VnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiTạp chí kinh tế Việt Nam và Thế GiớiSun, 27 Apr 2025 14:21:15 GMThttps://media.vneconomy.vn/App_themes/images/logo.pngVnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiVnEconomyThường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 của Quốc hộiNg#224;y 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Ch#237;nh chủ tr#236; cuộc họp của Thường trực Ch#237;nh phủ tiếp tục cho #253; kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội kh#243;a XV chuẩn bị khai mạc đầu th#225;ng 5/2025...Sun, 27 Apr 2025 14:21:15 GMT/thuong-truc-chinh-phu-cho-y-kien-ve-4-noi-dung-quan-trong-phuc-vu-ky-hop-thu-9-cua-quoc-hoi.htm/thuong-truc-chinh-phu-cho-y-kien-ve-4-noi-dung-quan-trong-phuc-vu-ky-hop-thu-9-cua-quoc-hoi.htmTiêu điểmNgày 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV chuẩn bị khai mạc đầu tháng 5/2025...

Tham dự cuộc họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công); việc tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Cuộc họp cũng cho ý kiến về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam và một số nội dung liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Dự aacute;n Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật được thảo luận tại cuộc họp - Ảnh: VGP
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật được thảo luận tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Trước đó, để chuẩn bị các nội dung trình cấp có thẩm quyền, Thường trực Chính phủ, Chính phủ cũng đã nhiều lần thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật; dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Cùng với cho ý kiến về một số nội dung cụ thể để các cơ quan chủ trì tiếp thu, tiếp tục hoàn thiện các dự thảo, tờ trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận để giải quyết vấn đề trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đồng thời, tuân thủ, chấp hành nghiêm các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, quán triệt sâu sắc và kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng; rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà cùng thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, Thủ tướng nêu rõ rằng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, năng cao năng lực thực thi và thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Tinh thần là quản lý theo mục tiêu, yêu cầu chung với các dự án là đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và không đội vốn do yếu tố chủ quan, đồng thời phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường quyền tự chủ với các doanh nghiệp.

Về việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thủ tướng cho rằng cần thiết kế cơ chế, chính sách vượt trội, thông thoáng, cạnh tranh hơn các trung tâm đang có, đồng thời có các công cụ để kiểm soát khi cần thiết, bảo đảm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

-Tiến Dũng

]]>Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 17+18-2025Mời qu#253; độc giả đ#243;n đọc Tạp ch#237; Kinh tế Việt Nam số 17+18-2025 ph#225;t h#224;nh ng#224;y 28/04-11/5/2025 với nhiều chuy#234;n mục hấp dẫn...Sun, 27 Apr 2025 05:26:00 GMT/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-1718-2025.htm/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-1718-2025.htmTiêu điểmMời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 17+18-2025 phát hành ngày 28/04-11/5/2025 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

-Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

]]>Ngân hàng ưu tiên an toàn vốn để ứng phó với những biến động bất ngờTại Đại hội cổ đ#244;ng của Techcombank ng#224;y 26/4/2025, trả lời c#226;u hỏi của nh#224; đầu tư về khả năng đưa hiệu suất sinh lời tr#234;n vốn chủ sở hữu (ROE) vượt 20%, Tổng gi#225;m đốc Jens Lottner cho biết ng#226;n h#224;ng chủ động hy sinh mục ti#234;u n#224;y để duy tr#236; hệ số an to#224;n vốn ở mức cao, nhằm sẵn s#224;ng ứng ph#243; với biến động v#224; tham gia c#225;c dự #225;n lớn...Sat, 26 Apr 2025 10:24:37 GMT/ngan-hang-uu-tien-an-toan-von-de-ung-pho-voi-nhung-bien-dong-bat-ngo.htm/ngan-hang-uu-tien-an-toan-von-de-ung-pho-voi-nhung-bien-dong-bat-ngo.htmTài chínhTại Đại hội cổ đông của Techcombank ngày 26/4/2025, trả lời câu hỏi của nhà đầu tư về khả năng đưa hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) vượt 20%, Tổng giám đốc Jens Lottner cho biết ngân hàng chủ động hy sinh mục tiêu này để duy trì hệ số an toàn vốn ở mức cao, nhằm sẵn sàng ứng phó với biến động và tham gia các dự án lớn...

Ngày 26/4/2025, tại Hà Nội, Techcombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Các vấn đề được cổ đông quan tâm, đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo ngân hàng là: biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng bị tác động ra sao trong bối cảnh cạnh tranh tín dụng gay gắt và lãi suất thấp; chất lượng tài sản và nợ xấu; cải thiện hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu; định hướng mở rộng sản phẩm, dịch vụ và kế hoạch IPO Công ty Chứng khoán Techcombank (TCBS).

CỦNG CỐ BỘ ĐỆM VỐN TRƯỚC CÁC CÚ SỐC VĨ MÔ

Theo ông Jens Lottner, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên mặt bằng lãi suất cho vay hạ nhiệt nhanh chóng trong thời gian vừa qua trong khi lãi suất huy động lại giảm chậm hơn.
Sự chênh lệch này khiến NIM của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng rõ rệt. Dù vậy, Techcombank đã kiểm soát tốt đà suy giảm nhờ vào chiến lược cân đối danh mục khách hàng và tối ưu hóa chi phí vốn.

Tổng Giám đốc Techcombank cho biết ngân hàng vẫn duy trì mức NIM cao hơn trung bình ngành trong suốt 12 tháng qua. 

Đại hội cổ đocirc;ng thường niecirc;n 2025 của Techcombank.
Đại hội cổ đông thường niên 2025 của Techcombank.
 

"Techcombank đang duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức 15%, cao hơn đáng kể so với mặt bằng ngành (khoảng 12%). Nếu giảm tỷ lệ này về 12%, ROE có thể đạt 20%. Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên chiến lược an toàn, nhằm tăng trưởng bền vững và sẵn sàng ứng phó với biến động lớn. Đồng thời, để tham gia các dự án hạ tầng quy mô, Techcombank cần duy trì nền tảng vốn vững chắc. Ngân hàng hiện tập trung mở rộng nguồn thu từ phí dịch vụ (fee income)".

Ông Jens Lottner, CEO Techcombank

Về chất lượng tài sản, ông Jens Lottner khẳng định ngân hàng không ghi nhận dấu hiệu đáng lo ngại nào. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định, chỉ dao động nhẹ trong khoảng 2–3 điểm cơ bản, chủ yếu do một số biến động từ danh mục cho vay bán lẻ có tài sản thế chấp của các khách hàng lớn. Techcombank đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5%, đến thời điểm hiện tại tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát dù kinh tế vĩ mô đối mặt với những rủi ro do căng thẳng thương mại kéo dài.

Trả lời câu hỏi về khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) vượt 20%, lãnh đạo ngân hàng cho rằng đây là một mục tiêu thách thức trong bối cảnh hiện tại. Nguyên nhân chính là do Techcombank đang duy trì mức vốn chủ sở hữu rất cao, với hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 15%, trong khi trung bình ngành khoảng 12%.

Ông Jens Lottner cho biết nếu giảm CAR về mức 12%, ROE của ngân hàng có thể đạt ngưỡng 20%. Tuy nhiên, ngân hàng lựa chọn chiến lược thận trọng: duy trì vốn dày để đảm bảo khả năng ứng phó với các biến động bất ngờ như khủng hoảng lãi suất hoặc những bất ổn thương mại, đồng thời tạo nền tảng để tham gia các dự án hạ tầng quy mô lớn trong tương lai.

Về kế hoạch chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của TCBS, lãnh đạo ngân hàng cho biết đã làm việc với một số nhà đầu tư lớn và có thể IPO TCBS vào cuối năm nay nhưng  còn phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến thị trường tài chính có thuận lợi hay không.

CHI TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT 10% TRONG NĂM 2025

Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16,4%, phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Ngân hàng kỳ vọng đạt lợi nhuận trước thuế 31.500 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2024, đồng thời duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1,5%.

Ban lãnh đạo Techcombank đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7%, nhờ nhiều yếu tố thuận lợi như sự phục hồi của hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tích cực và việc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Định hướng dài hạn của ngân hàng là trở thành tổ chức tài chính tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách toàn diện, tiên phong trên hành trình chuyển đổi số của toàn ngành ngân hàng Việt Nam.

Đại hội cũng thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Với gần 7,065 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, tổng số tiền dự kiến chi trả khoảng 7.065 tỷ đồng, lấy từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ. Thời gian thực hiện chi trả trước ngày 31/12/2025, thời điểm cụ thể do Hội đồng Quản trị quyết định, đảm bảo quyền lợi cổ đông.

Ngoài ra, ngân hàng sẽ phát hành gần 21,4 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP, tương đương hơn 0,3% vốn điều lệ. Giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, với tổng giá trị theo mệnh giá gần 214 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III hoặc quý IV/2025 sau khi hoàn tất thủ tục với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Sau phát hành, vốn điều lệ của Techcombank sẽ tăng từ gần 70.649 tỷ đồng lên hơn 70.862 tỷ đồng. Ngân hàng kỳ vọng việc tăng vốn sẽ nâng cao năng lực tài chính, duy trì các tỷ lệ an toàn vốn cao và hỗ trợ nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn tới.

-Tùng Thư

]]>Một ngân hàng vừa chuyển giao bắt buộc dự kiến có lãi trong năm 2025Tại Đại hội đồng cổ đ#244;ng MB ng#224;y 26/4/2025, ban l#227;nh đạo ng#226;n h#224;ng cho biết đang đẩy mạnh tiến tr#236;nh t#225;i cấu tr#250;c c#225;c đơn vị th#224;nh vi#234;n, trong đ#243; kỳ vọng MBV (tiền th#226;n OceanBank m#224; MB nhận chuyển giao bắt buộc) c#243; l#227;i trong năm 2025...Sat, 26 Apr 2025 09:35:50 GMT/mot-ngan-hang-vua-chuyen-giao-bat-buoc-du-kien-co-lai-trong-nam-2025.htm/mot-ngan-hang-vua-chuyen-giao-bat-buoc-du-kien-co-lai-trong-nam-2025.htmTài chínhTại Đại hội đồng cổ đông MB ngày 26/4/2025, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết đang đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc các đơn vị thành viên, trong đó kỳ vọng MBV (tiền thân OceanBank mà MB nhận chuyển giao bắt buộc) có lãi trong năm 2025...

Ngày 26/4/2025, MB tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, số cổ đông tham dự lên tới gần 4.400 người. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực.

ĐẨY MẠNH TÁI CẤU TRÚC CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng khoảng 10% so với năm trước, tương đương đạt khoảng 31.712 tỷ đồng, dựa trên mức thực hiện 28.829 tỷ đồng trong năm 2024. Cùng với đó, tổng tài sản được kỳ vọng tăng trưởng 21,2%, lên gần 1,37 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2025. Huy động vốn và tín dụng tăng lần lượt 23,3% và 23,7%, trên cơ sở hạn mức tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Về kiểm soát rủi ro, MB cam kết duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,7% và hệ số an toàn vốn (CAR) tuân thủ Basel II ở mức tối thiểu 9%. Các chỉ số hiệu quả hoạt động như ROE ở mức 20–22%, ROA khoảng 2% và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) dưới 30%.

Cùng với các chỉ tiêu tài chính, MB sẽ mở rộng mạnh tệp khách hàng, hướng tới đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và cán mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

Hagrave;ng nghigrave;n nhagrave; đầu tư tham dự Đại hội cổ đocirc;ng thường niecirc;n 2025 của MB.
Hàng nghìn nhà đầu tư tham dự Đại hội cổ đông thường niên 2025 của MB.

Năm 2025, MB sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc pháp lý và sở hữu tại công ty con, đồng thời lên kế hoạch mở rộng đầu tư ở các thị trường nước ngoài mà ngân hàng có thế mạnh.

Theo lãnh đạo MB, ngân hàng đang thực hiện phương án nhận chuyển giao bắt buộc MBV với kế hoạch góp vốn tối đa 5.000 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục triển khai các nội dung theo phương án đã được cơ quan quản lý phê duyệt. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo MB kỳ vọng MBV sẽ có lãi trở lại ngay trong năm nay.

 

Theo lãnh đạo MB, ngân hàng đang thực hiện phương án nhận chuyển giao bắt buộc MBV với kế hoạch góp vốn tối đa 5.000 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục triển khai các nội dung theo phương án đã được cơ quan quản lý phê duyệt. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo MB kỳ vọng MBV sẽ có lãi trở lại ngay trong năm nay.

Về dài hạn, MBV có thể được chuyển đổi thành ngân hàng TNHH hai thành viên trở lên, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hoặc sáp nhập vào MB, tùy theo điều kiện thực tế và quy định pháp luật.

Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Vũ Thành Trung, Phó Chủ tịch HĐQT MB đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên MBV, cho biết kể từ khi nhận chuyển giao MBV vào tháng 10/2024, MB Group đã đầu tư nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh chuyển đổi số cho MBV. Theo ông Trung, quy mô khiêm tốn cũng là một lợi thế của MBV vì cho phép thử nghiệm nhiều sản phẩm mới và tốc độ chuyển đổi, thích ứng nhanh. Do đó, MBV được định hướng trở thành một ngân hàng dành cho giới trẻ, là tệp khách hàng ưa chuộng công nghệ.

Bên cạnh MBV, MB cũng xúc tiến tái cấu trúc các công ty con khác như MB Cambodia và MCredit. Cụ thể, MB đang tìm kiếm đối tác chiến lược cho MB Cambodia và dự kiến thay đổi tỷ lệ sở hữu, đưa đơn vị này không còn là công ty con.

Với MCredit, MB đang tính toán phương án IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng) để tăng tính minh bạch, mở rộng nguồn vốn. Đồng thời, lên kế hoạch thành lập ngân hàng con tại Lào (từ chi nhánh hiện hữu) và mở rộng hiện diện tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan.

TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ LÊN 81.368 TỶ ĐỒNG

Một nội dung quan trọng khác được MB trình cổ đông tại đại hội lần này là kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương khoảng 1,6% vốn điều lệ hiện tại. Phương thức mua dự kiến thực hiện qua khớp lệnh trên sàn chứng khoán, trong năm nay hoặc năm sau, tùy thuộc vào thời điểm được cơ quan Nhà nước phê duyệt và hướng dẫn. Nguồn vốn để thực hiện sẽ lấy từ thặng dư vốn cổ phần, theo báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất của ngân hàng.

Trước lo ngại của cổ đông về việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ khiến vốn chủ sở hữu suy giảm, lãnh đạo MB cho biết lượng cổ phiếu công ty dự kiến mua lại rất nhỏ, chỉ chiếm chưa tới 1,2% tổng số cổ phiếu sau khi công ty tăng vốn (tức là sau khi phát hành thêm cổ phiếu mới). Động thái này nhằm bảo vệ quyền lợi cổ đông, đặc biệt trong những thời điểm thị trường biến động mạnh. Trước đây, MB cũng từng thực hiện thành công các chương trình mua cổ phiếu quỹ, phát huy hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ lợi ích cổ đông và duy trì sự ổn định thị giá cổ phiếu.

Trong năm 2025, MB sẽ sử dụng 21.556 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông với tổng tỷ lệ 35%, bao gồm hai cấu phần tiền mặt và cổ phiếu. Cụ thể, MB sẽ chi 1.831 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 3%, đồng thời phát hành hơn 1,97 tỷ cổ phiếu nhằm trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 32%, tương ứng giá trị 19.726 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ qua chia cổ tức cổ phiếu, ngân hàng cũng triển khai kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 62 triệu cổ phiếu (phương án đã được thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2024)  tương ứng với mức tăng vốn điều lệ thêm 620 tỷ đồng.

Nếu hoàn tất cả hai cấu phần trên, vốn điều lệ của MB sẽ tăng từ hơn 61.022 tỷ đồng hiện tại lên khoảng 81.368 tỷ đồng. Số vốn điều lệ tăng thêm sẽ được phân bổ sử dụng vào hai mục tiêu chính: khoảng 7.700 tỷ đồng để đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, bao gồm việc xây dựng và mở rộng trụ sở tại phía Nam, miền Trung và các địa điểm chiến lược khác; và khoảng 12.600 tỷ đồng dành cho bổ sung vốn hoạt động, phát triển mô hình kinh doanh mới, mở rộng hoạt động cốt lõi và đầu tư chiến lược dài hạn.

Lãnh đạo ngân hàng nhấn mạnh đây là bước đi quan trọng giúp ngân hàng củng cố tiềm lực tài chính và sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng quy mô lớn trong trung hạn.

-Hoàng Lan

]]>Đề nghị áp dụng thuế môi trường theo hành vi tiêu dùngC#249;ng với việc th#237; điểm khu d#226;n cư kh#244;ng kh#243;i, giảm đốt r#225;c, giảm kh#237; thải xe m#225;y; hạn chế xe m#225;y cũ, hỗ trợ chuyển đổi phương tiện sạch để kiểm so#225;t #244; nhiễm kh#244;ng kh#237;, Ph#243; Chủ tịch Quốc hội L#234; Minh Hoan đề nghị #225;p dụng thuế m#244;i trường theo h#224;nh vi ti#234;u d#249;ng như xe cũ, bếp than, t#250;i nilon; giảm thuế đ#243;ng g#243;p nếu thực hiện nhiều h#224;nh vi ti#234;u d#249;ng xanh…Sat, 26 Apr 2025 06:46:55 GMT/de-nghi-ap-dung-thue-moi-truong-theo-hanh-vi-tieu-dung.htm/de-nghi-ap-dung-thue-moi-truong-theo-hanh-vi-tieu-dung.htmKinh tế xanhCùng với việc thí điểm khu dân cư không khói, giảm đốt rác, giảm khí thải xe máy; hạn chế xe máy cũ, hỗ trợ chuyển đổi phương tiện sạch để kiểm soát ô nhiễm không khí, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị áp dụng thuế môi trường theo hành vi tiêu dùng như xe cũ, bếp than, túi nilon; giảm thuế đóng góp nếu thực hiện nhiều hành vi tiêu dùng xanh…

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Quốc hội chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế xã hội.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ KHIẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐÔ THỊ TRỞ NÊN NGỘT NGẠT HƠN

Theo Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ô nhiễm không khí đang tập trung tại hai khu vực kinh tế trọng điểm: phía Bắc (với tâm điểm là Hà Nội và vùng phụ cận) và phía Nam (trung tâm là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận). Trong đó, bụi mịn PM2.5 – loại hạt cực nhỏ có thể xâm nhập sâu vào phổi và hệ tuần hoàn – đang là tác nhân chính gây hại sức khỏe cộng đồng.

Nguồn phát thải chủ yếu gồm bốn nhóm, hoạt động xây dựng, công nghiệp, đốt mở (đốt rơm rạ, rác thải) và sinh hoạt dân sinh. Dẫn dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), giai đoạn 8/2019 - 7/2020, bụi cuốn lên từ đường, giao thông và xây dựng đóng góp tới 17% nồng độ PM2.5 tại Hà Nội. Trong khi đó, công nghiệp chiếm tới 29% lượng phát thải PM2.5 vào năm 2015, theo báo cáo của WB năm 2022.

Hội thảo Thực trạng vagrave; giải phaacute;p kiểm soaacute;t, khắc phục ocirc; nhiễm khocirc;ng khiacute; tại caacute;c đocirc; thị lớn.
Hội thảo Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Trưởng Đoàn giám sát cho rằng, khói mù, bụi mịn là các tác nhân gây ô nhiễm không khí khiến cho môi trường sống đô thị trở nên ngột ngạt hơn. Ô nhiễm không khí đang hiển hiện ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn…

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên nhân chính gây ra khói mù, ô nhiễm không khí là giao thông đô thị, ô tô cũ, xe máy cũ sử dụng nhiên liệu hóa thạch không đạt tiêu chuẩn khí thải, kẹt xe, nổ máy lâu, tình trạng đốt rơm rạ, rác thải ngoài trời tập trung ở vùng ven đô và vùng nông thôn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí tại các đô thị.

Ngoài ra, việc thiếu giải pháp thu gom, xử lý rác tại nguồn; nhà máy xi măng, nhiệt điện, vật liệu xây dựng phát thải không qua xử lý hoặc giám sát yếu; xe tải vận chuyển vật liệu không che chắn, gây bụi; thiếu không gian cây xanh, mặt nước, đô thị hóa, bê tông hóa bề mặt, thiếu hành lang thông gió… cũng là nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, quản lý và giám sát môi trường còn nhiều yếu kém, thiếu hệ thống cảm biến chất lượng không khí diện rộng; thiếu cơ chế phản ứng, thiếu chế tài đủ sức răn đe…

CÀNG HÀNH ĐỘNG SỚM, CÀNG HẠN CHẾ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI, TIẾT KIỆM CHI PHÍ THỰC HIỆN 

Từ những hạn chế trên, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần tiếp tục rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện các Quyết định của Chính phủ về quản lý chất lượng không khí trong thời qua. Thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí thường xuyên, liên tục, bảo đảm hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ về chất lượng không khí, kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí tại các đô thị theo thời gian thực để bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Cùng với đó rà soát, tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng cường năng lực quan trắc chất lượng môi trường không khí phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia. Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; rà soát, sửa đổi quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí.

Đề nghị áp dụng thuế môi trường theo hành vi tiêu dùng - Ảnh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND Tp. Hà Nội, UBND Tp. Hồ Chí Minh thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí; rà soát, bổ sung đầy đủ các nội dung kiến nghị có đủ luận cứ khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức đoàn giám sát thực tế và tiếp tục làm việc với các bộ, ngành, địa phương để nghiên cứu, nhận diện, làm rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, kiến nghị giải pháp hành động nhằm cải thiện, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Về cách tiếp cận, Phó Chủ tịch Quốc hội gợi mở cần chuyển từ cảnh báo ô nhiễm sang nuôi dưỡng không khí; phát động mỗi trường học một hàng cây, mỗi nhà một mái xanh; thí điểm khu dân cư không khói, giảm đốt rác, giảm khí thải xe máy; hạn chế xe máy cũ, hỗ trợ chuyển đổi phương tiện sạch; chuyển đổi đốt rơm, rạ, rác thải sang mô hình phân hủy, tái sử dụng tại nguồn.

Cùng với đó cần phát triển giao thông công cộng, mở rộng vùng đi bộ, xe đạp; tăng cây xanh đô thị, quy hoạch hành lang gió và mặt nước; vận động hộ gia đình không đốt rác, sử dụng vật liệu xanh, phân loại rác….

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị áp dụng thuế môi trường theo hành vi tiêu dùng như xe cũ, bếp than, túi nilon; giảm thuế đóng góp nếu thực hiện nhiều hành vi tiêu dùng xanh.

“Chúng ta hãy truyền cảm hứng bằng những câu chuyện cá nhân có thật thay vì khẩu hiệu chung chung. Một thành phố không còn khói mù là một thành phố không chỉ sạch bầu trời mà còn sáng cả trong cách nghĩ. Hành động hôm nay để mai này con cháu chúng ta không cần đeo khẩu trang đi học”.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu rõ: ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, là một hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy: càng hành động sớm, mức độ thiệt hại càng được hạn chế và chi phí thực hiện càng tiết kiệm.

Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng không khí của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống pháp luật liên quan ngày càng được hoàn thiện; các công cụ quan trắc, kiểm kê nguồn thải đã bắt đầu được triển khai; hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những nỗ lực hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết tiếp thu các ý kiến để tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai hai nhóm giải pháp trọng tâm.

Với nhóm giải pháp quy hoạch và đầu tư hạ tầng sẽ tập trung phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật đô thị gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Trong đó, đặc biệt ủng hộ việc triển khai thử nghiệm “vùng phát thải thấp” tại Hà Nội. Đây là mô hình đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia và hoàn toàn có thể nhân rộng ra TP. Hồ Chí Minh cũng như các đô thị lớn khác.

Với nhóm giải pháp về kiểm soát nguồn phát sinh khí thải, sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn khí thải theo hướng nghiêm ngặt hơn. Xây dựng lộ trình giảm phát thải, kiểm kê nguồn thải, thúc đẩy chuyển đổi sang hệ thống giao thông xanh, sử dụng năng lượng sạch. Việc đầu tư vào hệ thống quan trắc hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo, cảnh báo chất lượng không khí là xu hướng tất yếu và cần được đẩy mạnh.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng xác định các nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện, trong đó có hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Bên cạnh đó cần huy động đa dạng các nguồn lực (nhà nước, từ khu vực tư nhân); nghiên cứu thiết lập cơ chế điều phối liên vùng, liên tỉnh về quản lý chất lượng không khí…

-Nhĩ Anh

]]>Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership FundsNg#224;y 25/04, Ng#226;n h#224;ng TMCP Nam #193; (Nam A Bank - HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp t#225;c Kh#237; hậu To#224;n cầu (Global Climate Partnership Funds - GCPF) giải ng#226;n th#224;nh c#244;ng 10 triệu USD. Qua đ#243;, n#226;ng tổng số dư huy động vốn nước ngo#224;i của ng#226;n h#224;ng l#234;n hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay ph#225;t triển bền vững...Sat, 26 Apr 2025 04:07:00 GMT/nam-a-bank-huy-dong-10-trieu-usd-tu-global-climate-partnership-funds.htm/nam-a-bank-huy-dong-10-trieu-usd-tu-global-climate-partnership-funds.htmTài chínhNgày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds - GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững...

GCPF - quỹ do responsAbility Investments AG quản lý, là công ty quản lý tài sản tác động hàng đầu, chuyên đầu tư vào ba lĩnh vực trọng yếu: tài chính toàn diện, tài chính khí hậu và thực phẩm bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Trước đó, Nam A Bank và GCPF đã hợp tác từ năm 2018, đã giải ngân hơn 30 triệu USD nhằm triển khai các nguồn vốn phục vụ chương trình "Tín dụng xanh", dành nguồn vốn ưu đãi tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội. Sau thời gian dài hợp tác, Nam A Bank đã được GCPF đánh giá là một trong những đối tác triển khai thành công nhất tại Việt Nam.

Dựa trên nền tảng đó, GCPF tiếp tục giải ngân thành công 10 triệu USD cho Nam A Bank. Khoản huy động vốn này có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các kế hoạch mở rộng danh mục tín dụng cho vay phát triển bền vững, các khoản tài trợ cho vay trung và dài hạn đối với các dự án liên quan đến giảm khí CO2 hoặc tiết kiệm 20% năng lượng.

Nam A Bank hiện đang tập trung mở rộng danh mục tín dụng, đặc biệt chú trọng vào các dự án xanh liên quan đến chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo; các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu; các khoản cho vay tài trợ phụ nữ kinh doanh, khởi nghiệp. Đây là một phần trong chiến lược dài hạn của ngân hàng nhằm hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững, lấy tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) làm trọng tâm.

Đại diện Nam A Bank cho biết: “Ngân hàng có lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn từ các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn dành cho tín dụng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu, thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với chiến lược xanh hóa của ngân hàng. Trong năm vừa qua, chúng tôi đã hoàn thành Báo cáo phát triển bền vững ESG. Đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế như: chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III và Basel II nâng cao, báo cáo tài chính quốc tế IFRS, nhận được đánh giá triển vọng ổn định từ Fitch Ratings. Chúng tôi cam kết sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, trách nhiệm và mang lại giá trị cho cộng đồng.”

Nhiều năm qua, Nam A Bank đã không ngừng đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn quốc tế để tài trợ tín dụng xanh, kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thúc đẩy bình đẳng giới và tài chính dành cho phụ nữ… Bên cạnh đó, Nam A Bank vẫn đang tích cực đàm phán với các Quỹ quốc tế tiềm năng nhằm tiếp tục mở rộng nguồn vốn huy động từ thị trường nước ngoài, góp phần đa dạng hóa danh mục tài trợ và tối ưu hóa cơ cấu tài chính.

Nam A Bank đã và đang tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm tín dụng xanh, thẩm định và tài trợ vốn cho các dự án mang lại tác động tích cực đối với môi trường và góp phần vào tiến trình chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường, đạt mục tiêu giảm phát thải của quốc gia.

Đồng thời, ngân hàng cũng chú trọng đến việc đánh giá và kiểm soát rủi ro Môi trường - Xã hội trong hoạt động tín dụng thông qua việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường và xã hội (ESMS). Hệ thống này tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiêu chuẩn của IFC, nhằm đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xã hội trong toàn bộ quy trình cấp tín dụng. Tính đến 31/12/2024, dư nợ tín dụng xanh tại Nam A Bank đạt hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó nổi bật là chương trình tài trợ các khoản cấp tín dụng thuộc chuỗi ngành thủy sản với tổng hạn mức tín dụng lên đến 4.000 tỷ đồng.

Ngoài tín dụng xanh, Nam A Bank còn tài trợ tín dụng cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, cho vay phụ nữ kinh doanh khởi nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới. Ngân hàng đã thí điểm dự thảo Sách trắng về mục tiêu trung hòa Carbon, tiếp tục triển khai tính toán mức phát thải CO2 tại một số đơn vị kinh doanh. Hoạt động này nhằm đánh giá mức độ phát thải CO2 vào các sản phẩm tín dụng xanh, hiện Nam A Bank đã đạt cấp độ 3 của ngân hàng xanh.

-Minh Tú

]]>GPBank có Chủ tịch Hội đồng thành viên mớiNg#226;n h#224;ng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa c#244;ng bố th#244;ng tin bổ nhiệm nh#226;n sự tại Ng#226;n h#224;ng TM TNHH MTV Dầu kh#237; To#224;n cầu (GPBank), sau khi được Ng#226;n h#224;ng nh#224; nước chấp thuận danh s#225;ch đề xuất...Sat, 26 Apr 2025 04:07:00 GMT/gpbank-co-chu-tich-hoi-dong-thanh-vien-moi.htm/gpbank-co-chu-tich-hoi-dong-thanh-vien-moi.htmTài chínhNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thông tin bổ nhiệm nhân sự tại Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank), sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận danh sách đề xuất...

Theo đó, từ ngày 25/4/2025, bà Phạm Thị Nhung được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) GPBank. Bà Nhung hiện vẫn đang là thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) VPBank nhiệm kỳ hiện tại, và dự kiến sẽ tiếp tục bầu vào HĐQT VPBank nhiệm kỳ 2025-2030 vào phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới theo danh sách nhân sự đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Để đảm bảo tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng về những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ, bà Nhung sẽ thôi kiêm nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực VPBank kể từ ngày 25/4/2025.

Bagrave; Phạm Thị Nhung được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thagrave;nh viecirc;n (HĐTV) GPBank..
Bà Phạm Thị Nhung được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) GPBank..

Bà Nhung gia nhập VPBank từ năm 2016, là nhân sự cấp cao có nhiều năm kinh nghiệm, từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong ngân hàng. Năm 2021, bà được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc VPBank, và trở thành thành viên HĐQT từ tháng 4/2024.

Việc bổ nhiệm những nhân sự cấp cao tham gia HĐTV GPBank là một phần trong tiến trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước ngày 17/01/2025, nhằm tái cấu trúc toàn diện tổ chức tín dụng này theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài bà Nhung, 5 thành viên khác được bổ nhiệm tham gia Hội đồng thành viên GPBank nhiệm kỳ 2025-2030 gồm bà Lưu Thị Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTV; các ông/bà là Thành viên Hội đồng Thành viên bao gồm: ông Nguyễn Huy Phách, bà Dương Thị Thu Thủy, bà Nguyễn Phương Nam và ông Nguyễn Quang Trung. Việc củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo nhiệm kỳ mới sẽ tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phục hồi hoạt động của ngân hàng này trong giai đoạn mới.

Theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt, GPBank hiện là ngân hàng do VPBank sở hữu 100% vốn điều lệ, được thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định, dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao, VPBank đóng vai trò chủ sở hữu, hỗ trợ GPBank về tài chính, nhân sự, công nghệ và quản trị nhằm từng bước đưa GPBank trở lại hoạt động ổn định, lành mạnh. Mọi quyền lợi của người gửi tiền và khách hàng tại GPBank tiếp tục được đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Việc tái cấu trúc GPBank thể hiện vai trò tiên phong của VPBank trong thực hiện các chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời khẳng định năng lực, uy tín và trách nhiệm của VPBank đối với hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia. VPBank cam kết sẽ đưa GPBank từ vị trí một ngân hàng yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt trở thành NHTM hoạt động bình thường và phát triển lành mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

-P.V

]]>Giá vàng cầm cự mốc 3.300 USD/oz khi đồng USD hồi phụcTuần n#224;y, gi#225; v#224;ng tiếp tục biến động kh#243; lường trong v#249;ng bi#234;n độ rộng...Sat, 26 Apr 2025 02:17:58 GMT/gia-vang-cam-cu-moc-3-300-usd-oz-khi-dong-usd-hoi-phuc.htm/gia-vang-cam-cu-moc-3-300-usd-oz-khi-dong-usd-hoi-phuc.htmThế giớiTuần này, giá vàng tiếp tục biến động khó lường trong vùng biên độ rộng...

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (25/4), khi hoạt động chốt lời  diễn ra và đồng USD hồi phục. “Cá mập” SPDR Gold Trust tiếp tục bán ròng vàng, hoàn tất một tuần bán nhiều hơn mua.

Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay tại thị trường New York giảm 30,5 USD/oz, tương đương giảm 0,91%, chốt ở mức 3.320,3 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương khoảng 104,7 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với sáng hôm qua.

Tuần này, giá vàng tiếp tục biến động khó lường trong vùng biên độ rộng. Phiên ngày thứ Sáu tại Mỹ, giá vàng có lúc giảm tới 3.264 USD/oz và có lúc tăng tới hơn 3.376 USD/oz, tương đương biên độ hơn 100 USD/oz.

Giá vàng giao sau trên sàn COMEX giảm gần 0,6%, chốt phiên ở mức 3.330,2 USD/oz.

Nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư toàn cầu có phần chững lại trong tuần này, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạm thời ngừng leo thang dù hai bên còn có những tuyên bố thiếu nhất quán.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc khẳng định rằng nước này hiện không có đàm phán thương mại với Mỹ. Sau đó cùng ngày, ông Trump bác bỏ tuyên bố đó của phía Trung Quốc, nói rằng hai nước đang đàm phán.

Trong tuần, ông Trump và giới chức Mỹ đã giảm bớt sự cứng rắn trong lập trường với Bắc Kinh. Đầu tuần, ông Trump nói sẽ giảm mạnh thuế quan cho Trung Quốc nếu hai nước đạt được thỏa thuận thương mại. Ngày thứ Sáu, nguồn tin là doanh nghiệp Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng nước này đang cân nhắc miễn thuế quan 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp xác định xem nên miễn thuế cho những mặt hàng nào.

Ngoài ra, việc giá vàng lập kỷ lục mọi thời đại trên mức 3.500 USD/oz vào hôm thứ Ba tuần này cũng dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư chốt lời.

Giá vàng còn đương đầu áp lực giảm từ sự phục hồi của USD. Chỉ số Dollar Index tăng 0,21% trong phiên ngày thứ Sáu, chốt ở mức 99,59 điểm. Cả tuần, chỉ số tăng hơn 0,2%, đánh dấu tuần tăng đầu tiên kể từ tháng 3 - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Tính từ đầu năm, đồng USD đã giảm 8,2%.

Cả tuần này, giá vàng giao ngay giảm gần 0,3%, trong khi giá vàng giao ngay quy đổi tăng 200.000 đồng/lượng.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới tuần nagrave;y. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới tuần này. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Báo giá USD tại Vietcombank chốt tuần ở mức 25.805 đồng (mua vào) và 26.195 đồng (bán ra), tăng 135 đồng ở mỗi đầu giá so với chốt tuần trước.

“Căng thẳng thương mại dịu bớt đang ảnh hưởng bất lợi tới giá vàng. Nhưng đến hiện tại, vàng vẫn chưa bị bán nhiều”, chiến lược gia Daniel Ghali của công ty TD Securities nhận định với hãng tin Reuters. “Trong những phiên gần đây, thị trường đều mua mỗi khi giá giảm, nên chúng tôi cho rằng xu hướng tăng của giá vàng sẽ sớm được nối lại”.

Giá vàng đã tăng khoảng 27% từ đầu năm đến nay nhờ lực hỗ trợ từ một loạt yếu tố gồm nhu cầu phòng ngừa rủi ro do chiến tranh thương mại, xu hướng mất giá của đồng USD, và nhu cầu mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương.

“Những mối lo liên quan đến chiến tranh thương mại vẫn là lý do chính phía sau hoạt động mua vàng. Căng thẳng vẫn sẽ còn đó chừng nào đàm phán chưa có tiến bộ thực sự, nên những mối lo này chưa hoàn toàn được giải tỏa”, nhà phân tích Fawad Razaqzada của công ty City Index nhận định.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 2,3 tấn vàng trong phiên ngày thứ Sáu, giảm khối lượng nắm giữ còn 946,3 tấn vàng. Tuần này, quỹ bán ròng 6 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>Giá USD tại các ngân hàng cao hơn thị trường tự doNg#224;y 25/4, tỷ gi#225; USD tr#234;n thị trường tự do ở mức 25.530 – 25.920 VND/USD (mua v#224;o – b#225;n ra) trong khi gi#225; USD b#225;n ra tại c#225;c ng#226;n h#224;ng thương mại đều neo ở mức kịch trần theo quy định của Ng#226;n h#224;ng Nh#224; nước l#224; 26.195 VND/USD...Fri, 25 Apr 2025 13:19:18 GMT/gia-usd-tai-cac-ngan-hang-cao-hon-thi-truong-tu-do-906886.htm/gia-usd-tai-cac-ngan-hang-cao-hon-thi-truong-tu-do-906886.htmTài chínhNgày 25/4, tỷ giá USD trên thị trường tự do ở mức 25.530 – 25.920 VND/USD (mua vào – bán ra) trong khi giá USD bán ra tại các ngân hàng thương mại đều neo ở mức kịch trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 26.195 VND/USD...

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá trung tâm lên mức 24.948 VND/USD, tăng 20 đồng so với hôm qua (24/4). Theo quy định về biên độ +/-5%, tỷ giá trần là 26.195 VND/USD và tỷ giá sàn là 23.701 VND/USD.

Cùng ngày, tỷ giá tham khảo tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước cũng tăng 19 đồng đối với chiều mua và tăng 21 đối với chiều bán so với kết phiên 24/4, hiện giao dịch ở mức 23.751 –  26.145 VND/USD. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá biến động quanh mức 26.030 VND/USD, tăng 0,07% so với phiên 24/4

Trong phiên hôm nay, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng với giá bán hầu hết đều được niêm yết kịch trần, tại 26.195 VND/USD

Cập nhật lúc 16h ngày 25/4, Vietcombank niêm yết giá USD mua vào ở mức 25.805 VND/USD và giá bán ra ở mức 26.195 VND/USD, giữ nguyên so với giá chốt phiên 24/4. Trong khi đó, VietinBank niêm yết giá USD tăng 163 đồng đối với chiều mua và 21 đồng đối với chiều bán, giao dịch ở mức 25.853 – 26.195 VND/USD.

Tương tự, tỷ giá USD tại Agribank  và BIDV lần lượt là 25.855 – 26.195 và 25.869 – 26.195  VND/USD (mua vào - bán ra), tăng từ 38 đến 55 đồng đối với chiều mua và chiều bán tăng từ 21 đến 25 đồng so với chốt phiên 23/4.

Tỷ giaacute; niecirc;m yết tại caacute;c ngacirc;n hagrave;ng thương mạinbsp;ngagrave;y 25/4 Nguồn VnEconomy cập nhật từ website caacute;c ngacirc;n hagrave;ng
Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại ngày 25/4
Nguồn VnEconomy cập nhật từ website các ngân hàng

Ngân hàng Techcombank  niêm yết USD ở mức 25.843 – 26.195 (mua vào – bán ra), giảm 3 đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán tăng 21 đồng.

Tại Eximbank, giá USD tăng 10 đồng đối với chiều mua và tăng 20 đồng đối với chiều bán, giao dịch ở mức 25.830 – 26.194 VND/USD (mua vào - bán ra

Ngân hàng ACB cũng niêm yết giá USD mua vào ở mức 25.830 VND/USD và giá bán ra ở mức 26.195 VND/USD. So với chốt phiên 24/4, giá USD tại ACB tăng 10 đồng đối với cả chiều mua và tăng 21 đồng đối với chiều bán.

Như vậy, tính đến 16h ngày 25/4, chênh lệch mua/bán tại các ngân hàng thương mại đang ghi nhận ở mức 326 – 390 đồng/USD.

Cùng thời điểm, một số điểm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do ở TP. Hà Nội giảm 35 đồng đối với chiều mua và chiều bán, hiện giao dịch ở mức 25.530 – 25.920 VND/USD (mua vào – bán ra). Với mức giao dịch hiện tại, giá bán USD trên thị trường tự do thấp hơn so với giá bán USD tại các ngân hàng thương mại 275 đồng mỗi USD.

Trong ngày 25/4, chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác tăng gần 0,4%, tiến lên mức 99,65 điểm sau khi Tổng thống Donald Trump rút lại lời đe dọa sa thải chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell và chính quyền của ông cũng cho biết sẽ xem xét việc hạ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi chờ đàm phán với Bắc Kinh.  Động thái mềm mỏng này mở ra kỳ vọng căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia lớn trên thế giới tạm dừng leo thang.

Ngày 25/4, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm 0,01 – 0,64 điểm phần trăm (đpt) ở tất các kỳ hạn so với phiên hôm qua. Cụ thể: lãi suất qua đêm còn 3,33%; 1 tuần còn 4,31%; 2 tuần còn 4,47% và 1 tháng còn 4,61%.

Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD cũng giảm 0,01 – 0,02 đpt ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ kỳ hạn qua đêm. Cụ thể: lãi suất USD liên ngân hàng qua đêm không thay đổi so với phiên qua, duy trì ở mức 4,3%, trong khi lãi suất 1 tuần còn 4,37%; 2 tuần còn 4,% và 1 tháng còn 4,48%.

-Phương Linh

]]>Giá vàng liên tục tăng, giảm cả triệu đồng trong phiênNg#224;y 25/4, gi#225; v#224;ng trong nước tiếp tục xu hướng đảo chiều li#234;n tục, kh#243; lường; mỗi nhịp điều chỉnh đều tăng, giảm cả triệu đồng mỗi lượng ở cả 2 chiều mua v#224; b#225;n… Fri, 25 Apr 2025 09:13:47 GMT/gia-vang-lien-tuc-tang-giam-ca-trieu-dong-trong-phien.htm/gia-vang-lien-tuc-tang-giam-ca-trieu-dong-trong-phien.htmTài chínhNgày 25/4, giá vàng trong nước tiếp tục xu hướng đảo chiều liên tục, khó lường; mỗi nhịp điều chỉnh đều tăng, giảm cả triệu đồng mỗi lượng ở cả 2 chiều mua và bán…

Tính đến 15h ngày 25/4, Công ty SJC, DOJI , PNJ, Bảo Tín Minh Châu và Mi Hồng cùng niêm yết giá vàng miếng ở mức 118 triệu đồng/lượng mua vào và 120 triệu đồng/lượng bán ra; giảm 1,5 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán so với chốt phiên sáng nay.

Các thương hiệu khác như Bảo Tín Mạnh Hải, Phú Quý và Mi Hồng đều niêm yết giá giao dịch vàng miếng nương theo Công ty SJC, với giá mua trong khoảng từ 117,5 - 118,2 triệu đồng và giá bán là 120 triệu đồng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Ngọc Thẩm cũng đưa giá giao dịch vàng miếng SJC về mức thấp hơn so với mặt bằng chung. Cụ thể, tính đến 14h ngày 25/4, giá vàng miếng tại thương hiệu này giảm 2,5 triệu đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên sáng, niêm yết tại 116,5 triệu - 119 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

 

Trên thị trường New York, cập nhật lúc 15h ngày 25/4, giá vàng thế giới biến động giằng co quanh vùng giá chốt phiên hôm qua (24/5) khi chỉ nhích nhẹ 0,04%, tương đương với mức tăng 1,4 USD/oz, tiến lên mốc 3.349,9 USD/oz.

Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới lên tới 14,62 triệu đồng mỗi lượng. Tuỳ từng thương hiệu, giá vàng nhẫn “4 số 9” cao hơn giá vàng thế giới từ 9,62 triệu – 13,57 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, chênh lệch giữa giá vàng nhẫn tại Ngọc Thẩm và giá thế giới ở mức 6,62 triệu đồng mỗi lượng, thấp hơn khoảng 3 – 7 triệu đồng so với các thương hiệu khác.

Ngày 25/4/2025, chênh lệch giá mua, bán vàng miếng SJC trên toàn thị trường phổ biến ở mức 2 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua. Ngọc Thẩm là thương hiệu ghi nhận mức chỉnh giảm mạnh nhất và cũng có giá gaio dịch vàng miếng thấp nhất thị trường nhưng chênh lệch vẫn ở mức cao là 2,5 triệu đồng/lượng.

Giaacute; giao dịch vagrave;ng miếng trong chiều 25/4 Nguồn: VnEconomy tổng hợp từ caacute;c doanh nghiệp
Giá giao dịch vàng miếng trong chiều 25/4
Nguồn: VnEconomy tổng hợp từ các doanh nghiệp

Ngày 25/4, giá vàng nhẫn “4 số 9” tiếp tục bám đuổi sát sao giá vàng miếng SJC nhưng diễn biến có phần phân hoá. So với giá chốt phiên sáng, một số thương hiệu giảm giá vàng nhẫn từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, PNJ là thương hiệu duy nhất giữ nguyên giá giao dịch vàng nhẫn.

Mở cửa phiên sáng, Công ty SJC vẫn duy trì giá mua/bán vàng nhẫn ở  mức 113,5 triệu – 116,5 triệu đồng/lượng so với phiên hôm qua (24/4). Chỉ sau 15 phút mở cửa, giá giao dịch vàng nhẫn tại thương hiệu này tăng thêm 500 nghìn đồng ở cả hai chiều, niêm yết tại 114 - 117 triệu đồng/lượng (mua vào/bán) và duy trì đến hết phiên sáng. Tuy nhiên, ngay khi mở cửa phiên chiều, giá vàng nhẫn tại SJC giảm 1,5 triệu đồng ở cả hai chiều, niêm yết ở 112,5 triệu – 115,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua, bán ở mức 3 triệu đồng.

Tại khu vực phía Nam, mở cửa phiên sáng, Mi Hồng vẫn duy trì giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 113,5 triệu – 116 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tuy nhiên, tính đến 15h ngày 25/4, giá vàng nhẫn tại thương hiệu này ghi nhận thêm 3 lần điều chỉnh tăng giảm đan xen (1 lần tăng và 2 lần giảm). Giá mua/bán vàng nhẫn tại Mi Hồng niêm yết ở mức 113 triệu – 115,5 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng ở cả hai chiều.

Biên độ giá mua/bán 112,5 triệu – 115,3 triệu đồng/lượng được niêm yết tại DOJI. So với giá chốt phiên sáng nay, giá vàng nhẫn giảm lần lượt 2 triệu đồng trong khi giá bán giảm 1,5 triệu đồng/lượng.

Cập nhật lúc 15h ngày 25/4, sản phẩm nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 116 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở mức 119 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giảm 1,5 triệu nghìn đồng ở cả hai chiều mua và bán. Đây là mức giá cao nhất trên thị trường. 

Tăng, giảm vagrave;ng nhẫn tại caacute;c thương hiệu trong phiecirc;n chiều 25/4 so với phiecirc;n saacute;ng Nguồn: VnEconomy tiacute;nh toaacute;n từ bảng giaacute; caacute;c thương hiệu
Tăng, giảm vàng nhẫn tại các thương hiệu trong phiên chiều 25/4 so với phiên sáng Nguồn: VnEconomy tính toán từ bảng giá các thương hiệu

Tương tự mức giảm trên, Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 116,1 – 118,95 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua, bán vàng nhẫn ở Bảo Tín Mạnh Hải là 2,85 triệu đồng/lượng.

Mở cửa phiên sáng, PNJ niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 113,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở mức 16,8 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với phiên hôm qua. Sau 3 tiếng mở cửa, giá giao dịch vàng nhẫn tại thương hiệu này tăng thêm 1 triệu đồng ở cả hai chiều, niêm yết tại 114,5 – 117,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán) và tiếp tục duy trì sang phiên chiều.

Trong phiên sáng, Phú Quý niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 115,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở mức 118,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, mở cửa phiên chiều, giá giao dịch vàng nhẫn tại thương hiệu này giảm 500 nghìn ở cả hai chiều so với giá chốt phiên sáng, niêm yết ở mức 115 triệu – 118 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá giao dịch vàng nhẫn tại Ngọc Thẩm thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung từ 3 đến 6 triệu đồng. Cụ thể, tính đến 15h ngày 25/4, thương hiệu này niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 109 triệu đồng trong khi giá bán ra là 112 triệu đồng, giảm 1,5 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán so với giá chốt phiên sáng. Chênh lệch giá mua, bán ở mức 3 triệu đồng.

-Phương Linh

]]>Công cụ tính phí bảo hiểm đồng hành cùng khách hàng trong quá trình mua bảo hiểmHiện nay, tỷ lệ người d#226;n Việt Nam tham gia bảo hiểm nh#226;n thọ ước t#237;nh chỉ ở mức dưới 10%. C#225;c hạn chế về th#244;ng tin, kiến thức l#224; một trong những l#253; do khiến người d#226;n c#242;n d#232; dặt với bảo hiểm. Tuy nhi#234;n, đối với những c#225; nh#226;n c#243; nhu cầu bảo vệ th#236; vấn đề gặp phải l#224; l#224;m thế n#224;o t#236;m được giải ph#225;p bảo hiểm ph#249; hợp với nhu cầu v#224; khả năng của m#236;nh...Fri, 25 Apr 2025 08:52:39 GMT/cong-cu-tinh-phi-bao-hiem-dong-hanh-cung-khach-hang-trong-qua-trinh-mua-bao-hiem.htm/cong-cu-tinh-phi-bao-hiem-dong-hanh-cung-khach-hang-trong-qua-trinh-mua-bao-hiem.htmTài chínhHiện nay, tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ ước tính chỉ ở mức dưới 10%. Các hạn chế về thông tin, kiến thức là một trong những lý do khiến người dân còn dè dặt với bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với những cá nhân có nhu cầu bảo vệ thì vấn đề gặp phải là làm thế nào tìm được giải pháp bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình...

Theo quy định tại Nghị định số 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm cần cung cấp công cụ tính toán để khách hàng có thể tự xây dựng được kế hoạch bảo hiểm theo từng sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp trên website của mình.

Vậy những ưu điểm nổi trội của công cụ tính phí bảo hiểm là gì?

Công cụ tính phí bảo hiểm mang lại sự tiện lợi và dễ sử dụng, cho phép khách hàng truy cập và sử dụng bất cứ lúc nào, từ bất kỳ đâu, mà không cần phải gặp trực tiếp tư vấn viên. Công cụ này cung cấp các phân tích và đánh giá chi tiết từ nhiều khía cạnh khác nhau như nhu cầu của khách hàng, thời gian đóng phí mong muốn, và cả khẩu vị rủi ro tài chính nếu khách hàng có nhu cầu đầu tư. Các thông tin minh họa trực quan giúp khách hàng dễ dàng hiểu và so sánh các giải pháp bảo hiểm, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Đơn cử như “Công cụ tính phí bảo hiểm” của Prudential đươc ra mắt năm 2024, giúp khách hàng có thể lựa chọn các giải pháp bảo vệ phù hợp với khả năng tài chính của họ thông qua việc xác định nhu cầu và đưa ra giải pháp. Công cụ tính phí bảo hiểm này hiện tại chỉ áp dụng cho các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư bao gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị.

Trên website của Prudential Việt Nam, khách hàng có thể truy cập vào Công cụ tính phí bảo hiểm thông qua đường dẫn nằm phía dưới trang thông tin về sản phảm bảo hiểm muốn tìm hiểu.

Giao diện của Cocirc;ng cụ tiacute;nh phiacute; bảo hiểm trecirc;n website của Prudential (https://tinhphibaohiem.prudential.com.vn/).
Giao diện của Công cụ tính phí bảo hiểm trên website của Prudential (https://tinhphibaohiem.prudential.com.vn/).

Lấy ví dụ của khách hàng Nguyễn Văn A, 42 tuổi, là quản lý tài chính và yêu thích đầu tư. Anh muốn vừa được bảo hiểm, vừa có thể có cơ hội đầu tư, chấp nhận thị trường có thể lên xuống. Trong trường hợp này, sản phẩm Bảo hiểm liên kết chung có thể là 1 lựa chọn sẽ phù hợp với anh Hoàng.

Nếu như trước đây, anh A sẽ phải “nhờ cậy” 100% vào tư vấn viên hay nghe truyền miệng từ người thân thì giờ đây, khách hàng này có thể bước đầu tự tìm hiểu về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp thông qua công cụ tính phí trực tuyến trên website của Prudential.

Trang Kết quả kế hoạch bảo hiểm được ldquo;Cocirc;ng cụ tiacute;nh phiacute; bảo hiểmrdquo; của Prudential đề xuất cho anh A dựa trecirc;n nhu cầu vừa bảo vệ vừa đầu tư, số tiền bảo hiểm 1 tỷ, thời gian đoacute;ng phiacute; 20 năm, vagrave; coacute; khẩu vị rủi ro tagrave;i chiacute;nh trung bigrave;nh.
Trang Kết quả kế hoạch bảo hiểm được “Công cụ tính phí bảo hiểm” của Prudential đề xuất cho anh A dựa trên nhu cầu vừa bảo vệ vừa đầu tư, số tiền bảo hiểm 1 tỷ, thời gian đóng phí 20 năm, và có khẩu vị rủi ro tài chính trung bình.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Công cụ tính phí bảo hiểm của Prudential chính là trang minh họa giá trị tài khoản nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin về tổng phí đóng và tổng giá trị tài khoản tương ứng tại từng thời điểm đóng phí.

Trang minh họa giaacute; trị tagrave;i khoản cho khaacute;ch hagrave;ng Nguyễn Văn A đối với sản phẩm ldquo;Bảo hiểm liecirc;n kết chung PRU-Bảo vệ tối đardquo;.
Trang minh họa giá trị tài khoản cho khách hàng Nguyễn Văn A đối với sản phẩm “Bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa”.

Khảo sát của PwC năm 2024 cho thấy 69% người tiêu dùng ở Việt Nam tin tưởng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc thu thập thông tin sản phẩm, 63% tin tưởng AI trong việc cung cấp các đề xuất về sản phẩm, và 59% tin tưởng AI trong việc xử lý các dịch vụ khách hàng.

Ngoài “Công cụ tính phí bảo hiểm, trong năm 2024, Prudential Việt Nam tiếp tục cam kết đầu tư vào các đổi mới dựa trên nền tảng công nghệ, bao gồm việc ứng dụng AI để tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả dịch vụ:

Quy trình 'Kiểm tra độc lập' được ra đời, nhằm xác thực thông tin cá nhân và nhu cầu của khách hàng khi tham gia bảo hiểm.

Quy trình “Ghi âm giọng nói” trong quá trình tư vấn cho 100% khách hàng mới, được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI tạo sinh) để đảm bảo giải pháp bảo vệ phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.

Năm 2024, Prudential Việt Nam ghi nhận tổng tài sản đạt 189.051 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước. Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm đạt 14.304 tỷ đồng, tăng 8,6%. Với biên thanh khoản cao ở mức 193%, Prudential Việt Nam khẳng định vị thế tài chính vững chắc để thực hiện mọi cam kết với khách hàng.

-Lan Anh

]]>Thanh Hóa thu ngân sách 16.300 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025Trong bối cảnh kinh tế c#242;n nhiều kh#243; khăn, tỉnh Thanh H#243;a vẫn ghi nhận những kết quả t#237;ch cực trong c#244;ng t#225;c thu ng#226;n s#225;ch v#224; ph#225;t triển kinh tế - x#227; hội, tạo tiền đề vững chắc cho c#225;c th#225;ng tiếp theo...Fri, 25 Apr 2025 07:56:57 GMT/thanh-hoa-thu-ngan-sach-16-300-ty-dong-trong-4-thang-dau-nam-2025.htm/thanh-hoa-thu-ngan-sach-16-300-ty-dong-trong-4-thang-dau-nam-2025.htmDoanh nghiệpTrong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các tháng tiếp theo...

Theo báo cáo từ Sở Tài chính, Chi cục Hải quan và Chi cục Thuế khu vực X, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4/2025 ước đạt 3.389 tỷ đồng, đạt 74,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa đạt 2.030 tỷ đồng, tương đương 80,5%, còn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.359 tỷ đồng, bằng 66,6%.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách của tỉnh ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 35,8% dự toán năm 2025. Thu nội địa trong 4 tháng đạt 9.581 tỷ đồng, bằng 36,5% dự toán và 80% so với cùng kỳ năm 2024.

Một số khoản thu nổi bật gồm thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.841 tỷ đồng, bằng 88,6% so với cùng kỳ năm trước; thu tiền sử dụng đất đạt 2.526 tỷ đồng, bằng 62%; thu từ khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 1.736 tỷ đồng, vượt 19,7% so với cùng kỳ; thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 520 tỷ đồng, bằng 87,8%; thuế thu nhập cá nhân đạt 542 tỷ đồng, vượt 26,3%; thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý đạt 422 tỷ đồng, bằng 86,8%; thu thuế, lệ phí trước bạ đạt 325 tỷ đồng, vượt 10,5%.

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 6.726 tỷ đồng, bằng 37,4% dự toán và 92,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Trọng Trang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4/2025 vẫn có những bước phát triển tích cực. Sản xuất nông nghiệp ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn; sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 13,74%.

Ocirc;ng Nguyễn Trọng Trang, Chaacute;nh Văn phograve;ng UBND tỉnh Thanh Hoacute;a
Ông Nguyễn Trọng Trang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa

Các lĩnh vực xuất khẩu, du lịch, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và vận tải đều tăng trưởng mạnh, lần lượt tăng 16,9%, 17,6%, 11,4% và 17,3%. Về cải cách hành chính, tỉnh giữ vững thứ hạng trong nhóm khá của cả nước với chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 13 và chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng một bậc, đứng thứ 24.

Ông Trang nhấn mạnh tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch. Công tác số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai và các dữ liệu khác được hoàn thành nhanh chóng. Tỉnh cũng thực hiện rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý và chi phí tuân thủ, đồng thời bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường điện tử.

Bên cạnh đó, tỉnh chủ động làm việc với các nhà đầu tư chiến lược nhằm thu hút các dự án lớn, có giá trị gia tăng cao và công nghệ hiện đại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2025.

-Thiên Anh

]]>“Đại gia” hàng tiêu dùng Việt tự tin: “Cửa hàng mở mới sẽ có lợi nhuận từ năm thứ nhất”Sau 5 năm ki#234;n tr#236; vực dậy hệ thống Vinmart từ con số lợi nhuận giảm 19% v#224;o năm 2019 th#236; đến 2024, Winmart của WinCommerce thuộc Masan đạt lợi nhuận 4,4% so với năm trước...Fri, 25 Apr 2025 07:33:15 GMT/dai-gia-hang-tieu-dung-viet-tu-tin-cua-hang-mo-moi-se-co-loi-nhuan-tu-nam-thu-nhat.htm/dai-gia-hang-tieu-dung-viet-tu-tin-cua-hang-mo-moi-se-co-loi-nhuan-tu-nam-thu-nhat.htmTài chínhSau 5 năm kiên trì vực dậy hệ thống Vinmart từ con số lợi nhuận giảm 19% vào năm 2019 thì đến 2024, Winmart của WinCommerce thuộc Masan đạt lợi nhuận 4,4% so với năm trước...

Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Phương, Tổng Giám đốc WinCommerce (WCM) cho biết tại Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn Masan ngày 25/4/2025 tại TP. Hồ Chí Minh.

MẢNG BÁN LẺ NGƯỢC DÒNG SOÁN NGÔI ĐẦU

“Thời điểm 5 năm trước WCM tiếp quản hệ thống Vinmart đã có không ít hoài nghi về việc vực dậy chuỗi bán lẻ này, bởi thời điểm đó, chỉ có 203/trên 3.000 cửa hàng có lãi, lỗi mỗi năm 3.800 tỷ đồng. Đến hôm nay, hệ thống bắt đầu có lãi, từ năm nay, bất cứ cửa hàng nào mở mới sẽ có lãi ngay trong năm đầu”, bà Phương cho biết.

Theo bà Phương, chiến lược phủ sóng mạng bán lẻ thông qua cửa hàng tiện ích từ thành thị đến nông thôn bắt đầu đến ngày hái quả, doanh thu tăng trưởng bình quân 10%/năm, đến 2024 đạt 33 nghìn tỷ đồng, đó là ngưỡng chặn mà ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa vượt qua.

 

“Trong 5 năm qua, chúng tôi tìm ra mô hình tài chính hiệu quả, giảm chi phí đầu tư trên mỗi cửa hàng. Giảm được mỗi cm giấy hóa đơn cho khách hàng, cả hệ thống bán lẻ tiết kiệm 10 tỷ đồng mỗi năm. Phải tính toán chi ly vậy thì mới tối ưu hóa được 30% chi phí vận hành trong 5 năm qua. Tối ưu chi phí vận hành không có nghĩa là giảm trải nghiệm, tắt điều hòa và giảm lương. Năm 2024 lương nhân viên vẫn tăng 10-12%”.

(Bà Nguyễn Thị Phương, Tổng Giám đốc WCM)

 Khi có lợi nhuận, WinCommerce bắt tay tối ưu hóa dòng tiền, hàng tồn kho, nhờ đó mà năm 2024, "mảnh ghép" này có được 1.500 tỷ đồng lợi nhuận sau khi trừ các chi phí đầu tư mở mới và cải tạo hệ thống.

Thoát lỗ, có lãi là điều mong mỏi của Tập đoàn Masan trong suốt 5 năm qua về hệ thống bán lẻ này, nhưng đó chỉ là đích đến thứ nhất.

Khi đặt mục tiêu là nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, Masan buộc phải tự mình xây dựng hệ thống bán lẻ. Trong bối cảnh trào lưu sàn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, chợ truyền thống còn tồn tại và các ông lớn bán lẻ ngoại quốc vẫn đang lừng lững ở Việt Nam, cánh cửa bán lẻ cho Masan là vô cùng hẹp.

Bởi vậy, cùng với mục tiêu có lãi, tập đoàn này hướng đến mục tiêu tiếp theo vô cùng quan trọng là tự mình xây dựng mô hình bán lẻ phù hợp với năng lực của chính mình và tâm lý người dùng Việt. Đó là, nếu như ở thành phố, trải nghiệm của người dùng là đồ sạch, an toàn, giá cạnh tranh, phương thực thanh toán hiện đại, thì ở nông thôn, vẫn mô hình đó nhưng được kết nối bền chặt với cộng đồng dân cư địa phương và phương châm “giá thấp mỗi ngày”.

GIẢM ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Theo Báo cáo tài chính của Tập đoàn Masan (MSN) tại Đại hội cổ đông, năm 2024, doanh thu thuần tập đoàn đạt 83.178 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đóng góp vào con số tích cực nói trên phải kể đến mảnh ghép số 1 kinh doanh tiêu dùng bán lẻ (như nêu trên) và nghĩa vụ hợp đồng đã hoàn thành của MHT (Masan High-Tech Materials, Công ty thành viên của Tập đoàn Masan, hiện đang sở hữu mỏ Vonfram đa kim Núi Pháo tại Thái Nguyên). Theo đó, MHT hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại H.C. Starck Holding GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation với tổng giá trị 134,5 triệu USD. Thương vụ này mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận một lần gần 1.000 tỷ đồng trong quý IV/2024.

Chỉ số EBITDA (lợi nhuận kinh doanh cốt lõi, chưa tính đến lãi suất, thuế, khấu hao…) của MSN trong năm 2024 tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 15.921 tỷ đồng, được  thúc đẩy bởi đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trên tất cả các mảng kinh doanh tiêu dùng - bán lẻ. 

 

Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 1.999 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 377,5% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 200% kế hoạch cơ sở đã được phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.

(Báo cáo tài chính Tập đoàn MSN)

Sự tăng trưởng tích cực và ổn định của tất cả các mảng kinh doanh cốt lõi từ đầu năm 2024 đã củng cố niềm tin của ban lãnh đạo vào quá trình chuyển đổi thành nền tảng tiêu dùng - bán lẻ của tập đoàn.

Về bảng cân đối kế toán hợp nhất, tổng nợ tài chính giảm còn 65.549 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2024, so với 69.572 tỷ đồng vào năm 2023. Công ty tiếp tục duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ, tập trung vào cải thiện dòng tiền tự do (FCF) và huy động vốn thông qua phát hành cổ phần cũng như thoái vốn các tài sản. Kết quả, chỉ số dòng tiền tự do cải thiện đáng kể, lên mức 9.580 tỷ đồng trong năm 2024, tăng mạnh so với 7.454 tỷ đồng của năm 2023.

Ngoài ra, MSN đã đạt những kết quả tích cực trong cam kết giảm đòn bẩy tài chính và tối ưu hóa cơ cấu doanh nghiệp.

Trong quý 2/2024, tập đoàn đã huy động thành công 250 triệu USD từ Bain Capital. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2024, MHT công bố hoàn tất thương vụ bán 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding GmbH (“HCS”) cho Mitsubishi Materials Corporation với giá trị giao dịch 134,5 triệu USD.

Thỏa thuận này bao gồm hợp đồng bao tiêu dài hạn đối với APT và oxit vonfram giữa MHT và HCS, đảm bảo lợi ích bền vững cho cả hai bên và cung cấp cho MHT nền tảng vững chắc để tối đa hóa khối lượng đơn hàng. Khoản tiền thu được từ thương vụ này giúp MHT giảm nợ từ khoảng 670 triệu USD xuống còn 490 triệu USD.

Kết hợp với dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh được cải thiện, các sáng kiến này đã giúp MSN giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, đưa tỷ lệ Nợ ròng trên EBITDA 12 tháng gần nhất (LTM EBITDA) từ 3,9 lần vào cuối năm 2023 xuống còn 2,9 lần vào cuối năm 2024, hiện thực hoá mục tiêu duy trì tỷ lệ này dưới 3,5 lần. 

Sự vượt trội trong lợi nhuận và cải thiện bảng cân đối kế toán là kết quả của chiến lược dài hạn nhất quán và tập trung mạnh mẽ vào thực thi, nhằm tối đa hóa giá trị cho cổ đông.

-Nguyễn Hoài

]]>Giảm đến 20% phí khi nộp hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trước 31/12/2025Bộ T#224;i ch#237;nh vừa ban h#224;nh Th#244;ng tư số 16/2025/TT-BTC ng#224;y 24/4/2025, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản l#253; v#224; sử dụng ph#237; cung cấp th#244;ng tin l#253; lịch tư ph#225;p đối với c#244;ng d#226;n Việt Nam v#224; người nước ngo#224;i c#243; y#234;u cầu cấp Phiếu l#253; lịch tư ph#225;p…#160;Fri, 25 Apr 2025 06:54:05 GMT/giam-den-20-phi-khi-nop-ho-so-cap-phieu-ly-lich-tu-phap-truc-tuyen-truoc-31-12-2025.htm/giam-den-20-phi-khi-nop-ho-so-cap-phieu-ly-lich-tu-phap-truc-tuyen-truoc-31-12-2025.htmKinh tế sốBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 16/2025/TT-BTC ngày 24/4/2025, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp… 

Đáng chú ý, từ ngày 24/4 đến hết ngày 31/12/2025, người dân nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo hình thức trực tuyến, bao gồm cả thông qua ứng dụng VNeID, sẽ được hưởng mức phí ưu đãi, giảm tới 20% so với quy định thông thường.

Trong đó, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu.

Từ ngày 1/1/2026, mức phí chính thức được áp dụng là 200.000 đồng/lần/người đối với Phiếu số 1, và 100.000 đồng/lần/người đối với Phiếu số 2 trở đi.

Theo Thông tư, năm trường trường hợp được miễn phí nộp hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến gồm: 

Thứ nhất là trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em. 

Thứ hai là người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi. 

Thứ ba là người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật. 

Thứ tư là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về chuẩn nghèo. 

Thứ năm là người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Về quản lý và sử dụng phí, tổ chức thu phí được để lại 35% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; nộp 65% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP thì phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/4/2025 và thay thế Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. 

-Hạ Chi

]]>MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hànhNg#226;n h#224;ng TMCP Qu#226;n đội (MB) c#244;ng bố kết quả kinh doanh hợp nhất qu#253; 1/2025 với nhiều t#237;n hiệu tăng trưởng t#237;ch cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận h#224;nh hiệu quả v#224; khả năng th#237;ch ứng cao trong bối cảnh kinh tế c#242;n nhiều biến động…Fri, 25 Apr 2025 02:42:40 GMT/mb-duy-tri-da-tang-truong-manh-me-trong-quy-1-2025-tiep-tuc-toi-uu-hieu-qua-van-hanh.htm/mb-duy-tri-da-tang-truong-manh-me-trong-quy-1-2025-tiep-tuc-toi-uu-hieu-qua-van-hanh.htmTài chínhNgân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng cao trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động…

Tổng tài sản hợp nhất tính đến cuối quý 1 đạt hơn 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với thời điểm cuối năm 2024. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt hơn 15.300 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu thuần sau rủi ro đạt hơn 12.300 tỷ đồng, tăng 32,5%.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 đạt 8.386 tỷ đồng, tăng gấp 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh năng lực vận hành hiệu quả và sự chủ động trong kiểm soát rủi ro cũng như tối ưu nguồn vốn.

MB tiếp tục tối ưu hiệu quả hoạt động, thể hiện rõ qua tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hợp nhất được cải thiện mạnh, đạt 25,78%, so với mức 29,25% cùng kỳ năm ngoái. Riêng ngân hàng mẹ, tỷ lệ CIR giảm còn 23,8% - kết quả của chiến lược đẩy mạnh số hóa, tinh gọn vận hành và kiểm soát chi phí hiệu quả.

Tiền gửi khách hàng riêng ngân hàng đạt hơn 723.200 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn duy trì tỷ trọng cao, phản ánh mức độ gắn bó và niềm tin ngày càng cao của khách hàng đối với thương hiệu MB. Dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt gần 798.000 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cuối năm 2024 - cho thấy dòng vốn tín dụng được duy trì ổn định, bám sát nhu cầu của nền kinh tế thực.

Các chỉ số sinh lời duy trì ở mức cao trong ngành. ROA hợp nhất đạt 2,34% và ROE đạt 22,18%, phản ánh năng lực khai thác hiệu quả tài sản, quản trị chi phí tốt và định hướng tăng trưởng bền vững của MB.

Được biết, vào ngày 26/4 tới, Đại hội đồng cổ đông thường niên MB năm 2025 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội. Tại đây, MB sẽ trình cổ đông thông qua các định hướng quan trọng trong chiến lược tăng trưởng, chuyển đổi số toàn diện và phát triển hệ sinh thái tài chính hiện đại.

-Lan Anh

]]>Giá vàng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, “cá mập” SPDR Gold Trust bán ròng nhẹ“Việc gi#225; v#224;ng l#234;n 3.500 USD/oz diễn ra qu#225; nhanh, v#224; thị trường cần l#249;i lại một ch#250;t để nghiền ngẫm...Fri, 25 Apr 2025 02:17:24 GMT/gia-vang-chua-co-dau-hieu-giam-nhiet-ca-map-spdr-gold-trust-ban-rong-nhe.htm/gia-vang-chua-co-dau-hieu-giam-nhiet-ca-map-spdr-gold-trust-ban-rong-nhe.htmThế giới“Việc giá vàng lên 3.500 USD/oz diễn ra quá nhanh, và thị trường cần lùi lại một chút để nghiền ngẫm...

Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch đêm qua tại Mỹ và sáng nay (25/4) tại thị trường châu Á, trong bối cảnh sức nóng âm ỉ của cuộc chiến thương mại toàn cầu tiếp tục thúc đẩy nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư. Việc đồng USD mất giá trở lại cũng hỗ trợ cho xu hướng tăng của thị trường kim loại quý.

Tại thời điểm hơn 8h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 9,8 USD/oz so với đóng cửa phiên New York, tương đương tăng 0,29%, giao dịch ở mức 3.360,6 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương 106 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với sáng qua.

Cùng thời điểm trên, website Vietcombank báo giá USD ở mức 25.805 đồng (mua vào) và 26.195 đồng (bán ra), tăng 21 đồng ở mỗi đầu giá so với sáng hôm qua.

Trong phiên ngày thứ Năm tại thị trường New York, giá vàng giao ngay chốt ở mức 3.350,8 USD/oz, tăng 60,8 USD/oz so với mức chốt của phiên trước, tương đương tăng 1,84%.  Trước phiên hồi phục này, giá vàng đã giảm gần 3% trong phiên ngày thứ Tư.

Thị trường tài chính toàn cầu vẫn đang dõi theo các diễn biến mới của cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, đặc biệt là xung đột thuế quan giữa Mỹ với Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đang đàm phán thương mại với một số đối tác trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, nhưng chưa có thỏa thuận nào đạt được. Trong khi đó, căng thẳng Mỹ - Trung dù đã tạm ngừng leo thang nhưng hai bên chưa có động thái xúc tiến đàm phán nào.

Trung Quốc ngày 24/4 nói hiện tại không có đàm phán thương mại nào giữa Bắc Kinh với Washington. Người phát ngôn He Yadong của Bộ Thương mại Trung Quốc nói tất cả những thông tin về tiến trình đàm phán thương mại song phương ở thời điểm hiện tại nên bị bác bỏ, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan “đơn phương”.

Những tuyên bố này của Trung Quốc được đưa ra sau khi ông Trump trong tuần này tuyên bố sẽ có phương pháp tiếp cận bớt cứng rắn hơn đối với việc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Hôm 23/4, ông Bessent nói Mỹ có “cơ hội để đạt một thỏa thuận lớn” về thương mại với Trung Quốc.

Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới toàn cầu tiếp tục ở mức cao và vàng là một tài sản an toàn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Giá vàng giao sau trên sàn COMEX ở New York chốt phiên ngày thứ Năm với mức tăng 1,7%, dạt 3.348,6 USD/oz. Hôm thứ Ba tuần này, cả giá vàng giao ngay và giao sau đều lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua mốc 3.500 USD/oz.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 1 thaacute;ng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 tháng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

“Mối quan tâm lớn nhất của thị trường bây giờ là thuế quan” - nhà giao dịch kim loại quý độc lập Tai Wong ở New York nói với hãng tin Reuters. “Việc giá vàng lên 3.500 USD/oz diễn ra quá nhanh, và thị trường cần lùi lại một chút để nghiền ngẫm. Vàng có thể giằng co trong một vài phiên tới, nhưng chúng ta vẫn đang ở trong một thị trường giá lên và mỗi cú giảm mạnh chắc chắn sẽ đều được coi là cơ hội mua”.

Ngoài ra, giá vàng còn đang được hỗ trợ bởi xu hướng mất giá của đồng USD, khi nhà đầu tư hoài nghi về các tài sản Mỹ do chính sách thuế quan của nước này.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đóng cửa phiên ngày thứ Năm với mức giảm gần 0,5%, còn 99,38 điểm. Chỉ số này đã giảm hơn 8% từ đầu năm đến nay - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Hiện Dollar Index đang ở gần vùng thấp nhất hơn 3 năm thiết lập trong tháng 4 này.

Tuy nhiên, khối lượng nắm giữ của quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho thấy tâm lý thận trọng của một bộ phận nhà đầu tư. Quỹ bán nhiều hơn mua trong tuần này, tiếp tục xu hướng bán ròng trong tuần trước.

Phiên ngày thứ Năm, quỹ bán ròng 0,6 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn gần 948,6 tấn.

-Điệp Vũ

]]>Trái phiếu kho bạc Mỹ đang mất sức hấp dẫn L#226;u nay, việc thị trường tr#225;i phiếu kho bạc trị gi#225; 29 ngh#236;n tỷ USD l#224; một lựa chọn “tr#225;nh b#227;o” của nh#224; đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhi#234;n, thời gian gần đ#226;y, tr#225;i phiếu n#224;y đang được giao dịch giống như một loại t#224;i sản rủi ro...Fri, 25 Apr 2025 00:00:00 GMT/trai-phieu-kho-bac-my-dang-mat-suc-hap-dan.htm/trai-phieu-kho-bac-my-dang-mat-suc-hap-dan.htmThế giớiLâu nay, việc thị trường trái phiếu kho bạc trị giá 29 nghìn tỷ USD là một lựa chọn “tránh bão” của nhà đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái phiếu này đang được giao dịch giống như một loại tài sản rủi ro...

Trái phiếu kho bạc Mỹ thường được xem là một kênh “trú ẩn an toàn” của các nhà đầu tư khỏi những biến động của thị trường tài chính. Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính, sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ hay thậm chí khi xếp hạng tín nhiệm của chính nước Mỹ bị giảm.

Tuy nhiên, một điều bất thường đã xảy ra vào đầu tháng 4, khi thị trường tài chính chao đảo vì chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vì tăng giá khi các loại tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu và tiền ảo lao dốc, trái phiếu kho bạc Mỹ cũng sụt giá mạnh. Lợi suất trái phiếu kho bạc chứng kiến mức tăng trong một tuần mạnh nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ trở lại đây.

Lâu nay, việc thị trường trái phiếu kho bạc trị giá 29 nghìn tỷ USD là một lựa chọn “tránh bão” của nhà đầu tư mang lại lợi thế đặc biệt cho nền kinh tế Mỹ, giúp lãi suất cho vay của nước này có thể duy trì ở mức thấp trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái phiếu này đang được giao dịch giống như một loại tài sản rủi ro. Thậm chí, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng trái phiếu kho bạc Mỹ đang giống như trái phiếu của một chính phủ quốc gia mới nổi.

Theo các nhà phân tích, sự thay đổi này có ý nghĩa lớn với hệ thống tài chính toàn cầu. Vốn được xem là một tài sản “không rủi ro”, trái phiếu kho bạc Mỹ được dùng làm một tiêu chuẩn để xác định giá của mọi thứ từ cổ phiếu cho tới trái phiếu chính phủ hay lãi suất vay thế chấp mua nhà. Đây cũng là một tài sản thế chấp cho các khoản vay hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày.

Sau đây là lý giải của giới đầu tư và chuyên gia dự báo thị trường về những động thái bất thường của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 4, theo tổng hợp từ hãng tin Bloomberg.

LẠM PHÁT DO THUẾ QUAN

Dù ông Trump đã hoãn áp thuế đối ứng ở mức cao trong 90 ngày, thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện vẫn cao hơn so với các dự báo trước đây. Cùng với đó, chính quyền Trump hiện cũng áp thuế quan riêng với ô tô, thép, nhôm và một số mặt hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico.

Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các doanh nghiệp sẽ phản ứng bằng cách chuyển phần chi phí tăng thêm do thuế quan sang cho khách hàng, tức tăng giá bán.

Theo các nhà phân tích, cú sốc lạm phát sẽ khiến nhu cầu trái phiếu kho bạc Mỹ giảm bởi lạm phát làm giảm giá trị lợi nhuận cố định mà nhà đầu tư thu về trong tương lai.

Trong trường hợp giá cả tăng lên đi kèm với sản lượng kinh tế sụt giảm hoặc tăng trưởng bằng 0 - tình huống được gọi là đình lạm (stagflation), chính sách tiền tệ của Mỹ được dự báo sẽ bước vào một thời kỳ bất ổn mới. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải lựa chọn đưa ra các chính sách hỗ trợ tăng trưởng hoặc kiểm soát lạm phát.

Theo các nhà phân tích, một số nhà đầu tư có thể đã bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ cùng với một số tài sản tài chính khác của Mỹ sẽ trú ẩn trong một “kênh an toàn” khác, đó là tiền mặt. Vào đầu tháng 4, giá trị tài sản của nhà đầu tư Mỹ trong quỹ thị trường tiền tệ (MMF) ở mức cao kỷ lục trong vòng hơn 30 năm trở lại đây.

BẤT ỔN CHÍNH SÁCH, CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA

Nhà đầu tư thường đòi hỏi lợi suất cao hơn khi đầu tư vào các quốc gia có lịch sử chính trị và kinh tế bất ổn. Đó là một trong những lý do trái phiếu chính phủ Argentina có lợi nhuận 13% vào thời điểm giữa tháng 4.

Chính sách thuế quan cũng như phong cách chính trị khó lường của ông Trump khiến nhà đầu tư khó đoán định về môi trường đầu tư của nền kinh tế lớn nhất thế giới kể cả trong ngắn hạn.

Theo các nhà phân tích, một động lực giúp Mỹ hút vốn đầu tư quốc tế là niềm tin của nhà đầu tư vào sức mạnh của hệ thống tư pháp cũng như sự liên tục và nhất quán của các chính trách Tuy nhiên, hành động của chính quyền Trump đã làm suy yếu phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào những điều từng đưa Mỹ trở thành điểm đến hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài.

Khi đồng USD thay thế vàng trở thành tài sản dự trữ của thế giới vào giữa thập niên 1970, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua trái phiếu kho bạc Mỹ như một phương thức để tích trữ đồng USD. Trái phiếu kho bạc Mỹ được xem là một khoản đầu tư đảm bảo bởi Chính phủ Mỹ chưa bao giờ mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nợ công của Mỹ đang ở mức tương đương 121% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ông Trump trở lại Nhà Trắng đầu năm nay với cam kết giảm thâm hụt ngân sách. Việc tăng thuế quan là một cách để ông tăng thu ngân sách liên bang. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo rằng các chính sách khác của vị Tổng thống sẽ làm tăng nợ công của Mỹ.

Chính quyền Trump đang tìm cách gia hạn vĩnh viễn các chính sách giảm thuế mà ông ban hành trong nhiệm kỳ đầu tiên, bên cạch các chính sách giảm thuế thêm mà ông lên kế hoạch cho nhiệm kỳ này.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thuế quan đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, chính phủ có thể sẽ phải tăng chi tiêu, gây áp lực tới nền tài chính quốc gia.

“Trong bối cảnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ gia tăng có thể là một dấu hiệu của ‘cuộc tháo vốn’ khi nhà đầu tư không còn muốn tài trợ cho thâm hụt của Mỹ nữa”, ông Mike Riddell, quản lý danh mục tài sản lợi nhuận cố định tại công ty Fidelity International, nhận xét.

CHỦ NỢ NƯỚC NGOÀI THOÁT HÀNG, "HẦM TRÚ ẨN" TIỀM NĂNG

Thông thường, khi giá trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm thì xuất hiện đồn đoán về hoạt động bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài. Vào tháng trước, khi điều này xảy ra, nhiều người cho rằng đây có thể là hành động đáp trả thuế quan của ông Trump. Trung Quốc và Nhật Bản hiện là hai chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Dữ liệu chính thức cho thấy cả hai nước này đều đã giảm lượng trái phiếu bạc Mỹ.

Nhiều nhà quản lý quỹ tại châu Âu và Nhật đã tìm ra nhiều lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho trái phiếu kho bạc Mỹ, như trái phiếu chính phủ Đức.

Vàng, một tài sản trú ẩn truyền thống, cũng chứng kiến giá tăng lên mức kỷ lục trong tháng 4, vượt qua gần như mọi loại tài sản lớn khác. Thời gian qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đẩy mạnh mua vàng. Tuy nhiên, không giống trái phiếu, đầu tư tại vàng không mang lại lợi nhuận thường xuyên. Kim loại này chỉ mang lại lợi nhuận khi giá tăng ở thời điểm chủ sở hữu bán ra.

Nhìn chung không có tài sản nào có thể thay thế trái phiếu kho bạc Mỹ nếu xét ở mức độ thanh khoản và độ sâu của thị trường. Và để thoái vốn thực sự khỏi thị trường này cần tới nhiều năm. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng động thái của thị trường trong tháng 4 có thể là khởi đầu cho một sự dịch chuyển toàn cầu. Đây cũng có thể là sự đánh giá lại đối với các loại tài sản đóng vai trò nền tảng cho sự thống trị của nền kinh tế Mỹ

-Ngọc Trang

]]>PGBank có tân Chủ tịch Hội đồng quản trịB#224; Cao Thị Th#250;y Nga, Th#224;nh vi#234;n độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT) PGBank nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu l#224;m Chủ tịch HĐQT ng#226;n h#224;ng n#224;y nhiệm kỳ 2025-2030…Thu, 24 Apr 2025 12:53:46 GMT/pgbank-co-tan-chu-tich-hoi-dong-quan-tri.htm/pgbank-co-tan-chu-tich-hoi-dong-quan-tri.htmTài chínhBà Cao Thị Thúy Nga, Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT) PGBank nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này nhiệm kỳ 2025-2030…

Ngày 24/4, Ngân hàng Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã chứng khoán PGB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã bầu Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2025-2030. Theo đó, bà Cao Thị Thúy Nga trở thành tân Chủ tịch của ngân hàng PGBank trong nhiệm kỳ tới, thay ông Phạm Mạnh Thắng.

Bà Cao Thị Thuý Nga có bằng thạc sỹ tài chính – tiền tệ (Học viện Tài chính) và đã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hơn 40 năm.

Năm 1980, bà Nga gia nhập BIDV, sau đó đảm nhiệm vị trí Phó phòng Cấp phát tín dụng của BIDV. Năm 1992, bà là một trong năm cán bộ được BIDV cử sang đặt nền móng xây dựng ngân hàng liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam (VID Public Bank nay là Public Bank), giữ chức vụ Kế toán trưởng kiêm trưởng Ban Tổ chức nhân sự.

Năm 2005, bà gia nhập MB với vai trò Phó tổng giám đốc phụ trách thành lập Khối bán lẻ. Bà cũng từng là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán MB (MBS).

Bagrave; Cao Thị Thuyacute; Nga, Chủ tịch HĐQT PGBank nhiệm kỳ 2025-2030.
Bà Cao Thị Thuý Nga, Chủ tịch HĐQT PGBank nhiệm kỳ 2025-2030.

Ngoài bà Cao Thị Thúy Nga, HĐQT PGBank còn 4 người khác gồm: ông Nguyễn Văn Hương, ông Vương Phúc Chính, ông Đinh Thành Nghiệp và ông Nguyễn Văn Tý. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hương sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.

Ban kiểm soát của PGBank nhiệm kỳ mới sẽ có 4 thành viên gồm ông Trần Ngọc Dũng, ông Trịnh Mạnh Hoán, bà Đinh Thuỵ Trâm và bà Hạ Hồng Mai.

Về kế hoạch kinh doanh 2025, PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.001 tỷ đồng, tăng 135,3% so với 2024; tổng tài sản đạt 91.226 tỷ đồng tăng 24,9%, tương đương tăng 18.211 tỷ đồng so với cuối năm 2024; tổng dư nợ tín dụng đạt 48.653 tỷ đồng tăng 17,1% so với năm 2024; tổng huy động đạt 78.449 tỷ đồng tăng 17,6% so với năm 2024. Nợ xấu trên tổng dư nợ dự kiến được kiểm soát dưới 2% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

PGBank cũng dự kiến tăng vốn điều lệ từ 4.200 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng trong năm nay. Theo đó, ngân hàng thực hiện kế hoạch chào 80 triệu cổ phiếu cho cổ đông theo kế hoạch năm trước đã thông qua. Ngoài ra, ngân hàng sẽ phát hành thêm 50 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 10%.

-Tùng Thư

]]>HDBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 27%, top cao nhất ngành ngân hàngĐại hội cổ đ#244;ng thường ni#234;n năm 2025 của HDBank đ#227; th#244;ng qua kế hoạch kinh doanh 2025 với dư nợ t#237;n dụng tăng 32%, huy động vốn tang 28%, lợi nhuận trước thuế tăng 27% so với năm 2024. C#225;c chỉ ti#234;u tăng trưởng của HDBank đều thuộc nh#243;m cao nhất ng#224;nh ng#226;n h#224;ng…Thu, 24 Apr 2025 08:54:11 GMT/hdbank-dat-muc-tieu-tang-truong-loi-nhuan-27-top-cao-nhat-nganh-ngan-hang.htm/hdbank-dat-muc-tieu-tang-truong-loi-nhuan-27-top-cao-nhat-nganh-ngan-hang.htmTài chínhĐại hội cổ đông thường niên năm 2025 của HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với dư nợ tín dụng tăng 32%, huy động vốn tang 28%, lợi nhuận trước thuế tăng 27% so với năm 2024. Các chỉ tiêu tăng trưởng của HDBank đều thuộc nhóm cao nhất ngành ngân hàng…

Ngày 23/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Galaxy Innovation Hub - không gian mang đậm dấu ấn sáng tạo và đổi mới của HDBank trong kỷ nguyên số. Đại hội năm nay đánh dấu cột mốc 35 năm hình thành và phát triển của HDBank.

2024: TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG CAO, CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN ỔN ĐỊNH

Vượt qua nhiều biến động kinh tế - tài chính, HDBank tiếp tục định hướng phát triển vững chắc, quản trị rủi ro hiệu quả và tăng trưởng toàn diện:

Năm 2024, lợi nhuận trước thuế của HDBank đạt 16.730 tỷ đồng, tăng 28,5% so với 2023, vượt kế hoạch đề ra. Tổng tài sản đạt 697.366 tỷ đồng, tăng 15,8%; dư nợ tín dụng đạt 437.731 tỷ đồng (+23,9,%); huy động vốn đạt 621.119 tỷ đồng (+15,7%). ROE đạt 25,71%, ROA đạt 2,04%, duy trì trong nhóm ngân hàng có hiệu quả cao nhất.

Ban latilde;nh đạo HDB chủ trigrave; đại hội cổ đocirc;ng 2025.
Ban lãnh đạo HDB chủ trì đại hội cổ đông 2025.

Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (theo Thông tư 11) chỉ 1,48%, cùng các chỉ tiêu an toàn khác đều ở mức tích cực .

Đặc biệt, Moody’s đã nâng hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) của HDBank lên mức Ba3 – một trong những mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ghi nhận nỗ lực quản trị, hiệu quả vận hành và tiềm năng tăng trưởng bền vững của ngân hàng.

Cuối năm 2024, HDBank tiếp nhận Ngân hàng TMCP Đông Á theo phương án chuyển giao của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước – một dấu mốc cho thấy năng lực tài chính, uy tín và tinh thần tiên phong của HDBank. Đồng thời, ngân hàng số Vikki chính thức ra đời, hoạt động độc lập, về tài chính và nhanh chóng tăng trưởng, góp phần mở rộng hệ sinh thái số hóa toàn diện của HDBank.

2025: BỨT TỐC VỚI HỆ SINH THÁI HD FINANCIAL GROUP

Được sự đồng thuận của cổ đông, HDBank đặt ra các mục tiêu tang trưởng cao cho năm 2025.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 21.179 tỷ đồng, tăng 27% - một trong những mức tăng cao nhất ngành. ROE kỳ vọng đạt 26,2%, ROA đạt 2,15% - tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng hiệu quả hàng đầu.

Ocirc;ng Phạm Quốc Thanh, thagrave;nh viecirc;n HĐQT, Quyền Tổng giaacute;m đốc HDBank baacute;o caacute;o với Đại hội về tigrave;nh higrave;nh kinh doanh năm 2024 vagrave; kế hoạch năm 2025.
Ông Phạm Quốc Thanh, thành viên HĐQT, Quyền Tổng giám đốc HDBank báo cáo với Đại hội về tình hình kinh doanh năm 2024 và kế hoạch năm 2025.

Tổng tài sản hướng tới 890.442 tỷ đồng (+28%), dư nợ tín dụng đạt 579.851 tỷ đồng (+32%), huy động vốn 792.812 tỷ đồng (+28%). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống.

Về cổ tức, HDBank báo cáo nguồn lợi nhuận có thể phân phối năm 2024 là 10.396 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 28%. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, ngân hàng sẽ linh hoạt, thận trọng và xin ý kiến cổ đông tại thời điểm phù hợp để đảm bảo năng lực tài chính cho phát triển bền vững lâu dài.

Đại hội cũng chính thức công bố chiến lược phát triển HD Financial Group, gồm các đơn vị thành viên:

HDBank - Ngân hàng thương mại chủ lực;

Vikki Digital Bank - Ngân hàng số thế hệ mới;

HD SAISON - Tài chính tiêu dùng;

HD Securities - Chứng khoán;

HD Insurance - Bảo hiểm;

HD Capital - Quản lý quỹ;

Đông Á Money Transfer - Dịch vụ kiều hối.

Với hơn 30 triệu khách hàng, mạng lưới hơn 600 điểm giao dịch ngân hàng và 26.500 điểm tài chính, cùng năng lực công nghệ tiên phong, HD Financial Group hướng tới mục tiêu mang đến trải nghiệm tài chính liền mạch, đa dạng, nhanh chóng và hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp trên khắp cả nước và quốc tế.

Chủ tịch HĐQT Kim Byoungho phát biểu “Chúng tôi luôn hành động cho sự minh bạch, cho nền tảng của niềm tin. Và chính niềm tin ấy là tài sản vô giá để HDBank không ngừng thu hút nhà đầu tư, nâng cao vị thế trên thị trường và tạo ra giá trị bền vững cho tất cả cổ đông.”

Đây không chỉ là một bước đi chiến lược, mà là sự khẳng định cho niềm tin của cổ đông, sự đồng hành cùng khách hàng và cam kết của HDBank: phát triển bền vững, minh bạch, dẫn dắt đổi mới – vì một tương lai tài chính toàn diện và thịnh vượng.

-Khánh Huyền

]]>Sun Life xác định Việt Nam là thị trường chiến lược tại châu ÁVới định hướng ph#225;t triển bền vững, Sun Life Việt Nam tiếp tục mở rộng hiện diện, đẩy mạnh chuyển đổi số, n#226;ng cao trải nghiệm kh#225;ch h#224;ng v#224; lan tỏa c#225;c gi#225; trị t#237;ch cực đến cộng đồng – đặc biệt l#224; thế hệ trẻ...Thu, 24 Apr 2025 08:36:44 GMT/sun-life-xac-dinh-viet-nam-la-thi-truong-chien-luoc-tai-chau-a.htm/sun-life-xac-dinh-viet-nam-la-thi-truong-chien-luoc-tai-chau-a.htmTài chínhVới định hướng phát triển bền vững, Sun Life Việt Nam tiếp tục mở rộng hiện diện, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm khách hàng và lan tỏa các giá trị tích cực đến cộng đồng – đặc biệt là thế hệ trẻ...

Việt Nam được Sun Life xác định là một trong những thị trường chiến lược tại châu Á. Với định hướng đầu tư dài hạn, Sun Life Việt Nam không ngừng mở rộng quy mô hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm.

CAM KẾT LÂU DÀI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Trong năm 2024, doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ từ 16.480 tỷ đồng lên 17.944 tỷ đồng, chính thức trở thành một trong ba công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường. Đây là bước đi chiến lược nhằm củng cố năng lực tài chính và khẳng định cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam.

Song song với việc tăng vốn, Sun Life Việt Nam cũng liên tục mở rộng mạng lưới văn phòng trên toàn quốc, đồng thời đa dạng hóa các kênh phân phối để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Những nỗ lực này được hỗ trợ bởi hàng loạt sáng kiến chuyển đổi số và cải tiến quy trình vận hành.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - TRỤ CỘT NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Sun Life Việt Nam trong thời gian qua là đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ, trong đó nổi bật là Trung tâm liên lạc khách hàng, hệ thống Salesforce CRM và cơ sở dữ liệu 360 độ, giúp nâng cao khả năng chăm sóc và hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả, liền mạch.

Nhờ những nỗ lực này, từ tháng 1 – 10 năm 2024, mức độ hài lòng của khách hàng tăng 30%, trong khi tỷ lệ kết nối cuộc gọi thành công tăng gần 5 lần. Những kết quả này cho thấy sự thay đổi rõ nét trong hành trình trải nghiệm dịch vụ.

Năm 2024, Sun Life Việt Nam được Tạp chí Tài chính Quốc tế (Anh quốc) trao tặng giải thưởng “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất – Việt Nam 2024”. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng thông qua nền tảng công nghệ và dịch vụ khác biệt.

Sun Life Việt Nam được Tạp chiacute; Tagrave;i chiacute;nh Quốc tế (Anh quốc) trao tặng giải thưởng ldquo;Cocirc;ng ty Bảo hiểm Nhacirc;n thọ coacute; Dịch vụ Khaacute;ch hagrave;ng tốt nhất - Việt Nam 2024rdquo;.
Sun Life Việt Nam được Tạp chí Tài chính Quốc tế (Anh quốc) trao tặng giải thưởng “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất - Việt Nam 2024”.

Cuối năm, Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn FPT nhằm tận dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, hạ tầng viễn thông và thanh toán trực tuyến. Mục tiêu là nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt trong quy trình yêu cầu và xử lý bồi thường bảo hiểm - một khâu then chốt để gia tăng niềm tin và sự hài lòng của khách hàng.

LAN TỎA GIÁ TRỊ TÍCH CỰC ĐẾN THẾ HỆ TRẺ

Không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh, Sun Life Việt Nam còn tích cực triển khai nhiều chương trình hướng đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ – thế hệ kế thừa trong hành trình xây dựng tương lai tài chính bền vững.

Chiến dịch “Tài chính cho mình, Lạc quan do mình” là minh chứng rõ nét cho cam kết này. Khởi động từ tháng 5/2024, chương trình đã triển khai các hoạt động ngoại khóa giáo dục tài chính cho học sinh tiểu học và phổ thông cơ sở. Chương trình giúp các em tiếp cận sớm với kỹ năng quản lý tài chính, từ đó hình thành tư duy tích cực về việc lập kế hoạch tài chính ngay từ độ tuổi còn nhỏ.

Chiến dịch ldquo;Tagrave;i chiacute;nh cho migrave;nh, Lạc quan do migrave;nhrdquo; giuacute;p caacute;c em học sinh tiếp cận sớm với kỹ năng quản lyacute; tagrave;i chiacute;nh.
Chiến dịch “Tài chính cho mình, Lạc quan do mình” giúp các em học sinh tiếp cận sớm với kỹ năng quản lý tài chính.

Song song đó, trong hai năm 2023 - 2024, Sun Life Việt Nam hợp tác cùng câu lạc bộ bóng rổ Saigon Heat tổ chức Ngày hội High Hoops tại 5 thành phố lớn, thu hút hơn 4.000 thiếu nhi tham gia rèn luyện kỹ năng bóng rổ, xây dựng tinh thần đồng đội và ý chí thi đấu, đồng thời nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khoẻ thể chất cho các bé.

Tháng 4/2024, doanh nghiệp tiếp tục ra mắt “Không gian thể thao Sun Life” với sân bóng rổ đạt chuẩn, tổ chức giải đấu, lớp học miễn phí và các buổi đào tạo huấn luyện viên nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh trong giới trẻ.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, Sun Life Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược 5 năm với Đại học Waterloo (Canada) từ tháng 1/2025 - 1/2030. Chương trình nhằm kết nối sinh viên Việt Nam với môi trường giáo dục quốc tế, hỗ trợ lập kế hoạch tài chính cho du học và tạo cơ hội thực tập, tuyển dụng tại Sun Life.

Đồng thời, Sun Life cũng hợp tác với Đại học RMIT tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề, chương trình học bổng và thực tập sinh, giúp sinh viên phát triển kỹ năng, định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH - VỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN

Sun Life Việt Nam khẳng định luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp cam kết minh bạch trong hoạt động và liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Năm 2024, công ty đã chi trả hơn 135 tỷ đồng cho gần 20.000 khách hàng trên toàn quốc, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhiều gia đình trong thời điểm khó khăn. Cùng với đó, Sun Life Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới và cải tiến dịch vụ nhằm mang đến các giải pháp tài chính toàn diện.

Là thành viên của Tập đoàn Sun Life - một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới với gần 160 năm kinh nghiệm - Sun Life Việt Nam kế thừa nền tảng tài chính vững mạnh, hệ thống quản trị tiên tiến và tầm nhìn dài hạn. Những nền tảng này tạo điều kiện để công ty tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

-Lan Anh

]]>Biến động của thị trường tài chính và sức ép của FedNhững diễn biến kh#244;ng b#236;nh thường xảy ra tr#234;n thị trường tr#225;i phiếu Mỹ v#224; sự bất ổn về thương mại, gi#225; v#224;ng... đang tạo sức #233;p l#234;n Fed trong việc sớm hạ l#227;i suất để hỗ trợ nền kinh tế...Thu, 24 Apr 2025 06:37:44 GMT/bien-dong-cua-thi-truong-tai-chinh-va-suc-ep-cua-fed.htm/bien-dong-cua-thi-truong-tai-chinh-va-suc-ep-cua-fed.htmĐầu tưNhững diễn biến không bình thường xảy ra trên thị trường trái phiếu Mỹ và sự bất ổn về thương mại, giá vàng... đang tạo sức ép lên Fed trong việc sớm hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế...

Trong mấy tuần vừa qua, thị trường tài chính toàn cầu đã có những phen thót tim gây ra bởi những tuyên bố về thuế nhập khẩu của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Tình hình có vẻ dịu đi khi mới đây, ông Trump bóng gió rằng chuyện ăn miếng trả miếng với Trung Quốc có thể cũng sắp đến hồi kết thúc. Thế nhưng lo ngại về suy thoái, về tăng trưởng kinh tế chậm lại kèm theo lạm phát khiến cho không ít người đau đầu. Và người đang chịu sức ép nhiều nhất có lẽ không ai khác là chủ tịch Fed, ông Jerome Powell.

HỆ LỤY KHÔN LƯỜNG CỦA THUẾ ĐỐI ỨNG

Với việc tăng mạnh thuế nhập khẩu của nhiều quốc gia vào thị trường Mỹ, rồi theo đó là sự đáp trả của Trung Quốc và EU đã khiến cho những bất ổn trong chính sách thương mại vượt qua khỏi các khuôn khổ truyền thống. Thị trường tài chính đã chứng kiến những đợt tăng giảm đột biến của chỉ số VIX, từ vùng 20x vọt lên 60x rồi giảm về 30x. Một khảo sát của Reuters cho thấy xác suất nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái trong vòng một năm tới đây là vọt lên 45% từ 25% của tháng trước.

Đại diện của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng căng thẳng thương mại gây ra những hệ lụy rất lớn, và cuộc gặp gỡ mùa Xuân sắp tới đây của IMF và World Bank sẽ tập trung vào câu chuyện này. Tuy vậy, khả năng suy thoái là không hiện hữu dù tăng trưởng bị sụt giảm đáng kể. Hồi đầu năm, dự báo tăng trưởng kinh thế toàn cầu của IMF là 3,3% trong năm 2025, và con số mới sẽ được công bố trong vài ngày tới.

Chỉ số VIX đo lường trạng thaacute;i biến động chung của thị trường chứng khoaacute;n.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán.

Những bất ổn về thương mại cũng đã khiến cho nhiều loại tài sản có những biến động bất thường. Giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt mốc 3300 usd/oz vì là loại tài sản trú ẩn được ưu tiên. Trong khi đó giá dầu giảm kỷ lục, có hợp đồng tương lai xuống dưới 60 usd/thùng. Đồng USD cũng chịu chung cảnh ngộ khi giảm đáng kể, chỉ số DXY có lúc xuống dưới 100, so với hồi đầu năm ở mốc 110 thì là một mức giảm khó tin.

Có một diễn biến không bình thường là lợi tức (yield) của Trái phiếu 10 năm của Chính phủ Mỹ tăng mạnh trong tuần đầu tháng 4. Lẽ ra khi nhiều bất ổn, Trái phiếu chính phủ Mỹ cũng là một lựa chọn làm nơi trú ẩn nhưng lo ngại về lạm phát, việc chính phủ Trung Quốc tạo áp lực bán và một số quỹ đầu tư bị margin call đã khiến nguồn cung tăng, từ đó giá Trái phiếu giảm và yield tăng.

Áp lực của thuế đối ứng cũng đặt nặng lên vai các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và EU. Trung Quốc đã thực hiện phá giá đồng Nhân dân tệ, đẩy xuống mức thấp nhất từ 2007 ở mức 1usd = 7.3498 RMB. Ngoài ra, việc nới lỏng chính sách tiền tệ qua hạ lãi suất cũng là một khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới. Về phía EU, ngân hàng trung ương ECB đã giảm lãi suất cơ bản xuống còn 2.25%, sau bảy lần từ tháng Sáu năm ngoái. Ngay cả trong trường hợp sức ép lạm phát quay trở lại thì ECB vẫn có thể tiếp tục kế hoạch hạ lãi suất của mình.

Trong một phân tích mới đây của GS. Gianluca Benigno (HEC Lausanne), cú sốc thuế quan lần này có thể dẫn đến một cú sốc tài chính. Căn cứ của luận điểm này là ở chỗ: ảnh hưởng của nó rất lớn; gây bất ngờ (về thuế suất cao); và có tính hệ thống (muốn tách Hoa Kỳ ra khỏi hệ thống thương mại toàn cầu). Khi bất ổn từ thương mại gia tăng, nó sẽ lan truyền sang thị trường tài chính theo khuôn khổ kinh điển Kindleberger–Minsky. Theo đó, thị trường sẽ điều chỉnh lại kỳ vọng về lợi nhuận và tăng trưởng, nhiều loại tài sản được định giá lại theo hướng giảm, căng thẳng của các giao dịch ký quỹ (margin stress), vòng xoáy giảm đòn bẩy buộc bán giải chấp, rồi cuối cùng lây lan (contagion) sang hệ thống tín dụng ngân hàng.

SỨC ÉP ĐÈ LÊN FED

Một mặt tổng thống Donald Trump gây sức ép thuế quan lên nhiều nước, thậm chí là đồng minh của Hoa Kỳ, một mặt liên tục gây sức ép lên Fed, mà cụ thể là chủ tịch Jerome Powell trong việc sớm hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Fed ở trong một tình thế rất khó khi thuế quan làm tăng lạm phát trong khi Fed muốn giảm, và Fed cũng muốn tỷ lệ thất nghiệp trong tầm kiểm soát, vì việc làm ảnh hưởng rất nhiều đến lạm phát và qua đó là chính sách lãi suất.

Trong buổi chia sẻ ở CLB Kinh tế Chicago ngày 16/4, ông Powell đã chia sẻ về những rủi ro của sự bất định trong tương lai ảnh hưởng đến quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu, môi trường đầu tư ở Hoa Kỳ sẽ trở nên kém hấp dẫn. Tuy vậy, ông cũng đã trấn an rằng thị trường tài chính đang hoạt động trong trật tự và Fed sẵn sàng cung cấp thanh khoản qua hoạt động hoán đổi đồng usd với các ngân hàng trung ương khác khi cần thiết.

Ông Trump đã nhiều lần gây sức ép lên ông Powell, thậm chí muốn sa thải và tìm cách hạn chế tính độc lập của Fed. Tuy vậy tính độc lập là giá trị quý nhất của một ngân hàng trung ương, điều này tạo ra uy tín với công chúng và nhờ đó kiểm soát lạm phát tốt hơn. Trong trường hợp hy hữu nhất, ông Trump có thể sa thải ông Powell dựa trên “lý do chính đáng” nhưng điều này cũng mơ hồ và khó thực hiện. Mà ngay cả trong trường hợp điều hiếm hoi này xảy ra, cựu chủ tịch Fed vẫn có nhiều khả năng tiếp tục trong 2 hội đồng quan trọng là Board of Governors và FOMC.

Cho đến lúc này, ông Powell và Fed vẫn giữ được sự bình tĩnh và độc lập với chính quyền của ông Donald Trump. Các quyết định sắp tới của Fed sẽ rất nhiều khó khăn nhưng có lẽ sự thận trọng và lợi ích của công chúng sẽ là sự ưu tiên hơn sức ép từ Chính phủ.

Hệ lụy của thuế đối ứng trong trường hợp căng thẳng leo thang thì tất cả các bên đều bị thiệt hại, và điều này chắc chắn đã được nghĩ tới, nhưng con số cụ thể thì rất khó để có thể ước tính chính xác được. Hy vọng rằng ông Trump và đội ngũ cố vấn sẽ đủ tỉnh táo để tìm ra điểm cân bằng, giảm dần sự bất định, giúp nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung tránh được một cuộc suy thoái, thậm chí là khủng hoảng.

---

(*)  Giảng viên trường Đại học Kinh tế TP HCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu - AVSE Global.

-TS. Võ Đình Trí (*)

]]>Giá vàng miếng phục hồi quanh ngưỡng 121 triệu đồng mỗi lượngTrong phi#234;n s#225;ng 24/4, c#225;c đơn vị kinh doanh đồng loạt n#226;ng gi#225; v#224;ng miếng từ 2 – 2,5 triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua v#224; b#225;n sau khi giảm mạnh gần 6 triệu đồng trong phi#234;n h#244;m qua (23/4). Gi#225; mua, b#225;n v#224;ng miếng phổ biến ở mức 118,5 triệu – 121,5 triệu đồng mỗi lượng...Thu, 24 Apr 2025 04:36:26 GMT/gia-vang-mieng-phuc-hoi-quanh-nguong-121-trieu-dong-moi-luong.htm/gia-vang-mieng-phuc-hoi-quanh-nguong-121-trieu-dong-moi-luong.htmTài chínhTrong phiên sáng 24/4, các đơn vị kinh doanh đồng loạt nâng giá vàng miếng từ 2 – 2,5 triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua và bán sau khi giảm mạnh gần 6 triệu đồng trong phiên hôm qua (23/4). Giá mua, bán vàng miếng phổ biến ở mức 118,5 triệu – 121,5 triệu đồng mỗi lượng...

Sau phiên điều chỉnh giảm sốc gần 6 triệu đồng ở cả hai chiều mua và bán trong phiên hôm qua (23/4), mở cửa phiên giao dịch sáng nay (24/4), diễn biến tăng diễn ra đồng loạt tại các hệ thống lớn như Bảo Tín Minh Châu, Bảo Tín Mạnh Hải, DOJI, SJC, Phú Quý, Mi Hồng và Ngọc Thẩm. So với chốt phiên ngày 23/4, mức tăng phổ biến của vàng miếng trong khoảng từ 2 – 2,5 triệu đồng/lượng.

Cập nhật lúc 10h ngày 24/4, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 119 triệu đồng/lượng mua vào và 121,5 triệu đồng/lượng bán ra; tăng 2,5 triệu đồng đối với chiều mua và 2 triệu đồng đối với chiều bán so với chốt phiên hôm qua (23/4).

PNJ niêm yết giá vàng miếng ở mức 118,5 triệu – 121,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 2 triệu đồng ở mỗi chiều. Cùng mức tăng trên, DOJI và tại Bảo Tín Minh Châu cũng đặt giá mua vào ở mức118,5 triệu đồng và giá bán ra là 121,5 triệu đồng.

Biên độ giá mua/bán 118,8 triệu – 121,45 triệu đồng/lượng được niêm yết tại Bảo Tín Mạnh Hải. Giá vàng miếng tăng 2,2 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán tăng 2,05 triệu đồng/lượng.

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng miếng mua vào ở mức 118 triệu đồng và bán ra 121 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán.

 

Lúc 10h30 ngày 23/4, giá vàng thế giới hồi phục hơn 0,7% sau 2 phiên giảm mạnh liên tiếp, tương đương với mức tăng 23,7 USD/oz, tiến lên mốc 3.340,2 USD/oz. Ngày 22/4, Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã bán ròng 4,6 tấn vàng, đưa khối lượng nắm giữ về mức 947,7 tấn vàng. Tuy nhiên, trong phiên 23/4, quỹ SPDR Gold Trust đã quay lại mua ròng 1,4 tấn vàng.

Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới lên tới 15,01 triệu đồng mỗi lượng. Tuỳ từng thương hiệu, giá vàng nhẫn “4 số 9” cao hơn giá vàng thế giới từ 8,51 – 13,51 triệu đồng mỗi lượng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá mua vào vàng miếng tại Mi Hồng tămg 2 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán, niêm yết ở mức 118,5 triệu đồng và giá bán ra là 121,5 triệu đồng mỗi lượng.

Trong khi đó, giá giao dịch vàng miếng tại Ngọc Thẩm cao hơn so với mặt bằng chung. Tính đến 10h ngày 24/4, giá mua vàng miếng tại thương hiệu này niêm yết ở mức 118 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra là 122,5 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 2,5 triệu đồng đối với chiều bán.

Đối với chênh lệch giá mua/bán vàng miếng, các thương hiệu kinh doanh lớn như PNJ, DOJI, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý và Mi Hồng vẫn giữ biên độ ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, Ngọc Thẩm là thương hiệu điều chỉnh giá giao dịch vàng miếng mạnh nhất so với các thương hiệu còn lại, đi kèm với đó là chênh lệch mua/bán ở mức 4,5 triệu đồng/lượng.

Mức chênh lệch trên thu hẹp đáng kể so với những thời điểm chênh lệch giá mua/bán vàn miếng tại thương hiệu hiệu này lên tới 9 triệu đồng/lượng ghi nhận trong tuần qua (21 – 24/4). Mặc dù vậy, đây vẫn là mức cao so với thông thường, tiềm ẩn rủi ro với người mua.

Checirc;nh lệch giữa vagrave;ng trong nước vagrave; giaacute; thế giới trong saacute;ng 24/4 Nguồn: VnEconomy cập nhật từ caacute;c doanh nghiệp
Chênh lệch giữa vàng trong nước và giá thế giới trong sáng 24/4
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ các doanh nghiệp

Trên thị trường vàng nhẫn, mở cửa phiên giao dịch sáng 24/4, thương hiệu đồng loạt điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn “4 số 9” từ 800 nghìn đồng đến 2,5 triệu đồng đối với cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên 23/4.

Mở cửa phiên sáng, Công ty SJC tăng giá mua/bán vàng nhẫn lên mức 113,5 triệu – 116,5 triệu đồng/lượng. So với phiên hôm qua (23/4), giá vàng nhẫn tại thương hiệu này tăng 1 triệu đồng ở cả hai chiều. Tính đến 10h sáng nay, thương hiệu trên vẫn duy trì giao dịch ở mức 113,5 triệu – 116,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán).

Cùng mức tăng trên, cập nhật lúc 10h ngày 24/4, DOJI niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 113,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở mức 116,3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Phú Quý niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 114,5 - 117,5 triệu đồng/lượng

Biên độ giá mua/bán 114,2 triệu – 116,8 triệu đồng/lượng cùng được niêm yết tại PNJ. Đây là thương hiệu ghi nhận mức chỉnh khiêm tốn nhất trên thị trường khi giá mua vào chỉ tăng 800 nghìn đồng và giá bán ra tăng 900 nghìn đồng.

Bảo Tín Minh Châu và  Bảo Tín Mạnh Hải tăng mạnh giá vàng nhẫn ở cả hai chiều mua và chiều bán. Tính đến 10h ngày 24/4, thương hiệu này niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 117 triệu – 120 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng đối với cả hai chiều. Giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Mạnh Hải cũng tăng 2 triệu đồng đối với chiều mua và 2,05 triệu đồng đối với chiều bán, niêm yết giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 117,1 triệu – 119,95 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Giaacute; vagrave;ng nhẫn tại caacute;c thương hiệu trong phiecirc;n saacute;ng 24/4 Nguồn: VnEconomy cập nhật từ caacute;c doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tại các thương hiệu trong phiên sáng 24/4
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ các doanh nghiệp

Giá mua/bán vàng nhẫn tại các thương hiệu ở khu vực phía Nam thấp hơn so với mặt bằng chung từ 1 triệu đến 2 triệu đồng mỗi lượng.

Mở cửa phiên sáng, Mi Hồng vẫn duy trì giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 111 triệu – 114 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 tiếng mở cửa, giá vàng nhẫn ghi nhận 6 nhịp điều chỉnh điều chỉnh tăng giảm đan xen (1 lần giảm và 5 lần tăng). Tính đến 10h ngày 24/4, thương hiệu này niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 113,5 triệu – 116 triệu đồng mỗi lượng, tăng 2,5 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 2 triệu đồng đối với chiều bán.

Trong khi đó, Ngọc Thẩm niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 110,5 triệu đồng trong khi giá bán ra là 1115 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 2,5 triệu đồng đối với chiều bán. Dù là thương hiệu có giá giao dịch mua/bán thấp nhất so với các thương hiệu còn lại nhưng chênh lệch mua/bán cao nhất thị trường, ở mức 4,5 triệu đồng mỗi lượng.

-Phương Linh

]]>Tỷ giá đồng yên trong đàm phán thương mại Mỹ - NhậtKhi Bộ trưởng Bộ T#224;i ch#237;nh Nhật Bản Katsunobu Kato c#243; cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent ở Washington trong tuần n#224;y, tỷ gi#225; đồng y#234;n c#243; thể sẽ l#224; một chủ đề thảo luận quan trọng...Thu, 24 Apr 2025 04:12:45 GMT/ty-gia-dong-yen-trong-dam-phan-thuong-mai-my-nhat.htm/ty-gia-dong-yen-trong-dam-phan-thuong-mai-my-nhat.htmThế giớiKhi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent ở Washington trong tuần này, tỷ giá đồng yên có thể sẽ là một chủ đề thảo luận quan trọng...

Trước thềm cuộc gặp, một số nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters rằng phía Nhật có thể sẽ không nhất trí nếu Mỹ gây sức ép đòi Tokyo tăng tỷ giá đồng nội tệ.

Trong khi đó, ông Bessent ngày 23/4 nói rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ không theo đuổi mục tiêu tỷ giá cụ thể nào trong đàm phán thương mại với Nhật Bản. Trao đổi với báo giới, nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ nói trong cuộc gặp sắp tới với các đối tác đến từ Tokyo, Washington sẽ xem xét nhiều yếu tố gồm “thuế quan, hàng rào phi thuế quan, tỷ giá, và trợ cấp của chính phủ”.

“Không có mục tiêu tỷ giá cụ thể nào”, ông Bessent nói với các nhà báo bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên ở Washington của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và ngân hàng Thế giới (WB).

HÉ LỘ VỀ Ý ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN

Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật đã khởi động vào tuần trước, nhưng hai bên về cơ bản chưa đạt bước tiến hành trong vòng đàm phán đầu tiên. Vấn đề tỷ giá cũng không được đề cập trong cuộc gặp đầu tiên, và được nhường lại cho cuộc gặp trực tiếp giữa ông Bessent và ông Kato dự kiến diễn ra trong tuần này, bên lễ sự kiện của IMF và WB.

Một trọng tâm trong chính sách thương mại của ông Trump là giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Việc ông từng cáo buộc Nhật Bản cố tình giữ tỷ giá đồng yên yếu để giành lợi thế về thương mại đã dẫn tới kỳ vọng rằng chính quyền Trump 2.0 sẽ gây áp lực đòi Tokyo tăng tỷ giá yên so với USD nhằm cải thiện sức cạnh tranh cho các nhà sản xuất Mỹ.

Kỳ vọng này đã góp phẩn đẩy tỷ giá đồng yên tăng lên mức cao nhất 7 tháng so với USD trong thời gian gần đây. Hôm thứ Ba, tỷ giá USD so với yên giảm xuống dưới mức 140 yên đổi 1 USD. Ngày 23/4, đồng USD phục hồi mạnh, đạt hơn 143,4 yên đổi 1 USD.

Dù là đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ ở khu vực châu Á, Nhật Bản bị ông Trump áp thuế đối ứng 24%. Thuế quan 25% mà ông Trump áp lên ô tô nhập khẩu, trong đó có ô tô Nhật, được đánh giá là một thách thức lớn đối với kinh tế Nhật Bản.

Tuy nhiên, nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters rằng sẽ khó có chuyện Nhật Bản có hành động trực tiếp, chẳng hạn can thiệp tỷ giá hoặc ngay lập tức tăng lãi suất, để đẩy tỷ giá đồng yên lên. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản hy vọng sẽ hiểu rõ hơn quan điểm của Mỹ về vấn đề tỷ giá, và vấn đề này có thể sẽ được gắn kết như thế nào vào một gói biện pháp mà hai nước sẽ đàm phán để đi đến một thỏa thuận thương mại - nguồn tin cho hay.

Điều này có nghĩa là cuộc gặp sắp tới của ông Kato và ông Bessent sẽ không đi tới nhất trí về một động thái phối hợp lớn để kích thích đồng yên tăng giá mạnh như kỳ vọng của một số nhà đầu tư và nhà phân tích trong thời gian gần đây.

“Nhật Bản chủ yếu sẽ tìm hiểu về ý định của Mỹ”, một nguồn thạo tin nói với Reuters.

“Mỹ có thể đang nghĩ tới mốc tỷ giá 100 yên đổi 1 USD, nhưng chúng tôi cho rằng hai bên thỏa thuận ở mốc 120 yên đổi 1 USD là thực tế hơn”, một báo cáo của ngân hàng Citigroup trong tuần này nhận định.

THẾ KHÓ CỦA NHẬT BẢN

Lần gần đây nhất Mỹ gây áp lực lớn buộc Nhật Bản tăng tỷ giá đồng yên là vào năm 1985, khi Washington dẫn đầu nhóm 7 nền công nghiệp phát triển G7 phối hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm đồng USD mất giá theo Thỏa ước Plaza.  

Giới thạo tin gần đây có nói với Reuters rằng tốc độ tăng lãi suất chậm chạp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng có thể trở thành một chủ đề “nóng” trong đàm phán thương mại Nhật - Mỹ.

Tuy nhiên, rất khó để Nhật có thể tác động lên tỷ giá đồng yên theo hướng có lợi cho cả hai nước. Lần gần đây nhất nước này can thiệp vào thị trường ngoại hối là vào năm 2024, khi Tokyo mua vào đồng yên để hỗ trợ đồng nội tệ sau khi yên giảm giá xuống mức thấp nhất gần 3 thập kỷ là 161,99 yên đổi 1 USD hồi tháng 7 năm ngoái.

Hiện nay, yên đã hồi phục mạnh so với mức tỷ giá đó, nên giới chức Nhật có thể sẽ thận trọng khi nói đến việc làm tỷ giá tăng thêm, bởi việc yên tiếp tục tăng giá sẽ bào mòn hơn nữa biên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản trong bối cảnh hàng rào thuế quan ở Mỹ tăng cao.

Nếu Nhật Bản can thiệp tỷ giá bằng cách mua vào đồng yên, nước này sẽ phải bán ra dự trữ trái phiếu kho bạc Mỹ - một biện pháp mà Washington có thể không hài lòng xét tới việc thị trường trái phiếu Mỹ bán tháo gần đây.

Việc sử dụng chính sách tiền tệ để đẩy yên tăng giá càng bất cập hơn. BOJ hiện đang có khuynh hướng trì hoãn tăng lãi suất vì thuế quan của ông Trump đang đe dọa làm trệch hướng sự phục hồi kinh tế mong manh của Nhật. Việc tăng lãi suất theo yêu cầu của Mỹ cũng sẽ làm suy yếu sự độc lập của BOJ trong thiết lập chính sách tiền tệ và giảm uy tín của cơ quan này - giới phân tích nhận định.

“Ngay cả khi Nhật và Mỹ thảo luận về tỷ giá, hai bên cũng sẽ không làm được gì nhiều. Can thiệp tỷ giá cũng không hợp lý, tăng lãi suất cũng vậy”, giám đốc phụ trách tỷ giá Nhật Bản Hiroyuki Machida của ngân hàng ANZ nhận xét.

-An Huy

]]>Lãi suất liên ngân hàng VND giảm mạnhGiới ph#226;n t#237;ch cho rằng trong ngắn hạn, đ#224; tăng của tỷ gi#225; được th#250;c đẩy bởi hai yếu tố ch#237;nh: nhu cầu ngoại tệ gia tăng do doanh nghiệp tranh thủ nhập khẩu trước thời hạn ho#227;n thuế đối ứng 90 ng#224;y từ Mỹ v#224; đồng USD phục hồi nhờ kỳ vọng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sớm hạ nhiệt...Thu, 24 Apr 2025 03:27:13 GMT/lai-suat-lien-ngan-hang-vnd-giam-manh.htm/lai-suat-lien-ngan-hang-vnd-giam-manh.htmTài chínhGiới phân tích cho rằng trong ngắn hạn, đà tăng của tỷ giá được thúc đẩy bởi hai yếu tố chính: nhu cầu ngoại tệ gia tăng do doanh nghiệp tranh thủ nhập khẩu trước thời hạn hoãn thuế đối ứng 90 ngày từ Mỹ và đồng USD phục hồi nhờ kỳ vọng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sớm hạ nhiệt...

Chốt phiến 23/4, tỷ giá liên ngân hàng neo ở mức 26.012 VND/USD, tăng tiếp 27 đồng so với phiên 22/04. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 60 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 26.380 VND/USD và 26.480 VND/USD.

Theo giới phân tích, đà tăng của tỷ giá được hỗ trợ bởi (1) nhu cầu ngoại tệ vượt trội trên thị trường do nhu cầu nhập khẩu để tranh thủ thời hạn hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Mỹ, kết hợp với (2) đồng USD tiếp tục phục hồi (+0,14%) trong ngày 23/4 nhờ hy vọng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sớm hạ nhiệt. 

 

Sáng 24/4, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.928 VND/USD, tăng 31 đồng so với hôm trước; theo đó, tỷ giá trần là 26.174 VND/USD và sàn là 23.681 VND/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng lên 23.732–26.124 VND/USD (mua vào–bán ra). Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV lần lượt là 25.814–26.174 và 25.810–26.170 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng từ 33 đến 40 đồng so với chốt phiên 23/4.

Chính quyền Tổng thống Donald J. Trump cho biết sẽ xem xét việc hạ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi chờ đàm phán với Bắc Kinh. Đại diện Nhà Trắng cũng cho biết rằng cho đến nay đã có 18 quốc gia đưa ra đề xuất, trong đó nhóm đàm phán thương mại của Mỹ sẽ họp với 34 quốc gia trong tuần này để thảo luận về thuế quan.

Ngày 23/4, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm 0,03 – 0,5 điểm phần trăm (đpt) ở tất các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên trước đó. Cụ thể: qua đêm 3,97%; 1 tuần 4,53%; 2 tuần 4,63% và 1 tháng 4,73%.

Diễn biến trên cho thấy thanh khoản hệ thống khá dồi dào, một phần nhờ điều hành thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 23/4, trên kênh cầm cố, Ngân hàng Nhà nước chào thầu 10.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, 10.000 tỷ đồng ở kỳ hạn 21 ngày, 5.000 tỷ đồng ở kỳ hạn 35 ngày và 3.000 tỷ đồng ở kỳ hạn 91 ngày, lãi suất đều ở mức 4%/năm.

Có tổng cộng 7.542,05 tỷ đồng trúng thầu, trong đó 6.021,65 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 14 ngày, 1.520,4 tỷ ở kỳ hạn 21 ngày; không có khối lượng trúng thầu ở hai kỳ hạn còn lại. Có 8.389,15 tỷ đồng đáo hạn. Ngân hàng Nhà nước không chào thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 847,10 tỷ đồng từ thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở phiên hôm qua. Có 115.451,55 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố.

Trong khi đó, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD tăng 0,01 – 0,02 đpt ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ giảm 0,01 đpt ở kỳ hạn qua đêm. Cụ thể: lãi suất USD liên ngân hàng qua đêm 4,3%; 1 tuần 4,38%; 2 tuần 4,44%, 1 tháng 4,49%.

Nguồn: VIRA
Nguồn: VIRA

Lãi suất USD liên ngân hàng tăng nhẹ cho thấy thành viên thị trường vẫn đang thận trọng trước triển vọng bấp bênh về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump khiến Fed chưa thể yên tâm về lạm phát. Thậm chí, vẫn còn nhiều quan ngại về việc kinh tế Mỹ sẽ phải cùng lúc đối diện với lạm phát và đình đốn.

Hoạt động kinh doanh tại Mỹ và Châu Âu suy yếu vào tháng 4, trái ngược với sự phục hồi tại Nhật Bản và Ấn Độ, nhấn mạnh những tác động khác nhau mà chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Chỉ số PMI tổng hợp - đánh giá hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Mỹ, đã giảm xuống 51,2 điểm trong tháng 4 từ mức 53,5 của tháng 3, mức thấp nhất trong gần 1,5 năm. PMI của khu vực châu Âu cũng giảm trở lại trong tháng này. Ngược lại, dữ liệu tại Nhật Bản chỉ ra sự phục hồi trong tăng trưởng kinh doanh, trong khi với Ấn Độ, đang có sự tăng tốc mạnh mẽ của hoạt động sản xuất. Quốc gia này đã chứng kiến sự gia tăng trong xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ những tháng gần đây và đang đàm phán thỏa thuận thương mại riêng với Mỹ.

SP Global cho biết sự bất ổn về thuế quan của Mỹ và những lo ngại chung về triển vọng kinh tế đã khuyến khích khách hàng ưu tiên chờ đợi và quan sát trước khi quyết định thực hiện đơn đặt hàng lớn. Các nhà sản xuất tại Ấn Độ đã báo cáo mức tăng lớn nhất về đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong 15 năm, một dấu hiệu cho thấy một số doanh nghiệp Mỹ có thể đã chuyển đơn đặt hàng khỏi Trung Quốc để giảm chi phí.

-Kỳ Phong

]]>Giá vàng lại tăng dữ dội ngay sau nhịp lao dốc chóng mặtGi#225; v#224;ng thế giới tiếp tục xu hướng biến động mạnh trong v#249;ng phạm vi rộng, tăng hơn 2% trong phi#234;n s#225;ng nay (24/4) tại thị trường ch#226;u #193; sau khi giảm khoảng 3% trong phi#234;n đ#234;m qua tại thị trường Mỹ...Thu, 24 Apr 2025 02:36:56 GMT/gia-vang-lai-tang-du-doi-ngay-sau-nhip-lao-doc-chong-mat.htm/gia-vang-lai-tang-du-doi-ngay-sau-nhip-lao-doc-chong-mat.htmThế giớiGiá vàng thế giới tiếp tục xu hướng biến động mạnh trong vùng phạm vi rộng, tăng hơn 2% trong phiên sáng nay (24/4) tại thị trường châu Á sau khi giảm khoảng 3% trong phiên đêm qua tại thị trường Mỹ...

Tín hiệu xuống thang của căng thẳng Mỹ - Trung làm giảm bớt phần nào sức hấp dẫn của vàng, nhưng nhu cầu phòng ngừa rủi ro còn lớn do nhà đầu tư tin rằng chiến tranh thương mại sẽ không kết thúc trong một sớm một chiều.

Gần 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 69,9 USD/oz so với đóng cửa phiên New York, tương đương tăng 2,13%, giao dịch ở mức 3.359,9 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương gần 106 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng qua.

Website Vietcombank cùng thời điểm trên báo giá USD ở mức 25.784 đồng (mua vào) và 26.174 đồng (bán ra), tăng 33 đồng ở mỗi đầu giá so với sáng qua.

Phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay chốt ở mức 3.290 USD/oz, giảm 93,7 USD/oz so với mức đóng cửa của phiên trước, tương đương giảm khoảng 2,8%. Trong phiên trước, giá vàng giao ngay có thời điểm vượt 3.500 USD/oz lần đầu tiên trong lịch sử.

Trên sàn COMEX, giá vàng giao sau giảm 3,7%, chốt phiên ngày 23/4 ở mức 3.294,1 USD/oz. Giá vàng giao sau cũng lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz trong phiên trước đó.

“Thị trường tài chính đang hồi phục sau cú sốc thuế quan. Một số nhà đầu tư đang dịch chuyển vốn khỏi các tài sản an toàn để mua những cổ phiếu đã bị bán mạnh thời gian qua như Apple và Tesla”, chiến lược gia trưởng Phillip Streible của công ty Blue Line Futures nhận định.

Hôm 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có cách tiếp cận bớt đối đầu hơn về đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố Mỹ - Trung có cơ hội để đạt “một thỏa thuận lớn” về thương mại. Cùng ngày, tờ báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin là một quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền ông Trump đang xem xét giảm thuế quan đối với hàng Trung Quốc về 50-65%. Sau đó, một quan chức Nhà Trắng nói với hãng tin CNBC rằng một động thái như vậy phải đến từ cả hai phía, nghĩa là cả Trung Quốc cũng phải giảm thuế quan đối với hàng Mỹ.

Tâm lý ham thích rủi ro cũng tăng lên sau khi ông Trump ngày 22/4 tuyên bố “không có ý định” sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trước khi ông Powell chính thức hết nhiệm kỳ vào năm 2026. Trước đó, các tài sản rủi ro đã bị bán tháo và vàng được mua mạnh vì nhà đầu tư lo sợ sự độc lập của Fed đang bị đe dọa.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 6 thaacute;ng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 6 tháng qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Dù đã có nhiều tin tốt xuất hiện khiến giá vàng sụt giảm, việc giá vàng tăng mạnh trở lại sáng nay cho thấy nhu cầu phòng ngừa rủi ro vẫn đang lớn và lực bắt đáy luôn chờ sẵn. Sự thận trọng còn lớn khi nhà đầu tư chờ đợi những diễn biến tiếp theo của đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác khác, trong khi Washington và Bắc Kinh chưa có động thái chính thức nào để xúc tiến đàm phán.

Giới phân tích cho rằng triển vọng tăng vẫn sáng trong dài hạn nhưng giá vàng còn khả năng biến động và điều chỉnh trong ngắn hạn.

“Từ góc độ kỹ thuật, việc giá vàng chớp nhoáng vượt 3.500 USD/oz rồi giảm mạnh cho thấy rủi ro điều chỉnh sâu hơn”, chiến lược gia Ole Hansen của Saxo Bank nhận định.

Chiến lược gia Bark Melek của công ty TD Securities nói rằng trong trường hợp giá vàng tiếp tục điều chỉnh, mốc 3.100 USD/oz là mốc cần theo dõi.

Đồng USD phục hồi mạnh trong phiên ngày 23/4, với chỉ số Dollar Index đóng cửa ở mức 99,84 điểm, tăng hơn 0,9% so với mức chốt của phiên trước. Sáng nay, chỉ số lại quay đầu giảm, có lúc còn dưới 99,6 điểm.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua ròng 1,4 tấn vàng trong phiên ngày 23/4, nâng khối lượng nắm giữ lên mức 949,1 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tếTrong bối cảnh hiện nay, Ng#226;n h#224;ng Nh#224; nước l#224; ng#224;nh chủ động v#224; ho#224;n th#224;nh sớm nhất việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh giản bộ m#225;y trong số c#225;c bộ ng#224;nh. Đ#226;y l#224; cơ sở để từ đầu năm 2025 đến nay, cơ quan n#224;y tổ chức 13 hội nghị th#250;c đẩy t#237;n dụng trong số 15 hội nghị ở 15 khu vực cần tổ chức tr#234;n cả nước...Wed, 23 Apr 2025 11:00:00 GMT/quyet-liet-ket-noi-cung-cau-tin-dung-ho-tro-tang-truong-kinh-te.htm/quyet-liet-ket-noi-cung-cau-tin-dung-ho-tro-tang-truong-kinh-te.htmeMagazineTrong bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước là ngành chủ động và hoàn thành sớm nhất việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh giản bộ máy trong số các bộ ngành. Đây là cơ sở để từ đầu năm 2025 đến nay, cơ quan này tổ chức 13 hội nghị thúc đẩy tín dụng trong số 15 hội nghị ở 15 khu vực cần tổ chức trên cả nước...

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1
Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 2

“Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, ngày 30/12/2024 NHNN đã có văn bản gửi các đơn vị thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 để chủ động triển khai thực hiện.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng đơn vị theo Nghị quyết số 62/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội; chủ động thông báo cho nhóm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Hợp tác xã và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2025.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm; tiếp tục triển khai tích cực các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Bởi vậy, đến nay, mặc dù theo quy luật có tính mùa vụ, giai đoạn đầu năm thường chưa tăng cao ngay nhưng hiện tại, tăng trưởng tín dụng đã tích cực hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Tính đến 31/3/2025, quy mô tín dụng đạt 16.230.311 tỷ đồng, tăng 3,93% so với cuối năm 2024 (trong khi cùng kỳ năm 2024 tăng 1,34% so với cuối năm 2023 và cuối năm 2024 tăng 15,09% so với cuối năm 2023).

Song song, Ngân hàng Nhà nước đã sớm ổn định bộ máy tổ chức, đồng thời tổ chức 13 trong số 15 hội nghị thúc đẩy tín dụng trên cả nước.

Thông qua các hội nghị này, Ngân hàng Nhà nước cầu thị tiếp thu những ý kiến đóng góp về hoạt động điều hành tín dụng từ các lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm triển khai chính sách một cách hiệu quả, góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế; đồng thời, trao đổi trở lại một số vấn đề.

Thứ nhất, về vấn đề ưu đãi tín dụng. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã và đang điều hành chính sách tiền tệ nhằm duy trì mặt bằng lãi suất thấp để tạo điều kiện cho mọi ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tiếp cận vốn giúp chi phí hợp lý để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, bám sát chủ trương của Chính phủ triển khai các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi cho từng ngành, lĩnh vực. Đơn cử: các khoản vay thuộc lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được vay vốn ngắn hạn bằng Việt Nam đồng với lãi suất tối đa 4%/năm.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, tiêu biểu là Chương trình cho vay ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng hiện nay đã tăng lên 145 nghìn tỷ đồng.

Ở đây cần lưu ý, tín dụng ưu đãi có 2 loại: (i) hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và (ii) ưu đãi do ngân hàng tự sử dụng nguồn lực của mình.

Đối với loại ưu đãi đầu tiên, cần có sự hỗ trợ từ ngân sách, trong khi hiện nay ngân sách còn khó khăn cũng như thủ tục sử dụng vốn ngân sách khá phức tạp. Chưa kể, Việt Nam đã hội nhập sâu với kinh tế thế giới và những hỗ trợ mang tính chất của Nhà nước có thể dẫn tới những bất bình đẳng so với các cam kết tại các hiệp ước thương mại quốc tế. Do đó, các chương trình tín dụng ưu đãi từ chính sách nhà nước được triển khai khá hạn chế.

Đối với loại ưu đãi thứ hai, phổ biến hơn là các ngân hàng tự dành nguồn lực của chính mình để xây dựng các gói tín dụng ưu đãi. Lợi thế của chương trình này là không bị ràng buộc bởi Luật Ngân sách nhà nước và các ngân hàng cũng có động lực trong việc thiết kế các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng thông qua các gói tín dụng riêng dựa trên chiến lược kinh doanh.

Thứ hai, kiến nghị tăng cường liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước tán đồng ý kiến này. Hàng năm, Thống đốc đều có các văn bản gửi đến toàn hệ thống và lãnh đạo địa phương phối hợp tổ chức nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn tiếp cận vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, những khó khăn vướng mắc phát sinh trên thực tế có thể rất đa dạng và tùy vào bối cảnh, thời gian, không gian cụ thể. Vì vậy, việc tổ chức nhiều hội nghị kết nối có thể không giải quyết hết tình huống phát sinh nên cần tổ chức thêm các hình thức kết nối, chẳng hạn như thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, liên quan đến kiến nghị về đơn giản hóa thủ tục vay vốn thì đây là mong muốn chính đáng. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo hệ thống rà soát thủ tục, quy trình cho vay đơn giản để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp

Trong quá trình xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước chỉ đưa vào 3 nội dung để các doanh nghiệp có thể chứng minh gồm: (i) khả năng tài chính của khách hàng; (ii) phương án sử dụng vốn khả thi và (iii) mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

Ngoài ra, căn cứ vào Bộ luật Dân sự, cần có năng lực pháp luật cụ thể. Dưới góc độ pháp luật thì điều kiện vay vốn khá là đơn giản, không nhất thiết phải gắn với tài sản đảm bảo nhưng phải bảo đảm ba nội dung nêu trên.

Rất có thể do áp lực phải kiểm soát nợ xấu nên một số cán bộ tín dụng khá cẩn trọng trong việc xét duyệt hồ sơ khiến mất nhiều thời gian. Trong bối cảnh có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động, các ngân hàng cần xem xét lại quy trình của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 3

“Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8 có 3 tỉnh là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, số tỉnh ít so với nhiều khu vực khác nhưng quy mô hoạt động đứng thứ 8 trong số 15 khu vực khắp cả nước, với 253 tổ chức tín dụng hiện diện.

Tính đến cuối tháng 2/2022, huy động vốn toàn khu vực đạt 465.872 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cuối năm 2024; tỷ trọng ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình lần lượt 60%, 24%, 16%, phần lớn ở các ngân hàng do Nhà nước chi phối vốn.

Cùng thời điểm trên, dư nợ tín dụng đạt 535.688 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 33% tổng dư nợ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Về chất lượng tín dụng, nợ xấu đang ở mức 1,52%; tuy nhiên các ngân hàng trên địa bàn đã trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, với mức bao phủ nợ xấu đạt 104,4%.

Về tín dụng phân theo từng ngành kinh tế, tính đến tháng 12/2024, ngành thương mại dịch vụ tập trung cao nhất, chiếm 60%, với 318.977 tỷ đồng và chiếm 3% so với toàn quốc; theo sau là ngành công nghiệp xây dựng với 136.528 tỷ đồng, tương ứng 4% toàn quốc; tiếp đến là ngành nông, lâm, thủy sản dạt 72.196 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ toàn quốc. Đặc biệt, dư nợ đối với nông nghiệp công nghệ cao đạt 9.667 tỷ chiếm 27% dư nợ toàn quốc

Đối với các lĩnh vực ưu tiên như “tam nông” số dư tín dụng rất cao, với 235.394 tỷ đồng, chiếm 44% dư nợ toàn khu vực và 6,4% toàn quốc.

Đối với tín dụng bất động sản, các ngân hàng đầu tư ở mức vừa phải, với 54. 089 tỷ đồng, giảm 1,3% so với năm 2024, chiếm 10,2% của khu vực và chiếm 1,5% toàn quốc. Trong dư nợ bất động sản, chủ yếu vẫn phục vụ cho mục đích tiêu dùng bất động sản mà không đầu tư mạnh vào kinh doanh bất động sản.

Đối với các chương trình chính sách đặc thù, tính đến cuối tháng 1/2025 doanh số giải ngân cho lĩnh vực lâm sản, thủy, hải sản là 320 tỷ đồng, trong đó dư nợ là 256 tỷ đồng. Cho vay nhà ở xã hội hiện nay chưa đầu tư dự án nào mặc dù ở Nghệ An và Hà Tĩnh có bốn dự án nhà ở xã hội. Các ngân hàng đang trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu, trong đó có một dự án đã bắt đầu giải ngân. Đây là lĩnh vực cần được ngân hàng đầu tư thích đáng theo chủ trương phát triển mạnh nhà ở xã hội của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng Khu vực 8 tích cực gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp, sở ban ngành địa phương thông qua trực tiếp, đường dây nóng để giải quyết kịp thời vướng mắc liên quan đến tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

Qua đó, các ngân hàng đã cơ cấu lại nợ cho 45 khách hàng với dư nợ cơ cấu gần 3.300 tỷ đồng; tiết giảm chi phí để hỗ trợ các khoản phí, lãi suất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn”.

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 4

“Những năm qua, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn, phục vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa thủ tục cho vay. Cùng với đó, các ngân hàng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng các các chương trình sản phẩm ứng dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng với lãi suất phù hợp, chủ động trong việc xem xét thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng như giữ nguyên nhóm nợ. 

Đặc biệt, để khơi thông tín dụng, các ngân hàng đã chủ động triển khai hiệu quả nhiều chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp, nhờ đó, tăng trưởng tín dụng ổn định qua các năm. Năm 2024, tăng trưởng tín dụng địa bàn tỉnh đạt 19,9% với tổng dư nợ hiện khoảng 125 nghìn tỷ đồng; nợ xấu chỉ 0,48%, thấp hơn nhiều so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, đã hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp trên địa bàn phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau thời kỳ khó khăn do đại dịch và tác động tiêu cực từ xung đột địa chính trị thế giới.

Năm 2025, trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt rất nhiều những thách thức xung đột chính trị và thương mại, ảnh hưởng chuỗi cung ứng, đẩy cao giá năng lượng nguyên vật liệu đầu vào, gây khó khăn cho nền kinh tế, trong thời gian tới để thực hiện được mục tiêu đạt tăng trưởng từ trên 8%, riêng tỉnh Nam Định là 10,5%, chúng tôi đã chủ động xây dựng các kịch bản chi tiết, cụ thể cho từng ngành, kèm theo các giải pháp.

Trong số các giải pháp đề ra, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, coi đó là trọng tâm cần thực hiện trong năm nay. Do vậy, chúng tôi kiến nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số vấn đề sau.

Thứ nhất, cần điều chỉnh quy mô tín dụng hợp lý linh hoạt hơn nữa, chính sách tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, tập trung vào những ngành động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. 

Thứ hai, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm bớt thủ tục, đơn giản hóa các thủ tục cho vay vốn; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa và vùng còn khó khăn. 

Thứ ba, đề nghị ngành ngân hàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị, gắn kết doanh nghiệp với hộ nông dân hoặc các xã, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững.

Thứ tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng ngành nghề, từng địa phương để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ tài chính.

Thứ năm, ngành ngân hàng cần kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh, đặc biệt là nợ xấu ở lĩnh vực bất động sản”.

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 5

“Ngay trong quý đầu năm 2025, Vietcombank đã và đang nỗ lực huy động nguồn vốn giá rẻ từ các khu vực khác, đồng thời tập trung tăng trưởng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng Khu vực 7. Cuối năm 2024 so với năm 2023, tín dụng của các chi nhánh trong khu vực tăng trưởng tới 21,7%, thị phần của Vietcombank chiếm 8,2%, tăng thêm 0,5%.

Từ đầu năm nay, Vietcombank đã phân chỉ tiêu tăng trưởng cho từng chi nhánh, đây là chỉ tiêu trọng yếu bên cạnh chỉ tiêu kiểm soát tín dụng. Song song, ngân hàng cải tiến và tinh gọn quy trình quy chế, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ trên kênh số. Chúng tôi xác định đây là chiến lược mục tiêu để tối ưu hóa chi phí, năng lực tài chính để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách xuyên suốt trên mọi vùng miền.

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 8%, Vietcombank là ngân hàng chủ lực của nền kinh tế nên ngân hàng tập trung mọi nguồn lực đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là bốn lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Tại Khu vực 7, Vietcombank sẽ định hướng tín dụng vào các dự án thủy điện hiệu quả, khu công nghiệp, hạ tầng giao thông trọng điểm của khu vực, xuất khẩu, doanh nghiệp FB, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu xanh đồng thời tiếp tục tài trợ các dự án nước sạch điện gió điện mặt trời cũng như các giải pháp giảm phát thải carbon.

Năm 2024, Vietcombank đã thực hiện giảm lãi suất cho vay theo các chương trình lãi suất ưu đãi của khách hàng. Ngân hàng đã triển khai 22 chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5 đến 2%/năm so với lãi suất bình quân. Theo đó, trong năm 2024, đã giảm lãi suất cho gần 110.000 khách hàng với quy mô dư nợ hơn 900 nghìn tỷ đồng, chiếm 63% dư nợ của Vietcombank.

Ngoài ra, ngân hàng cũng tích cực giảm lãi suất cho vay và cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như cho vay các lĩnh vực ưu tiên, chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân… song song với cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ.

Tính hết tháng 12/2024, dư nợ đối với lĩnh vực ưu tiên khu vực này đạt gần 22 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% dự nợ của toàn chi nhánh. Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 36%; nông nghiệp nông thôn chiếm 48%; dư nợ công nghiệp phụ trợ tăng 134%; tam nông tăng 10,5%; dư nợ nông, lâm, thủy sản tính đến hết quý 1/2025 đạt doanh số giải ngân gần 11 nghìn tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đạt 830 tỷ đồng, dự kiến đến cuối năm sẽ đạt 1.230 tỷ đồng”.

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 6

“Là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, năm 2024 Agribank chủ động giảm lãi suất cho vay 4 lần, đưa lãi suất cho vay bình quân thời điểm cuối năm giảm gần 2% so với đầu năm và thuộc nhóm thấp thị trường.

Ngay từ đầu năm 2025, Agribank tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 13%, tương đương tăng 230 nghìn tỷ đồng so với năm trước do Ngân hàng Nhà nước giao.

Ở một số địa bàn Khu vực 7 và 8 đều có mức tăng tín dụng khả quan, đơn cử như tại Khu vực 8, Agribank có 7 chi nhánh loại I, 43 chi nhánh loại II và 83 phòng giao dịch; tính đến 31/3/2025, dư nợ của 7 chi nhánh loại I đạt hơn 112 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 34% trong tổng dư nợ tín dụng của cả Khu vực 8 và tương đương 6,3% tổng dư nợ của cả hệ thống Agribank.

Dự kiến cả năm 2025, tăng trưởng tín dụng các chi nhánh Agribank trong Khu vực 8 sẽ đạt 10 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 9,3%, quy mô dư nợ đến cuối năm 2025 ước đạt 118 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ở các khu vực khác, hệ thống Agribank cũng có mức tăng trưởng khá.

Để các ngân hàng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm do Ngân hàng Nhà nước giao, chúng tôi có bốn đề xuất sau.

Một là, lãnh đạo các địa phương cần quan tâm chỉ đạo cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại khu vực. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, có thêm các chính sách ưu đãi đối với FDI đến với địa phương.

Hai là, các sở, ban, ngành, hiệp hội cần có định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc quy hoạch vùng sản xuất, có hệ thống dự báo, định hướng đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm có ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo phát triển tín dụng nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức tín dụng, làm cầu nối để tổ chức tín dụng làm việc với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tiếp cận sớm các dự án trọng điểm trong địa bàn. 

Ba là, các địa phương quan tâm triển khai có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, các địa phương hoàn thành việc lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư, cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn các tỉnh thuộc khu vực. 

Bốn là, trong bối cảnh vật tư nông nghiệp tăng giá mạnh thời gian qua, đề xuất Ngân hàng Nhà nước sớm trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55 ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116, để nâng mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng thực tế giá cả đầu vào sản xuất nông nghiệp hiện nay”.

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 7

“Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh linh hoạt về các gói tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn như giảm lãi suất cho vay nhưng theo ý kiến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Thực tế cho thấy, hầu hết doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn đều phải có quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, phải có dự án khả thi và có khả năng trả được nợ cũ và tài sản thế chấp nhưng việc xử lý nợ xấu kéo dài, khiến tài sản của nhiều doanh nghiệp phải đem đi thế chấp hết.

Đây là khó khăn của nhiều doanh nghiệp, rất mong ngân hàng nghiên cứu, vận dụng các quy định hiện hành để tháo gỡ khó khăn này. Bởi lẽ, chỉ khi có thêm nguồn vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phục hồi để trả nợ cũ.

Mặt khác, nên bóc tách phân loại đối tượng cho vay để có ứng xử phù hợp với từng doanh nghiệp, ví dụ: doanh nghiệp làm ăn có lãi, uy tín trả nợ cao thì nên nới rộng hạn mức để doanh nghiệp phát triển.

Ngoài ra, hiện nay các ngân hàng định giá tài sản của doanh nghiệp vẫn ở mức quá thấp, nhiều doanh nghiệp phàn nàn về điều này và mong các ngân hàng định giá theo sát thị trường để có thể mở rộng gói vay.

Với các khoản vay quá hạn, đề nghị các ngân hàng thương mại nghiên cứu và có chính sách hỗ trợ lãi suất như giảm lãi vay hoặc giãn nợ nhằm giúp cho doanh nghiệp có được khoảng hở thời gian để phục hồi hoạt động.

Về phía các doanh nghiệp, tôi cho rằng cần cơ cấu lại bộ máy và nâng cao khả năng trả nợ, xây dựng các dự án để sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu và cam kết với ngân hàng khi vay vốn nhằm phục vụ cho sự bền vững cho chính doanh nghiệp và hoàn trả lại vốn cho ngân hàng để tăng uy tín cho mình”.

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 8

“Tín dụng ngân hàng không chỉ là đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, mà còn là yếu tố then chốt để doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thông qua các chương trình tín dụng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh có tiềm năng. 

Việc tăng cường tín dụng linh hoạt và chính sách hỗ trợ tín dụng trong chuỗi cung ứng sẽ tăng khả năng tiếp cận vốn cho bà con nông dân giúp doanh nghiệp duy trì phát triển bền vững.

Trong bối cảnh ngành mía đường đang đối mặt với nhiều thách thức,  vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và nông dân là vô cùng quan trọng. Những năm qua chúng tôi vẫn nhận được sự hỗ trợ từ ngành ngân hàng. Hiện tại, để có thêm nguồn lực hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng tôi kiến nghị như sau.

Thứ nhất, cần tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do vướng mắc từ tài sản đảm bảo, bởi vậy, cần bổ sung các gói tín dụng ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục vay vốn và mở rộng hình thức thế chấp bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân.

Thứ hai, có cơ chế hỗ trợ tài chính linh hoạt theo mùa vụ cũng như áp dụng chính sách cho vay phù hợp với mùa vụ sản xuất, điều chỉnh lịch trả nợ linh hoạt để phù hợp với dòng tiền thực tế của doanh nghiệp và nông dân.

Thứ ba, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tín dụng tam nông một cách ổn định về lãi suất ở mức thấp; tăng cường các chương trình tín dụng đặc thù, mang tính dài hạn hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư vào cơ giới hóa”.

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 9

VnEconomy 23/04/2025 18:00

 

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025 phát hành ngày 21/4/2025. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:  

https://postenp.phaha.vn/tap-chi-kinh-te-viet-nam/detail/1365

Quyết liệt kết nối cung cầu tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 10

-

]]>Tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tấtTừ sau 31/7/2025, hệ thống gi#225;m s#225;t c#225;c t#224;i khoản thanh to#225;n, v#237; điện tử nghi ngờ gian lận, giả mạo (SIMO) của ng#224;nh ng#226;n h#224;ng sẽ vận h#224;nh ch#237;nh thức. Giải ph#225;p n#224;y được kỳ vọng gi#250;p c#225;c ng#226;n h#224;ng giảm thiểu vấn nạn lừa đảo đang nhức nhối hiện nay…Wed, 23 Apr 2025 10:59:51 GMT/tai-khoan-nghi-lua-dao-se-bi-chan-ngay-truoc-khi-giao-dich-hoan-tat.htm/tai-khoan-nghi-lua-dao-se-bi-chan-ngay-truoc-khi-giao-dich-hoan-tat.htmTài chínhTừ sau 31/7/2025, hệ thống giám sát các tài khoản thanh toán, ví điện tử nghi ngờ gian lận, giả mạo (SIMO) của ngành ngân hàng sẽ vận hành chính thức. Giải pháp này được kỳ vọng giúp các ngân hàng giảm thiểu vấn nạn lừa đảo đang nhức nhối hiện nay…

Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2024, hơn 87% người trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Tại nhiều tổ chức tín dụng, trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ cũng đang đặt ra bài toán nan giải về an ninh mạng.

"Từ đầu năm đến nay, Bộ Công an tập trung phối hợp chặt chẽ  với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn để kiểm soát rủi ro an ninh mạng”, ông Vũ Thành Trung, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị MB, cho biết.

Theo ông Trung, MB đang phục vụ khoảng 33 triệu khách hàng cá nhân, với 99% giao dịch được thực hiện qua kênh số. Vì vậy, an ninh mạng là yếu tố bắt buộc, sống còn. 

 
Ocirc;ng Vũ Thagrave;nh Trung, Phoacute; Chủ tịch HĐQT MB.
Ông Vũ Thành Trung, Phó Chủ tịch HĐQT MB.

"Từ đầu năm đến nay, Bộ Công an tập trung phối hợp chặt chẽ  với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn để kiểm soát rủi ro an ninh mạng.

Chúng tôi hoạt động ngoài sáng, còn tội phạm mạng thì trong bóng tối. Chính vì thế, tất cả các dự án công nghệ thông tin giờ đây đều phải song hành với giải pháp an ninh mạng ngay từ đầu”.

Từ tháng 6/2024, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xác thực sinh trắc học và từ 1/1/2025 bắt buộc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân với khách hàng cá nhân.

Đại diện nhiều ngân hàng cho biết giải pháp nhờ giải pháp này, số vụ lừa đảo nhắm đến tài khoản cá nhân giảm khoảng 95%. Tuy nhiên, các đối tượng đã chuyển hướng sang mở tài khoản doanh nghiệp để thực hiện hành vi gian lận. Hiện, toàn ngành đang đẩy mạnh  làm sạch dữ liệu khách hàng doanh nghiệp để bịt kín khe hở có thể dẫn đến lừa đảo.

Song song đó, từ năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước xây dựng và triển khai hệ thống giám sát SIMO – nền tảng chia sẻ thông tin về tài khoản và ví điện tử có dấu hiệu gian lận hoặc giả mạo. Hệ thống cho phép các tổ chức thành viên báo cáo và nhận cảnh báo về những tài khoản nghi vấn. Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối năm 2024, đã có 103 tổ chức tín dụng và trung gian thanh toán kết nối với hệ thống này, góp phần hình thành mạng lưới phòng ngừa rủi ro toàn ngành.

Lãnh đạo MB thông tin, từ sau 31/7/2025, hệ thống SIMO sẽ vận hành chính thức. Khi tất cả các ngân hàng và trung gian thanh toán cùng chia chia sẻ thông tin về những tài khoản liên quan đến lừa đảo sẽ tạo được cơ sở dữ liệu đồ sộ để cảnh báo người dùng trong quá trình giao dịch.

Các ngân hàng sẽ dùng dữ liệu đó kiểm tra tài khoản nhận tiền trước khi hoàn tất giao dịch. Nếu tài khoản nằm trong danh sách có nguy cơ lừa đảo, hệ thống sẽ chặn giao dịch và gửi cảnh báo đến khách hàng.

Ông Trung cho biết cùng với việc thực hiện hiệu quả các chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an, MB cũng phát triển 3 trụ cột riêng biệt để đảm bảo an ninh mạng. Cụ thể: tính năng “app protection” nhằm phát hiện và chặn ứng dụng giả mạo, bảo hiểm an ninh mạng cho tài khoản khách hàng, và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện giao dịch bất thường.

“Tình trạng khách hàng bị lừa cài các ứng dụng giả mạo rất phổ biến. Do đó, chúng tôi đã phát triển tính năng app protection, nghĩa là khi khách hàng bật app MB lên, hệ thống sẽ kiểm tra xem trên điện thoại có cài ứng dụng giả mạo hay không. Với nền tảng Android, chúng tôi đã chặn được 99% các app giả mạo, tuy nhiên, với hệ điều hành iOS thì việc này khó khăn hơn”, ông Trung nói.

Khi các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, các ngân hàng đang rốt ráo dựng "hàng rào số" thiết yếu để bảo vệ người dùng, củng cố nền tảng phát triển bền vững cho ngân hàng số.

-Hoàng Lan

]]>Giá vàng liên tục đảo chiều, tiềm ẩn rủi ro cho người muaTrong phi#234;n s#225;ng 23/4, gi#225; v#224;ng miếng SJC giảm mạnh sau khi tăng 10 triệu đồng chỉ trong 3 phi#234;n (19 – 22/4). C#225; biệt, một doanh nghiệp ph#237;a Nam giảm gi#225; b#225;n v#224;ng miếng tới 7 triệu đồng sau khi ni#234;m yết ở mức 129 triệu đồng mỗi lượng v#224;o s#225;ng h#244;m qua...Wed, 23 Apr 2025 06:36:00 GMT/gia-vang-lien-tuc-dao-chieu-tiem-an-rui-ro-cho-nguoi-mua.htm/gia-vang-lien-tuc-dao-chieu-tiem-an-rui-ro-cho-nguoi-mua.htmTài chínhTrong phiên sáng 23/4, giá vàng miếng SJC giảm mạnh sau khi tăng 10 triệu đồng chỉ trong 3 phiên (19 – 22/4). Cá biệt, một doanh nghiệp phía Nam giảm giá bán vàng miếng tới 7 triệu đồng sau khi niêm yết ở mức 129 triệu đồng mỗi lượng vào sáng hôm qua...

Cập nhật lúc 10h ngày 23/4, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 120 triệu đồng/lượng mua vào và 122 triệu đồng/lượng bán ra; giảm 2 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán so với chốt phiên hôm qua (22/4). PNJ và DOJI cũng niêm yết giá vàng miếng tương tự Công ty SJC, ở mức 120 triệu – 122 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, chênh lệch giá mua/bán vàng miếng SJC trên thị trường phổ biến vẫn duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng từ cuối tuần trước.

Biên độ giá mua/bán 117 triệu – 120 triệu đồng/lượng được niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu. Giá vàng miếng giảm 3,5 triệu đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán giảm 2,5 triệu đồng/lượng. Cùng mức giảm trên, Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết giá vàng miếng ở mức 117,05 triệu – 119,95 triệu đồng mỗi lượng.

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng miếng mua vào ở mức 119 triệu đồng và bán ra 121,5 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng đối với chiều mua và 1,5 triệu đồng đối với chiều bán.

 

Cập nhật lúc 10h30 ngày 23/4, giá vàng thế giới hồi phục nhẹ gần 0,1%, tương đương với mức tăng 3,8 USD/oz, tiến lên mốc 3.337 USD/oz.

Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới lên tới 15,75 triệu đồng mỗi lượng. Tuỳ từng thương hiệu, giá vàng nhẫn “4 số 9” cao hơn giá vàng thế giới từ 10,55 triệu – 12,75 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, chênh lệch giữa giá vàng nhẫn tại Ngọc Thẩm và giá thế giới chỉ ở mức 8,25 triệu đồng mỗi lượng, thấp hơn mặt bằng chung.

Tại khu vực phía Nam, giá mua vào vàng miếng tại Mi Hồng giảm 2 triệu đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán giảm 1 triệu đồng, niêm yết ở mức 118 triệu đồng và giá bán ra là 122 triệu đồng mỗi lượng.

Ở phiên hôm qua (22/4), có thời điểm giá giao dịch vàng miếng tại Ngọc Thẩm lên tới 120 triệu – 129 triệu đồng mỗi lượng (chiều mua/bán), kéo mức chênh lệch mua/bán lên 9 triệu đồng/lượng, tạo rủi ro rất lớn đối với người mua. Tuy nhiên, thương hiệu này điều chỉnh giảm lần lượt 2 triệu và 7 triệu đồng đối với chiều mua và bán, chốt phiên ở mức 118 triệu – 122 triệu đồng.

Tính đến 10h ngày 23/4, giá mua vàng miếng tại Ngọc Thẩm vẫn niêm yết ở mức 118 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra là 122,5 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng đối với chiều bán và chiều mua không thay đổi. Mặc dù thương hiệu này ghi nhận điều chỉnh giảm nhưng có tốc độ khiêm tốn nhất so với với các thương hiệu còn lại nên chênh lệch mua/bán vẫn cao nhất thị trường, ở mức 4,5 triệu đồng/lượng.

Giaacute; vagrave;ng miếng nbsp;tại caacute;c doanh nghiệp trong saacute;ng 23/4 Nguồn: VnEconomy cập nhật từ caacute;c doanh nghiệp nbsp;
Giá vàng miếng  tại các doanh nghiệp trong sáng 23/4
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ các doanh nghiệp  

Trên thị trường vàng nhẫn, mở cửa phiên giao dịch sáng 23/4, thương hiệu đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh giá vàng nhẫn “4 số 9” từ 1,5 đến 3 triệu đồng đối với cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên 22/4. Duy chỉ có Ngọc Thẩm điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn ở cả hai chiều mua và bán.

Mở cửa phiên sáng, Công ty SJC giảm giá mua/bán vàng nhẫn xuống mức 114 triệu – 117 triệu đồng/lượng và duy trì đến hết phiên sáng. So với phiên hôm qua (22/4), giá vàng nhẫn tại thương hiệu này giảm 2 triệu đồng ở cả hai chiều. Tương tự mức giao dịch tại công ty SJC, Phú Quý cũng niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 114 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở mức 117 triệu đồng/lượng, giảm 3 triệu đồng mỗi lượng đối với chiều mua và chiều bán.  

Cùng mức giảm trên, cập nhật lúc 10h ngày 23/4, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 116 triệu – 119 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Mạnh Hải cũng giảm 3 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán, niêm yết giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 116,05 triệu – 118,95 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Tăng, giảm giaacute; mua baacute;n vagrave;ng nhẫn tại caacute;c thương hiệu trong phiecirc;n 23/4 so với 22/4 Nguồn: VnEconomy tiacute;nh toaacute;n từ bảng giaacute; niecirc;m yết của caacute;c cocirc;ng ty
Tăng, giảm giá mua bán vàng nhẫn tại các thương hiệu trong phiên 23/4 so với 22/4 Nguồn: VnEconomy tính toán từ bảng giá niêm yết của các công ty

Biên độ giá mua/bán 114,2 triệu – 116,8 triệu đồng/lượng cùng được niêm yết tại DOJI. Giá vàng nhẫn giảm 3 triệu đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán giảm 2,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tại PNJ giảm 2,8 triệu đồng đối với chiều mua và 2,5 triệu đồng đối với chiều bán so với phiên 22/4, niêm yết giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 114,2 triệu – 116,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Tại khu vực phía Nam, mở cửa phiên sáng, Mi Hồng vẫn duy trì giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 115 triệu – 117 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 tiếng mở cửa, giá vàng nhẫn ghi nhận 2 nhịp điều chỉnh điều chỉnh giảm. Tính đến 10h ngày 23/4, thương hiệu này niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 113,5 triệu – 117 triệu đồng mỗi lượng, giảm 1,5 triệu đồng ở chiều mua và chiều bán.

Ngược lại, mặc dù Ngọc Thẩm là thương hiệu duy nhất tăng giá vàng nhẫn ở cả hai chiều mua và bán nhưng vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung. Cụ thể, giá vàng nhẫn tại thương hiệu này tăng 1 triệu đồng đối với cả hai chiều mua và bán so với giá chốt phiên 22/4.

Tính đến 10h ngày 23/4, Ngọc Thẩm niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 110 triệu đồng trong khi giá bán ra là 114,5 triệu đồng, đi kèm chênh lệch giá mua/bán ở mức cao là 4,5 triệu đồng/lượng. Trong tuần qua (16/4 – 23/4), chênh lệch giá mua/bán tại Ngọc Thẩm vẫn duy trì ở mức từ 4,5 triệu - 5,5 triệu đồng nhưng mức chênh lệch này tăng gần gấp đôi so với đầu tuần trước.

-Phương Linh

]]>Ông Trump bớt “làm căng”, tuyên bố không sa thải ông PowellNg#224;y 22/4, khi được hỏi về #253; định sa thải #244;ng Powell, #244;ng Trump lại n#243;i “b#225;o ch#237; cứ n#243;i qu#225; l#234;n”...Wed, 23 Apr 2025 02:55:47 GMT/ong-trump-bot-lam-cang-tuyen-bo-khong-sa-thai-ong-powell.htm/ong-trump-bot-lam-cang-tuyen-bo-khong-sa-thai-ong-powell.htmThế giớiNgày 22/4, khi được hỏi về ý định sa thải ông Powell, ông Trump lại nói “báo chí cứ nói quá lên”...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 cho biết ông “không có ý định” sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell trước khi nhiệm kỳ của ông Powell chính thức kết thúc vào năm tới.

“Không hề. Tôi chưa bao giờ có ý định đó”, hãng tin CNBC dẫn lời ông Trump nói với các nhà báo có mặt tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng khi ông được đề nghị làm rõ về việc liệu ông có định tìm cách sa thải ông Powell hay không.

Phát biểu này của ông Trump được xem là một cú “quay xe”, vì gần đây ông liên tục đẩy mạnh cuộc công kích nhằm vào Chủ tịch Fed và không loại trừ khả năng có một động thái chưa từng có tiền lệ là sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.

Các chỉ số chứng khoán tương lai của Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên ngoài giờ ngày 22/4 sau tuyên bố mới nhất của ông Trump về ông Powell. Trước đó, thị trường đã bán tháo trong phiên ngày 21/4 sau khi ông Trump gia tăng sức ép đòi Fed hạ lãi suất và phát tín hiệu muốn sa thải ông Powell.

“Nếu tôi muốn ông ta ra khỏi cái ghế đó, ông ta sẽ phải đi rất nhanh”, ông Trump nói vào tuần trước.

Mới hôm thứ Sáu, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hasset cũng nói rằng ông Trump và các trợ lý đang tích cực nghiên cứu khả năng sa thải ông Powell.

Chính ông Trump là người đã bổ nhiệm ông Powell vào ghế Chủ tịch Fed trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhiệm kỳ Chủ tịch Fed của ông Powell sẽ kéo dài cho tới tháng 5/2026 và ông đã khẳng định quan điểm rằng theo quy định của pháp luật, Tổng thống không thể sa thải ông.

Hôm 21/4, ông Trump đưa ra lời chỉ trích gay gắt nhất từ trước đến nay nhằm vào ông Powell, gọi Chủ tịch Fed là “một kẻ thất bại lớn” và kêu gọi hạ lãi suất ngay lập tức. Nhưng ngày 22/4, khi được hỏi về ý định sa thải ông Powell, ông Trump lại nói “báo chí cứ nói quá lên”.

“Tôi không có ý định sa thải ông ta. Tôi muốn ông ta tích cực hơn một chút về vấn đề hạ lãi suất”, ông chủ Nhà Trắng nói.

Đợt công kích mới nhất của ông Trump nhằm vào ông Powell bắt đầu trước khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất vào tuần trước. Trong một động thái không nằm ngoài dự báo, ECB vào hôm 17/4 hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm về mức 2,25%, bằng một nửa so với lãi suất 4,25-4,5% của Fed.

Chủ tịch Fed Jerome Powell tại một sự kiện hocirc;m 16/4 - Ảnh: Getty/CNBC.
Chủ tịch Fed Jerome Powell tại một sự kiện hôm 16/4 - Ảnh: Getty/CNBC.

Đã từ lâu ông Trump luôn phàn nàn rằng Fed chậm chạp trong việc hạ lãi suất. Dù tuyên bố không có ý định sa thải ông Powell, ông Trump ngày 22/4 vẫn tiếp tục kêu gọi Fed nhanh tay hơn trong việc cắt giảm lãi suất về mức thấp hơn.

“Tôi cho rằng giờ là thời điểm hoàn hảo để hạ lãi suất, và tôi muốn ngài Chủ tịch Fed hành động sớm hoặc kịp thời, thay vì muộn”, ông Trump nói với các nhà báo.

Sau 3 đợt giảm lãi suất liên tục với tổng mức giảm tròn 1 điểm phần trăm trong những tháng cuối của năm ngoái, Fed đã giữ nguyên lãi suất từ đầu năm tới nay. Sự “án binh bất động” này nhằm mục đích chờ xem các chính sách của ông Trump - gồm áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu, cải tổ thuế trong nước, nới lỏng quy chế giám sát, và tăng cường kiểm soát người nhập cư - sẽ có tác động cụ thể như thế nào tới nền kinh tế.

Một số quan chức Fed nói rằng chính sách tiền tệ của cơ quan này đang ở vị thế hợp lý và cần tiếp tục gây thêm sức ép đối với tăng trưởng để kéo lạm phát xuống, bởi lạm phát ở Mỹ đã cao hơn mục tiêu 2% của Fed trong suốt 4 năm qua.

Năm 2024, kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 2,8% nhưng giới chuyên gia kinh tế lo ngại thuế quan sẽ khiến nền kinh tế giảm tốc trong năm nay. Kinh tế giảm tốc có thể đòi hỏi Fed giảm lãi suất, nhưng ông Powell và một số quan chức Fed khác đã phát tín hiệu rằng họ có thể sẽ ưu tiên nhiệm vụ chống lạm phát vì thuế quan có khả năng sẽ khiến lạm phát tăng mạnh trở lại.

-Bình Minh

]]>Giá vàng lao dốc chóng mặt sau loạt tin tốt từ Mỹ, SPDR Gold Trust bán gần 5 tấnGi#225; v#224;ng thế giới giảm mạnh đ#234;m qua v#224; s#225;ng nay (23/4), sau khi tiệm cận mốc 3.500 USD/oz...Wed, 23 Apr 2025 02:13:00 GMT/gia-vang-lao-doc-chong-mat-sau-loat-tin-tot-tu-my-spdr-gold-trust-ban-gan-5-tan.htm/gia-vang-lao-doc-chong-mat-sau-loat-tin-tot-tu-my-spdr-gold-trust-ban-gan-5-tan.htmThế giớiGiá vàng thế giới giảm mạnh đêm qua và sáng nay (23/4), sau khi tiệm cận mốc 3.500 USD/oz...

Ngoài nhu cầu chốt lời ở vùng đỉnh, giá vàng còn đương đầu áp lực giảm khi đồng USD hồi phục và những thông tin khả quan từ Mỹ gây suy giảm nhu cầu phòng ngừa rủi ro.

Lúc hơn 8h sáng nay, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á giảm 10,1 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ ngày 22/4, tương đương giảm 0,3%, giao dịch ở mức 3.373,6 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương khoảng 106,3 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với cùng thời điểm sáng qua.

Cũng tại thời điểm trên, website của Vietcombank báo giá USD ở mức 25.751 đồng (mua vào) và 26.141 đồng (bán ra), tăng 81 đồng ở mỗi đầu giá so với cùng thời điểm ngày hôm qua.

Trước đó, có thời điểm giá vàng giao ngay giảm về 3.308 USD/oz, thấp hơn khoảng 200 USD/oz so với mức kỷ lục thiết lập trong phiên Mỹ đêm qua.

Phiên ngày 22/4 tại New York, giá vàng giao ngay có thời điểm đạt đỉnh cao mọi thời đại ở mức gần 3.500 USD/oz. Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay giảm 41,6 USD/oz so với chốt phiên trước, tương đương giảm 1,2%, chốt ở mức 3.383,7 USD/oz.

Trên sàn COMEX, giá vàng giao sau đã có thời điểm vượt qua mốc 3.500 USD/oz, nhưng cũng không duy trì được mốc giá này cho tới khi đóng cửa.

Việc giá vàng bứt tốc lên vùng 3.500 USD/oz đã dẫn tới nhu cầu chốt lời của một số nhà đầu tư.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 4,6 tấn vàng trong phiên ngày 22/4, giảm khối lượng nắm giữ còn 947,7 tấn vàng. Khi giá vàng tăng dữ dội trong tuần này, quỹ này không mua ròng - theo dữ liệu từ website của quỹ.

Sau mấy phiên liên tục giảm xuống đáy của hơn 3 năm, đồng USD đã hồi phục trong phiên ngày 22/4. Vàng được định giá bằng USD nên sự phục hồi này của bạc xanh gây áp lực mất giá lên thị trường kim loại quý.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt chốt phiên ở mức 98,92 điểm, từ mức 98,28 điểm của phiên trước, tương đương tăng gần 0,4%. Sáng nay, chỉ số tiếp tục hồi phục, có thời điểm tăng gần 0,3%, đạt 99,2 điểm.

Nhu cầu phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư cũng giảm phần nào sau một số thông tin khả quan từ Mỹ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent ngày 22/4 nói rằng cả Washington và Bắc Kinh đều không thể giữ mãi tình trạng đối đầu thuế quan hiện nay và sẽ phải tìm cách để xuống thang căng thẳng. Theo hãng tin Bloomberg, tuyên bố này được ông Bessent đưa ra tại một cuộc gặp kín với một nhóm nhà đầu tư.

Các tài sản Mỹ đồng loạt mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 22/4 sau khi có tin về những phát biểu này của ông Bessent. Chỉ số SP 500 của thị trường chứng khoán Mỹ có lúc tăng tới 2,9% và chốt phiên với mức tăng 2,5%. Đồng USD hồi phục như đã nói ở trên và trái phiếu kho bạc Mỹ vững giá trở lại sau một thời gian bị bán mạnh.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Tâm lý bất an của nhà đầu tư được giải tỏa thêm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “không có ý định sa thải” Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Mấy ngày trước đó, ông Trump liên tục gây sức ép đòi ông Powell hạ lãi suất, thậm chí nói về khả năng sa thải ông Powell. Những phát biểu đó khiến thị trường chứng khoán Mỹ, đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt bị bán tháo trong khi vàng được mua mạnh với tư cách một tài sản an toàn.

Một số nhà phân tích nói rằng giá vàng có thể đương đầu áp lực giảm trong ngắn hạn. Theo trang MarketWatch, về mặt kỹ thuật, giá vàng đang vượt xa khỏi đường trung bình động 200 ngày và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày, một thước đo về xung lực của giá vàng, đã tăng lên tới 78, một mức rất cao.

Và thứ hai, yếu tố mùa vụ cũng không có lợi cho giá vàng ở thời điểm hiện tại. Theo một báo cáo của công ty Equity Clock, bình quân lịch sử, giá vàng giảm 0,1% trong tháng 5 và giảm 0,4% trong tháng 6 hàng năm.

Dù vậy, nhìn trong dài hạn, sự bấp bênh kinh tế và xu hướng tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.

“Vàng tiếp tục là một sự phòng hộ hiệu quả trong bối cảnh bất định thương mại tiếp diễn. Dù giá vàng đã tăng mạnh, chúng tôi cho rằng dư địa tăng vẫn còn. Chúng tôi nhận thấy giá vàng còn được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư, xu hướng đa dạng hóa dự trữ của các ngân hàng trung ương và môi trường vĩ mô nhiều biến động”, giám đốc đầu tư mảng quản lý tài sản toàn cầu của ngân hàng UBS, ông Mark Haefele, nhận định với hãng tin CNBC.

-Điệp Vũ

]]>Nhiều quỹ nhà nước Trung Quốc rút vốn khỏi các quỹ đầu tư MỹĐ#226;y được xem l#224; một trong những động th#225;i mới nhất của Bắc Kinh để phản ứng với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump...Tue, 22 Apr 2025 11:16:39 GMT/nhieu-quy-nha-nuoc-trung-quoc-rut-von-khoi-cac-quy-dau-tu-my.htm/nhieu-quy-nha-nuoc-trung-quoc-rut-von-khoi-cac-quy-dau-tu-my.htmThế giớiĐây được xem là một trong những động thái mới nhất của Bắc Kinh để phản ứng với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Những tuần gần đây, các quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc đang dừng rót vốn mới hoặc rút bớt vốn khỏi các quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Mỹ. Đây được xem là một trong những động thái mới nhất của Bắc Kinh để phản ứng với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thông tin trên được tiết lộ với tờ báo Financial Times bởi một số nguồn tin là lãnh đạo quỹ đầu tư cổ phần tư nhân của Mỹ. Theo các nguồn tin này, việc rút vốn được thực hiện do áp lực từ Chính phủ Trung Quốc.

“Một số quỹ đầu tư của Trung Quốc cũng tìm cách rút khỏi các thương vụ đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ mà trước đó họ thực hiện cùng các nhóm nhà đầu tư quốc tế”, một nguồn tin tiết lộ.

Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang ở trong cuộc chiến thuế quan với chính quyền Tổng thống Trump, đặc biệt là thuế đối ứng và các động thái trả đũa lẫn nhau. Căng thẳng đang có nguy cơ làm giảm đáng kể hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Washington hiện áp thuế quan 145% với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, trong khi Bắc Kinh áp thuế quan 125% để trả đũa.

“Kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu, nhà đầu tư Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận khi đầu tư tại Mỹ. Họ không còn cam kết đầu tư vốn mới vào doanh nghiệp Mỹ”, các nguồn tin trên cho biết. “Một số nhà đầu tư cũng đã rút lại kế hoạch rót vốn đã đưa ra trước đó”.

Trong vài thập kỷ qua, các quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc như Chinese Investment Corporation (CIC) và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) đã rót hàng tỷ USD vào các công ty đầu tư hàng đầu của Mỹ như Blackstone, TPG và Carlyle Group. CIC từng nắm cổ phần tại Blackstone trước khi bán hết vào năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. 

Các quỹ đầu tư của Trung Quốc là nhóm đầu tư hàng đầu thế giới đối với các loại tài sản phi truyền thống, tức tài sản đầu tư không gồm cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Năm 2023, CIC và SAFE phân bổ khoảng 25% trong tổng số tài sản 1,35 nghìn tỷ USD và 1 nghìn tỷ USD của mình vào tài sản đầu tư phi truyền thống - theo số liệu từ công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu Global SWF.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, CIC đã thành lập một quỹ hợp tác vốn cổ phần tư nhân với ngân hàng Goldman Sachs để mua cổ phần tại nhiều công ty Mỹ và Anh. Các quỹ đầu tư quốc gia của Trung Quốc như CIC cũng đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp Mỹ.

Nhưng những năm gần đây, hoạt động đầu tư của các quỹ này tại Mỹ có xu hướng suy giảm. Xu hướng giảm đầu tư cũng bắt nguồn một phần từ việc Mỹ siết chặt quy định để hạn chế quỹ nhà nước Trung Quốc đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào doanh nghiệp và hạ tầng tại quốc gia này. 

“Môi trường địa chính trị, đặc biệt là căng thẳng do cuộc chiến thương mại của ông Trump, đang khiến một số quỹ đầu tư lớn đánh giá lại địa điểm đầu tư của mình”, một số nguồn tin là lãnh đạo doanh nghiệp tiết lộ với Financial Times.

Theo nguồn tin của Financial Times, một số nhà đầu tư lớn khác, bao gồm các quỹ hưu trí tại Canada và châu Âu, cũng đang cân nhắc lại cam kết đầu tư của mình tại Mỹ.

-Ngọc Trang

]]>Nhiều giám đốc “tiện tay” ký giúp giám đốc vàng vận chuyển 425 triệu USDTrong c#225;c ng#224;y 21-22/4, TAND Tp. H#224; Nội x#233;t xử 13 bị c#225;o trong vụ #225;n Vận chuyển tiền tr#225;i ph#233;p qua bi#234;n giới v#224; Vi phạm c#225;c hoạt động ng#226;n h#224;ng...Tue, 22 Apr 2025 09:36:22 GMT/nhieu-giam-doc-tien-tay-ky-giup-giam-doc-vang-van-chuyen-425-trieu-usd.htm/nhieu-giam-doc-tien-tay-ky-giup-giam-doc-vang-van-chuyen-425-trieu-usd.htmDân sinhTrong các ngày 21-22/4, TAND Tp. Hà Nội xét xử 13 bị cáo trong vụ án Vận chuyển tiền trái phép qua biên giới và Vi phạm các hoạt động ngân hàng...

Cáo buộc thể hiện, thông qua 3 ngân hàng trong nước, bị cáo Nguyễn Ngọc Phương (SN 1979, giám đốc Công ty cổ phần Vàng P.) có hành vi vận chuyển trái phép 148 lượt tiền ra nước ngoài với tổng số tiền hơn 214,1 triệu USD (tương đương hơn 4.719 tỷ đồng).

Ngoài ra, Phương còn bị cáo buộc có hành vi chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam 212 triệu USD (khoảng hơn 4.773 tỷ đồng). Tổng số tiền các bị cáo vận chuyển trái phép là 425 triệu USD, tương đương gần 9.500 tỷ đồng. Các bị cáo dùng thủ đoạn như lập khống hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân, thanh toán quốc tế, làm giả hồ sơ hải quan...

Lời khai tại tòa, bị cáo Phương thừa nhận con số về các khoản tiền chuyển qua lại và tổng số tiền 425 triệu USD bị quy buộc, thừa nhận các hoạt động do mình điều hành chung.

Bị cáo khai nhận lập nhiều công ty để vay vốn đầu tư dự án như dự án trang trại bò, hạt mắc ca... nhưng vướng nhiều vấn đề, dự án không đủ điều kiện được vay. Bị cáo nghĩ ra cách làm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa qua lại giữa các công ty để được ngân hàng phê duyệt, giải ngân.

Bị cáo Phương cũng thừa nhận các bị cáo được nhờ đứng tên Tổng Giám đốc, đại diện pháp nhân các doanh nghiệp làm ăn nghìn tỷ trên giấy tờ đều "không có chuyên môn kinh doanh". Những người này cũng khai nhận "đặt niềm tin tuyệt đối" vào Phương và các hợp đồng, dự án của doanh nghiệp này.

Trong số các giám đốc bù nhìn có bị cáo Hà Văn Khiến, SN 1991, cháu họ của Phương, vốn là nhân viên tại cửa hàng vàng từ năm 2014. Ngoài việc bán vàng, Khiến được Phương giao chức danh Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc và kế toán của 3 công ty.

Hà Văn Khiến bị cáo buộc ký tên trên các hợp đồng tín dụng, hợp đồng kinh tế, lệnh chuyển tiền, hợp đồng mua bán ngoại tệ, bản cam kết cung cấp hồ sơ nhập khẩu cho ngân hàng, giúp sức cho Phương chuyển hơn 13 triệu USD ra nước ngoài, tương đương hơn 295 tỷ đồng.

Tại tòa, Khiến khai "ký hộ thôi, chả biết là giấy gì, tiện tay thì ký". Khi bị bắt và được phân tích, bị cáo mới biết là sai.

Còn bị cáo Phạm Văn Thắng (SN 1972) quen Phương khoảng năm 2012, được giao đứng tên Giám đốc. Khi cần ký hồ sơ, tài liệu để vay vốn, thanh toán quốc tế, chỉ cần Phương gọi điện thoại, ông Thắng sẽ đến ký. Hành vi của ông Thắng đã giúp Phương hợp thức hồ sơ, chuyển hơn 28 triệu USD (650 tỷ đồng) ra nước ngoài. Giống như bị cáo Khiến, ông Thắng cũng khai rất tin Phương và công ty nên nhờ gì cũng ký, không biết giấy tờ đó là gì. Tại tòa, ông đã biết các giấy tờ này là gì và không thắc mắc về cáo trạng.

Trong vụ án còn có hai anh em ruột Trần Tuấn Vinh, (SN 1980, bạn học của Phương) và Trần Vinh Quang, SN 1989, cùng được nhờ làm "sếp bù nhìn", giúp Phương ký loạt giấy tờ hợp thức hóa. Qua đó, họ giúp ông chủ Phú Cường chuyển hơn 60 triệu USD sang Hong Kong. Bị cáo Vinh thừa nhận "đặt niềm tin tuyệt đối" vào người bạn học, do thấy bạn làm dự án với bộ, ngành, nên đánh giá cao, không bao giờ biết đến sự gian dối đằng sau đó của Phương.

Còn bị cáo Quang thừa nhận khi được anh trai giới thiệu về làm cùng Phương, ban đầu rất tin công ty có hoạt động kinh doanh, nhưng dần dần đã nhận ra sự gian dối vì làm hơn một năm nhưng chưa bao giờ thấy công ty gặp gỡ đối tác kinh doanh nào.

Bị cáo Đoàn Anh Tuấn (SN 1988) được Phương giao phụ trách kế toán 5 công ty, trực tiếp quản lý dấu tên, dấu các công ty trong nước và 3 công ty ở Hong Kong, đã thừa nhận "không có chuyên môn kế toán". Tuấn bị cáo buộc ký hộ để Phương chuyển tiền 86 lần, tổng 131 triệu USD (gần 3.000 tỷ đồng).

Các tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán này đều khẳng định không được Phương chia chác, cũng không được hứa hẹn gì từ khoản tiền chuyển qua lại giữa Việt Nam và Hong Kong. Ai làm nhân viên thì được hưởng đúng lương nhân viên.

Trong phần luận tội, Viện kiểm sát khẳng định cáo trạng truy tố các bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật. Hành vi lập khống hồ sơ vay vốn gây thiệt hại đặc biệt lớn. Các hành vi làm giả tài liệu, lập khống hợp đồng chuyển tiền đã xâm phạm đến trật tự quản lý của nhà nước…

Quá trình điều tra, các bị cáo thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực, một số tự nguyện khắc phục. Theo Viện kiểm sát, các bị cáo là nhân viên dưới quyền, cả nể, làm công ăn lương, không nghĩ đến hậu quả phải chịu, làm theo chỉ đạo của Phương.

Đánh giá vai trò, thái độ khai báo, nhận thức của các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát đề nghị phạt bị cáo Phương từ 14-16 năm tù về 2 tội trên. Các bị cáo còn lại từ 2 – 8 năm tù.

 

Bào chữa cho bị cáo Phương, luật sư Nguyễn Hồng Bách đề nghị tòa án đánh giá hành vi vận chuyển tiền tệ trong vụ án này có điểm khác so với các vụ án khác.

Trong các vụ án khác, tiền chuyển ra nước ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Đơn cử như vụ án Vạn Thịnh Phát tiền chảy đi không về Việt Nam nữa. 

Tương tự, một luật sư khác cũng cho biết trong vụ án này không có sự "chảy máu kinh tế" song phương thức của bị cáo Phương là sai. Bị cáo chỉ muốn có vốn duy trì hoạt động các dự án trong nước. Quá trình điều tra, bị cáo có sự chuyển biến nhận thức và hợp tác điều tra. 

-Đỗ Mến

]]>Đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanhTheo giới ph#226;n t#237;ch, rất kh#243; để c#243; mức l#227;i suất ưu đ#227;i cho c#225;c g#243;i t#237;n dụng xanh v#236; đ#226;y l#224; c#225;c khoản vay d#224;i hạn, nhiều rủi ro; v#236; vậy Ch#237;nh phủ n#234;n th#224;nh lập Quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh để trợ lực cho c#225;c ng#224;nh kinh tế chủ lực...Tue, 22 Apr 2025 08:25:14 GMT/de-xuat-thanh-lap-quy-ho-tro-chuyen-doi-xanh.htm/de-xuat-thanh-lap-quy-ho-tro-chuyen-doi-xanh.htmTài chínhTheo giới phân tích, rất khó để có mức lãi suất ưu đãi cho các gói tín dụng xanh vì đây là các khoản vay dài hạn, nhiều rủi ro; vì vậy Chính phủ nên thành lập Quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh để trợ lực cho các ngành kinh tế chủ lực...

“Chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững. Trong hành trình này, tài chính và công nghệ đóng vai trò then chốt. Tài chính xanh sẽ định hướng dòng vốn vào các dự án bền vững. Công nghệ xanh, công nghệ số góp phần tối ưu hóa tài nguyên, giảm phát thải và gia tăng hiệu quả kinh tế. Sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ sẽ mở ra những đột phá trong chuyển đổi xanh”, ông Trần Long, Phó tổng giám đốc BIDV, chia sẻ tại Hội thảo "Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ” ngày 21/4/2025.

Ông Long nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi xanh không chỉ là yêu cầu của thị trường mà cũng là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong dài hạn.

“Phải có vốn xanh, hỗ trợ xanh từ các tổ chức tín dụng”, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, phụ trách điều phối ban ESG, Tập đoàn Gemadept, khẳng định.

Tiếp cận tín dụng xanh cũng là nút thắt mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo bà Thảo, để tiếp cận được tín dụng xanh thì doanh nghiệp phải xác định được các chỉ tiêu (KPI) cụ thể cho quá trình chuyển đổi xanh.

Đại diện Gemadept chia sẻ kinh nghiệm: “Ngay từ đầu, hai bên phải ngồi lại với nhau để xác định, dựa trên điều kiện và kế hoạch của doanh nghiệp, những KPI nào là thực thi và khả thi nhất. Các bên thống nhất về những KPI đó, và doanh nghiệp nỗ lực để đạt được. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được những khoản hỗ trợ vốn vay xanh”.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn ngần ngại chuyển đổi xanh do chi phí quá lớn trong khi các khoản vay xanh hiện cũng chưa có nhiều ưu đãi nổi bật.

Từ những gì mà Gemadept đã trải qua, bà Thảo khuyên doanh nghiệp nên nhìn vào lợi ích xa hơn: "Bên cạnh giá trị tài chính, danh tiếng và thương hiệu doanh nghiệp được củng cố nhờ chuyển đổi xanh. Đó là những giá trị không thể đong đếm được bằng tiền". 

Chuyecirc;n gia chia sẻ kinh nghiệm huy động vốn xanh cho doanh nghiệp.
Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm huy động vốn xanh cho doanh nghiệp.
 

"Còn khoảng trống lớn trong quan điểm và nhận thức về quá trình chuyển đổi xanh. Nhiều người vẫn xem đây là "trách nhiệm của ai đó" hoặc chỉ đơn thuần là "chi phí" thay vì nhìn nhận nó như một "cơ hội" mang lại lợi ích lâu dài”.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV.

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu coi chuyển đổi xanh là chi phí thì không bao giờ thành công, mà phải coi đó là khoản đầu tư.

Bên cạnh việc khung pháp lý như danh mục xanh quốc gia chậm ban hành ảnh hưởng đến tiến độ chuyển đổi xanh,  ông Lực cho rằng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính, tín dụng, hay các ưu đãi về thuế, phí, hỗ trợ hệ sinh thái cho các hoạt động xanh chưa thực sự đủ mạnh và đồng bộ cũng là lực cản cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.

Riêng với tín dụng xanh, TS. Cấn Văn Lực cho rằng rất khó để có lãi suất ưu đãi bởi vì chuyển đổi xanh là khoản đầu tư dài hạn, chi phí đầu vào lớn và rủi ro cũng lớn. Do đó, lãi suất cho vay ít nhất phải ở mức trung bình trở lên, không thể quá thấp được. Đây cũng là lý do, theo ông Lực rất cần bàn tay của Nhà nước.

“Chúng tôi đã liên tục đề xuất về việc thành lập Quỹ chuyển đổi xanh của Việt Nam. Nhìn ra quốc tế, Hàn Quốc có một quỹ như vậy, hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp. Nhật Bản cũng có một quỹ tương tự. Vậy thì tại sao Việt Nam chúng ta lại chưa có?”, vị chuyên gia kiến nghị.

TS. Cấn Văn Lực gợi mở Quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh quốc gia do Nhà nước rót vốn, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế là thế mạnh của Việt Nam, tạo động lực cho tăng trưởng, sau này sẽ là nơi tiếp nhận tài trợ từ các cam kết quốc tế, các tổ chức tài chính toàn cầu.

-Tùng Thư

]]>Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý 1/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạnTrong bối cảnh kinh tế to#224;n cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ng#226;n h#224;ng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định v#224; định hướng chiến lược r#245; r#224;ng... Tue, 22 Apr 2025 07:09:23 GMT/techcombank-duy-tri-phong-do-on-dinh-trong-quy-1-2025-cung-co-nen-tang-tang-truong-dai-han.htm/techcombank-duy-tri-phong-do-on-dinh-trong-quy-1-2025-cung-co-nen-tang-tang-truong-dai-han.htmTài chínhTrong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng...

Với lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 7.236 tỷ đồng - mức cao thứ hai từng ghi nhận trong quý đầu năm, Techcombank một lần nữa chứng minh năng lực thích ứng linh hoạt và sức mạnh nội tại bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Ổ ĐỊNH GIỮA MÔI TRƯỜNG THÁCH THỨC

Quý 1/2025, Techcombank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 11.611 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ - chủ yếu do nền so sánh cao từ quý 1/2024. Tuy nhiên, thu nhập lãi thuần (NII) vẫn duy trì ổn định ở mức 8.305 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 2,3%. Biên lãi thuần (NIM) trượt 12 tháng được giữ ở mức 4,0% - phản ánh chiến lược điều tiết lãi suất và cơ cấu tài sản hiệu quả, và chi phí vốn duy trì ở mức cạnh tranh 3,4%.

Điểm nhấn nổi bật trong kỳ là phí dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) đạt 1.084 tỷ đồng, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng theo quý của dịch vụ IB đến từ cả việc ghi nhận chi phí tư vấn phát hành, cũng như từ các hoạt động IB khác, trong đó phải kể đến sự gia tăng phí quản lý quỹ của Techcom Capital. Ngoài ra, thu nhập từ dịch vụ ngoại hối và bảo hiểm, lần lượt tăng 50,5% và 26,7% so với cùng kỳ năm trước, minh chứng cho nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giữ ở mức hợp lý 28,3%, bất chấp việc tiếp tục duy trìcác khoản đầu tư vào chuyển đổi số và marketing đầu năm. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 10% giúp cải thiện chi phí tín dụng về mức 0,7%, góp phần hỗ trợ lợi nhuận sau thuế.

“Techcombank khởi động vào 2025 với kết quả kinh doanh quý khả quan, bám sát định hướng đã đưa ra của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, mức cao thứ hai đạt được trong quý 1 trong lịch sử 32 năm của Ngân hàng, tiếp tục khẳng định xu hướng tăng trưởng dài hạn của chúng tôi. Ngân hàng đã mở rộng danh mục tín dụng của mình thêm khoảng 4% và duy trì biên lãi thuần cũng như tỷ lệ nợ xấu ở mức ổn định. Tỷ lệ CASA có nhiều dấu hiệu tăng tốc nhờ tác động tích cực đến từ việc đẩy mạnh triển khai Techcombank Sinh lời tự động 2.0, mặc dù có giảm nhẹ so với đầu năm nhưng chắc chắn sẽ tạo đà tăng trưởng cho các quý tiếp theo.

Chính sách thuế quan của Mỹ đã làm tăng thêm sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng chúng tôi cho rằng, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tăng tốc đầu tư vào công nghệ, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh đó, sự đầu tư của chúng tôi vào dữ liệu, số hóa và nhân tài, cùng sự vững mạnh của mô hình kinh doanh được chứng minh qua các chu kỳ của thị trường và sức mạnh của bảng cân đối giúp chúng tôi sẵn sàng tăng tốc, dẫn đầu trong “Kỷ nguyên vươn mình” của Việt Nam”, ông Jens Lottner - Tổng giám đốc Techcombank cho biết.

CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN LÀNH MẠNH, CASA DUY TRÌ TOP ĐẦU

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản của Techcombank đạt gần 990 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Tín dụng tăng trưởng 3,84% so với đầu năm, đạt 665.300 tỷ đồng. Dư nợ cá nhân tăng 26,6% so với cùng kỳ, nổi bật là dư nợ ký quỹ phục hồi mạnh theo đà sôi động của thị trường chứng khoán. Dư nợ doanh nghiệp cũng tăng 13% nhờ sự phục hồi của các nhóm ngành tiện ích và viễn thông, bất động sản, logistics và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) chỉ tăng nhẹ lên 1,23%, vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì cao trên 111%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,3%, vượt xa yêu cầu tối thiểu 8%, thể hiện năng lực quản trị rủi ro và tiềm lực vốn mạnh mẽ.

Tiền gửi khách hàng tăng 21,9% so với cùng kỳ, đạt 569.855 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ CASA đạt 39,4%, tiếp tục thuộc nhóm cao nhất ngành. Phiên bản Sinh lời tự động 2.0 cùng các gói đề xuất giá trị khách hàng (CVPs) hấp dẫn là động lực chính giúp CASA từ khách hàng cá nhân tăng mạnh, trong khi CASA doanh nghiệp sụt giảm nhẹ do yếu tố mùa vụ. Số dư CASA của phân khúc khách hàng cá nhân, bao gồm số dư Sinh lời tự động, tăng lên mức 151,8 nghìn tỷ đồng, so với 143,9 nghìn tỷ đồng cuối năm ngoái.

Đáng chú ý, số lượng giao dịch điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1 đạt gần 886 triệu giao dịch, với giá trị hơn 2,9 triệu tỷ đồng – lần lượt tăng 30% và 10% so với cùng kỳ. Techcombank tiếp tục dẫn đầu với thị phần giao dịch NAPAS thậm chí tiếp tục tăng trong quý 1, cụ thể chiều phát hành (17,6%) và chiều thanh toán (16,4%), thể hiện ưu thế trong cuộc đua số hóa ngành ngân hàng.

TCBS TIẾP TỤC ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC, CỦNG CỐ HỆ SINH THÁI TÀI CHÍNH

Công ty con TCBS ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.310 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ. TCBS giữ vững vị trí top 3 môi giới cổ phiếu trên HOSE và top 2 trên HNX. Trong quý 1, TCBS tư vấn phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu (chiếm 57% thị phần không bao gồm trái phiếu ngân hàng) và phân phối hơn 20.300 tỷ đồng trái phiếu.

Khoản vay hợp vốn 230 triệu USD từ 3 tổ chức tài chính quốc tế lớn – Standard Chartered, Cathay United Bank và SMBC – không chỉ khẳng định vị thế tài chính của TCBS mà còn là bằng chứng cho năng lực huy động vốn quốc tế vượt trội trong bối cảnh toàn ngành đang có nhiều biến động.

Trong quý 1/2025, Techcombank đã triển khai mô hình đại lý ngân hàng tại 45 điểm bán WinMart+ và ra mắt dịch vụ “Ngân hàng Gia đình và Bạn bè” - mở ra kênh tiếp cận khách hàng mới cũng như tăng tính gắn kết cộng đồng trong sử dụng sản phẩm tài chính. Đây là bước đi chiến lược trong việc hiện thực hóa mục tiêu phân phối đa kênh và khai thác tối đa tiềm năng từ các hệ sinh thái hợp tác.

MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG HAI CHỮ SỐ TRONG NĂM 2025

Tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, Techcombank sẽ trình các mục tiêu tài chính đầy tham vọng: dư nợ tín dụng đạt 745.738 tỷ đồng (tăng 16,4%), lợi nhuận trước thuế đạt 31.500 tỷ đồng (tăng 14,4%) và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 1,5%.

Những con số này phản ánh niềm tin của Ban lãnh đạo vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế và vai trò tiên phong của Techcombank trong ứng dụng AI, GenAI, và các công nghệ khác, cũng như tăng trưởng xanh để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

-Tuấn Sơn

]]>Chuyên gia dự báo lãi suất cho vay giảm tối đa 0,3% trong năm 2025C#225;c chuy#234;n gia từ một nh#243;m nghi#234;n cứu v#224; ADB dự b#225;o năm 2025 mặt bằng l#227;i suất cho vay đi ngang hoặc giảm nhẹ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm so với 2024; thanh khoản hệ thống ng#226;n h#224;ng ổn định; tỷ gi#225; tăng khoảng 3% đến 4%...Tue, 22 Apr 2025 05:05:00 GMT/chuyen-gia-du-bao-lai-suat-cho-vay-giam-toi-da-0-3-trong-nam-2025.htm/chuyen-gia-du-bao-lai-suat-cho-vay-giam-toi-da-0-3-trong-nam-2025.htmTài chínhCác chuyên gia từ một nhóm nghiên cứu và ADB dự báo năm 2025 mặt bằng lãi suất cho vay đi ngang hoặc giảm nhẹ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm so với 2024; thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định; tỷ giá tăng khoảng 3% đến 4%...

Ngày 22/4, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo "Thị trường tài chính Việt Nam 2024 và triển vọng 2025 - Tiêu điểm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam" do nhóm Nghiên cứu trường BIDV và ADB tổ chức.  

Theo báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2024 và triển vọng năm 2025” do TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV thay mặt nhóm nghiên cứu từ BIDV và ADB trình bày, năm 2024, lạm phát toàn cầu hạ nhiệt rõ rệt, ngân hàng trung ương các nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Tại Việt Nam, đã có sự điều chỉnh phù hợp khi Chính phủ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, dùng nhiều công cụ can thiệp thị trường ngoại hối (do USD tăng giá mạnh +6,5%). Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã giữ nguyên các mức lãi suất điều hành.

Trong năm 2024, mặt bằng lãi suất VND liên ngân hàng đã tăng mạnh khoảng 3-4% tại hầu hết các kỳ hạn. Lãi suất huy động vốn của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước giảm 0,3-0,5 điểm %, các ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh tăng phổ biến ở mức 0,3-0,8 điểm %; trong đó mức tăng mạnh tại chủ yếu ở kỳ hạn ngắn. Đến cuối 2024, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 0,96 điểm % so với cuối năm 2023. 

Nhóm chuyên gia dự báo trong kịch bản cơ sở, năm 2025, mặt bằng lãi suất VND liên ngân hàng giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn neo quanh vùng lãi suất thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước (3,5–4,5%) với kỳ hạn qua đêm và 1 tuần); lãi suất huy động bình quân sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ; lãi suất cho vay cũng được dự báo đi ngang hoặc giảm nhẹ (khoảng 0,1-0,3 điểm %). 

Diễn biến latilde;i suất liecirc;n ngacirc;n hagrave;ng VND (Nguồn: BIDV Research)
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng VND (Nguồn: BIDV Research)

Theo báo cáo, năm 2024, thanh khoản thị trường ngân hàng có xu hướng thu hẹp do tín dụng tăng trưởng cao hơn huy động vốn; các tỷ lệ thanh khoản như cho vay/vốn huy động (LDR) và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn của các tổ chức tín dụng tăng cao. 

Các chuyên gia đưa ra kịch bản cơ sở trong năm 2025,  thanh khoản của hệ thống ngân hàng cơ bản ổn định nhờ: (i) Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (ii) giải ngân đầu tư công tăng mạnh và FDI duy trì; (iii) rủi ro thị trường tài chính quốc tế và trong nước gia tăng (do chính sách thuế quan) có thể khiến dòng tiền tìm tới kênh tiền gửi (như là kênh an toàn). 

Tăng trưởng huy động vốn năm 2025 được dự báo ở mức khoảng 12-13%; tín dụng tăng 14-15%.

Nguồn: BIDV Research.
Nguồn: BIDV Research.

Năm 2024, tỷ giá USD/VND tăng 4,8%, chủ yếu là do USD tăng giá mạnh (+6,5%). 

Năm ngoái, diễn biến tỷ giá USD/VND liên ngân hàng chia thành 4 giai đoạn rõ rệt. 

Từ đầu năm đến cuối tháng 4, tỷ giá liên ngân hàng tăng 4,4% so với cuối 2023, do tác động của chênh lệch lãi suất USD–VND và giá vàng trong nước – quốc tế.

Từ tháng 5 đến hết tháng 7, tỷ giá tiệm cận trần biên độ, buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp mạnh.

Từ đầu tháng 8 đến hết tháng 9, tỷ giá hạ nhiệt nhờ Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất và nguồn cung USD dồi dào hơn.

Từ tháng 10 đến cuối năm, tỷ giá lại tăng trở lại do Kho bạc Nhà nước mua ngoại tệ, làm giảm nguồn cung USD. Tâm lý đầu cơ ngoại tệ bị thúc đẩy khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Tỷ giaacute; caacute;c đồng nội tệ so với USD (Nguồn: BIDV Research)
Tỷ giá các đồng nội tệ so với USD (Nguồn: BIDV Research)

Bước sang 2025, tỷ giá USD/VND tiếp tục có diễn biến phức tạp. Trong tháng 4/2025, tỷ giá tăng mạnh nhưng sau đó dần ổn định trở lại, ở trạng thái giằng co với nhiều áp lực từ cả yếu tố trong nước lẫn quốc tế. Các chuyên gia từ BIDV và ADB dự báo cả năm 2025, tỷ giá USD/VND sẽ tăng khoảng 3–4%, duy trì xu hướng mất giá nhẹ của VND so với USD – mức biến động vẫn nằm trong biên độ điều hành cho phép. 

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Các áp lực chủ yếu đến từ: (i) chênh lệch lãi suất giữa USD và VND nếu Fed chưa hạ nhanh lãi suất; (ii) rủi ro Mỹ tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại; (iii) biến động giá vàng và dòng vốn đầu tư ngắn hạn toàn cầu.

 

Các chuyên gia nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025 phụ thuộc khá nhiều vào kết quả đàm phán thuế quan đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ. Nhóm chuyên gia đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025, gồm:

Kịch bản cơ sở (xác suất 60%), giả định Việt Nam đàm phán giảm mức thuế đối ứng xuống còn khoảng 20-25% (từ mức 46% dự kiến hiện tại), tăng trưởng GDP năm 2025 có thể đạt khoảng 6,5-7%.

Kịch bản tích cực (xác suất 20%), mức thuế quan chỉ khoảng 10%, tăng trưởng GDP có thể đạt 7,5-8%.

Kịch bản tiêu cực (xác suất 20%), Mỹ vẫn sẽ áp mức thuế đối ứng 46% (hoặc chỉ giảm nhẹ), tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực, giảm 1,5-2 điểm %, chỉ đạt 5,5-6% năm 2025. Lạm phát cả năm 2025 dự báo tăng khoảng 4-4,5%.

-Hoàng Lan

]]>Một doanh nghiệp niêm yết giá bán vàng miếng SJC 129 triệu đồng mỗi lượngTrong phi#234;n s#225;ng 22/4/2025, gi#225; mua/b#225;n v#224;ng miếng v#224; v#224;ng nhẫn li#234;n tục điều chỉnh tăng, gi#225; b#225;n v#224;ng miếng SJC phổ biến 122,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhi#234;n, một doanh nghiệp ph#237;a Nam ni#234;m yết gi#225; b#225;n v#224;ng miếng SJC l#234;n tới 129 triệu đồng/lượng...Tue, 22 Apr 2025 04:44:29 GMT/mot-doanh-nghiep-niem-yet-gia-ban-vang-mieng-sjc-129-trieu-dong-moi-luong.htm/mot-doanh-nghiep-niem-yet-gia-ban-vang-mieng-sjc-129-trieu-dong-moi-luong.htmTài chínhTrong phiên sáng 22/4/2025, giá mua/bán vàng miếng và vàng nhẫn liên tục điều chỉnh tăng, giá bán vàng miếng SJC phổ biến 122,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, một doanh nghiệp phía Nam niêm yết giá bán vàng miếng SJC lên tới 129 triệu đồng/lượng...

Trong phiên sáng nay, Công ty SJC ghi nhận 2 lần điều chỉnh tăng giá giao dịch vàng miếng SJC.
Cập nhật lúc 10h30 ngày 22/4/2025, Công ty SJC, PNJ, DOJI và Bảo Tín Minh Châu cùng niêm yết giá vàng miếng ở mức 120,5 triệu đồng/lượng mua vào và 122,5 triệu đồng/lượng bán ra; tăng 4,5 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán so với chốt phiên hôm qua (21/4). Cùng mức tăng trên, Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết giá vàng miếng ở mức 120,8 triệu – 122,45 triệu đồng mỗi lượng.

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng miếng mua vào ở mức 119 triệu đồng và bán ra 122 triệu đồng/lượng, tăng 3,5 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 4 triệu đồng đối với chiều bán.

Tại khu vực phía Nam, giá vàng miếng SJC niêm yết tại Ngọc Thẩm cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung. Tính đến 10h30 ngày 22/4, giá mua vàng miếng ở doanh nghiệp này là 120 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra lên tới 129 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng tăng 1,5 triệu đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán tăng tới 5 triệu đồng/lượng. 

 

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay bật tăng hơn 1,62% so với giá chốt phiên hôm qua (21/4), tương đương với mức tăng 55,3 USD/oz. Cập nhật lúc 10h30 ngày 22/4, giá vàng thế giới tiến lên mốc 3490 USD/oz.

Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới phổ biến ở mức 11,59 triệu đồng mỗi lượng. Tuỳ từng thương hiệu, giá vàng nhẫn “4 số 9” cao hơn giá vàng thế giới từ 8,09 triệu – 11,59 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, chênh lệch giữa giá vàng nhẫn tại các thương hiệu ở phía Nam và giá thế giới đều thấp hơn từ 3 – 4 triệu đồng so với các thương hiệu kinh doanh ở phía Bắc. Cụ thể, chênh lệch giữa giá vàng nhẫn tại Mi Hồng và giá thế giới chỉ ở mức 8,09 triệu đồng mỗi lượng và Ngọc Thẩm là 7,59 triệu đồng mỗi lượng.

Tại Mi Hồng, giá mua vào vàng miếng tăng 3,5 triệu đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán tăng 4,5 triệu đồng, niêm yết ở mức 121 triệu đồng còn giá bán ra là 122,5 triệu đồng mỗi lượng.

Chênh lệch giá mua/bán vàng miếng SJC trên thị trường phổ biến vẫn neo ở mức 2 triệu đồng/lượng từ cuối tuần trước. Tại khu vực phía Nam, chênh lệch giá mua/bán vàng miếng tại Mi Hồng chỉ còn 1,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Công ty Ngọc Thẩm là thương hiệu có giá giao dịch vàng miếng cao nhất thị trường cũng như ghi nhận mức điều chỉnh lớn nhất, kéo chênh lệch mua/bán quay trở lại mức 9 triệu đồng/lượng, phản ánh rủi ro rất lớn đối với người mua.

Giaacute; vagrave;ng miếng nbsp;tại caacute;c doanh nghiệp trong saacute;ng 22/4 Nguồn: VnEconomy cập nhật từ caacute;c doanh nghiệp
Giá vàng miếng  tại các doanh nghiệp trong sáng 22/4
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ các doanh nghiệp

Trên thị trường vàng nhẫn, mở cửa phiên giao dịch sáng 22/4, một số thương hiệu điều chỉnh  giá vàng nhẫn “4 số 9” tăng mạnh từ 1,5 đến 5 triệu đồng đối với chiều mua vào và từ 2,5 – 4,7 triệu đồng mỗi lượng đối với chiều bán so với chốt phiên 21/4.

Mở cửa phiên sáng, Công ty SJC nâng giá mua/bán vàng nhẫn lên mức 115,5 triệu – 118,5 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng ở cả hai chiều so với phiên hôm qua (21/4).
Sau 1 tiếng mở cửa, giá giao dịch vàng nhẫn tại thương hiệu này tiếp tục được điều chỉnh tăng. Tính đến đến 10h30 ngày 22/4, Công ty SJC niêm giá mua vàng nhẫn ở mức 116 triệu đồng/lượng và giá bán là 119 triệu đồng/lượng, tăng thêm 1,5 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán.

Biên độ giá mua/bán 117 triệu – 120 triệu đồng/lượng cùng được niêm yết tại DOJI và PNJ. Giá vàng nhẫn tăng 3,5 triệu đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán tăng lần lượt 3 và 3,1 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng mạnh ở cả 2 chiều mua và bán đối với giá vàng nhẫn tại. Cập nhật lúc 10h30 ngày 22/4, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 119,5 triệu – 122,5 triệu đồng/lượng, tăng 5 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 4,5 triệu đồng đối với chiều bán.

Giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Mạnh Hải tăng 5,05 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 4,45 triệu đồng đối với chiều bán so với phiên 21/4, niêm yết giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 119,8 triệu – 122,45 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Checirc;nh lệch giaacute; mua baacute;n vagrave;ng nhẫn tại caacute;c thương hiệu trong phiecirc;n 22/4 so với 21/4 Nguồn: VnEconomy tiacute;nh toaacute;n từ giaacute; vagrave;ng niecirc;m yết của caacute;c đơn vị.
Chênh lệch giá mua bán vàng nhẫn tại các thương hiệu trong phiên 22/4 so với 21/4 Nguồn: VnEconomy tính toán từ giá vàng niêm yết của các đơn vị.

Phú Quý niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 118,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở mức 121,5 triệu đồng/lượng. So với giá chốt phiên 21/4, giá vàng nhẫn tại thương hiệu này tăng 4,7 triệu đồng mỗi lượng đối với chiều mua và chiều bán.  

Tại khu vực phía Nam, mở cửa phiên sáng, Mi Hồng vẫn giữ nguyên giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 113,5 triệu – 116 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Chỉ trong vòng 2 tiếng mở cửa, giá vàng nhẫn ghi nhận tới 4 nhịp điều chỉnh tăng liên tiếp. Tính đến 10h30 ngày 22/4, thương hiệu này niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 117 triệu – 119 triệu đồng mỗi lượng, tăng 3,5 triệu đồng ở chiều mua và tăng 3 triệu đồng ở chiều bán.

Ngọc Thẩm vẫn là thương hiệu ghi nhận mức điều chỉnh giá vàng nhẫn khiêm tốn nhất trên thị trường khi chiều mua vàng chỉ tăng 1,5 triệu đồng và chiều bán ra tăng 2,5 triệu đồng so với giá chốt phiên 21/4. Thương hiệu này này niêm yết giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 111,5 triệu – 118,5 triệu đồng mỗi lượng. Dù là thương hiệu niêm yết giá giao dịch vàng nhẫn thấp nhất thị trường nhưng Ngọc Thẩm ghi nhận biên độ chênh lệch giá mua/bán cao nhất, ở mức 7 triệu đồng/lượng, tăng gần gấp đôi so với đầu tuần trước.

-Phương Linh

]]>Cuộc tấn công của ông Trump nhằm vào Chủ tịch Fed#212;ng Trump đ#227; thường xuy#234;n đưa ra những lời đe dọa tương tự đối với #244;ng Powell v#224; Fed v#224;o c#225;c năm 2019 v#224; 2020, nhưng giới đầu tư xem t#236;nh h#236;nh hiện tại l#224; kh#225;c biệt v#236; hai l#253; do ch#237;nh...Tue, 22 Apr 2025 03:37:31 GMT/cuoc-tan-cong-cua-ong-trump-nham-vao-chu-tich-fed.htm/cuoc-tan-cong-cua-ong-trump-nham-vao-chu-tich-fed.htmThế giớiÔng Trump đã thường xuyên đưa ra những lời đe dọa tương tự đối với ông Powell và Fed vào các năm 2019 và 2020, nhưng giới đầu tư xem tình hình hiện tại là khác biệt vì hai lý do chính...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/4 một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngay lập tức cắt giảm lãi suất để bù đắp ảnh hưởng tiềm tàng của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế nước này.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump đề cập đến số liệu lạm phát tháng 3 - thời điểm trước khi ông công bố thuế quan đối ứng vào đầu tháng 4 này - làm căn cứ để yêu cầu Chủ tịch Fed Jerome Powell hạ lãi suất.

“Gần như không có lạm phát. Ông Powell luôn quá chậm chạp”, ông Trump viết, đồng thời gọi nhà hoạch định chính sách tiền tệ quyền lực nhất thế giới là một “kẻ thất bại lớn”.

Các tài sản Mỹ đồng loạt mất giá mạnh trong phiên giao dịch cùng ngày, khi bài đăng này của ông Trump gây lo ngại về sự độc lập của Fed trong hoạch định chính sách tiền tệ. Chỉ số SP 500 của chứng khoán Mỹ giảm gần 2,4%, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 3 năm và trái phiếu kho bạc Mỹ cũng bị bán nhiều khiến lợi suất của kỳ hạn 10 năm tăng lên gần 4,41%.

Trong các cuộc trao đổi riêng tư những tháng gần đây, chính một số cố vấn kinh tế của ông Trump đã bày tỏ lo ngại việc giảm lãi suất quá nhiều hoặc quá nhanh vì cho rằng việc đó sẽ đẩy áp lực lạm phát tăng cao - tờ báo Wall Street Journal cho hay.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu tuần trước, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Kevin Hassett đã không bảo vệ ông Powell trước sự công kích của ông Trump. Trước đây ông Hassett vẫn nói chính quyền tôn trọng sự độc lập của Fed, nhưng lần này, ông nói chính quyền “tiếp tục nghiên cứu” về vấn đề sa thải ông Powell. Ông cáo buộc Fed có động cơ chính trị trong việc thiết lập lãi suất những năm gần đây - điều mà giới chức Fed phủ nhận mạnh mẽ.

Trước khi có bài đăng công kích ông Powell trên Truth Social vào ngày 21/4, ông Trump đã chỉ trích mạnh ông Powell vào hôm thứ Năm tuần trước. Nói với báo giới, ông Trump khẳng định ông có quyền sa thải ông Powell khỏi ghế Chủ tịch Fed - điều mà ông Powell vẫn cho là không được phép theo quy định của pháp luật. “Tôi muốn ông ta phải đi, phải ra khỏi ghế đó thật nhanh”, ông Trump nói.

Ông Trump đã thường xuyên đưa ra những lời đe dọa tương tự đối với ông Powell và Fed vào các năm 2019 và 2020, nhưng giới đầu tư xem tình hình hiện tại là khác biệt vì hai lý do chính. Thứ nhất, ông Trump sẵn sàng thách thức các chuẩn mực pháp lý và thể chế hơn nhiều so với trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông. Thượng viện Mỹ hiện nay - do Đảng Cộng hòa của ông Trump chiếm đa số - có ít người bảo vệ các chuẩn mực đó hơn so với trước.

Và thứ hai, lạm phát có thể là một vấn đề lớn hơn trong năm nay vì các kế hoạch thuế quan của ông Trump lớn hơn và rộng hơn nhiều so với những đợt áp thuế quan của ông nhiệm kỳ trước. Điều đó đang đặt ra một sự đánh đổi khó khăn hơn đối với Fed, hoặc tiếp tục ưu tiên chống lạm phát hoặc phải từ bỏ cuộc chiến này để quay sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Có một mối lo ngại đang nổi lên rằng Fed có thể không được phép thiết lập lãi suất để kiềm chế lạm phát như những gì Fed trong chiến dịch chống lạm phát khởi động vào năm 2022. Điều này có thể làm gia tăng sự hoài nghi gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài về việc hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ.

Vào tháng 12/2018, khi Trump đe dọa sẽ tìm cách sa thải ông Powell vì không hài lòng với việc Fed tăng lãi suất, ông Hassett đã xoa dịu sự lo lắng của các nhà đầu tư bằng cách tuyên bố rằng ông Powell an toàn “100%” ở cương vị Chủ tịch Fed.

Trong một cuốn sách xuất bản năm 2021, Hassett cho biết ông đã đưa ra thông báo đó mà không làm rõ với bất kỳ ai trong Nhà Trắng, nhưng Trump đã gọi điện để chúc mừng ông về tuyên bố này vì thị trường chứng khoán đã tăng điểm vào ngày hôm đó.

Ông Hassett vốn là người ủng hộ mạnh mẽ việc duy trì khả năng thiết lập chính sách tiền tệ của Fed mà không có sự can thiệp của Tổng thống. Trong cuốn sách nói trên, ông Hassett cho rằng việc sa thải ông Powell sẽ làm tổn hại đến uy tín của đồng USD vì làm sứt mẻ uy tín của Fed với tư cách một nhà quản lý khách quan nguồn cung tiền của quốc gia.

“Vào thời điểm đó, thị trường đang ở một vị thế hoàn toàn khác”, ông Hassett trả lời các phóng viên vào hôm thứ Sáu vừa rồi khi được hỏi về quan điểm trước đó của ông. “Nếu có phân tích pháp lý mới nói lên điều gì đó khác biệt, thì phản ứng của thị trường cũng sẽ khác”.

Ông Hassett cũng từng bảo vệ ông Powell trước các cuộc tấn công dữ dội từ các nghị sỹ của Đảng Dân chủ vào năm 2022 - thời điểm có nhiều ý kiến cho rằng Fed có thể tăng lãi suất lên tới mức gây ra suy thoái kinh tế.

Việc tấn công ông Powell “là điều tiêu cực đối với nền kinh tế và tiêu cực đối với thị trường” - ông Hassett nói trên kênh Fox News vào năm 2022. “Sự độc lập của Fed là vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump đã bắt đầu nhận ra điều đó sau một thời gian”.

Về phần mình, ông Powell đã thể hiện sự tin tưởng rằng ông không thể bị sa thải trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch Fed kéo dài 4 năm của ông kết thúc vào tháng 5/2026. Bất kỳ nỗ lực nào của ông Trump nhằm sa thải ông đều có thể dẫn tới một “cuộc đấu” lịch sử tại Tòa án Tối cao Mỹ.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa John Kennedy ngày 20/4 nói ông không cho rằng Tổng thống có quyền sa thải Chủ tịch Fed. “Fed phải độc lập. Theo tôi được biết, ông Powell là một người mạnh mẽ. Ông ấy sẽ làm những gì mà ông ấy cho là đúng. Ông ấy sẽ không để lịch sử nêu tên mình với tư cách là vị chủ tịch Fed để cho lạm phát tăng mất kiểm soát”, ông Kennedy nhận định.

-An Huy

]]>TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng trong quý 1/2025Tiền gửi tiết kiệm d#226;n cư tại TP. Hồ Ch#237; Minh đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng trong qu#253; 1/2025, tăng gần 12% so với c#249;ng kỳ, cho thấy niềm tin v#224;o ch#237;nh s#225;ch tiền tệ v#224; ưu thế ổn định của k#234;nh tiết kiệm giữa bối cảnh đầu tư biến động…Tue, 22 Apr 2025 03:30:08 GMT/tp-ho-chi-minh-tien-gui-tiet-kiem-dan-cu-dat-hon-1-5-trieu-ty-dong-trong-quy-1-2025.htm/tp-ho-chi-minh-tien-gui-tiet-kiem-dan-cu-dat-hon-1-5-trieu-ty-dong-trong-quy-1-2025.htmTài chínhTiền gửi tiết kiệm dân cư tại TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng trong quý 1/2025, tăng gần 12% so với cùng kỳ, cho thấy niềm tin vào chính sách tiền tệ và ưu thế ổn định của kênh tiết kiệm giữa bối cảnh đầu tư biến động…

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực II, đến cuối tháng 3/2025, tổng tiền gửi tiết kiệm dân cư tại TP. Hồ Chí Minh đạt 1.516 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,2% trong tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tăng 4,54% so với cuối năm 2024 và tăng 11,95% so với cùng kỳ năm 2024.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực II, cho biết tiền gửi tiết kiệm dân cư duy trì tốc độ tăng trưởng qua từng tháng trong 3 tháng đầu năm nay. Đây là bộ phận tiền gửi gắn với bản chất tiết kiệm, tích lũy của người dân, lấy lãi để phục vụ đời sống tiêu dùng của người dân.

“Việc duy trì tốc độ tăng trưởng của bộ phận tiền gửi này có ý nghĩa quan trọng và phản ánh hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, thể hiện dưới các góc khác nhau”, ông Lệnh cho biết.

Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2025, tiền gửi tiết kiệm dân cư duy trì tốc độ tăng trưởng dương, tháng sau cao hơn tháng trước; trong đó: tháng 1/2025 tăng 1,65%; tháng 2/2025 tăng 1,35% và tháng 3/2025 tăng 1,54%.

Đồng thời, cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng và lãi suất tiếp tục phát huy hiệu quả. Sự ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng và chính sách lãi suất tốt chính là yếu tố quan trọng, cốt lõi thu hút và phát huy bộ phận tiền gửi này, một hình thức tiền gửi đặc trưng gắn với truyền thống của người dân, với tính ổn định cao.

“Điều này cũng đã phản ánh niềm tin chính sách, niềm tin vào hệ thống ngân hàng trong suốt quá trình phát triển của kinh tế xã hội đất nước”, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực II nhận định.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ tiền gửi ngân hàng nói chung và dịch vụ tiền gửi tiết kiệm dân cư nói riêng ngày càng cao. Nhìn ở góc độ gửi tiền tiết kiệm, ngoài việc nhận lãi, nhận thu nhập, người dân gửi tiền còn nhận được nhiều lợi ích có liên quan khác về cung cấp sản phẩm dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ tín dụng; dịch vụ thẻ ngân hàng…

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại đã tạo ra nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đa dạng, lợi ích và linh hoạt, giúp cho người gửi tiền thuận lợi trong giao dịch, trong gửi và rút tiền, với kỳ hạn và số tiền gửi linh hoạt; tiện ích và tính phổ thông của hình thức tiền gửi tiết kiệm giúp mọi người dân đều có thể tiết kiệm và tích lũy số tiền nhỏ nhất của mình thông qua sử dụng dịch vụ ngân hàng số.

“Nếu đặt trong mối liên hệ với các kênh đầu tư khác thì gửi tiền tiết kiệm ngân hàng vừa an toàn, vừa hiệu quả, lợi ích mang lại là tối đa nhưng rủi ro là thấp nhất. Trong khi đó, không phải đầu tư nhiều vào việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn như các hình thức đầu tư khác như đầu tư kinh doanh trên thị trường chứng khoán, bất động sản; vàng,… những hình thức đầu tư có mức độ biến động rất cao, tiềm ẩn rủi ro cao, đòi hỏi nhà đầu tư cần phải có kiến thức, mang tính chuyên nghiệp và có sự phân tích đánh giá để “chọn mặt gửi vàng” mới mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư”, ông Lệnh phân tích.

Ở góc độ vĩ mô, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực II cho rằng việc tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư không chỉ phản ánh và hội tụ những yếu tố về cơ chế chính sách; về lợi ích và chất lượng dịch vụ ngân hàng mà còn phản ánh niềm tin, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và trên hết phát huy vai trò truyền thống nhưng vẫn khoa học như: tiết kiệm và tiêu dùng, tích lũy và đầu tư. Giá trị truyền thống “ ích nước, lợi nhà” của hình thức tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngân hàng luôn thể hiện tính hiệu quả rất cao.

-Minh Huy

]]>Giá vàng tăng “bung nóc”, vượt 3.400 USD/oz khi đồng USD rớt xuống đáy 3 nămTrong một m#244;i trường nhiều bất ổn như hiện nay, gi#225; v#224;ng đồng thời hưởng lợi từ nhu cầu ph#242;ng ngừa rủi ro v#224; sự suy giảm niềm tin v#224;o nền kinh tế Mỹ cũng như c#225;c t#224;i sản Mỹ...Tue, 22 Apr 2025 01:33:00 GMT/gia-vang-tang-bung-noc-vuot-3-400-usd-oz-khi-dong-usd-rot-xuong-day-3-nam.htm/gia-vang-tang-bung-noc-vuot-3-400-usd-oz-khi-dong-usd-rot-xuong-day-3-nam.htmThế giớiTrong một môi trường nhiều bất ổn như hiện nay, giá vàng đồng thời hưởng lợi từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro và sự suy giảm niềm tin vào nền kinh tế Mỹ cũng như các tài sản Mỹ...

Giá vàng thế giới duy trì xung lực tăng khó cản trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (21/4), vượt qua một ngưỡng tâm lý quan trọng nữa là mốc 3.400 USD/oz. Thị trường kim loại quý được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích và đàm phán thương mại chưa có dấu hiệu tiến triển.

Chưa kể, việc đồng USD lập đáy mới của 3 năm cũng “tiếp lửa” cho cơn sốt giá vàng.

Lúc đóng cửa tại thị trường Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 97,4 USD/oz so với mức chốt của tuần trước, tương đương tăng hơn 2,9%, chốt ở mức 3.426,4 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Trên sàn COMEX, giá vàng giao sau cũng tăng hơn 2,9%, chốt phiên ở mức 3.425,3 USD/oz.

Trong phiên châu Á sáng nay (22/4), giá vàng giao ngay có lúc lập kỷ lục mới của mọi thời đại ở mức 3.438 USD/oz. Lúc gần 8h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao dịch ở mức 3.426,6 USD/oz, tăng 0,2 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ.

Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương khoảng 107,6 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm trên, website của Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 25.670 đồng (mua vào) và 26.060 đồng (bán ra).

Nhu cầu nắm giữ vàng như một “hầm trú ẩn” tiếp tục tăng cao trong phiên đầu tuần, khi ông Trump một lần nữa tấn công Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social nói rằng nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc trừ phi ông Powell hạ lãi suất ngay lập tức. Trong bài đăng này, ông Trump gọi ông Powell là “quý ông quá chậm chạm”, “kẻ thất bại”. Mới tuần trước, ông Trump cũng kêu gọi Fed hạ lãi suất, thậm chí phát tín hiệu muốn sa thải ông Powell - một nước đi mà cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hasset hôm thứ Sáu nói rằng ê-kip của Tổng thống đang nghiên cứu.

Những phát ngôn này từ phía chính quyền khiến nhà đầu tư lo lắng về sự độc lập của Fed trong hoạch định chính sách tiền tệ và về triển vọng của các tài sản Mỹ. Chứng khoán Mỹ đã bán tháo trong phiên này, với chỉ số Dow Jones có lúc “bốc hơi” hơn 1.000 điểm.

Đồng USD cũng bị bán mạnh, khiến chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác trượt xuống mức 98,28 điểm, giảm 1,1% so với mức chốt của tuần trước, thấp nhất kể từ tháng 3/2022. Từ đầu năm, Dollar Index đã giảm hơn 9% - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Sáng nay, chỉ số này hồi phục, có thời điểm vượt 98,5 điểm.

Đàm phán thương mại giữa Mỹ với các đối tác dường như đang “dậm chân tại chỗ” và điều này cũng khiến nhà đầu tư lo lắng. Căng thẳng vẫn ở mức cao khi Trung Quốc cảnh báo các quốc gia không nên ký một thỏa thuận với Mỹ mà gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 5 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 5 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Trong một môi trường nhiều bất ổn như hiện nay, giá vàng đồng thời hưởng lợi từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro và sự suy giảm niềm tin vào nền kinh tế Mỹ cũng như các tài sản Mỹ. Nhìn trong dài hạn hơn, giá vàng được nâng đỡ bởi nhu cầu mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương và xu hướng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.

Giá vàng đã tăng khoảng 30% từ đầu năm đến nay, trong đó tăng khoảng 8% kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4. Ngân hàng Citibank dự báo giá vàng sẽ vượt 3.500 USD/oz trong 3 tháng tới do nhu cầu đầu tư vàng vượt nguồn cung từ hoạt động khai mỏ.

“Chúng tôi cho rằng mối lo liên quan tới thuế quan Mỹ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục kết hợp với nhu cầu mạnh của các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư tổ chức khác”, nhóm phân tích của Citibank viết trong một báo cáo.

Trao đổi với trang Kitco News, ông Christopher Vecchio - trưởng bộ phận thị trường tương lai và ngoại hối của trang Tastylive.com -  cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng USD. Nhiều khả năng USD sẽ không sớm mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ, nhưng ông Vecchio nhận định các chính sách thương mại thất thường của ông Trump đã làm giảm vị thế của các tài sản Mỹ trên thị trường toàn cầu, trong đó có USD. “Không có loại tiền tệ nào khác có thể lấp đầy vị trí tiền tệ dự trữ của đồng USD, vì vậy nhà đầu tư đang mắc kẹt với đồng USD, nhưng họ sẽ cần thứ gì đó khác. Và thứ gì đó khác đó chính là vàng”, ông Vecchio nói.

Trong bối cảnh này, ông Vecchio cho biết ông tiếp tục coi bất kỳ sự sụt giảm nào của vàng cũng là cơ hội mua.

“Tuy nhiên, với giá vàng đang ở trong trạng thái mua quá nhiều (overbought), một đợt điều chỉnh kỹ thuật có thể sắp xảy ra trước khi vàng có thể tăng giá lên mức cao hơn”, nhà phân tích cấp cao Lukman Otunuga của công ty FXTM nhận xét.

Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust không có động thái mua - bán ròng nào trong phiên ngày thứ Hai, giữ nguyên khối lượng nắm giữ ở mức 952,3 tấn vàng.

-Điệp Vũ

]]>Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025Bộ T#224;i ch#237;nh cho biết lũy kế 3 th#225;ng đầu năm, thu ng#226;n s#225;ch nh#224; nước đạt 721,3 ngh#236;n tỷ đồng, bằng 36,7% dự to#225;n; tổng chi ước đạt đạt 428,2 ngh#236;n tỷ đồng, bằng 16,8% dự to#225;n. Nhờ đ#243;, ng#226;n s#225;ch thặng dư gần 300 ngh#236;n tỷ đồng...Tue, 22 Apr 2025 00:26:00 GMT/ngan-sach-thang-du-300-nghin-ty-dong-trong-quy-1-2025.htm/ngan-sach-thang-du-300-nghin-ty-dong-trong-quy-1-2025.htmTài chínhBộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt đạt 428,2 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng...

Bộ Tài chính vừa công bố thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước; phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2025.

Theo đó, thu ngân sách nhà nước tháng 3/2025 đạt 189,7 nghìn tỷ đồng, bằng 9,6% dự toán, đến từ 3 nguồn chính: 161,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn thu nội địa; thu từ dầu thô đạt 4,5 nghìn tỷ đồng và thu từ cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 24 nghìn tỷ đồng. So với kết quả tháng 2/2025, các con số này lần lượt 98%, 93,8% và 98,4%.

Luỹ kế quý 1/2025: (i) thu nội địa ước đạt 646,3 nghìn tỷ đồng, bằng 38,7% dự toán, tăng 34,5% so cùng kỳ năm 2024; (ii) thu từ dầu thô đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, bằng 25% dự toán, giảm 15,3% so cùng kỳ năm 2024; (iii) thu từ cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 61,6 nghìn tỷ đồng, bằng 26,2% dự toán, xấp xỉ so cùng kỳ năm 2024.

Cập nhật số liệu thu trên Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), tính đến hết ngày 15/4/2025, tổng nguồn thu ngân sách đạt 801,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,77% dự toán; trong đó: thu ngân sách trung ương đạt 407,2 nghìn tỷ đồng và thu ngân sách địa phương đạt 394,7 nghìn tỷ đồng

 

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toántăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024. Trong khi đó, tổng chi ước đạt 428,2 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toántăng 11,6% so cùng kỳ năm 2024. Như vậy, tiến độ thu ngân sách theo dự toán nhanh gần gấp đôi tiến độ chi nên cân đối ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

(Theo Bộ Tài chính)

Trong tháng 3/2025, chi ngân sách đạt 148,1 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi ngân sách quý I/2025 đạt 428,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so cùng kỳ năm 2024.

Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 78,7 nghìn tỷ đồng, bằng 10% dự toán Quốc hội quyết định với tỷ lệ giải ngân đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi đạt 29,5% dự toán và chi thường xuyên đạt 20,2% dự toán.

Bên cạnh đó, chi từ dự phòng ngân sách trung ương đạt 903,5 tỷ đồng; trong đó: 802,8 tỷ đồng chi bổ sung cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường và 100,7 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương phòng chống dịch, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Bộ Tài chính cho biết cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Trong tháng 3/2025, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện phát hành 110,4 nghìn tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 10,83 năm, lãi suất bình quân 2,91%/năm.

Tiến độ chi ngacirc;n saacute;ch nhagrave; nước trong quyacute; I/2025 (% so kế hoạch năm 2025)Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tagrave;i chiacute;nh
Tiến độ chi ngân sách nhà nước trong quý I/2025 (% so kế hoạch năm 2025)
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tài chính

Về tình hình phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, tính đến hết ngày 31/3/2025, các bộ, cơ quan và địa phương đã phân bổ 770,3 nghìn tỷ đồng, đạt 93,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương là 328 nghìn tỷ đồng (đạt 93,7% kế hoạch) và vốn ngân sách địa phương là 442,3 nghìn tỷ đồng (đạt 93% kế hoạch).

Ở chiều ngược lại, số vốn chưa phân bổ chi tiết là 55,6 nghìn tỷ đồng (bằng 6,7% kế hoạch), bao gồm: vốn ngân sách trung ương là 22,2 nghìn tỷ đồng của 18 bộ, cơ quan và 23 địa phương; vốn cân đối ngân sách địa phương là 33,4 nghìn tỷ đồng của 24 địa phương.

Tiến độ phacirc;n bổ vagrave; giải ngacirc;n vốn đầu tư cocirc;ng quyacute; 1/2025 (Đơn vị: Nghigrave;n tỷ đồng) Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tagrave;i chiacute;nh.
Tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công quý 1/2025 (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng) Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tài chính.

Trong quý 1/2025, các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân được 78,7 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 9,53% kế hoạch. Trong đó, giải ngân vốn ngân sách trung ương đạt 9,7% kế hoạch với 33,96 nghìn tỷ đồng và giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt 9,41% với 44,75 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn đầu tư công giải ngân vẫn thấp hơn 12,27% so với cùng kỳ năm 2024.

Đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã giao 30,4 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương năm 2025, bao gồm 22 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển và 8,4 nghìn tỷ đồng cho vốn sự nghiệp. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2025, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết khoảng 21,1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư, đạt 95,9% kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư khoảng 4,8 nghìn tỷ đồng, đạt 15,2% kế hoạch.

-Phương Linh

]]>PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý 1/2025Kết th#250;c qu#253; 1 năm 2025, t#236;nh h#236;nh kinh doanh của Ng#226;n h#224;ng TMCP Thịnh vượng v#224; Ph#225;t triển (PGBank) cải thiện đ#225;ng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động t#237;n dụng v#224; thu nhập ngo#224;i l#227;i chuyển biến t#237;ch cực, đảo chiều so với c#249;ng kỳ năm trước...Mon, 21 Apr 2025 08:18:13 GMT/pgbank-giu-vung-da-tang-truong-trong-quy-1-2025.htm/pgbank-giu-vung-da-tang-truong-trong-quy-1-2025.htmTài chínhKết thúc quý 1 năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước...

PGBank vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2025. Tính đến 31/3/2025, tổng tài sản của PGBank đạt 74.890 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ (58.763 tỷ đồng), và tăng 2,5% so với cuối năm 2024 (73.015 tỷ đồng).

Huy động vốn thị trường 1 tăng trưởng ổn định, đạt 46.717 tỷ đồng, tăng 25 % so với cùng kỳ (37.244 tỷ đồng), trong khi dư nợ tín dụng đạt 45.347 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ (35.186 tỷ đồng), phản ánh sự linh hoạt trong điều hành tín dụng phù hợp định hướng Ngân hàng Nhà nước của PGBank.

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng trưởng tích cực 34,4%, đạt 505,7 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 242,5 tỷ đồng, tăng mạnh 53,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 95,9 tỷ đồng, hoàn thành 13,4% kế hoạch tạm giao năm nay. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 2,09%, tiếp tục duy trì ở ngưỡng an toàn.

Về cơ cấu thu nhập hoạt động, thu nhập lãi thuần của PGBank tăng 21,4% cùng kỳ, tương ứng tăng 80,7 tỷ đồng, đạt 458,3 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều năm qua, nhờ ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng và đa dạng hóa nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đến 90,6% tổng thu nhập của ngân hàng.

Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi trong quý cũng ghi nhận chuyển biến tích cực, do tăng trưởng cao từ hoạt động dịch vụ, đầu tư chứng khoán, ngoại hối, và kinh doanh khác.

Những kết quả tích cực trong quý 1/2025 là kết quả của nỗ lực xây dựng nền tảng, củng cố nội lực, phát triển đội ngũ, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các dự án chuyển đổi số để gia tăng hiệu quả hoạt động, tiết giảm chi phí và góp phần tạo động lực phát triển PGBank vững mạnh.

-Ngọc Thoa

]]>Lo vỡ kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Bộ T#224;i ch#237;nh cho biết theo kế hoạch đ#227; được c#225;c cấp c#243; thẩm quyền ph#234; duyệt, giai đoạn 2023-2025 phải thực hiện cố phần ho#225; 30 doanh nghiệp nh#224; nước nhưng đến nay con số n#224;y l#224; 0...Mon, 21 Apr 2025 07:08:39 GMT/lo-vo-ke-hoach-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc.htm/lo-vo-ke-hoach-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc.htmTài chínhBộ Tài chính cho biết theo kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, giai đoạn 2023-2025 phải thực hiện cố phần hoá 30 doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay con số này là 0...

Bộ Tài chính vừa có báo cáo cập nhật tình hình cổ phần hóa, thoái vốn; đồng thời, thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, xây dựng kịch bản sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đến quý 1/2025. 

 

Bộ Tài chính cho biết theo kế hoạch, giai đoạn 2023-2025 phải thực hiện cổ phần hóa 30 doanh nghiệp, dự kiến thu về 36.823 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong các năm 2023, 2024 và quý I/2025 chưa thực hiện cổ phần hóa được doanh nghiệp nào.

Như vậy, muốn đạt được mục tiêu đặt ra thì trong 9 tháng còn lại năm 2025 phải triển khai cổ phần hóa 30 doanh nghiệp. 

Từ ngày 1/3/2025, Bộ Tài chính tiếp nhận 18 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính làm cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Trong tháng 3, với vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính đã có các văn bản đề nghị 23 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng không thấp hơn năm 2024 và tăng từ 8% trở lên so với năm 2024; trong đó, tối thiểu chỉ tiêu sản lượng doanh thu kế hoạch năm 2025 của công ty mẹ và hợp nhất đạt mức tăng trưởng không thấp hơn 8%. Đây cũng là các chỉ tiêu đóng góp chính vào tính toán GDP.

Mặc dù được kỳ vọng sẽ trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo nhưng trong 3 tháng đầu năm, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang "hụt hơi" so với hai khu vực còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân, xét trên khía cạnh đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết trong quý 1/2025, thu ngân sách từ ba khu vực kinh tế (chiếm khoảng 49,3% dự toán thu nội địa) đạt 317,1 nghìn tỷ đồng, bằng 38,5% dự toán, tăng 20,4% so cùng kỳ năm 2024.

Trong đó, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,2% dự toán, tăng 19,9% so cùng kỳ năm 2024; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 45,1% dự toán, tăng 36% so cùng kỳ năm 2024; riêng thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 28,9% dự toán nhưng giảm 7,6% so cùng kỳ năm 2024.

-Tùng Thư

]]>Nâng giá vốn, mua hóa đơn khống, gây thất thoát thuế hơn 156 tỷ đồngTừ năm 2018-2023, nh#243;m 26 C#244;ng ty thuộc hệ thống Tập đo#224;n Tuấn #194;n đ#227; hạch to#225;n tr#234;n sổ nội bộ excel với lợi nhuận để ngo#224;i sổ kế to#225;n thuế 544 tỷ đồng, g#226;y thiệt hại về thuế 156 tỷ đồng, trong đ#243; thuế gi#225; trị gia tăng l#224; hơn 48 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp l#224; hơn 107,7 tỷ đồng...Mon, 21 Apr 2025 04:58:01 GMT/nang-gia-von-mua-hoa-don-khong-gay-that-thoat-thue-hon-156-ty-dong.htm/nang-gia-von-mua-hoa-don-khong-gay-that-thoat-thue-hon-156-ty-dong.htmDân sinhTừ năm 2018-2023, nhóm 26 Công ty thuộc hệ thống Tập đoàn Tuấn Ân đã hạch toán trên sổ nội bộ excel với lợi nhuận để ngoài sổ kế toán thuế 544 tỷ đồng, gây thiệt hại về thuế 156 tỷ đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng là hơn 48 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 107,7 tỷ đồng...

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân về tội Đưa hối lộ hơn 9,4 tỷ đồng và tội Vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại hơn 156 tỷ đồng.

THỦ ĐOẠN TINH VI ĐỂ TIỀN NGOÀI SỔ SÁCH 

Theo kết quả điều tra, Tập đoàn Tuấn Ân gồm 26 công ty thành viên, hoạt động theo chuỗi sản xuất, phân phối, kinh doanh. Công ty Tuấn Ân Long An, Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân là các thành viên thuộc Tập đoàn Tuấn Ân. Quá trình đấu thầu, cung cấp hàng hóa, Huỳnh Tuấn Ân đã chỉ đạo các công ty thành viên thực hiện phương thức, thủ đoạn nâng giá. Theo đó, giá vốn các mặt hàng được ấn định cộng thêm 10% lợi nhuận.

Trước khi bán cho Công ty Điện lực Bình Thuận và các khách hàng khác, Công ty Tuấn Ân Long An phải bán qua đại lý của Tập đoàn Tuấn Ân và được kê giá tiếp từ 20% đến 40%.

Sau đó, đại lý bán cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân bằng giá mua của Công ty Tuấn Ân Long An. Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân bán cho Điện lực Bình Thuận theo giá trúng thầu.

Từ việc kê giá theo phương thức, thủ đoạn nêu trên, Tập đoàn Tuấn Ân thu được một khoản lợi nhuận rất cao đối với các mặt hàng do công ty sản xuất, trung bình hơn 40%, riêng 26 gói thầu tại Điện lực Bình Thuận, lợi nhuận 45%. Nếu hạch toán đầy đủ vào sổ kế toán thuế, Tập đoàn Tuấn Ân sẽ chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp rất lớn.

Để che giấu lợi nhuận thực tế, ông Ân tự thiết lập phần mềm kế toán nội bộ gồm chạy song song với phần mềm kế toán Misa. Ông Ân chỉ đạo cấp dưới tại Công ty Tuấn Ân Long An mua 1.163 hóa đơn khống của 11 công ty cung cấp nguyên liệu sản xuất để hợp thức việc kê giá với chi phí mua hóa đơn là hơn 32 tỷ đồng.

Đồng thời, ông Ân chỉ đạo các nhân sự quản lý ở Tập đoàn, kế toán trưởng ở 26 công ty thành viên hạch toán 2 hệ thống sổ kế toán với mục đích mua khống nguyên liệu đầu vào để tăng chi phí, giảm thuế phải nộp.

Trong đó, sổ kế toán thuế hạch toán trên phần mềm kế toán Misa để báo cáo cơ quan thuế, là sổ kế toán được lập, hạch toán đầy đủ về hình thức theo quy định. Nhưng thực tế, các bị can sử dụng 1.163 hóa đơn để tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận, giảm thuế phải nộp.

Sổ kế toán nội bộ hạch toán trên phần mềm Excel do ông Ân tự viết và thiết lập bao gồm 7 file Excel phản ánh tất cả các hoạt động thực thu, thực chi, doanh thu, chi phí và lợi nhuận thực tế phát sinh của Tập đoàn Tuấn Ân và các Công ty thành viên.

 

Quá trình điều tra, ông Ân khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án là hơn 205 tỷ đồng.

Toàn bộ lợi nhuận nội bộ của các Công ty được chuyển về Công ty Tuấn Ân Long An, sau đó hợp thức bằng việc cho vay nội bộ, trả tiền vay của cán bộ công nhân viên khi tăng vốn điều lệ, mua nguyên vật liệu, thanh toán các hợp đồng tư vấn... để rút ra nhập quỹ Tập đoàn Tuấn Ân.

Với việc lập 2 sổ kế toán nên trên, từ năm 2018-2023, nhóm 26 Công ty thuộc hệ thống Tập đoàn Tuấn Ân đã hạch toán trên sổ nội bộ excel với lợi nhuận để ngoài sổ kế toán thuế 544 tỷ đồng, gây thiệt hại về thuế 156 tỷ đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng là hơn 48 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 107,7 tỷ đồng.

Theo cơ quan điều tra, ông Ân và 3 bị can khác có dấu hiệu của tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”.

Tuy nhiên, các bị can này bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là tội danh mang tính tổng hợp, bao trùm cả hành vi mua hóa đơn (mục đích mua bán hóa đơn để làm tăng chi phí, phục vụ việc bỏ ngoài sổ kế toán thuế lợi nhuận thực tế). Do đó, cơ quan điều tra không khởi tố các bị can này về tội In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn.

NHIỀU GIÁM ĐỐC HƯỞNG LỢI TIỀN TỶ

Theo kết luận điều tra, ông Ân đã chỉ đạo các cá nhân tại Công ty Tuấn Ân Long An mua 1.173 hóa đơn khống của 11 công ty cung cấp mặt hàng nguyên liệu sản xuất với trị giá hơn 544 tỷ đồng.

Để hợp thức, các công ty bán hóa đơn khống phải chuyển tiền cho Công ty Tuấn Ân Long An bằng cách nộp tiền mặt cho kế toán/trưởng ban tài chính hoặc chuyển tiền vào tài khoản Huỳnh Thị Yến Phương. Phí mua hóa đơn là hơn 32 tỷ đồng.

Các giám đốc bán hóa đơn khống cho Công ty Tuấn Ân Long An hưởng lợi từ vài trăm – hàng tỷ đồng.

Cụ thể, bà Võ Thị Bích Thủy, phó giám đốc Công ty Tiến Tiến Đông xuất khống 189 hóa đơn bán hàng, hưởng lợi hơn 3,1 tỷ đồng. Còn giám đốc Công ty Duy Khang 68 Trần Minh Vũ xuất khống 89 hóa đơn, hưởng lợi hơn 6,7 tỷ đồng.

 Tương tự, bà Trương Thị Mỹ Thuận, giám đốc DNTN Hoa Mỹ xuất khống 245 hóa đơn, hưởng lợi hơn 6,9 tỷ đồng; Lê Thị Phương Thảo, giám đốc Công ty Tấn Thuận xuất khống 181 hóa đơn, hưởng lợi hơn 8,7 tỷ đồng…

Một số bị can còn lại hưởng lợi từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Nhóm bị can này bị đề nghị truy tố tội In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.

KIẾN NGHỊ XEM XÉT TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ

Trong vụ án này, Bộ Công an kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Thuế tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có biến động bất thường về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Mặt khác, chỉ đạo Chi cục thuế khu vực II, Chi cục thuế khu vực XVII rà soát, xem xét trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra thuế đối với Tập đoàn Tuấn Ân và các công ty thành viên.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý hóa đơn điện tử; xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống phân tích thông tin nhằm kịp thời phát hiện các hành vi mua bán hóa đơn trái phép, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

-Đỗ Mến

]]>Giá vàng phục hồi sau phiên giảm sốcTrong phi#234;n s#225;ng 21/4, c#225;c đơn vị kinh doanh tăng gi#225; v#224;ng miếng từ 3 – 4 triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua v#224; b#225;n sau khi giảm mạnh gần 8 triệu đồng trong phi#234;n cuối tuần trước(19/4). Gi#225; v#224;ng miếng giao dịch phổ biến ở mức 116 triệu – 118 triệu đồng mỗi lượng...Mon, 21 Apr 2025 04:37:36 GMT/gia-vang-phuc-hoi-sau-phien-giam-soc.htm/gia-vang-phuc-hoi-sau-phien-giam-soc.htmTài chínhTrong phiên sáng 21/4, các đơn vị kinh doanh tăng giá vàng miếng từ 3 – 4 triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua và bán sau khi giảm mạnh gần 8 triệu đồng trong phiên cuối tuần trước(19/4). Giá vàng miếng giao dịch phổ biến ở mức 116 triệu – 118 triệu đồng mỗi lượng...

Sau phiên điều chỉnh giảm sốc vào cuối tuần trước (19/4), mở cửa phiên giao dịch sáng nay (21/4), diễn biến tăng diễn ra đồng loạt tại các hệ thống lớn như Bảo Tín Minh Châu, Bảo Tín Mạnh Hải, DOJI, SJC, Phú Quý, Mi Hồng và Ngọc Thẩm. So với chốt phiên ngày 19/4, mức tăng phổ biến của vàng miếng trong khoảng từ 3- 4 triệu đồng/lượng.

Cập nhật lúc 10h ngày 21/4, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 116 triệu đồng/lượng mua vào và 118 triệu đồng/lượng bán ra; tăng 4 triệu đồng đối với chiều mua và chiều bán so với chốt phiên cuối tuần trước (19/4). Nhiều thương hiệu lớn khác như PNJ, DOJI và Bảo Tín Minh Châu đều niêm yết giá vàng miếng nương theo công ty SJC, giao dịch mua, bán tại 116 triệu đồng – 118 triệu đồng mỗi lượng.

Biên độ giá mua/bán 116 triệu – 117,95 triệu đồng/lượng được niêm yết tại Bảo Tín Mạnh Hải, tăng 3,9 triệu đồng đối với chiều mua và 3,95 triệu đồng đối với chiều bán. 

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng miếng mua vào ở mức 115 triệu đồng và bán ra 117,5 triệu đồng/lượng, tăng 4,5 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 3,5 triệu đồng đối với chiều bán.

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá vàng miếng niêm tại Ngọc Thẩm cao hơn so với mặt bằng chung. Tính đến 10h ngày 21/4, giá mua vàng miếng niêm yết ở mức 112 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 120 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng tăng 6 triệu đồng đối với chiều mua trong khi chiều bán tăng 7 triệu đồng/lượng.  

Trong khi đó, tại Mi Hồng, giá mua vào vàng miếng tăng 5 triệu đồng đối với chiều mua, niêm yết ở mức 116 triệu đồng, trong khi chiều bán tăng 3,5 triệu đồng, giá bán ra là 117 triệu đồng mỗi lượng.

Giaacute; vagrave;ng miếng tại caacute;c doanh nghiệp trong saacute;ng 21/4Nguồn: VnEconomy cập nhật từ caacute;c doanh nghiệp
Giá vàng miếng tại các doanh nghiệp trong sáng 21/4
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ các doanh nghiệp

Trên thị trường vàng nhẫn, mở cửa phiên giao dịch sáng 21/4, có những thương hiệu điều chỉnh  giá vàng nhẫn “4 số 9” tăng mạnh 2,15 đến 5,5 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và 1,5 đến 5,5 triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên 19/4.

Cập nhật đến 10h ngày 21/4, tại Công ty SJC vẫn duy trì giá mua vàng nhẫn niêm yết ở mức 112 triệu đồng/lượng và giá bán là 115 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 1,5 triệu đồng đối với chiều bán so với phiên 19/4.

Biên độ giá mua/bán 113,5 triệu đồng – 117 triệu đồng/lượng được niêm yết tại DOJI, tăng 4 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 3,5 triệu đồng đối với chiều bán.

PNJ niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 112 triệu đồng – 115,6 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). So với giá chốt phiên 19/4, giá vàng nhẫn tại thương hiệu này tăng 2,5 triệu đồng mỗi lượng đối với chiều mua trong khi chiều bán tăng 2,1 triệu đồng mỗi lượng.  

Giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu tăng 3,7 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 4 triệu đồng đối với chiều bán so với phiên 19/4. Cập nhật lúc 10h ngày 21/4, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 114,5 triệu đồng – 118 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Mạnh Hải là thương hiệu ghi nhận mức điều chỉnh khiêm tốn nhất trên thị trường khi giá mua vào tăng 2,15 triệu đồng và giá bán ra tăng 3 triệu đồng, niêm yết giá vàng nhẫn tại 113,55 triệu đồng – 117 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Giá vàng nhẫn tại Phú Quý niêm yết ở mức 113 triệu đồng – 116,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 3,5 triệu đồng đối với chiều mua và 3 triệu đồng đối với chiều bán.

Checirc;nh lệch giaacute; mua baacute;n vagrave;ng nhẫn tại caacute;c thương hiệu trong phiecirc;n 21/4 so với 19/4Nguồn: VnEconomy tiacute;nh toaacute;n từ giaacute; vagrave;ng magrave; caacute;c cocirc;ng ty niecirc;m yết.
Chênh lệch giá mua bán vàng nhẫn tại các thương hiệu trong phiên 21/4 so với 19/4
Nguồn: VnEconomy tính toán từ giá vàng mà các công ty niêm yết.

Tại khu vực phía Nam, mở cửa phiên sáng, Mi Hồng vẫn giữ nguyên giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 108,5 triệu đồng – 111 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Chỉ trong vòng 2 tiếng mở cửa, giá vàng nhẫn ghi nhận 3 nhịp điều chỉnh tăng liên tiếp. Tính đến 10h ngày 21/4, thương hiệu này niêm yết ở vàng nhẫn ở mức 113 triệu đồng – 115 triệu đồng mỗi lượng, tăng 4,5 triệu đồng ở chiều mua và tăng 4 triệu đồng ở chiều bán.

Ngọc Thẩm vẫn là thương hiệu ghi nhận giá giao dịch thấp nhất trên thị trường. Cụ thể, giá mua vào niêm yết ở mức 107 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 113 triệu đồng/lượng. So với giá chốt phiên 19/4, giá vàng nhẫn tại thương hiệu này tăng 5,5 triệu đồng mỗi lượng đối với chiều mua và chiều bán.

Đáng chú ý, dù là thương hiệu niêm yết giá giao dịch vàng nhẫn thấp nhất thị trường nhưng Ngọc Thẩm ghi nhận biên độ chênh lệch giá mua/bán cao nhất, ở mức 6 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường New York, giá vàng giao ngay bật tăng hơn 1,7% so với giá chốt phiên cuối tuần trước (19/4), tương đương với mức tăng 58 USD/oz. Cập nhật lúc 10h ngày 21/4, giá vàng thế giới tiến lên mốc 3384,4 USD/oz.

Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới phổ biến ở mức 10,5 triệu đồng mỗi lượng. Tùy từng thương hiệu, giá vàng nhẫn “4 số 9” cao hơn giá vàng thế giới từ 7,5 triệu đồng – 10,5 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, chênh lệch giữa giá vàng nhẫn tại các thương hiệu ở phía Nam và giá thế giới đều thấp hơn gần một nửa so với các thương hiệu kinh doanh ở phía Bắc. Cụ thể, chênh lệch giữa giá vàng nhẫn tại Ngọc Thẩm và giá thế giới chỉ ở mức 5,55 triệu đồng mỗi lượng, tại Mi Hồng là 7,5 triệu đồng mỗi lượng.

-Phương Linh

]]>Sửa hàng loạt quy định chứng khoán để chuẩn bị vận hành hệ thống KRX vào đầu tháng 5Việc ban h#224;nh Th#244;ng tư theo tr#236;nh tự, thủ tục r#250;t gọn l#224; rất cần thiết để kịp thời gian dự kiến vận h#224;nh ch#237;nh thức của Hệ thống KRX v#224;o đầu th#225;ng 5 tới, khi hệ thống n#224;y c#243; nhiều t#237;nh năng mới so với hệ thống hiện tại... Mon, 21 Apr 2025 04:21:00 GMT/sua-hang-loat-quy-dinh-chung-khoan-de-chuan-bi-van-hanh-he-thong-krx-vao-dau-thang-5.htm/sua-hang-loat-quy-dinh-chung-khoan-de-chuan-bi-van-hanh-he-thong-krx-vao-dau-thang-5.htmChứng khoánViệc ban hành Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn là rất cần thiết để kịp thời gian dự kiến vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5 tới, khi hệ thống này có nhiều tính năng mới so với hệ thống hiện tại...

Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC và Thông tư số 96/2020/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC. Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới để hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán diễn ra thông suốt, an toàn, vừa phù hợp với tính năng của Hệ thống KRX, vừa đảm bảo tiêu chí nâng hạng

Dự kiến Thông tư này sẽ sớm được trình Bộ Tài chính để xem xét ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn. Việc ban hành Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn là rất cần thiết để kịp thời gian dự kiến vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5 tới, khi hệ thống này có nhiều tính năng mới so với hệ thống hiện tại.

SẼ THAY ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN

Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trên hệ thống hiện tại, thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán là số hiệu (số đăng ký sở hữu), ngày cấp các loại giấy tờ còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp cho tổ chức, cá nhân sở hữu chứng khoán được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) ghi nhận để xác định, theo dõi và quản lý thông tin người sở hữu chứng khoán trên hệ thống của VSDC.

Tuy nhiên, trên Hệ thống KRX, thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán, nhà đầu tư (SID) là mã số định danh nhà đầu tư gồm 15 ký tự được hệ thống tự sinh cho nhà đầu tư căn cứ trên thông tin số đăng ký sở hữu, ngày cấp số đăng ký sở hữu và loại hình của nhà đầu tư.

Vì thế, để phù hợp với cách xác định thông tin nhận diện người sở hữu, nhà đầu tư của Hệ thống KRX, dự thảo Thông tư mới sẽ bổ sung giải thích từ ngữ "thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán, nhà đầu tư" theo tính năng thiết kế của Hệ thống KRX để thành viên lưu ký, VSDC sử dụng thống nhất trong quá trình xử lý hồ sơ nghiệp vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán.

Cùng với đó, trên hệ thống hiện tại, VSDC đồng thời sử dụng cả hai phương thức văn bản giấy và giao dịch điện tử trên hệ thống kết nối giữa VSDC và thành viên. Trong khi đó, Hệ thống KRX đã phát triển tính năng xử lý qua điện tử cho tất cả các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán.

Chính vì vậy, nhằm khai thác tốt tính năng hệ thống mới cũng như đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số theo chủ trương chung của Chính phủ, dự thảo Thông tư quy định rõ việc gửi nhận chứng từ điện tử, nguyên tắc xử lý hồ sơ nghiệp vụ của thành viên với VSDC phù hợp với tính năng điện tử nghiệp vụ trên hệ thống mới và quy định rõ trách nhiệm của thành viên để đảm bảo tính chính xác trong các thông tin gửi đến VSDC.

Một điểm mới khác là tại hệ thống hiện tại, cổ phiếu lẻ, phần lẻ cổ phần phát sinh do thực hiện quyền trên tài khoản nào sẽ được phân bổ về đúng tài khoản đó. Song trên Hệ thống KRX, trường hợp nhà đầu tư có nhiều tài khoản mở tại nhiều công ty chứng khoán và các tài khoản này đều có cùng một mã chứng khoán thực hiện quyền thì cổ phiếu lẻ, phần lẻ cổ phần phát sinh do thực hiện quyền sẽ được phân bổ về tài khoản chưa lưu ký của nhà đầu tư tại tổ chức phát hành (là tài khoản mặc định được Hệ thống KRX tạo ra cho nhà đầu tư). Theo đó, dự thảo thông tư sẽ sửa đổi, bổ sung quy định về việc phân bổ phần lẻ cổ phần cộng dồn để phù hợp tính năng của hệ thống KRX.

Ngoài ra, về hoạt động chuyển khoản chứng khoán, hệ thống hiện tại cho phép chuyển khoản quyền chưa được thực hiện giữa các tài khoản của cùng một nhà đầu tư ngay cả khi nhà đầu tư đã bán toàn bộ chứng khoán. Trong khi đó, Hệ thống KRX chỉ cho phép chuyển khoản quyền khi còn chứng khoán gốc đã phát sinh quyền. Vì thế, dự thảo cũng sẽ sửa đổi, bổ sung quy định chuyển khoản chứng khoán và quyền phát sinh kèm theo (nếu có) để phù hợp với Hệ thống KRX và giải quyết vướng mắc phát sinh thực tiễn.

Đặc biệt, dự thảo cũng sẽ bổ sung thêm trường hợp chuyển quyền sở hữu để xử lý cho giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh (giao dịch Non-Prefunding) khi áp dụng KRX và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi tiền đã sử dụng từ quỹ hỗ trợ thanh toán do Hệ thống KRX không cho phép lùi, hủy đối với các giao dịch thiếu tiền.

HOẠT ĐỘNG BÙ TRỪ THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CÓ NHIỀU ĐIỂM MỚI

Theo Ban soạn thảo, hoạt động bù trừ, thanh toán hiện tại chưa theo Cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BTC, Thông tư số 68/2024/TT-BTC. Theo đó, quy định hiện hành cho phép lùi, hủy thanh toán đối với các giao dịch thiếu tiền thanh toán, chưa có quy định thực hiện vay chứng khoán qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán theo cơ chế khớp lệnh, chưa có quy định loại bỏ thanh toán mặc định từ hệ thống.

Đồng thời, quy định hiện tại cho phép nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khi mua cổ phiếu chỉ phải chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của thành viên lưu ký mở tại ngân hàng thanh toán vào sáng T+2; và không phân chia theo các khu vực thị trường liên quan đến thành viên của VSDC.

Trong khi đó, Hệ thống KRX có các tính năng khác như: không cho phép lùi, hủy thanh toán đối với các giao dịch thiếu tiền thanh toán đã hoàn tất việc sửa lỗi vào ngày T+1, giao dịch thiếu tiền vào ngày T+2; cho phép vay chứng khoán qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán theo cơ chế khớp lệnh để đảm bảo đủ chứng khoán thanh toán; mặc định loại bỏ thanh toán trong một số trường hợp mà hệ thống KRX nhận diện không đủ trường thông tin dữ liệu nhập vào; và có phân chia theo 4 khu vực thị trường, liên quan đến thành viên của VSDC (gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ).

Vì những điểm mới nêu trên nên dự thảo Thông tư mới sẽ sửa đổi giải thích từ ngữ “Khu vực thị trường” để giải thích bao quát thành viên của VSDC do quy định hiện tại chỉ gồm thành viên bù trừ mà chưa có thành viên lưu ký.

Cùng với đó, dự thảo sẽ bổ sung Chương IVa để hướng dẫn hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khi chưa triển khai cơ chế CCP và phù hợp với Hệ thống KRX. Các nội dung tại Chương IVa được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp tại Thông tư số 05/2015/TT-BTC và sửa đổi, bổ sung thêm các quy định mới cho phù hợp tính năng hệ thống KRX và vẫn đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán như đã đề ra tại Thông tư số 68/2024/TT-BTC.

Đối với giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh đang thực hiện theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC sẽ điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với hoạt động xử lý nghiệp vụ của hệ thống KRX và hạn chế thấp nhất sự khác biệt trong áp dụng giao dịch Non-Prefunding so với quy định tại Thông tư số 68/2024/TT-BTC.

Để hạn chế một phần rủi ro trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán sử dụng khoản đóng góp của thành viên lưu ký khác, dự thảo Thông tư quy định VSDC được phong tỏa, bán chứng khoán trên tài khoản tự doanh của thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán, chứng khoán nhận về từ giao dịch thiếu tiền.

Đồng thời, VSDC được yêu cầu ngân hàng thanh toán trích số tiền nhận về từ giao dịch bán chứng khoán trên tài khoản tự doanh của thành viên lưu ký sang tài khoản của quỹ hỗ trợ thanh toán để thu hồi số tiền thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán đã sử dụng từ khoản đóng góp của thành viên lưu ký khác và bù đắp các chi phí phát sinh có liên quan.

Ngoài ra, tăng chế tài xử lý vi phạm như đình chỉ hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán, đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên trong trường hợp thành viên không hoàn trả tiền sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn.

-Thu Minh

]]>Giá vàng tăng dữ dội lên đỉnh mới, chuyên gia nói về 5 yếu tố hỗ trợ quan trọngMột chuy#234;n gia đ#227; n#234;u r#245; 5 yếu tố hỗ trợ quan trọng c#243; thể đưa gi#225; v#224;ng l#234;n tới 4.000-5.000 USD/oz trong v#224;i năm tới...Mon, 21 Apr 2025 01:48:45 GMT/gia-vang-tang-du-doi-len-dinh-moi-chuyen-gia-noi-ve-5-yeu-to-ho-tro-quan-trong.htm/gia-vang-tang-du-doi-len-dinh-moi-chuyen-gia-noi-ve-5-yeu-to-ho-tro-quan-trong.htmThế giớiMột chuyên gia đã nêu rõ 5 yếu tố hỗ trợ quan trọng có thể đưa giá vàng lên tới 4.000-5.000 USD/oz trong vài năm tới...

Giá vàng thế giới sáng nay (21/4) lập kỷ lục mọi thời đại mới khi vừa khởi động tuần giao dịch mới tại thị trường châu Á do nhu cầu phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư còn lớn. Một chuyên gia đã nêu rõ 5 yếu tố hỗ trợ quan trọng có thể đưa giá vàng lên tới 4.000-5.000 USD/oz trong vài năm tới.

Lúc gần 8h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 35,3 USD/oz so với đóng cửa tuần trước tại thị trường New York, tương đương tăng 1,06%, giao dịch ở mức 3.364,3 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, mức giá này tương đương gần 105,9 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm trên, báo giá USD trên website của Vietcombank là 25.730 đồng (mua vào) và 26.120 đồng (bán ra).

Trước đó, có lúc giá vàng vượt 3.370 USD/oz, phá vỡ kỷ lục thiết lập trong phiên ngày thứ Sáu tại Mỹ.

Giá vàng tăng dữ dội khi đồng USD khởi động tuần giao dịch mới trong trạng thái giảm mạnh. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của bạc xanh so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác giảm gần 0,8%, về dưới mức 98,6 điểm, thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.

Ngoài ra, vàng tiếp tục được hỗ trợ bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump. Tuần vừa rồi, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên khởi động đàm phán thương mại với Mỹ nhưng chưa đạt được thỏa thuận nào. Nhiều nội dung thuế quan mà ông Trump đưa ra mới đang được tạm hoãn, và ông còn chủ trương sẽ áp thêm những thuế quan mới.

Trong một cuộc trao đổi gần đây với trang MarketWatch, chiến lược gia Aakash Doshi của công ty State Street Global Advisors nhận định rằng sự bấp bênh từ chính sách thuế quan của ông Trump chỉ là một trong 5 yếu tố hỗ trợ giá vàng ở thời điểm hiện nay. Theo ông Doshi, cũng chính những yếu tố này có thể đưa giá vàng lên mức 4.000 - 5.000 USD/oz trong vài năm tới “trong những điều kiện kinh tế vĩ mô nhất định” như đình lạm đi kèm với sự phi đôla hóa được đẩy mạnh.

Ông nêu rõ, yếu tố đầu tiên trong số 5 yếu tố trên là “phần bù bất định”. Thuế quan đối ứng mà ông Trump công bố hôm 2/4 đặt ra “một sự bất định lớn về kinh tế và vĩ mô đối với các nhà đầu tư vốn dĩ đã phải chật vật ứng phó với tình trạng suy giảm niềm tin tiêu dùng, sự thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) do rủi ro lạm phát cao hơn, và mức độ biến động cao hơn trên thị trường tài chính”.

Yếu tố thứ hai là khả năng “xu hướng phi đôla hóa tăng tốc”. “Chiến tranh thương mại toàn cầu có thể thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng mà ở đó các nền kinh tế rốt cục sẽ mua ít tài sản Mỹ hơn”, ông Doshi phát biểu. “Trong một trật tự thế giới mà chủ nghĩa bảo hộ chiếm ưu thế, các quốc gia có thể ưu tiên việc tăng dự trữ vàng trong nước”, ông nói và cho rằng việc này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mua vàng vì xem vàng là tài sản “có khả năng chứng kiến sự gia tăng nhu cầu từ các chính phủ - đối tượng người mua có khả năng chấp nhận mức giá cao hơn theo thời gian”.

Yếu tố thứ ba là rủi ro xảy ra suy thoái kinh tế hoặc tình trạng đình lạm - những kịch bản kinh tế có lợi cho giá vàng. Kim loại quý này có khuynh hướng tăng giá vượt trội trong những giai đoạn thị trường tài chính căng thẳng, nhất là khi xảy ra tình trạng thận trọng với rủi ro kéo dài.

Khả năng kinh tế Mỹ đình lạm sẽ đặc biệt hỗ trợ nhu cầu vàng vì môi trường “tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát cao và tăng trưởng việc làm yếu” đã chứng tỏ là động lực chính cho đợt tăng giá vàng hồi thập niên 1970 cho tới đầu những năm 1980, “và có thể sẽ đặc biệt có lợi cho giá vàng nếu trở thành hiện thực trong năm 2025/2026”.

Diễn biến giaacute; vagrave;ng thế giới 10 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.
Diễn biến giá vàng thế giới 10 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Yếu tố thứ tư là vàng có thể được sử dụng như một biện pháp “phòng hộ biến động” - theo ông Doshi. Vàng là một “tài sản có mức độ biến dộng thấp thường có vị trí chiến lược trong các danh mục đầu tư nhằm giảm bớt tác động của những đợt bán tháo cổ phiếu”, vị chiến lược gia nói. Ông lưu ý rằng trong tháng 3 và tháng 4 này, vàng đã chứng tỏ được vai trò đó.

Và cuối cùng, giới đầu tư ưa chuộng vàng vì vàng là một tài sản có độ thanh khoản cao trên phạm vi toàn cầu. Nhưng chính yếu tố này cũng có thể đặt ra áp lực giảm giá lên vàng, vì tài sản này dễ bị bán đầu tiên khi nhà đầu tư có nhu cầu huy động tiền mặt hay tái cân bằng danh mục. Trên thực tế, hoạt động bán tháo vàng đã xảy ra khi thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh gần đây. Tuy nhiên, nhu cầu bắt đáy luôn xuất hiện nhanh chóng và đưa giá vàng trở lại xu hướng tăng.

“Thị trường vàng có thể sẽ có những đợt giảm 5-7% nhưng nhìn chung, triển vọng giá vàng vẫn nghiêng về tăng hơn là giảm. Và mỗi lần giá vàng giảm có thể là cơ hội để mua”, ông Doshi nhấn mạnh.

-Điệp Vũ

]]>Nhu cầu phòng hộ tỷ giá tăng mạnh do chiến tranh thuế quanSự bất định từ ch#237;nh s#225;ch thuế quan của #244;ng Trump đ#227; l#224;m gia tăng nhu cầu đối với c#225;c sản phẩm ph#242;ng hộ tỷ gi#225; hối đo#225;i...Sun, 20 Apr 2025 12:58:56 GMT/nhu-cau-phong-ho-ty-gia-tang-manh-do-chien-tranh-thue-quan.htm/nhu-cau-phong-ho-ty-gia-tang-manh-do-chien-tranh-thue-quan.htmThế giớiSự bất định từ chính sách thuế quan của ông Trump đã làm gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá hối đoái...

Các tuyên bố thuế quan khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một nguyên nhân khiến biến động tỷ giá tiền tệ tăng lên mức cao nhất nhiều năm trong thời gian gần đây, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá khi các doanh nghiệp chật vật ứng phó với các pha trồi sụt trên thị trường.

Theo tờ báo Financial Times, tuần vừa rồi, các chỉ số của ngân hàng JPMorgan Chase về biến động tỷ giá tiền tệ nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) và các nền kinh tế mới nổi đã tăng lên mức cao nhất kể từ vụ sụp đổ ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) của Mỹ và ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ hồi tháng 3/2023.

Sự bất định từ chính sách thuế quan của ông Trump đã làm gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá hối đoái, nhằm bù đắp lại ảnh hưởng mà những biến động tiền tệ bất ngờ có thể gây ra cho các doanh nghiệp có hoạt động toàn cầu, các ngân hàng và nhà điều hành doanh nghiệp tại các công ty đa quốc gia tiết lộ với Financial Times.

Ông Nathan Venkat Swami, trưởng bộ phận giao dịch ngoại hối khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Citigroup, cho biết nhu cầu phòng hộ tỷ giá bắt đầu tăng từ tháng 11/2024, khi ông Trump trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai. Mối lo về chủ trương bảo hộ thương mại mà ông Trump thể hiện trong suốt chiến dịch tranh cử đã khiến việc mối quan tâm tới phòng hộ tỷ giá tăng cao từ thời điểm đó.

“Tháng 2/2025 chứng kiến sự giảm xuống của hoạt động phòng hộ tỷ giá do kỳ nghỉ Tết âm lịch ở khu vực châu Á, nhưng hoạt động này lại tăng lên trong tháng 3/2025, đặc biệt mạnh ở đối tượng là các doanh nghiệp”, ông Swami cho hay.

Hầu hết các công ty đa quốc gia phòng hộ tỷ giá đối với một phần thu nhập, và tăng hoặc giảm mức phòng hộ đó tùy vào đánh giá của họ về rủi ro biến động tỷ giá. Mối bấp bênh gia tăng về thương mại đã khiến phòng hộ tỷ giá tăng theo.

“Khi chúng tôi trở nên thận trọng với rủi ro hơn, chúng tôi muốn phòng hộ nhiều hơn”, một nhà điều hành cấp cao tại một công ty chăm sóc sức khỏe có hoạt động sản xuất và xuất khẩu thiết bị y tế từ châu Âu sang châu Á chia sẻ.

Trong sổ sách của công ty này, doanh thu được ghi nhận bằng nhân dân tệ, đồng tiền cho tới gần đây vẫn tăng giá so với euro. Công ty sử dụng lợi thế tỷ giá này để mua các hợp đồng ngoại hối nhằm bù đắp cho rủi ro đồng nhân dân tệ mất giá so với euro - điều đã xảy ra trên thực tế sau khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào ngày 2/4/2025.

“Trong thời gian tới, với mức độ bấp bênh tăng cao, các doanh nghiệp có thể sẽ tìm cách giảm bớt rủi ro bằng cách phòng hộ tỷ giá nhiều hơn”, nhà điều hành nói trên nhận định.

Ông Wei Li, trưởng bộ phận đầu tư đa tài sản Trung Quốc của ngân hàng BNP Paribas, nhận xét: ngoài sự gia tăng nhu cầu của doanh nghiệp với các công cụ tỷ giá, việc nhà đầu tư dịch chuyển vốn khỏi chứng khoán Mỹ sang các thị trường chứng khoán khác cũng đẩy khối lượng phòng hộ tỷ giá tăng cao. Nhà đầu tư có thể phòng hộ cho danh mục đầu tư cổ phiếu của mình ở nước ngoài bằng cách bán khống (short) đồng nội tệ.

“Năm nay, toàn bộ thị trường đã thay đổi. Điều này về căn bản tạo ra nhu cầu lớn cho phòng hộ tỷ giá”, ông Li cho biết.

Nhu cầu này mang lại một cú huých cho các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall. Các nhà băng này đều công bố doanh thu lớn trong quý 1/2025 ở mảng giao dịch, trong bối cảnh sự biến động trên thị trường tài chính toàn cầu gia tăng vì các tuyên bố thuế quan liên tục và khó lường của chính quyền ông Trump.

Hầu hết các giao dịch phòng hộ tỷ giá, nhất là đối với các đồng tiền được giao dịch ít, được tiến hành trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng, nhưng dữ liệu thị trường đại chúng cũng cho thấy nhu cầu gia tăng đối với các hợp đồng tương lai. Giới đầu tư nói rằng điều này phản ánh xu hướng lớn là sự gia tăng của nhu cầu đối với các sản phẩm phòng hộ tỷ giá.

Tại Hồng Kông, số hợp đồng tương lai đồng nhân dân tệ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2016 - thời điểm nhu cầu phòng hộ tỷ giá nhân dân tệ tăng cao sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ vào năm 2015. Trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), số hợp đồng tương lai ngoại hối đang trên đà lập kỷ lục trong năm nay.

Tuy nhiên, ông Swami cho rằng với việc ông Trump tìm cách thay đổi hệ thống thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ “gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xác định yêu cầu phòng hộ tỷ giá sẽ ra sao trong dài hạn, vì cấu thành thương mại có thể thay đổi”.

Nguy cơ kinh tế giảm tốc cũng có thể làm gia tăng sức ép đó và khiến nhu cầu phòng hộ tỷ giá suy giảm. “Nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự bấp bênh kéo dài về thuế quan và thương mại giảm sút, việc phòng hộ tỷ giá cũng sẽ giảm theo”, ông nhận định.

-An Huy

]]>Lợi nhuận một ngân hàng thay đổi tích cực sau khi tái cơ cấuKết th#250;c qu#253; 1 năm 2025, t#236;nh h#236;nh kinh doanh của Ng#226;n h#224;ng TMCP Thịnh vượng v#224; Ph#225;t triển (PGBank) cải thiện đ#225;ng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động t#237;n dụng v#224; thu nhập ngo#224;i l#227;i chuyển biến t#237;ch cực, đảo chiều so với c#249;ng kỳ năm trước...Sun, 20 Apr 2025 12:50:03 GMT/loi-nhuan-mot-ngan-hang-thay-doi-tich-cuc-sau-khi-tai-co-cau.htm/loi-nhuan-mot-ngan-hang-thay-doi-tich-cuc-sau-khi-tai-co-cau.htmTài chínhKết thúc quý 1 năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước...

PGBank vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2025. Tính đến 31/3/2025, tổng tài sản của PGBank đạt 74.890 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ (58.763 tỷ đồng) và tăng 2,5% so với cuối năm 2024 (73.015 tỷ đồng).  Huy động vốn thị trường 1 tăng trưởng ổn định, đạt 46.717 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ (37.244 tỷ đồng), trong khi dư nợ tín dụng đạt 45.347 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ (35.186 tỷ đồng), phản ánh sự linh hoạt trong điều hành tín dụng phù hợp định hướng của Ngân hàng Nhà nước. 

 

PGBank từng có cổ đông doanh nghiệp Nhà nước (Petrolimex) nắm giữ khoảng 40% vốn điều lệ, một thời gian dài kinh doanh không hiệu quả nên thuộc diện phải tái cơ cấu. Sau giai đoạn Petrolimex thoái vốn, các cổ đông mới thay thế, ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. 

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng trưởng tích cực 34,4%, đạt 505,7 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 242,5 tỷ đồng, tăng mạnh 53,4% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế quý 1/2025 đạt 95,9 tỷ đồng, hoàn thành 13,4% kế hoạch tạm giao năm nay. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 2,09%, tiếp tục duy trì ở ngưỡng an toàn.

Về cơ cấu thu nhập hoạt động, thu nhập lãi thuần của PGBank tăng 21,4% cùng kỳ, tương ứng tăng 80,7 tỷ đồng, đạt 458,3 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều năm qua, nhờ ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng và đa dạng hóa nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đến 90,6% tổng thu nhập của ngân hàng.

Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi trong quý cũng ghi nhận chuyển biến tích cực, do tăng trưởng cao từ hoạt động dịch vụ, đầu tư chứng khoán, ngoại hối, và kinh doanh khác.

Những kết quả tích cực trong quý 1/2025 là kết quả của nỗ lực xây dựng nền tảng, củng cố nội lực, phát triển đội ngũ, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các dự án chuyển đổi số để gia tăng hiệu quả hoạt động, tiết giảm chi phí và góp phần tạo động lực phát triển PGBank vững mạnh.

-Ngọc Thoa

]]>Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025Mời qu#253; độc giả đ#243;n đọc Tạp ch#237; Kinh tế Việt Nam số 16-2025 ph#225;t h#224;nh ng#224;y 21-04-2025 với nhiều chuy#234;n mục hấp dẫn...Sun, 20 Apr 2025 08:40:28 GMT/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-16-2025.htm/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-16-2025.htmTiêu điểmMời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025 phát hành ngày 21-04-2025 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

-Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

]]>Trái phiếu chính phủ Đức đang trở thành “hầm trú ẩn” mới?Tr#225;i phiếu ch#237;nh phủ Đức v#224; đồng euro đồng loạt tăng gi#225;, trong khi tr#225;i phiếu kho bạc Mỹ v#224; đồng USD c#249;ng bị b#225;n mạnh...Sun, 20 Apr 2025 03:21:03 GMT/trai-phieu-chinh-phu-duc-dang-tro-thanh-ham-tru-an-moi.htm/trai-phieu-chinh-phu-duc-dang-tro-thanh-ham-tru-an-moi.htmThế giớiTrái phiếu chính phủ Đức và đồng euro đồng loạt tăng giá, trong khi trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD cùng bị bán mạnh...

Việc đồng euro và trái phiếu chính phủ Đức đồng loạt tăng giá trong tháng này có thể cho thấy trái phiếu chính phủ Đức đang trở thành một “hầm trú ẩn” được nhà đầu tư toàn cầu ưa chuộng trong bối cảnh chiến tranh thương mại căng thẳng - theo tờ báo Financial Times.

Thông thường, giá trái phiếu chính phủ Đứcvà tỷ giá euro diễn biến trái chiều nhau, vì lạc quan về nền kinh tế eurozone - yếu tố thúc đẩy euro tăng giá - thường gây suy giảm nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Đức, loại trái phiếu được xem là chuẩn mực và tài sản an toàn nhất ở khu vực. Khuynh hướng này đã được giữ vững sau khi Đức công bố kế hoạch chi tiêu công lịch sử vào tháng trước, với đồng euro tăng giá và trái phiếu chính phủ Đức bị bán tháo.

Nhưng trong tháng 4 này, đồng euro đã tăng giá khoảng 5% so với đồng USD, trong khi chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa hai bờ Đại Tây Dương ngày càng tăng lên - với lợi suất trái phiếu chính phủ Đức giảm do giá trái phiếu này tăng, mà lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng do giá giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm hiện đang cao hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với lợi suất trái phiếu chính phủ Đức cùng kỳ hạn, tăng từ mức khoảng 1,7 điểm phần trăm hồi đầu tháng 3.

Mối tương quan thường thấy giữa đồng euro và chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Đức - trái phiếu kho bạc Mỹ “đã bị phá vỡ hoàn toàn trong 2 tuần qua, vì trái phiếu chính phủ Đức và đồng euro đồng thời hưởng lợi từ việc thị trường tài chính bất an vì chính sách của Mỹ”, nhà quản lý quỹ Mike Riddell của công ty Fidelity International nhận định với Financial Times.

“Đây là triệu chứng của một cuộc tháo chạy của dòng vốn”, ông Riddell nói.

Sự mất giá đồng thời của đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ cũng là một điều bất thường và đang gây ra mối lo ngại lớn ở Phố Wall, vì hai tài sản này cũng thường có diễn biến giá ngược chiều nhau. “Thị trường tiền tệ không còn quan tới động lực lãi suất nữa”, chiến lược gia Benoit Anne của công ty MFS Investment Management nhận định, nói thêm rằng lãi suất thị trường ở Mỹ tăng “lẽ ra phải là một tín hiệu giá lên mạnh mẽ đối với đồng USD”.

“Có vẻ như đang có những dịch chuyển trong phân bổ tài sản của giới đầu tư toàn cầu mà ở đó, nhà đầu tư đang xem xét dịch chuyển khỏi đồng USD và xem xét châu Âu và phần còn lại của thế giới như những địa chỉ hấp dẫn hơn để đầu tư”, ông Anne nói thêm.

Các chuyên gia về trái phiếu nói rằng nhà đầu tư toàn cầu đang đánh giá lại vai trò một tài sản an toàn của trái phiếu kho bạc Mỹ trong bối cảnh có nhiều lo ngại về chính sách của Mỹ. Chuyên gia trưởng về đầu tư của công ty Insight Investment, bà April LaRusse, nhận định giới đầu tư đang tìm kiếm bên ngoài Mỹ một thị trường “an toàn, thượng tôn pháp luật, có chính phủ đáng tin cậy và có nền kinh tế được vận hành tốt”.

Bà LaRusse đề cập đến mức độ biến động gia tăng của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trong những năm gần đây. Chỉ số ICE BofA Move, một thước đo về kỳ vọng của nhà đầu tư về sự biến động tương lai của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, đã duy trì ở mức cao kể từ đợt bán tháo tài sản này vào năm 2022. Tuần trước, chỉ số đạt mức cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, có những trở ngại lớn đối với việc trái phiếu chính phủ Đức thay thế trái phiếu kho bạc Mỹ với tư cách tài sản an toàn được nhà đầu tư toàn cầu nghĩ đến đầu tiên. Trở ngại đầu tiên phải kể đến là thị trường trái phiếu chính phủ Đức chỉ có quy mô bằng một phần so với thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ 30 nghìn tỷ USD. Sự khan hiếm của trái phiếu chính phủ Đức là nguyên nhân dẫn tới việc có những thời kỳ dài trái phiếu này có lợi suất âm.

Địa vị tài sản tài sản dự trữ của thế giới được ưa chuộng nhất của trái phiếu kho bạc Mỹ còn xuất phát từ vai trò thống trị của đồng USD trong tài chính và thương mại toàn cầu, ngay cả khi có những ý kiến cho rằng sự thống trị đó đang bị thử thách bởi một cuộc khủng hoảng niềm tin vào chính sách của Mỹ.

Ông Steven Major, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường trái phiếu của ngân hàng HSBC, cho rằng những nhận định về một sự dịch chuyển hiếm thấy khỏi thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đang bỏ qua một điều là “người mua thêm trái phiếu kho bạc Mỹ ngày càng chủ yếu là nhà đầu tư trong nước”, trong khi một số nhà đầu tư nước ngoài giảm nắm giữ tài sản này.

Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ chỉ ra rằng đang có những tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu lớn đang tìm cách đa dạng hóa danh mục tài sản, và trái phiếu chính phủ Đức có thể là một tài sản được hưởng lợi nhiều vì Berlin có kế hoạch phát hành thêm nợ để huy động vốn cho các kế hoạch chi tiêu trong tương lai.

“Đang có một số nhà đầu tư nhìn vào châu Âu theo cách chưa từng có trước đây”, bà LaRusse nói.

-An Huy

]]>Giá vàng "bốc hơi" theo giờ, có nơi giảm 8 triệu đồng mỗi lượng Mở cửa phi#234;n giao dịch ng#224;y 19/4, gi#225; v#224;ng miếng tại C#244;ng ty SJC giảm ngay 3,5 triệu đồng/lượng chiều mua v#224; 2,5 triệu đồng/lượng chiều b#225;n so với chốt phi#234;n 18/4 khiến cả thị trường nương theo t#237;n hiệu đồng loạt giảm gi#225; v#224;ng miếng SJC v#224; v#224;ng nhẫn từ 5,6 đến 8 triệu đồng mỗi lượng, tuỳ thương hiệu…Sat, 19 Apr 2025 09:50:07 GMT/gia-vang-boc-hoi-theo-gio-co-noi-giam-8-trieu-dong-moi-luong.htm/gia-vang-boc-hoi-theo-gio-co-noi-giam-8-trieu-dong-moi-luong.htmTài chínhMở cửa phiên giao dịch ngày 19/4, giá vàng miếng tại Công ty SJC giảm ngay 3,5 triệu đồng/lượng chiều mua và 2,5 triệu đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên 18/4 khiến cả thị trường nương theo tín hiệu đồng loạt giảm giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn từ 5,6 đến 8 triệu đồng mỗi lượng, tuỳ thương hiệu…

Chốt phiên 19/4, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 112 triệu đồng/lượng mua vào và 114 triệu đồng/lượng bán ra; giảm 5 triệu đồng chiều mua và 6 triệu đồng ở chiều bán so với chốt phiên 18/4.

Trên thị trường, nhiều thương hiệu lớn như PNJ, DOJI, Bảo Tín Minh Châu đều niêm yết giá vàng miếng nương theo công ty SJC, giao dịch mua, bán tại 112 – 114 triệu đồng mỗi lượng.

Chênh lệch giá mua, bán vàng miếng SJC ở 4 thương hiệu nói trên ở mức 2 triệu đồng mỗi lượng, giảm 1 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua.

Tại TP. Hồ Chí Minh, một số thương hiệu như Ngọc Thẩm, Mi Hồng cũng đưa giá bán vàng miếng SJC về mức chung của thị trường là 114 triệu đồng mỗi lượng nhưng giá mua vào lại thấp hơn mặt bằng chung.

Giá mua vàng miếng SJC ở Ngọc Thẩm là 106 triệu đồng mỗi lượng, chênh lệch giá mua, bán là 8 triệu đồng mỗi lượng.

Giá mua vàng miếng SJC ở Mi Hồng là 111,5 triệu đồng mỗi lượng, chênh lệch giá mua, bán là 2,5 triệu đồng mỗi lượng.

Ngày 19/4, giá vàng nhẫn “4 số 9” tiếp tục bám đuổi sít sao giá vàng miếng SJC. So với chốt phiên hôm qua, giá vàng nhẫn giảm từ 5,6 đến 8 triệu đồng mỗi lượng tuỳ từng thương hiệu. 

 

Ngày 19/4/2025, chênh lệch giá mua, bán vàng miếng SJC trên thị trường phổ biến ở mức 2 triệu đồng/lượng; duy chỉ có Công ty Ngọc Thẩm có mức chênh lệch lên tới 8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua, bán vàng nhẫn vẫn cao, chủ yếu ở mức 4 triệu đồng/lượng; Công ty Ngọc Thẩm là trường hợp cá biệt khi có mức chênh lệch cao nhất thị trường là 6 triệu đồng/lượng.

Các công ty SJC, Phú Quý, DOJI, PNJ đồng loạt niêm yết giá vàng nhẫn 4 số 9 ở mức 109,5 triệu đồng/lượng mua vào và 113,5 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giá mua, bán ở mức 4 triệu đồng/lượng.

Sản phẩm nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức 111 triệu đồng/lượng mua vào và 114 triệu đồng/lượng bán ra. Đây là mức giá cao nhất thị trường. Chênh lệch giá mua, bán vàng nhẫn ở Bảo Tín Minh Châu là 3 triệu đồng/lượng.

Công ty Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết giá vàng nhẫn “4 số 9” ở mức 111 triệu đồng/lượng mua vào và 113,9 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giá mua, bán ở mức 2,9 triệu đồng/lượng.

Ở khu vực phía Nam, Ngọc Thẩm niêm yết giá vàng nhẫn “4 số 9” ở mức 102 – 108 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra. Chênh lệch giá mua, bán ở mức 6 triệu đồng.

Tại Mi Hồng, giá mua vàng nhẫn “4 số 9” là 108,5 triệu đồng/lượng và giá bán là 111 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua, bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.

Tối qua (18/4), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi sát tình hình và diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng trong nước và quốc tế để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để ổn định thị trường vàng. 

Theo chỉ đạo tại văn bản này, Ngân hàng Nhà nước tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định, không để xảy ra việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chủ động thực hiện ngay các biện pháp thông tin truyền thông để ổn định tâm lý xã hội. 

-Kỳ Phong

]]>Thuế quan Mỹ có cản đường tăng lãi suất của Nhật Bản?Lạm ph#225;t ở Nhật tiếp tục vượt mục ti#234;u, nhưng ch#237;nh s#225;ch thuế quan của Mỹ c#243; thể khiến BOJ kh#243; tăng l#227;i suất hơn...Sat, 19 Apr 2025 03:07:28 GMT/thue-quan-my-co-can-duong-tang-lai-suat-cua-nhat-ban.htm/thue-quan-my-co-can-duong-tang-lai-suat-cua-nhat-ban.htmThế giớiLạm phát ở Nhật tiếp tục vượt mục tiêu, nhưng chính sách thuế quan của Mỹ có thể khiến BOJ khó tăng lãi suất hơn...

Tốc độ lạm phát ở Nhật trong tháng 3 vừa qua là 3,6%, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tốc độ lạm phát toàn phần ở nước này cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Tuy nhiên, thuế quan của Mỹ có thể đặt ra trở ngại đối với BOJ trong việc tiếp tục nâng lãi suất.

Số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 18/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tháng 3 của nước này tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,7% ghi nhận trong tháng 2. Tuy nhiên lạm phát “lõi của lõi” - thước đo loại bỏ cả giá thực phẩm tươi sống và giá năng lượng, là chỉ số được BOJ theo dõi chặt chẽ - tăng 2,9% trong tháng 3 so với mức tăng 2,6% của tháng 2.

Lạm phát lõi, thước đo không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, là 3,2% - phù hợp với dự báo mà giới phân tích đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, nhưng cũng cao hơn so với mức tăng 3% của tháng 2.

Những số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra trong tuần này ở Washington đã chưa mang lại thỏa thuận nào, và hai bên dự kiến sẽ có cuộc gặp tiếp theo trong tháng 4.

Dù là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực châu Á, Nhật Bản đã bị Tổng thống Donald Trump áp thuế quan 25% lên ô tô và phụ tùng ô tô; 25% đối với thép và nhôm; và thuế đối ứng 24%. Trong đó, thuế ô tô và thuế nhôm - thép đã có hiệu lực, còn thuế đối ứng được giảm về mức cơ sở 10% trong vòng 90 ngày.

Theo giới phân tích, lạm phát duy trì cao hơn mục tiêu có thể mở đuòng cho BOJ tiếp tục tăng lãi suất, đưa chính sách tiền tệ về trạng thái bình thường sau nhiều năm siêu nới lỏng. Tuy nhiên, các kế hoạch thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực suy giảm tăng trưởng kinh tế Nhật, đặt ra trở ngại cho BOJ trong việc tăng lãi suất.

Trong một báo cáo công bố tuần này, các nhà phân tích của ngân hàng Nomura đã giảm dự báo về số lần tăng lãi suất của BOJ trong thời gian từ nay đến tháng 3/2027 xuống còn 1 lần từ 2 lần trước đó. Nomura hiện dự báo trong vòng gần 2 năm tới, BOJ chỉ có 1 lần tăng lãi suất, và đợt tăng đó sẽ diễn ra vào tháng 1/2026.

Các nhà phân tích của Nomura nhận định tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực hàng quý so với quý trước của Nhật sẽ giảm về “gần 0” vào quý 3/2025 do tác động từ chính sách thuế quan của ông Trump.

Do sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tiền lương ở Nhật Bản có thể chậm lại trong cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân năm 2026 - theo Nomura. Khi tiền lương tăng yếu hơn, BOJ sẽ khó có cơ sở để tiếp tục tăng lương sau cuộc đàm phán tiền lương diễn ra vào đầu năm 2026.

Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 30/4-1/5 và theo dự báo, lãi suất sẽ được giữ nguyên ở mức 0,5%. Ngoài ra, BOJ cũng được kỳ vọng sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong lần họp này.

Kể từ đợt tăng lãi suất đầu tiên sau 17 năm vào tháng 3/2024, BOJ đến nay đã có 3 đợt tăng. Trong đó, lần tăng lãi suất gần đây nhất của ngân hàng trung ương này diễn ra vào tháng 1/2025, đưa lãi suất cho vay qua đêm lên mức cao nhất 17 năm.

Một số nhà phân tích vẫn dự báo BOJ có thể tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. “Thuế quan của Mỹ đang tác động bất lợi tới tăng trưởng kinh tế trong và ngoài nước, và đó là vấn đề mà BOJ cần theo dõi. Chúng tôi dự báo BOJ có thể hoãn đợt tăng lãi suất tiếp theo tới tháng 7 hoặc sau đó”, nhà kinh tế trưởng Takeshi Minami của Viện nghiên cứ Norinchukin nhận định với hãng tin Reuters.

Phát biểu ngày 18/4 trước Quốc hội Nhật Bản, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda nói giá tiêu dùng tăng chủ yếu do giá thực phẩm tăng, nhưng lạm phát do chi phí đẩy như vậy có thể sẽ giảm dần. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát lõi duy trì trên 2% như chúng tôi dự kiến. Nhưng chúng tôi cũng sẽ đánh giá tình hình thực tế để xem liệu dự báo lạm phát đó có trở thành hiện thực hay không”, ông Ueda nói.

Công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Nhật Bản về 0,8% trong năm 2025, giảm 0,2 điểm phần trăm so với lần dự báo trước, và về 0,2% trong năm 2026, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước, do tác động của chiến tranh thương mại. Dự báo này dựa trên cơ sở cho rằng thuế quan bình quân của Mỹ đối với hàng hóa Nhật sẽ tăng lên mức 16% từ mức 2% vào cuối năm 2024.

“Chúng tôi tin là BOJ có thể sẽ phải thận trọng hơn về việc tăng lãi suất vì triển vọng tăng trưởng yếu đi và sự bất định cao về chính sách thương mại”, nhà kinh tế trưởng Norihiro Yamaguchi của Oxford Economics nhận định. Ông Yamaguchi dự báo BOJ giữ nguyên lãi suất trong năm 2025 và 2026.

-An Huy

]]>Tổng giám đốc IMF: USD và trái phiếu kho bạc Mỹ bị bán tháo là “bất thường”“Biến động tr#234;n thị trường t#224;i ch#237;nh đang tăng l#234;n, v#224; bấp b#234;nh về ch#237;nh s#225;ch thương mại hiện nay thực sự l#224; chưa từng c#243; tiền lệ”...Sat, 19 Apr 2025 03:07:21 GMT/tong-giam-doc-imf-usd-va-trai-phieu-kho-bac-my-bi-ban-thao-la-bat-thuong.htm/tong-giam-doc-imf-usd-va-trai-phieu-kho-bac-my-bi-ban-thao-la-bat-thuong.htmThế giới“Biến động trên thị trường tài chính đang tăng lên, và bấp bênh về chính sách thương mại hiện nay thực sự là chưa từng có tiền lệ”...

Tình trạng bất định về chính sách thương mại toàn cầu hiện nay là chưa từng có tiền lệ - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo, cho rằng thuế quan của Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, đẩy giá cả tăng, và có thể gây tổn hại cho thị trường tài chính.

Phát biểu hôm 17/4, bà Georgieva nói “việc điều chỉnh lại hệ thống thương mại toàn cầu” mà Mỹ - nước đóng góp ngân quỹ lớn nhất trong IMF - đang tiến hành sẽ dẫn tới việc định chế này “cắt giảm đáng kể” dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo dự kiến, trong báo cáo kinh tế thế giới cập nhật vào tuần tới, IMF cũng sẽ nâng dự báo lạm phát, nhưng không cho rằng các chính sách thương mại của ông Trump sẽ đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.

“Biến động trên thị trường tài chính đang tăng lên, và bấp bênh về chính sách thương mại hiện nay thực sự là chưa từng có tiền lệ”, tờ báo Financial Times dẫn lời bà Georgieva phát biểu tại một sự kiện.

Những bình luận này của người đứng đầu IMF được đưa ra trước thềm chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến diễn ra tại Washingon vào tuần tới. Tại các cuộc gặp này, kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự báo sẽ trở thành một chủ đề chính. Các bộ trưởng tài chính từ khắp các quốc gia trên thế giới sẽ nhân sự kiện này tiếp cận với giới chức Mỹ để thuyết phục Mỹ giảm bớt thuế suất trong kế hoạch thuế quan đối ứng mà ông Trump công bố hôm 2/4.

Hôm thứ Tư tuần này, Chủ tịch WB Ajay Banga kêu gọi cá chính phủ “quan tâm đến đàm phán và đối thoại”. “Đó là việc thực sự quan trọng trong giai đoạn này. Chúng ta làm được việc đó nhanh bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu”, ông Banga nói về giai đoạn hoãn thuế suất cao của thuế đối ứng trong 90 ngày.

Việc điều chỉnh các dự báo kinh tế sẽ là điểm nổi bật trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mà IMF dự kiến cập nhật vào tuần tới. Hồi tháng 1, định chế này dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,3% trong cả năm 2025 và 2026 nhờ đà tăng trưởng mạnh của kinh tế Mỹ duy trì.

Sau khi ông Trump gây bất ngờ bằng các kế hoạch thuế quan mạnh tay hơn dự báo, nhiều tổ chức đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và thế giới, trong đó có những nhận định cho rằng khả năng cao kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái.

Tuần vừa rồi, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm nay, so với mức tăng 2,5% ghi nhận vào năm 2024.

Bà Georgieva nói thuế quan của chính quyền ông Trump là một cách phản ứng với “sự xói mòn niềm tin” một phần do một vài đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, gồm Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), gia tăng trợ cấp kinh tế cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ cũng trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất của nước này, thông qua những biện pháp như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của cựu Tổng thống Joe Biden - đạo luật miễn thuế cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ xanh ở Mỹ.

Cả ông Trump và ông Biden đều đã nhấn mạnh rằng việc Bắc Kinh trợ cấp mạnh mẽ cho nền sản xuất trong nước Trung Quốc là một vấn đề đối với Mỹ. Ông Trump đã áp thuế đối ứng 20% lên EU và 145% lên Trung Quốc.

Bà Georgieva cảnh báo rằng nếu chính sách thuế quan còn gây ra sự bất định, thị trường tài chính toàn cầu sẽ còn phải trải qua những giai đoạn biến động mạnh, tương tự như đợt bán tháo cổ phiếu, trái phiếu kho bạc Mỹ và cả đồng USD vào tuần trước. Tổng giám đốc IMF miêu tả những diễn biến này của thị trường là “bất thường”.

“Dù bất định gia tăng, đồng USD mất giá và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng mạnh” do trái phiếu bị bán ồ ạt - bà Georgieva nhấn mạnh sự “bất thường” bởi USD và trái phiếu kho bạc Mỹ thường là những tài sản an toàn được ưa chuộng mỗi khi thị trường tài chính có biến động. Bà nói rằng những diễn biến như vậy “nên được xem là một lời cảnh báo”.

Giới phân tích cũng cho rằng đồng USD sụt giá mạnh trong lúc giới đầu tư hoảng loạn đặt ra câu hỏi rằng liệu địa vị đồng tiền dự trữ toàn cầu của bạc xanh có đang bị đe dọa. “Có lẽ, những thay đổi lớn về mức độ mà Mỹ được xem là một quốc gia có những chính sách ổn định và có sự cam kết đáng tin cậy đối với các quy định và trật tự hiện tại đang có tác động tới địa vị của đồng USD”, giáo sư Brent Neiman thuộc Đại học Chicago, Mỹ nhận định.

-An Huy

]]>Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàngPh#243; Thủ tướng Hồ Đức Phớc y#234;u cầu Ng#226;n h#224;ng Nh#224; nước khẩn trương thực hiện ngay c#225;c giải ph#225;p ổn định thị trường v#224;ng, kh#244;ng để xảy ra trục lợi, thao t#250;ng, l#224;m gi#225;, đầu cơ...Sat, 19 Apr 2025 01:22:31 GMT/pho-thu-tuong-yeu-cau-trien-khai-ngay-cac-giai-phap-on-dinh-thi-truong-vang.htm/pho-thu-tuong-yeu-cau-trien-khai-ngay-cac-giai-phap-on-dinh-thi-truong-vang.htmTài chínhPhó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ...

Văn Phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi sát tình hình và diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng trong nước và quốc tế để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để ổn định thị trường vàng. 

Ngân hàng Nhà nước tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định, không để xảy ra việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 1483/VPCP-KTTH ngày 04/4/2025. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chủ động thực hiện ngay các biện pháp thông tin truyền thông để ổn định tâm lý xã hội. 

 

Trong 2 tuần qua, giá vàng trong nước liên tục lập nhiều kỷ lục về giá. Đáng chú ý, trong ngày 18/4, giá vàng trong nước cao hơn thế giới 10,75 triệu - gần 14 triệu đồng/lượng. Từ 2/1/2025 đến 18/4/2025, giá vàng thế giới đã tăng 26,25%; từ mức 2.635 USD/oz lên 3.326,3 USD/oz.

Chốt phiên giao dịch ngày 18/4, giá vàng miếng SJC được niêm yết phổ biến tại SJC, DOJI, PNJ và Bảo Tín Minh Châu là 117 triệu đồng/lượng chiều mua và 120 triệu đồng/lượng chiều bán, tăng lần lượt 1,5 triệu và 2 triệu đồng so với cuối ngày 17/4.

Cá biệt, Mi Hồng niêm yết bán ra ở mức 122,2 triệu đồng/lượng, còn Ngọc Thẩm nâng giá bán lên tới 123 triệu đồng/lượng, cao nhất thị trường, với chênh lệch mua – bán lên tới 13 triệu đồng/lượng.

Cùng ngày, giá vàng giao ngay trên thế giới điều chỉnh giảm 0,7% so với 17/4, giao dịch ở mức 3.326,3 USD/oz. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới phổ biến ở mức 14,25 triệu đồng mỗi lượng. Tuỳ từng thương hiệu, giá vàng nhẫn “4 số 9” cao hơn giá vàng thế giới từ 10,75 triệu – 13,85 triệu đồng mỗi lượng.

Như vậy, ngày 18/4, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới xấp xỉ 14%. Đây là mức chênh lệch cao nhất giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường bằng cách bán vàng trực tiếp cho người dân thông qua 4 ngân hàng thương mại và Công ty SJC vào tháng 6 năm ngoái.

Đầu năm 2024, có những thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới tới 18 triệu đồng mỗi lượng, tương ứng chênh lệch 25% (tháng 2, 3/2024). Từ tháng 10/6/2024 đến 15/4/2025, chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thu hẹp đáng kể, chỉ còn 2-4 triệu đồng mỗi lượng tương đương 3% đến 5%. Tuy nhiên, trong những phiên giao dịch gần đây, đặc biệt là phiên 18/4, chênh lệch đột ngột nới rộng.

Tại báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; cập nhật tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2025 gửi Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra 3 nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tăng mạnh từ đầu năm, kéo theo đà tăng của giá vàng trong nước.

Thứ nhất, bất ổn địa chính trị và các xung đột quân sự tiếp tục leo thang trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, cuộc chiến Nga – Ukraine kéo dài, đi kèm với các biện pháp trừng phạt – trả đũa lẫn nhau giữa Nga và phương Tây; xung đột quân sự giữa Israel và lực lượng Hồi giáo tại Trung Đông là những điểm nóng gây căng thẳng.

Thứ hai, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới và các quỹ đầu tư đã đẩy mạnh mua vàng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối, từ đó tạo thêm lực cầu lớn trên thị trường kim loại quý.

Thứ ba, chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố nhằm vào nhiều quốc gia đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bất an, thúc đẩy dòng tiền dịch chuyển vào các kênh trú ẩn an toàn như vàng.

-Tùng Thư

]]>Ngân hàng tăng tốc xử lý nợ xấu trước khi tố tụng giải quyết tài sản đảm bảo về cấp xãL#227;nh đạo một ng#226;n h#224;ng thương mại cổ phần dự b#225;o sau khi Ch#237;nh phủ sắp xếp đơn vị h#224;nh ch#237;nh cấp tỉnh v#224; bỏ cấp huyện th#236; c#225;c hoạt động tố tụng li#234;n quan đến xử l#253; nợ xấu v#224; t#224;i sản bảo đảm của c#225;c khoản nợ xấu sẽ rất phức tạp, đ#242;i hỏi đội ngũ xử l#253; nợ phải linh hoạt, quyết liệt...Fri, 18 Apr 2025 14:00:31 GMT/ngan-hang-tang-toc-xu-ly-no-xau-truoc-khi-to-tung-giai-quyet-tai-san-dam-bao-ve-cap-xa.htm/ngan-hang-tang-toc-xu-ly-no-xau-truoc-khi-to-tung-giai-quyet-tai-san-dam-bao-ve-cap-xa.htmTài chínhLãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần dự báo sau khi Chính phủ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp huyện thì các hoạt động tố tụng liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu sẽ rất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ xử lý nợ phải linh hoạt, quyết liệt...

Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua kết quả kinh doanh năm 2024 và kế hoạch kinh doanh năm 2025.

Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 131% so với năm 2024.

Tổng tài sản dự kiến tăng 13%, đạt 200.000 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 115.458 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2024. Dư nợ tín dụng bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp dự kiến tăng 16% và sẽ được điều chỉnh theo room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép theo từng thời kỳ. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới mức 3%.

Tại Đại hội, các cổ đông cũng đặt nhiều câu hỏi cho Ban lãnh đạo. Một cổ đông đặt câu hỏi: Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của ABB được duy trì dưới 3% nhưng không phải là nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp. Vậy, ngân hàng có giải pháp gì để cải thiện chất lượng tài sản?

Trả lời cổ đông, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT ABB, cho biết ngân hàng đã có kế hoạch cụ thể cho vấn đề xử lý nợ xấu.

Thứ nhất, ABB đã triển khai chủ trương thu hồi các khoản nợ xấu từ các chi nhánh về hội sở (HO) để xử lý tập trung, triệt để hơn. Cách làm này giúp các đơn vị kinh doanh giảm áp lực, tập trung hơn vào nhiệm vụ phát triển thị trường, đồng thời tận dụng đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao tại HO để xử lý nợ hiệu quả hơn.

Thứ hai, với phần nợ đã trích lập dự phòng đầy đủ, ngân hàng có lộ trình thu hồi cụ thể, gắn trách nhiệm đến từng cá nhân phụ trách.

Toagrave;n cảnh đại hội.
Toàn cảnh đại hội.

Theo ông Đào Mạnh Kháng, trong quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp huyện thì quá trình xử lý nợ xấu, đặc biệt là khâu tố tụng tại cấp huyện chuyển xuống cấp xã sẽ gặp ách tắc trong thời gian đầu, khiến tiến độ thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm chậm lại.

“Do đó, chúng tôi đặt kỳ vọng rất lớn vào sự chủ động và sáng tạo của đội ngũ xử lý nợ, đồng thời đang kiến nghị, đề xuất một số cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương để tháo gỡ. Chúng tôi đầu tư nhân sự chất lượng, cơ chế, quy chế để trung tâm xử lý nợ có thể giải quyết xử lý nợ xấu triệt để và hiệu quả”, ông Đào Mạnh Kháng nói.

 

Tại Đại hội, cổ đông của ABB đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 131% so với năm 2024.

Tổng tài sản dự kiến tăng 13%, đạt 200.000 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 115.458 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2024. Dư nợ tín dụng bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp dự kiến tăng 16% và sẽ được điều chỉnh theo room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép theo từng thời kỳ. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới mức 3%.

Cùng với xử lý nợ xấu, cổ đông đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Trả lời về nội dung này, ông Vũ Văn Tiền, Phó Chủ tịch HĐQT ABB, cho biết ngân hàng có định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ nhưng trong bối cảnh biến động như hiện nay thì kế hoạch này phải lùi lại. Để đảm bảo tín dụng an toàn thì buộc các khoản vay phải có tài sản bảo đảm.

“Tôi yêu cầu Ban điều hành, làm gì thì làm, nhưng cho vay phải có tài sản đảm bảo. Tôi khẳng định rằng bất động sản không bao giờ chết. Dư địa phát triển của bất động sản còn đến mấy chục năm nữa. Do đó, tiêu chí đầu tiên khi cấp tín dụng là phải có tài sản đảm bảo là bất động sản; thứ hai là bảo đảm bằng nhà máy. Tuy nhiên, phải xem rõ chiến lược, tương lai doanh nghiệp và rủi ro bị đánh thuế đối ứng. Tôi từng làm rồi, nếu nhà máy hoạt động thì có giá trị, còn nếu không xuất khẩu được thì cũng chỉ là bãi rác", Phó Chủ tịch HĐQT ABB nói.

Cũng tại đại hộ , ban lãnh đạo ABB cho biết năm 2025 ngân hàng sẽ tập trung tái cơ cấu bộ máy, cải tổ mô hình tổ chức, tinh gọn để linh hoạt. Đến nay, ABB đã cắt giảm 30-40% nhân sự ở một số bộ phận. Việc chuyển đổi số mạnh mẽ cho phép ngân hàng cắt giảm nhân sự nhưng vẫn rút ngắn được thời gian phục vụ khách hàng. Từ đó, giảm chi phí hoạt động, tối ưu lợi nhuận.  

-Hoàng Lan

]]>Lạm phát gần 40%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng lãi suất lên gần 50%Ủy ban Ch#237;nh s#225;ch Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lập trường ch#237;nh s#225;ch tiền tệ thắt chặt sẽ được duy tr#236; cho tới khi gi#225; cả được b#236;nh ổn th#244;ng qua việc giảm lạm ph#225;t ổn định...Fri, 18 Apr 2025 08:47:03 GMT/lam-phat-gan-40-tho-nhi-ky-tang-lai-suat-len-gan-50.htm/lam-phat-gan-40-tho-nhi-ky-tang-lai-suat-len-gan-50.htmThế giớiỦy ban Chính sách Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được duy trì cho tới khi giá cả được bình ổn thông qua việc giảm lạm phát ổn định...

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) ngày 17/4 gây bất ngờ khi tăng lãi suất mua lại (repo) kỳ hạn 7 ngày - lãi suất cơ bản tại nước này - từ mức 42,5% lên 46%. Với động thái này, Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt bất ổn do chính sách thuế quan của Mỹ và căng thẳng chính trị dẫn tới làn sóng rút vốn của nhà đầu tư sau vụ bắt giữ thị trưởng thành phố Istanbul Ekrem Imamoglu hồi tháng 3. Ông Imamoglu là người được đảng đối lập Thổ Nhĩ Kỳ đề cử làm ứng viên tổng thống cho cuộc bầu cử năm 2028.

Trong thông cáo về quyết định tăng lãi suất, Ủy ban Chính sách Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tác động tiềm ẩn từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trong hoạt động thương mại toàn cầu tới quá trình giảm lạm phát là một nguyên nhân khiến CBRT quyết định chấm dứt chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.

“Lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được duy trì cho tới khi giá cả được bình ổn thông qua việc giảm lạm phát ổn định”, hãng tin CNBC dẫn thông cáo của Ủy ban Chính sách Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong tháng 3, lạm phát của tại Thổ Nhĩ Kỳ là 38,1%. Việc tăng lãi suất diễn ra trong bối cảnh đồng lira sụt mạnh sau vụ bắt giữ ông Imamoglu ngày 19/3, buộc chính phủ phải chi 25 tỷ USD để bảo vệ đồng nội tệ. Sau vụ bắt giữ, đồng lira có thời điểm giao dịch ở mức thấp kỷ lục hơn 40 lira đổi 1 USD. Ngày 20/3, đồng lira sụt quá mạnh khiến CBRT thực hiện một đợt tăng lãi suất khẩn cấp 2 điểm phần trăm, đưa lãi suất cho vay qua đêm lên 46%.

Thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu lao dốc mạnh sau tin tức về các vụ bắt giữ, buộc Chính phủ phải can thiệp bằng việc cấm bán khống và nới lỏng quy định mua lại cổ phiếu vào ngày 23/3 để ngăn chặn đà bán tháo.

Do đó, theo ông Brad Bechtel, giám đốc toàn cầu về ngoại hối tại công ty Jefferies, việc tăng lãi suất ngày 17/4 của CBRT chủ yếu là sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật sau những động thái đã thực hiện hồi tháng 3.

“Chúng ta hãy chờ xem Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan sẽ nói gì về động thái của ngân hàng trung ương. Nhưng thực tế thì đến nay CBRT đã làm khá tốt trong việc điều hướng những ồn ào chính trị trong cuộc chiến chống lạm phát của mình”, ông Bechtel nhận xét.

Theo ông Nicholas Farr, nhà kinh tế khu vực châu Âu mới nổi tại công ty Capital Economics, động thái của CBRT “sẽ chính thức hóa việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã được thực hiện vào tháng trước và cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã quan ngại hơn về rủi ro lạm phát”.

“Thông cáo của ủy ban chính sách tiền tệ đã nhấn mạnh rủi ro từ việc đồng lira suy yếu và các nhà hoạch định chính sách sẽ theo dõi sát sao dòng vốn trong bối cảnh bất ổn liên quan tới chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ”, ông Farr nhận định trong một báo cáo ngày 17/4.

Các nhà phân tích tại Capital Economics đánh giá lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm xuống trong những tháng tới và CBRT nhiều khả năng sẽ không tiếp tục thắt chặt chính sách.

“Những rõ ràng là chu kỳ nới lỏng của CBRT đã gặp rào cản lớn và có thể mất một thời gian nữa chua kỳ nới lỏng mới có thể bắt đầu lại. Chúng tôi dự báo lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày vào cuối năm nay ở mức 40%, tăng từ dự báo 35% trước đó, báo cáo của Capital Economics nêu rõ.

-Đức Anh

]]>Đề xuất tăng mức thu phí 6 công việc thẩm định khai thác, sử dụng nước từ 40-102%Điều chỉnh tăng mức thu 6 c#244;ng việc: Thẩm định đề #225;n thăm d#242; nước dưới đất; thẩm định b#225;o c#225;o kết quả thăm d#242; đ#225;nh gi#225; trữ lượng nước dưới đất; thẩm định b#225;o c#225;o hiện trạng khai th#225;c nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện h#224;nh nghề khoan nước dưới đất quy m#244; lớn; thẩm định đề #225;n khai th#225;c, sử dụng nước mặt; thẩm định đề #225;n khai th#225;c, sử dụng nước biển...Fri, 18 Apr 2025 08:41:37 GMT/de-xuat-tang-muc-thu-phi-6-cong-viec-tham-dinh-khai-thac-su-dung-nuoc-tu-40-102.htm/de-xuat-tang-muc-thu-phi-6-cong-viec-tham-dinh-khai-thac-su-dung-nuoc-tu-40-102.htmKinh tế xanhĐiều chỉnh tăng mức thu 6 công việc: Thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; thẩm định báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước biển...

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện.

Bộ Tài chính cho biết đã nhận được công văn số 7577/BTNMT-KHTC ngày 30/10/2024 và công văn số 232/BTNMT-TNN ngày 09/01/2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về sửa đổi Thông tư số 01/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với pháp luật tài nguyên nước, phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

Về biểu mức thu phí, căn cứ Luật Phí và lệ phí, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung biểu mức thu phí.

Theo đó, điều chỉnh tăng mức thu 6 công việc (từ 40%-102%): Thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; thẩm định báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước biển.

Đề xuất dự kiến biểu mức thu phiacute; khai thaacute;c, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện (kegrave;m theo dự thảo Thocirc;ng tư đang được lấy yacute; kiến).
Đề xuất dự kiến biểu mức thu phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện (kèm theo dự thảo Thông tư đang được lấy ý kiến).

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc đề xuất điều chỉnh tăng mức thu phí nêu trên có một số tác động.

Cụ thể, về tác động đến doanh nghiệp: Việc tổ chức, cá nhân nộp phí thẩm định là tất yếu khi cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân đó và có nghĩa vụ bù đắp lại chi phí mà cơ quan nhà nước đã thực hiện dịch vụ công đó. Phí thẩm định chiếm tỷ trọng nhỏ và rất nhỏ trong chi phí của tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Theo tính toán, một doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện 2MW với tổng chi phí đầu tư trung bình là 50-60 tỷ đồng (trung bình 1 công trình thủy điện vừa và nhỏ có suất đầu tư khoảng 25-30 tỷ đồng/1MW), phí thẩm định cấp phép tài nguyên nước nếu được điều chỉnh khoảng 25 triệu đồng (mức thu hiện hành là 12,8 triệu).

Về chi phí tuân thủ mà doanh nghiệp phải chi ra để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, theo Ngân hàng Thế giới, chi phí tuân thủ pháp luật bình quân cho doanh nghiệp ở Việt Nam chiếm 20-30% lợi nhuận.

Trong các lĩnh vực liên quan hiện nay thì phí thẩm định cấp mới giấy phép môi trường: 45-50 triệu đồng (Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 10/01/2022); phí cấp phép khai thác khoáng sản: 1-100 triệu đồng (Thông tư số 10/2024/TT-BTC ngày 05/02/2024).

Mức phí cấp mới của lĩnh vực tài nguyên nước mới nếu được điều chỉnh là 15-58 triệu đồng. Vì vậy, đây là mức thu phù hợp với các công việc thẩm định hồ sơ cấp phép tương tự hiện hành của các lĩnh vực liên quan.

Như vậy, khi được cấp giấy phép (Giấy phép thăm dò nước dưới đất; Giấy phép khai thác tài nguyên nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất) thì chủ giấy phép chỉ phải chi trả 1 lần mức phí này cho cả thời gian hiệu lực của giấy phép (trung bình từ 5-15 năm) nên chi phí này rất nhỏ so với chi phí đầu tư hay lợi nhuận của đơn vị có được khi khai thác tài nguyên nước.

Theo đó, nếu việc điều chỉnh mức thu tăng từ 40- 102%, tương ứng với mức thu là 15-58 triệu đồng, tác động không đáng kể đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có khả năng chi trả và sẵn sàng chi trả để đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật của mình.

Về tác động đến ngân sách nhà nước: Với mức thu phí đề xuất điều chỉnh tăng từ 40- 102% so với mức thu của Thông tư số 01/2022/TT-BTC và tỷ lệ nộp vào ngân sách nhà nước là 30% thì số tiền thu nộp vào ngân sách nhà nước cơ bản sẽ cao hơn mức thu hiện hành tại Thông tư số 01/2022/TT-BTC; do đó sẽ tác động tích cực đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

-Nhĩ Anh

]]>Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD quý 1/2025Trong qu#253; 1/2025, kiều hối chuyển về TP. Hồ Ch#237; Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 v#224; tăng 19,6% so với qu#253; trước (qu#253; 4/2024)…Fri, 18 Apr 2025 06:46:33 GMT/kieu-hoi-chuyen-ve-tp-ho-chi-minh-dat-hon-2-4-ty-usd-quy-1-2025.htm/kieu-hoi-chuyen-ve-tp-ho-chi-minh-dat-hon-2-4-ty-usd-quy-1-2025.htmTài chínhTrong quý 1/2025, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý trước (quý 4/2024)…

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2, kiều hối chuyển về trong 3 tháng đầu năm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý trước (quý 4/2024).

So với cùng kỳ các năm trước, lượng kiều hối chuyển về quý 1/2025 thấp hơn quý 1/2024 nhưng cao hơn quý 1/2023 và quý 1/2022; tương ứng qua các năm: 2,896 tỷ USD; 2,119 tỷ USD và 1,775 tỷ USD.

Phân tích đánh giá về tình hình kiều hối chuyển về trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 3 tháng đầu năm 2025, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2, nhận định: Mặc dù cơ cấu, tỷ trọng kiều hối phân theo khu vực có sự thay đổi, song kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 48,7% và tăng 46,1% so với quý trước (quý 4/2024 ). Song, đây là mức tăng trưởng cao nhất so với các khu vực khác.

Ngoài ra, các yếu tố tác động tích cực đến nguồn kiều hối chuyển về tiếp tục được phát huy và gắn liền với hiệu quả cơ chế chính sách về tiền tệ và ngoại hối; môi trường đầu tư kinh doanh; sự phát triển của thị trường lao động và hiệu quả hoạt động của các công ty kiều hối và các ngân hàng thương mại, với chất lượng dịch vụ tốt, mang lại lợi ích và sự tiện lợi tối đa cho người thụ hưởng. Theo đó, lượng kiều hối chuyển về qua các công ty kiều hối trong quý đạt 1,757 tỷ USD và qua các ngân hàng thương mại đạt 655 triệu USD.

Mặt khác, kinh tế đất nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng tiếp tục tăng trưởng tích cực; môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, sự phát triển ấn tượng của các hoạt động du lịch, văn hóa thể thao gắn với những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc và những hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sẽ là những yếu tố tác động tích cực đến việc thu hút kiều hối và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiều hối trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Trong năm 2024, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt 9,547 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2023; trong đó, châu Á và châu Mỹ là 2 khu vực có lượng kiều hối chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất với 82,2% tổng lượng kiều hối chuyển về trong năm 2024.

Được biết, Đề án phát triển kiều hối của UBND TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu, tổng lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn đạt 2 con số tức là ít nhất 10 tỷ USD mỗi năm. Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố chuyển tiền kiều kiều hối từ ngoại tệ ra tiết kiệm VND. Đặc biệt chuyển từ tiết kiệm, tiêu dùng sang đầu tư phát triển kinh tế để gia tăng lợi ích cho người nhận kiều hối. Thành phố đang nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu chuyển kiều hối tiết kiệm và tiêu dùng vào đầu tư qua các kênh trái phiếu đô thị,…

-Hồng Minh

]]>Giá vàng miếng SJC lập kỷ lục lịch sử, chạm mốc 123 triệu đồng mỗi lượngV#224;o l#250;c 11h 30 ng#224;y 18/4, một số doanh nghiệp ni#234;m yết gi#225; b#225;n v#224;ng miếng SJC l#234;n tới 123 triệu đồng/lượng. Trong suốt phi#234;n s#225;ng, gi#225; mua/b#225;n v#224;ng miếng v#224; v#224;ng nhẫn li#234;n tục điều chỉnh tăng, gi#225; b#225;n v#224;ng miếng SJC phổ biến 120 triệu đồng/lượng...Fri, 18 Apr 2025 05:07:37 GMT/gia-vang-mieng-sjc-lap-ky-luc-lich-su-cham-moc-123-trieu-dong-moi-luong.htm/gia-vang-mieng-sjc-lap-ky-luc-lich-su-cham-moc-123-trieu-dong-moi-luong.htmTài chínhVào lúc 11h 30 ngày 18/4, một số doanh nghiệp niêm yết giá bán vàng miếng SJC lên tới 123 triệu đồng/lượng. Trong suốt phiên sáng, giá mua/bán vàng miếng và vàng nhẫn liên tục điều chỉnh tăng, giá bán vàng miếng SJC phổ biến 120 triệu đồng/lượng...

Cập nhật lúc 10h ngày 18/4, Công ty SJC, DOJI, PNJ và Bảo Tín Minh Châu cùng niêm yết giá mua vàng miếng ở mức 117 triệu đồng/lượng và giá bán là 120 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng đối với chiều mua và tăng 2 triệu đồng đối với chiều bán so với phiên hôm qua (17/4).
Cùng mức tăng trên, Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết giá vàng miếng ở mức 117,3 triệu - 120 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng miếng mua vào ở mức 114,5 triệu đồng và bán ra 117 triệu đồng/lượng, không thay đổi ở cả hai chiều mua và bán.

Tại TP. Hồ Chí Minh, lúc 11h30, Mi Hồng niêm yết giá vàng miếng SJC cao nhất thị trường. Cụ thể, giá mua vào vàng miếng ở mức 119 triệu đồng còn giá bán ra là 122,2 triệu đồng mỗi/lượng.

Trong khi đó, tại Ngọc Thẩm, sau ba phiên liên tiếp giữ mặt bằng giá cao, giá vàng miếng tại thương hiệu này có xu hướng dịu lại. Tính đến 10h ngày 18/4, giá mua vàng miếng niêm yết ở mức 110 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra là 123 triệu đồng/lượng. 

Đối với chênh lệch giá mua/bán vàng miếng, các thương hiệu kinh doanh lớn như SJC, PNJ, DOJI, Bảo Tín Minh Châu và Mi Hồng vẫn giữ biên độ ở mức 3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, dù Ngọc Thẩm là thương hiệu duy nhất điều chỉnh giảm giá mua vào vàng miếng và giữ nguyên giá bán nhưng nhưng vẫn có mức chênh lệch cao nhất thị trường, lên tới 10 triệu đồng cho thấy độ rủi ro rất lớn đối với người mua.

Giaacute; vagrave;ng miếng tại caacute;c doanh nghiệp trong saacute;ng 18/4 Nguồn: VnEconomy tổng hợp từ caacute;c doanh nghiệp
Giá vàng miếng tại các doanh nghiệp trong sáng 18/4
Nguồn: VnEconomy tổng hợp từ các doanh nghiệp

Trong khi ba ngân hàng BIDV, Vietcombank và Agribank chưa cập nhật giá, VietinBank niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 120 triệu đồng/lượng và giá mua vào ở mức 117 triệu đồng/lượng. So với giá chốt phiên hôm qua (17/4), vàng miếng tại VietinBank tăng 2 triệu đồng/lượng đối với chiều bán và tăng 1,5 triệu đồng/lượng đối với chiều mua.

 

Tại thị trường New York, sau 2 phiên liên tiếp bật tăng mạnh, giá vàng giao ngay quay đầu giảm hơn 0,7% so với giá chốt phiên hôm qua (17/4), tương đương với mức giảm 24,1 USD/oz. Cập nhật lúc 10h ngày 18/4, giá vàng thế giới lùi về mốc 3326,3 USD/oz.

Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới phổ biến t ở mức 14,25 triệu đồng mỗi lượng. Tuỳ từng thương hiệu, giá vàng nhẫn “4 số 9” cao hơn giá vàng thế giới từ 10,75 triệu – 13,85 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, tại khu vực phía Nam, chênh lệch giữa giá vàng nhẫn tại Ngọc Thẩm và giá thế giới chỉ ở mức 8,25 triệu đồng mỗi lượng, thấp nhất so với các thương hiệu kinh doanh còn lại.

Trên thị trường vàng nhẫn, sau 9 phiên liên tiếp điều chỉnh tăng sốc, mở cửa phiên giao dịch sáng 18/4, các thương hiệu kinh doanh đồng loạt giữ nguyên hoặc giảm giá ở cả hai chiều mua và bán. Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải là hai thương hiệu duy nhất điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn.

Checirc;nh lệch giaacute; mua baacute;n vagrave;ng nhẫn tại caacute;c thương hiệu trong phiecirc;n 18/4 so với 17/4 Nguồn: VnEconomy tổng hợp
Chênh lệch giá mua bán vàng nhẫn tại các thương hiệu trong phiên 18/4 so với 17/4 Nguồn: VnEconomy tổng hợp

Cập nhật đến 10h ngày 18/4, tại Công ty SJC và PNJ vẫn duy trì giá mua vàng nhẫn ở mức 114 triệu đồng/lượng và giá bán là 117 triệu đồng/lượng, không thay đổi cả hai chiều mua và bán so với phiên hôm qua (17/4).

Biên độ giá mua/bán 114,5 triệu – 118 triệu đồng/lượng được niêm yết tại DOJI, giữ nguyên ở cả hai chiều.  Tương tự mức điều chỉnh trên, giá mua vào vàng nhẫn tại Phú Quý niêm yết ở mức 113,5 triệu – 116,5 triệu đồng/lượng

Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh giá vàng nhẫn. Hai thương hiệu này đồng loạt tăng 1,5 triệu đồng đối với cả hai chiều mua và bán so với phiên 17/4. Cập nhật lúc 10h ngày 18/4, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 116,5 triệu – 119,5 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Mạnh Hải cũng niêm yết giá vàng nhẫn tại 116,6 triệu – 119,6 triệu đồng/lượng (mua vào / bán ra). Khoảng cách giữa giá mua và giá bán tại hai thương hiệu này là 3 triệu đồng/lượng.

Tại khu vực phía Nam, mở cửa phiên sáng, Mi Hồng vẫn giữ nguyên giá mua/bán vàng nhẫn ở mức 113,5 triệu – 117 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tính đến 10h ngày 18/4, giá vàng nhẫn vẫn không thay đổi ở cả hai chiều so với lúc mở cửa phiên.

Ngọc Thẩm ghi nhận giá giao dịch thấp nhất so với mặt bằng chung. Cụ thể, giá mua vào niêm yết ở mức 108,5  triệu đồng/lượng và giá bán ra là 114 triệu đồng/lượng. So với giá chốt phiên 17/4, giá vàng nhẫn tại thương hiệu này giảm 500 nghìn đồng mỗi lượng đối với chiều mua trong khi chiều bán tăng 500 nghìn đồng mỗi lượng.

Đáng chú ý, dù là thương hiệu duy nhất điều chỉnh giảm giá mua vào vàng nhẫn nhưng Ngọc Thẩm ghi nhận biên độ chênh lệch giá mua/bán cao nhất, lên tới 5,5 triệu đồng/lượng.

-Phương Linh

]]>Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hộiS#225;ng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Ch#237;nh chủ tr#236; Phi#234;n họp Ch#237;nh phủ chuy#234;n đề ph#225;p luật lần thứ 2 trong th#225;ng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị tr#236;nh Quốc hội...Fri, 18 Apr 2025 05:06:34 GMT/thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-ve-5-du-an-luat-quan-trong-chuan-bi-trinh-quoc-hoi.htm/thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-ve-5-du-an-luat-quan-trong-chuan-bi-trinh-quoc-hoi.htmTiêu điểmSáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội...

Cùng dự cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến về 5 dự án luật gồm: (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; (2) Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); (3) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; (4) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; (5) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Các dự án luật này có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện quy hoạch phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển mới cho từng địa phương, khu vực; tăng cường phân cấp, phân quyền về quản lý tài chính cho các địa phương; "1 luật sửa 7 luật" để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi; thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và minh bạch; hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiệu quả, an toàn, phù hợp với thực tiễn.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Kỳ họp thứ 9, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội khóa XV 63 tài liệu, báo cáo, trong đó có 37 luật, nghị quyết quy phạm. Đây là số lượng văn bản lớn, quan trọng, có tác động sâu rộng.

Thời gian từ nay đến khai mạc Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội XV (dự kiến ngày 5/5/2025) không còn nhiều nhưng khối lượng công việc cần chuẩn bị rất lớn, nhiệm vụ rất nặng nề, phạm vi rộng, yêu cầu rất cao, tính chất rất phức tạp.

Từ đầu năm tới nay, Chính phủ đã tổ chức 4 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 24 dự án luật, nghị quyết quan trọng. Tuần trước, Chính phủ đã tổ chức họp chuyên đề pháp luật, xem xét, cho ý kiến đối với 6 dự án luật, nghị quyết.

Tuy nhiên, do yêu cầu công việc, hôm nay, Chính phủ tiếp tục tổ chức Phiên họp chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, để kịp thời cho ý kiến các dự án luật dự kiến trình thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.

Thủ tướng nhấn mạnh, phiên họp xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 5 dự án luật quan trọng nhằm tạo bước đột phá trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo ra động lực mới cho sự phát triển.

Với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa", đây là những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong bối cảnh tình hình diễn biến rất nhanh, đòi hỏi phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, đổi mới tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận để giải quyết vấn đề; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tháo gỡ vướng mắc về thể chế, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, cắt giảm thủ tục rườm rà, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, ai làm tốt nhất thì giao việc, tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa cho các địa phương, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát quyền lực, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành, theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Đồng thời, kiên quyết bỏ tư duy "không biết thì không quản, không quản được thì cấm, thực hiện "không biết thì không quản", những gì doanh nghiệp và người dân làm tốt hơn thì thiết kế quy định để người dân và doanh nghiệp làm; đẩy mạnh số hóa và bảo đảm an toàn, an ninh mạng để giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ trong trao đổi, thảo luận; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau, cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.

-Tiến Dũng

]]>