rõ về các yêu cầu của Mỹ.

Dù vậy, ông Trump tỏ ra tự tin về một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế cũng như một thỏa thuận về thương vụ bán TikTok chi nhánh Mỹ.

“Chúng tôi có một thỏa thuận dành cho TikTok nhưng việc này tùy thuộc vào Trung Quốc. Chúng tôi sẽ chỉ hoãn thời hạn của thỏa thuận đó cho tới khi mọi chuyện được giải quyết”, ông Trump cho biết tại Phòng Bầu Dục. “Đây là một thỏa thuận tốt cho Trung Quốc”.

Khi được hỏi liệu có cân nhắc giảm thuế quan cho Trung Quốc nếu Bắc Kinh thúc đẩy ByteDance, công ty mẹ của TikTok, bán nền tảng này tại Mỹ hay không, ông Trump nói rằng đây là vấn đề ông sẽ thảo luận với Bắc Kinh.

“Việc thực hiện thỏa thuận này là điều rất bình thường. Tôi đoán chúng tôi sẽ chỉ mất 5 phút để nói về TikTok. Không lâu đâu”, vị Tổng thống phát biểu.

Theo tiết lộ của nguồn tin trong Chính phủ Trung Quốc với hãng tin Bloomberg, Bắc Kinh muốn chính quyền ông Trump có một số hành động trước khi hai bên ngồi vào bàn đàm phán thương mại. Các hành động này bao gồm việc thể hiện sự tôn trọng hơn bằng cách kiềm chế phát biểu mang tính xem thường Trung Quốc của các thành viên nội các Mỹ.

Các điều kiện khác gồm Washington thể hiện lập trường nhất quán hơn và sẵn sàng giải quyết mối quan tâm của Bắc Kinh liên quan tới vấn đề Đài Loan và các biện pháp cấm vận của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn chính quyền Mỹ chỉ định một người làm đầu mối chính cho các cuộc đàm phán. 

-Hoài Thu

]]>Giá vàng trượt nhẹ khỏi đỉnh, SPDR Gold Trust bán gần 5 tấnLực bắt đ#225;y chờ sẵn do nhu cầu ph#242;ng ngừa rủi ro c#242;n lớn khiến mức giảm của gi#225; v#224;ng kh#225; hạn chế v#224; nhờ đ#243;, mốc gi#225; t#226;m l#253; 3.300 USD/oz được duy tr#236;...Fri, 18 Apr 2025 02:37:00 GMT/gia-vang-truot-nhe-khoi-dinh-spdr-gold-trust-ban-gan-5-tan.htm/gia-vang-truot-nhe-khoi-dinh-spdr-gold-trust-ban-gan-5-tan.htmThế giớiLực bắt đáy chờ sẵn do nhu cầu phòng ngừa rủi ro còn lớn khiến mức giảm của giá vàng khá hạn chế và nhờ đó, mốc giá tâm lý 3.300 USD/oz được duy trì...

Giá vàng thế giới quay đầu đi xuống sau khi lập đỉnh cao lịch sử mới trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (17/4) do hoạt động chốt lời của một số nhà đầu tư. Tuy nhiên, lực bắt đáy chờ sẵn do nhu cầu phòng ngừa rủi ro còn lớn khiến mức giảm của giá vàng khá hạn chế và nhờ đó, mốc giá tâm lý 3.300 USD/oz được duy trì.

Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 14,6 USD/oz so với mức chốt của phiên trước, tương đương giảm 0,44%, còn 3.329 USD/oz. Trong phiên, có thời điểm giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 3.359,9 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco.

Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá đóng cửa nói trên của vàng giao ngay tương đương khoảng 104,5 triệu đồng/lượng, giảm 0,2 triệu đồng/lượng so với sáng hôm qua.

Đầu giờ sáng nay, website Vietcombank báo giá USD ở mức 25.670 đồng (mua vào) và 26.060 đồng (bán ra), tăng 40 đồng ở mỗi đầu giá so với sáng hôm qua.

Phiên ngày thứ Sáu (18/4), thị trường tài chính Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ Phục sinh. Bởi vậy, một số nhà đầu tư đã chọn chốt lời vàng ở vùng giá kỷ lục trước khi bước vào kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài hơn thường lệ. Tuy nhiên, đồng USD còn yếu và nhu cầu rủi ro còn cao trong bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu giúp giá vàng giữ vững mốc 3.300 USD/oz.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác chốt phiên ngày thứ Năm ở mức 99,38 điểm, thấp nhất trong 3 năm và không thay đổi so với phiên ngày thứ Tư. Trong 1 tháng qua, chỉ số này đã giảm hơn 4,5%, nâng tổng mức giảm trong 3 tháng lên 9,1% - theo dữ liệu từ trang MarketWatch.

Trong khi đó, giá vàng giao ngay đã tăng gần 3% trong tuần này và tăng khoảng 31% so với mức chốt của năm 2024.

“Giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn vì đã tăng quá ngoạn mục gần đây”, nhà giao dịch kim loại quý độc lập Tai Wong nhận định với hãng tin CNBC. “Không loại trừ khả năng một thỏa thuận thương mại nào đó có thể được công bố vào cuối tuần… Tuy nhiên, xu hướng của giá vàng vẫn là tăng vì mức độ bất định và mối bất an lớn vẫn đang phủ bóng lên thị trường tài sản”.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 1 thaacute;ng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 tháng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn Trading Economics.

Hôm thứ Tư, giá vàng tăng bùng nổ 3,6% sau khi ông Trump tuyên bố mở một cuộc điều tra nhằm vào hoạt động nhập khẩu các khoáng sản quan trọng, bên cạnh các cuộc điều tra nhằm vào dược phẩm, con chip và kim loại đồng nhập khẩu. Tất cả các cuộc điều tra này đều có thể dẫn tới việc áp thuế quan.

Cùng ngày, ông Trump cũng tuyên bố có “bước tiến lớn” trong đàm phán thương mại với Nhật Bản. Tuy nhiên, phía Nhật ngày thứ Năm cho biết vòng đàm phán thương mại Nhật - Mỹ đầu tiên đã kết thúc mà chưa có thỏa thuận, và hai bên dự kiến sẽ có cuộc gặp tiếp theo trong tháng này.

“Chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng tăng giá của vàng. Nhưng các đợt điều chỉnh có thể xảy ra trong ngắn hạn do hoạt động chốt lời và nhu cầu huy động tiền mặt để đáp ứng yêu cầu đóng ký quỹ trong trường hợp xảy ra một đợt bán tháo cổ phiếu nữa”, một báo cáo của công ty tư vấn Metals Focus nhận xét.

Sau khi mua ròng 4 tấn vàng trong phiên ngày thứ Tư, quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 4,9 tấn vàng trong phiên ngày thứ Năm, giảm khối lượng nắm giữ còn 952,3 tấn vàng. Tuần này, quỹ bán ròng gần 1 tấn vàng, sau khi mua ròng 20 tấn vàng trong tuần trước.

-Điệp Vũ

]]>Phái đoàn Nhật rời Mỹ, chưa có thỏa thuận thương mại nàoSau v#242;ng đ#224;m ph#225;n đầu ti#234;n, ph#237;a Nhật cho biết hai b#234;n đ#227; nhất tr#237; sẽ tổ chức cuộc gặp thứ hai trong th#225;ng n#224;y...Fri, 18 Apr 2025 01:26:59 GMT/phai-doan-nhat-roi-my-chua-co-thoa-thuan-thuong-mai-nao.htm/phai-doan-nhat-roi-my-chua-co-thoa-thuan-thuong-mai-nao.htmThế giớiSau vòng đàm phán đầu tiên, phía Nhật cho biết hai bên đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thứ hai trong tháng này...

Đoàn quan chức cấp cao của Nhật Bản tới Mỹ để đàm phán thương mại trong tuần này chuẩn bị lên đường về nước mà chưa có một thỏa thuận nào, dù đã có cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump nhằm thuyết phục ông dỡ bỏ thuế quan.

Hôm thứ Tư, ông Trump đã tiếp Bộ trưởng Bộ Phục hồi kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa tại Nhà Trắng và sau cuộc gặp, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social rằng đã có “bước tiến lớn” trong đàm phán thương mại giữa hai quốc gia đồng minh. Nhật Bản đang nỗ lực để trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên đạt được thỏa thuận với Mỹ về hạ thuế quan đối ứng và đây cũng là kỳ vọng của giới quan sát, xét tới mối quan hệ gần gũi giữa Tokyo và Washington.

Giới chức Nhật bản cho biết cuộc gặp giữa ông Trump và ông Akazawa là ngoài dự kiến và đó có thể là dấu hiệu cho thấy ông chủ Nhà Trắng sẵn sàng đi đến thỏa thuận thương mại với các nước đồng minh, nhất là khi Trung Quốc cũng đang cố gắng tăng cường các mối quan hệ thương mại của nước này trên toàn cầu.

Sau khi hoàn tất vòng đàm phán thương mại đầu tiên với giới chức Mỹ, ông Akazawa ngày 17/4 nói với báo giới rằng hai bên đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thứ hai trong tháng này và tìm kiếm một giải pháp nhanh cho vấn đề thuế quan. Ông gọi thuế quan của Mỹ là “vô cùng đáng tiếc” và hối thúc Chính phủ Mỹ đi đến một thỏa thuận mang lại sức mạnh cho cả hai nền kinh tế - tờ Financial Times đưa tin.

Ông Akazawa cũng nói ông “rất biến ơn” việc ông Trump đã dành thời gian tiếp đoàn quan chức Nhật trước khi đoàn tiến hành đàm phán với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent và đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer.

Bên phía Nhật Bản, ông Akazawa là nhà đàm phán cấp cao nhất trong các cuộc đàm phán thương mại lần này với Mỹ. Bên phía Mỹ, ông Bessent được chỉ định là nhà đàm phán cấp cao nhất.

Các đối tác thương mại của Mỹ dành sự quan tâm lớn cho đàm phán thương mại Mỹ - Nhật, diễn biến và kết quả của cuộc đàm phán này có thể nói lên nhiều điều về chiến lược của ông Trump trong cuộc chiến thương mại mà ông khởi xướng sau khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.

Tuy Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á, đồng thời là nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất, ông Trump đã không miễn trừ nước này khỏi thuế quan 25% mà ông áp lên ô tô, thép và nhôm nhập khẩu. Ngoài ra, ông còn áp thuế quan đối ứng 24% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2025, Nhật Bản có thặng dư thuơng mại 63 tỷ USD vào Mỹ - theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 17/4. Mức thặng dư này đã giảm 1,3% so với tài khóa trước.

Phát biểu trước báo giới tại Tokyo sáng ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhấn mạnh lợi thế tiềm tàng của của nước này khi được ông Trump đưa vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong đàm phán thương mại. “Dĩ nhiên, các cuộc đàm phán sẽ không dễ dàng”, ông Ishiba nói thêm.

Trước khi diễn ra vòng đàm phán vừa rồi, ông Trump đã phát tín hiệu sẽ đưa ra vấn đề Nhật Bản nên chia sẻ thêm gánh nặng tài chính của việc quân đội Mỹ đóng quân ở Nhật. Ông cũng đã nhiều lần nói rằng hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật là “không công bằng”. Mới tuần trước, ông nói Mỹ “phải trả hàng trăm tỷ USD để bảo vệ họ, mà họ chẳng chi đồng nào”.

Trong khi đó, số liệu từ phía Nhật cho thấy nước này chi khoảng 1,4 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ việc quân đội Mỹ hiện diện ở nước này.

Ông Akazawa cho biết vòng đàm phán vừa diễn ra không bao gồm vấn đề tỷ giá hối đoán đồng yên. Một đồng yên yếu vốn là một vấn đề mà chính quyền Mỹ rất quan tâm vì được xem là yếu tố mang lại lợi thế thương mại cho Nhật Bản.

Theo ông Akazawa, vấn đề tỷ giá sẽ được thảo luận riêng giữa ông Bessent và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato. Sau đó, ông Akazawa nhắc lại lập trường của Nhật Bản rằng nước này không thao túng thị trường với mục đích làm mất giá đồng yên.

-An Huy

]]>Chứng khoán Mỹ giằng co vì nhà đầu tư còn lo về thuế quan, giá dầu tăng hơn 3%C#225;c chỉ số chứng kho#225;n Mỹ đ#227; c#243; l#250;c “xanh” v#224;o buổi chiều sau khi Tổng thống Donald Trump n#243;i #244;ng kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại v#224; Trung Quốc v#224; Li#234;n minh ch#226;u #194;u (EU)...Fri, 18 Apr 2025 00:49:40 GMT/chung-khoan-my-giang-co-vi-nha-dau-tu-con-lo-ve-thue-quan-gia-dau-tang-hon-3.htm/chung-khoan-my-giang-co-vi-nha-dau-tu-con-lo-ve-thue-quan-gia-dau-tang-hon-3.htmThế giớiCác chỉ số chứng khoán Mỹ đã có lúc “xanh” vào buổi chiều sau khi Tổng thống Donald Trump nói ông kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại và Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU)...

Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm (17/4) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, với SP 500 tăng nhẹ trong khi Dow Jones có phiên giảm thứ ba liên tiếp do mối lo của nhà đầu tư về cuộc chiến thuế quan chưa thể được giải tỏa. Giá dầu tăng mạnh vì lệnh trừng phạt mới của Mỹ với Iran có thể khiến hoạt động xuất khẩu dầu của nước này giảm mạnh.

Sau khi giằng co giữa giảm và tăng trong suốt thời gian của phiên giao dịch, SP 500 tăng 0,13%, đóng cửa ở mức 5.282,7 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,13%, chốt ở 16.286,45 điểm.

Dow Jones mất 527,16 điểm, tương đương giảm 1,33%, chốt ở mức 39.142,23 điểm. Việc chỉ số blue-chip ghi nhận mức giảm mạnh là do cú giảm 22% của cổ phiếu UnitedHealth sau khi công ty bảo hiểm này công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận không đạt kỳ vọng của giới phân tích. Đến phiên này, cả Dow Jones và Nasdaq cùng ghi nhận 3 phiên giảm liên tiếp.

Cổ phiếu Nvidia tiếp tục đương đầu với áp lực giảm lớn, mất 3% sau khi giảm gần 7% trong phiên trước. Hôm thứ Ba, hãng chip hàng đầu thế giới cho biết sẽ phải bút toán giảm khoảng 5,5 tỷ USD trong kết quả kinh doanh quý 1 do Mỹ bất ngờ công bố biện pháp xuất khẩu mới đối với việc hãng bán chip đồ họa H20 cho Trung Quốc và một số quốc gia khác.

Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã có lúc “xanh” vào buổi chiều sau khi Tổng thống Donald Trump nói ông kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại và Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Tuyên bố này được ông Trump đưa ra sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vào hôm thứ Tư khiến giới đầu tư lo ngại khi nói rằng chính sách thuế quan có thể đẩy lạm phát tăng trong ngắn hạn và đặt ra thách thức đối với việc hoạch định chính sách tiền tệ.

Phiên ngày thứ Sáu (19/4), chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn. Cả tuần này, cả ba chỉ số chính đều giảm, với Dow Jones và Nasdaq đều giảm hơn 2% mỗi chỉ số, còn SP 500 giảm 1,5%.

Kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4 tới nay, SP 500 đã giảm gần 7%, còn Dow Jones và Nasdaq đều giảm hơn 7% mỗi chỉ số.

“Thị trường đang chờ đợi và loay hoay tìm phương hướng. Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư muốn chờ kết quả các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ”, chiến lược gia Rob Haworth của công ty quản lý tài sản US Bank Wealth Management nhận định với hãng tin CNBC.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 2,11 USD/thùng, tương đương tăng 3,2%, chốt ở 67,96 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 2,21 USD/thùng, tương đương tăng 3,54%, chốt ở 64,68 USD/thùng.

Lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu của Iran và những tuyên bố cứng rắn của Bộ Tài chính Mỹ về vấn đề này đang làm dấy lên mối lo ngại rằng nguồn cung dầu toàn cầu sẽ thắt lại, theo đó hỗ trợ giá dầu - theo nhận định của nhà phân tích Giovanni Staunovo thuộc ngân hàng UBS.

Biện pháp trừng phạt mới nói trên được chính quyền ông Trump công bố vào hôm thứ Tư tuần này, bao gồm việc nhắm vào các nhà máy lọc dầu tư nhân Trung Quốc. Đây là động thái nhằm gây sức ép lên Tehran trong bối cảnh diễn ra đàm phán giữa Mỹ với Iran về chương trình hạt nhân của quốc gia vùng Vịnh.

“Có một vài yếu tố đẩy giá dầu tăng: hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư bán khống đầu, đồng USD suy yếu, và áp lực của Mỹ đối với Iran”, nhà phân tích Tony Sycamore của công ty IG nhận xét. “Nhưng nếu xét đến việc kinh tế Mỹ cùng lắm chỉ có thể đi ngang trong 1-2 quý tới và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm còn 3-4%, điều đó là không có lợi đối với giá dầu”.

Thời gian gần đây, một loạt tổ chức từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cho tới Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và nhiều ngân hàng như Goldman Sachs và JPMorgan Chase đã đồng loạt cắt giảm dự báo về giá dầu và tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Nguyên nhân phía sau sự cắt giảm này là thuế quan của Mỹ và hành động trả đũa của một số đối tác thương mại có thể khiến thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh.

-Bình Minh

]]>Mức tỷ giá đồng yên có thể khiến BOJ dừng tăng lãi suấtNg#224;y 17/4, tỷ gi#225; đồng y#234;n c#243; l#250;c đạt mức cao nhất 7 th#225;ng so với USD, nhưng sau đ#243; yếu đi v#236; c#243; tin đ#224;m ph#225;n thương mại Mỹ - Nhật chưa b#224;n đến vấn đề tỷ gi#225; tiền tệ...Thu, 17 Apr 2025 12:09:00 GMT/muc-ty-gia-dong-yen-co-the-khien-boj-dung-tang-lai-suat.htm/muc-ty-gia-dong-yen-co-the-khien-boj-dung-tang-lai-suat.htmThế giớiNgày 17/4, tỷ giá đồng yên có lúc đạt mức cao nhất 7 tháng so với USD, nhưng sau đó yếu đi vì có tin đàm phán thương mại Mỹ - Nhật chưa bàn đến vấn đề tỷ giá tiền tệ...

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể xem xét dừng tăng lãi suất nếu đồng yên của nước này tăng giá gần tới ngưỡng 130 yên đổi 1 USD và khả năng lạm phát duy trì thấp đi - theo một báo cáo của Goldman Sachs. Ngày 17/4, tỷ giá đồng yên có lúc đạt mức cao nhất 7 tháng so với USD, nhưng sau đó yếu đi vì có tin đàm phán thương mại Mỹ - Nhật chưa bàn đến vấn đề tỷ giá tiền tệ.

Trong báo cáo công bố vào đầu tuần này, các nhà kinh tế của Goldman Sachs nói một đợt tăng giá mạnh của đồng yên có thể gây suy giảm lợi nhuận đối với các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, kéo giá hàng hóa nhập khẩu giảm xuống, gây hạn chế đầu tư trong nước và làm suy yếu tăng trưởng tiền lương, đặt ra thách thức đối với BOJ trong việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Báo cáo cũng nói rằng nếu đồng yên tăng giá tới cận dưới của khoảng 130-140 yên đổi 1 USD, BOJ có thể hạ dự báo lạm phát của tài khóa 2026 về ngưỡng khoảng 1,5%, thấp hơn so với mục tiêu lạm phát của cơ quan này là 2%.

Ngược lại, nếu yên giảm giá quá 160 yên/USD - mức tỷ giá góp phần khiến BOJ tăng lãi suất vào tháng 7 năm ngoái - các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể xem xét đẩy nhanh việc tăng lãi suất, báo cáo nhận định.

Báo cáo trên được Goldman Sachs đưa ra trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu gần đây có nhiều biến động do các động thái chính sách thuế quan khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sự biến động đó đã thúc đẩy nhu cầu nắm giữ các tài sản an toàn như vàng, đồng franc Thụy Sỹ và đồng yên Nhật, đồng thời khiến nhà đầu tư đánh giá lại triển vọng chính sách của BOJ.

Trong phiên ngày 17/4 tại thị trường châu Á, đồng yên có lúc đạt mức cao nhất so với USD kể từ tháng 10 năm ngoái, với 141,62 yên đổi 1 USD. Sau đó, đồng USD tăng giá gần 0,6% so với yên, đạt USD đổi 142,64 yên. Đồng yên giảm giá trở lại sau khi Bộ trưởng Bộ Phục hồi kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa cho biết vấn đề tỷ giá chưa được thảo luận tại vòng đàm phán thương mại đang diễn ra ở Washington giữa các quan chức cấp cao của Nhật và Mỹ.

Những ngày gần đây, USD đương đầu áp lực giảm giá mạnh so với yên, một phần vì giới đầu tư cho rằng đàm phán thương mại Mỹ - Nhật có thể bao gồm nội dung hai nước nhất trí tăng tỷ giá của yên so với USD. Với vị thế đầu cơ giá lên đồng yên đã lên mức cao nhất kể từ năm 1986, thành quả tăng giá gần đây của yên có thể bị đảo ngược nếu không có thỏa thuận nào như vậy - theo hãng tin Reuters.

Tuy nhiên, đồng yên vẫn đang là một tài sản an toàn được ưa chuộng trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây, đồng yên và euro đều đã tăng giá gần 5% so với USD. Đồng franc Thụy Sỹ - một “hầm trú ẩn” khác - tăng khoảng 8% so với USD trong cùng khoảng thời gian.

Báo cáo nói trên của Goldman Sachs nâng dự báo tỷ giá yên lên mức 135 yên đổi 1 USD vào cuối năm nay.

Tháng trước, ông Trump bày tỏ nghi ngờ Trung Quốc và Nhật Bản lợi dụng vấn đề tỷ giá để gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Mỹ. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và các quan chức Nhật khác phủ nhận cáo buộc này.

Tuy nhiên, kịch bản chính của Goldman Sachs vẫn là BOJ duy trì lập trường chính sách tiền tệ tăng dần lãi suất, xét tới việc nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang tăng trưởng mạnh hơn mức tiềm năng dù bị Mỹ áp thuế quan.

-An Huy

]]>Nhiều chuyến tàu chở hàng từ Trung Quốc đã bị hủyTrung Quốc hiện chiếm khoảng 30% tổng lượng h#224;ng h#243;a nhập khẩu qua t#224;u container v#224;o Mỹ, giảm từ mức khoảng 37% v#224;o năm 2018, nhưng chiếm xấp xỉ 54% tổng lượng h#224;ng h#243;a nhập khẩu qua t#224;u container v#224;o Mỹ từ khu vực ch#226;u #193;, giảm từ mức 67% v#224;o năm 2018...Thu, 17 Apr 2025 11:04:50 GMT/nhieu-chuyen-tau-cho-hang-tu-trung-quoc-da-bi-huy.htm/nhieu-chuyen-tau-cho-hang-tu-trung-quoc-da-bi-huy.htmThế giớiTrung Quốc hiện chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ, giảm từ mức khoảng 37% vào năm 2018, nhưng chiếm xấp xỉ 54% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ từ khu vực châu Á, giảm từ mức 67% vào năm 2018...

Các công ty nhập khẩu hàng hóa ở Mỹ đang nhận được ngày càng nhiều thông báo về các chuyến tàu chở hàng khỏi Trung Quốc bị hủy bởi các công ty vận tải đường biển. Đây là một cách để các hãng tàu cân bằng lại tình trạng sụt giảm số lượng đặt chuyến do tác động từ các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự leo thang của chiến tranh thương mại.

Theo hãng tin CNBC, công ty vận tải HLS Group đã ghi nhận tổng cộng 80 chuyến tàu từ Trung Quốc bị hủy trong thời gian gần đây. Trong một báo cáo gửi khách hàng trong tuần này, công ty  nói rằng thương chiến Mỹ - Trung đang dẫn tới sự sụt giảm nhu cầu, và các hãng vận tải biển bắt đầu phải tạm dừng hoặc điều chỉnh dịch vụ xuyên Thái Bình Dương.

ONE, một liên minh vận tải biển lớn, đã “tạm dừng cho tới khi có thông báo tiếp theo” một tuyến vận tải mà liên minh dự kiến đưa trở lại vào tháng 5 tới, với các hải cảng ở Thanh Đảo, Ninh Ba, Thượng Hải, Pusan, Vancouver và Tacoma. Một tuyến hiện tại của ONE dự kiến sẽ hủy việc cập cảng ở Wilmington ở bang North Carolina, Mỹ.

Giới phân tích cho rằng sự suy giảm của hoạt động vận tải tàu container tới Bắc Mỹ sẽ gây ra những hệ lụy lớn đối với nhiều mối liên kết trong nền kinh tế và chuỗi cung ứng, bao gồm các hải cảng và doanh nghiệp logistics. Giả sử mỗi chuyến tàu bị hủy lẽ ra chở 8.000-10.000 TEU (đơn vị tương đương thùng hàng kích thước 20 foot), số lượng hàng hóa vận tải bị hủy chuyến sẽ là 640.000-800.00 container, đồng thời sẽ dẫn tới giảm hoạt động và số tiền phí thu được ở các cảng. Các hoạt động xếp dỡ, vận tải container bằng xe tải và đường sắt, và lưu kho hàng hóa cũng giảm theo.

Ngày 16/4, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo rằng triển vọng thương mại toàn cầu đã “xấu đi nhanh chóng” do kế hoạch thuế quan đối ứng của ông Trump. Giá cổ phiếu của hãng vận tải đường bộ Mỹ JB Hunt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 sau khi công ty đề cập tới sự bấp bênh do thuế quan gây ra.

“Chúng tôi không thể lường trước được lượng đặt chuyến lại giảm mạnh đến như vậy”, CEO Alan Murphi của công ty Sea-Intelligence nói với CNBC. “Phần lớn dịch vụ vận tải container đường biển từ châu Á tới Mỹ là từ Trung Quốc. Sẽ không có chuyện không còn những container hàng để chở, nhưng số thùng hàng sẽ giảm. Sắp tới, số chuyến tàu bị hủy sẽ rất nhiều”.

Trung Quốc hiện chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ, giảm từ mức khoảng 37% vào năm 2018, nhưng chiếm xấp xỉ 54% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ từ khu vực châu Á, giảm từ mức 67% vào năm 2018.

Ông Bruce Chan, Giám đốc phụ trách mảng logistic và di chuyển tương lai toàn cầu của công ty Stifel, nói rằng chính sách thuế quan của Mỹ đã gây ra sự bất định lớn về nhu cầu của người tiêu dùng, và các nhà bán lẻ buộc phải thận trọng với lượng hàng tồn kho, nhất là sau khi họ đã tích trữ hàng hóa nhiều quá mức vào các năm 2021-2022 sau thời kỳ tắc nghẽn chuỗi cung ứng vì đại dịch Covid-19.

Sự bấp bênh đó đang bắt đầu được thể hiện qua những chuyến tàu bị hủy trên Thái Bình Dương. Chúng tôi cho rằng điều này có thể sự sụt giảm 2 con số về lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ ngay từ tháng tới”, ông Chan nói.

Số lượng đặt chuyến tàu container từ tuần cuối của tháng 3 tới tuần đầu của tháng 4 trên toàn cầu và tới Mỹ đã sụt giảm mạnh. Tình trạng sụt giảm được ghi nhận ở nhiều loại hàng hóa khác nhau, gồm quần áo và phụ kiện, len sợ và vải vóc - những nhóm có mức giảm hơn 50%.

Do số container hàng hóa cần được vận chuyển giảm xuống, các hãng vận tải biển sẽ phải hủy chuyến và cả điều chỉnh các tuyến đường, chẳng hạn hủy bớt số cảng mà mỗi chuyến tàu dự định cập bến. “Thời Covid, các hãng vận tải biển đưa tàu đi bảo trì. Bây giờ, các hãng tàu cũng có thể hủy chuyến, cắt giảm số cảng mà mỗi chuyến tàu dự định cập bến, sử dụng tàu nhỏ hơn, hoặc giảm vận tốc di chuyển của tàu”, ông Murphy nói.

Những biện pháp như vậy sẽ làm giảm công suất vận tải container, giúp đảm bảo mỗi chuyến tàu vẫn đầy hàng, nhưng có thể gây ra những tác động khó lường về giá cước vận tải. Số chuyến tàu giảm do nhu cầu giảm có thể dẫn tới giá cước giảm, nhưng trên thực tế thời Covid, việc các chuyến tàu chở hàng bị hủy được xem là một nguyên nhân khiến giá cước tăng chóng mặt.

-Bình Minh

]]>Mỹ công bố tiền thuế thu được từ thuế quan đối ứngCơ quan Hải quan v#224; Bảo vệ bi#234;n giới Mỹ (CBP) mới đ#226;y đ#227; c#244;ng bố số tiền thuế thu được từ thuế quan đối ứng, nhưng con số được đưa ra c#243; vẻ kh#244;ng đạt tới mức m#224; Tổng thống Donald Trump vẫn tuy#234;n bố...Thu, 17 Apr 2025 09:20:55 GMT/my-cong-bo-tien-thue-thu-duoc-tu-thue-quan-doi-ung.htm/my-cong-bo-tien-thue-thu-duoc-tu-thue-quan-doi-ung.htmThế giớiCơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) mới đây đã công bố số tiền thuế thu được từ thuế quan đối ứng, nhưng con số được đưa ra có vẻ không đạt tới mức mà Tổng thống Donald Trump vẫn tuyên bố...

Trong một tuyên bố gửi hãng tin CNBC đầu tuần này, CBP cho biết “kể từ ngày 5/4, CBP đã thu được hơn 500 triệu USD tiền thuế đối ứng mới. Số tiền thu được này là một phần trong tổng số tiền hơn 21 tỷ USD thu được từ thuế quan trong 15 hành động thương mại mà Tổng thống thực thi từ ngày 20/1/2025”.

Con số trên được đưa ra sau sự cố kéo dài 10h đồng hồ trong hệ thống thuế quan điện tử của Mỹ khiến các nhà nhập khẩu của nước này không thể nhập mã để được miễn thuế suất cao hơn cho những lô hàng được miễn thuế suất thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10% trong 90 ngày.

“Trong thời gian ngắn xảy ra sự cố, dòng tiền từ thu thuế bình quân 250 triệu USD mỗi ngày của CBP vẫn không bị gián đoạn”, cơ quan này cho biết trong tuyên bố.

Trước đó, ông Trump vẫn nói rằng Mỹ đang thu 2 tỷ USD mỗi ngày từ thuế quan, bao gồm thu trực tiếp từ thuế đối ứng. Dữ liệu gần đây nhất do Bộ Tài chính Mỹ công bố vào hôm thứ Hai tuần này cho thấy tổng số tiền thu được thuế quan mỗi ngày là 305 triệu USD. Hải quan Mỹ thu thuế quan đối với tất cả các lô hàng thuộc diện chịu thuế quan ngay khi những lô hàng đó qua cửa hải quan.

Trong nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai này, ông Trump đã áp thuế quan đối ứng 145% lên hàng hóa Trung Quốc. Ông áp thuế quan đối ứng từ 10-50% lên khoảng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhưng hôm 9/4 đã hạ tất cả về thuế suất cơ sở 10% trong 90 ngày, tiếp đó miễn thuế quan đối ứng cho hàng công nghệ. Ngoài ra, ông còn áp  25% lên hàng hóa Canada và Mexico, nhưng sau đó tạm miễn cho những hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn của thỏa thuận tự do mậu dịch giữa 3 nước USMCA; thuế quan 25% lên ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu; và thuế quan 25% lên thép và nhôm nhập khẩu.

Trước khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng về sản xuất và thương mại Peter Navarro nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox News rằng các kế hoạch thuế quan, chưa kể thuế quan ô tô, của ông Trump sẽ mang về cho Mỹ số tiền ngân sách 6 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới, tương đương con số bình quân 600 tỷ USD mỗi năm. Thuế quan ô tô có thể mang về thêm 100 tỷ USD mỗi năm nữa.

Theo hãng tin CNN, con số mà ông Navarro đưa ra tương đương với một đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngay cả sau khi yếu tố lạm phát đã được tính đến, số tiền này vẫn có thể lớn gấp 3 lần đợt tăng thuế của Mỹ vào năm 1942 để trang trải chi phí của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhưng ông Navarro khẳng định việc áp thuế quan không phải là tăng thuế mà là giảm thuế, nhắc lại quan điểm của chính quyền Trump bấy lâu nay rằng thuế quan không phải do người tiêu dùng Mỹ trả mà do doanh nghiệp ở các quốc gia khác hoặc chính các quốc gia đó phải trả.

Trong khi đó, các nhà phê bình nói rằng thuế quan của ông Trump sẽ làm gia tăng mạnh mẽ chi phí đối với người tiêu dùng Mỹ và sẽ là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.

“Đó chính là thuế. Tiền đó không phải từ trên trời rơi xuống, mà đến từ việc giá hàng hóa tăng. Người Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn để mua hàng hóa. Chúng ta đang nói tới việc tăng thuế 700 tỷ USD mỗi năm”, thượng nghị sỹ Mark Warner nói với Fox ngay sau cuộc trả lời phỏng vấn của ông Navarro.

-Bình Minh

]]>