VnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiTạp chí kinh tế Việt Nam và Thế GiớiSat, 26 Apr 2025 09:35:39 GMThttps://media.vneconomy.vn/App_themes/images/logo.pngVnEconomy - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giớiVnEconomyMỹ - Trung “ông nói gà, bà nói vịt” về đàm phán thương mại#212;ng Trump khẳng định Mỹ - Trung đang đ#224;m ph#225;n thương mại, nhưng ph#237;a Trung Quốc một mực b#225;c bỏ th#244;ng tin n#224;y...Sat, 26 Apr 2025 09:35:39 GMT/my-trung-ong-noi-ga-ba-noi-vit-ve-dam-phan-thuong-mai.htm/my-trung-ong-noi-ga-ba-noi-vit-ve-dam-phan-thuong-mai.htmThế giớiÔng Trump khẳng định Mỹ - Trung đang đàm phán thương mại, nhưng phía Trung Quốc một mực bác bỏ thông tin này...

Trong một bài trả lời phỏng vấn được xuất bản vào hôm thứ Sáu (25/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nước này đang đàm phán thuế quan với Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc phủ nhận đang có đàm phán thương mại với Mỹ. Những tín hiệu không đồng nhất khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng hoang mang về khả năng xuống thang căng thẳng của thương chiến Mỹ - Trung, xung đột đang đe dọa gây suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ông Trump nói với tạp chí Time rằng đàm phán đang diễn ra và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi cho ông. Thông tin này một lần nữa được ông chia sẻ với các nhà báo đi cùng trên chuyên cơ Không lực 1 trong chuyến bay xuất phát từ Washington DC vào buổi sáng ngày thứ Sáu tới Rome để dự tang lễ của Giáo hoàng Francis, theo hãng tin Reuters.

NHỮNG TUYÊN BỐ TRÁI NGƯỢC

Phản hồi thông tin mà ông Trump đưa ra, đại sứ quan Trung Quốc tại Mỹ đăng lên mạng xã hội một tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này viết: “Trung Quốc và Mỹ hiện không có bất kỳ sự tham vấn hay đàm phán nào về thuế quan. Mỹ nên dừng việc gây hoang mang”.

Sau đó, trên chuyến bay tới Rome, ông Trump nói với các nhà báo rằng sẽ là một thắng lợi cho Mỹ nếu Trung Quốc mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ, và thuế quan có thể giúp mang lại kết quả như vậy. “Hãy để chúng tôi vào thị trường Trung Quốc. Điều đó sẽ thật tuyệt vời. Đó sẽ là một thắng lợi lớn”, ông chủ Nhà Trắng nói.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc cũng khẳng định rằng nước này hiện không có đàm phán thương mại với Mỹ. Sau đó cùng ngày, ông Trump bác bỏ tuyên bố đó của phía Trung Quốc, nói rằng hai nước đang đàm phán. “Họ mới có cuộc gặp vào sáng nay… Không quan trọng ‘họ’ cụ thể là ai, chúng tôi sẽ công bố sau. Nhưng họ có gặp sáng nay và chúng tôi đang gặp gỡ với phía Trung Quốc”, ông Trump nói.

Phát biểu ngày thứ Bảy (26/4), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng đối với việc Mỹ áp thuế quan lên hàng hóa nước này, Bắc Kinh tuân thủ các quy định quốc tế có liên quan, và sẽ đoàn kết với các quốc gia khác.

“Có một số quốc gia chỉ biết đến những ưu tiên của riêng họ, gây áp lực và đòi hỏi giao dịch cưỡng ép, kích động chiến tranh thương mại không vì một lý do gì, bộc lộ tính ích kỷ cực độ”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương phát biểu bên lền một hội nghị khu vực diễn ra ở Kazakhstan.

Những tuyên bố trái ngược từ Mỹ và Trung Quốc làm gia tăng sự bất định vốn dĩ đã cao xung quanh chính sách thuế quan của ông Trump, không chỉ gồm thuế quan nhằm vào Trung Quốc mà còn với cả hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Nhiều nước đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để có thể giảm bớt gánh nặng thuế quan mà ông Trump đã đưa ra kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, trong đó có kế hoạch thuế quan đối ứng.

Tuần này, các nhà đàm phán của chính quyền ông Trump được cho là đã có những cuộc thảo luận về vấn đề thương mại và thuế quan với quan chức đến từ hàng chục quốc gia tham dự chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington.

Một số quan chức Mỹ, gôm Bộ trưởng Bộ Tài chính Scott Bessent phát tín hiệu lạc quan về tốc độ đàm phán, nhưng giới chức một số nước tỏ quan điểm thận trọng hơn. Đoàn đàm phán thương mại của Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước đồng minh thân cận của Mỹ và được Mỹ ưu tiên đàm phán sớm, đều về nước mà chưa có thỏa thuận nào. Nhiều bộ trưởng tài chính dự sự kiện của IMF và WB bày tỏ lo ngại về tương lai kinh tế do tác động của thuế quan.

“Tôi ra về sau những cuộc gặp này với một cảm giác rõ ràng rằng mọi thứ đang mong manh và đang nguy cơ đối với việc làm, tăng trưởng và mức sống trên toàn thế giới. Các cuộc họp ở đây nhắc nhở tôi lý do tại sao chúng ta cần phải nỗ lực hết sức trong vài tuần và vài tháng tới để giảm bớt sự bất định đó”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland Páchal Donohoe nói với Reuters.

XUỐNG THANG CĂNG THẲNG

Hiện chưa rõ các bên có đi đến được thỏa thuận nào để tránh việc ông Trump áp trở lại thuế suất cao hơn của thuế đối ứng, dao động từ 11-50%, khi hết thời hạn tạm hoãn vào đầu tháng 7. Tuy nhiên, đã có một vài dấu hiệu của sự xuống thang căng thẳng.

Trung Quốc đã miễn một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ khỏi mức thuế quan cao ngất ngưởng 125% mà nước này áp lên hàng Mỹ để trả đũa thuế đối ứng 145% mà ông Trump áp lên hàng Trung Quốc. Một số tổ chức doanh nghiệp cho biết Bắc Kinh đã cho phép một số loại dược phẩm do Mỹ sản xuất được nhập khẩu vào nước này mà không bị áp thuế 125%.

Ngoài ra, một danh sách gồm 131 loại hàng hóa được cho là đang được xem xét miễn trừ thuế quan 125% đã được chuyển tới tay trong một số doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề ở Trung Quốc. Theo Reuters danh sách bao gồm vaccine, hóa chất và động cơ phản lực, nhưng Trung Quốc vẫn chưa có thông báo công khai về danh sách này.

Trong những ngày gần đây, chính quyền ông Trump cũng đã ra tín hiệu rằng họ đang tìm cách xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc. Tuần này, ông Bessent - nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Mỹ - nói rằng cả hai bên đều coi tình hình hiện tại là không thể chấp nhận được.

Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng vào ngày thứ Sáu, ông Trump cho biết ông đang tiến rất gần tới một thỏa thuận thương mại với Nhật Bản. Giới phân tích xem đàm phán thương mại Mỹ - Nhật là một “phép thử” cho đàm phán giữa Mỹ với các quốc gia khác. Một số chuyên gia dự báo ông Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sẽ công bố một thỏa thuận khi hai nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nền công nghiệp phát triển G7 ở Canada vào tháng 6 tới.

Ông Trump cũng nói với Time rằng ông đã có “200 thỏa thuận” và các thỏa thuận này sẽ được hoàn thiện trong 3-4 tuần tới, nhưng không cho biết cụ thể đó là những thỏa thuận gì. Ông cũng nói nếu sau 1 năm kể từ bây giờ, nếu Mỹ giữ được mức thuế quan từ 20-50%, ông sẽ coi đó là một “thắng lợi toàn diện”.

-An Huy

]]>Giao khoán đất lâm nghiệp còn nhiều bất cậpTrải qua 30 năm thực hiện giao kho#225;n đất l#226;m nghiệp với 3 Nghị định được ban h#224;ng theo từng thời kỳ, đ#227; thu h#250;t được c#225;c nguồn lực x#227; hội tham gia quản l#253; bảo vệ v#224; ph#225;t triển rừng. Tuy nhi#234;n, trong qu#225; tr#236;nh thực hiện vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vi phạm...Sat, 26 Apr 2025 06:46:38 GMT/giao-khoan-dat-lam-nghiep-con-nhieu-bat-cap.htm/giao-khoan-dat-lam-nghiep-con-nhieu-bat-cap.htmThị trườngTrải qua 30 năm thực hiện giao khoán đất lâm nghiệp với 3 Nghị định được ban hàng theo từng thời kỳ, đã thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vi phạm...

Ngày 25/4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Vụ Kinh tế ngành - Ban Chính sách chiến lược Trung ương, Tổ chức Forest Trends tổ chức hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp”. 

THU HÚT NGUỒN LỰC XÃ HỘI VÀO LÂM NGHIỆP

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết chính sách về giao khoán rừng, vườn cây, đất lâm nghiệp… lần đầu được ban hành tại Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

Sau đó, được thay thế bởi Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông lâm trường quốc doanh. Hiện nay là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

Ocirc;ng Nguyễn Quốc Trị:
Ông Nguyễn Quốc Trị: "Việc giao khoán đã làm chuyển biến tích cực trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp". Ảnh: Chu Khôi.

Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các Công ty lâm nghiệp trên toàn quốc đã thực hiện khoán gần 460.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý. Trong đó, giao khoán rừng, đất lâm nghiệp, vườn cây và mặt nước nuôi trồng thủy sản theo Nghị định số 01/CP chiếm tới 68%, theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP chiếm 29%, còn theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP chỉ khoảng 3% tổng diện tích giao khoán.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, việc giao khoán đã làm chuyển biến tích cực trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp, cơ bản đáp ứng mục tiêu huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là người dân địa phương tham gia cùng với các công ty lâm nghiệp Nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách giao khoán cũng còn bộc lộ những bất cập và hạn chế, đặc biệt là việc quản lý đất đai và rừng gắn với sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các Công ty nông, lâm nghiệp.

Vì vậy, ngày 2/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 103-KL/TW, trong đó chỉ đạo: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhất là văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng tài sản công để hoàn thành sớm việc sắp xếp, đổi mới và thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp. 

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khocirc;i. Chu Khocirc;i.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khôi. Chu Khôi.

Thông tin thêm, ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cho biết vừa qua, Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với nhiều đơn vị khác tổ chức nghiên cứu, xây dựng Báo cáo “Nghiên cứu,đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp”. Trong quá trình nghiên cứu, đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực địa tại 26 công ty lâm nghiệp (trong tổng số 169 công ty lâm nghiệp trên cả nước), đảm bảo tính đại diện vùng, địa phương (Bắc Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Gia Lai, Bình Định, Đồng Nai, Cà Mau).

Kết quả cho thấy 26 công ty lâm nghiệp này đang quản lý 292.632,47 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 290.008,19 ha. Có 21 công ty đã thực hiện giao khoán 121.722,59 ha, chiếm 41,59%. Trong đó: Khoán 50 năm chiếm 3,1%; khoán 20 năm chiếm 28,04%; khoán theo chu kỳ sản xuất của cây trồng chiếm 8,13%; khoán theo công đoạn sản xuất chiếm 8,18%; khoán hằng năm chiếm 52,51%.

Hầu hết cán bộ quản lý và người dân được phỏng vấn, cho biết chính sách khoán đất lâm nghiệp đã thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên đất khoán; tạo ra nhiều mô hình trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp hiệu quả trên diện tích khoán.

NHIỀU BẤT CẬP, NẢY SINH NHỮNG VI PHẠM

Mặc dù vậy, ông Tiến nêu lên nhiều vấn đề bất cập, vi phạm nảy sinh trong vấn đề giao khoán đất rừng. Theo đó, Nghị định 135/2005/NĐ-CP cho phép hộ nhận khoán được "làm nhà ở để trông nom khu rừng nhận khoán", "được làm lán trại tạm thời để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản xuất...". Tuy nhiên, công tác quản lý diện tích khoán của các đơn vị chủ rừng chưa chặt chẽ đã dẫn đến rất nhiều hộ nhận khoán tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất nhận khoán.

Nhiều hợp đồng khoán đã xác lập có nhiều nội dung không chặt chẽ, chưa
đảm bảo về mặt pháp lý, gây khó khăn, hoặc không xử lý được khi hộ nhận khoán vi phạm hợp đồng. Quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán rừng chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc phân định trách nhiệm nếu xảy ra sai phạm.

Bên cạnh đó, chưa có chế tài quy định xử lý trách nhiệm đối với cộng đồng, nhóm hộ, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng khi để xảy ra vi phạm pháp luật trên diện tích được giao khoán. Những diện tích khoán có diện tích đất nông nghiệp và nương rẫy xen lẫn với rừng tạo ra khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao. Việc xử lý tài sản trên đất (cây trồng, nhà ở, nhà tạm, sân phơi, giếng đào…) khi thanh lý hợp đồng, thu hồi diện tích khoán còn lúng túng, không biết theo quy định nào, cơ quan nào định giá tài sản…

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khocirc;i.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Chu Khôi.

Trước những bất cập trên, ông Nguyễn Văn Tiến kiến nghị cần điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách theo hướng: Với diện tích đã giao/cho thuê quyền quản lý sử dụng đất cho công ty thì để công ty chủ động thực hiện các biện pháp kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đối với công tác khoán, đề nghị nhà nước hướng dẫn khung chính sách, còn phương thức khoán, nội dung khoán, quyền, nghĩa vụ của các bên và vai trò trách nhiệm của công ty, của hộ nhận khoán, phương thức ăn chia, xử lý vi phạm… do công ty và hộ nhận khoán thỏa thuận và thực hiện theo quy định của Luật Dân sự.

“Cơ quan quản lý cần tăng cường thanh, kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện về quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý các trường hợp tranh chấp hợp đồng khoán, cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư sai quy định và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Đồng thời, lập phương án quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp khi trả về địa phương gắn với chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội”, ông Tiến đề xuất.

Ở góc độ cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản được sản xuất trên các diện tích đất lâm nghiệp, ông Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trends), cho hay Quy định chống mất rừng của EU (EURD) có hiệu lực từ đầu năm 2026, các mặt hàng gỗ, cà phê, cao su trồng trên các diện tích đất lâm nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và phải tuân thủ những quy định pháp luật về lâm nghiệp. Các loại cây hàng hóa trồng trên diện tích xâm lấm vào các diện tích rừng từ thời điểm cuối năm 2020 trở lại đây sẽ không có cơ hội tiếp cận thị trường EU.

“Những tồn tại trong khâu sử dụng đất, giao khoán đất của các công ty lâm nghiệp, cho thấy các thách thức trong việc tiếp cận thị trường này trong tương lai đối với các mặt hàng được sản xuất trên các diện tích đất lâm nghiệp hiện nay”, ông Phúc cảnh báo.

 
 
Giao khoán đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập - Ảnh 1
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Chủ tịch Hội chủ rừng Việt Nam. Ảnh: Chu Khôi.

"Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng với các tỉnh cần tạo hành lang pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính để các công ty nông lâm nghiệp chuyển đất lâm nghiệp về địa phương. Các địa phương cần tập trung hoàn thành kiểm kê đất lâm nghiệp, giải quyết dứt điểm các diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm. Địa phương phải xử lý, giải quyết các trường hợp cấp trùng; tiến hành xây dựng phương án quản lý, giao và sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Kết luận hội thảo, ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cho biết từ giờ đến cuối năm, ngành lâm nghiệp sẽ xây dựng một Nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc trong lâm nghiệp, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn mà muốn cần xử lý nhanh.

Do đó, những đề xuất từ hội thảo này được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp Việt Nam.

-Chu Khôi

]]>TP.HCM kiểm tra quy mô lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡngLi#234;n quan đến vụ ph#225;t hiện gần 600 sản phẩm sữa giả g#226;y x#244;n xao dư luận gần đ#226;y, Sở An to#224;n thực phẩm TP.HCM đ#227; khẩn trương triển khai đợt kiểm tra quy m#244; lớn tại c#225;c cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa v#224; thực phẩm dinh dưỡng tr#234;n địa b#224;n th#224;nh phố…Sat, 26 Apr 2025 06:45:25 GMT/tp-hcm-kiem-tra-quy-mo-lon-cac-co-so-san-xuat-kinh-doanh-sua-va-thuc-pham-dinh-duong.htm/tp-hcm-kiem-tra-quy-mo-lon-cac-co-so-san-xuat-kinh-doanh-sua-va-thuc-pham-dinh-duong.htmDân sinhLiên quan đến vụ phát hiện gần 600 sản phẩm sữa giả gây xôn xao dư luận gần đây, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã khẩn trương triển khai đợt kiểm tra quy mô lớn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡng trên địa bàn thành phố…

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, với chuyên đề “Sữa chế biến, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt”.

Chiến dịch kiểm tra lần này sẽ tập trung vào các nhóm sản phẩm được đánh giá có nguy cơ cao như sữa chế biến, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt. Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, phân phối và kinh doanh các loại sản phẩm nói trên.

Các nội dung kiểm tra bao gồm cả yếu tố pháp lý và kỹ thuật như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), hồ sơ công bố hoặc tự công bố sản phẩm, nhãn mác, nguồn gốc nguyên liệu, hóa đơn mua bán và hồ sơ nhập khẩu (nếu có).

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC hay FSSC 22000… cũng sẽ được rà soát để đánh giá mức độ tuân thủ. Những cơ sở có hoạt động quảng cáo sản phẩm phải cung cấp hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo theo đúng quy định pháp luật.

Đáng chú ý, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành lấy mẫu tại chỗ đối với các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về chất lượng hoặc an toàn thực phẩm. Các mẫu này sẽ được gửi đến các đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.

Đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh, đợt kiểm tra này nhằm tăng cường công tác quản lý, kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng – nhất là trong bối cảnh các sản phẩm sữa và dinh dưỡng đang được sử dụng phổ biến cho trẻ em, người bệnh và người cao tuổi.

Bên cạnh công tác kiểm tra chất lượng sữa, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng thực phẩm kém chất lượng khác trên thị trường.

Trước hết sẽ rà soát và đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo tính minh bạch và khả năng truy cứu khi xảy ra vi phạm.

Sau đó, Sở sẽ tăng cường hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đồng thời giúp người tiêu dùng trang bị kiến thức để nhận biết và lựa chọn thực phẩm an toàn.

Ngành chức năng cũng khuyến khích người dân chủ động phản ánh các dấu hiệu vi phạm qua đường dây nóng, góp phần phát huy vai trò giám sát từ cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

-Hẳng Nguyễn

]]>Thị trường nội địa là “phao cứu sinh” nhưng không phải lời giải bài toán thuế quan của ngành gỗĐại diện ng#224;nh gỗ nhận định: quot;D#249; l#224; sự hỗ trợ kh#244;ng thể thiếu cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại to#224;n cầu nhiều biến động, song thị trường trong nước chưa đủ quy m#244; để b#249; đắp cho hoạt động xuất khẩuquot;...Sat, 26 Apr 2025 02:17:51 GMT/thi-truong-noi-dia-la-phao-cuu-sinh-nhung-khong-phai-loi-giai-bai-toan-thue-quan-cua-nganh-go.htm/thi-truong-noi-dia-la-phao-cuu-sinh-nhung-khong-phai-loi-giai-bai-toan-thue-quan-cua-nganh-go.htmThị trườngĐại diện ngành gỗ nhận định: "Dù là sự hỗ trợ không thể thiếu cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, song thị trường trong nước chưa đủ quy mô để bù đắp cho hoạt động xuất khẩu"...

Phát biểu tại tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức ngày 25/4,  Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam Ngô Sỹ Hoài cho biết trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh căng thẳng thương mại như hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ coi thị trường trong nước như là "phao cứu sinh", bù đắp cho lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội gỗ và Lâm sản đánh giá dù là một giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp, song thị trường trong nước còn có quy mô nhỏ và không đủ tiềm năng lợi nhuận để bù đắp cho hoạt động xuất khẩu của cả ngành gỗ Việt Nam. 

Ocirc;ngnbsp;Ngocirc; Sỹ Hoagrave;i mong muốn Chiacute;nh phủ đẩy mạnh đagrave;m phaacute;n với Mỹ để sớm coacute; một thỏa thuận thương mại phugrave; hợp.
Ông Ngô Sỹ Hoài mong muốn Chính phủ đẩy mạnh đàm phán với Mỹ để sớm có một thỏa thuận thương mại phù hợp.

Theo ước tính của ngành gỗ, thị trường nội địa hiện có quy mô 5 tỷ USD. Trong 5 năm nữa, thị trường có thể có thể tăng gấp đôi lên 10 tỷ USD. Trong khi đó, vào năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đã đạt 16,25 tỷ USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm tới 56%.

“Chúng tôi không sao nhãng, bỏ quên thị trường trong nước, mà chỉ vì thị trường này quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, không như khách hàng Mỹ vốn dùng sản phẩm đồng loạt, người Việt chỉ thích sản phẩm "may đo" và không thích mua những thứ có sẵn”, ông Hoài nêu thực tế.

Mặc dù vậy, trong số 340 làng nghề gỗ ở các vùng nông thôn, đã có có nhiều làng nghề bắt đầu tham gia đấu thầu cung cấp sản phẩm nội thất gỗ cho các dự án chung cư trong thành phố.

Ông Hoài nhận định những doanh nghiệp vừa xuất khẩu và khai thác thị tương trong nước có thể sống sót qua những cơn địa chấn như này. Mặc dù vậy, đa số các doanh nghiệp trong ngành gỗ đều xuất khẩu mô-đun sang Mỹ với nhiều container lớn.

Do đó, ông Hoài mong muốn Chính phủ đẩy mạnh đàm phán với Mỹ để sớm có một thỏa thuận thương mại phù hợp, giúp các doanh nghiệp ngành gỗ yên tâm hoạt động. 

Toagrave;n cảnhnbsp;tọa đagrave;m
Toàn cảnh tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" vào hôm 25/4.

“Hiện các doanh nghiệp gỗ trông đợi vào việc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, đồng thời cũng trông đợi vào sự "nương tay" của chính quyền Mỹ. Chúng tôi coi mình như một đoàn người leo núi, có những lúc cần dừng lại và nhìn lại sau lưng mình, để từ đó định vị lại, tìm đường đi tiếp”, ông phát biểu tại tọa đàm.

Không chỉ doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam phụ thuộc thị trường Mỹ, nhưng ngược lại, gần 40% sản phẩm nội thất mà Mỹ nhập khẩu từ các nguồn trên thế giới đến từ Việt Nam. Hầu hết các nội thất của các bất động sản Mỹ có giá trị từ 200.000-500.000 USD hầu hết đến từ Việt Nam.

Cũng tại tọa đàm, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán VPS, cho biết các doanh nghiệp trên sân nhà cần chú ý nhiều hơn để đáp ứng tham vọng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phải nghĩ đến câu chuyện cổ phần hóa và niêm yết, tăng cường quan hệ nhà đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng hoạt động nâng cao hình ảnh thương hiệu.

“Trong quá trình thương mại điện tử, cần thu hút thương hiệu mạnh của Việt Nam để người tiêu dùng chú ý hơn, nâng cao khả năng tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần hướng đến khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng, thì tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tốt hơn, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên sân nhà”, ông Khánh đề xuất.

-Việt An

]]>Tăng cường hợp tác phát triển năng lượng xanh Việt Nam - ASEAN - Trung QuốcTrong bối cảnh cần bổ sung nguồn năng lượng sạch để ho#224;n th#224;nh mục ti#234;u tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030, ngo#224;i đầu tư v#224;o nội lực, Việt Nam cũng cần tăng cường kết nối với c#225;c nước ASEAN v#224; Trung Quốc...Fri, 25 Apr 2025 08:55:21 GMT/tang-cuong-hop-tac-phat-trien-nang-luong-xanh-viet-nam-asean-trung-quoc.htm/tang-cuong-hop-tac-phat-trien-nang-luong-xanh-viet-nam-asean-trung-quoc.htmThị trườngTrong bối cảnh cần bổ sung nguồn năng lượng sạch để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030, ngoài đầu tư vào nội lực, Việt Nam cũng cần tăng cường kết nối với các nước ASEAN và Trung Quốc...

Phát biểu tại Diễn đàn quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN năm 2025 (VCAE IF 2025), ngày 24/4, ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho biết trong bối cảnh hiện nay, ngành năng lượng Việt Nam phải đảm bảo cả mục tiêu tăng trưởng cao (GDP 8% năm 2025, trên 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030), đáp ứng an ninh năng lượng lẫn mục tiêu chuyển dịch sang năng lượng xanh, sạch và giảm phát thải khí nhà kính phù hợp xu thế quốc tế.

Điều này đã được thể hiện thông qua việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện 8 điều chỉnh), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/4/2025. 

Theo đó, phương án phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo, chưa tính thủy điện, đạt tỷ lệ 28% - 36% tổng công suất điện vào năm 2030, tương ứng với khoảng 75,500 MW - 122,200 MW và định hướng tăng lên 74-75% tổng công suất vào năm 2050, tương ứng với khoảng 497,900 MW - 535,240 MW. 

Bên cạnh thách thức phát triển nhanh chóng về năng lượng tái tạo, Việt Nam còn đứng trước một thách thức nữa là tình trạng cơ sở hạ tầng lưới điện và thiết bị truyền tải thiết yếu chưa đáp ứng được mức tăng trưởng kinh tế, cũng như có tính bền vững. Chính vì vậy, Việt Nam phải mở rộng chuỗi cung ứng lưới điện và tăng cường kết nối với các nước ASEAN và Trung Quốc.

Ocirc;ng Tạ Đigrave;nh Thi, Phoacute; chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Cocirc;ng nghệ vagrave; Mocirc;i trường của Quốc hội.
Ông Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Theo ông Thi, Trung Quốc là quốc gia có thế mạnh về phát triển các nguồn năng lượng sạch, đã và đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các nguồn năng lượng phi carbon. Đồng thời, nước này cũng đang cải tiến việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch để vừa bảo đảm nguồn năng lượng ổn định, vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường khắt khe. 

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang là một trong những quốc gia nổi bật về phát triển năng lượng tái tạo, cũng như sở hữu chuỗi cung ứng vượt trội về năng lượng mặt trời đang tác động sâu rộng tới tăng trưởng trong khu vực.

Đối với các nước ASEAN, ông Thi cho biết cũng đang có những mục tiêu tăng trưởng tối đa về năng lượng tái tạo và hướng tới mục tiêu kỳ vọng về phát triển xanh sạch, phù hợp với tiềm năng và định hướng của mình trên cơ sở tìm kiếm sự cân bằng tăng trưởng kinh tế với nhu cầu cấp thiết về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh rằng Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025 là sự kiện tiếp nối chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là cơ hội để các nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia năng lượng Việt Nam, Trung Quốc cùng các nước ASEAN chia sẻ cách tiếp cận hỗ trợ chính sách và đầu tư, trao đổi công nghệ tiên tiến, công nghệ thông minh, kinh nghiệm quản lý và kết nối tiềm năng.

Diễn đàn hy vọng sẽ mở ra tương lai khai thác cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển ngành năng lượng, cũng như đưa quan hệ hợp tác năng lượng Việt Nam, Trung Quốc,  ASEAN phát triển vượt trội. 

“Tôi tin rằng với các chính sách, khoản đầu tư và tiến bộ công nghệ phù hợp, mỗi nước có thể xây dựng tương lai năng lượng bền vững với giá cả phải chăng cho các nhóm đối tượng gồm những người dân khác nhau”, ông Thi khẳng định.

Về phần mình, ông Dương Côn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm thường trực Hội đồng Điện lực Trung Quốc, cho biết tiến trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu đang được đẩy mạnh, năng lượng xanh đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của thế giới.

Trung Quốc từ lâu đã cam kết thúc đẩy tối ưu hóa và nâng cấp cơ cấu năng lượng, phát triển mạnh mẽ năng lượng xanh và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong chuyển đổi xanh, đổi mới khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.

Theo đó, trong năm 2024, các doanh nghiệp điện lực chủ chốt của Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tổng cộng 5,72 tỷ USD, với 51 dự án, trong đó 25,5% là tại các quốc gia ASEAN.

"Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng - điện lực giữa Trung Quốc và Việt Nam không chỉ là trụ cột then chốt trong kết nội hạ tầng năng lượng, mà còn là minh chứng sinh động cho việc xây dựng cộng đồng cùng chia sẻ tương lai nhân loại", ông Dương Côn nhấn mạnh.

-Việt An

]]>Sự trỗi dậy của ngành sản xuất Trung QuốcV#224;o năm 1980, sản lượng sản xuất của Trung Quốc chỉ l#224; gần 134 tỷ USD. Con số n#224;y tăng l#234;n gần 4,8 ngh#236;n tỷ USD v#224;o năm 2023, tương đương mức tăng gần 3.500%...Fri, 25 Apr 2025 07:30:00 GMT/su-troi-day-cua-nganh-san-xuat-trung-quoc.htm/su-troi-day-cua-nganh-san-xuat-trung-quoc.htmThế giớiVào năm 1980, sản lượng sản xuất của Trung Quốc chỉ là gần 134 tỷ USD. Con số này tăng lên gần 4,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng gần 3.500%...

Lâu nay, thế giới vẫn quan niệm Trung Quốc là trung tâm sản xuất lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trên thực tế, trước năm 2009, Mỹ vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng sản xuất toàn cầu.

Sự trỗi dậy của ngành sản xuất Trung Quốc - Ảnh 1

Vào năm 1980, sản lượng sản xuất của Trung Quốc chỉ là gần 134 tỷ USD. Con số này tăng lên gần 4,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng gần 3.500%. Trong giai đoạn hơn 4 thập kỷ này, tỷ trọng trong sản xuất toàn cầu của Trung Quốc tăng từ 5% lên gần 30%. Trong khi đó, tỷ trọng của Mỹ giảm từ 21% xuống còn 17%.

Năm 2001, khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tỷ trọng này của Trung Quốc chỉ là khoảng 7%, trong khi của Mỹ là 28%. Việc gia nhập WTO mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với thế giới, từ đó nhanh chóng thay đổi vị thế, đưa quốc gia này trở thành "công xưởng của thế giới".

-Đức Anh

]]>Nghệ An sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sảnTheo UBND tỉnh Nghệ An việc đưa c#225;c mỏ ra đấu gi#225; nhằm khai th#225;c hiệu quả nguồn t#224;i nguy#234;n kho#225;ng sản tr#234;n địa b#224;n tỉnh, tăng nguồn thu cho ng#226;n s#225;ch nh#224; nước...Fri, 25 Apr 2025 07:00:42 GMT/nghe-an-sap-dau-gia-10-mo-khoang-san.htm/nghe-an-sap-dau-gia-10-mo-khoang-san.htmBất động sảnTheo UBND tỉnh Nghệ An việc đưa các mỏ ra đấu giá nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước...

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 1122/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đối với 10 khu vực mỏ khoáng sản tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp và thị xã Hoàng Mai.

Các khu vực mỏ này đều chưa có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng. Dự kiến trong quý II năm 2025, sẽ tổ chức đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, với phương thức trả giá lên.

Cụ thể, mỏ đất san lấp DSL thôn 22, tại xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, diện tích 9,15ha; mỏ cát Thượng Tân Lộc, tại xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn, diện tích 4,38ha; huyện Thanh Chương có 3 mỏ cát, gồm: mỏ cát sỏi bãi bồi Sông Lam Đồng Văn 1, tại xã Đồng Văn, diện tích 25,6ha; mỏ cát sỏi bãi bồi Sông Lam tại xóm Lam Hồng, xã Ngọc Sơn, diện tích 31,6ha; mỏ cát sỏi bãi bồi Sông Lam tại xóm Lộc Xuân, xã Đồng Văn, diện tích 15,4ha.

Mỏ đá vôi Nghĩa Hoàn, tại xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, diện tích 7,6ha. Riêng khu vực huyện Quỳ Hợp có 4 khu vực mỏ, gồm: mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường Châu Lộc 2, tại xã Châu Lộc, diện tích 9,7ha; mỏ đá hoa trắng (ốp lát) Thung Chuối 2, tại xã Châu Hồng, diện tích 3,6ha; mỏ đá hoa trắng (ốp lát) Liên Hợp 1, tại xã Liên Hợp, diện tích 6,7ha; mỏ đá hoa trắng (ốp lát) Bản Ích, tại xã Châu Lộc, diện tích 8,7ha. 

Theo UBND tỉnh Nghệ An, việc đấu giá nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu phát triền bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đồng thời, góp phần hạn chế tối đa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường và gây mất an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. 

Liên quan đến quản lý các mỏ khoáng sản trên địa bàn, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 1098/QĐ-UBND thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi. 

Đoàn liên ngành sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, đất đai, môi trường, chấp hành thiết kế mỏ, an toàn lao động, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế và pháp luật khác có liên quan của các doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra. Niên độ kiểm tra từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm kiểm tra.

Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt; có quyền yêu cầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan làm việc và cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.

Đồng thời, Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.

Sẽ có 53 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi đứng chân trên địa bàn các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa được Đoàn liên ngành kiểm tra.

-Nguyễn Thuấn

]]>Sau vòng đàm phán đầu tiên, Hàn Quốc kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với MỹD#249; lạc quan sau cuộc gặp, kh#244;ng b#234;n n#224;o đưa ra th#244;ng tin chi tiết về c#225;c lĩnh vực c#243; thể đạt được thỏa thuận...Fri, 25 Apr 2025 03:45:00 GMT/sau-vong-dam-phan-dau-tien-han-quoc-ky-vong-som-dat-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.htm/sau-vong-dam-phan-dau-tien-han-quoc-ky-vong-som-dat-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.htmThế giớiDù lạc quan sau cuộc gặp, không bên nào đưa ra thông tin chi tiết về các lĩnh vực có thể đạt được thỏa thuận...

Seoul và Washington đã nhất trí vạch ra một gói thỏa thuận nhằm dỡ bỏ thuế quan mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa Hàn Quốc trước khi hết thời hạn tạm hoãn thuế đối ứng vào tháng 7 - giới chức Hàn Quốc cho biết sau vòng đàm phán thương mại đầu tiên.

Bên phía Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Scott Bessent cho biết nước này và Hàn Quốc đã có một cuộc gặp “rất thành công” vào ngày 24/4. “Chúng tôi có thể đang đi nhanh hơn những gì tôi đã nghĩ, và chúng tôi sẽ thảo luận các thuật ngữ kỹ thuật sớm nhất vào tuần tới”, ông Bessent nói với các nhà báo.

Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Hàn đầu tiên diễn ra dưới sự chủ trì của ông Bessent, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Anh Duk-geun.

Dù lạc quan sau cuộc gặp, không bên nào đưa ra thông tin chi tiết về các lĩnh vực có thể đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng nước này đã đề nghị Mỹ miễn thuế quan đối ứng và thuế quan áp theo từng ngành hàng, đồng thời đề nghị hai bên hợp tác về đóng tàu và năng lượng, cũng như giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại.

“Trong cuộc họp, hai nước đã đạt được nhất trí chung về khuôn khổ cho các cuộc thảo luận trong tương lai”, ông Ahn nói với báo giới sau vòng đàm phán đầu tiên. “Chúng tôi cũng đã nhất trí tổ chức các cuộc gặp ở cấp công tác vào tuần tới để xác định phạm vi và cấu trúc của các vòng đàm phán cấp cao tiếp theo, với mục tiêu đưa ra một thỏa thuận trước ngày 8/7”.

Ông Choi cho biết sau các cuộc gặp tại Mỹ, hai bên sẽ tiến hành vòng đàm phán tiếp theo tại Hàn Quốc vào ngày 15-16/5, với ông Greer dẫn đầu phái đoàn Mỹ. “Thảo luận sẽ tập trung vào 4 nội dung chính gồm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, an ninh kinh tế, hợp tác đầu tư và chính sách tiền tệ”, ông Choi cho hay.

Theo hãng tin Reuters, vòng đầu tiên của đàm phán thương mại Mỹ - Hàn diễn ra trong bối cảnh ông Bessent và các quan chức cấp cao khác của chính quyền ông Trump bận rộn gặp gỡ với giới chức nhiều quốc gia khác để thảo luận về vấn đề thuế quan bên lề chuỗi sự kiện mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra ở Washington.

Hàn Quốc, nước bị ông Trump áp thuế đối ứng 25%, là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động đàm phán thương mại với Mỹ. Nhật Bản - một đồng minh thân cận khác của Mỹ ở châu Á - đã bắt đầu đàm phán vào tuần trước và có vòng đàm phán thứ hai vào ngày 24/4.

Theo ông Choi, trong cuộc gặp vừa rồi với giới chức Mỹ, phía Hàn Quốc tập trung đặc biệt vào lĩnh vực ô tô - lĩnh vực chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ thuế quan của Mỹ. Ông cũng cho biết Bộ Tài chính Hàn Quốc và Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc thảo luận riêng về chính sách tiền tệ.

Ông Choi nói với các phóng viên Hàn Quốc rằng không có đề cập nào đến vấn đề chi phí quốc phòng trong vòng đàm phán này. Trước đây, ông Trump đã nói rằng việc chia sẻ chi phí duy trì sự quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc sẽ là một phần của đàm phán thương mại với Hàn Quốc. Nhưng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chi phí quốc phòng là một vấn đề riêng và sẽ không được bàn đến trong đàm phán thương mại.

Ông Ahn cho biết hai bên không đề cập đến việc đàm phán lại thỏa thuận thương mại tự do song phương Mỹ - Hàn ký kết vào năm 2007.

Phía Hàn Quốc cũng đề nghị Washington thấu hiểu rằng tiến trình đàm phán thương mại song phương có thể bị ảnh hưởng bởi “lịch trình chính trị” - có thể hàm ý là cuộc bầu cử sớm sắp diễn ra vào ngày 3/6 tại Hàn Quốc để bầu tổng thống mới sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất.

Giới chuyên gia cho rằng Hàn Quốc khó có thể đưa ra bất kỳ cam kết chắc chắn nào về các dự án năng lượng và chi phí quốc phòng chừng nào nước này còn đang được lãnh đạo bởi một quyền tổng thống. Theo dự kiến, Mỹ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về an ninh năng lượng ở Alaska vào tháng 6 và tại sự kiện đó, Washington hy vọng giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đưa ra cam kết đối với một dự án khí đốt hóa lỏng (LNG) ở bang Alaska - nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters ngày 24/4.

-An Huy

]]>Kỳ vọng sức mua tăng 20 - 30% trong dịp lễ 30/4Để đạt mục ti#234;u tăng trưởng 12%,#160;ng#224;nh b#225;n lẻ#160;cần th#234;m động lực từ ch#237;nh s#225;ch giảm 2% thuế VAT đến c#225;c chiến dịch khuyến mại quy m#244; lớn. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem l#224; quot;c#250; chạy đ#224;quot; quan trọng gi#250;p th#250;c đẩy sức mua...Fri, 25 Apr 2025 02:17:32 GMT/ky-vong-suc-mua-tang-20-30-trong-dip-le-30-4.htm/ky-vong-suc-mua-tang-20-30-trong-dip-le-30-4.htmTiêu & DùngĐể đạt mục tiêu tăng trưởng 12%, ngành bán lẻ cần thêm động lực từ chính sách giảm 2% thuế VAT đến các chiến dịch khuyến mại quy mô lớn. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là "cú chạy đà" quan trọng giúp thúc đẩy sức mua...

Theo tính toán của các nhà bán lẻ, sức mua của người tiêu dùng đã cải thiện đáng kể trong quý 1/2025, với giá trị giỏ hàng vào khoảng 320.000 - 360.000 đồng. Bước sang quý 2, mục tiêu của các doanh nghiệp là nâng sức mua của người tiêu dùng lên 15 - 20%, nâng giá trị giỏ hàng lên khoảng 400.000 - 420.000 đồng.

Tại nhiều siêu thị nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai, từ giảm giá 10%, 30%... đến giảm 50%; mua hàng kèm quà tặng... Sức mua của người tiêu dùng dịp lễ năm nay được dự đoán tăng 20 - 30% so với ngày thường. Các nhà bán lẻ cho biết, đã chủ động tăng lượng hàng dự trữ, đồng thời mở rộng thời gian khuyến mãi kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương TP.HCM, cho biết: "Đợt nghỉ lễ dài sắp tới Sở Công Thương đảm bảo cung cấp hàng hoá thiết yếu đủ cho người dân thành phố. Vận động các hệ thống phân phối tăng cường xúc tiến thương mại, các hoạt động khuyến mại để tăng sức mua. Kỳ vọng sức mua quý 2 tăng hơn quý 1 khoảng 10%".

SIÊU THỊ ĐÓN ĐẠI LỄ

Từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã nghĩ cách để thu hút người dân đến mua sắm. Chẳng hạn hệ thống siêu thị Winmart khởi động chương trình “Ưu đãi cực hời - Vui lễ thảnh thơi” giảm giá lên tới 50%, mua 1 tặng 1, tặng quà kèm theo khi mua các sản phẩm thiết yếu, sản phẩm đặc trưng mùa lễ hội như: đồ uống, thực phẩm chế biến sẵn hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân phục vụ du lịch.

Kỳ vọng sức mua tăng 20 - 30% trong dịp lễ 30/4 - Ảnh 1

Cũng từ những ngày đầu tháng 4, hệ thống Saigon Co.op tổ chức lễ hội hàng hợp tác xã. Theo đó, Co.opmart, Co.opXtra trưng bày hơn 1.000 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý từ TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Đăk Nông, Phú Quốc, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên... được giảm giá 30 - 50%. Thêm vào đó, các loại trái cây OCOP 4 sao như xoài cát Cần Giờ, mãng cầu Tây Ninh, rau củ Đà Lạt... giảm giá đến 20%.

Chào đón mùa hè, siêu thị Co.op Mart cũng triển khai chương trình “Mở tiệc mừng lễ - Giá giảm bao mê”. Ưu đãi giảm giá cho các món ăn dành cho bữa tiệc tại gia. Thông qua chương trình khuyến mại “Bàn tiệc tươi ngon - Tưng bừng đón lễ”, luân phiên giảm giá 15 - 20% cho các thực phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày. Song song, Saigon Co.op còn có cả chương trình khuyến mãi online lên đến 50% cho nhóm thực phẩm công nghệ, hóa phẩm, đồ dùng, may mặc, hàng nhãn riêng Co.op.

Tương tự, hệ thống siêu thị Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “1 lựa chọn 1.000 lợi ích” với nhiều ưu đãi độc quyền từ các nhãn hàng riêng chất lượng của Lotte Mart. Chương trình khuyến mãi này mang đến cho khách hàng cơ hội mua sắm nhiều sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất. Choice L giảm đến 40% nhiều sản phẩm như: khăn ướt, xúc xích, bột giặt, dầu, hạt điều, bánh cookie, trà đào, ngũ cốc, snack gạo...

Trong khi đó, ghi nhận tại chuỗi siêu thị Kingfoodmart cho thấy, loạt sản phẩm hàng tiêu dùng đang được giảm phổ biến từ 8 - 40% theo giá niêm yết. Chẳng hạn dầu đậu nành Meizan giảm 40%, xuống còn 79.900 đồng/chai 2 lít; gạo thơm ST25 giảm 32%, còn 129.000 đồng/túi loại 5kg, trứng gà ta Ba Huân giảm 18%, còn 23.000 đồng/hộp 6 quả…

Kỳ vọng sức mua tăng 20 - 30% trong dịp lễ 30/4 - Ảnh 2

THÚC ĐẨY SỨC MUA

Ngày 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện 47 về giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Trong đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, địa phương có giải pháp tăng kết nối, kích cầu tiêu dùng nội địa.

Công điện được ban hành trong bối cảnh trụ cột xuất khẩu chịu áp lực từ các biến động thuế quan. Do đó, khu vực dịch vụ - hiện chiếm 43,44% cơ cấu GDP - trở thành động lực quan trọng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8%.

Tại "Hội nghị về các giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng", đại diện Bộ Tài chính đánh giá tâm lý tiêu dùng còn thận trọng dù các dấu hiệu kinh tế vĩ mô tiến triển tốt. Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho rằng nếu ngành bán lẻ "không có đột phá thì khó đạt mục tiêu tăng trưởng 12%". Bộ này đang thu thập các đề xuất để hoàn thiện đề án kích cầu tiêu dùng nội địa, dự kiến trình trước 30/4.

Ông Trần Hữu Linh cho rằng các địa phương cần tăng tần suất khuyến mại nhân các ngày lễ lớn, đồng thời đổi mới Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, các chương trình kết nối cung - cầu, bình ổn thị trường sẽ giúp tạo hiệu ứng và niềm tin cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, năm nay có nhiều dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn cùng với kỳ nghỉ dài là điểm thuận lợi khuyến khích người dân tiêu dùng, mua sắm hàng hóa.

Việc khai thác tốt thị trường nội địa có thể giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Hiện cả nước có 1.241 siêu thị, 254 trung tâm thương mại. Hơn 10 thương hiệu của các nhà phân phối đến từ châu Âu và châu Á đã đầu tư xây dựng cơ sở ở Việt Nam như: Lotte, Central Group, TCC Group, Aeon, Circle K, KMart, Auchan, Family Mart…). Toàn quốc đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại hầu hết các địa phương.

Kỳ vọng sức mua tăng 20 - 30% trong dịp lễ 30/4 - Ảnh 3

Về phía doanh nghiệp, các nhà bán lẻ cho rằng chiến lược bán lẻ đa kênh, kết hợp giữa kênh trực tuyến (thương mại điện tử, mạng xã hội, livestream) và trực tiếp (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) đã trở thành động lực chính thúc đẩy sức mua. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Siêu thị GO! Thăng Long, chia sẻ doanh nghiệp bán lẻ nên xây dựng chiến lược bán hàng trực tuyến mạnh mẽ, tương tác hiệu quả trên mạng xã hội và tận dụng dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

“Kênh trực tuyến của GO! hiện xử lý 700  -750 đơn hàng/ngày, chiếm 11% tổng doanh thu. Đơn hàng từ 200.000 đồng trở lên được miễn phí giao trong bán kính 10km, kết hợp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn tại cửa hàng. Nhờ đó, doanh thu quý 1/2025 có sự tăng trưởng tốt”, ông Tuấn thông tin.

Tuy vậy, các địa phương cho biết đang gặp khó trong nâng cấp hạ tầng bán lẻ hiện hữu. Các chuỗi bán lẻ hiện đại cũng nêu tính cấp thiết xây dựng và liên kết hệ thống hạ tầng logistics, bán lẻ đồng bộ. Đại diện WinCommerce đề xuất các địa phương có chính sách và biện pháp thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics đồng bộ, giảm chi phí cho ngành.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Nguyễn Anh Đức đồng tình cần cấu trúc lại chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của lĩnh vực phân phối trong nước. "Việc tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, thành tạo ra không gian mới cho ngành phát triển. Do đó, các địa phướng mới cần quy hoạch lại ngành thương mại để tạo nền tảng cho giai đoạn mới", ông Đức nhận định.

-Tuệ Mỹ

]]>Giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lạiSau hai đợt giảm li#234;n tục, gi#225; c#225;c mặt h#224;ng xăng dầu trong kỳ điều h#224;nh ng#224;y 24/4/2025 đ#227; được điều chỉnh tăng kh#225; mạnh. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 740 đồng/l#237;t, xăng RON95-III tăng 782 đồng/l#237;t. Tương tự, c#225;c loại dầu cũng c#243; mức tăng từ 487 đồng/l#237;t - 564 đồng/kg/l#237;t so với gi#225; cơ sở hiện h#224;nh…Thu, 24 Apr 2025 08:51:23 GMT/gia-xang-dau-dong-loat-tang-tro-lai-906772.htm/gia-xang-dau-dong-loat-tang-tro-lai-906772.htmThị trườngSau hai đợt giảm liên tục, giá các mặt hàng xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 24/4/2025 đã được điều chỉnh tăng khá mạnh. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 740 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 782 đồng/lít. Tương tự, các loại dầu cũng có mức tăng từ 487 đồng/lít - 564 đồng/kg/lít so với giá cơ sở hiện hành…

Chiều ngày 24/4/2025, liên Bộ Công Thương – Tài chính công bố điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu. Trong kỳ điều hành này, liên Bộ tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.

Sau khi thực hiện việc điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5RON92: không cao hơn 19.238 đồng/lít (tăng 740 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 400 đồng/lít. Xăng RON95-III: không cao hơn 19.638 đồng/lít (tăng 782 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 17.524 đồng/lít (tăng 487 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành). Dầu hỏa: không cao hơn 17.715 đồng/lít (tăng 531 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành). Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 16.524 đồng/kg (tăng 564 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Biến động giaacute; baacute;n xăng dầu trong nước từ 26/12/2024 đến 24/4/2025.
Biến động giá bán xăng dầu trong nước từ 26/12/2024 đến 24/4/2025.

Về nguyên nhân tăng giá xăng dầu, liên Bộ cho biết thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 17/4/2025 - 23/4/2025) chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: EIA đưa ra thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất giảm; Mỹ thay đổi các mức thuế đối với hàng hóa của các đối tác thương mại; sản lượng dầu của OPEC+ dự kiến tăng trong thời gian tới; xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động lên xuống tùy vào mặt hàng nhưng xu hướng chung là tăng.

Cụ thể, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 17/4/2025 và kỳ điều hành ngày 24/4/2025 là: 75,975 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 3,759 USD/thùng, tương đương tăng 5,21%); 77,373 USD/thùng xăng RON95 (tăng 3,703 USD/thùng, tương đương tăng 5,03%); 81,263 USD/thùng dầu hỏa (tăng 2,645 USD/thùng, tương đương tăng 3,36%); 80,903 USD/thùng dầu điêzen 0,05S (tăng 2,383 USD/thùng, tương đương tăng 3,03%); 440,405 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 17,857 USD/tấn, tương đương tăng 4,23%).

Biến động giaacute; thagrave;nh phẩm xăng dầu trecirc;n thị trường thế giới từ 17/4/2025 - 23/4/2025.
Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới
từ 17/4/2025 - 23/4/2025.

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên, biến động tăng tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.

-Huyền Vy

]]>Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo không để thiếu điện trong mọi tình huốngĐiện l#224; yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế - x#227; hội. Trong cao điểm năm 2025, Thủ tướng y#234;u cầu triển khai quyết liệt c#225;c giải ph#225;p bảo đảm cung ứng, kh#244;ng để thiếu điện trong mọi t#236;nh huống…Thu, 24 Apr 2025 07:34:41 GMT/thu-tuong-chi-dao-dam-bao-khong-de-thieu-dien-trong-moi-tinh-huong.htm/thu-tuong-chi-dao-dam-bao-khong-de-thieu-dien-trong-moi-tinh-huong.htmThị trườngĐiện là yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế - xã hội. Trong cao điểm năm 2025, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng, không để thiếu điện trong mọi tình huống…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23/4/2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.

Công điện nêu rõ: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện là một trong những yếu tố nền tảng và quyết định thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, từ sớm, từ xa các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện.

Ngay từ ngày đầu năm 2025 (3/1/2025), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Đồng thời, ngày 15/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), với nhiều giải pháp quan trọng về bảo đảm cung ứng điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong Kỷ nguyên mới.

Dự báo phụ tải điện năm 2025 tăng trưởng lên đến 12,2% (năm 2024 tăng 10,1% so với năm 2023) cho cả năm, công suất cực đại toàn quốc đạt 54.510 MW (tăng 11,3% so với năm 2024 là 48.950 MW). Do đó, để kịp thời đáp ứng nhu cầu điện trong những tháng cao điểm năm 2025 (các tháng 5, 6, 7) và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào.

Tại Công điện, Thủ tướng giao Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2025 và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025 được phê duyệt; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát về quản lý, đôn đốc, khuyến khích vận hành các công trình điện thuộc phạm vi quản lý bảo đảm cung ứng đủ điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương khẩn trương tổ chức triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII điều chỉnh), ban hành Kế hoạch thực hiện trước ngày 10/5/2025.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát vận hành hệ thống điện và đẩy nhanh tiến độ các dự án điện quan trọng, gồm: Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 vận hành trong tháng 6 năm 2025, Nhơn Trạch 4 vào tháng 8 năm 2025; hòa lưới Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 trước ngày 2/9/2025; đưa Tổ máy 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng vận hành trong tháng 8, Tổ máy 2 vào tháng 10 năm 2025.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm tích nước các hồ thủy điện; chủ động than, khí cho các nhà máy nhiệt điện; tăng cường khai thác điện gió, điện mặt trời; đẩy nhanh các dự án truyền tải như đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, Hải Phòng - Thái Bình, Than Uyên - Lào Cai, hoàn thành trước ngày 2/9/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các địa phương, ưu tiên nguồn nước phát điện trong cao điểm; Bộ Tài chính chỉ đạo giám sát Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam phối hợp hiệu quả, bảo đảm nhiên liệu và xử lý sự cố nhanh chóng.

Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty trong ngành năng lượng tập trung triển khai các dự án nguồn và lưới điện được giao, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn và huy động tối đa công suất phát trong mùa cao điểm.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn được giao trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trong công điện của Thủ tướng Chính phủ.

-Thi Nguyễn

]]>Ô nhiễm không khí gia tăng, Việt Nam lên kế hoạch “làm sạch”Bộ N#244;ng nghiệp v#224; M#244;i trường đang ho#224;n thiện Kế hoạch h#224;nh động quốc gia khắc phục #244; nhiễm v#224; quản l#253; chất lượng kh#244;ng kh#237;, đề ra c#225;c mục ti#234;u cụ thể giai đoạn 2026 – 2030, với từng nh#243;m giải ph#225;p như năng lượng, nguồn thải, giao th#244;ng, x#226;y dựng…Thu, 24 Apr 2025 06:55:41 GMT/o-nhiem-khong-khi-gia-tang-viet-nam-len-ke-hoach-lam-sach.htm/o-nhiem-khong-khi-gia-tang-viet-nam-len-ke-hoach-lam-sach.htmThị trườngBộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, đề ra các mục tiêu cụ thể giai đoạn 2026 – 2030, với từng nhóm giải pháp như năng lượng, nguồn thải, giao thông, xây dựng…

Trong hai ngày 24-25/4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam”.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ GÂY THIỆT HẠI RẤT LỚN

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhận định ô nhiễm không khí đang là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình và có chiều hướng kém, gia tăng ô nhiễm trong những giai đoạn gần đây, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại hai thành phố này thường vượt so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và vượt nhiều so với khuyến cáo của WHO.

Trước tình hình ô nhiễm không khí có chiều hướng gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đầu mối là Cục Môi trường đã và đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Đó là, xây dựng nhiệm vụ, dự án kiểm kê phát thải tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá dữ liệu, xây dựng các mô hình hóa và kịch bản dự báo ô nhiễm không khí.

“Hiện tại chúng tôi đang chạy thử nghiệm mô hình dự báo chất lượng không khí trong 48 giờ tại Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc”, Thứ trưởng Lê Công Thành thông tin.

Quanh cảnh hội thảo tại Hagrave; Nội. Ảnh: Chu Khocirc;i.
Quanh cảnh hội thảo tại Hà Nội. Ảnh: Chu Khôi.

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, đề ra các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2026 – 2030, với từng nhóm giải pháp như năng lượng, nguồn thải, giao thông, xây dựng. Đồng thời, Bộ cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, Worldbank, UNEP các tập đoàn và tổng công ty (Vingroup) để triển khai các dự án thí điểm, phát triển mạng lưới trạm đo nhanh chất lượng không khí, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giao thông xanh và huy động nguồn lực tài chính, kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng không khí.

 

“Dự kiến trong thời gian sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng sẽ có 2 đoàn công tác, trong đó có đoàn công tác cấp cao của Bộ trưởng về trao đổi kinh nghiệm, học tập Bắc Kinh trong cải thiện, kiểm soát, quản lý chất lượng không khí. Các sự kiện trong chuỗi Hội thảo khoa học hôm nay, diễn ra trong 2 ngày sẽ là đầu vào quan trọng cho việc hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025-2030 và các đề xuất chính sách sắp tới”.

Ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, bà Ramla Khalidi, cho biết ô nhiễm môi trường đã và đang gây thiệt hại vô cùng lớn trên thế giới, với khoảng 6 nghìn tỷ USD chi phí y tế toàn cầu hàng năm; 1,2 tỷ ngày làm việc bị mất trên toàn cầu mỗi năm; tổn thất năng suất nông nghiệp toàn cầu từ 3- 16%; làm giảm 5% giảm GDP toàn cầu do tác động sức khỏe, giảm năng suất chăn nuôi trồng trọt, ảnh hưởng đến lịch, sự kiện thể thao, hoạt động văn hóa, tôn giáo…

Bagrave; Ramla Khalidi:
Bà Ramla Khalidi: "Trong Mục tiêu Thiên niên kỷ đã đề ra nhiều mục tiêu liên quan đến giảm ô nhiễm không khí". Ảnh: Chu Khôi.

Theo bà Ramla Khalidi, trong mục tiêu Thiên niên kỷ đã đề ra nhiều mục tiêu liên quan đến giảm ô nhiễm không khí. Cụ thể, Mục tiêu 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca tử vong và bệnh tật do hóa chất độc hại và ô nhiễm không khí, nước và đất.

Mục tiêu 11: Làm cho các thành phố và khu định cư của con người trở nên toàn diện, an toàn, có khả năng chống chịu và bền vững. Đến năm 2030, giảm tác động bất lợi đến môi trường bình quân đầu người của các thành phố, bao gồm đặc biệt chú ý đến chất lượng không khí và quản lý chất thải đô thị và các chất thải khác... 

Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Kiểm soát ô nhiễm không khí đẩy nhanh tiến độ thực đạt được mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đồng thời đầu tư vào không khí sạch mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe, phát triển kinh tế, giảm thiểu khí hậu và giảm bất bình đẳng.

6 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

PGS.TS. Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, đồng thời là chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Bệnh Viên Nhi Trung Ương, cho biết kết quả khảo sát nghiên cứu cho hay năm 2021, tại Việt Nam chỉ có 6 tỉnh/thành phố có chất lượng không khí đạt chuẩn QCVN 05:2013 (25µg/m3).

Tại Việt Nam, không tỉnh/thành phố nào đạt mức quy chuẩn của WHO (5µg/m3). Sự ô nhiễm không khí có liên quan đến số ca trẻ em nhập viện vì nhiễm trùng hô hấp ngày càng gia tăng. Sự gia tăng nồng độ PM10, NO2 và SO2 trong mùa khô (tháng 11 đến tháng 4) có liên quan đến việc gia tăng số ca nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cho biết các kết quả theo dõi những thông số từ quan trắc không khí tại Việt Nam, cho thấy ô nhiễm tập trung vào hàm lượng bụi, trong đó có bụi mịn (PM2.5). Đối với các thông số NO2, O3, SO2 đều đạt giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí có tính quy luật theo mùa (từ khoảng tháng 10-11 của năm trước, kèo dài tới tháng 4 năm sau), tập trung chủ yếu tại một số điểm có mật độ giao thông và tập trung nhiều cơ sở sản xuất.

Caacute;c nhagrave; quản lyacute; vagrave; diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. Ảnh: Chu Khocirc;i.
Các nhà quản lý và diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. Ảnh: Chu Khôi.

Ông Nam chỉ rõ các nguyên nhân chính phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí gồm: hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp, hoạt động đốt mở (đốt rác, rơm rạ, đốt sinh khối), hoạt động dân sinh, khí hậu thời tiết.

Cụ thể, đối với hoạt động giao thông, theo nghiên cứu của WB trong giai đoạn 8/2019-7/2020, có 12% lượng bụi mịn PM2.5 là do phát thải trực tiếp từ giao thông; 18% là từ phần thứ cấp vô cơ hình thành từ khí tiền chất (trong đó có giao thông); 17% do bụi đường bị cuốn lên. Đối với nguồn ô nhiễm từ hoạt động xây dựng, theo mô hình tiếp nhận sử dụng dữ liệu từ WB, bụi cuốn lên (gồm bụi đường, bụi từ xây dựng, bụi từ xi măng…) đóng góp 17% vào nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội.

Về nguyên nhân từ hoạt động công nghiệp, theo báo cáo của WB năm 2022, nguồn công nghiệp chiếm 29% lượng phát thải bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội.

Đối với hoạt động đốt mở, đóng góp vào phát thải PM 2.5 (năm 2015, theo WB): Hà Nội đốt rơm rạ đóng góp 26% lượng phát thải PM2.5; Bắc Ninh đốt sinh khối chiếm 29%; Hưng Yên đốt sinh khối chiếm 32%. Giai đoạn quan trắc nghiên cứu từ 8/2019-7/2020, theo mô hình tiếp cận từ dữ liệu WB, đốt sinh khối tại Hà Nội đóng góp 19% vào nồng độ PM2.5.

Ngoài ra, nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động dân sinh hiện đóng góp khoảng 5% vào tổng lượng phát thải bụi mịn P2.5.

Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, ông Nam đề xuất 6 giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, rà soát tham mưu xây dựng chính sách lớn, có tầm quan trọng vĩ mô liên quan đến chất lượng không khí, trong đó cần xây dựng Luật không khí.

Thứ hai, thực hiện kiểm kê, giám sát chặt chẽ nguồn phát sinh khí thải.

Thứ ba, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hệ thống quan trắc môi trường

Thứ tư, siết chặt các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi phương tiện xanh, không phát thải; sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường; sử dụng phương tiện công cộng.

Thứ năm, tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giám sát các nguồn thải khí thải (đặc biệt là nguồn diện từ các điểm đốt mở, đốt rác thải, đốt sinh khối, đốt phụ phẩm nông nghiệp, rơm rạ, khu vực xây dựng; nguồn điểm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp).

Thứ sáu, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chất lượng môi trường không khí.

-Chu Khôi

]]>Nhanh chóng phục hồi hệ thống phụ tải điện phía NamSự cố bất ngờ tại khu vực trạm biến #225;p 500kV miền Nam v#224;o chiều 23/4 đ#227; khiến một phần hệ thống điện Quốc gia bị gi#225;n đoạn. Tuy nhi#234;n, sau 15 ph#250;t, to#224;n bộ phụ tải cơ bản đ#227; được cấp điện trở lại...Wed, 23 Apr 2025 23:25:16 GMT/nhanh-chong-phuc-hoi-he-thong-phu-tai-dien-phia-nam.htm/nhanh-chong-phuc-hoi-he-thong-phu-tai-dien-phia-nam.htmThị trườngSự cố bất ngờ tại khu vực trạm biến áp 500kV miền Nam vào chiều 23/4 đã khiến một phần hệ thống điện Quốc gia bị gián đoạn. Tuy nhiên, sau 15 phút, toàn bộ phụ tải cơ bản đã được cấp điện trở lại...

Vào lúc 14h16 ngày 23/4/2025, hệ thống điện khu vực miền Nam ghi nhận sự cố nghiêm trọng liên quan đến các đường dây 500kV kết nối với Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Vân Phong và các nhà máy năng lượng tái tạo.

Sự cố đã gây mất điện đồng loạt tại các trạm 500kV Vĩnh Tân, Thuận Nam và Vân Phong, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của nhiều tổ máy nhiệt điện than, đồng thời khiến các nguồn năng lượng tái tạo bị sụt giảm công suất tức thì.

Theo thông tin từ Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO), ngay lập tức, các chức năng bảo vệ hệ thống điện đã tự động kích hoạt. Cụ thể, tính năng bảo vệ tần số thấp đã tự động vận hành theo các kịch bản định sẵn nhằm giữ ổn định tần số lưới điện và hạn chế rủi ro lan truyền. Nhiều phụ tải đã được sa thải có kiểm soát để bảo toàn cân bằng hệ thống.

Do đó, chỉ sau khoảng 15 phút kể từ thời điểm xảy ra sự cố, toàn bộ hệ thống điện cơ bản đã được khôi phục về trạng thái vận hành bình thường. Nguồn điện được cấp trở lại ổn định cho các phụ tải của hệ thống điện Quốc gia.

Sau khi xử lý nhanh tình huống, NSMO cho biết đã chỉ đạo các đơn vị truyền tải và các nhà máy điện triển khai đồng loạt các biện pháp khôi phục. Các đường dây được đóng điện trở lại, cấp nguồn tự dùng cho các tổ máy, hỗ trợ tái khởi động các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời kích hoạt lại các nguồn năng lượng tái tạo.

Tính đến 16h30 cùng ngày, toàn bộ các trạm biến áp liên quan đã được đóng điện, hệ thống được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phụ tải tăng trong giờ cao điểm buổi chiều. Lưới điện quốc gia trở lại trạng thái ổn định, bảo đảm vận hành an toàn, liên tục và tin cậy.

Trong thông báo tới truyền thông, đại diện NSMO khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ hệ thống điện quốc gia, phối hợp đồng bộ với các Trung tâm điều độ và các Tổng Công ty điện lực để chủ động ứng phó với mọi tình huống phát sinh.

Đồng thời, NSMO cũng gửi lời xin lỗi và mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ từ phía khách hàng về sự cố ngoài ý muốn gây gián đoạn cung cấp điện tạm thời.

-Nguyệt Hà

]]>Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mớiTrong gần 10 năm qua, Hoa Kỳ lu#244;n l#224; thị trường số 1 của ng#224;nh điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của to#224;n ng#224;nh. Tuy nhi#234;n qu#253; 1/2025, xuất khẩu điều sang Hoa Kỳ giảm 14,5% so với c#249;ng kỳ năm trước…Wed, 23 Apr 2025 23:24:44 GMT/giam-ap-luc-tu-thi-truong-hoa-ky-nganh-dieu-viet-nam-tim-co-hoi-xuat-khau-moi.htm/giam-ap-luc-tu-thi-truong-hoa-ky-nganh-dieu-viet-nam-tim-co-hoi-xuat-khau-moi.htmThị trườngTrong gần 10 năm qua, Hoa Kỳ luôn là thị trường số 1 của ngành điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên quý 1/2025, xuất khẩu điều sang Hoa Kỳ giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước…

Theo thống kê của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong quý 1/2025, xuất khẩu nhân điều chế biến của Việt Nam đạt 122,17 nghìn tấn, trị giá 839,06 triệu USD, giảm 19% về lượng, nhưng tăng 3,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Mặc dù sụt giảm về lượng, nhưng giá bình quân xuất khẩu nhân điều chế biến của Việt Nam ở mức 6.868 USD/tấn, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2024.

 HOA KỲ, HÀ LAN, TRUNG QUỐC LÀ BA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN NHẤT CỦA NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM

Trong quý 1/2025, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 22,7%, 11,2% và 9,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%. Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý 1/2025 giảm 25,6% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Ngược lại, xuất khẩu điều sang một số thị trường khác như Hà Lan và Nhật Bản trong quý 1 ghi nhận mức tăng trưởng, phản ánh sự chuyển hướng đa dạng hóa thị trường bước đầu có hiệu quả. Đặc biệt ấn tượng là giá trị xuất khẩu sang thị trường Hà Lan tăng 43,5%.

Mặc dù quý 1/2025 ghi nhận lượng xuất khẩu giảm mạnh, giới chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành tin rằng hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi trong các quý tiếp theo nhờ mùa vụ mới bắt đầu và nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại.

 

"Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 4,5 tỷ USD. Để hiện thực hóa mục tiêu này, các doanh nghiệp chế biến điều cần tập trung vào 3 trụ cột: Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và tăng cường xúc tiến thương mại".

Ông Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam.

Trong quý 1/2025, giá trung bình xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường xuất khẩu lớn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024, với mức tăng 12,8 – 37,9%. Một phần nguyên nhân đến từ biến động sản lượng vụ điều toàn cầu, đặc biệt là tại châu Phi – nơi cung ứng nguyên liệu thô lớn nhưng năm nay gặp bất lợi về khí hậu và logistics.

Nhìn lại năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 730 nghìn tấn nhân điều chế biến, đem về 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 20,2% về trị giá so với năm 2023. Giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt khoảng 6.003 USD/tấn trong năm 2024, tăng 6,1% so với năm 2023.

Tính về thị trường theo quốc gia, Hoa Kỳ đang là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam, với trị giá hơn 1,1 tỷ USD, chiếm 25,1%. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai, với trị giá 687,84 triệu USD. Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng khai thác tốt thị trường EU, xuất khẩu sang nhiều thị trường thành viên như Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha… đều tăng trưởng.

Ông Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), cho biết các chuyên gia dự báo sản lượng điều toàn cầu năm 2025 sẽ tăng từ 10 - 15%, tổng sản lượng toàn cầu có thể đạt gần 6 triệu tấn. Tuy nhiên, do sản lượng tăng, giá hạt điều thô tại châu Phi đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, giá hạt điều nhân trên thị trường thế giới vẫn chưa ổn định, đặc biệt là từ tháng 5 trở đi có thể sẽ có biến động mạnh.

Vì vậy, ông Hoà khuyến cáo các doanh nghiệp không nên vội vã mua hạt điều thô nguyên liệu khi giá vẫn còn cao. Thay vào đó, nên đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố thị trường và chỉ mua khi giá hạt điều thô hợp lý, để đảm bảo lợi nhuận trong quá trình sản xuất và thương mại.

SẢN PHẨM ĐIỀU CỦA VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG SẼ KHÔNG BỊ ÁP MỨC THUẾ CAO CỦA HOA KỲ

Dù kim ngạch xuất khẩu giảm trong vài năm qua, nhưng hiện Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất của ngành chế biến điều Việt Nam, chiếm hơn 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu điều năm 2024.

Tuy nhiên, từ 10/4/2025, xuất khẩu điều sang Hoa Kỳ phải chịu thuế 10%, và tương lai đến tháng 7/2025 có thể phải chịu thuế cao hơn. Bởi vì, hồi đầu tháng 4/2025, Hoa Kỳ bất ngờ đưa ra mức thuế đối ứng cho hàng hoá Việt Nam rất cao, nhưng sau đó tạm hoãn thực hiện thuế đối ứng.

Mặc dù vậy, ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam nhận định: "Trong hơn 60 quốc gia ngành điều Việt Nam xuất khẩu, chúng tôi đánh giá dù có những khó khăn về vấn đề thuế, nhưng Hoa Kỳ khả năng vẫn sẽ là thị trường lớn, nhu cầu đa dạng. Do đó, bằng mọi giá phải cố gắng giữ thị trường này, làm sao xuất khẩu nhiều nhất trong khả năng".

Riêng với hạt điều, ông Hiệp cho rằng mặt hàng này nhiều khả năng không bị áp mức thuế cao nhất, bởi điều không phải là sản phẩm có tác động trực tiếp đến an ninh kinh tế của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, với mức thuế tối thiểu là 10% mà Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng vẫn sẽ gây tác động đáng kể đến đơn giá sản phẩm, chi phí vận chuyển và tiền lương lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu điều..

Nêu căn cứ để dự đoán hạt điều Việt Nam sẽ không bị Hoa Kỳ áp mức thuế cao nhất, ông Trần Văn Hiệp cho biết Hoa Kỳ không có vùng trồng điều, cũng không có nhà máy chế biến điều quy mô lớn. Do đó, sản phẩm điều nhân nhập khẩu từ Việt Nam không trực tiếp cạnh tranh với ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ.

Thông tin về tình hình thương mại điều trong những ngày qua, ông Hiệp cho hay các nhà mua hàng bên Hoa Kỳ đã có phản hồi đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, đối với những lô hàng đã lên tàu và đang trên đường sang Hoa Kỳ, họ cam kết giữ nguyên hợp đồng và tiếp tục nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu sau ngày 10/7/2025, tức là thời hạn tạm hoãn thuế đối ứng kết thúc, sẽ có nhiều kịch bản xảy ra, khi đó hoạt động xuất khẩu điều chắc chắn có biến động.

 

“Trong gần 10 năm qua, Hoa Kỳ luôn là thị trường số một của ngành điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kế đó là Trung Quốc với 20% và EU khoảng 17-18%. Nếu Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao lên hạt điều, lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này chắc chắn sẽ giảm. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ có thể không còn là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp Việt Nam nữa".

Ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam.

“Ngoài xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu điều của chúng ta còn bán hàng tới những thị trường khác. Rõ ràng, việc áp thuế cao tạo ra khó khăn trước mắt, đặc biệt với những doanh nghiệp đã gắn chặt với thị trường Hoa Kỳ, nhưng điều này cũng mở ra cơ hội để chúng ta mở rộng và khai thác thị trường mới”, ông Trần Văn Hiệp chia sẻ.

Theo ông Hiệp, một trong những thị trường đầy tiềm năng hiện nay là Trung Đông. Đây là khu vực có nhu cầu tiêu thụ hạt điều ngày càng tăng. Trong vòng 2 năm gần đây, Trung Đông đã trở thành điểm nóng của ngành điều Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng mạnh. Nếu có chiến lược tiếp cận tốt, chúng ta hoàn toàn có thể bù đắp sự sụt giảm từ thị trường Hoa Kỳ.

Do đó, ngành điều rất mong muốn có sự hỗ trợ mạnh hơn từ các cơ quan thương mại của Việt Nam, bao gồm: cử thêm tham tán thương mại tại Trung Đông để cập nhật thông tin thị trường và chính sách xuất nhập khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối giao thương. Chia sẻ thông tin về thuế, thủ tục hải quan để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn.

"Nếu làm tốt những điều này, tin rằng ngành điều Việt Nam có thể nhanh chóng thích nghi và phát triển mạnh tại Trung Đông, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ", ông Hiệp kỳ vọng.

-Chu Khôi

]]>Việt Nam – Hoa Kỳ khởi động đàm phán thương mại song phươngBộ trưởng Bộ C#244;ng Thương, Trưởng đo#224;n đ#224;m ph#225;n Ch#237;nh phủ Nguyễn Hồng Di#234;n khẳng định: “C#225;c Bộ ng#224;nh của Việt Nam sẵn s#224;ng đ#224;m ph#225;n xử l#253; những vấn đề Hoa Kỳ quan t#226;m, c#249;ng với Hoa Kỳ t#236;m ra c#225;c giải ph#225;p hợp l#253; để hai b#234;n c#249;ng c#243; lợi, tr#234;n tinh thần lợi #237;ch h#224;i h#242;a, rủi ro chia sẻ”...Wed, 23 Apr 2025 23:22:25 GMT/viet-nam-hoa-ky-khoi-dong-dam-phan-thuong-mai-song-phuong.htm/viet-nam-hoa-ky-khoi-dong-dam-phan-thuong-mai-song-phuong.htmThị trườngBộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “Các Bộ ngành của Việt Nam sẵn sàng đàm phán xử lý những vấn đề Hoa Kỳ quan tâm, cùng với Hoa Kỳ tìm ra các giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”...

Theo thông tin từ Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài, tối ngày 23/4/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Đây là cuộc làm việc quan trọng để thảo luận về những vấn đề nguyên tắc, phạm vi và lộ trình đàm phán. Tham dự cuộc điện đàm có thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ và cấp kỹ thuật đại diện cho các Bộ ngành liên quan.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diecirc;n điện đagrave;m vớinbsp;Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Ảnh: MOIT.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Ảnh: MOIT.

Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ; các Bộ ngành của Việt Nam sẵn sàng đàm phán xử lý những vấn đề Hoa Kỳ quan tâm, cùng với Hoa Kỳ tìm ra các giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Ảnh: MOIT.
Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Ảnh: MOIT.

Về phần mình, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer đánh giá cao việc hai nước nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương; bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ sớm đạt được những giải pháp phù hợp, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại ổn định, cùng có lợi.

Kết thúc cuộc làm việc, hai Trưởng đoàn đàm phán cũng nhất trí sẽ duy trì trao đổi thường xuyên ở Trưởng đoàn đàm phán và cấp kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình đàm phán đối với từng vấn đề cụ thể. 

 

Ngày 12/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên được giao nhiệm vụ làm Trưởng đoàn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân giữ vai trò Phó Trưởng đoàn.

Các thành viên của Đoàn gồm: Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đức Long; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Quang Dũng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Bá Hoan; Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.

Bộ Công Thương là cơ quan thường trực của Đoàn đàm phán, đồng thời chủ trì Tổ giúp việc gồm các công chức cấp Vụ của Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan. Trưởng đoàn đàm phán sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Đoàn và Tổ giúp việc.

Nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn đàm phán là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, bảo đảm nguyên tắc lợi ích quốc gia, dân tộc và chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích.

Tiến hành đàm phán với phía Hoa Kỳ nhằm đạt được thỏa thuận thương mại phù hợp, cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến trình và kết quả đàm phán; đề xuất các biện pháp, chính sách cần thiết để triển khai thực hiện thỏa thuận sau khi được ký kết.

-Huyền Vy

]]>Vụ án sữa giả: Danh sách 84 sản phẩm sữa bị thu giữ và khuyến cáo với người sử dụngBộ C#244;ng an khuyến c#225;o người d#226;n kh#244;ng sử dụng 12 sản phẩm sữa đ#227; được x#225;c định l#224; h#224;ng giả v#224; kh#244;ng n#234;n sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của C#244;ng ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, C#244;ng ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood...Wed, 23 Apr 2025 01:43:00 GMT/vu-an-sua-gia-danh-sach-84-san-pham-sua-bi-thu-giu-va-khuyen-cao-voi-nguoi-su-dung.htm/vu-an-sua-gia-danh-sach-84-san-pham-sua-bi-thu-giu-va-khuyen-cao-voi-nguoi-su-dung.htmDân sinhBộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả và không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood...

Ngày 10/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột và hơn 26.000 lon sữa.

Liên quan vụ án trên, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng); đang tiếp tục điều tra, làm rõ đối với 72 sản phẩm còn lại.

Do vụ án đang trong quá trình điều tra, Bộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả và không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood.

Theo Bộ Công an, khi mua thực phẩm là các loại sữa, người tiêu dùng phải tỉnh táo, thận trọng và có trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, không nên tin tưởng mù quáng vào các lời giới thiệu từ những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên không gian mạng, cần chọn thương hiệu sữa uy tín, địa chỉ cụ thể, rõ ràng, không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kiểm tra bao bì sản phẩm, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng, số lô.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật, vi phạm pháp luật về quảng cáo hoặc kinh doanh thực phẩm cần kịp thời thông tin, phản ánh cho cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định pháp luật.

I- DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ HÀNG GIẢ

1    Thực phẩm bổ sung COLOS IQ FOR MUM
2    Thực phẩm bổ sung COLOS IQ DIABETES
3    Thực phẩm bổ sung DARIFA A+ ProGold
4    Sản phẩm dinh dưỡng công thức KENMIL PREMIUM PEDIA GOAT
5    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt SURE IQ SURE GOLD
6    Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kodo A+ Starter Colostrum 1
7    Sản phẩm dinh dưỡng công thức L’’ GRAND COLOSTRUM PEDIA+2
8    Sản phẩm dinh dưỡng công thức Newsure Colos 24h Kid Plus
9    Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kid Baby Talacmum
10    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Gludiabet Talacmum
11    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt KASUMI CANXI NANO COLOS 24H
12    Sản phẩm dinh dưỡng KASUMI GAIN COLOS 24H 3

II- DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRA

1    Sản phẩm dinh dưỡng KASUMI IQ GROW COLOS 24H 4
2    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2- 15 tuổi Boss Milk Colos IQ 2
3    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi BOLD CARE COLOS KID 1
4    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi BOLD CARE COLOS PEDIA 2
5    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2-15 tuổi BOLD CARE WEIGHT GAIN
6    Thực phẩm bổ sung BOLD CARE HIKID GOLD
7    Thực phẩm bổ sung BOLD CARE CANCER PRO
8    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi BOSSMILK COLOS KID 0+
9    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 1-10 tuổi BOSSMILK COLOS PEDIA 1
10    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 1-15 tuổi BOSSMILK COLOS GAIN 3
11    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt BOSSMILK COLOS CANXI
12    Thực phẩm bổ sung BOSSMILK COLOS SURE
13    Sản phẩm dinh dưỡng công thức KASUMI PEDIA COLOS 24H 2
14    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt KASUMI CANXI NANO COLOS 24H
15    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt KASUMI SURE GOLD COLOS 24H
16    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi Nutrikao Colos 24h KID
17    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi IQ Colos Premium 24h Kid 0+
18    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi IQ Colos Premium 24h Pedia 1+
19    Thực phẩm bổ sung IQ Colos Premium 24h Sure Gold
20    Thực phẩm bổ sung IQ Colos Premium 24h Canxi
21    Sản phẩm dinh dưỡng DARIFA GOLD COLOSTRUM 24H GAIN
22    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 1-15 tuổi IQ Colos Premium 24h IQ Grow 2+
23    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 1-15 tuổi IQ Colos Premium 24h Gain 3+
24    Sản phẩm dinh dưỡng công thức Nance Colostrum 24H Pedia 2
25    Thực phẩm bổ sung NANCE COLOSTRUM 24H CANXI NANO
26    Thực phẩm bổ sung NANCE COLOSTRUM 24H GLUDIABET
27    Sản phẩm dinh dưỡng COLOS IQ GROW IQ 3
28    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng -6 tuổi: BABY CARE COLOSTRUM PEDIA 2
29    Thực phẩm bổ sung Kenmil Sure Gold
30    Thực phẩm bổ sung DARIFA A+ SURE GOLD
31    Sản phẩm dinh dưỡng KENMIL PREMIUM GROW - WEIGHT
32    Sản phẩm dinh dưỡng công thức KENMIL PREMIUM KID GOAT
33    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi SURE IQ KID PLUS 1
34    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt SureIQ Gludiabet
35    Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kodo A+ Digest Colostrum 2
36    Thực phẩm bổ sung Kodo A+ EPA PRO
37    Sản phẩm dinh dưỡng công thức COLOS 24H PREMIUM KID BABY 1
38    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi BONLAIT+ INFANT O+,
39    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt CILON MUM CANXI COLOSTRUM 24H,
40    Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt CILON MUM CANXI COLOSTRUM 24H,
41    Thực phẩm bổ sung Cilonmum Mama
42    Sản phẩm dinh dưỡng CILON MUM COLOS GAIN 24H 3
43    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 1-15 tuổi HIKIDME COLOS 24H IQ GROW,
44    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi HIKIDME COLOS 24h PEDIA
45    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi HIKIDME COLOS 24h BABY
46    Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi HIKIDME COLOS 24h BABY
47    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2-15 tuổi HIKIDME COLOS 24h GAIN
48    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên CELAC GAIN BIOMIN 2+
49    Sản phẩm dinh dưỡng BONLAC+ LUXURY GOAT BIO - IQ COOL
50    Sản phẩm dinh dưỡng công thức BONLAC+ LUXURY COLOS 24H KID
51    Sản phẩm dinh dưỡng công thức BONLAC+ LUXURY COLOS 24H
52    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên Hito Grow
53    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên Hito Grow
54    Thực phẩm bổ sung HDO DIABETES
55    Thực phẩm bổ sung HDO CANXI NANO
56    Sản phẩm dinh dưỡng với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2-15 tuổi HDO GROW IQ
57    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2- 15 tuổi HDO PEDIA PLUS
58    Thực phẩm bổ sung HDO SURE GOLD
59    Sản phẩm dinh dưỡng Newsure Colos 24h Grow IQ Plus
60    Sản phẩm dinh dưỡng Newsure Colos 24h Grow IQ Plus.
61    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi Newsure Colos 24h Pedia Goat
62    Sản phẩm dinh dưỡng công thức Newsure Colos 24h Kid Plus
63    Sản phẩm dinh dưỡng với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên SURE IQ GAIN PLUS
64    Thực phẩm bổ sung Sure IQ Cơ - Xương - Khớp
65    Sản phẩm dinh dưỡng với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 6 -36 tháng tuổi SURE IQ PEDIA PLUS 2
66    Sản phẩm dinh dưỡng công thức IQ PLUS+ PEDIA2
67    Sản phẩm dinh dưỡng IQ PLUS + GROW WEIGHT 3
68    Sản phẩm dinh dưỡng công thức IQ PLUS + BABY 1
69    Thực phẩm bổ sung Baby Care Colostrum sure Gold
70    Sản phẩm dinh dưỡng Kenmil Premium Grow - Weigh
71    Sản phẩm dinh dưỡng công thức DARIFA A+ PEDIA COOL
72    Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên Hito Grow

-Như Nguyệt

]]>Hợp tác giải quyết những thách thức trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt NamViệt Nam hiện đang đối mặt với t#236;nh trạng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, trong đ#243; c#225;c d#242;ng r#225;c c#243; gi#225; trị thấp như t#250;i nylon, xốp v#224; bao b#236; nhựa d#249;ng một lần kh#244;ng được thu gom để t#225;i chế, m#224; thường được ch#244;n lấp v#224; dễ bị r#242; rỉ ra m#244;i trường...Wed, 23 Apr 2025 00:22:04 GMT/hop-tac-giai-quyet-nhung-thach-thuc-trong-quan-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-tai-viet-nam.htm/hop-tac-giai-quyet-nhung-thach-thuc-trong-quan-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-tai-viet-nam.htmThị trườngViệt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, trong đó các dòng rác có giá trị thấp như túi nylon, xốp và bao bì nhựa dùng một lần không được thu gom để tái chế, mà thường được chôn lấp và dễ bị rò rỉ ra môi trường...

Ngày 22/4/2025 tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận hợp tác mới cho dự án “Tăng cường quan hệ đối tác đa phương trong quản lý chất thải tuần hoàn và bền vững”…

Buổi lễ ký kết có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), UBND thành phố Cẩm Phả, UBND thành phố Phú Quốc, cùng các doanh nghiệp như Tomra, Duy Tân, Xi măng Lam Thạch và đối tác thực hiện dự án.

Dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết những thách thức trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, với hai giải pháp chính: (i) xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn, thiết lập Cơ sở thu hồi vật liệu (MRF) kết hợp với đồng xử lý rác thải không tái chế trong lò nung xi măng; (ii) thử nghiệm Chương trình đặt cọc hoàn trả (Deposit Return Scheme – DRS) cho bao bì nhựa.

Lễ kyacute; kết coacute; sự chứng kiến của Cục Mocirc;i trường, latilde;nh đạo một số địa phương vagrave; nhiều doanh nghiệp.
Lễ ký kết có sự chứng kiến của Cục Môi trường, lãnh đạo một số địa phương và nhiều doanh nghiệp.

Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, trong đó các dòng rác có giá trị thấp như túi nylon, xốp và bao bì nhựa dùng một lần thường không được thu gom để tái chế, mà được chôn lấp và dễ bị rò rỉ ra môi trường. Một nghiên cứu tại bãi rác Long Mỹ (tỉnh Bình Định) năm 2023 do UNDP thực hiện cho thấy, nhóm chất thải này chiếm 20,4% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày được vận chuyển và xử lý tại bãi rác của Thành phố. Mặc dù Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ chôn lấp xuống dưới 30% vào năm 2025, thực tế vẫn chưa đạt được như kỳ vọng do việc phân loại, thu gom và tái chế vẫn chưa đồng bộ, thiếu hướng dẫn phù hợp và đầu tư hạ tầng cần thiết.

 

Tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), chương trình phân loại rác tại nguồn đã được khởi động, một cơ sở thu hồi vật liệu đã được xây dựng tại Bãi rác Long Mỹ để phân loại các dòng rác thải nhựa, nhằm thúc đẩy thu gom và tái chế.

Dựa trên nền tảng hợp tác chặt chẽ từ năm 2019, UNDP và Na Uy đã triển khai nhiều sáng kiến tại Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận và Bình Dương, nhằm thí điểm các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tăng cường khung chính sách, cải thiện thu gom, phân loại và thúc đẩy tái chế.

Nghiên cứu của Dự án Biến rác thải nhựa đại dương thành cơ hội phát triển trong kinh tế tuần hoàn (OPTOCE) về đồng xử lý trong lò nung xi măng do Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Na Uy  (SINTEF) thực hiện và nghiên cứu tiền khả thi về Chương trình đặt cọc hoàn trả (DRS) do Đại sứ quán Na Uy và phòng thương mại của Đại sứ quán (Innovation Norway) triển khai đã cung cấp thêm căn cứ để Dự án có thể thí điểm các mô hình này trên thực tế. Trên cơ sở các mô hình thí điểm được triển khai hiệu quả, UNDP và Na Uy sẽ tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Phát biểu tại sự kiện, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Viêt Nam, nhấn mạnh: “Chúng tôi đã cùng nhau chứng minh rằng các chính sách mới, giải pháp tại địa phương và quan hệ đối tác vững chắc có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương và bảo vệ các hệ sinh thái ven biển tuyệt vời của Việt Nam. Việc ký kết hôm nay thể hiện cam kết chung của chúng tôi đối với một Việt Nam xanh sạch hơn, sử dụng tài nguyên hợp lý hơn và một nền kinh tế không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Hilde Solbakken khẳng định: "Na Uy đặt ưu tiên cao cho việc chống ô nhiễm nhựa đại dương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý chất thải bền vững. Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam rất vinh dự được hợp tác chặt chẽ với UNDP, Cục Môi trường, các cơ quan hữu quan của các tỉnh Quảng Ninh và Kiên Giang, cũng như khu vực tư nhân để thực hiện Dự án này".

Theo bà Hilde Solbakken, quan hệ đối tác công tư có tác dụng kết hợp sức mạnh và nguồn lực của cả hai khu vực, tạo ra các giải pháp sáng tạo và đem lại những tác động có thể nhân rộng. Vì thế, sự tham gia của công ty Xi măng Lam Thạch và công ty TOMRA của Na Uy là minh chứng cho sức mạnh quan hệ đối tác này trong việc thúc đẩy thay đổi bền vững và đạt được các mục tiêu chung của chúng ta.. 

Dự án Pha III này sẽ tiếp nối các kết quả đã đạt được từ Pha I và Pha II, nhằm nhân rộng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt với MRF kết hợp giải pháp đồng xử lý trong lò nung xi măng dự kiến triển khai tại thành phố Cẩm Phả. Bên cạnh đó, Dự án sẽ thử nghiệm mô hình Chương trình đặt cọc hoàn trả (DRS) dự kiến tại thành phố Phú Quốc.

Ở cấp quốc gia, dự án sẽ đóng góp vào chính sách, thúc đẩy học hỏi liên tỉnh và thiết lập cơ chế giám sát minh bạch, hướng tới kinh tế tuần hoàn. Yếu tố giới và công nghệ số sẽ được tích hợp xuyên suốt để đảm bảo giải pháp toàn diện, bao trùm trong khi thực hiện dự án.

-Chương Phượng

]]>Dự án PWG sẽ tài trợ cho 65 sáng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ thực hiệnDự #225;n PWG dự kiến sẽ t#224;i trợ cho 65 s#225;ng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ thực hiện. Mỗi s#225;ng kiến c#243; thể nhận tối đa 1,65 tỷ đồng (tương đương 60.000 EUR), với thời gian thực hiện từ 12 đến 18 th#225;ng, tại một hoặc nhiều tỉnh gồm L#224;o Cai, Y#234;n B#225;i, Thừa Thi#234;n Huế, Quảng Nam v#224; Bạc Li#234;u…Tue, 22 Apr 2025 23:57:19 GMT/du-an-pwg-se-tai-tro-cho-65-sang-kien-chuyen-doi-xanh-do-phu-nu-thuc-hien.htm/du-an-pwg-se-tai-tro-cho-65-sang-kien-chuyen-doi-xanh-do-phu-nu-thuc-hien.htmThị trườngDự án PWG dự kiến sẽ tài trợ cho 65 sáng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ thực hiện. Mỗi sáng kiến có thể nhận tối đa 1,65 tỷ đồng (tương đương 60.000 EUR), với thời gian thực hiện từ 12 đến 18 tháng, tại một hoặc nhiều tỉnh gồm Lào Cai, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bạc Liêu…

Thông tin tại sự kiện khởi động dự án “Hỗ trợ các sáng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ dẫn dắt (PWG)” diễn ra ngày 22/4/2025, tại Hà Nội, ông Gonzalo Serrano De La Rosa, Phó Ban Hợp tác phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết PWG là một hợp phần của Chương trình “Đối tác chuyển đổi xanh do phụ nữ dẫn dắt”, được Liên minh Châu Âu tài trợ và do Oxfam tại Việt Nam triển khai.

TẠO CƠ HỘI KINH DOANH CHO PHỤ NỮ

Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường sự tham gia và cải thiện khả năng tiếp cận việc làm bền vững và cơ hội kinh doanh của phụ nữ thuộc các nhóm khác nhau, bao gồm phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ nghèo và các nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương khác, trong nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Dự án cũng sẽ cải thiện sự tham gia và quyền ra quyết định của phụ nữ ở cấp Trung ương và địa phương, giúp họ lên tiếng về những chính sách có ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

“Chúng tôi tin rằng các tổ chức ngoài công lập có vai trò thiết yếu trong phát triển bền vững. Họ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ thực thi hiệu quả các chính sách, thúc đẩy phát triển công bằng và tăng trưởng bao trùm. Mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa chính phủ và các tổ chức ngoài công lập là điều kiện cần thiết để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng thông qua các giải pháp do địa phương dẫn dắt và được thực hiện một cách bền vững”, ông Gonzalo Serrano De La Rosa bày tỏ.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia Oxfam tại Việt Nam, chia sẻ: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và thiên tai. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2022, thiệt hại kinh tế do tác động của khí hậu tại Việt Nam trong năm 2020 ước tính lên tới 10 tỉ USD. Phụ nữ và trẻ em gái là nhóm chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất, do ít được tiếp cận tài nguyên, tài chính và quá trình ra quyết định, đồng thời phải gánh vác phần lớn công việc chăm sóc không lương.

Ocirc;ng Phạm Quang Tuacute;:
Ông Phạm Quang Tú: "Sự tham gia của phụ nữ và nữ thanh niên
trong quá trình ra quyết định và hành động
vì một nền kinh tế xanh là cần thiết".

Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực ban hành các chính sách nhạy cảm giới trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đồng thời tích cực tham gia các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh và bình đẳng giới.

 

“Dự án PWG sẽ đóng góp vào nỗ lực phát triển kinh tế xanh, thông qua cải thiện khả năng tiếp cận việc làm bền vững và cơ hội kinh doanh của phụ nữ thuộc các nhóm khác nhau trong nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Dự án cũng thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các đóng góp về chính sách có tác động tới cuộc sống của họ”.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia Oxfam tại Việt Nam.

Theo ông Phạm Quang Tú, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt, sự tham gia của phụ nữ và nữ thanh niên trong quá trình ra quyết định và hành động vì một nền kinh tế xanh là cần thiết, bởi phụ nữ hiện là lực lượng lao động chủ lực trong cả khu vực chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, để họ có thể chủ động tham gia vào chuyển đổi xanh, một quá trình đòi hỏi những tri thức và kỹ năng mới, cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ các bên liên quan.

“Dự án PWG sẽ góp phần thúc đẩy mục tiêu này thông qua quá trình tham vấn sâu rộng với chính quyền và cộng đồng phụ nữ tại địa phương, nhằm đảm bảo nội dung dự án phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, cũng như thực tiễn và nhu cầu của chính quyền và người dân địa phương”, ông Tú nhấn mạnh.

KỲ VỌNG SẼ CÓ 7-10 TRIỆU NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG LỢI GIÁN TIẾP TỪ DỰ ÁN

Theo Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, dự án PWG sẽ hỗ trợ kết nối và nâng cao năng lực cho các tổ chức nhận tài trợ trong các lĩnh vực như bình đẳng giới, thích ứng khí hậu và sản xuất bền vững. Dự án cũng thúc đẩy hợp tác công – tư nhằm tăng cường tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, góp phần tạo việc làm xanh và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển.

Dự kiến PWG sẽ tài trợ cho 65 sáng kiến trong thời gian 54 tháng, từ năm 2025 đến năm 2029. Mỗi sáng kiến có thể nhận tối đa 1,65 tỷ đồng (tương đương 60.000 EUR), với thời gian thực hiện từ 12 đến 18 tháng, tại một hoặc nhiều tỉnh gồm Lào Cai, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bạc Liêu. Dự án kỳ vọng mang lại lợi ích gián tiếp cho khoảng 7-10 triệu người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương, thông qua nâng cao nhận thức và cải thiện khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm xanh.

Đợt tài trợ lần thứ nhất tập trung vào chủ đề: “Nâng cao nhận thức, góp phần cải thiện sinh kế xanh, tiếp cận việc làm tử tế và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai và bảo vệ môi trường”.

Dự án sẽ PWG áp dụng cơ chế tài trợ linh hoạt, minh bạch, ưu tiên sáng kiến từ cơ sở , do chính các tổ chức xã hội địa phương đề xuất sáng kiến và thực hiện, dựa trên nhu cầu thực tế tại cộng đồng. Quá trình xây dựng các lĩnh vực ưu tiên được tiến hành trên cơ sở tham vấn sâu rộng với chính quyền, Hội Phụ nữ và các tổ chức tại địa phương, nhằm bảo đảm sáng kiến được lựa chọn thực sự phản ánh nhu cầu và điều kiện thực tiễn của các địa phương.

Hội thảo “Khởi động và chia sẻ thông tin về kêu gọi nộp đề xuất xin tài trợ lần thứ nhất” của Dự án PWG được tổ chức vào ngày 22/4 tại Hà Nội, ngày 24/4 tại Bạc Liêu và ngày 25/4 tại Thành phố Huế. Tại hội thảo, các đại biểu sẽ được thông tin về nội dung và cách viết đề xuất cho đợt kêu gọi nộp đề xuất sáng kiến lần thứ nhất.

 

Các nội dung chính mỗi sáng kiến xin tài trợ phải bao gồm ít nhất 2 trong số 3 nội dung.  

Nội dung 1: Góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là phụ nữ thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai và bảo vệ môi trường.

Nội dung 2: Tạo việc làm bền vững cho phụ nữ thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME), doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP xanh tiếp cận với các cơ hội kinh doanh và các nguồn tài chính từ bên ngoài trong quá trình thực hiện tiến trình đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Nội dung 3: Thúc đẩy sự tham gia và vai trò của phụ nữ trong đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và bảo vệ môi trường.

Tổ chức nộp hồ sơ xin tài trợ: Là tổ chức Việt Nam, được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển tính đến thời điểm nộp Sáng kiến (trong trường hợp tổ chức được chuyển đổi, thay đổi đăng ký hoạt động hay cơ quan chủ quản từ 1 tổ chức đã được thành lập trước đây thì cần có giải trình cụ thể để chứng minh tính hợp lệ về ít nhất 36 tháng kinh nghiệm hoạt động).

Đơn vị nhận tài trợ của Dự án được quy định tại Điểm 3, Điều 2 của Nghị định 80/2020/NĐ-CP ngày 8/7/2020 của Chính phủ Việt Nam, gồm: (a)  Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam về hội, tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện; (b) Doanh nghiệp xã hội nhận viện trợ để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường; (c) Đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động.

Cơ quan quản lý Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí toàn bộ, và Tổ chức quốc tế sẽ không được chấp nhận là đối tượng hợp lệ để nộp đơn xin tài trợ.

-Chu Khôi

]]>Bình Định đấu giá 25 khu vực mỏ khoáng sản các loạiNg#224;y 22/4/2025, Trung t#226;m Dịch vụ đấu gi#225; t#224;i sản B#236;nh Định cho biết sẽ tổ chức đấu gi#225; quyền khai th#225;c 25 khu vực mỏ kho#225;ng sản trong th#225;ng 5/2025 trong đ#243; c#243; 1 mỏ kho#225;ng sản đ#227; c#243; kết quả thăm d#242; v#224; 24 mỏ kho#225;ng sản chưa c#243; kết quả thăm d#242;...Tue, 22 Apr 2025 12:58:23 GMT/binh-dinh-dau-gia-25-khu-vuc-mo-khoang-san-cac-loai.htm/binh-dinh-dau-gia-25-khu-vuc-mo-khoang-san-cac-loai.htmKinh tế xanhNgày 22/4/2025, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Bình Định cho biết sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác 25 khu vực mỏ khoáng sản trong tháng 5/2025 trong đó có 1 mỏ khoáng sản đã có kết quả thăm dò và 24 mỏ khoáng sản chưa có kết quả thăm dò...

Khu vực mỏ đã có kết quả thăm dò khoáng sản là mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại huyện Vân Canh (ký hiệu điểm mỏ ĐGTD2-3) có diện tích 0,81 ha, trữ lượng 16.200 m3, giá khởi điểm 84,3 triệu đồng.

Còn 24 điểm mỏ chưa có kết quả thăm dò khoáng sản có giá khởi điểm tạm tính là hơn 35,3 tỷ đồng. Bao gồm, 12 mỏ đất san lấp; 4 mỏ cát xây dựng thông thường; 3 mỏ sét; 3 mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường và 1 mỏ cát khuôn đúc.

Trong 24 mỏ khoáng sản chưa có kết quả thăm dò, một số mỏ có diện tích lớn như mỏ đất san lấp tại xã Mỹ Trinh (huyện Phù Mỹ) có diện tích 62,43 ha, tiền đặt trước hơn 677 triệu đồng; mỏ đất san lấp tại khu phố Giao Hội 1, phường Hoài Tân (thị xã Hoài Nhơn) có diện tích 20 ha, tiền đặt trước hơn 557 triệu đồng; mỏ đất san lấp tại xã Canh Vinh và Canh Hiển (huyện Vân Canh) có diện tích 23 ha, tiền đặt trước hơn 451 triệu đồng…

Các mỏ còn lại được đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản lần này chủ yếu là mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường, mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường (đá xay nghiền); mỏ đất sét…

Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá nộp hồ sơ mời tham gia đấu giá từ ngày 18/4/2025 đến 16h ngày 6/5/2025. Thời gian tổ chức đấu giá từ ngày 22/5/2025 đến ngày 24/5/2025, tại hội trường Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (số 37 đường Phan Đình Phùng, TP. Quy Nhơn).

Trước đó, ngày 9/4/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đã có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động xây dựng, phê duyệt mức thu tiền bán hồ sơ để khẩn trương thực hiện công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 25 điểm mỏ còn lại của năm 2024, đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

Tỉnh cũng yêu cầu sở này khẩn trương hoàn thành công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm mục đích kịp thời phục vụ thi công, đáp ứng tiến độ các dự án ngoài ngân sách nhà nước, nhất là các dự án kêu gọi đầu tư, các khu đô thị, các khu dân cư…

-Hằng Anh

]]>Doanh nghiệp Mỹ đua nhau cất hàng ở FTZ, kho ngoại quan để “tạm lánh” thuế quanC#225;c c#244;ng ty từ lớn đến nhỏ đang nhờ tới c#225;c khu vực hải quan đặc biệt của Mỹ để tr#225;nh, #237;t nhất l#224; tr#225;nh tạm thời, việc phải trả thuế quan mới m#224; Tổng thống Donald Trump #225;p l#234;n h#224;ng h#243;a nhập khẩu.Tue, 22 Apr 2025 11:16:18 GMT/doanh-nghiep-my-dua-nhau-cat-hang-o-ftz-kho-ngoai-quan-de-tam-lanh-thue-quan.htm/doanh-nghiep-my-dua-nhau-cat-hang-o-ftz-kho-ngoai-quan-de-tam-lanh-thue-quan.htmThế giớiCác công ty từ lớn đến nhỏ đang nhờ tới các khu vực hải quan đặc biệt của Mỹ để tránh, ít nhất là tránh tạm thời, việc phải trả thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa nhập khẩu.

Theo hãng tin CNBC, những khu vực này - gọi là khu ngoại thương (foreign trade zone - FTZ) và kho ngoại quan (bonded warehouse) - là những kho chứa hàng hoặc nơi sản xuất hàng hóa một cách riêng biệt và an toàn, được Hải quan Mỹ phê chuẩn.

Tại đó, hàng hóa không bị đánh thuế nhập khẩu hoặc các thuế khác của Mỹ. Các nhà nhập khẩu chỉ phải nộp thuế quan khi hàng hóa được chuyển ra khỏi FTZ hoặc kho ngoại quan để đưa vào tiêu thụ tại thị trường Mỹ.

“Cách đây 1 năm, một FTZ không phải là điều được nghĩ tới, bởi số vốn đầu tư mà một công ty sẽ phải bỏ ra. Nhưng bây giờ, FTZ đã có ý nghĩa về mặt tài chính đối với một số công ty”, chuyên gia Jackson Wood của công ty Descartes Global Trade Intelligence nhận định với CNBC. Ông cho biết nhiều công ty nhỏ hơn đã bắt đầu nghĩ đến FTZ khi thuế quan tăng vọt.

Hiện tại, chính quyền ông Trump đang hoãn áp thuế suất cao hơn của thuế quan đối ứng trong 90 ngày, nhưng thuế quan mà ông áp lên hàng hóa Trung Quốc đã lên tới 145%.

Các FTZ cho phép các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất của Mỹ cất hàng thành phẩm nhập khẩu trong khoảng thời gian bất kỳ mà không phải nộp thuế quan. Hàng nhập khẩu theo chế độ bảo lãnh và lưu trữ tại kho ngoại quan có thể được lưu kho tới 5 năm kể từ ngày nhập khẩu vào Mỹ. Tùy thuộc vào ngày mà hàng hóa được đưa ra khỏi FTZ hoặc kho ngoại quan, nhà nhập khẩu có khả năng được hưởng mức thuế quan, thuế, phí thấp hơn, hoặc thậm chí không phải nộp khoản thuế hay phí nào, tùy thuộc vào phương pháp chiến lược để quản lý nhập khẩu được gọi là “thuế quan đảo ngược” (inverted tariff).

Việc hoãn thuế và phí như vậy có thể cải thiện mạnh mẽ vị thế tài chính của một công ty thông qua tiết kiệm chi phí, gia tăng sự linh hoạt và cải thiện dòng tiền.

Ông Jeffrey J. Tafel, Chủ tịch Hiệp hội Quốc gia các khu ngoại thương (NAFTZ) của Mỹ, cho biết tổ chức này đã bắt đầu chứng kiến số lượng thành viên gia tăng từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Số doanh nghiệp đăng ký thành viên sau đó tiếp tục tăng và hiện đã đạt tới mức cao kỷ lục.

“Với các kế hoạch thuế quan thay đổi rất nhanh chóng, có những công ty đang tìm đến các FTZ để lưu trữ hàng hóa nhằm hoãn việc phải đóng thuế quan cho tới khi họ xác định được họ muốn xử lý các lô hàng như thế nào. Phần lớn những lô hàng đó được nhập trước khi thuế quan được công bố. Mỗi khi có tin mới về thuế quan, chúng tôi lại thấy mức độ quan tâm lớn hơn đối với tất cả các chương trình nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động”, ông Tafel cho hay.

Ông Tafel cũng nói hiện có nhiều đơn vị muốn được Hội đồng Khu ngoại thương (FTZB) cấp quyền thành lập và vận hành FTZ. Số đơn vị tìm hiểu thông tin về việc này hiện nhiều gấp 2-4 lần so với bình thường.

Các FTZ ở Mỹ được Quốc hội nước này cho phép thành lập vào thập niên 1930 nhằm khuyến khích đầu tư trong nước. Chương trình FTZ hiện sử dụng hơn 550.000 lao động Mỹ tại 50 tiểu bang và lãnh thổ Puerto Rico, và có ở hầu như tất cả các lĩnh vực ngành nghề.

Để hoãn hoặc tránh việc nộp thuế quan, các nhà nhập khẩu Mỹ có thể chọn cách không vận chuyển hàng từ bên xuất khẩu - như số liệu từ châu Á gần đây cho thấy lượng đơn hàng sản xuất mới và số chuyến tàu chở hàng cùng giảm mạnh. Tuy nhiên, vẫn chuyển hàng tới Mỹ, và sử dụng tới các khu vực miễn thuế để lưu trữ hàng, là một lựa chọn khác.

“Những thay đổi về thuế quan gần đây đã khiến cho các FTZ trở nên hấp dẫn hơn, vì một số biện pháp khác không thể áp dụng theo quy định của thuế quan mới. Kết quả là, các công ty trước đây thờ ơ với FTZ bây giờ lại đang xem đây là một chiến lược hứa hẹn”, người phát ngôn Chelsea Pavona Gardner của hãng vận tải biển Maersk cho biết.

“Trong số khách hàng của chúng tôi bây giờ, có những người muốn đợi xem điều gì sẽ xảy ra trong 30 ngày tới. Những người khác chọn cách chuyển hàng hóa vào kho ngoại quan trong khoảng 30 ngày để xem có tránh được thuế quan hay không, hoặc đưa hàng khỏi kho vào ngày đó và chấp nhận nộp thuế quan”, bà Janet Labuda - trưởng bộ phận các vấn đề hải quan và thương mại của Maersk - tiết lộ.

Việc thành lập một FTZ có thể tiêu tốn một khoản đầu tư lớn, gồm các chi phí ban đầu cho quy trình thiết lập, tiếp đó là đào tạo nhân viên và lắp đặt hệ thống công nghệ để quản lý khi FTZ đi vào vận hành. Theo ông Gardner, việc sử dụng FTZ tùy thuộc nhiều vào quy mô hoạt động nhập khẩu của một công ty, thay vì việc công ty đó hoạt động trong lĩnh vực gì, nhưng doanh nghiệp sử dụng FTZ trước đây chủ yếu là các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ, ô tô, hàng không vũ trụ và điện tử.

Ngoài các nhà kho chứa hàng hóa, các nhà máy sản xuất hoặc một phần của các nhà máy cũng có thể được biến thành FTZ trong trường hợp linh kiện mà một công ty nhập khẩu phải chịu thuế quan cao hơn so với hàng thành phẩm. Khi hàng thành phẩm được đưa ra khỏi FTZ, công ty đó sẽ hưởng mức thuế quan thấp hơn. Ngoài ra, còn có một lựa chọn nữa là doanh nghiệp được hải quan phê chuẩn các vật liệu thừa trong quá trình sản xuất là phế liệu, và sẽ không phải nộp thuế quan cho số vật liệu thừa đó. Sự miễn trừ này cũng có thể được áp dụng nếu doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sản xuất trong FTZ sang quốc gia khác.

Ông Jordan Dewart, Chủ tịch công ty Redwood Logistics Mexico, cho biết công ty của ông đang nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng về dịch vụ FTZ. Chính quyền ông Trump đã nói đang thảo luận với 75 quốc gia muốn đàm phán thương mại, nhưng ông Dewart cho rằng mối quan tâm tới FTZ tăng mạnh là một dấu hiệu cho thấy các nhà nhập khẩu đang lo ngại vì không biết thương chiến có thể kéo dài tới bao giờ.

“Có vẻ như khách hàng đang tìm kiếm một giải pháp trong trường hợp thuế quan được áp lâu dài”, ông nói.

-An Huy

]]>Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với MỹThủ tướng nhấn mạnh đ#224;m ph#225;n cần b#225;m s#225;t chủ trương kh#244;ng l#224;m phức tạp vấn đề; kh#244;ng ảnh hưởng đến c#225;c thỏa thuận quốc tế m#224; Việt Nam đ#227; tham gia; kh#244;ng v#236; việc n#224;y m#224; ảnh hưởng đến việc kh#225;c; kh#244;ng v#236; thị trường n#224;y m#224; ảnh hưởng tới thị trường kh#225;c...Tue, 22 Apr 2025 10:48:03 GMT/thu-tuong-yeu-cau-chuan-bi-tot-cac-noi-dung-de-dam-phan-voi-my.htm/thu-tuong-yeu-cau-chuan-bi-tot-cac-noi-dung-de-dam-phan-voi-my.htmTiêu điểmThủ tướng nhấn mạnh đàm phán cần bám sát chủ trương không làm phức tạp vấn đề; không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; không vì việc này mà ảnh hưởng đến việc khác; không vì thị trường này mà ảnh hưởng tới thị trường khác...

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Mỹ.

Đây là lần thứ 5 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp riêng về nội dung triển khai các kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về thích ứng với chính sách thuế quan mới của Mỹ và thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ.

Dự cuộc họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Sau khi các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo, thảo luận, đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp tiếp theo, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá sau khi thương mại toàn cầu có diễn biến mới và Mỹ đưa ra chính sách thuế quan đối ứng, Việt Nam đã có đối sách, thích ứng kịp thời, linh hoạt, phù hợp và có kết quả nhất định. Điều này thể hiện sự bình tĩnh, chủ động, bản lĩnh trước diễn biến tình hình, được phía Mỹ đánh giá là tích cực.

Quang cảnh phiecirc;n họp - Ảnh: VGP
Quang cảnh phiên họp - Ảnh: VGP

Trong đó, trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Trump; cử Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Đặc phái viên của Tổng Bí thư và cử Bộ trưởng Bộ Công Thương là Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đàm phán, trao đổi với phía Mỹ.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng gặp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, các chính trị gia, các nhà khoa học có ảnh hưởng và các doanh nghiệp Mỹ để trao đổi, lắng nghe, phân tích tình hình.

Việt Nam đã chủ động ban hành nghị định của Chính phủ cắt giảm các dòng thuế có thể cắt giảm được đối với Mỹ; giải quyết vướng mắc tại một số dự án và các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm trong khuôn khổ pháp luật và theo thỏa thuận giữa Việt Nam với Mỹ; tăng cường mua các mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu, Mỹ có thế mạnh như tàu bay... để cân bằng thương mại hai bên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Mỹ; tinh thần là phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên định; tăng cường đối thoại, tránh căng thẳng; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng; hài hòa lợi ích, vì lợi ích của mỗi nước, có lợi cho các doanh nghiệp và cho người tiêu dùng hai bên.

Đặc biệt phải giữ lợi ích cốt lõi của Việt Nam, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, nhất là Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Thủ tướng cho rằng hàng hóa của Việt Nam không cạnh tranh với Mỹ, quan hệ thương mại hai bên từ trước đến nay cuối cùng là có lợi cho người tiêu dùng Mỹ và thúc đẩy động lực xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, Việt Nam sẵn sàng đàm phán theo các đề nghị của Mỹ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Đoàn đàm phán chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Mỹ, trên nguyên tắc bám sát các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam – Mỹ cân bằng, bền vững; không làm phức tạp vấn đề; không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; không vì việc này mà ảnh hưởng đến việc khác; không vì thị trường này mà ảnh hưởng tới thị trường khác; có giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thủ tướng cho rằng tình hình thương mại thế giới hiện nay, bên cạnh các thách thức, cũng có cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc lại động lực xuất khẩu, tái cấu trúc doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng; tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đi vào các sản phẩm công nghệ cao, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ... dựa vào khoa học, công nghệ, chuyển đổi số theo xu thế của thế giới.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp, giải quyết các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm, xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện để vừa thúc đẩy phát triển, vừa quản lý và bảo vệ sản xuất, nhất là về xuất xứ hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái...

Ngoài ra, tiếp tục rà soát cơ chế hoàn thuế; cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí, thời gian tuân thủ theo Nghị quyết 66 của Chính phủ; thành lập ngay Cổng đầu tư một cửa quốc gia, Trung tâm xúc tiến và kêu gọi đầu tư quốc gia và cấp tỉnh...

Qua đó, kiểm soát và kêu gọi, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng vào các lĩnh vực công nghệ cao; các nhà đầu tư lâu dài, bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam, tham gia chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài và toàn cầu...

Trước đó, trong chuyến thăm Mỹ với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, hai bên đã thống nhất sẽ tiến hành tổ chức đàm phán một thoả thuận thương mại song phương giữa hai quốc gia. Đặc biệt hai bên đã chính thức đồng ý sẽ xem xét đàm phán nội dung về thuế quan, là trụ cột quan trọng nhất của Hiệp định này.

-Tiến Dũng

]]>Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2024 vẫn còn nhiều điểm nghẽnQuy tr#236;nh lập ph#225;p hiện nay vẫn c#242;n nhiều điểm cần được cải thiện: từ c#225;ch chọn vấn đề, c#225;ch soạn thảo văn bản, đến c#225;ch lấy #253; kiến v#224; x#226;y dựng c#225;c quy định chi tiết dưới luật. Việc sửa đổi đ#244;i khi vẫn c#242;n h#236;nh thức, thời gian chuẩn bị ngắn, chưa thực sự phản #225;nh đầy đủ thực tiễn…Tue, 22 Apr 2025 06:49:22 GMT/dong-chay-phap-luat-kinh-doanh-viet-nam-2024-van-con-nhieu-diem-nghen.htm/dong-chay-phap-luat-kinh-doanh-viet-nam-2024-van-con-nhieu-diem-nghen.htmThị trườngQuy trình lập pháp hiện nay vẫn còn nhiều điểm cần được cải thiện: từ cách chọn vấn đề, cách soạn thảo văn bản, đến cách lấy ý kiến và xây dựng các quy định chi tiết dưới luật. Việc sửa đổi đôi khi vẫn còn hình thức, thời gian chuẩn bị ngắn, chưa thực sự phản ánh đầy đủ thực tiễn…

Ngày 22/4/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo công bố “Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2024”.

Theo VCCI, năm 2024 Quốc hội đã ban hành 31 luật, Chính phủ ban hành 182 nghị định, các Bộ ban hành 629 thông tư. Như vậy, số lượng văn bản pháp luật năm 2024 đã tăng đáng kể so với năm 2023, đặc biệt số lượng luật và nghị định đều tăng gần gấp đôi. Số lượng văn bản tăng đồng thời khối lượng công việc lập pháp, lập quy cũng ngày càng nhiều hơn, chặt chẽ hơn về quy trình.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 đạt 7,09%, một con số ấn tượng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn: đơn hàng sụt giảm, thị trường tiêu dùng chưa phục hồi rõ rệt, dòng vốn và lao động tiếp tục là bài toán khó.

Trước áp lực này, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm lớn trong việc cải cách thể chế, hoàn thiện pháp luật. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh rằng “thể chế đang là điểm nghẽn của các điểm nghẽn”. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt chuyển từ tư duy “không quản được thì cấm” sang tư duy “vừa quản lý, vừa thúc đẩy và khơi thông”. Đây là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong công cuộc cải cách pháp luật, thể chế kinh doanh hiện nay.

Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2024 vẫn còn nhiều điểm nghẽn - Ảnh 1

Theo lãnh đạo VCCI, năm 2024 tiếp tục ghi nhận sự sôi động trong công tác xây dựng pháp luật – với nhiều luật, nghị định, thông tư được sửa đổi, ban hành theo hướng cải cách. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng quy trình lập pháp hiện nay vẫn còn nhiều điểm cần được cải thiện: từ cách chọn vấn đề, cách soạn thảo văn bản, đến cách lấy ý kiến và xây dựng các quy định chi tiết dưới luật. Việc sửa đổi đôi khi vẫn còn hình thức, thời gian chuẩn bị ngắn, chưa thực sự phản ánh đầy đủ thực tiễn.

Thông qua việc theo dõi, phân tích các văn bản được ban hành và lấy ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, VCCI nhận thấy 4 “dòng chảy” chính trong hệ thống pháp luật kinh doanh năm 2024.

Thứ nhất, những năm qua Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn. Nhiều quy định đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, minh bạch và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Một tín hiệu tích cực là cộng đồng doanh nghiệp ngày càng chủ động hơn trong việc góp ý, phản biện chính sách. Nhiều chính sách ban hành trong năm 2024 đã thể hiện rõ dấu ấn từ thực tiễn doanh nghiệp. Song vẫn còn không ít văn bản chưa phản ánh đúng mong muốn của thị trường, do thời gian soạn thảo gấp, quá trình lấy ý kiến còn hình thức.

Thứ hai, một số chính sách cải cách vẫn chưa thực sự thuận lợi trong thực thi. Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng một số chính sách vẫn chưa tạo được chuyển biến thực chất. Nguyên nhân chính là do tư duy quản lý cũ chưa được thay đổi triệt để.

Ví dụ, thủ tục đầu tư, cấp phép vẫn còn phức tạp; nhiều quy định kiểm soát chưa sát với thực tế. Một số lĩnh vực như xăng dầu, thiết bị bay, công chứng… vẫn tồn tại quy định thiếu linh hoạt, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

“Thị trường kỳ vọng vào một tư duy cải cách thực chất hơn, không chỉ trong việc rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành, mà còn trong cách xây dựng chính sách mới theo hướng mở, minh bạch và thân thiện với doanh nghiệp”, ông Công nhấn mạnh.

Thứ ba, chính sách tài chính – thuế có nhiều chuyển động tích cực nhưng vẫn còn băn khoăn. Chính sách thuế và tài chính tiếp tục được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phục hồi kinh tế. Nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí được triển khai. Song doanh nghiệp vẫn phản ánh một số bất cập trong thực thi như áp lực chi phí, thời gian tuân thủ và sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật về thuế.

Công tác quản lý thuế cũng có nhiều cải tiến, đặc biệt trong thương mại điện tử, nhưng vẫn còn khoảng trống pháp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số.

Thứ tư, chính sách thương mại điện tử đã có những điều chỉnh tích cực nhưng còn thiếu đồng bộ. Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế số. 650 nghìn gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử, 318.900 tỷ đồng giá trị hàng hoá giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến năm 2024 và 20,5 tỷ USD doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2023 là những con số minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh doanh này. Nhưng ở mặt ngược lại, chỉ trong năm 2024 có đến 165 nghìn gian hàng rời bỏ thương mại điện tử.

Con số này phản ánh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, trong khi đó, pháp luật thương mại điện tử hiện hành lại dường như “bỏ ngỏ” quyền và lợi ích của chủ thể.

Nhiều chính sách mới đã được ban hành kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý, nhưng vẫn còn những quy định chưa bao quát hết thực tiễn, đặc biệt đối với nhóm cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát. Việc hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi các bên liên quan, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, minh bạch là rất cần thiết.

-Vũ Khuê

]]>Xây dựng hệ thống quản lý môi trường liên thông toàn diệnQuản l#253; v#224; xử l#253; m#244;i trường tại c#225;c khu c#244;ng nghiệp v#224; trong sản xuất n#244;ng l#226;m thuỷ sản, b#234;n cạnh việc triển khai c#225;c trạm quan trắc tại những nơi c#243; nguy cơ #244; nhiễm cao, c#242;n cần phải thực thi nhiều giải ph#225;p đồng bộ: dự b#225;o chủ động, x#226;y dựng dữ liệu cộng đồng, ph#242;ng ngừa bằng tr#237; tuệ nh#226;n tạo để c#243; thể đi c#249;ng với xu thế thế giới…Tue, 22 Apr 2025 03:32:14 GMT/xay-dung-he-thong-quan-ly-moi-truong-lien-thong-toan-dien.htm/xay-dung-he-thong-quan-ly-moi-truong-lien-thong-toan-dien.htmThị trườngQuản lý và xử lý môi trường tại các khu công nghiệp và trong sản xuất nông lâm thuỷ sản, bên cạnh việc triển khai các trạm quan trắc tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao, còn cần phải thực thi nhiều giải pháp đồng bộ: dự báo chủ động, xây dựng dữ liệu cộng đồng, phòng ngừa bằng trí tuệ nhân tạo để có thể đi cùng với xu thế thế giới…

Ngày 21/4/2025, Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường ngành nông lâm ngư nghiệp.

Buổi làm việc nằm trong khuôn khổ Chương trình giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025 về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó hệ thống quan trắc môi trường được xác định là nền tảng dữ liệu phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá và xây dựng chính sách bảo vệ môi trường.

THÚC ĐẨY HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG RỘNG KHẮP

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã tham quan hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại được trang bị các thiết bị tiên tiến, khu vực trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu quan trắc môi trường, nơi tiếp nhận thông tin từ hàng nghìn trạm quan trắc trên toàn quốc. Đoàn cũng đã nghe Bộ Nông nghiệp và Môi trường trình bày báo cáo tổng quan về hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, định hướng hiện đại hóa, số hóa toàn diện hệ thống trong thời gian tới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhiều khu công nghiệp nói chung, trong đó có chế biến thuỷ sản, chế biến nông sản, giết mổ gia súc gia cầm… gây nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao từ lượng nước thải và chất thải chưa được xử lý triệt để.

Trong sản xuất nông nghiệp, có những lĩnh vực nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, điển hình là chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, ước tính mỗi năm bình quân có 65-75 triệu tấn phân và hơn 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Chỉ một số ít nước thải được xử lý, tái sử dụng, còn lại phần lớn là được thải ra môi trường, gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, phát sinh dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, từ cuối năm 2024, tất cả các trang trại, gia trại chăn nuôi bắt buộc phải di dời ra khỏi các khu dân cư và rời khỏi những nơi không được quy hoạch cho chăn nuôi.

Đối với lĩnh vực thuỷ sản những năm qua, cùng với sự phát triển của nghề nuôi trồng thuỷ sản, công tác quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi thủy sản để phục vụ sản xuất cũng đã được chú trọng và đạt được những kết quả khả quan.

Tuy nhiên, công tác quan trắc cảnh báo môi trường hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nghề nuôi trồng thuỷ sản do còn nhiều bất cập cần nhanh chóng giải quyết. Vì vậy, cuối năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 12/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

Theo đó, thông số quan trắc môi trường nuôi thủy sản đã được sửa đổi thành các nhóm: Nhóm I (thông số môi trường thông thường); Nhóm II (thông số hữu cơ và dinh dưỡng); Nhóm III (thông số vi sinh); Nhóm III (thông số vi sinh); Nhóm IV (thực vật phù du); Nhóm V (thuốc bảo vệ thực vật); Nhóm VI (kim loại nặng); Nhóm khác (các chất hữu cơ gây ô nhiễm).

Cụ thể, đối với nhóm I, cần quan trắc PH, nhiệt độ, độ mặn/độ dẫn điện, độ kiềm, độ trong, TSS (chất rắn lơ lửng). Các chất hữu cơ cần quan trắc trong Nhóm II là DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4, SO42-, S2-/H2S. Đối với thông số vi sinh được đề cập trong III, gồm: Coliform, E.coli, Vibrio spp., Aeromonas spp. và các tác nhân khác gây bệnh ở động vật thủy sản nuôi. Nhóm IV cần quan trắc: Tảo, tảo độc hại, chlorophyll a. Nhóm V nêu lên các chất phải quan trắc: Nhóm Clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm cúc tổng hợp, nhóm neonicotinoid, nhóm avermectin, thuốc trừ cỏ và tổng độ phóng xạ a, b.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy:
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: "Hệ thống quan trắc môi trường quốc gia đang được đầu tư theo đúng quy hoạch".

Thông tin tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết hệ thống quan trắc môi trường quốc gia đang được đầu tư theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bố trí nguồn vốn đầu tư công, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá nhằm huy động thêm nguồn lực từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít địa phương còn khó khăn trong tiếp cận thiết bị hiện đại để quan trắc môi trường.

Về chia sẻ dữ liệu quan trắc môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định đây là yếu tố then chốt phục vụ thanh tra, kiểm tra và quản lý môi trường. “Các thông số môi trường cũng đang trở thành chỉ tiêu cạnh tranh trong thu hút đầu tư, đặc biệt với các doanh nghiệp công nghệ cao. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải theo hướng tiếp cận quốc tế đang được đẩy mạnh. Các quy chuẩn kỹ thuật quan trắc môi trường đối với nuôi trồng thuỷ sản và nước thải chăn nuôi cũng đã được xây dựng và ban hành, với các tiêu chuẩn rất khắt khe. Bên cạnh đó, các mô hình tuần hoàn nước thải trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp cũng được khuyến khích nhân rộng”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

NHIỀU CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Tham gia xây dựng các ý kiến cụ thể, Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ nêu các vấn đề như việc xử lý nguồn nước, sau khi đã xử lý thì có thể quay lại tái sử dụng được không? Công tác tiền kiểm, hậu kiểm như thế nào; việc chia sẻ và công bố thông tin của các doanh nghiệp ra sao và những vấn đề này có phát sinh thêm thủ tục hành chính không? Ông Hạ cũng đặt vấn đề trong quy hoạch về quan trắc, có cần ban hành một chiến lược về ngành quan trắc trong giai đoạn tới không?

Đại biểu Nguyễn Văn Huân cho rằng việc công bố thông tin hiện nay, người dân vẫn chưa được biết đầy đủ. Cần có truyền thông để người dân nắm bắt thông tin.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan – Trưởng đoàn Giám sát đánh giá cao những trao đổi sâu sắc, toàn diện về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, một trong những thách thức toàn cầu, đồng thời cũng là ưu tiên chiến lược của Việt Nam trong tiến trình phát triển bền vững.

Phoacute; Chủ tịch Quốc hội Lecirc; Minh Hoan:
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: "Người dân cùng tham gia giám sát và hành động".

Phó Chủ tịch Quốc hội thống nhất cao với các đại biểu rằng việc hoàn thiện khung pháp lý là cấp thiết, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện trong quản lý môi trường. Đây không chỉ là cập nhật các quy định mới, mà còn cần chuyển hóa tư duy quản lý từ thụ động sang chủ động, từ phản ứng sang phòng ngừa, đó chính là tinh thần xuyên suốt.

Trước thực trạng các vấn đề về môi trường hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội đưa ra ba cách tiếp cận mới trong quản lý môi trường, đó là: Từ đo lường để báo cáo sang đo lường để dự đoán và chủ động phản ứng, sử dụng trí tuệ nhân tạo; Từ dữ liệu chuyên gia sang dữ liệu cho cộng đồng, để người dân cùng tham gia giám sát và hành động; Từ phản ứng khi có sự cố sang phòng ngừa dựa trên trí tuệ nhân tạo.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần phải chủ động trong việc liên thông dữ liệu liên ngành. Môi trường không thể tách rời nông nghiệp, y tế, hay giao thông. Việc kết nối dữ liệu giữa các lĩnh vực là nền tảng để hình thành một hệ thống quản lý môi trường toàn diện, linh hoạt và có năng lực thích ứng cao.

Khẳng định vai trò của cộng đồng và người dân trong bảo vệ môi trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng không một chính sách nào có thể thành công nếu thiếu sự đồng hành của nhân dân. Vì vậy, cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, cũng như tạo điều kiện để người dân tham gia sâu hơn vào giám sát và phản biện chính sách về bảo vệ môi trường.

-Chu Khôi

]]>Hoà Bình tiếp tục làm mới nhiều động lực, phấn đấu tăng trưởng trên 10% trong năm 2025Qu#253; 1/2025, tăng trưởng kinh tế của tỉnh H#242;a B#236;nh ước đạt 12,76% so với c#249;ng kỳ năm trước. Đ#226;y l#224; mức tăng cao nhất kể từ đầu nhiệm kỳ tới nay, tạo bước đ#224; quan trọng để tỉnh tiếp tục thực hiện c#225;c kịch bản tăng trưởng từng qu#253;, hướng tới ho#224;n th#224;nh chỉ ti#234;u tăng trưởng năm 2025 đạt tr#234;n 10%...Tue, 22 Apr 2025 03:26:23 GMT/hoa-binh-tiep-tuc-lam-moi-nhieu-dong-luc-phan-dau-tang-truong-tren-10-trong-nam-2025.htm/hoa-binh-tiep-tuc-lam-moi-nhieu-dong-luc-phan-dau-tang-truong-tren-10-trong-nam-2025.htmThị trườngQuý 1/2025, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hòa Bình ước đạt 12,76% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu nhiệm kỳ tới nay, tạo bước đà quan trọng để tỉnh tiếp tục thực hiện các kịch bản tăng trưởng từng quý, hướng tới hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt trên 10%...

Theo báo cáo của Tỉnh Uỷ Hoà Bình, tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý 1/2025 của tỉnh ước tăng 12,76% so với cùng kỳ năm trước – mức cao nhất kể từ đầu nhiệm kỳ. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,19%; công nghiệp - xây dựng tăng 27,18%; dịch vụ tăng 5,91%; thuế sản phẩm giảm 5,64%.

NHỮNG CON SỐ TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG

Đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh, có lẽ đây là lần đầu tiên lĩnh vực công nghiệp có bước tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 33,32% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo ước tăng 11,3%; ngành khai khoáng ước tăng 34,59%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 7,64%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 88,98%. Sản lượng điện sản xuất ước đạt 1.530 triệu KWh.

Sự phát triển của ngành dịch vụ trong quý 1 có đóng góp tích cực vào mức tăng chung của cả tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1 ước đạt 20.108 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao, nhiều chương trình kích cầu, thu hút tiêu dùng được tổ chức thực hiện, hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Tỉnh cũng đã ban hành các kế hoạch thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và liên kết, hợp tác du lịch năm 2025. Triển khai thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với thành phố Hồ Chí Minh năm 2025. Tiếp tục thực hiện nội dung chuyển đổi số về du lịch; duy trì và phát triển Cổng du lịch thông minh tỉnh.

Theo đó, trong quý 1, tổng khách du lịch đến tỉnh ước đạt 1,65 triệu lượt khách, tăng 5,8% so với cùng kỳ (trong đó, khách quốc tế là 230 nghìn lượt); tổng doanh thu ước đạt 1.680 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ, bằng 31% kế hoạch năm. Dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Xuất nhập khẩu của tỉnh cũng có nhiều khởi sắc ngay quý đầu tiên của năm. Kim ngạch xuất khẩu quý 1/2025 của tỉnh ước đạt 554,249 triệu USD, tăng 16,06% so với cùng kỳ, bằng 23,5% so với Nghị quyết của Tỉnh ủy; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 385,453 triệu USD, tăng 13,36% so với cùng kỳ, bằng 28,1% so với Nghị quyết của Tỉnh ủy.

Hoạt động xúc tiến đầu tư cũng được đẩy mạnh. Tỉnh đã nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. 3 tháng đầu năm 2025 ước có 104 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 800 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2024, số lượng doanh nghiệp cấp mới bằng 101%, số vốn đăng ký bằng 20,4%); 190 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh; 20 doanh nghiệp giải thể tự nguyện; 60 doanh nghiệp quay trở lại thị trường.

Biacute; thư Tỉnh ủy Hograve;a Bigrave;nh Nguyễn Phi Long:
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long: "Tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong quý 1/2025 của tỉnh Hoà Bình là những kết quả tích cực, tạo tiền đề để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị".

Cũng trong quý 1/2025, tỉnh Hoà Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư 10 dự án mới và điều chỉnh chủ trương đầu tư 20 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3.003 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2024, số dự án cấp mới tăng 07 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký tăng khoảng 2.868 tỷ đồng).

Lũy kế đến hết quý 1/2025, trên địa bàn tỉnh có 750 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 39 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 522,55 triệu USD và 711 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 281.410 tỷ đồng. Ngoài ra, có 31 dự án đang hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 11.099 tỷ đồng.

TIẾP TỤC THỰC HIỆN 5 ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC

Lấy đà tăng trưởng từ quý 1, lãnh đạo tỉnh cho rằng quý 2/2025 Hòa Bình còn nhiều dư địa để tăng trưởng kinh tế theo kịch bản tăng trưởng đã được UBND tỉnh đề ra, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 của tỉnh đạt trên 10% để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Mặc dù nền kinh tế gặp phải nhiều thách thức không nhỏ từ bên ngoài lẫn bên trong như chính sách thuế quan của Mỹ đã tác động rất lớn đến xuất khẩu hàng hoá; những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án, giải ngân vốn đầu tư công... song để duy trì đà tăng trưởng hiện nay, tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục thực hiện 5 đột phá chiến lược, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư công, các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách Nhà nước, ưu tiên các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án lớn, có tác động lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đảm bảo các dự án trọng điểm có vốn ngoài ngân sách Nhà nước khởi công trước tháng 7/2025.

Mặt khác, thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn nữa để tháo gỡ khó khăn, sớm khắc phục các điểm nghẽn, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, đặc biệt là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác cấp, điều chỉnh biến động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính.

Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư. Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà đầu tư gắn với việc thực hiện rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, không triển khai, dự án có dấu hiệu giữ đất, chờ cơ hội để chuyển nhượng, dự án vi phạm quy định của pháp luật.

Đồng thời, nắm bắt tình hình hoạt động khai thác thủy sản, tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP.

Tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo trong các khu, cụm công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập và các dự án sản xuất công nghiệp trọng điểm.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường công tác quản lý thị trường tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nội địa và xuất khẩu.

Đầu tư “làm mới” ngành du lịch; thúc đẩy quảng bá, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt, có khả năng cạnh tranh cao. Thực hiện tốt các nội dung hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng…

Theo đánh giá của tỉnh uỷ Hoà Bình, kết quả ấn tượng có được trong quý 1/2025 là nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị Tỉnh. Năm 2025, tỉnh Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trên 10%, cao hơn chỉ tiêu Trung ương giao (9%).

Để hoàn thành mục tiêu, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực tiễn, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng kịp thời và có giải pháp hiệu quả, tạo đà thu hút đầu tư.

-Vũ Khuê

]]>Chuyển đổi năng lượng vì một Việt Nam xanh và bền vữngChuyển đổi năng lượng bền vững đang trở th#224;nh một yếu tố then chốt trong chiến lược ph#225;t triển quốc gia, nhằm giảm thiểu ph#225;t thải, th#250;c đẩy ph#225;t triển kinh tế xanh v#224; thực hiện c#225;c cam kết d#224;i hạn. Việt Nam coi chuyển đổi năng lượng kh#244;ng chỉ l#224; th#225;ch thức, m#224; c#242;n l#224; cơ hội để định h#236;nh một tương lai xanh, c#244;ng bằng v#224; bền vững cho mọi người d#226;n.Tue, 22 Apr 2025 02:00:00 GMT/chuyen-doi-nang-luong-vi-mot-viet-nam-xanh-va-ben-vung.htm/chuyen-doi-nang-luong-vi-mot-viet-nam-xanh-va-ben-vung.htmThị trườngChuyển đổi năng lượng bền vững đang trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia, nhằm giảm thiểu phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và thực hiện các cam kết dài hạn. Việt Nam coi chuyển đổi năng lượng không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội để định hình một tương lai xanh, công bằng và bền vững cho mọi người dân.

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, suy giảm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, chuyển đổi năng lượng không còn là một sự lựa chọn mang tính chủ động mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách và không thể trì hoãn. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển năng động, đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ khi cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26.

Cam kết này đã và đang được cụ thể hóa bằng hàng loạt chính sách, chiến lược và hành động thiết thực. Bộ Công Thương cùng các cơ quan hữu quan đang đóng vai trò trung tâm trong việc định hình lộ trình chuyển đổi năng lượng quốc gia – một hành trình đòi hỏi sự đổi mới tư duy, cải cách thể chế và huy động nguồn lực toàn diện.

BA ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TRONG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG 

Chủ trì phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Các giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi năng lượng hiệu quả và bền vững” trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chia sẻ ba định hướng quan trọng và những bài học thực tiễn từ hành trình chuyển đổi năng lượng bền vững của Việt Nam.

Thứ nhất, đổi mới sáng tạo – được xem là chìa khóa để vượt qua các thách thức và nâng cao hiệu quả chuyển đổi năng lượng. Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu – phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), lưới điện thông minh, hệ thống tích trữ năng lượng (BESS), và năng lượng hydrogen.

Tuy nhiên, để đổi mới thực sự phát huy hiệu quả, cần có chính sách hỗ trợ đồng bộ, bao gồm ưu đãi tài chính và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cùng với việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước. Trong quá trình này, con người vẫn là yếu tố trung tâm và quyết định.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác công – tư và hợp tác quốc tế. Chuyển đổi năng lượng không thể thành công nếu chỉ dựa vào một phía. Mô hình hợp tác công– tư là giải pháp hiệu quả để chia sẻ rủi ro, huy động nguồn lực tài chính tư nhân và tăng cường quy mô các dự án năng lượng bền vững. Đồng thời, việc tham gia các sáng kiến quốc tế như P4G giúp Việt Nam tiếp cận tài chính xanh, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước.

Thứ ba, lấy con người làm trung tâm. Chuyển đổi năng lượng không chỉ là thay đổi về công nghệ mà còn là cơ hội để nâng cao chất lượng sống, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa. Việt Nam đang nỗ lực đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận năng lượng, với các chính sách hỗ trợ như tài chính vi mô để hộ dân tham gia vào năng lượng tái tạo, góp phần xây dựng một hệ sinh thái phát triển toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau.

Trước thách thức cạn kiệt năng lượng hóa thạch và biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, Ninh Thuận đang khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên nắng và gió dồi dào, địa phương này đã biến bất lợi thành lợi thế chiến lược, hướng tới xây dựng Trung tâm năng lượng tái tạo quốc gia.

Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết tỉnh đã tiến hành quy hoạch, đề xuất đưa vào Quy hoạch điện 8 điều chỉnh gần 49.000 MW công suất tiềm năng từ nhiều loại hình như điện gió trên bờ, điện gió ven biển, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, điện khí LNG, thủy điện tích năng và điện mặt trời mái nhà.

THỰC TẾ TRIỂN KHAI TỪ ĐỊA PHƯƠNG 

Theo định hướng của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 20-NQ/TƯ, Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt tổng công suất tích lũy khoảng 6.500 MW, phấn đấu hình thành trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo đầu tiên tại Việt Nam. Đến năm 2030, tổng công suất tích lũy dự kiến đạt khoảng 11.800 MW, hướng tới đưa Ninh Thuận trở thành một trung tâm năng lượng bền vững của đất nước.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 57 dự án năng lượng tái tạo đi vào vận hành thương mại với tổng công suất gần 3.750 MW. Mỗi năm, các dự án này đóng góp khoảng 8,7 tỷ kWh cho lưới điện quốc gia, chiếm gần 7% tổng sản lượng điện phát từ năng lượng tái tạo cả nước – một minh chứng rõ rệt cho hiệu quả chuyển đổi năng lượng tại địa phương.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách về giá điện cho các loại hình như điện gió, thủy điện tích năng; sớm thực hiện Quy hoạch điện 8 điều chỉnh và có kế hoạch triển khai cụ thể để các tỉnh có căn cứ. Địa phương này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp tài chính đổi mới như hoàn thiện cơ chế phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động phát thải, nhằm giúp các nguồn năng lượng sạch như LNG, hydro, điện khí... có khả năng cạnh tranh với nhiệt điện than.

Từ góc độ doanh nghiệp, chuyển dịch năng lượng không chỉ đơn thuần là thay đổi công nghệ mà là cả quá trình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững. Quá trình này yêu cầu các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn, năng lực đổi mới công nghệ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, bao gồm chính phủ, các tổ chức quốc tế, đối tác và cộng đồng. Để đạt được các mục tiêu này, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời đảm bảo yếu tố môi trường và phát triển kinh tế.

HÀNH ĐỘNG MẠNH MẼ TỪ DOANH NGHIỆP VÀ ĐỐI TÁC 

Với vai trò là doanh nghiệp chủ lực trong ngành năng lượng quốc gia, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã chủ động triển khai các giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

 
Ocirc;ng Lecirc; Mạnh Cường, Phoacute; Tổng Giaacute;m đốc Petrovietnam
Ông Lê Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

"Petrovietnam đã xây dựng và triển khai lộ trình chuyển dịch năng lượng, tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng và cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào chiến lược phát triển tổng thể của Tập đoàn. Đây là bước đi quan trọng trong việc giúp Việt Nam chuyển mình phát triển thành một nền kinh tế carbon thấp, góp phần vào việc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Cùng với những nỗ lực trong áp dụng công nghệ và phát triển năng lượng sạch, Tập đoàn cũng tập trung vào tái cấu trúc chiến lược đầu tư, gia tăng tỷ trọng vào các lĩnh vực mới như điện khí LNG, năng lượng tái tạo, dịch vụ công nghệ cao và giải pháp năng lượng sạch. Điều này giúp Tập đoàn duy trì vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng LNG quốc gia và từng bước nội địa hóa chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi, thông qua năng lực chế tạo và thi công thiết bị ngoài khơi của các đơn vị thành viên".

Ông Lê Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam, cho biết một trong những giải pháp chủ đạo mà Petrovietnam triển khai là đổi mới công nghệ trong phát triển và sử dụng năng lượng. Tập đoàn đã áp dụng hệ thống quản trị dữ liệu tập trung và hệ thống giám sát sản xuất theo thời gian thực, giúp tối ưu hóa các quy trình vận hành và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hơn nữa, việc ứng dụng AI trong bảo trì dự báo cũng đã giúp tăng cường khả năng vận hành linh hoạt và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu chi phí và rủi ro...

Đặc biệt, Tập đoàn đã nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng sạch, như điện gió ngoài khơi, hydro xanh, amoniac xanh và công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), làm nền tảng cho chiến lược giảm phát thải trong dài hạn. Những dự án này không chỉ đóng góp vào việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính, mà còn tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam.

Trong quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài rất quan trọng. Những doanh nghiệp này không chỉ mang đến vốn đầu tư mà còn chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và cam kết bền vững trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

 
Ocirc;ng Edwin Tan, Phoacute; Tổng giaacute;m đốc, Frasers Property Vietnam amp; Giaacute;m đốc điều hagrave;nh khối Bất động sản Cocirc;ng nghiệp Thị trường Đocirc;ng Nam Aacute;
Ông Edwin Tan, Phó Tổng giám đốc, Frasers Property Vietnam Giám đốc điều hành khối Bất động sản Công nghiệp Thị trường Đông Nam Á

"Frasers Property đang thúc đẩy các giải pháp sáng tạo cho quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả và bền vững, hỗ trợ mục tiêu không phát thải ròng đầy tham vọng của Việt Nam nhằm tạo ra tác động tích cực lâu dài. Trung tâm dịch vụ công nghiệp (ISC) của chúng tôi là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi xây dựng ISC trong mọi dự án phát triển công nghiệp của mình, là nơi cung cấp nhiều tiện ích đa dạng để làm phong phú thêm cuộc sống tại các khu công nghiệp.

Một trong những mục tiêu phát triển bền vững của chúng tôi là tài trợ phần lớn danh mục tài sản bền vững mới của mình bằng nguồn tài chính xanh và bền vững vào năm 2024. Cho đến nay, Tập đoàn đã bảo đảm được khoảng 15,1 tỷ đô la cho các khoản vay và trái phiếu xanh hoặc liên quan đến phát triển bền vững. Chúng tôi là một trong những đơn vị phát hành tài chính xanh và bền vững lớn nhất trong số các công ty SGX. Điều này khiến chúng tôi trở nên hấp dẫn hơn đối với số lượng ngày càng tăng các nhà đầu tư và đối tác xem xét các yếu tố ESG khi đưa ra quyết định đầu tư. Các ngân hàng cũng đã tăng tốc hỗ trợ mạnh mẽ cho các khoản vay xanh so với các khoản vay truyền thống như một phần trong cam kết của họ nhằm làm cho danh mục đầu tư của mình bền vững hơn".

 Điển hình như Frasers Property Việt Nam - một trong những nhà đầu tư quốc tế đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp. Ông Edwin Tan, Phó Tổng giám đốc Frasers Property Việt Nam, cho biết từ khi gia nhập thị trường Việt Nam, Frasers Property đã xác định rõ mục tiêu không chỉ phát triển kinh doanh, mà còn đóng góp vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

“Frasers Property hướng đến lắp đặt 215 MW năng lượng tái tạo cho toàn bộ các dự án của mình vào năm 2030, với 15 MW lắp đặt tại Việt Nam. Công ty cũng cam kết đạt được chứng nhận xanh cho 100% diện tích sàn của các dự án phát triển mới và 85% diện tích các tài sản sở hữu, quản lý vào năm 2030”, ông Edwin Tan chia sẻ.

Không chỉ chú trọng phát triển các dự án xanh, Frasers Property còn tập trung tạo ra các giải pháp sáng tạo, nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng trong các khu công nghiệp. Trung tâm Dịch vụ công nghiệp (ISC) mà công ty phát triển là một ví dụ điển hình về việc tích hợp các giải pháp năng lượng thông minh và bền vững. ISC cung cấp các tiện ích như mái nhà lắp đặt pin mặt trời, đèn LED tiết kiệm điện, cùng với các trạm sạc xe điện và hệ thống quản lý năng lượng thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Từ những kết quả trên, Frasers Property Việt Nam không chỉ nhà đầu tư, mà còn là một đối tác chiến lược trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm phát thải carbon và xây dựng một nền kinh tế xanh hơn.

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025 phát hành ngày 21/4/2025. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:  

https://postenp.phaha.vn/tap-chi-kinh-te-viet-nam/detail/1365

Chuyển đổi năng lượng vì một Việt Nam xanh và bền vững - Ảnh 1

-Diệp Linh

]]>Shopee "hụt hơi", TikTok Shop lấn sân thị phần TikTok Shop tăng trưởng doanh số 113.8% trong qu#253; 1/2025, n#226;ng thị phần từ 23% l#234;n 35%, trong khi đ#243;, thị phần Shopee lại giảm từ 68% c#242;n 62%... Tue, 22 Apr 2025 00:36:59 GMT/shopee-hut-hoi-tiktok-shop-lan-san-thi-phan.htm/shopee-hut-hoi-tiktok-shop-lan-san-thi-phan.htmKinh tế sốTikTok Shop tăng trưởng doanh số 113.8% trong quý 1/2025, nâng thị phần từ 23% lên 35%, trong khi đó, thị phần Shopee lại giảm từ 68% còn 62%...

Theo Báo cáo “Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý 1/2025 và dự báo quý 2/2025” của Nền tảng phân tích dữ liệu Metric.vn, tổng doanh thu quý 1/2025 của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu (Shopee, TikTok, Lazada, Tiki) tăng trưởng 42,29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 101,4 tỷ đồng với 950,7 triệu sản phẩm được bán ra. 

Đáng chú ý, kết quả doanh thu khiến thị phần các sàn có sự thay đổi. Theo đó, TikTok Shop tăng trưởng doanh số 113.8% trong quý 1/2025, nâng thị phần từ 23% lên 35%. Điều này cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm giải trí qua video ngắn.

Shopee

Ngược lại, mặc dù vẫn tăng trưởng 29,3%, song thị phần Shopee lại giảm từ 68% còn 62%, phản ánh sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Bên cạnh đó, Lazada và Tiki cũng lần lượt mất 43,5% và 66,6% doanh số. 

Metric.vn đánh giá rằng sự dịch chuyển nhanh chóng của người tiêu dùng sang nền tảng nội dung như TikTok Shop là tín hiệu quan trọng cho các sàn trong việc định hướng phát triển sắp tới.

SHOP NHỎ LẺ RỜI BỎ THỊ TRƯỜNG 

Quý 1/2025 ghi nhận sự sụt giảm mạnh về số lượng shop có phát sinh đơn hàng, giảm hơn 38.000 shop so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, số lượng shop đạt doanh số cao lại tăng trưởng mạnh, đặc biệt nhóm shop có doanh số trên 50 tỷ tăng gần gấp đôi (95%) so với quý 1/2024.

Theo Metric.vn, các shop nhỏ lẻ đang rút lui, nhường sân chơi cho các nhà bán lớn với quy mô và năng lực vận hành vượt trội.

Người tiêu dùng ngày càng nghiêng về các shop Mall chính hãng, biến nhóm này thành động lực tăng trưởng trọng yếu của sàn thương mại điện tử.

Mặc dù chỉ chiếm 3% tổng số shop, các shop Mall lại đóng góp đến 26.7% tổng doanh số trên Shopee và TikTok Shop, cho thấy vai trò vượt trội của nhóm này trong việc tạo ra giá trị bán hàng. Người tiêu dùng đang ngày càng ưu tiên các cửa hàng chính hãng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và độ tin cậy của dịch vụ.

Tăng trưởng doanh số của shop Mall trên cả hai nền tảng đều cao, xu hướng mua sắm đang dịch chuyển mạnh về phía các thương hiệu có uy tín. Điều này phản ánh tâm lý tiêu dùng ngày càng khắt khe, đề cao sự an tâm khi mua sắm trong bối cảnh hàng hóa kém chất lượng tràn lan.

Shop Mall vì thế không chỉ là nhóm dẫn dắt doanh số mà còn là chỉ dấu cho thay đổi trong hành vi tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử.

Nhóm hàng nhập khẩu trên Shopee đang gia tăng cạnh tranh với nhà bán nội địa nhờ vào lợi thế giá rẻ, mẫu mã đa dạng và phù hợp với nhu cầu khách hàng trong nước. Trong quý 1/2025, hàng nhập khẩu đạt doanh số 3.6 nghìn tỷ đồng với hơn 80 triệu sản phẩm bán ra, tăng trưởng lần lượt 12.2% về doanh số và 7.18% về sản lượng.

Dù chỉ chiếm 5.9% tổng thị phần, nhóm này vẫn hút khách nhờ lợi thế giá rẻ, mẫu mã đa dạng và phù hợp thị hiếu khách hàng trong nước. Giá trị trung bình mỗi sản phẩm chỉ khoảng 45 nghìn đồng, cho thấy người tiêu dùng chuộng mua sắm số lượng lớn với chi phí thấp. Xu hướng này đang gia tăng sức ép cạnh tranh cho nhà bán nội địa, đặc biệt ở nhóm sản phẩm phổ thông. 

Điều này đặt ra thách thức cạnh tranh lớn hơn cho nhà bán trong nước, buộc họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm và chiến lược định giá. Trong bối cảnh này, lợi thế về tốc độ giao hàng và hiểu thị trường nội địa sẽ là yếu tố then chốt để nhà bán nội địa giữ vững thị phần.

Các ngành ngách tăng trưởng nhanh đang cho thấy sức bật mạnh mẽ và tiềm năng bứt phá trong giai đoạn tới.

Trong quý 1/2025, các ngành hàng làm đẹp, nhà cửa - đời sống và thời trang nữ tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu về doanh số trên sàn thương mại điện tử, với tổng doanh thu lần lượt đạt 18 nghìn tỷ đồng, 13,8 nghìn tỷ đồng và 11,9 nghìn tỷ đồng. 

GIẢM THỊ PHẦN SẢN PHẨM PHÂN KHÚC GIÁ CAO

Trong quý 1/2025, phân khúc giá 100.000–200.000 đồng chiếm ưu thế cả về doanh số và sản lượng, đồng thời ghi nhận mức tăng thị phần từ 22.7% lên 25.9%, cho thấy người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm tầm trung với giá cả hợp lý. Ngược lại, phân khúc trên 1 triệu đồng giảm về thị phần doanh số (từ 19.4% xuống 17.2%). Sự phân hóa này cho thấy tiềm năng lớn ở nhóm hàng phổ thông tầm trung, đặc biệt với các ngành như làm đẹp, thời trang, mẹ và bé,..

Shopee

Top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất chủ yếu là các thương hiệu trong ngành làm đẹp.

Trong khi đó, mặc dù vẫn là những thương hiệu có doanh thu cao nhất, song các ông lớn công nghệ như Samsung (xếp thứ hai) và Xiaomi (xếp thứ ba) lại sụt giảm doanh doanh thu lần lượt là 28.4% và 17.1%. Mặc dù vậy, Apple vẫn đứng đầu và ghi nhận doanh thu tăng trưởng khoảng 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Shopee

Nền tảng phân tích dữ liệu Metric.vn dự báo quý 2/2025, doanh số toàn ngành ước đạt 116,6 nghìn tỷ đồng và sản lượng đạt khoảng 1,112 triệu sản phẩm với mức tăng trưởng lần lượt là 15% và 17% so với quý 1/2025. 

Mức tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố tích cực, bao gồm hiệu ứng kích cầu từ các chương trình khuyến mãi lớn giữa năm như lễ hội sale hè và mid-year sale, cũng như xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng ổn định. Ngoài ra, hành vi người tiêu dùng cho thấy sự chuyển dịch rõ rệt sang mua sắm các ngành hàng thiết yếu và chăm sóc sức khỏe, cùng với sự gia tăng trong chi tiêu cho sản phẩm chất lượng cao và nguồn gốc rõ ràng.

Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử tiếp tục đầu tư mạnh vào logistics, livestream bán hàng và các công cụ hỗ trợ nhà bán giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy chuyển đổi đơn hàng. Tất cả những yếu tố trên góp phần củng cố niềm tin vào đà phục hồi và tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử trong quý 2/2025.

 

Một số thay đổi trong thị trường thương mại điện tử tháng 4/2025 

Từ ngày 1/4, Shopee điều chỉnh chính sách phí đối với người bán không thuộc Shopee Mall. Cụ thể, phí cố định tăng từ 0,5% đến 6% tùy ngành hàng. Đồng thời, Shopee ngừng cung cấp gói Freeship Xtra và thay thế bằng mã miễn phí vận chuyển áp dụng cho người mua với số lượng giới hạn. 

Từ ngày 15/4, Sendo chỉ tiếp nhận các đơn hàng mua sắm tại nền tảng siêu thị Sendo Farm. Với những đơn hàng hiện tại của người bán, phía Sendo sẽ hoàn thành việc giao hàng và hoàn tất xử lý các khiếu nại nếu có cho đến hết ngày 30/4.

-Ngô Huyền

]]>Ngành điện tìm giải pháp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong mùa nắng nóngNắng n#243;ng k#233;o d#224;i với nền nhiệt cao khiến nhu cầu ti#234;u thụ điện tăng cao, đặc biệt tại TP.HCM c#243; l#250;c đến hơn 88 triệu kWh/ng#224;y. Trước #225;p lực cung ứng điện an to#224;n, ng#224;nh điện đang đẩy mạnh nhiều giải ph#225;p tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải v#224; chuyển đổi số trong quản l#253;…Tue, 22 Apr 2025 00:36:47 GMT/nganh-dien-tim-giai-phap-dap-ung-nhu-cau-tieu-thu-tang-cao-trong-mua-nang-nong.htm/nganh-dien-tim-giai-phap-dap-ung-nhu-cau-tieu-thu-tang-cao-trong-mua-nang-nong.htmThị trườngNắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, đặc biệt tại TP.HCM có lúc đến hơn 88 triệu kWh/ngày. Trước áp lực cung ứng điện an toàn, ngành điện đang đẩy mạnh nhiều giải pháp tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải và chuyển đổi số trong quản lý…

Nắng nóng cực đoan đang bao trùm nhiều khu vực trên cả nước, kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng vọt. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, kể từ đầu tháng 4/2025, nền nhiệt tại khu vực Nam Bộ thường xuyên duy trì ở mức cao từ 35 - 37 độ C. Nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, đặc biệt là làm mát, tăng mạnh.

Tại hội thảo "Đáp ứng điện mùa nắng nóng - thách thức và giải pháp" do Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ngày 21/4/2025, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết có thời điểm, nhiệt độ ngoài trời ở một số địa phương đã chạm ngưỡng 38 độ C, áp lực đối với hệ thống điện tăng lên nhanh chóng, nhất là vào các khung giờ cao điểm.

NẮNG NÓNG KÉO DÀI KHIẾN TIÊU THỤ ĐIỆN TĂNG CAO

Riêng tại TP.HCM, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), cho biết trong 4 tháng đầu năm nay, sản lượng điện cung cấp cho địa bàn Thành phố đạt 9.600 triệu kWh, tuy nhiên vẫn thấp hơn 1,43% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, công suất cực đại đã ghi nhận mức tăng nhẹ 0,39%, đạt 9.419 MW.

Đặc biệt, trong tháng 3, thời điểm nắng nóng gay gắt sản lượng điện tiêu thụ trung bình mỗi ngày đã tăng 16,32% so với tháng 2, đạt gần 87 triệu kWh/ngày.

Những ngày đầu tháng 4 và đầu tháng 5, nền nhiệt tại TP.HCM có thể dao động từ 35 - 37 độ C, khiến nhu cầu tiêu thụ điện liên tục leo thang, với mức trung bình lên đến 88,25 triệu kWh/ngày.

Trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kéo dài, lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam và các sự kiện lớn trong năm, áp lực đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục đang đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành điện.

Trước tình hình này, ngành điện lực TP.HCM cho biết đã chủ động triển khai hàng loạt biện pháp kỹ thuật như kiểm tra toàn bộ lưới điện, bảo trì các trạm biến áp, đường dây trọng điểm để đảm bảo không xảy ra quá tải cục bộ. Đồng thời, các giải pháp chuyển tải, điều chỉnh phụ tải và tiết kiệm điện cũng đang được đẩy mạnh thực hiện.

Toagrave;n cảnh hội thảo ngagrave;y 21/4/2025.
Toàn cảnh hội thảo ngày 21/4/2025.

Theo ông Kiên, điểm sáng là độ tin cậy cung cấp điện tại TP.HCM đang được duy trì ở mức cao. Trong 4 tháng đầu năm, số lần mất điện trung bình của mỗi khách hàng chỉ 0,08 lần và thời gian mất điện chưa tới 7 phút.

Tại khu vực phía Nam, ông Bùi Quốc Hoan, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, thông tin chỉ 2 công ty điện lực có tốc độ tăng trưởng cao là Bình Phước (tăng 9,73%), Bà Rịa - Vũng Tàu (tăng 7,88%), các đơn vị còn lại tăng trưởng âm như Bình Thuận (-3,78%), Bình Dương (-2,8%), Đồng Nai (-3,13%), Sóc Trăng (-7,51%)…

Lý giải nguyên nhân, ông Hoan cho biết hiện nay đã vào mùa nắng nóng, nhưng nền nhiệt tháng 4/2025 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 1-2 độ C, đồng thời năm nay mưa trái mùa xảy ra nhiều. Nhờ đó, tình hình vận hành lưới điện của EVNSPC được cải thiện.

Ngoài ra, một số vùng nuôi trồng trọng điểm chậm hơn mọi năm (nuôi tôm, thanh long, xay xát lúa gạo…), nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi việc áp thuế đối với nhóm hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ (hàng dệt may, gỗ và sản phẩm từ gỗ, máy móc dụng cụ, giày dép, hàng thủy sản…).

Lũy kế sản lượng điện mua từ EVN trong 4 tháng đầu năm 2025 là 25.034,30 triệu kWh, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024 (24.665,08 triệu kWh).

TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2025 ngành điện đã có sự chuẩn bị khá toàn diện để đảm bảo cung ứng điện. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng phụ tải cao các rủi ro từ thời tiết và sự cố kỹ thuật vẫn tiềm ẩn. Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, cho rằng một trong các giải pháp là việc thực hiện công tác quản lý phụ tải, dự báo phụ tải, tiết kiệm điện là rất quan trọng và đã được triển khai nhiều năm nay.

Năm 2024, hệ thống điện có khả năng mất cân đối về phụ tải và việc thực hiện dịch chuyển phụ tải trong thời gian này được triển khai mạnh mẽ, rộng rãi. Đến cuối năm, tập đoàn xây dựng nhiều chương trình, làm việc với các khách hàng trọng điểm, tiêu thụ điện lớn tham gia chương trình dịch chuyển phụ tải này.

“Việc dịch chuyển phụ tải đã giúp doanh nghiệp sử dụng điện vào khung giá điện thấp, giảm chi phí sản xuất. Chẳng hạn, các công ty sản xuất sắt, thép, sản xuất phôi vào tháng 2, tháng 3, đây là mức phụ tải thấp điểm, mức cao điểm thì họ chuyển sang các công đoạn khác”, ông Dũng đánh giá.

Theo ông Bùi Quốc Hoan, dịch chuyển phụ tải - tức là điều chỉnh thời điểm sử dụng điện của các khách hàng giúp tránh áp lực vào giờ cao điểm, tiết kiệm chi phí cho cả doanh nghiệp lẫn ngành điện, đồng thời góp phần phát triển bền vững.

Tại miền Nam, nơi có mức tiêu thụ điện lớn và sự phát triển nhanh của điện mặt trời mái nhà, khung giờ cao điểm là 14h - 16h. Trong năm 2023, ngành điện miền Nam đã dịch chuyển thành công hơn 800 MW công suất ra khỏi giờ cao điểm - một con số ấn tượng cho thấy tiềm năng thực hiện giải pháp này.

Dù mang lại nhiều lợi ích, song ông Hoan nhìn nhận việc triển khai dịch chuyển phụ tải không hề đơn giản. Mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất riêng, nhiều dây chuyền không thể ngừng giữa chừng hoặc thay đổi thời gian vận hành. Các yếu tố như giờ sinh hoạt của người lao động cũng ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh.

Dưới góc độ chuyên gia, TS. Nguyễn Công Tráng, Giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, lưu ý việc ngành điện chưa có chính sách tài chính cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia điều chỉnh phụ tải, chủ yếu mới dừng ở mức vận động, khuyến khích, nên việc thương lượng gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nguồn điện tái tạo như điện mặt trời, điện gió đang được các doanh nghiệp tự đầu tư và biến động rất lớn, khiến công tác dự báo, điều chỉnh và dịch chuyển phụ tải trở nên phức tạp hơn.

“Việc quản lý năng lượng tại doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên hệ thống thủ công, thiếu công nghệ giám sát và điều khiển hiện đại. Muốn tiết kiệm điện hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp tự động hóa, nhưng chi phí cao đang là rào cản lớn. Để hỗ trợ điều chỉnh phụ tải, Việt Nam cũng cần quan tâm phát triển công nghệ tích trữ năng lượng. Xu hướng đã được nhiều quốc gia triển khai mạnh mẽ, đây sẽ là nền tảng quan trọng cho quá trình dịch chuyển phụ tải hiệu quả và bền vững trong tương lai”, TS. Nguyễn Công Tráng khuyến nghị.

-Minh Huy

]]>Thu hồi quyền cấp C/O từ VCCI: Siết chặt quy trình, tránh rủi ro gian lận xuất xứViệc Bộ C#244;ng Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM v#224; m#227; số REX từ Li#234;n đo#224;n Thương mại v#224; C#244;ng nghiệp Việt Nam (VCCI) được xem l#224; động th#225;i quan trọng nhằm siết chặt c#244;ng t#225;c quản l#253; xuất xứ h#224;ng h#243;a, ph#242;ng ngừa gian lận thương mại v#224; bảo vệ uy t#237;n h#224;ng h#243;a Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng to#224;n cầu đang chuyển dịch nhanh ch#243;ng...Tue, 22 Apr 2025 00:14:29 GMT/thu-hoi-quyen-cap-c-o-tu-vcci-siet-chat-quy-trinh-tranh-rui-ro-gian-lan-xuat-xu.htm/thu-hoi-quyen-cap-c-o-tu-vcci-siet-chat-quy-trinh-tranh-rui-ro-gian-lan-xuat-xu.htmThị trườngViệc Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được xem là động thái quan trọng nhằm siết chặt công tác quản lý xuất xứ hàng hóa, phòng ngừa gian lận thương mại và bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng...

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025, chính thức thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và mã số REX đối với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

NGĂN CHẶN GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT

Theo quyết định của Bộ Công Thương, toàn bộ quyền cấp C/O mẫu A, C/O mẫu B, các loại C/O không ưu đãi theo quy định của nước nhập khẩu, CNM và mã số REX, vốn được VCCI thực hiện dựa trên sự ủy quyền từ năm 2018, sẽ được thu hồi và chuyển giao lại cho cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Bộ. Đây là những loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu, bởi chúng không chỉ giúp xác định xuất xứ sản phẩm để hưởng ưu đãi thuế quan mà còn đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp khi hàng hóa tiếp cận thị trường quốc tế.

Quyết định này đồng nghĩa với việc VCCI sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà tổ chức này từng đảm nhiệm theo các quyết định 1234/QĐ-BCT (năm 2018), 1076/QĐ-BCT (năm 2020) và 2795/QĐ-BCT (năm 2022). Các giấy tờ này vốn được doanh nghiệp sử dụng để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các thị trường Na Uy, Thụy Sỹ và một số nước áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

VCCI sẽ phải dừng toagrave;n bộ hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hagrave;ng hoacute;a. Ảnh minh họa.
VCCI sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia, động thái của Bộ Công Thương nhằm tái cấu trúc lại quy trình quản lý xuất xứ hàng hóa theo hướng tập trung, chặt chẽ và minh bạch hơn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP và đang đối mặt với nguy cơ gian lận xuất xứ ngày càng tinh vi.

Không chỉ dừng lại ở việc thu hồi quyền cấp, Bộ Công Thương cũng giao Cục Xuất nhập khẩu nhiệm vụ thông báo kịp thời tới các nước nhập khẩu, các cơ quan liên quan trong và ngoài nước về sự thay đổi cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Đồng thời, Cục Xuất nhập khẩu sẽ trực tiếp triển khai việc cấp C/O, CNM và đăng ký mã số REX, đảm bảo quá trình chuyển giao không làm gián đoạn hoạt động thương mại của doanh nghiệp.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải phối hợp tổ chức công tác bàn giao, tiếp nhận từ VCCI toàn bộ hồ sơ, dữ liệu, quy trình liên quan đến việc cấp các loại giấy tờ này trong suốt giai đoạn VCCI được ủy quyền. Việc thu hồi quyền cấp không chỉ là động thái hành chính thông thường, mà còn là bước khởi đầu của quá trình kiểm tra, rà soát và xác minh toàn diện nhằm đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của từng giấy chứng nhận đã cấp.

TĂNG CƯỜNG SỐ HÓA, CHUẨN DỮ LIỆU XUẤT XỨ

Song song với việc thu hồi quyền cấp từ VCCI, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh yêu cầu ứng dụng công nghệ trong quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở hạ tầng dữ liệu điện tử, vận hành hệ thống eCoSys — nền tảng quản lý và cấp C/O điện tử của Bộ Công Thương. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ một cách nhanh chóng, minh bạch, hạn chế tối đa các rủi ro từ việc làm giả hoặc sai lệch thông tin.

Về phía VCCI, tổ chức này cũng được yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nơi đề nghị cấp C/O, CNM và mã số REX. Ngoài ra, VCCI phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc cấp các loại giấy tờ trên trong suốt thời gian được Bộ Công Thương ủy quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng trong trường hợp bị thanh tra, kiểm tra, xác minh liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Việc Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O từ VCCI được đánh giá là một bước đi quyết liệt nhưng cần thiết. Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính, việc kiểm soát xuất xứ chặt chẽ sẽ góp phần củng cố niềm tin của đối tác quốc tế, đồng thời giúp Việt Nam tránh được các biện pháp phòng vệ thương mại do nghi ngờ gian lận xuất xứ.

Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay từ ngày ký, 21/4/2025. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng cập nhật thông tin, điều chỉnh lại quy trình xin cấp C/O, mã số REX, đảm bảo việc tuân thủ quy định mới để không ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, nhất là trong bối cảnh thị trường quốc tế đang ngày càng khắt khe với vấn đề minh bạch nguồn gốc hàng hóa.

-Nguyệt Hà

]]>Việc Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu đất hiếm gây nhiều lo ngạiC#225;c biện ph#225;p xuất khẩu đất hiếm m#224; Trung Quốc đưa ra gần đ#226;y c#243; thể g#226;y gi#225;n đoạn sản xuất trong ng#224;nh c#244;ng nghiệp #244; t#244;, v#236; dự trữ c#225;c nam ch#226;m quan trọng c#243; thể cạn kiệt trong v#224;i th#225;ng nếu Bắc Kinh dừng hẳn việc xuất khẩu c#225;c kho#225;ng sản n#224;y...Mon, 21 Apr 2025 12:25:57 GMT/viec-trung-quoc-kiem-soat-xuat-khau-dat-hiem-gay-nhieu-lo-ngai.htm/viec-trung-quoc-kiem-soat-xuat-khau-dat-hiem-gay-nhieu-lo-ngai.htmThế giớiCác biện pháp xuất khẩu đất hiếm mà Trung Quốc đưa ra gần đây có thể gây gián đoạn sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô, vì dự trữ các nam châm quan trọng có thể cạn kiệt trong vài tháng nếu Bắc Kinh dừng hẳn việc xuất khẩu các khoáng sản này...

Trong tháng 4 này, Bắc Kinh đã áp hạn chế xuất khẩu lên 7 nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng đối với xe điện, tua-bin gió và máy bay chiến đấu để trả đũa mức thuế quan 145% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc.

Theo tờ báo Financial Times, giới chức chính phủ, các nhà giao dịch và các nhà điều hành trong ngành công nghiệp ô tô cho biết, với lượng hàng dự trữ ước tính đủ dùng trong thời gian từ 3-6 tháng, các công ty sẽ phải chạy đua tích trữ thêm vật liệu và tìm nguồn cung thay thế để tránh xảy ra gián đoạn lớn.

Ông Jan Giese, một nhà giao dịch kim loại tại công ty Tradium có trụ sở tại Frankfurt, cảnh báo rằng khách hàng đã bị bất ngờ và hầu hết các sản xuất ô tô và nhà cung cấp của họ dường như chỉ có trong tay lượng nam châm đủ dùng trong 2-3 tháng. “Nếu không có những lô hàng nam châm được vận chuyển tới châu Âu hoặc Nhật Bản trong khoảng thời gian đó hoặc ít nhất là gần như vậy, thì tôi cho rằng những vấn đề thực sự sẽ xảy đến với chuỗi cung ứng ô tô”, ông Giese nói.

Các biện pháp kiểm soát mới nhất của Trung Quốc tập trung vào đất hiếm “nặng” và “trung bình” dùng để sản xuất nam châm hiệu suất cao có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, gồm dysprosi, terbi và samari. Những nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong các ứng dụng quân sự như máy bay phản lực, tên lửa và máy bay không người lái, cũng như rotor, động cơ và hộp số của xe điện và xe hybrid.

Một nhà điều hành cấp cao trong ngành ô tô cho biết các biện pháp hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng của Trung Quốc sẽ “gây hậu quả” cho Tesla và tất cả các nhà sản xuất ô tô khác. Vị này mô tả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ở mức “7 hoặc 8” trên thang điểm từ 1 đến 10 về mức độ nghiêm trọng.

“Đây là một hình thức trả đũa mà chính phủ Trung Quốc có thể nói rằng ‘chúng tôi sẽ không trả đũa thuế quan nữa nhưng chúng tôi sẽ gây tổn hại cho Mỹ và các công ty Mỹ sẽ phải nài nỉ chính phủ nước họ thay đổi chính sách thuế quan’”, nhà điều hành nhận định.

Kim loại đất hiếm không khó tìm trong lớp vỏ Trái Đất nhưng lại khó khai thác ở mức chi phí thấp và bằng các biện pháp thân thiện với môi trường, trong khi Trung Quốc gần như độc quyền về chế biến đất hiếm nặng.

Chuyên gia Cory Combs của công ty tư vấn Trivium có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết các loại đất hiếm “nhẹ” - chẳng hạn như neodymium và praseodymium, được sử dụng với số lượng lớn trong nam châm - chưa bị kiểm soát xuất khẩu trong đợt trừng phạt vừa rồi. Điều này tạo cho Bắc Kinh dư địa để mở rộng kiểm soát xuất khẩu đất hiếm hơn nữa nếu chiến tranh thương mại còn leo thang.

Các biện pháp kiểm soát của Bắc Kinh yêu cầu các nhà xuất khẩu phải xin giấy phép cho mỗi lô hàng vật liệu bán ra nước ngoài và đã mở rộng phạm vi để cấm tái xuất khẩu sang Mỹ. Trung Quốc bắt đầu kiểm soát xuất khẩu các vật liệu quan trọng từ năm 2023 để đáp trả việc Washington hạn chế Trung Quốc tiếp cận với công nghệ chip của Trung Quốc, và việc áp hạn chế lên các đất hiếm và nam châm nói trên là sự mở rộng của biện pháp đã có trước đó.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã tuyên bố bất khả kháng đối với các lô hàng đất hiếm và nam châm dự kiến được xuất khẩu và đã rút các vật liệu này khỏi thị trường, khiến cho việc xác định giá cả càng trở nên khó khăn hơn.

Nhật Bản và các quốc gia khác đang nuôi hy vọng rằng vị thế “gọng kìm” của Trung Quốc về đất hiếm nặng sẽ được nới lỏng thông qua công ty Lynas của Australia - đơn vị đang mở rộng cơ sở chế biến tại Malaysia để sản xuất dysprosi và terbi từ giữa năm 2025.

“Dự trữ các nguyên tố đất hiếm nặng hiện không đủ để ngăn được tình trạng biến động có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng ô tô”, một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, đồng thời nói rằng dự trữ quốc gia sẽ bổ sung thêm đất hiếm bên cạnh lượng dự trữ đủ dùng trong 2-3 tháng của các hãng sản xuất ô tô nước này.

“Vấn đề là có thể xây dựng chuỗi cung ứng thay thế mới kịp thời trước khi dự trữ cạn kiệt hay không”, vị này nói.

Sau thông báo của Chính phủ Trung Quốc vào ngày 2/4 đến nay, vẫn chưa rõ Bắc Kinh có kế hoạch thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất như thế nào. Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn cung cấp đất hiếm nặng do xung đột ở Myanmar, đồng nghĩa việc hạn chế xuất khẩu sẽ củng cố nguồn cung trong nước - theo giới phân tích.

Giới chuyên gia lưu ý rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc không muốn hạn chế xuất khẩu những mặt hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của chính mình, chẳng hạn như galium, nhưng các kim loại khác như antimon - chất được sử dụng để chế tạo đạn - đã bị hạn chế xuất khẩu nhiều.

“Câu hỏi quan trọng là họ sẽ mất thời gian bao lâu để cấp giấy phép xuất khẩu cho các lô hàng”, ông Giese nói.

-An Huy

]]>Cơ hội cho cá rô phi Việt Nam tại thị trường MỹMỹ l#224; nước nhập khẩu c#225; r#244; phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế l#234;n tới 150%, đang khiến c#225; r#244; phi Trung Quốc “mất cửa” v#224;o thị trường Mỹ. Tuy nhi#234;n, đ#226;y lại l#224; cơ hội cho c#225;c quốc gia kh#225;c, trong đ#243; c#243; Việt Nam gia tăng thị phần mặt h#224;ng n#224;y tại Mỹ trong thời gian tới...Mon, 21 Apr 2025 00:34:21 GMT/co-hoi-cho-ca-ro-phi-viet-nam-tai-thi-truong-my.htm/co-hoi-cho-ca-ro-phi-viet-nam-tai-thi-truong-my.htmThị trườngMỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế lên tới 150%, đang khiến cá rô phi Trung Quốc “mất cửa” vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần mặt hàng này tại Mỹ trong thời gian tới...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá rô phi và cá điêu hồng (cá điêu hồng cũng là chủng giống thuộc loài cá rô phi) của nước ta trong năm 2024 đạt trên 41 triệu USD, tăng 137% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu cá rô phi đạt trên 27,8 triệu USD; cá điêu hồng đạt 13,2 triệu USD.

CÁ RÔ PHI TRUNG QUỐC BỊ MỸ ÁP THUẾ 150%

Thông tin tại hội thảo giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025 vừa diễn ra ở Cần Thơ, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP cho biết năm 2024, sản lượng cá rô phi trên toàn cầu đạt khoảng 7 triệu tấn. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới, với sản lượng nhập khẩu hơn 178.000 tấn vào năm 2024.

Suốt nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là quốc gia xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới, và cũng là quốc gia lớn nhất cung cấp cá rô pho vào thị trường Mỹ. Từ năm 2018, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu 25% lên cá rô phi từ Trung Quốc, khiến xuất khẩu sản phẩm này từ Trung Quốc sang Mỹ sụt giảm 40% so với năm 2015.

Dữ liệu chính thức của Trung Quốc năm 2024, cho thấy sản lượng cá rô phi của nước này đạt khoảng 1,7 triệu tấn, trong đó 55% số lượng dành cho xuất khẩu. Tổng khối lượng xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc năm 2024 là 479.000 tấn, tạo ra giá trị xuất khẩu 1,405 tỷ USD. Mỹ là thị trường đơn lẻ lớn nhất đối với cá rô phi Trung Quốc, nhập khẩu 127.700 tấn trong năm 2024.

 

"Quý 1/2025, Việt Nam xuất khẩu cá rô phi và cá điêu hồng đạt gần 14 triệu USD, tăng 131% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm 46% và thị trường Nga chiếm 13%".

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP.

Trong một tuần vừa qua, mức thuế mới 125% của Mỹ đối với Trung Quốc khiến cá rô phi chịu mức thuế 150%, vì loại cá này đã chịu mức thuế 25% từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump với tư cách là Tổng thống Mỹ. Từ đây đã khiến xuất khẩu cá rô phi từ Trung Quốc sang Mỹ đã gần như ngưng trệ, tạo ra hai xu thế ngược chiều tại Mỹ và Trung Quốc.

Tại Trung Quốc hiện nay, các nhà chế biến cá rô phi ở Quảng Đông và Hải Nam đã phản ứng bằng cách cắt giảm chi phí nguyên liệu thô và giảm khối lượng mua. Mới đây, một nhà chế biến ở Quảng Đông đã ban hành thông báo cho người nuôi cá rằng bắt đầu từ ngày 9/4, giá mua cá rô phi có trọng lượng trên 500g sẽ không vượt quá 8,6 NDT/kg (1,17 USD/kg). Giá cá rô phi có trọng lượng từ 300g đến 500g cũng sẽ không vượt quá 6,6 NDT/kg, giảm 0,7 NDT/kg so với tuần trước đó.

Tương tự, một nhà máy chế biến trong khu vực thông báo rằng từ ngày 9/4, họ giảm giá mua nguyên liệu thô ít nhất 0,4 NDT/kg. Giá cá rô phi giao từ trang trại đến nhà máy là 8,8 NDT/kg cho loại cá 500–800g và 6,8 NDT/kg cho loại cá 300–500g. Giá ở Hải Nam thậm chí còn giảm mạnh hơn ở Quảng Đông, với mức giảm 1,0 NDT/kg so với tuần trước đó.

Trong khi đó, giá bán buôn cá rô phi tại Mỹ đã tăng mạnh trong tuần 15 vừa qua. “Với thuế suất 100% thì chúng tôi cũng không thể mua hàng từ Trung Quốc nữa, chứ đứng nói rằng thuế suất tới 150%. Chúng tôi chỉ có thể hy vọng Chính phủ sẽ giúp ngành công nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn này", một nhà nhập khẩu cá rô phi tại Mỹ chia sẻ.

CẦN NÂNG TẦM CÁ RÔ PHI THÀNH SẢN PHẨM CHỦ LỰC NHƯ TÔM VÀ CÁ TRA

Ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng nhóm toàn cầu nghiên cứu phát triển thủy sản của De Heus, cho biết những ngày vừa qua, các đơn hàng đối tác Mỹ đặt nhập cá rô phi từ Việt Nam đang tăng đột biến, dấu hiệu cho thấy những thương nhân chuyên “ăn hàng” từ Trung Quốc, nay đã chuyển hướng sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Theo dự báo, thị phần cá rô phi trên thế giới có thể đạt 14,5 tỉ USD trong thời gian tới, trong khi tôm cũng chỉ đạt tối đa 25 tỉ USD. Do đó, ông Tiến cho rằng Việt Nam cần nâng tầm cá rô phi thành sản phẩm chủ lực sau tôm và cá tra.

"Chính sách phải đi trước để phát triển sản phẩm này, chứ không để sản phẩm phát triển rồi, mà chính sách mới đi sau thì sẽ có độ trễ. Ngoài ra, trong phát triển sản phẩm cá rô phi cần lấy sản phẩm đông lạnh làm trung tâm, đồng thời tăng cường chế biến sâu, đảm bảo chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm", ông Tiến kiến nghị.

 

"Phát triển ngành hàng cá rô phi phải tránh như trước đây, thích làm cái gì rồi gom đem bán, luẩn quẩn câu chuyện tự cạnh tranh trong nội tại và tự làm xấu hình ảnh con cá của chúng ta. Quan trọng nhất là tiềm năng lợi thế cá rô phi có, chúng ta phải cùng nhau bắt tay làm".

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư.

Chuyên gia của VASEP cũng đồng tình cho rằng Việt Nam sở hữu điều kiện khí hậu và nguồn nước lý tưởng cho việc nuôi trồng cá rô phi và đã có kinh nghiệm đáng kể trong nuôi trồng và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản như cá tra. Sự phát triển của các trung tâm sản xuất giống và đào tạo kỹ thuật cho nông dân giúp đảm bảo nguồn cung cấp giống chất lượng và kỹ thuật nuôi tiên tiến. Hiện nay, tỉnh An Giang đã trở thành trung tâm phát triển nuôi cá rô phi xuất khẩu, với sự hỗ trợ từ Trung tâm sản xuất giống thủy sản An Giang. ​

Tuy nhiên, theo VASEP, hiện nay, việc tổ chức sản xuất cá rô phi còn manh mún, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá rô phi Việt Nam.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP trong nuôi cá rô phi còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. ​

“Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ, quản lý chất lượng và tuân thủ các quy định để đáp ứng yêu cầu này. Bên cạnh đó, việc đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại, thuế chống bán phá giá hoặc các rào cản kỹ thuật khác có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của cá rô phi Việt Nam tại Mỹ. Các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao chính sách thương mại và có chiến lược ứng phó phù hợp", chuyên gia của VASEP khuyến cáo.

Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư Trần Đình Luân cho biết diện tích nuôi cá rô phi tại Việt Nam năm 2024 đạt 30.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt 300.000 tấn. Sản lượng sản xuất giống cá rô phi/điêu hồng đạt 1,09 tỷ con.

Ông Luân nêu quan điểm ngay từ bây giờ sẽ cùng các hiệp hội ngành hàng, địa phương, doanh nghiệp tính toán ngay từ đầu để làm sao liên kết, xây dựng được thương hiệu và chiếm lĩnh được thị trường, tất cả các mắt xích trong chuỗi phải làm ngay từ đầu.

"Chúng tôi mong muốn đây là diễn đàn thường niên. Ngay từ bây giờ phải suy nghĩ xây dựng thương hiệu con cá rô phi Việt Nam. Chúng ta xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường. Rút kinh nghiệm từ những sản phẩm trước đây. Đây là buổi khởi động để xây dựng thương hiệu cá rô phi để có sức cạnh tranh tốt, làm sao giảm chi phí, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu đạt các tiêu chuẩn để làm trong thời gian tới”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.

-Chương Phượng

]]>Xuất khẩu nông sản tận dụng “khoảng lặng” để giữ thị trường Hoa KỳViệc Hoa Kỳ tạm ho#227;n #225;p mức thuế đối ứng cao, thay v#224;o đ#243; #225;p mức 10% trong v#242;ng 90 ng#224;y l#224; “khoảng lặng” nhất thời của căng thẳng thương mại. V#236; vậy, qu#253; 2/2025 được coi l#224; “thời gian v#224;ng” để c#225;c doanh nghiệp xuất khẩu n#244;ng, l#226;m, thủy sản Việt Nam t#236;m kiếm giải ph#225;p, tr#225;nh bị đ#225;nh bật khỏi thị trường quan trọng n#224;y...Sun, 20 Apr 2025 08:56:41 GMT/xuat-khau-nong-san-tan-dung-khoang-lang-de-giu-thi-truong-hoa-ky.htm/xuat-khau-nong-san-tan-dung-khoang-lang-de-giu-thi-truong-hoa-ky.htmThị trườngViệc Hoa Kỳ tạm hoãn áp mức thuế đối ứng cao, thay vào đó áp mức 10% trong vòng 90 ngày là “khoảng lặng” nhất thời của căng thẳng thương mại. Vì vậy, quý 2/2025 được coi là “thời gian vàng” để các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam tìm kiếm giải pháp, tránh bị đánh bật khỏi thị trường quan trọng này...

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, năm 2024 xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 13,8 tỷ USD, chiếm 21,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Với kết quả này, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1, ngay sau là Trung Quốc với 13,6 tỷ USD.

Chỉ trong hơn một tuần qua, hoạt động xuất khẩu nhiều loại nông sản đã chứng kiến những biến động khó lường, do việc Hoa Kỳ tuyên bố thuế đối ứng rất cao, sau đó vài ngày lại quyết định tạm hoãn áp mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đã khiến cục diện xoay chuyển bất ngờ.

CƠN "BIẾN ĐỘNG" CỦA GIÁ HỒ TIÊU, CÀ PHÊ

Là doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 sang Hoa Kỳ, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phúc Sinh Group, cho biết từ ngày 2/4 đến 9/4/2025, phần lớn các đối tác nhập khẩu từ Hoa Kỳ xin hoãn hoặc hủy đơn hàng nhập khẩu hồ tiêu, bởi sợ thuế tăng sẽ rất rủi ro. Thế nhưng, từ ngày 10/4/2025 (sau khi Hoa Kỳ tạm hoãn thuế đối ứng) đến nay, các đối tác lại nhắn tin tới tấp xin nhập hàng, đơn hàng gửi về rất nhiều. Hiện các đơn hàng tăng đột biến khiến doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất ba ca.

 

"Từ ngày 2/4 đến 9/4/2025, phần lớn các đối tác nhập khẩu từ Hoa Kỳ xin hoãn hoặc hủy đơn hàng nhập khẩu hồ tiêu, bởi sợ thuế tăng sẽ rất rủi ro. Thế nhưng, từ ngày 10/4/2025 đến nay, các đối tác lại nhắn tin tới tấp xin nhập hàng, đơn hàng gửi về rất nhiều. Hiện các đơn hàng tăng đột biến khiến doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất ba ca".

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phúc Sinh Group.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, năm 2024 nước ta xuất khẩu khoảng 230.000 tấn hạt tiêu, thu về 1,31 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 72.300 tấn hạt tiêu, giá trị thu về khoảng 409 triệu USD, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Trong quý 1/2025, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu gần 47.300 tấn hạt tiêu các loại, giá trị đạt 324,6 triệu USD, giảm 16,7% về lượng, nhưng tăng tới 37,8% về giá trị (do giá tiêu neo ở ngưỡng cao) so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ 11.019 tấn, thu về 83,4 triệu USD.

Giá hồ tiêu trong nước những ngày đầu tháng 4/2025 giảm nhẹ, sau đó bắt đầu có biến động: ngày 11/4, giá hạt tiêu tăng mạnh 4.000-5.000 đồng/kg so với ngày 10/4, lên mức 153.000-155.000 đồng/kg, đến ngày 15/4, giá hạt tiêu ở các vùng trồng tiêu trọng điểm của Việt Nam phổ biến ở mức từ 156.000 – 157.000 đồng/kg.

Với mặt hàng cà phê, giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam nửa cuối tháng 3/2025 lập kỷ lục hơn 5.700 USD/tấn, tăng hơn 73% so với cùng thời điểm năm 2024. Tuy nhiên, trong 10 ngày đầu tháng 4/2025, giá cà phê xuất khẩu bỗng nhiên tụt dốc, chỉ còn dưới 4.800 USD/tấn (ngày 9/4). Từ ngày 11/4 đến nay, giá cà phê trên thị trường thế giới và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hồi phục.

Trên sàn London, tính đến ngày 15/4/2025, giá cà phê tăng phiên thứ 5 liên tiếp với Robusta, khi các vấn đề về thuế quan của Hoa Kỳ lắng xuống. Riêng trong ngày 15/4/2025, trên sàn London, giá cà phê Robusta tăng 3,22 - 3,92% so với ngày 14/4/2025. Cụ thể, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 5/2025, tăng 164 USD/tấn, lên 5.263 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7/2025, tăng 190 USD/tấn, lên 5.239 USD/tấn. Mặc dù vậy, giá cà phê vẫn chưa trở lại mức cao như trước khi “cơn bão” thuế quan của Hoa Kỳ ập đến. Trước đó, ngày 1/4/2025, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 5/2025 là 5.366 USD/tấn.

Hiện tại giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã hồi phục đến mốc 5.200 USD/tấn, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức giá đỉnh vào tháng 3/2025. Tại thị trường trong nước, nếu ngày 8/4/2025, giá cà phê rớt xuống chỉ còn khoảng 120.000 đồng/kg, thì đến ngày 15/4/2025 đã lên mức 130.400 – 134.000 đồng/kg.

"KHOẢNG LẶNG" ĐỂ TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), cho biết tận dụng thời gian Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam 90 ngày, VIFOREST và Hiệp hội các địa phương đã và đang cố gắng xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang lên kế hoạch điều chỉnh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trước mắt, trong thời gian hoãn áp thuế đối ứng 3 tháng, các doanh nghiệp sẽ tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu các đơn hàng hiện có. Đồng thời, tăng cường kết nối và mở rộng sang các thị trường như: châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Bên cạnh đó là điều chỉnh cơ cấu khách hàng, tập trung khai thác thị trường nội địa, đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động, tiết giảm chi phí và hợp lý hóa sản xuất nhằm củng cố nội lực.

Ông Phan Hoàng Duy, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), cho hay hiện Caseamex xuất khẩu sản phẩm cá tra tới hơn 30 thị trường, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% tổng sản lượng. Hoa Kỳ là thị trường quan trọng bậc nhất, bởi tính ổn định và khả năng chi phối các thị trường khác. “Những ngày này, doanh nghiệp đang đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, kết nối lại với các đối tác cũ tại châu Âu, Canada, Brazil, Nhật Bản, Australia và một số nước châu Á. Đồng thời, áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất; điều chỉnh cơ cấu khách hàng, tập trung khai thác thị trường nội địa, đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động, tiết giảm chi phí và hợp lý hóa sản xuất nhằm củng cố nội lực”, ông Duy chia sẻ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm khoảng 2 tỷ USD sang Hoa Kỳ, chiếm 1/5 giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường này đang không chỉ giữ thị phần số 1, mà còn có tính định hướng cao đối với ngành thủy sản Việt Nam. Hoa Kỳ đang là thị trường nhập khẩu số 1 của tôm, cá ngừ; thị trường số 2 của cá tra Việt Nam.

“Ngay lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên tập trung đẩy nhanh các lô hàng còn đang trong quá trình trung chuyển, vận chuyển đến quốc gia tiêu thụ đích, ít nhất là trong 90 ngày tới để hạn chế tối đa rủi ro bị áp thuế cao. Đồng thời, tích cực chủ động tái cấu trúc chiến lược, chuẩn bị phương án để tìm kiếm, mở rộng, thay thế thị trường Hoa Kỳ bằng các thị trường khác như ASEAN, Trung Đông… nhằm xây dựng một hệ thống đủ sức chống chịu đựng”, bà Lê Hằng, chuyên gia phân tích thị trường của VASEP, khuyến nghị.

CHẾ BIẾN SÂU VÀ ĐA DẠNG THỊ TRƯỜNG LÀ YẾU TỐ THEN CHỐT

Nhận thức rõ rủi ro của việc “bỏ trứng vào một giỏ”, hiện nay nhiều doanh nghiệp chế biến và sản xuất nông sản đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tác; đồng thời đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng và minh bạch truy xuất nguồn gốc.

Là doanh nghiệp mạnh về chế biến và xuất khẩu sản phẩm từ trái cây, trong đó chế biến nha đam và thạch dừa lớn nhất Việt Nam, ông Phạm Văn Thứ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty GC Food, cho biết trước đây xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng nay đã xuất khẩu được sản phẩm đến 22 quốc gia. GC Food dự kiến trong năm 2025 này, Ấn Độ sẽ là một trong các thị trường có sự tăng trưởng nổi bật. Bên cạnh đó, GC Food tiếp tục phát triển thị trường ASEAN như là Malaysia, Indonesia...

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025 phát hành ngày 21/4/2025. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:  

https://postenp.phaha.vn/tap-chi-kinh-te-viet-nam/detail/1354

Xuất khẩu nông sản tận dụng “khoảng lặng” để giữ thị trường Hoa Kỳ - Ảnh 1

-Chu Khôi

]]>Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025Mời qu#253; độc giả đ#243;n đọc Tạp ch#237; Kinh tế Việt Nam số 16-2025 ph#225;t h#224;nh ng#224;y 21-04-2025 với nhiều chuy#234;n mục hấp dẫn...Sun, 20 Apr 2025 08:40:28 GMT/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-16-2025.htm/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-16-2025.htmTiêu điểmMời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2025 phát hành ngày 21-04-2025 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

-Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

]]>Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất khu vựcVới tổng c#244;ng suất kỹ thuật c#243; thể khai th#225;c 1068 GW (t#237;nh ở độ cao 100m), Việt Nam c#243; tiềm năng t#224;i nguy#234;n gi#243; ngo#224;i khơi vượt trội trong khu vực, l#224; cơ sở để ph#225;t triển ng#224;nh c#244;ng nghiệp điện gi#243; biển quy m#244; lớn, g#243;p phần đảm bảo an ninh năng lượng, ph#225;t triển kinh tế xanh v#224; thực hiện cam kết Net-Zero...Sat, 19 Apr 2025 05:21:19 GMT/viet-nam-la-mot-trong-nhung-quoc-gia-co-tiem-nang-dien-gio-ngoai-khoi-lon-nhat-khu-vuc.htm/viet-nam-la-mot-trong-nhung-quoc-gia-co-tiem-nang-dien-gio-ngoai-khoi-lon-nhat-khu-vuc.htmKinh tế xanhVới tổng công suất kỹ thuật có thể khai thác 1068 GW (tính ở độ cao 100m), Việt Nam có tiềm năng tài nguyên gió ngoài khơi vượt trội trong khu vực, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp điện gió biển quy mô lớn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xanh và thực hiện cam kết Net-Zero...

Cục Khí tượng thủy văn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, ngày 18/4 đã công bố báo cáo đánh giá chi tiết tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió ngoài khơi Việt Nam. Báo cáo cung cấp bức tranh toàn diện, cập nhật và có độ phân giải cao về tiềm năng tài nguyên gió biển của Việt Nam- một trong những quốc gia có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất khu vực.

Mục tiêu chính của báo cáo là xây dựng một bộ dữ liệu chuẩn hóa, đồng bộ về khí hậu gió biển Việt Nam trong 30 năm (1991–2020), phục vụ cho việc xác định tiềm năng kỹ thuật phát triển điện gió ngoài khơi tại các vùng biển ven bờ (tới 6 hải lý) và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

SỞ HỮU TIỀM NĂNG ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI LÊN TỚI 1068 GW CHỦ YẾU Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

Thông tin kết quả nổi bật báo cáo, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết về mật độ năng lượng gió, so sánh với kết quả trong “Báo cáo đánh giá tiềm năng năng lượng bức xạ, gió và sóng tại Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi Trường công bố tháng 9/ 2022, kết quả nghiên cứu có sự tương đồng về phân bố không gian và thời gian tiềm năng năng lượng gió trên Biển Đông, tuy nhiên xấp xỉ đến cao hơn về giá trị.

Cụ thể, mật độ năng lượng gió trung bình năm ở trung tâm Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu mô phỏng bởi WRF-3 km là 500-900 W/m2 và 400-600 W/m2 ở độ cao 100m, trong khi kết quả do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố là 500-700 W/m2 và 300-500 W/m2 tương ứng.

Về tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi (toàn vùng đặc quyền kinh tế– EEZ), báo cáo ước tính tổng công suất kỹ thuật có thể khai thác 1068 GW (tính ở độ cao 100m), trong đó công suất vùng biển phía Bắc khoảng 174 GW, phía Nam khoảng 894 GW.

 
Tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi Việt Nam (toàn vùng đặc quyền kinh tế– EEZ), ước tính tổng công suất kỹ thuật có thể khai thác 1068 GW (tính ở độ cao 100m), trong đó công suất vùng biển phía Bắc khoảng 174 GW, phía Nam khoảng 894 GW.

Về tiềm năng ven bờ (đến 6 hải lý), tổng công suất kỹ thuật là 57.8 GW, trong đó có một số tỉnh có tiềm năng ven bờ nổi bật là khu vực Bạc Liêu– Cà Mau chiếm gần 30% tổng tiềm năng ven bờ (trên 16 GW);

Khu vực Ninh Thuận– Bình Thuận có tổng cộng trên 24 GW, tập trung tại vùng ven các huyện Ninh Phước, Tuy Phong; Quảng Trị– Thừa Thiên Huế có tiềm năng nhỏ hơn nhưng ổn định về tốc độ gió vào mùa đông;

Riêng đồng bằng Bắc Bộ chỉ đạt 0.17 GW, chủ yếu do vùng nước cạn, quy hoạch hạn chế và giao cắt vùng bảo tồn.

So với các nghiên cứu trước đây như “Offshore Wind Roadmap” của Ngân hàng Thế giới (2021) hay các đánh giá của Global Wind Atlas (GWA), báo cáo lần này cung cấp thông tin chi tiết, độ phân giải cao hơn cả về không gian (3x3km) lẫn thời gian (chuỗi 30 năm).

Đáng chú ý, về tiềm năng kỹ thuật toàn vùng EEZ, báo cáo này ước tính tiềm năng kỹ thuật đạt 1068 GW, cao hơn nhiều so với con số 599 GW của WB, chủ yếu nhờ phạm vi khảo sát rộng hơn và mô hình khí hậu được hiệu chỉnh kỹ lưỡng với dữ liệu thực đo trong nước.

NỀN TẢNG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH, LỰA CHỌN VÙNG ƯU TIÊN VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ

Một đóng góp quan trọng của báo cáo là việc xây dựng Atlas năng lượng gió biển Việt Nam với 204 bản đồ chi tiết theo tháng, mùa và năm, ở các độ cao từ 10m đến 250m. Atlas thể hiện tốc độ gió, mật độ công suất, hệ số biến thiên gió ở từng ô lưới 3x3 km trên toàn vùng biển Việt Nam. Atlas cũng cho phép tích hợp vào các hệ thống GIS và hỗ trợ trực tiếp các quy hoạch điện gió quốc gia, địa phương và các dự án đầu tư cụ thể.

Đây là công cụ không thể thiếu cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý trong việc lựa chọn vùng phát triển ưu tiên, thiết kế tuabin tối ưu và dự báo sản lượng điện. Các chuyên gia đánh giá đây là công cụ thiết thực để hỗ trợ quy hoạch không gian biển, phát triển ngành điện gió và thu hút đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa phê duyệt Quy hoạch không gian biển, Quy hoạch tổng thể ven biển và Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất khu vực - Ảnh 1

Ngoài ra, báo cáo cũng đánh giá các rủi ro khí tượng hải văn như bão, gió mạnh, sóng lớn và dòng chảy có thể ảnh hưởng đến tính ổn định và an toàn của các dự án điện gió ngoài khơi. Phân tích này giúp hình thành bản đồ vùng rủi ro, từ đó định hướng các khu vực nên và không nên phát triển.

Về biến động theo mùa, báo cáo chỉ rõ, gió mùa Đông Bắc thổi mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tạo điều kiện tối ưu cho khai thác điện gió ngoài khơi ở miền Bắc và miền Trung.

Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9, ảnh hưởng chính đến khu vực biển phía Nam, đặc biệt là tại khu vực Tây Nam Bộ.

Tháng 12 thường là tháng có mật độ gió cao nhất trong năm trên phạm vi toàn quốc, trong khi tháng 5 và 6 thường là thời kỳ có tốc độ gió thấp nhất, cần tính toán kỹ trong việc vận hành và bảo trì hệ thống.

 
Đây là báo cáo chi tiết, cập nhật, toàn diện nhất về tiềm năng và điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Báo cáo sẽ là nền tảng khoa học quan trọng giúp hoạch định chính sách, lựa chọn vùng ưu tiên, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực cho ngành điện gió ngoài khơi ở Việt Nam trong tương lai.

Về đánh giá ảnh hưởng của thiên tai khí tượng- hải văn, báo cáo tích hợp phân tích rủi ro thiên tai có thể ảnh hưởng đến phát triển điện gió ngoài khơi.

Cụ thể, bão và áp thấp nhiệt đới tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, gây rủi ro đến kết cấu và an toàn tuabin, đặc biệt vào các tháng 8–10;

Gió mạnh cực đoan và sóng cao thường xảy ra vào mùa Đông Bắc, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, bảo trì hệ thống điện gió. Với dòng chảy và triều cường cần đánh giá cụ thể tại từng vị trí lắp đặt để đảm bảo ổn định chân đế và thiết kế phù hợp.

Báo cáo đưa ra các bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai theo mùa và khuyến nghị các vùng nên và không nên ưu tiên phát triển dựa trên mức độ ảnh hưởng. Đây là điểm mới quan trọng của báo cáo, giúp đảm bảo tính khả thi, an toàn và hiệu quả kinh tế trong phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Có thể nói, đây là báo cáo chi tiết, cập nhật, toàn diện nhất về tiềm năng và điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Báo cáo đánh giá Việt Nam có tiềm năng tài nguyên gió ngoài khơi vượt trội trong khu vực, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp điện gió biển quy mô lớn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xanh và thực hiện cam kết Net Zero.

Báo cáo này cũng sẽ là nền tảng khoa học quan trọng giúp hoạch định chính sách, lựa chọn vùng ưu tiên, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện gió ngoài khơi trong tương lai.

Từ những tiềm năng lợi thế trên, báo cáo khuyến nghị tăng cường đầu tư trạm quan trắc gió biển có độ cao trên 100 m, phục vụ hiệu chỉnh mô hình và theo dõi dài hạn. Cùng với đó tích hợp kết quả nghiên cứu vào các quy hoạch điện gió ngoài khơi, quy hoạch không gian biển quốc gia; mở rộng nghiên cứu tiềm năng năng lượng biển khác như: sóng biển, thủy triều, chênh lệch nhiệt độ…

-Tùng Dương

]]>Nhìn lại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2Sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai v#224;o ng#224;y 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh ch#243;ng triển khai kế hoạch thuế quan của m#236;nh, trong đ#243; leo thang mạnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc...Sat, 19 Apr 2025 02:46:08 GMT/nhin-lai-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-ke-tu-khi-ong-trump-nham-chuc-nhiem-ky-2.htm/nhin-lai-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-ke-tu-khi-ong-trump-nham-chuc-nhiem-ky-2.htmThế giớiSau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng triển khai kế hoạch thuế quan của mình, trong đó leo thang mạnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc...

Đồ thị thông tin dưới đây gồm các hành động thuế quan của chính quyền Mỹ và thuế quan đáp trả của Trung Quốc tính từ khi ông Trump nhậm chức tới ngày 17/4/2025. 

Các ô có bàn tay màu đỏ thể hiện thuế quan đáp trả của Trung Quốc. Thuế quan với ô tô của Mỹ miễn trừ cho sản phẩm từ Mexico và Canada nằm trong các điều khoản của Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).

Nhìn lại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2 - Ảnh 1

-Trang Linh

]]>Cải cách thể chế cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có những đột phá#193;p lực hiện nay với doanh nghiệp rất lớn v#224; ng#224;y c#224;ng lớn, nếu cải c#225;ch chỉ l#224; “cải thiện m#244;i trường đầu tư kinh doanh” th#236; kh#244;ng đạt kết quả, m#224; phải đột ph#225;, phải cải c#225;ch mạnh mẽ... Sat, 19 Apr 2025 02:09:28 GMT/cai-cach-the-che-can-duoc-thuc-hien-thuong-xuyen-lien-tuc-va-co-nhung-dot-pha.htm/cai-cach-the-che-can-duoc-thuc-hien-thuong-xuyen-lien-tuc-va-co-nhung-dot-pha.htmThị trườngÁp lực hiện nay với doanh nghiệp rất lớn và ngày càng lớn, nếu cải cách chỉ là “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” thì không đạt kết quả, mà phải đột phá, phải cải cách mạnh mẽ...

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2025 với chủ đề" "Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức nâng cao năng lực cạnh tranh”, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế tài chính của Quốc hội, nhấn mạnh đây là thời điểm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, bao gồm khó khăn từ thể chế và phi thể chế.

CẢI CÁCH PHẢI ĐỘT PHÁ CẢ VỀ TƯ DUY VÀ BIỆN PHÁP

Để trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay, các ý kiến nhận định cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là những "chìa khóa" then chốt.

Tuy nhiên, ông Hiếu nhấn mạnh trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang thay đổi, cải cách thể chế không phải chỉ làm một lần mà phải thường xuyên, liên tục. Và cải cách thể chế không chỉ hướng đến yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như những giai đoạn trước, mà cần tạo những đột phá mạnh mẽ.

Ocirc;ng Phan Đức Hiếu, Uỷ viecirc;n thường trực Uỷ ban Kinh tế tagrave;i chiacute;nh của Quốc hội.
Ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế tài chính của Quốc hội.

“Thể chế là công cụ duy nhất và cần thiết thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nếu thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Hiếu lưu ý.

Dẫn chứng, ông Hiếu cho rằng hiện nay ngoài thủ tục hành chính mà chúng ta vẫn nhìn thấy là các loại phí, lệ phí; thì chi phí tuân thủ pháp luật rất lớn như tiền sử dụng đất, ký quỹ 15-20% khi nhập khẩu một loại phế liệu… là những chi phí nhưng không được nhận diện.

Hay chi phí cơ hội với doanh nghiệp cũng rất lớn khi 1 thủ tục không hoàn thành đúng thời hạn, khách hàng và nhà đầu tư có thể huỷ hợp đồng và bỏ đi. Thậm chí, chúng ta vay tiền ngân hàng nhưng thủ tục chưa xong, trong khi đơn hàng có, nhà máy không sản xuất được… Vì vậy, theo ông Hiếu, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.

“Áp lực hiện nay với doanh nghiệp rất lớn và ngày càng lớn, nếu cải cách chỉ là “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” thì không đạt kết quả, mà phải đột phá, phải cải cách mạnh mẽ”, ông Hiếu nhấn mạnh..

Nhắc lại bài học rất lớn từ Luật doanh nghiệp, ông Hiếu cho rằng Luật doanh nghiệp 2020 không phải là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mà là cải cách mang tính đột phá cả về tư duy và biện pháp. Bởi trước năm 2000, thủ tục thành lập doanh nghiệp kéo dài từ 6 tháng, nhưng thực tế khảo sát cho thấy kéo dài 2-3 năm, có những vụ việc Hội đồng Bộ trưởng cho phép sau đó mới đi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

“Tư duy hồi đó là doanh nghiệp chỉ được làm những gì Nhà nước cho phép. Chi phí khi đó tính bằng cây vàng. Nên 10 năm chỉ có 50 nghìn doanh nghiệp được thành lập và tồn tại”, ông Hiếu dẫn chứng.

Toagrave;n cảnh Diễn đagrave;n Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thaacute;ch thức nacirc;ng cao năng lực cạnh tranh.
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đến khi Luật doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thì không phải là cải thiện mà cải cách, thay đổi tư duy. Lúc này doanh nghiệp thành lập là không phải cho phép, mà là đăng ký với Nhà nước và Nhà nước có nghĩa vụ phải thừa nhận việc đó. Và thủ tục thành lập doanh nghiệp giảm xuống, chỉ còn có 15-30 ngày.

Hơn nữa, trước đây tính thời gian làm thủ tục là “kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ”- có nghĩa không có ngày khởi đầu, nhưng Luật Doanh nghiệp năm 2020 đột phá là “kể từ ngày nhận hồ sơ” – tức là trong vòng 30 ngày kể cả điều chỉnh hồ sơ cũng phải giải quyết cho người dân.

“Tư duy hoàn toàn thay đổi, bãi bỏ 160 giấy phép”. Kết quả, chỉ 10 năm sau khi Luật doanh nghiệp ra đời, đã thổi bùng lên ngọn lửa khí thế kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp thành lập chỉ trong 5 năm (từ 2020-2025) đã gấp 10 lần số lượng doanh nghiệp 10 năm trước đó, tạo nền tảng để có lực lượng doanh nghiệp đông đảo như ngày hôm nay.

“Như vậy, phải thay đổi toàn bộ tư duy, chứ không phải là sửa chữa”, ông Hiếu nhấn mạnh; đồng thời kiến nghị ưu tiên bãi bỏ những quy định, văn bản, Nghị định và luật không phù hợp, không cần thiết.

THÀNH LẬP CƠ QUAN GIÁM SÁT VÀ THÚC ĐẨY CẢI CÁCH THỂ CHẾ

Theo ông Hiếu, nếu cải cách xuất phát từ sự chủ động từ các Bộ ngành thì chưa thấy có thực tiễn. Mà cải cách phải từ bên ngoài vào và áp đặt từ trên xuống.

Chia sẻ kinh nghiệm cải cách từ các quốc gia khác, ông Hiếu cho rằng các nước trong quá trình cải cách giai đoạn đầu đều thành lập một cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ nhưng có thẩm quyền trình. Cơ quan này có chuyên môn, độc lập và có thẩm quyền nhằm giám sát và thúc đẩy cải cách.

Đơn cử như ở Úc gọi là Uỷ ban đặc biệt, Hàn Quốc gọi là Uỷ ban Tổng thống về cải cách thể chế, nước Anh là Hội đồng chịu trách nhiệm về thể chế, ở Mỹ là Văn phòng thông tin về cải cách thể chế. Những đơn vị này đều có thẩm quyền bác đề xuất chính sách nếu không đạt chất lượng và chủ động đề xuất những cải cách.

Từ thực tế đó, ông Phan Đức Hiếu đề xuất trong thời gian tới, trong bối cảnh kể cả cải cách và sắp xếp lại, Chính phủ phải có cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế, tồn tại ít nhất 5-10 năm. Cơ quan này có chức năng chính: thẩm quyền, chuyên môn, độc lập và mạnh mẽ.

Khi cải cách thể chế trở thành văn hoá (bậc thang thứ 4 của tháp cải cách), trở thành văn hoá làm việc của các bộ ngành và công chức – không do áp lực cũng chẳng do ai yêu cầu mà vì họ mong muốn thúc đẩy, thì cơ quan này sẽ giải tán.

-Vũ Khuê

]]>Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giảBộ C#244;ng Thương vừa ban h#224;nh C#244;ng điện hỏa tốc gửi Ủy ban nh#226;n d#226;n c#225;c tỉnh, th#224;nh phố; Cục Quản l#253; v#224; Ph#225;t triển thị trường trong nước v#224; Sở C#244;ng Thương c#225;c tỉnh, th#224;nh phố về việc tăng cường c#244;ng t#225;c gi#225;m s#225;t, kiểm tra, kiểm so#225;t thị trường, đặc biệt đối với c#225;c sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...Sat, 19 Apr 2025 01:42:36 GMT/bo-cong-thuong-yeu-cau-giam-sat-kiem-tra-doi-voi-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-sua-va-thuoc-gia.htm/bo-cong-thuong-yeu-cau-giam-sat-kiem-tra-doi-voi-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-sua-va-thuoc-gia.htmThị trườngBộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Trong Công điện hỏa tốc số 2755/CĐ-BCT ngày 18/4/2025 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc về công tác phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật khác.

Tuy nhiên, thời gian gần đây lực lượng chức năng liên tiếp kiểm tra, phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả tại một số địa phương. Đáng lưu ý là hoạt động sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là sản phẩm sữa, thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về những biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng có hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn, thu hồi các loại thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Đồng thời nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hậu kiểm về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

Xây dựng kế hoạch hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm, hậu kiểm việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (trên báo, đài và Internet); cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ. 

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Song song với đó, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung cấp nông sản thực phẩm an toàn, chất lượng cao cũng như các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước bám sát diễn biến của thị trường trong nước, phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tại địa phương để đảm bảo ổn định thị trường và cung cầu hàng hóa; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, sữa giả, thuốc giả.

Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Bộ Công Thương yêu cầu Sở chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tại địa phương tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng.

Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương rà soát, kiểm tra toàn diện với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

-Vũ Khuê

]]>Phong tặng danh hiệu nghệ nhân làng nghề cho 151 người có tay nghề tinh hoaCả nước hiện c#243; gần 1.400 nghệ nh#226;n l#224;ng nghệ, được coi l#224; những quot;b#225;u vậtquot; nh#226;n văn sống, bởi họ s#225;ng tạo những sản phẩm tinh hoa giữ g#236;n bản sắc văn h#243;a d#226;n tộc trong c#225;c sản phẩm của l#224;ng nghề. Trong đ#243;, nhiều gia đ#236;nh, d#242;ng tộc c#243; nhiều nghệ nh#226;n với nhiều thế hệ, đang g#236;n giữ v#224; truyền dạy nghề cho cộng đồng, xứngt đ#225;ng được vinh danh “Bảng v#224;ng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”…Fri, 18 Apr 2025 14:03:55 GMT/phong-tang-danh-hieu-nghe-nhan-lang-nghe-cho-151-nguoi-co-tay-nghe-tinh-hoa.htm/phong-tang-danh-hieu-nghe-nhan-lang-nghe-cho-151-nguoi-co-tay-nghe-tinh-hoa.htmThị trườngCả nước hiện có gần 1.400 nghệ nhân làng nghệ, được coi là những "báu vật" nhân văn sống, bởi họ sáng tạo những sản phẩm tinh hoa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong các sản phẩm của làng nghề. Trong đó, nhiều gia đình, dòng tộc có nhiều nghệ nhân với nhiều thế hệ, đang gìn giữ và truyền dạy nghề cho cộng đồng, xứngt đáng được vinh danh “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”…

Ngày 18/4/2025 tại Hà Nội, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ 11. Đây là hoạt động định kỳ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức 2 năm một lần.

NHỮNG "BÁU VẬT" NHÂN VĂN SỐNG

Phát biểu khai mạc Lễ phong tặng Nghệ nhân và các Danh hiệu Làng nghề Việt Nam, ông Trịnh Quốc Đạt, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nhận định nghệ nhân là "báu vật" nhân văn sống, là tinh hoa của làng nghề, là lực lượng quan trọng để sáng tạo những sản phẩm tinh hoa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong các sản phẩm, thúc đẩy sản xuất góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề.

Ông Đạt cho biết từ năm 2007 đến nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức 11 lần Lễ phong tặng 1.245 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam, 84 thợ giỏi. Cùng với đó, đã phong tặng 128 Bảng vàng gia tộc cho những gia đình, dòng họ có 3 đời trở lên kế tục làm nghề, 73 đơn vị kinh tế tiêu biểu, 12 bảo vật tinh hoa Làng nghề, 100 sản phẩm tinh hoa.

“Các đơn vị và các Nghệ nhân được phong tặng đã luôn dẫn đầu trong các hoạt động sản xuất, lao động sáng tạo trong các hộ sản xuất, các doanh nghiệp đóng góp tích cực phát triển sản xuất làng nghề cả nước. Nhiều Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam được Hiệp hội phong tặng trong các lần từ 2007 đã phấn đấu đạt Danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong các lần phong tặng của Nhà nước từ lần đầu tiên 2010 đến các lần sau này”, ông Đạt khẳng định.

Theo ông Đạt, hiện nay đất nước ta đã đủ thế và lực để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, cùng với sự chuyển mình phát triển của đất nước, làng nghề Việt Nam đang có nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển bền vững. Các làng nghề đang  thực hiện Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” và thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam” trong đó ngành Thủ công Mỹ nghệ là ngành mũi nhọn.

Trao tặng danh hiệu Nghệ nhacirc;n lagrave;ng nghề. Ảnh: Chu Khocirc;i.
Trao tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề. Ảnh: Chu Khôi.

Tuy nhiên, làng nghề Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn và thử thách mới, đó là sự cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm làng nghề về mẫu mã, về chất lượng, về giá cả sản phẩm trong nền kinh tế hội nhập, nhất là sự siết chặt về tiêu chuẩn hàng hóa, chính sách thuế quan của các nước nhập khẩu lớn, nhưng nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, làng nghề Việt Nam sẽ luôn được bảo tồn nghề truyền thống tinh hoa và phát triển bền vững.

Các lần phong tặng của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đều mang đậm ý nghĩa tôn vinh tinh hoa nghề truyền thống, tôn vinh và khuyến khích lao động sáng tạo và những đóng góp của Nghệ nhân trong việc bảo tồn, phát triển nghề truyền thống Việt Nam.  

Caacute;c nghệ nhacirc;n lagrave;ng nghề vừa được vinh danh. Ảnh: Chu Khocirc;i.
Các nghệ nhân làng nghề vừa được vinh danh. Ảnh: Chu Khôi.

“Những gia tộc được phong tặng Bảng vàng gia tộc, những Nghệ nhân được phong tăng Nghệ nhân Làng nghề hôm nay có vinh dự lớn bởi truyền thống làm nghề lâu đời của gia đình, lao động sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp điêu luyện của Nghệ Nhân đã được tổ chức nghề nghiệp ghi nhận, đồng thời Nghệ nhân Làng nghề hôm nay càng phải cố gắng trong lao động sản xuất, sáng tạo nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo truyền nghề cho thế hệ mai sau”, ông Đạt nhấn mạnh.

151 NGHỆ NHÂN VÀ 3 GIA TỘC ĐƯỢC VINH DANH

Tại buổi lễ, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trao tặng danh hiệu cho 151 “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam” và 3 “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam” thuộc các ngành nghề và làng nghề đến từ 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Mỗi nghệ nhacirc;n lagrave; một baacute;u vật nhacirc;n văn sống.
Mỗi nghệ nhân là một báu vật nhân văn sống.

Trong đó, 3 gia tộc được phong bảng vàng, gồm: Gia tộc Lương Ngọc (tổ 5 khu 1A, phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) với nghề nhiếp ảnh; gia tộc Nguyễn Ngọc (số 137 phố Tôn Đức Thắng, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội) với nghề may mặc; gia tộc Nguyễn Đình (số 75 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với nghề ẩm thực truyền thống và hiện đại.

Các nghệ nhân được phong tặng dựa trên tiêu chuẩn: Là thợ giỏi, nắm giữ bí quyết nghề, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao, trực tiếp tạo mẫu, thiết kế sản phẩm, có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; có thành tích đóng góp trong việc giữ gìn, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ; có tác phẩm đã đạt giải trong nước hoặc quốc tế; có tư cách và đạo đức nghề nghiệp; tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh...

Trao tặng danh hiệu cho caacute;c nghệ nhacirc;n lagrave;ng nghề.
Trao tặng danh hiệu cho các nghệ nhân làng nghề.

Đối với “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam” là gia đình, dòng tộc sinh ra và lớn lên tại các làng nghề, phố nghề truyền thống, được truyền nghề trong 3 thế hệ trở lên, nắm vững bí quyết nghề, có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, thiết kế sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao; đang gìn giữ và truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ trong dòng họ và cộng đồng theo phương thức kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại; có sản phẩm, tác phẩm đạt giải tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm; đạt giải trong và ngoài nước, thân thiện với môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn ổn định, có hiệu quả thiết thực cho gia đình và cộng đồng...

-Chu Khôi

]]>Đề xuất tăng mức thu phí 6 công việc thẩm định khai thác, sử dụng nước từ 40-102%Điều chỉnh tăng mức thu 6 c#244;ng việc: Thẩm định đề #225;n thăm d#242; nước dưới đất; thẩm định b#225;o c#225;o kết quả thăm d#242; đ#225;nh gi#225; trữ lượng nước dưới đất; thẩm định b#225;o c#225;o hiện trạng khai th#225;c nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện h#224;nh nghề khoan nước dưới đất quy m#244; lớn; thẩm định đề #225;n khai th#225;c, sử dụng nước mặt; thẩm định đề #225;n khai th#225;c, sử dụng nước biển...Fri, 18 Apr 2025 08:41:37 GMT/de-xuat-tang-muc-thu-phi-6-cong-viec-tham-dinh-khai-thac-su-dung-nuoc-tu-40-102.htm/de-xuat-tang-muc-thu-phi-6-cong-viec-tham-dinh-khai-thac-su-dung-nuoc-tu-40-102.htmKinh tế xanhĐiều chỉnh tăng mức thu 6 công việc: Thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; thẩm định báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước biển...

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện.

Bộ Tài chính cho biết đã nhận được công văn số 7577/BTNMT-KHTC ngày 30/10/2024 và công văn số 232/BTNMT-TNN ngày 09/01/2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về sửa đổi Thông tư số 01/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với pháp luật tài nguyên nước, phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

Về biểu mức thu phí, căn cứ Luật Phí và lệ phí, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung biểu mức thu phí.

Theo đó, điều chỉnh tăng mức thu 6 công việc (từ 40%-102%): Thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; thẩm định báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước biển.

Đề xuất dự kiến biểu mức thu phiacute; khai thaacute;c, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện (kegrave;m theo dự thảo Thocirc;ng tư đang được lấy yacute; kiến).
Đề xuất dự kiến biểu mức thu phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện (kèm theo dự thảo Thông tư đang được lấy ý kiến).

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc đề xuất điều chỉnh tăng mức thu phí nêu trên có một số tác động.

Cụ thể, về tác động đến doanh nghiệp: Việc tổ chức, cá nhân nộp phí thẩm định là tất yếu khi cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân đó và có nghĩa vụ bù đắp lại chi phí mà cơ quan nhà nước đã thực hiện dịch vụ công đó. Phí thẩm định chiếm tỷ trọng nhỏ và rất nhỏ trong chi phí của tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Theo tính toán, một doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện 2MW với tổng chi phí đầu tư trung bình là 50-60 tỷ đồng (trung bình 1 công trình thủy điện vừa và nhỏ có suất đầu tư khoảng 25-30 tỷ đồng/1MW), phí thẩm định cấp phép tài nguyên nước nếu được điều chỉnh khoảng 25 triệu đồng (mức thu hiện hành là 12,8 triệu).

Về chi phí tuân thủ mà doanh nghiệp phải chi ra để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, theo Ngân hàng Thế giới, chi phí tuân thủ pháp luật bình quân cho doanh nghiệp ở Việt Nam chiếm 20-30% lợi nhuận.

Trong các lĩnh vực liên quan hiện nay thì phí thẩm định cấp mới giấy phép môi trường: 45-50 triệu đồng (Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 10/01/2022); phí cấp phép khai thác khoáng sản: 1-100 triệu đồng (Thông tư số 10/2024/TT-BTC ngày 05/02/2024).

Mức phí cấp mới của lĩnh vực tài nguyên nước mới nếu được điều chỉnh là 15-58 triệu đồng. Vì vậy, đây là mức thu phù hợp với các công việc thẩm định hồ sơ cấp phép tương tự hiện hành của các lĩnh vực liên quan.

Như vậy, khi được cấp giấy phép (Giấy phép thăm dò nước dưới đất; Giấy phép khai thác tài nguyên nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất) thì chủ giấy phép chỉ phải chi trả 1 lần mức phí này cho cả thời gian hiệu lực của giấy phép (trung bình từ 5-15 năm) nên chi phí này rất nhỏ so với chi phí đầu tư hay lợi nhuận của đơn vị có được khi khai thác tài nguyên nước.

Theo đó, nếu việc điều chỉnh mức thu tăng từ 40- 102%, tương ứng với mức thu là 15-58 triệu đồng, tác động không đáng kể đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có khả năng chi trả và sẵn sàng chi trả để đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật của mình.

Về tác động đến ngân sách nhà nước: Với mức thu phí đề xuất điều chỉnh tăng từ 40- 102% so với mức thu của Thông tư số 01/2022/TT-BTC và tỷ lệ nộp vào ngân sách nhà nước là 30% thì số tiền thu nộp vào ngân sách nhà nước cơ bản sẽ cao hơn mức thu hiện hành tại Thông tư số 01/2022/TT-BTC; do đó sẽ tác động tích cực đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

-Nhĩ Anh

]]>Chính sách thuế của Hoa Kỳ: Cơ hội vàng để Việt Nam tăng sức chống chịu, tự lập, tự chủ, tự cườngChủ tịch VCCI nhận định: quot;Nếu mức thuế đối ứng bị #225;p dụng, c#225;c doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tổn thương nặng nề, mất thị phần, giảm sức cạnh tranh, tuy nhi#234;n trong nguy lu#244;n c#243; cơ. Đ#226;y l#224; thời điểm để ch#250;ng ta nh#236;n lại chiến lược ph#225;t triển, n#226;ng cao năng lực nội tại, chủ động th#237;ch ứng v#224; định vị lại vai tr#242; của Việt Nam trong chuỗi cung ứng to#224;n cầu...quot;...Fri, 18 Apr 2025 08:41:20 GMT/chinh-sach-thue-cua-hoa-ky-co-hoi-vang-de-viet-nam-tang-suc-chong-chiu-tu-lap-tu-chu-tu-cuong.htm/chinh-sach-thue-cua-hoa-ky-co-hoi-vang-de-viet-nam-tang-suc-chong-chiu-tu-lap-tu-chu-tu-cuong.htmThị trườngChủ tịch VCCI nhận định: "Nếu mức thuế đối ứng bị áp dụng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tổn thương nặng nề, mất thị phần, giảm sức cạnh tranh, tuy nhiên trong nguy luôn có cơ. Đây là thời điểm để chúng ta nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu..."...

Tại hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18/4, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết ngày 2/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump đã ký ban hành Sắc lệnh hành pháp, áp dụng mức thuế đối ứng mới lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị áp mức thuế cao nhất, lên tới 46%.

TRONG NGUY LUÔN CÓ CƠ

Mặc dù, phía Hoa Kỳ đã tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vào Hoa Kỳ - thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của chúng ta.

Theo rà soát của VCCI, hơn 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 là sang thị trường Hoa Kỳ, với các mặt hàng chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, máy móc, thiết bị… Trong đó, nhiều ngành có tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên tới trên 40%, thậm chí vượt 50%, như ngành gỗ, dệt may, thiết bị điện tử...

“Điều này cho thấy, nếu mức thuế đối ứng bị áp dụng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tổn thương nặng nề, mất thị phần, giảm sức cạnh tranh, gián đoạn sản xuất, mất việc làm, ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP và ổn định kinh tế vĩ mô”, Chủ tịch VCCI nhận định.

Không chỉ vậy, chúng ta còn đối diện với các tác động dây chuyền và chuyển hướng thương mại: hàng hóa từ các nước bị áp thuế sẽ tìm cách chuyển sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, làm gia tăng cạnh tranh, nguy cơ gian lận thương mại, “trung chuyển” hàng hóa và bị điều tra chống lẩn tránh thuế.

Tuy nhiên, người đứng đầu VCCI vẫn lạc quan cho rằng trong nguy luôn có cơ. Đây cũng là thời điểm để chúng ta nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chính sách thuế của Hoa Kỳ: Cơ hội vàng để Việt Nam tăng sức chống chịu, tự lập, tự chủ, tự cường - Ảnh 1

Đồng tình, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, cho rằng bên cạnh thách thức, 3 cơ hội vẫn rộng cửa cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là, chúng ta có thể mở rộng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, dù ít ỏi nhưng cần tận dụng; Xu hướng dịch chuyển đầu tư, chuỗi cung ứng; Đa dạng hoá, tăng nội lực và đáp ứng các tiêu chuẩn mới, giúp tăng sức chống chịu, tự cường.

UYỂN CHUYỂN ỨNG PHÓ, BIẾN NGUY THÀNH CƠ

Trước tình hình trên, Chủ tịch VCCI đã đưa ra 5 kiến nghị để ứng phó và vượt qua thách thức.

Thứ nhất, đối thoại chiến lược với Hoa Kỳ ở cấp cao, nhằm đạt được các thỏa thuận song phương, giảm xung đột, minh bạch thông tin, thúc đẩy nhập khẩu từ Hoa Kỳ (LNG, nông sản, công nghệ cao…), cân bằng thương mại và tạo niềm tin chính trị.

Thứ hai, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng thông qua tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP để mở rộng thị trường tại EU, Canada, Australia… Đồng thời, khai thác các thị trường tiềm năng như Tây Nam Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ Latinh, và phát triển thị trường nội địa.

Thứ ba, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và công nghiệp hỗ trợ. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, phát triển công nghiệp nền tảng như hóa chất, vật liệu mới, logistics, công nghệ cao… nhằm giảm phụ thuộc nhập khẩu và rủi ro thương mại.

"Tập trung phát triển thị trường nội địa -100 triệu dân là trụ đỡ rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam. Tái cấu trúc chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp hỗ trợ để có vị thế cao hơn trong chuỗi cung ứng", ông Công nhận định.

Thứ tư, tham gia chuỗi cung ứng chiến lược của Hoa Kỳ. Đầu tư vào các trung tâm kỹ thuật bán dẫn, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo… để trở thành mắt xích đáng tin cậy thay thế Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là cơ hội vàng mà Việt Nam cần chủ động nắm bắt.

Thứ năm, nâng cao năng lực thể chế và hạ tầng. Bao gồm cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch hóa chính sách, nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng logistics – để doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững.

“Thách thức này không phải lần đầu tiên Việt Nam đối mặt. Năm 1986 bắt đầu đổi mới, thì đầu năm 90 toàn bộ thị trường Đông Âu sụp đổ, kinh tế Việt Nam mất hoàn toàn chỗ dựa. Đến nay, khi chúng ta manh nha tiến vào kỷ nguyên mới thì vấp phải cú sốc này từ phía Tây bán cầu. Nhưng người Việt Nam rất giỏi trong ứng phó, doanh nghiệp Việt Nam lúc này cũng cần uyển chuyển ứng phó với chính sách thuế mới của Hoa Kỳ. Cần biến nguy thành cơ để đạt mục tiêu năm 2045 chúng ta sẽ trở thành nước có thu nhập cao”, ông Công nhấn mạnh.

Không những thế, ông Công cho rằng Đảng đã đưa ra bộ tứ chiến lược để Việt Nam “cất cánh”: Tái cấu trúc – sắp đặt lại giang sơn, sắp xếp bộ máy hành chính; Nghị quyết về khoa học công nghệ; Cách nhìn mới, điều kiện mới cho kinh tế tư nhân phát triển; Coi hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ thường xuyên.

Đưa ra các giải pháp ứng phó, TS.Lực nhấn mạnh giải pháp số 1 là làm sao để đàm phán thành công; Sớm đáp ứng những vướng mắc, rào cản mà phía Hoa Kỳ đã nêu với Việt Nam (24 rào cản vướng mắc trong 14 lĩnh vực). Vấn đề này đã đang được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ, điều này không chỉ tốt cho doanh nghiệp Hoa Kỳ mà còn rất tốt cho cả bản thân doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

Mặt khác, cần hỗ trợ doanh nghiệp ngành hàng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, TS. Lực nhấn mạnh cần tập trung nhiều hơn nữa vào thị trường và doanh nghiệp nội địa (sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân), vì đây là cơ hội vàng để chúng ta tăng sức chống chịu, tự lập, tự chủ, tự cường của mình lên.

Với doanh nghiệp, TS.Lực lưu ý, từ nay về sau cần minh bạch hoá hơn nữa về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, về mức độ trung chuyển hàng hoá, công khai rõ ràng về tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; tận dụng tốt 17 FTA đang có, vì chúng ta mới khai thác được 31% nên còn nhiều dư địa.

“Năm nay và nhiệm kỳ mới chúng ta đang trong vận hội mới cực kỳ quan trọng, cải cách quyết liệt nên phải chuẩn bị tâm thế mới, không bàn lùi, chỉ bàn làm, để đóng góp được nhiều cho đất nước trong kỷ nguyên mới. Không chủ quan, không bi quan vì chúng ta còn nhiều dư địa, cơ hội trước mắt, người Việt luôn đứng vững, chèo chống rất tốt ở những thời điểm khó khăn như hiện nay”, ông Lực vững tin khẳng định.

-Vũ Khuê

]]>Đà Nẵng tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và logisticsĐ#224; Nẵng đối thoại với gần 200 doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu v#224; logistics, quyết gỡ kh#243;, th#250;c tăng trưởng, hướng tới mục ti#234;u bứt ph#225; trong năm 2025...Fri, 18 Apr 2025 08:00:00 GMT/da-nang-tim-cach-go-kho-cho-doanh-nghiep-san-xuat-xuat-khau-va-logistics.htm/da-nang-tim-cach-go-kho-cho-doanh-nghiep-san-xuat-xuat-khau-va-logistics.htmDoanh nghiệpĐà Nẵng đối thoại với gần 200 doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics, quyết gỡ khó, thúc tăng trưởng, hướng tới mục tiêu bứt phá trong năm 2025...

Sáng 18/4, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị đối thoại với gần 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics. Sự kiện nhằm lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2025 đạt 11–12% và kim ngạch xuất khẩu tăng 8–9% so với năm 2024.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường cho biết sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics là chuỗi các hoạt động quan trọng, đóng vai trò then chốt của nền kinh tế, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng.

Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã và đang không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; lắng nghe, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics. Cộng đồng doanh nghiệp thành phố ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố.     

Với tinh thần cởi mở, hợp tác và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, ông Cường mong muốn tại Hội nghị này, các doanh nghiệp chia sẻ các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị, hiến kế các giải pháp cụ thể, thiết thực; qua đó trao đổi một cách thẳng thắn, tích cực trên tinh thần đóng góp xây dựng vì sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, vì “thành phố Đà Nẵng đáng sống”, “đáng làm việc và đáng cống hiến”.

Bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, cho biết năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Đà Nẵng tăng 6,65% so với năm 2023; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 3,23 tỷ USD. Đà Nẵng đã xuất khẩu sang thị trường hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, có các thị trường lớn như Nhật Bản 35%; Hoa Kỳ 20%; EU 15%.

Theo bà Trâm, trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, những vướng mắc, khó khăn tập trung vào 7 nhóm vấn đề chính đó là: Thủ tục hành chính (nhất là thủ tục hải quan); khó tiếp cận vốn tín dụng; nguồn nhân lực xuất nhập khẩu và logistics chất lượng cao còn thiếu hụt; thị trường xuất khẩu nhiều biến động như lạm phát, rào cản thuế quan, phi thuế quan; khó khăn trong việc thực hiện C/O; một số quy định liên quan đến vận tải đường bộ còn bất cập; sự thay đổi chính sách thuế quan của một số thị trường xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra cho năm 2025, gồm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11 - 12% so với năm 2024; xuất khẩu tăng 8 - 9%, Sở Công Thương Đà Nẵng sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp chính gồm phát triển sản xuất và mở rộng thị trường; phát triển logistics; cải cách thủ tục hành chính; phát triển nguồn nhân lực.

Trong đó, riêng đối với giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, Sở sẽ triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.

Tại Hội nghị, đại diện các hội, hiệp hội và doạnh nghiệp tập trung trao đổi về thực trạng hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics của doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, nêu các khó khăn vướng mắc và giải pháp đề nghị chính quyền tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.

Đáng chú ý, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đã thông tin đến các doanh nghiệp những nội dung mới về các chính sách, quy định của nhà nước cũng như quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa; một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, logistics…; các quy định về thuế quan, rào cản thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm để doanh nghiệp thích ứng trong bối cảnh thị trường biến động.

Ngoài ra, lãnh đạo các đơn vị hải quan, thuế cũng đã thông tin đến các doanh nghiệp những quy định mới, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan, thuế, tài chính… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics.

-Ngô Anh Văn

]]>Quảng Nam sẽ đấu giá mỏ vàng ở Hồ RáyMỏ v#224;ng khu vực Hố R#225;y thuộc x#227; Tam L#227;nh, huyện Ph#250; Ninh, tỉnh Quảng Nam, đ#227; được bổ sung v#224;o kế hoạch đấu gi#225; quyền khai th#225;c kho#225;ng sản, theo quyết định ph#234; duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đấu gi#225; quyền khai th#225;c kho#225;ng sản, vừa được Bộ N#244;ng nghiệp v#224; M#244;i trường ph#234; duyệt...Fri, 18 Apr 2025 02:41:22 GMT/quang-nam-se-dau-gia-mo-vang-o-ho-ray.htm/quang-nam-se-dau-gia-mo-vang-o-ho-ray.htmBất động sảnMỏ vàng khu vực Hố Ráy thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đã được bổ sung vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, theo quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt...

Theo báo cáo thăm dò được phê duyệt, mỏ vàng Hố Ráy có diện tích 61 ha với trữ lượng ước tính khoảng 2.462 kg vàng, 788 kg bạc và 1.237 tấn vonfram. Khu vực này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cấp phép thăm dò khoáng sản cho một doanh nghiệp; nhưng đơn vị này đã bị tuyên bố phá sản vào cuối năm 2018.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây có 3 đơn vị đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản vàng gốc tại khu vực này. Tuy nhiên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có các công văn trả lời không có cơ sở cấp phép; chưa có cơ sở để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về hồ sơ khai thác khoáng sản.

Theo một kết quả thăm dò khoáng sản giai đoạn 2011 - 2020 được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia phê duyệt, Việt Nam hiện có khoảng 25.084 kg vàng gốc; trong đó, Quảng Nam là tỉnh nhiều vàng nhất cả nước. Khu vực Hố Ráy được đưa vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu rõ, việc đấu giá sẽ tuân theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đấu giá tài sản, với thời gian thực hiện trong năm 2025. Nếu chưa hoàn thành trong năm 2025, khu vực mỏ sẽ được chuyển sang đấu giá trong các năm tiếp theo.

Trước đó, ngày 11/4/2025, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã có báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiến độ thực hiện Đề án đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Trung Trung Bộ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Phạm vi thực hiện của Đề án thuộc địa bàn các tỉnh gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và vùng núi của thành phố Đà Nẵng.

Theo báo cáo này, đến thời điểm hiện tại, Đề án Trung Trung Bộ đã phát hiện, đánh giá tiềm năng tài nguyên, tạo đủ cơ sở để chuyển giao đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản 26/45 khu mỏ, trong đó có 3/8 - 10 khu mỏ khoáng sản kim loại, 6/10 - 15 khu mỏ khoáng chất công nghiệp và 17/20 - 25 khu mỏ đá ốp lát; phát hiện, chuyển giao thăm dò 2 - 3 diện tích triển vọng quặng uranium…

Một đề án khác là Đề án Tây Bắc (tên đầy đủ: Đề án điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 vùng Tây Bắc) đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quý và quan trọng tại 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; trong đó có khoảng 40 mỏ vàng với tổng trữ lượng gần 30 tấn vàng trị giá khoảng 3 tỷ USD.

Nhìn chung, các dữ liệu công khai cho thấy, Việt Nam hiện có hàng chục vùng khai thác vàng, mỏ vàng lớn với tổng trữ lượng được dự báo lên đến hàng trăm tấn. 

-Xuân Nghi

]]>Phái đoàn Nhật rời Mỹ, chưa có thỏa thuận thương mại nàoSau v#242;ng đ#224;m ph#225;n đầu ti#234;n, ph#237;a Nhật cho biết hai b#234;n đ#227; nhất tr#237; sẽ tổ chức cuộc gặp thứ hai trong th#225;ng n#224;y...Fri, 18 Apr 2025 01:26:59 GMT/phai-doan-nhat-roi-my-chua-co-thoa-thuan-thuong-mai-nao.htm/phai-doan-nhat-roi-my-chua-co-thoa-thuan-thuong-mai-nao.htmThế giớiSau vòng đàm phán đầu tiên, phía Nhật cho biết hai bên đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thứ hai trong tháng này...

Đoàn quan chức cấp cao của Nhật Bản tới Mỹ để đàm phán thương mại trong tuần này chuẩn bị lên đường về nước mà chưa có một thỏa thuận nào, dù đã có cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump nhằm thuyết phục ông dỡ bỏ thuế quan.

Hôm thứ Tư, ông Trump đã tiếp Bộ trưởng Bộ Phục hồi kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa tại Nhà Trắng và sau cuộc gặp, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social rằng đã có “bước tiến lớn” trong đàm phán thương mại giữa hai quốc gia đồng minh. Nhật Bản đang nỗ lực để trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên đạt được thỏa thuận với Mỹ về hạ thuế quan đối ứng và đây cũng là kỳ vọng của giới quan sát, xét tới mối quan hệ gần gũi giữa Tokyo và Washington.

Giới chức Nhật bản cho biết cuộc gặp giữa ông Trump và ông Akazawa là ngoài dự kiến và đó có thể là dấu hiệu cho thấy ông chủ Nhà Trắng sẵn sàng đi đến thỏa thuận thương mại với các nước đồng minh, nhất là khi Trung Quốc cũng đang cố gắng tăng cường các mối quan hệ thương mại của nước này trên toàn cầu.

Sau khi hoàn tất vòng đàm phán thương mại đầu tiên với giới chức Mỹ, ông Akazawa ngày 17/4 nói với báo giới rằng hai bên đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thứ hai trong tháng này và tìm kiếm một giải pháp nhanh cho vấn đề thuế quan. Ông gọi thuế quan của Mỹ là “vô cùng đáng tiếc” và hối thúc Chính phủ Mỹ đi đến một thỏa thuận mang lại sức mạnh cho cả hai nền kinh tế - tờ Financial Times đưa tin.

Ông Akazawa cũng nói ông “rất biến ơn” việc ông Trump đã dành thời gian tiếp đoàn quan chức Nhật trước khi đoàn tiến hành đàm phán với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent và đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer.

Bên phía Nhật Bản, ông Akazawa là nhà đàm phán cấp cao nhất trong các cuộc đàm phán thương mại lần này với Mỹ. Bên phía Mỹ, ông Bessent được chỉ định là nhà đàm phán cấp cao nhất.

Các đối tác thương mại của Mỹ dành sự quan tâm lớn cho đàm phán thương mại Mỹ - Nhật, diễn biến và kết quả của cuộc đàm phán này có thể nói lên nhiều điều về chiến lược của ông Trump trong cuộc chiến thương mại mà ông khởi xướng sau khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.

Tuy Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á, đồng thời là nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất, ông Trump đã không miễn trừ nước này khỏi thuế quan 25% mà ông áp lên ô tô, thép và nhôm nhập khẩu. Ngoài ra, ông còn áp thuế quan đối ứng 24% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2025, Nhật Bản có thặng dư thuơng mại 63 tỷ USD vào Mỹ - theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 17/4. Mức thặng dư này đã giảm 1,3% so với tài khóa trước.

Phát biểu trước báo giới tại Tokyo sáng ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhấn mạnh lợi thế tiềm tàng của của nước này khi được ông Trump đưa vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong đàm phán thương mại. “Dĩ nhiên, các cuộc đàm phán sẽ không dễ dàng”, ông Ishiba nói thêm.

Trước khi diễn ra vòng đàm phán vừa rồi, ông Trump đã phát tín hiệu sẽ đưa ra vấn đề Nhật Bản nên chia sẻ thêm gánh nặng tài chính của việc quân đội Mỹ đóng quân ở Nhật. Ông cũng đã nhiều lần nói rằng hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật là “không công bằng”. Mới tuần trước, ông nói Mỹ “phải trả hàng trăm tỷ USD để bảo vệ họ, mà họ chẳng chi đồng nào”.

Trong khi đó, số liệu từ phía Nhật cho thấy nước này chi khoảng 1,4 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ việc quân đội Mỹ hiện diện ở nước này.

Ông Akazawa cho biết vòng đàm phán vừa diễn ra không bao gồm vấn đề tỷ giá hối đoán đồng yên. Một đồng yên yếu vốn là một vấn đề mà chính quyền Mỹ rất quan tâm vì được xem là yếu tố mang lại lợi thế thương mại cho Nhật Bản.

Theo ông Akazawa, vấn đề tỷ giá sẽ được thảo luận riêng giữa ông Bessent và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato. Sau đó, ông Akazawa nhắc lại lập trường của Nhật Bản rằng nước này không thao túng thị trường với mục đích làm mất giá đồng yên.

-An Huy

]]>Hội nghị Thượng đỉnh P4G bế mạc với 5 đồng thuậnHội nghị Thượng đỉnh Diễn đ#224;n Đối t#225;c v#236; tăng trưởng xanh v#224; mục ti#234;u to#224;n cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 đ#227; bế mạc v#224;o chiều ng#224;y 17/4/2025 sau khi th#244;ng qua 2 tuy#234;n bố quan trọng v#224; đạt nhiều đồng thuận giữa c#225;c b#234;n tham gia...Fri, 18 Apr 2025 00:32:11 GMT/hoi-nghi-thuong-dinh-p4g-be-mac-voi-5-dong-thuan.htm/hoi-nghi-thuong-dinh-p4g-be-mac-voi-5-dong-thuan.htmThị trườngHội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 đã bế mạc vào chiều ngày 17/4/2025 sau khi thông qua 2 tuyên bố quan trọng và đạt nhiều đồng thuận giữa các bên tham gia...

Chiều ngày 17/4/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 đã bế mạc tại Hà Nội. Tham dự sự kiện có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn… cùng đông đảo các đại biểu quốc tế.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong những ngày qua, các đại biểu đã chia sẻ nhiều ý tưởng và thảo luận về các giải pháp tăng cường hợp tác chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm.

THÔNG QUA 2 TUYÊN BỐ QUAN TRỌNG

Các bên tham gia hội nghị đã thống nhất nhận thức rằng chuyển đổi xanh là một hành trình tất yếu, là yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững. Quá trình này đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu, hợp tác nhiều bên, hợp tác bao trùm, toàn diện giữa Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và mọi người dân để bảo đảm phát triển bao trùm, công bằng, không ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến sâu sắc, chia sẻ các bài học quý, những câu chuyện hay thành công và đề xuất nhiều sáng kiến đột phá cho phát triển xanh. Đồng thời, trong khuôn khổ Hội nghị đã tổ chức nhiều hoạt động thực chất như triển lãm các giải pháp sản xuất xanh, sản phẩm xanh và các sự kiện kết nối doanh nghiệp.

Theo đó, tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm và Tuyên bố P4G về tăng cường hợp tác và phối hợp giữa P4G và các tổ chức, cơ chế quốc tế về tăng trưởng xanh đã được thông qua tại Hội nghị trên cơ sở đóng góp của tất cả các thành viên P4G và các đối tác.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm và những đóng góp quan trọng của các đại biểu tham dự Hội nghị. Thủ tướng cũng gửi lời cảm ơn đến Ban Tổ chức, Ban Thư ký P4G và đội ngũ phục vụ Hội nghị đã nỗ lực, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả thời gian qua để Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ nhà P4G năm 2025.

HỘI NGHỊ ĐẠT 5 KẾT QUẢ ĐỒNG THUẬN

Kết thúc phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 kết quả đồng thuận mà hội nghị đã đạt được.

Thứ nhất, đồng thuận về huy động tài chính thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững các mô hình hợp tác công tư và các chính sách tài chính sáng tạo.

Thứ hai, đồng thuận về khuyến khích nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ xanh, đầu tư nhiều hơn cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết.

Thứ ba, đồng thuận về chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và lương thực bền vững, vừa đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng, vừa đóng vai trò quan trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Thứ tư, đồng thuận về phát triển và đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; ưu tiên để mọi cá nhân có quyền tiếp cận giáo dục đầy đủ, mở rộng cơ hội việc làm và giảm bất bình đẳng trong xã hội.

Thứ năm, đồng thuận về chuyển đổi năng lượng hiệu quả và bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường hợp tác trong phát triển và chia sẻ công nghệ, cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo, xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, đồng thời khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này.

“Tổng hòa của 5 đồng thuận trên cho thấy sự đồng thuận về tư duy, nhận thức, chia sẻ trách nhiệm chung, đoàn kết, đề cao hợp tác đa phương để cùng hành động, cùng chiến thắng. Chúng ta hãy cùng nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác quốc tế, kết nối các nguồn lực dựa trên cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, "lợi ích hài hòa - rủi ro chia sẻ“, Thủ tướng phát biểu bế mạc hội nghị.

Thủ tướng Chiacute;nh phủ Phạm Minh Chiacute;nh trao biểu trưng đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 5 cho Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao biểu trưng đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 5 cho Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị và kêu gọi các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp tăng cường phối hợp với các thành viên P4G cùng nhau chung tay, đóng góp trách nhiệm vì tương lai xanh của thế giới; biến cam kết thành hành động, biến ý tưởng thành các dự án cụ thể, biến đồng thuận thành quyết tâm triển khai mạnh mẽ, hướng tới một tương lai bền vững và thịnh vượng cho tất cả các quốc gia, dân tộc và mọi người dân.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ vượt mọi khó khăn, thách thức; cùng nhau, chúng ta sẽ biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể; cùng nhau, chúng ta sẽ xây dựng một thế giới ngày càng xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và tốt lành hơn”, Thủ tướng khẳng định trong bài phát biểu.

Tại lễ bế mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao biểu trưng đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 5 cho Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali; đồng thời chúc Ethiopia sẽ đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm 2027, tiếp tục phát huy ý nghĩa của tiến trình hợp tác P4G sau những thành công của các hội nghị tại Đan Mạch, Hàn Quốc, Colombia và Việt Nam.

-Việt An

]]>Không thể có nền nông nghiệp thịnh vượng nếu tài nguyên tiếp tục bị đe dọa, đất suy thoái, khí hậu tiếp tục nóng lênBộ trưởng Bộ N#244;ng nghiệp v#224; M#244;i trường nhấn mạnh c#225;ch mạng Xanh 4.0 kh#244;ng chỉ gi#250;p tăng năng suất v#224; chất lượng sản phẩm, m#224; c#242;n giảm ti#234;u hao t#224;i nguy#234;n, cắt giảm ph#225;t thải v#224; tăng khả năng chống chịu với biến đổi kh#237; hậu, v#224; qua đ#243; tạo tiền đề n#226;ng cao sinh kế của người n#244;ng d#226;n, tăng cường ph#250;c lợi cho người ti#234;u d#249;ng...Thu, 17 Apr 2025 11:08:42 GMT/khong-the-co-nen-nong-nghiep-thinh-vuong-neu-tai-nguyen-tiep-tuc-bi-de-doa-dat-suy-thoai-khi-hau-tiep-tuc-nong-len.htm/khong-the-co-nen-nong-nghiep-thinh-vuong-neu-tai-nguyen-tiep-tuc-bi-de-doa-dat-suy-thoai-khi-hau-tiep-tuc-nong-len.htmKinh tế xanhBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh cách mạng Xanh 4.0 không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm tiêu hao tài nguyên, cắt giảm phát thải và tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và qua đó tạo tiền đề nâng cao sinh kế của người nông dân, tăng cường phúc lợi cho người tiêu dùng...

Ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì phiên thảo luận cấp Bộ trưởng “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực- thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững” trong khuôn khổ Hội nghị P4G.

Chủ đề phiên thảo  luận nhấn mạnh vai trò sống còn của đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh và hợp tác đa bên, hợp tác công- tư trong kiến tạo tương lai bền vững, công bằng cho nhân loại.

KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU BẰNG CÁCH TẠO RA KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, chúng ta đang đứng trước những thách thức: biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, đa dạng sinh học suy giảm nhanh chóng, chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu đứt gãy do biến động địa chính trị và sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, an ninh lương thực bị đe dọa, và khoảng cách phát triển giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, những nhóm dễ bị tổn thương nhất là nông dân nghèo, người tiêu dùng thu nhập thấp, thiên nhiên mong manh đang gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

"Chúng ta không thể giải quyết khủng hoảng khí hậu bằng cách tạo ra khủng hoảng lương thực. Chúng ta không thể bảo vệ môi trường nếu bỏ quên những người nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Chúng ta không thể đòi hỏi những quốc gia có thu nhập thấp gìn giữ tài nguyên môi trường bền vững, nếu thế giới không chia sẻ công bằng trách nhiệm và lợi ích”,  Bộ trưởng nói.

Trong bối cảnh đó, "Cách mạng Xanh 4.0" không đơn thuần là một lựa chọn, mà là một yêu cầu tất yếu, một mệnh lệnh hành động. Đây là cuộc cách mạng kỳ vọng đổi mới toàn diện hệ thống lương thực thông qua ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học và các giải pháp đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy:
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: "Không thể có một nền nông nghiệp thịnh vượng nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị đe dọa, nếu đất tiếp tục suy thoái, khí hậu tiếp tục nóng lên".

Tại Việt Nam, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số; đóng góp 12% GDP quốc gia.

Từ một quốc gia xuất phát điểm thấp, từng phải đối mặt với đói nghèo và khủng hoảng lương thực, Việt Nam đã vươn lên trong nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, đưa các sản phẩm nông sản có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, với nguồn tài nguyên hạn hẹp, ước tính chỉ khoảng 10,3 triệu ha đất có thể sử dụng trong nông nghiệp, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

"Không thể có một nền nông nghiệp thịnh vượng nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị đe dọa, nếu đất tiếp tục suy thoái, khí hậu tiếp tục nóng lên", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.

Để giải quyết những thách thức đó, Việt Nam đang từng bước thực hiện chuyển đổi nông nghiệp theo hướng xanh, thông minh và bền vững, trong đó xác định đổi mới sáng tạo, tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, chuyển đổi số là cốt lõi để tạo ra đột phá cho ngành nông nghiệp.

Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững đến năm 2030; Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 và một số Đề án như phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030…

Điều này đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, có trách nhiệm với thiên nhiên và con người.

HỢP TÁC, THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP XANH, THÔNG MINH, ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, không một quốc gia nào có thể đơn độc đi đến thành công trong hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Đây là nỗ lực đòi hỏi sự chung tay hành động giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân.

Vì vậy chỉ có hợp tác đa phương thực chất, trên nền tảng công bằng và tôn trọng lẫn nhau, mới giúp vượt qua những thách thức to lớn của an ninh lương thực, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, phát triển công bằng và bền vững cho mỗi quốc gia và trên quy mô toàn cầu.

Bộ trưởng đề nghị các đối tác chia sẻ chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao năng suất, chất lượng và đặc biệt là giảm phát thải. Đây là hướng đi tất yếu để ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng “0” mà nhiều quốc gia đang hướng tới.

Cùng với đó là vai trò của các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân trong chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và nâng cao năng lực cho người làm nông nghiệp. Sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện giữa các bên là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hiệu quả và tính bền vững của các chương trình chuyển đổi.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình và thực tiễn tốt từ các quốc gia trong phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn, bảo đảm an ninh lương thực và sinh kế cho người dân. Những kinh nghiệm quý sẽ góp phần làm giàu thêm tư duy và hành động chung.

Không thể có nền nông nghiệp thịnh vượng nếu tài nguyên tiếp tục bị đe dọa, đất suy thoái, khí hậu tiếp tục nóng lên - Ảnh 1

Tại phiên thảo luận, ông Donal Brown, Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), cho rằng chủ đề “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0” không chỉ là lời kêu gọi đổi mới, mà còn là lời hiệu triệu hành động, thể hiện tầm nhìn và năng lực lãnh đạo của Chính phủ trước những thách thức chưa từng có.

Theo ông Donal Brown, sản xuất nhiều hơn với ít tài nguyên hơn đang là bài toán cho nhiều quốc gia, trong đó, công nghệ là lời giải tối ưu nhất. Ứng dụng công nghệ sinh học có thể phát triển các giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Những hệ thống quản lý nước và đất thông minh không chỉ giúp giảm thiểu tổn thất mà còn bảo vệ các hệ sinh thái. Ngoài ra, các chính sách cần bao trùm, để những nông dân sản xuất quy mô nhỏ không bị bỏ lại phía sau trên hành trình chuyển đổi.

Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế nhấn mạnh cần những chính sách đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển; cần cơ chế khuyến khích áp dụng các công nghệ xanh, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đặc biệt, cần đưa tính bền vững trở thành trọng tâm trong mọi quyết định sản xuất nông nghiệp.

IFAD cam kết đồng hành cùng các chính phủ và các tổ chức đối tác để chuyển giao công nghệ, tri thức đến các vùng nông thôn, bảo đảm những sáng kiến đổi mới sẽ thực sự đến tay cộng đồng đang cần chúng nhất.

Đồng chủ trì phiên thảo luận, TS. Girma Amente, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ethiopia, đã chia sẻ kinh nghiệm vượt đói nghèo, từ quốc gia có nguy cơ mất an ninh lương thực trở thành nhà sản xuất lúa mì lớn nhất châu Phi.

Theo Bộ trưởng, Hội nghị P4G tạo ra không gian để thế giới chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và cùng nhau xây dựng tương lai bền vững. “Chúng ta cần có trách nhiệm nhân rộng công nghệ, kỹ thuật; chia sẻ các hoạt động đổi mới cũng như kinh nghiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi bền vững”.

Sự đột phá khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm với tốc độ và quy mô theo nhu cầu của từng quốc gia.

Đối với thực phẩm, Ethiopia đã khởi động sáng kiến “Bounty of the Basket” tập trung vào các loại protein có nguồn gốc từ động vật, tập trung vào sữa, gia cầm, cá, mật ong và các sản phẩm thịt. “Sự đột phá trong sáng kiến là giải pháp biogas để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi. Nhờ đó, chúng tôi không đánh đổi môi trường lấy sản lượng”, Bộ trưởng Ethiopia chia sẻ.

Các mục tiêu khí hậu của Ethiopia tập trung vào giảm phát thải, bảo tồn trữ lượng carbon rừng và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu…

 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên, và nhu cầu lương thực ngày càng tăng, chuyển đổi hệ thống lương thực theo hướng xanh, số và bền vững không còn là lựa chọn, mà là con đường tất yếu. Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường, các chính sách quốc gia đang từng bước hoàn thiện để thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Việt Nam đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược chuyển đổi số nông nghiệp, và các chương trình thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp carbon thấp…

Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. TS.Thọ cho rằng cần hợp tác đa phương, chia sẻ tri thức, tài chính, công nghệ để cùng nhau vượt qua các rào cản về chi phí, năng lực và tiếp cận thị trường. Các tổ chức như FAO, IFAD, UNDP, ADB, GCF... đã và đang đồng hành cùng Việt Nam trong  chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho nông dân, thúc đẩy mô hình hợp tác công- tư trong nông nghiệp bền vững.

Từ thực tiễn tại các địa phương trong nước và nhiều quốc gia đã chứng kiến nhiều mô hình nông nghiệp xanh thành công. “Thành công trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số cho thấy khi người nông dân được trao công cụ, kiến thức và niềm tin, họ là lực lượng tiên phong cho cuộc cách mạng nông nghiệp xanh”, TS.Thọ nhấn mạnh.

-Nhĩ Anh

]]>Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí số 1Hiện gi#225; gạo tẻ thường ti#234;u chuẩn 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đ#227; trở lại vị tr#237; số 1, với 397 USD/tấn; trong khi của Th#225;i Lan l#224; 395 USD/tấn, Pakistan l#224; 387 USD/tấn v#224; Ấn Độ l#224; 376 USD/tấn. Gạo cao cấp của Việt Nam cũng đang đạt gi#225; cao nhất, với 1.200 USD/tấn (gạo ST 25), trong khi gạo Thơm L#224;i, gạo Hom Mali của Th#225;i Lan v#224; gạo Basmati của Ấn Độ đều c#243; gi#225; thấp hơn…Thu, 17 Apr 2025 11:06:16 GMT/gia-gao-xuat-khau-cua-viet-nam-tro-lai-vi-tri-so-1.htm/gia-gao-xuat-khau-cua-viet-nam-tro-lai-vi-tri-so-1.htmThị trườngHiện giá gạo tẻ thường tiêu chuẩn 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã trở lại vị trí số 1, với 397 USD/tấn; trong khi của Thái Lan là 395 USD/tấn, Pakistan là 387 USD/tấn và Ấn Độ là 376 USD/tấn. Gạo cao cấp của Việt Nam cũng đang đạt giá cao nhất, với 1.200 USD/tấn (gạo ST 25), trong khi gạo Thơm Lài, gạo Hom Mali của Thái Lan và gạo Basmati của Ấn Độ đều có giá thấp hơn…

Theo số liệu của Cục Hải quan, trong tháng 3/2025 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 54,82% về lượng và tăng 48,06% về kim ngạch so với tháng 2/2025, nhưng giá gạo xuất khẩu giảm 4,37%. Trong tháng 3/2025 gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines đạt 438.805 tấn, tương đương 204,51 triệu USD; tiếp theo là Trung Quốc đạt 159.021 tấn, tương đương 79,8 triệu USD; Gana đạt 62.908 tấn, tương đương 37,38 triệu USD.

Tính chung quý 1/2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,309 triệu tấn, giá trị đạt gần 1,21 tỷ USD, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,53% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá gạo xuất khẩu bình quân của quý 1/2025 là 522 USD/tấn, giảm 20,18% về giá so với quý 1/2024.

GIÁ GẠO XUẤT KHẨU ĐÃ TĂNG TRỞ LẠI

Trong quý đầu năm 2025, thị trường Philippines đứng đầu, chiếm 42,7% trong tổng lượng và chiếm 40,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 985.941 tấn, tương đương gần 488,77 triệu USD, giá 495,74 USD/tấn, giảm 2,52% về lượng, giảm 24,69% về kim ngạch và giảm 22,74% về giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Bờ Biển Ngà đứng thứ 2, đạt 293.296 tấn, tương đương 143,49 triệu USD, giá 489,25 USD/tấn, chiếm 12,7% trong tổng lượng và chiếm 11,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, tăng rất mạnh 218% về lượng, tăng 138,39% kim ngạch, nhưng giảm 25% về giá so với 3 tháng đầu năm 2024. Trung Quốc đứng thứ 3 với 232.136 tấn, tương đương 115,69 triệu USD, giá trung bình 498,35 USD/tấn, chiếm 10,1% trong tổng lượng và chiếm 9,6% trong tổng kim ngạch, tăng mạnh 184,31% về lượng, tăng 140% kim ngạch nhưng giảm 15,56% về giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Caacute;c thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quyacute; 1/2025. Nguồn: Cục Hải quan.
Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 1/2025. Nguồn: Cục Hải quan.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu tháng 4/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã và đang hồi phục. So sánh trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu, hiện giá gạo tẻ thường tiêu chuẩn 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã trở lại vị trí số 1, với 397 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo tẻ thường 5% tấm của Thái Lan là 395 USD/tấn, Pakistan là 387 USD/tấn và Ấn Độ là 376 USD/tấn. Nhiều thương nhân của Việt Nam đã xuất khẩu được gạo 5% tấm với giá vượt ngưỡng 400 USD/tấn.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VFA, nhận định giá gạo tăng hiện nay là do vụ thu hoạch lúa Đông Xuân đã kết thúc, nên nguồn cung gạo không còn nhiều, trong khi các khách hàng truyền thống luôn có nhu cầu cao và ổn định với gạo Việt Nam.

Dẫn báo cáo từ Thương vụ Việt Nam tại Philippines, VFA cho hay năm 2025, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn ở mức cao, dự báo ở mức khoảng 4,9 triệu tấn, thậm chí trên 5 triệu tấn. Gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines.

Theo báo cáo phân tích thị trường tháng 4/2025 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đưa ra nhận định các nước châu Phi sẽ trở thành những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2025. Cụ thể, Ghana là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi, dự báo sẽ nhập khẩu 2,5 triệu tấn gạo trong năm 2025. Bờ Biển Ngà là quốc gia nhập khẩu gạo nhiều thứ 2 ở châu Phi,  dự báo năm 2025 sẽ nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo.

Theo VFA, cả Ghana và Bờ biển Ngà đều là những quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2024, Bờ Biển Ngà nhập khẩu 483.000 tấn gạo từ Việt nam, và là khách mua gạo lớn thứ 5 của Việt Nam. Trong quý 1/2025, Bờ Biển Ngà với thị phần 16,3% đã vươn lên trở thành khách mua gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Philippines 42,1%. Trong năm 2024, Ghana là khách mua gạo lớn thứ 4 của Việt Nam với lượng 613.000 tấn. Trong quý 1/2025, Ghana với thị phần chiếm 10,2% trong tổng giá trị xuất khẩu gạo từ Việt Nam, xếp vị trí thứ tư, sau Trung Quốc.

GẠO ĐẶC SẢN CỦA VIỆT NAM CŨNG ĐANG CÓ GIÁ XUẤT KHẨU CAO NHẤT

Theo VFA, giá các loại gạo đặc sản xuất khẩu của Việt Nam hiện cũng vượt xa giá gạo đặc sản của Thái Lại và Ấn Độ. Trong đó, giá gạo ST25 xuất khẩu lên đến 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng TP.HCM), nguyên nhân do vụ đông xuân vừa qua sản lượng lúa ST25 ít, nhu cầu nội địa với mặt hàng này rất cao. Trong khi giá xuất khẩu các loại gạo thơm cao cấp nhất của Thái Lan thời điểm hiện tại: gạo Thơm Lài giá cao nhất chỉ đạt 1.050 USD/tấn; gạo Hom Mali cao nhất chỉ đạt 1.100 USD/tấn. Giá gạo Basmati xuất khẩu  của Ấn Độ hiện chỉ khoảng 900 USD/tấn.

Đối với phân khúc gạo nếp chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, giá gạo nếp xuất khẩu của Việt Nam hiện dao động quanh mức 580 – 590 USD/tấn, cao hơn nhiều so với đầu quý 1. Hiện tại, giá nếp tại Việt Nam đang cao và nguồn cung khan hiếm do vụ Đông Xuân đã kết thúc, lượng nếp còn lại chủ yếu nằm trong kho của các nhà máy xay xát và doanh nghiệp cung ứng. Nông dân không còn nhiều lúa nếp để bán ra thị trường, dẫn đến giá gạo nếp tăng cao.

Tuy nhiên, mức giá cao khiến thị trường Trung Quốc - vốn từng mua mạnh trong tháng 2 và 3, đến thời điểm này đã dừng nhập khẩu. “Trung Quốc từng mua mạnh gạo nếp của nước ta trong tháng 3 khi giá còn thấp, dao động từ 568 – 571 USD/tấn. Tuy nhiên, khi giá tăng lên mức 585 – 590 USD, họ lập tức dừng mua. Các hợp đồng giao hàng trong tháng 4 chủ yếu là từ đơn hàng đã ký trong tháng 2 và tháng 3”, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cho hay.

Tại Thanh Hoá, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đang mở rộng đầu tư bên ngoài ngành mía đường, thời gian gần đây đã hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài đưa các giống lúa mới có chất lượng cao vào khảo nghiệm và nhân rộng. Qua đó, công ty đã đưa giống lúa Japonica J02 của Nhật Bản vào sản xuất quy mô lớn với 500ha trên đồng đất của huyện Thiệu Hóa. Để nâng cao chất lượng, công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến và được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Tháng 11/2024, Công ty CP Mía đường Lam Sơn lần đầu tiên đã xuất khẩu 300 tấn gạo, giá trị 200.000 USD sang Singapore. Ông Trần Xuân Trung, Phó Giám đốc phụ trách thương mại xuất nhập khẩu, Công ty CP Mía đường Lam Sơn, cho biết hiện công ty cơ bản hoàn tất thủ tục với đối tác là Công ty Kematsu của Nhật Bản và dự kiến tháng 6/2025 sẽ xuất lô hàng gạo đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Cũng trong năm 2025, công ty đã ký hợp đồng với đối tác xuất khẩu từ 1.200 tấn đến 1.500 tấn gạo sang thị trường các nước Singapore, Australia.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VFA, cho biết mặc dù giá gạo tẻ 5% tấm tiêu chuẩn của Việt Nam trong quý 1 xuống dưới 400 USD/tấn, giá gạo 25% tấm còn thấp hơn, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân vẫn đạt 522 USD/tấn, là nhờ gạo thơm, gạo đặc sản đã chiếm tỷ trọng cao trong xuất  khẩu.

“Gạo Việt Nam đang ở phân khúc trung bình cao và hướng đến phân khúc cao hơn kèm theo giá trị và thương hiệu. Ở phân khúc này, nhu cầu đang rất cao, đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ và EU. Đơn cử, cơn sốt giá gạo chưa từng có ở Nhật Bản kéo dài từ cuối năm ngoái đến nay và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên lượng gạo cấp của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ mới chỉ đạt 30 nghìn tấn\năm và vào thị trường Nhật Bản còn ít hơn rất nhiều. Đây là dư địa rất lớn cho Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu các loại gạo đặc sản, gạo thơm", ông Nam nhấn mạnh.

-Chương Phượng

]]>Nhiều chuyến tàu chở hàng từ Trung Quốc đã bị hủyTrung Quốc hiện chiếm khoảng 30% tổng lượng h#224;ng h#243;a nhập khẩu qua t#224;u container v#224;o Mỹ, giảm từ mức khoảng 37% v#224;o năm 2018, nhưng chiếm xấp xỉ 54% tổng lượng h#224;ng h#243;a nhập khẩu qua t#224;u container v#224;o Mỹ từ khu vực ch#226;u #193;, giảm từ mức 67% v#224;o năm 2018...Thu, 17 Apr 2025 11:04:50 GMT/nhieu-chuyen-tau-cho-hang-tu-trung-quoc-da-bi-huy.htm/nhieu-chuyen-tau-cho-hang-tu-trung-quoc-da-bi-huy.htmThế giớiTrung Quốc hiện chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ, giảm từ mức khoảng 37% vào năm 2018, nhưng chiếm xấp xỉ 54% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ từ khu vực châu Á, giảm từ mức 67% vào năm 2018...

Các công ty nhập khẩu hàng hóa ở Mỹ đang nhận được ngày càng nhiều thông báo về các chuyến tàu chở hàng khỏi Trung Quốc bị hủy bởi các công ty vận tải đường biển. Đây là một cách để các hãng tàu cân bằng lại tình trạng sụt giảm số lượng đặt chuyến do tác động từ các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự leo thang của chiến tranh thương mại.

Theo hãng tin CNBC, công ty vận tải HLS Group đã ghi nhận tổng cộng 80 chuyến tàu từ Trung Quốc bị hủy trong thời gian gần đây. Trong một báo cáo gửi khách hàng trong tuần này, công ty  nói rằng thương chiến Mỹ - Trung đang dẫn tới sự sụt giảm nhu cầu, và các hãng vận tải biển bắt đầu phải tạm dừng hoặc điều chỉnh dịch vụ xuyên Thái Bình Dương.

ONE, một liên minh vận tải biển lớn, đã “tạm dừng cho tới khi có thông báo tiếp theo” một tuyến vận tải mà liên minh dự kiến đưa trở lại vào tháng 5 tới, với các hải cảng ở Thanh Đảo, Ninh Ba, Thượng Hải, Pusan, Vancouver và Tacoma. Một tuyến hiện tại của ONE dự kiến sẽ hủy việc cập cảng ở Wilmington ở bang North Carolina, Mỹ.

Giới phân tích cho rằng sự suy giảm của hoạt động vận tải tàu container tới Bắc Mỹ sẽ gây ra những hệ lụy lớn đối với nhiều mối liên kết trong nền kinh tế và chuỗi cung ứng, bao gồm các hải cảng và doanh nghiệp logistics. Giả sử mỗi chuyến tàu bị hủy lẽ ra chở 8.000-10.000 TEU (đơn vị tương đương thùng hàng kích thước 20 foot), số lượng hàng hóa vận tải bị hủy chuyến sẽ là 640.000-800.00 container, đồng thời sẽ dẫn tới giảm hoạt động và số tiền phí thu được ở các cảng. Các hoạt động xếp dỡ, vận tải container bằng xe tải và đường sắt, và lưu kho hàng hóa cũng giảm theo.

Ngày 16/4, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo rằng triển vọng thương mại toàn cầu đã “xấu đi nhanh chóng” do kế hoạch thuế quan đối ứng của ông Trump. Giá cổ phiếu của hãng vận tải đường bộ Mỹ JB Hunt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 sau khi công ty đề cập tới sự bấp bênh do thuế quan gây ra.

“Chúng tôi không thể lường trước được lượng đặt chuyến lại giảm mạnh đến như vậy”, CEO Alan Murphi của công ty Sea-Intelligence nói với CNBC. “Phần lớn dịch vụ vận tải container đường biển từ châu Á tới Mỹ là từ Trung Quốc. Sẽ không có chuyện không còn những container hàng để chở, nhưng số thùng hàng sẽ giảm. Sắp tới, số chuyến tàu bị hủy sẽ rất nhiều”.

Trung Quốc hiện chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ, giảm từ mức khoảng 37% vào năm 2018, nhưng chiếm xấp xỉ 54% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ từ khu vực châu Á, giảm từ mức 67% vào năm 2018.

Ông Bruce Chan, Giám đốc phụ trách mảng logistic và di chuyển tương lai toàn cầu của công ty Stifel, nói rằng chính sách thuế quan của Mỹ đã gây ra sự bất định lớn về nhu cầu của người tiêu dùng, và các nhà bán lẻ buộc phải thận trọng với lượng hàng tồn kho, nhất là sau khi họ đã tích trữ hàng hóa nhiều quá mức vào các năm 2021-2022 sau thời kỳ tắc nghẽn chuỗi cung ứng vì đại dịch Covid-19.

Sự bấp bênh đó đang bắt đầu được thể hiện qua những chuyến tàu bị hủy trên Thái Bình Dương. Chúng tôi cho rằng điều này có thể sự sụt giảm 2 con số về lượng hàng hóa nhập khẩu qua tàu container vào Mỹ ngay từ tháng tới”, ông Chan nói.

Số lượng đặt chuyến tàu container từ tuần cuối của tháng 3 tới tuần đầu của tháng 4 trên toàn cầu và tới Mỹ đã sụt giảm mạnh. Tình trạng sụt giảm được ghi nhận ở nhiều loại hàng hóa khác nhau, gồm quần áo và phụ kiện, len sợ và vải vóc - những nhóm có mức giảm hơn 50%.

Do số container hàng hóa cần được vận chuyển giảm xuống, các hãng vận tải biển sẽ phải hủy chuyến và cả điều chỉnh các tuyến đường, chẳng hạn hủy bớt số cảng mà mỗi chuyến tàu dự định cập bến. “Thời Covid, các hãng vận tải biển đưa tàu đi bảo trì. Bây giờ, các hãng tàu cũng có thể hủy chuyến, cắt giảm số cảng mà mỗi chuyến tàu dự định cập bến, sử dụng tàu nhỏ hơn, hoặc giảm vận tốc di chuyển của tàu”, ông Murphy nói.

Những biện pháp như vậy sẽ làm giảm công suất vận tải container, giúp đảm bảo mỗi chuyến tàu vẫn đầy hàng, nhưng có thể gây ra những tác động khó lường về giá cước vận tải. Số chuyến tàu giảm do nhu cầu giảm có thể dẫn tới giá cước giảm, nhưng trên thực tế thời Covid, việc các chuyến tàu chở hàng bị hủy được xem là một nguyên nhân khiến giá cước tăng chóng mặt.

-Bình Minh

]]>Mỹ công bố tiền thuế thu được từ thuế quan đối ứngCơ quan Hải quan v#224; Bảo vệ bi#234;n giới Mỹ (CBP) mới đ#226;y đ#227; c#244;ng bố số tiền thuế thu được từ thuế quan đối ứng, nhưng con số được đưa ra c#243; vẻ kh#244;ng đạt tới mức m#224; Tổng thống Donald Trump vẫn tuy#234;n bố...Thu, 17 Apr 2025 09:20:55 GMT/my-cong-bo-tien-thue-thu-duoc-tu-thue-quan-doi-ung.htm/my-cong-bo-tien-thue-thu-duoc-tu-thue-quan-doi-ung.htmThế giớiCơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) mới đây đã công bố số tiền thuế thu được từ thuế quan đối ứng, nhưng con số được đưa ra có vẻ không đạt tới mức mà Tổng thống Donald Trump vẫn tuyên bố...

Trong một tuyên bố gửi hãng tin CNBC đầu tuần này, CBP cho biết “kể từ ngày 5/4, CBP đã thu được hơn 500 triệu USD tiền thuế đối ứng mới. Số tiền thu được này là một phần trong tổng số tiền hơn 21 tỷ USD thu được từ thuế quan trong 15 hành động thương mại mà Tổng thống thực thi từ ngày 20/1/2025”.

Con số trên được đưa ra sau sự cố kéo dài 10h đồng hồ trong hệ thống thuế quan điện tử của Mỹ khiến các nhà nhập khẩu của nước này không thể nhập mã để được miễn thuế suất cao hơn cho những lô hàng được miễn thuế suất thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10% trong 90 ngày.

“Trong thời gian ngắn xảy ra sự cố, dòng tiền từ thu thuế bình quân 250 triệu USD mỗi ngày của CBP vẫn không bị gián đoạn”, cơ quan này cho biết trong tuyên bố.

Trước đó, ông Trump vẫn nói rằng Mỹ đang thu 2 tỷ USD mỗi ngày từ thuế quan, bao gồm thu trực tiếp từ thuế đối ứng. Dữ liệu gần đây nhất do Bộ Tài chính Mỹ công bố vào hôm thứ Hai tuần này cho thấy tổng số tiền thu được thuế quan mỗi ngày là 305 triệu USD. Hải quan Mỹ thu thuế quan đối với tất cả các lô hàng thuộc diện chịu thuế quan ngay khi những lô hàng đó qua cửa hải quan.

Trong nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai này, ông Trump đã áp thuế quan đối ứng 145% lên hàng hóa Trung Quốc. Ông áp thuế quan đối ứng từ 10-50% lên khoảng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhưng hôm 9/4 đã hạ tất cả về thuế suất cơ sở 10% trong 90 ngày, tiếp đó miễn thuế quan đối ứng cho hàng công nghệ. Ngoài ra, ông còn áp  25% lên hàng hóa Canada và Mexico, nhưng sau đó tạm miễn cho những hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn của thỏa thuận tự do mậu dịch giữa 3 nước USMCA; thuế quan 25% lên ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu; và thuế quan 25% lên thép và nhôm nhập khẩu.

Trước khi ông Trump công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào hôm 2/4, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng về sản xuất và thương mại Peter Navarro nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox News rằng các kế hoạch thuế quan, chưa kể thuế quan ô tô, của ông Trump sẽ mang về cho Mỹ số tiền ngân sách 6 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới, tương đương con số bình quân 600 tỷ USD mỗi năm. Thuế quan ô tô có thể mang về thêm 100 tỷ USD mỗi năm nữa.

Theo hãng tin CNN, con số mà ông Navarro đưa ra tương đương với một đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngay cả sau khi yếu tố lạm phát đã được tính đến, số tiền này vẫn có thể lớn gấp 3 lần đợt tăng thuế của Mỹ vào năm 1942 để trang trải chi phí của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhưng ông Navarro khẳng định việc áp thuế quan không phải là tăng thuế mà là giảm thuế, nhắc lại quan điểm của chính quyền Trump bấy lâu nay rằng thuế quan không phải do người tiêu dùng Mỹ trả mà do doanh nghiệp ở các quốc gia khác hoặc chính các quốc gia đó phải trả.

Trong khi đó, các nhà phê bình nói rằng thuế quan của ông Trump sẽ làm gia tăng mạnh mẽ chi phí đối với người tiêu dùng Mỹ và sẽ là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.

“Đó chính là thuế. Tiền đó không phải từ trên trời rơi xuống, mà đến từ việc giá hàng hóa tăng. Người Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn để mua hàng hóa. Chúng ta đang nói tới việc tăng thuế 700 tỷ USD mỗi năm”, thượng nghị sỹ Mark Warner nói với Fox ngay sau cuộc trả lời phỏng vấn của ông Navarro.

-Bình Minh

]]>Giá xăng dầu tiếp tục giảmSau đợt giảm mạnh trong kỳ điều h#224;nh trước, ng#224;y 17/4 gi#225; xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 384 đồng/l#237;t, xăng RON95-III giảm 351 đồng/l#237;t. Tương tự, c#225;c loại dầu cũng c#243; mức giảm từ 206 đồng/l#237;t - 229 đồng/l#237;t; ri#234;ng dầu mad#250;t 180CST 3.5S tăng 58 đồng/kg so với gi#225; cơ sở hiện h#224;nh…Thu, 17 Apr 2025 08:45:37 GMT/gia-xang-dau-tiep-tuc-giam-906172.htm/gia-xang-dau-tiep-tuc-giam-906172.htmThị trườngSau đợt giảm mạnh trong kỳ điều hành trước, ngày 17/4 giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 384 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 351 đồng/lít. Tương tự, các loại dầu cũng có mức giảm từ 206 đồng/lít - 229 đồng/lít; riêng dầu madút 180CST 3.5S tăng 58 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành…

Chiều 17/4/2025, liên Bộ Công Thương – Tài chính công bố điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu.

Trong kỳ điều hành này, liên Bộ tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.

Sau khi thực hiện việc điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5RON92: không cao hơn 18.498 đồng/lít (giảm 384 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 358 đồng/lít.

Xăng RON95-III: không cao hơn 18.856 đồng/lít (giảm 351 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 17.037 đồng/lít (giảm 206 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Dầu hỏa: không cao hơn 17.184 đồng/lít (giảm 229 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 15.960 đồng/kg (tăng 58 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Biến động giaacute; baacute;n xăng dầu trong nước từ 26/12/2024 đến 17/4/2025.
Biến động giá bán xăng dầu trong nước từ 26/12/2024 đến 17/4/2025.

Về nguyên nhân giảm giá xăng dầu, liên Bộ cho biết thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 10/4/2025 - 16/4/2025) chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: biến động các mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa của các đối tác thương mại, sản lượng dầu của OPEC+ tăng, cơ quan năng lượng quốc tế IEA dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2025, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động lên xuống tùy vào mặt hàng.

Cụ thể, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 10/4/2025 và kỳ điều hành ngày 17/4/2025 là: 72,216 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 1,968 USD/thùng, tương đương giảm 2,65%); 73,670 USD/thùng xăng RON95 (giảm 1,664 USD/thùng, tương đương giảm 2,21%); 78,618 USD/thùng dầu hỏa (giảm 1,102 USD/thùng, tương đương giảm 1,38%); 78,520 USD/thùng dầu điêzen 0,05S (giảm 0,964 USD/thùng, tương đương giảm 1,21%); 422.548 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 3,020 USD/tấn, tương đương tăng 0,72%).

Biến động giaacute; thagrave;nh phẩm xăng dầu trecirc;n thị trường thế giới từ 10/4/2025 - 16/4/2025.
Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới
từ 10/4/2025 - 16/4/2025.

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới, biến động tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.

-Huyền Vy

]]>Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đón chuyến bay thương mại đầu tiênS#225;ng 17/4, chuyến bay thương mại đầu ti#234;n tại nh#224; ga h#224;nh kh#225;ch T3 s#226;n bay T#226;n Sơn Nhất (TP.HCM) đ#227; ch#237;nh thức cất c#225;nh, đ#225;nh dấu bước khởi đầu cho qu#225; tr#236;nh chuyển đổi khai th#225;c c#225;c chuyến bay nội địa sang nh#224; ga mới….Thu, 17 Apr 2025 06:47:10 GMT/nha-ga-t3-san-bay-tan-son-nhat-don-chuyen-bay-thuong-mai-dau-tien.htm/nha-ga-t3-san-bay-tan-son-nhat-don-chuyen-bay-thuong-mai-dau-tien.htmĐầu tưSáng 17/4, chuyến bay thương mại đầu tiên tại nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã chính thức cất cánh, đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình chuyển đổi khai thác các chuyến bay nội địa sang nhà ga mới….

Sáng 17/4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) từ TP.HCM đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay thương mại đầu tiên được khai thác tại nhà ga mới này.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết hãng sẽ tiếp tục cập nhật lộ trình chuyển hoạt động khai thác các đường bay nội địa khác sang nhà ga T3 và sẽ thông báo rộng rãi đến hành khách qua các kênh chính thức. Dự kiến, hãng sẽ bố trí các quầy làm thủ tục tại nhà ga T3 từ số 56 đến 109, cùng 22 quầy làm thủ tục tự động nhằm giúp hành khách tiết kiệm thời gian và tăng tính chủ động.

Để đảm bảo hành trình thuận lợi, hành khách được khuyến nghị kiểm tra kỹ thông tin nhà ga khởi hành trên vé, tìm hiểu sơ đồ nhà ga T3, đến sân bay ít nhất 2 tiếng trước giờ bay, và ưu tiên sử dụng các hình thức check-in trực tuyến trên website, ứng dụng di động hoặc tại các kiosk tự phục vụ tại sân bay. 

Hagrave;nh khaacute;ch lagrave;m thủ tục tại cửa an ninh nhagrave; ga T3 sacirc;n bay Tacirc;n Sơn Nhất.
Hành khách làm thủ tục tại cửa an ninh nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Với thiết kế hiện đại, trang bị nhiều công nghệ hàng không tiên tiến, cùng hệ thống đường dẫn, cầu vượt được đầu tư đồng bộ, nhà ga T3 sẽ tiếp nhận gần 80% tổng số chuyến bay nội địa đến và đi tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhà ga hành khách T3 có tổng diện tích sàn lên tới 112.500m2, bao gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, được bố trí khoa học và hiện đại với 90 quầy thủ tục truyền thống, 20 quầy tự động thả hành lý và 42 kiosk check-in. 

Việc khai thác nhà ga T3 không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ của Hãng và trải nghiệm của hành khách thông qua các ứng dụng công nghệ hàng không tiên tiến, mà còn góp phần đưa Tân Sơn Nhất từng bước trở thành một trung tâm hàng không quan trọng của khu vực Châu Á. 

Sơ đồ vị triacute; nhagrave; ga T3 sacirc;n bay Tacirc;n Sơn Nhất.
Sơ đồ vị trí nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã có chỉ đạo liên quan đến việc chuyển đổi khai thác chuyến bay nội địa của các hãng hàng không sang nhà ga T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Trong đó, Cục yêu cầu Vietnam Airlines và Vietjet Air tăng cường công tác truyền thông tới hành khách trên trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin phù hợp khác; phối hợp với sân bay Tân Sơn Nhất và các đơn vị phục vụ mặt đất, đảm bảo việc chuyển đổi được thông suốt, hạn chế ảnh hưởng đến hành khách; xây dựng chính sách hỗ trợ hành khách trong trường hợp hành khách lỡ chuyến do đi nhầm nhà ga; bố trí nhân viên kịp thời hướng dẫn hành khách, đặc biệt hành khách là người già, phụ nữ, trẻ em.

Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan và đơn vị phục vụ liên quan thống nhất kế hoạch chuyển đổi, bảo đảm quá trình triển khai thông suốt, thuận lợi cho hành khách và các hãng hàng không.

Trong hai ngày 16 và 17/4, tại nhà ga nội địa T1 sân bay Nội Bài và nhà ga T3 mới tại sân bay Tân Sơn Nhất, Vietnam Airlines cũng đã phối hợp cùng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) – Bộ Công an và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thử nghiệm thành công quy trình làm thủ tục bay tích hợp trên VNeID. Hệ thống đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an ninh, an toàn và sẵn sàng được đưa vào vận hành thực tế trên diện rộng ngay khi có sự chấp thuận từ cơ quan chức năng.

Tính năng “Dịch vụ hàng không” tích hợp trên ứng dụng VNeID cho phép người dùng có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thực hiện trực tuyến, nhanh chóng và an toàn các thao tác như mua vé, check-in, qua cửa kiểm soát an ninh và cửa lên máy bay theo hình thức không chạm, chỉ với thao tác chụp khuôn mặt của mình. Việc xác thực sinh trắc học toàn trình giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, đặc biệt trong cao điểm lễ Tết, qua đó nâng cao trải nghiệm hành khách.

Trước đây, việc xác thực giấy tờ tùy thân được thực hiện thủ công, gây mất thời gian và dễ ùn tắc. Với công nghệ định danh sinh trắc học (eKYC) tích hợp trên VNeID, hành khách có thể di chuyển xuyên suốt hành trình mà không cần xuất trình giấy tờ, nhờ hệ thống đối chiếu tự động khuôn mặt khách hàng với dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia. Quy trình này tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

-Minh Huy

]]>Thủ tướng nêu “3 kiến tạo” để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người là trung tâmTại Phi#234;n thảo luận cấp cao của Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Thủ tướng Phạm Minh Ch#237;nh chủ tr#236; ng#224;y 16/4, c#225;c nh#224; l#227;nh đạo nước ngo#224;i v#224; đại diện tổ chức quốc tế đ#227; c#249;ng thảo luận c#225;c m#244; h#236;nh hợp t#225;c v#224; giải ph#225;p để đẩy mạnh chuyển đổi xanh, ph#225;t triển bền vững, lấy con người l#224;m trung t#226;m...Thu, 17 Apr 2025 03:27:08 GMT/thu-tuong-neu-3-kien-tao-de-chuyen-doi-xanh-ben-vung-lay-con-nguoi-la-trung-tam.htm/thu-tuong-neu-3-kien-tao-de-chuyen-doi-xanh-ben-vung-lay-con-nguoi-la-trung-tam.htmThị trườngTại Phiên thảo luận cấp cao của Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 16/4, các nhà lãnh đạo nước ngoài và đại diện tổ chức quốc tế đã cùng thảo luận các mô hình hợp tác và giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, lấy con người làm trung tâm...

Chiều 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".

TẬN DỤNG HỢP TÁC P4G ĐỂ THỰC HIỆN “3 KIẾN TẠO”

Trong bài phát biểu dẫn đề mở đầu Phiên thảo luận cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm, Phiên thảo luận sẽ là cơ hội để các quốc gia trao đổi và xây dựng chương trình hành động dựa trên 3 kiến tạo: Kiến tạo thể chế xanh bao trùm, công bằng, lấy thị trường làm trung tâm điều tiết và phân bổ nguồn lực là nền tảng; kiến tạo năng lực kinh tế xanh; kiến tạo khuôn khổ hợp tác quốc tế xanh và liên kết đa ngành, đa chủ thể.

Để thực hiện "3 kiến tạo" nêu trên, hợp tác P4G sẽ đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường cho quá trình thử nghiệm các chính sách mới, các phương thức kết nối nguồn lực, nhất là hợp tác công - tư, sự hỗ trợ từ các nước phát triển cho các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi xanh.

Toagrave;n cảnh Phiecirc;n thảo luận cấp cao với chủ đề
Toàn cảnh Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm". Ảnh: Việt Tuấn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu một số đề xuất cụ thể để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh bền vững, bao trùm. Với vai trò là nền tảng thúc đẩy hợp tác công tư, kết nối các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội, P4G cần tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, phát triển các giải pháp giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cộng đồng quốc tế cần chung tay, nỗ lực mạnh mẽ hơn để hiện thực hóa các mục tiêu, cam kết chuyển đổi xanh bền vững, lấy người dân làm trung tâm theo tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện, đã thực hiện là có kết quả thực chất, cụ thể".

Các nước phát triển cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tiên phong trong hỗ trợ tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản trị, giúp các nước đang và kém phát triển chuyển đổi xanh, hiện thực hóa các mục tiêu Phát triển bền vững; bảo đảm sinh kế cho người dân.

Các mô hình hợp tác, đối tác công tư (PPP), hợp tác ba bên, Nam - Nam, Bắc – Nam cần được thúc đẩy để tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp đầu tư vào các dự án chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Phát biểu trong thông điệp ghi hình gửi đến Phiên thảo luận, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh giá cao hoạt động của P4G; sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong vấn đề phát triển bền vững, cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của Việt Nam trong triển khai JETP, sáng kiến Đồng thuận Paris vì con người và hành tinh.

Tổng thống Phaacute;pnbsp;Emmanuel Macron phaacute;t biểu tại Phiecirc;n thảo luận cấp cao. Ảnh: Việt Tuấn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao. Ảnh: Việt Tuấn.

Tổng thống Pháp tái khẳng định thông điệp "không quốc gia nào phải chọn giữa chống đói nghèo và cứu Trái đất", mục tiêu huy động nguồn tài chính cần thiết thông qua cải tổ các cơ chế đa phương và huy động tài chính tư nhân; kêu gọi các quốc gia ủng hộ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Bảo tồn và Sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở các khu vực ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia (BBNJ).

Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof chia sẻ sự tương đồng về đặc điểm địa lý và đánh giá cao quan hệ hợp tác lâu đời giữa Việt Nam và Hà Lan, trong đó có lĩnh vực xanh. Thủ tướng Hà Lan khẳng định quyết tâm, tầm nhìn dài hạn và hợp tác công - tư là chìa khóa để thúc đẩy đồng thời tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Tại Phiên thảo luận, các đại biểu đã trao đổi về những thuận lợi, thách thức để thúc đẩy chuyển đổi xanh; chia sẻ những kinh nghiệm phát triển, ưu tiên chính sách; giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Các đại biểu nhấn mạnh, chỉ còn 5 năm để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, nhưng nhiều mục tiêu còn chậm tiến độ, thậm chí bị đảo ngược. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thiên tai diễn biến phức tạp, chuyển đổi xanh, lấy con người làm trung tâm trở thành con đường thiết yếu.

Tuy nhiên, những bất định của tình hình thế giới có thể tạo ra nhiều thách thức lớn, đặc biệt với các nước đang phát triển và các nhóm yếu thế trong xã hội. Trong bối cảnh đó, các đại biểu đều khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế; ghi nhận đóng góp của P4G trong tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhất là đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G trong thời điểm hiện nay.

Nhiều ý kiến chia sẻ về kinh nghiệm phát triển, những nỗ lực thực hiện cam kết về cắt giảm khí thải nhà kính, trung hoà carbon; và đề xuất các giải pháp nhằm huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh, cắt giảm phát thải như các cơ chế bảo đảm tín dụng, tài chính xanh, hợp tác công – tư, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng hóa lưới điện…

NỖ LỰC CHUYỂN ĐỔI XANH CẦN GẮN VỚI CON NGƯỜI, VÌ CON NGƯỜI

Tại Phiên thảo luận, một số đối tác cũng thông báo các khoản hỗ trợ dành cho chuyển đổi xanh, trong đó Hàn Quốc cam kết tiếp tục dành hỗ trợ tài chính trong năm 2025 cho các dự án P4G…

Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những chia sẻ, ý tưởng, đề xuất tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu. Thủ tướng nhấn mạnh chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược hay trì hoãn.

Bối cảnh hiện nay đòi hỏi cách tiếp cận "toàn cầu, toàn dân, toàn diện" và vai trò của đoàn kết quốc tế và chủ nghĩa đa phương. Mọi nỗ lực chuyển đổi xanh, phát triển bền vững cần gắn với con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, không hy sinh tiến bộ xã hội và môi trường để đánh đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Thủ tướng cho rằng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phải thực sự là chìa khoá cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp của các quốc gia và đối tác cho Phiên thảo luận, qua đó thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác khai thác nguồn lực để mở ra tương lai xanh và bền vững cho mọi người dân.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn lãnh đạo các nước đã cử đoàn cấp cao đến dự Hội nghị, thể hiện sự ủng hộ, đóng góp với sự phát triển chung của Trái đất và là minh chứng cho cảm tình dành cho Việt Nam, dành cho quá trình chuyển đổi xanh của một đất nước bước ra từ chiến tranh. Qua đó, Thủ tướng cảm ơn các nước bạn bè đã giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và Việt Nam xác định trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và vai trò là bạn tốt, là đối tác quan trọng và là thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

-Việt An

]]>Tăng tốc tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án năng lượng tái tạo: Đòn bẩy cho tăng trưởng xanhPh#243; Thủ tướng Nguyễn H#242;a B#236;nh y#234;u cầu trong th#225;ng 5/2025, tất cả c#225;c bộ, ng#224;nh v#224; địa phương c#243; dự #225;n điện năng lượng t#225;i tạo tồn đọng phải ho#224;n tất việc r#224; so#225;t, ph#226;n loại v#224; đề xuất giải ph#225;p cụ thể cho từng dự #225;n...Thu, 17 Apr 2025 00:32:46 GMT/tang-toc-thao-go-diem-nghen-cho-du-an-nang-luong-tai-tao-don-bay-cho-tang-truong-xanh.htm/tang-toc-thao-go-diem-nghen-cho-du-an-nang-luong-tai-tao-don-bay-cho-tang-truong-xanh.htmThị trườngPhó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu trong tháng 5/2025, tất cả các bộ, ngành và địa phương có dự án điện năng lượng tái tạo tồn đọng phải hoàn tất việc rà soát, phân loại và đề xuất giải pháp cụ thể cho từng dự án...

Chiều 15/4/2025, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Ban Chỉ đạo 751 đã tổ chức cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, nhằm bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo...

Đây là một trong những lĩnh vực then chốt nhưng đang bị mắc kẹt bởi hàng loạt nút thắt pháp lý, từ thủ tục đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đến giá điện ưu đãi (FIT).

ĐÃ RÕ LỘ TRÌNH, CẦN PHẢI HÀNH ĐỘNG

Từ ngày 10/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 233/NQ-CP, với tinh thần chỉ đạo xuyên suốt “phải gỡ bằng được” các nút thắt đang níu chân các dự án năng lượng tái tạo, nhất là khi Việt Nam đang dần tiến tới tỷ lệ công suất nguồn điện sạch cao hơn trong cơ cấu cung ứng điện quốc gia.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến tháng 2/2025, một số địa phương vẫn chưa có báo cáo về kết quả giải quyết vướng mắc, trong khi một số khác lại gửi báo cáo chưa đầy đủ, thiếu chi tiết.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết dưới sự chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng Thường trực, Bộ Công Thương đã nhiều lần có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố có dự án năng lượng tái tạo cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến độ rà soát, xử lý các khó khăn theo thẩm quyền. Tuy nhiên, tiến độ triển khai tại một số địa phương vẫn còn chậm trễ.

Thực tế, nhiều dự án điện năng lượng tái tạo đang phải đối mặt với một loạt vướng mắc “kinh niên” như: thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vướng mắc khi xác định giá FIT, nghiệm thu công trình xây dựng, xử lý các hợp đồng điện mặt trời mái nhà đầu tư trên đất nông nghiệp dưới mô hình trang trại…

Bộ Công Thương đã kiến nghị Ban Chỉ đạo 751 yêu cầu các tỉnh, thành có dự án tái tạo chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các cơ quan liên quan, khẩn trương xử lý dứt điểm các thủ tục về đất đai, rừng, để sớm đưa các dự án vào vận hành. Đồng thời, đối với những dự án điện mặt trời mái nhà quy mô lớn, EVN cũng cần nhanh chóng rà soát, báo cáo kết quả giải quyết lên Chính phủ, không để kéo dài tình trạng ách tắc hồ sơ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình khẳng định: "Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, không thể để năng lượng tái tạo, lĩnh vực giữ vai trò xương sống cho công nghiệp hóa xanh, tiếp tục bị mắc kẹt trong mớ bòng bong thủ tục hành chính và sự thiếu quyết liệt trong phối hợp giữa các cấp, các ngành".

KHÓ KHĂN KHÔNG NẰM Ở CƠ CHẾ, MÀ DO CÁCH THỰC HIỆN

Tại cuộc họp Phó Thủ tướng đã chỉ ra thực trạng: nhiều địa phương đã có hướng dẫn, có cơ chế nhưng chưa thực sự tích cực tháo gỡ cho doanh nghiệp, còn có hiện tượng "đẩy trách nhiệm", "né tránh", "đá bóng lên xuống". Phó Thủ tướng yêu cầu phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, cá nhân trong việc xử lý hồ sơ dự án, đặc biệt với những vướng mắc liên quan đến quy hoạch, đất đai, giá điện, chuyển đổi rừng, nông lâm nghiệp.

"Chúng ta đã có đủ cơ chế, chính sách rõ ràng. Cái cần lúc này là sự chủ động và quyết tâm hành động của từng bộ, từng địa phương. Nếu chậm, phải nêu rõ lý do, ai chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ ấy", Phó Thủ tướng nhấn mạnh; đồng thời yêu cầu trong tháng 5/2025, tất cả các bộ, ngành và địa phương có dự án điện năng lượng tái tạo tồn đọng phải hoàn tất việc rà soát, phân loại và đề xuất giải pháp cụ thể cho từng dự án. Những nội dung nào thuộc thẩm quyền của bộ, ngành nào thì bộ, ngành ấy phải chịu trách nhiệm xử lý; không được đẩy về Chính phủ những việc mà mình có thể tự giải quyết.

Với vai trò trụ cột, EVN cũng được giao nhiệm vụ rà soát toàn bộ các dự án điện tái tạo có tranh cãi liên quan đến giá FIT, điện mặt trời mái nhà trên đất nông lâm nghiệp để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo, sớm thống nhất phương án xử lý theo quy định. Các địa phương có trách nhiệm phối hợp với EVN và các công ty điện lực cung cấp đầy đủ thông tin, bảo đảm tính chính xác, minh bạch trong quá trình giải quyết.

Không chỉ là giải quyết các dự án cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 751 phải đóng vai trò là "nhạc trưởng" để tổng hợp, phân loại và đề xuất các cơ chế mới, nếu cần thiết, nhằm giải quyết tận gốc những vướng mắc đã và đang cản trở sự phát triển của điện năng lượng tái tạo trong suốt thời gian qua.

GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ “NÚT GỠ” CHO TĂNG TRƯỞNG XANH

Bối cảnh hiện tại cho thấy, Việt Nam không chỉ đối mặt với bài toán thiếu hụt năng lượng trong ngắn hạn mà còn chịu áp lực phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang hướng xanh hóa, bền vững, thích ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

Việc giải phóng nguồn lực từ các dự án điện năng lượng tái tạo không chỉ giúp tăng công suất nguồn cung, mà còn mở ra cơ hội cho hàng nghìn tỷ đồng đầu tư tư nhân, nội địa và FDI chảy vào nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhận định: Thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt là tháo gỡ cho các dự án năng lượng, sẽ tạo động lực then chốt giúp nền kinh tế bứt tốc. Trong bối cảnh nhiều quốc gia tăng cường tiêu chuẩn xanh, đòi hỏi khắt khe về nguồn cung điện sạch đối với chuỗi cung ứng, sự chậm trễ trong phát triển năng lượng tái tạo có thể làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ thu hút FDI.

Ngoài ra, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về giảm phát thải cũng như bảo đảm lộ trình chuyển đổi năng lượng không chỉ là vấn đề danh tiếng quốc gia, mà còn là yếu tố quyết định cho các khoản đầu tư chiến lược vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, logistics, đô thị hóa trong giai đoạn tới.

"Các dự án điện năng lượng tái tạo nếu tiếp tục bị chậm trễ thì sẽ không chỉ gây lãng phí nguồn lực xã hội mà còn làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với môi trường đầu tư của Việt Nam", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thực tế, nhiều dự án năng lượng tái tạo có suất đầu tư hàng trăm triệu USD mỗi dự án vẫn đang phải "đắp chiếu" vì các nút thắt kéo dài, khiến chi phí tài chính tăng vọt, tiến độ chậm trễ, rủi ro phát sinh. Trong khi đó, việc sớm tháo gỡ, đưa dự án vào vận hành không chỉ giúp tăng sản lượng điện sạch cho nền kinh tế mà còn đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ban Chỉ đạo 751 và các bộ, ngành, địa phương không chỉ xử lý từng trường hợp cụ thể mà phải chủ động tổng hợp, đề xuất giải pháp lâu dài, có tính hệ thống để tháo gỡ triệt để các vướng mắc.

Trong bối cảnh quốc tế đang biến động, chỉ khi khơi thông được dòng chảy đầu tư, nhất là vào năng lượng sạch, Việt Nam mới có thể tự tin bứt phá, sẵn sàng đón những làn sóng dịch chuyển sản xuất, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển.

-Nguyệt Hà

]]>Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấpBộ trưởng Bộ C#244;ng Thương y#234;u cầu c#225;c đơn vị thuộc Bộ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khẩn trương r#224; so#225;t, đề xuất sửa đổi, ho#224;n thiện c#225;c quy định ph#225;p luật về quản l#253; hoạt động kinh doanh đa cấp theo hướng đ#225;p ứng y#234;u cầu quản l#253; chặt chẽ về an ninh trật tự đối với hoạt động n#224;y, đặc biệt l#224; đối với c#225;c trường hợp cấp ph#233;p mới...Thu, 17 Apr 2025 00:32:36 GMT/khan-truong-hoan-thien-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-da-cap.htm/khan-truong-hoan-thien-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-da-cap.htmThị trườngBộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp theo hướng đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ về an ninh trật tự đối với hoạt động này, đặc biệt là đối với các trường hợp cấp phép mới...

Văn phòng Bộ Công Thương vừa có Văn bản Số 2624/BCT-CT thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp theo hướng đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ về an ninh trật tự đối với hoạt động này, đặc biệt là đối với các trường hợp cấp phép mới.

Ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm an ninh trật tự, các biểu hiện trái với truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; rà soát, phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Công an để đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Bộ Luật hình sự về các tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp. Tiếp tục thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật trong quản lý hoạt động kinh doanh này đối với các Sở Công Thương. Đồng thời tham mưu lãnh đạo Bộ chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa phương.

Phối hợp tích cực với các cơ quan Công an, Cảnh sát trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Mặt khác, tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động bán hàng đa cấp.

Phối hợp, tập huấn cho cán bộ, công chức Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp.

Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương làm đầu mối tiếp nhận các kiến nghị, đề xuất, báo cáo liên quan đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh này để kịp thời tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Riêng Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước, chủ trì tham mưu xây dựng, hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho các Chi cục Quản lý thị trường trong kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức này.

Vụ Pháp chế, phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quá trình rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Văn phòng Bộ, phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong hoạt động công bố thủ tục hành chính, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực quản lý bán hàng đa cấp; phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, phối hợp, hỗ trợ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia triển khai các thủ tục hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương; phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nghiên cứu xây dựng quy định về quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới có sử dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp đóng góp ý kiến trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa phương.

Cùng với đó, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các quy chế, quy định, văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền (trường hợp chưa ban hành) và tổ chức thực hiện (trường hợp đã ban hành) nghiêm túc, thường xuyên, liên tục quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp trên địa bàn. Phối hợp tích cực với các cơ quan Công an, Cảnh sát trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Các Sở Công Thương cần tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động bán hàng đa cấp.

Cũng như tập huấn cho cán bộ, công chức tại địa phương nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ đến Bộ Công Thương về tình hình quản lý hoạt động này, bảo đảm đúng thời hạn quy định.

-Vũ Khuê

]]>Khánh thành đập SABO phòng lũ quét đầu tiên tại Việt NamC#244;ng tr#236;nh đập SABO tại bản Piệng, huyện Mường La c#243; #253; nghĩa v#244; c#249;ng quan trọng, đ#225;nh dấu một bước tiến mới trong c#244;ng t#225;c ph#242;ng chống thi#234;n tai, bảo vệ cuộc sống v#224; t#224;i sản của người d#226;n miền n#250;i Sơn La…Wed, 16 Apr 2025 13:41:30 GMT/khanh-thanh-dap-sabo-phong-lu-quet-dau-tien-tai-viet-nam.htm/khanh-thanh-dap-sabo-phong-lu-quet-dau-tien-tai-viet-nam.htmThị trườngCông trình đập SABO tại bản Piệng, huyện Mường La có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân miền núi Sơn La…

Ngày 16/4/2025 tại tỉnh Sơn La, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La và Văn phòng Việt Nam của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức lễ khánh thành đập SABO đầu tiên của Việt Nam.

Đây là công trình trong phạm vi Dự án Hợp tác kỹ thuật về Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc, được xây dựng tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La.

GIẢM TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY ĐỂ GIẢM LŨ QUÉT

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết ngay từ giữa thế kỷ 19, người Nhật đã nghiên cứu và phát triển những công trình bằng đá, gỗ nhằm giảm tốc độ dòng chảy bùn đá, giảm nhẹ thiệt hại cho khu vực hạ du. Từ đó, loại hình công trình đập SABO được thiết kế để cho nước chảy qua, nhưng giữ lại đất, đá, cây cối được xây dựng tại các điểm xung yếu nơi thường xuyên xảy ra lũ quét đã chứng minh được hiệu quả bằng việc loại hình công trình này đã được xây dựng, phát triển với quy mô lớn, kết cấu đa dạng.

Đến nay, không chỉ hơn 64.000 công trình đập SABO lớn, nhỏ đã được xây dựng tại Nhật Bản, mà giải pháp này đã được áp dụng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Đài Loan, Hàn Quốc và các quốc gia có nhiều nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Cắt băng khaacute;nh thagrave;nh đập SABO tại bảnnbsp;Piệng, xatilde; Nặm Păm, huyện Mường La.
Cắt băng khánh thành đập SABO tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề bởi lũ quét, lũ bùn đá, đặc biệt tại khu vực miền núi phía Bắc. Nhận thấy tính hiệu quả của công trình Đập SABO, Cục quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã đề xuất Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản (JICA) hình thành Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi phía Bắc” để thông qua dự án này, xây dựng thí điểm 1 đập SABO.

 

“Đập SABO tại bản Piệng là công trình đập SABO đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng từ tháng 9/2024 sau mùa mưa ở tỉnh Sơn La. Công trình được xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, là đập bê tông khe hở với chiều dài 61 m, chiều rộng 3 m ở đỉnh đập, và chiều cao 9 m. Công trình này được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ 28 hộ dân, 1 trường mầm non, 1 nhà văn hoá ở phía bờ trái hạ lưu đập”.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

Ocirc;ng Nguyễn Trường Sơn:
Ông Nguyễn Trường Sơn: "Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề bởi lũ quét, lũ bùn đá...".

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trường Sơn cho hay do chỉ là đập thí điểm, được xây dựng đơn lẻ với quy mô nhỏ nên chắc chắn đập SABO này sẽ khó phát huy hết hiệu quả của nó. Bởi vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng đồng bộ hệ thống đập SABO trên lưu vực sông Nậm Păm.

“Nếu được đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống đập này có thể trở thành mô hình mẫu cho Việt Nam đánh giá hiệu quả, từ đó xem xét, huy động nguồn lực để đầu tư nhân rộng công trình đập SABO tại các khu vực”, ông Sơn nói.

CẦN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÁC ĐẬP SABO

Ông Kobayashi Yosuke, Trưởng đại diện JICA Việt Nam nhận định đập SABO là một trong những giải pháp công trình hiệu quả nhất giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai sạt lở lũ quét. Công trình đập này có thể thu giữ trầm tích của dòng lũ bùn đá, gỗ trôi và phòng ngừa thiệt hại ở khu vực hạ lưu, không chỉ cho khu vực dân cư địa phương gần đập, mà còn cả thị trấn Ít Ong.

Theo ông Kobayashi Yosuke, JICA đã chú tâm tới sạt lở lũ quét ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam trong nhiều năm. Tại những khu vực này, sạt lở lũ quét do mưa lớn cực đoan thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn. Ví dụ như trận lũ quét và sạt lở đất vào tháng 8/2017 và đầu tháng 8/2023 tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La, hay như trận sạt lở đất sau cơn bão Yagi tháng 9/2024 ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.

Ocirc;ng Kobayashi Yosuke:
Ông Kobayashi Yosuke: "Đập SABO là một trong những giải pháp công trình hiệu quả  giúp giảm nhẹ rủi ro sạt lở lũ quét". 

“Trong những năm qua, chúng tôi đã thực hiện nhiều khảo sát, dự án liên quan đến sạt lở, lũ quét và cung cấp hàng hóa cứu trợ khẩn cấp của Nhật Bản đến các khu vực chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Chúng tôi hy vọng rằng, việc thí điểm xây dựng đập SABO tại tỉnh Sơn La sẽ là ví dụ tham khảo để Chính phủ Việt Nam xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng các đập SABO khác tại lưu vực Nậm Păm và các khu vực có nguy cơ cao khác”, ông Kobayashi Yosuke nói.

Đại diện cho địa phương thụ hưởng, bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La nhận định: "Công trình đập SABO có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân miền núi Sơn La".

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc, thường xuyên phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt là tình trạng lũ quét, sạt lở đất gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, giảm thiểu rủi ro là một nhiệm vụ cấp bách và luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm.

Do vậy việc thực hiện Dự án Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc là Dự án Hợp tác kỹ thuật của JICA; sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ được thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có việc xây dựng thí điểm giải pháp công trình đập.

Theo bà Hằng, lưu vực suối Nậm Păm có diện tích 118km2; địa hình chia cắt rất phức tạp, độ dốc sườn lưu vực lớn hơn 250; có lượng mưa lớn; có đặc điểm thạch học là các đất đá bở rời, độ dính kết yếu; thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất. 

Theo tính toán tại lưu vực suối Nậm Păm thì tổng khối lượng trầm tích chảy về là 628,469 m3. Do vậy, trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật về nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc, tại kết quả Đầu ra 3 (lập Kế hoạch tổng thể công trình SABO) sẽ gồm 12 đập nhằm giảm thiểu rủi ro lũ quét trên toàn lưu vực Nậm Păm.

Để kiểm soát lũ bùn cát hiệu quả hơn nữa trên lưu vực Nặm Păm, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Chính phủ Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường quan tâm đầu tư hoàn thiện 12 đập đã được lập theo kế hoạch của Dự án. Bà Hằng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần phải xây dựng tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn cho việc xây dựng đập SABO tại Việt Nam.

-Chu Khôi

]]>Đầu tư vào đổi mới, sáng tạo để “chim sẻ” lớn nhanh thành “đại bàng”Vinfast c#243; tốc độ tăng trưởng gi#225; trị thương hiệu v#224;o top nhanh nhất thế giới, 142% tăng trưởng gi#225; trị v#224;o 2023. Vinamilk - thương hiệu sữa số 1 tại Việt Nam hiện nay, l#224; thương hiệu sữa số 6 tr#234;n thế giới… Vị thế c#225;c thương hiệu quốc gia Việt Nam c#243; được nhờ sự bứt ph#225; trong đổi mới, s#225;ng tạo...Wed, 16 Apr 2025 13:39:46 GMT/dau-tu-vao-doi-moi-sang-tao-de-chim-se-lon-nhanh-thanh-dai-bang.htm/dau-tu-vao-doi-moi-sang-tao-de-chim-se-lon-nhanh-thanh-dai-bang.htmThị trườngVinfast có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu vào top nhanh nhất thế giới, 142% tăng trưởng giá trị vào 2023. Vinamilk - thương hiệu sữa số 1 tại Việt Nam hiện nay, là thương hiệu sữa số 6 trên thế giới… Vị thế các thương hiệu quốc gia Việt Nam có được nhờ sự bứt phá trong đổi mới, sáng tạo...

Chia sẻ tại lễ Khởi động Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2025, ngày 16/4, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Trưởng ban Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cho rằng đổi mới sáng tạo rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt với doanh nghiệp thương hiệu quốc gia.

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM XẾP HẠNG 32/193 QUỐC GIA

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng thương hiệu quốc gia là tài sản vô hình có giá trị chiến lược, phản ánh năng lực cạnh tranh tổng thể và vị thế của một quốc gia trong tiến trình hội nhập. Trong những năm gần đây, với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ và sự đồng hành của doanh nghiệp, Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có bước tiến ấn tượng.

Theo Brand Finance, năm 2024, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32/193 quốc gia được đánh giá, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.

“Đây là kết quả đáng tự hào, khẳng định hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng mà chúng ta đã kiên định theo đuổi”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Từ kết quả này, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh diễn đàn năm nay với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo” tiếp tục khẳng định tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn trong xây dựng thương hiệu quốc gia thời kỳ mới.

“Đổi mới sáng tạo là chìa khóa nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời tạo ra sự khác biệt bền vững trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh – sạch – thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.

Đầu tư vào đổi mới, sáng tạo để “chim sẻ” lớn nhanh thành “đại bàng” - Ảnh 1

Với các giá trị cốt lõi: Chất lượng – Đổi mới sáng tạo – Năng lực tiên phong, Chương trình đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, nâng cao uy tín hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, vai trò của thương hiệu quốc gia càng trở nên cấp thiết.

THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA TIÊN PHONG TRONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Nói về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Phó Trưởng ban Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, nhấn mạnh: "Đổi mới, sáng tạo là một trong 3 trụ cột chính của Chương trình Thương hiệu quốc gia, là yếu tố then chốt để tạo dựng thương hiệu mạnh và khác biệt trên thị trường toàn cầu".

Doanh nghiệp muốn tiên phong trên thị trường tất yếu phải dựa trên nền tảng sáng tạo, đổi mới. Doanh nghiệp muốn duy trì chất lượng vượt trội cũng cần liên tục đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm để nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.

Về đầu tư cho đổi mới sáng tạo, theo báo cáo của các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia, 2,62% là tỉ lệ chi tiêu trung bình của doanh nghiệp thương hiệu quốc gia cho RD sản phẩm (nghiên cứu và phát triển). Còn theo đánh giá của Bộ Khoa học và công nghệ, con số này chỉ là 1,6% đối với tỷ lệ trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam.

“Điều này cho thấy các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia đã có ý thức hơn trong đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, thể hiện tính tiên phong của các doanh nghiệp”, ông Chiến nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ Khoa học và công nghệ, Việt Nam mới chỉ đầu tư 0,4% GDP cho RD của Việt Nam, trong khi các nước xung quanh như Thái Lan là 1,3%, Singapore là 2,2%, Malaysia là 1%, Trung Quốc 2,64%, Nhật Bản 3,7%.

Đặc biệt, 100% doanh nghiệp thương hiệu quốc gia có bộ phận RD và thường xuyên nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, 85% doanh nghiệp có sản phẩm mới ra mắt hàng năm (trong năm 2022 – 2023). Trong khi đó, theo khảo sát của Bộ Khoa học và công nghệ năm 2023, chỉ có 29,7% doanh nghiệp được điều tra có đưa ra sản phẩm đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

Điển hình như Vinfast – doanh nghiệp tiên phong, đi đầu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ, chế biến chế tạo ô tô theo hướng xanh, sạch. Theo đánh giá của Brand Finance, đây là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu vào top nhanh nhất thế giới, 142% tăng trưởng giá trị vào 2023. Hay Duy Tân phát triển mô hình tái chế nhựa và sản phẩm vật liệu tuần hoàn thúc đẩy kinh tế xanh.

Vinamilk phát triển từ một cơ sở sản xuất thiếu thốn trăm bề với chỉ một sản phẩm năm 1976, thành thương hiệu sữa số 1 tại Việt Nam hiện nay, với chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ trang trại tới bàn ăn. Nhờ đổi mới sáng tạo Vinamilk đã vươn lên thành thương hiệu sữa số 6 trên thế giới.

Do đó, ông Chiến nhận định: “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng, là yếu tố tích cực, hiệu quả để tạo nên thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp”.

Bổ sung thêm, ông Phú cho rằng doanh nghiệp thương hiệu quốc gia đã quan tâm đầu tư cho đổi mới sáng tạo, song để từ “chim sẻ” thành “đại bàng”, cần sự hỗ trợ thường xuyên, liên tục của Chính phủ và sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh thay đổi liên tục như hiện nay, các chuyên gia cho rằng nếu doanh nghiệp không xác định được giá trị cốt lõi thì rất dễ mất phương hướng. Doanh nghiệp cần có sự chủ động khi lựa chọn công nghệ, sản phẩm, mô hình phù hợp, thay vì bị cuốn theo dòng chảy biến động của thị trường.

-Vũ Khuê

]]>Phê duyệt Quy hoạch điện 8 điều chỉnh: Định hình lại chiến lược năng lượng quốc giaSo với bản c#244;ng bố v#224;o th#225;ng 5/2023, Quy hoạch điện 8 điều chỉnh đ#227; c#243; những thay đổi đ#225;ng ch#250; #253; về c#244;ng suất, cấu tr#250;c nguồn điện v#224; định hướng khai th#225;c năng lượng t#225;i tạo, nhằm phục vụ mục ti#234;u tăng trưởng GDP từ 8% năm 2025 v#224; phấn đấu đạt hai con số trong giai đoạn 2026-2030...Wed, 16 Apr 2025 13:37:54 GMT/phe-duyet-quy-hoach-dien-8-dieu-chinh-dinh-hinh-lai-chien-luoc-nang-luong-quoc-gia.htm/phe-duyet-quy-hoach-dien-8-dieu-chinh-dinh-hinh-lai-chien-luoc-nang-luong-quoc-gia.htmThị trườngSo với bản công bố vào tháng 5/2023, Quy hoạch điện 8 điều chỉnh đã có những thay đổi đáng chú ý về công suất, cấu trúc nguồn điện và định hướng khai thác năng lượng tái tạo, nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% năm 2025 và phấn đấu đạt hai con số trong giai đoạn 2026-2030...

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8)

TỔNG CÔNG SUẤT ĐIỆN TĂNG TRƯỞNG MẠNH MẼ VÀO 2030

Theo Quy hoạch điều chỉnh, đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước dự kiến đạt 183.291 - 236.363 MW, tăng khoảng 30-50% so với mức 150.489 MW của bản quy hoạch cũ. Trong cơ cấu này, năng lượng tái tạo tiếp tục được ưu tiên mở rộng: điện gió trên bờ và gần bờ dự kiến đạt 20.066 - 38.029 MW, gấp 2 đến 3 lần so với mức dự kiến trước đây. Điện gió ngoài khơi được điều chỉnh từ mục tiêu 6.000 MW lên 17.032 MW, với khả năng vận hành giai đoạn 2030-2035 nếu điều kiện kỹ thuật và giá thành cho phép.

Điện mặt trời cũng được nâng chỉ tiêu lên 46.459 - 73.416 MW, so với mức 20.000 MW trong bản cũ. Nguồn điện sinh khối và từ rác thải rắn lần lượt đạt 1.523 - 2.699 MW và 1.441 - 2.137 MW. Điện địa nhiệt và năng lượng mới khác duy trì ở mức 45 MW.

Theo Quy hoạch điện 8 điều chỉnh, điện mặt trời sẽ tăng thecirc;m 20.000 MW.
Theo Quy hoạch điện 8 điều chỉnh, điện mặt trời sẽ tăng thêm 20.000 MW.

Thủy điện được khai thác tối đa tiềm năng kinh tế - kỹ thuật, tổng công suất ước đạt 33.294 - 34.667 MW vào năm 2030. Riêng điện hạt nhân, lần đầu tiên sau nhiều năm, Quy hoạch điện 8 điều chỉnh đã đưa vào chỉ tiêu 4.000 - 6.400 MW giai đoạn 2030-2035, định hướng 2050 tăng lên 10.500 - 14.000 MW.

Đối với nguồn điện lưu trữ, kế hoạch điều chỉnh nêu rõ mục tiêu phát triển các nhà máy thủy điện tích năng với quy mô 2.400-6.000 MW vào năm 2030, tăng lên 20.691-21.327 MW vào năm 2050. Ngoài ra, pin lưu trữ phân tán gần trung tâm nguồn điện gió, điện mặt trời hoặc phụ tải lớn, dự kiến đạt 10.000 - 16.300 MW đến năm 2030 và 95.983 - 96.120 MW đến năm 2050.

LNG ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ LỰC TRONG CƠ CẤU NGUỒN LINH HOẠT

Trong nhóm nhiệt điện, nguồn điện LNG tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu nguồn linh hoạt. Đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện LNG đạt 22.524 MW, tương đương 9,5 - 12,3% tổng công suất hệ thống. Nhiệt điện khí trong nước duy trì 10.861 - 14.930 MW, trong khi nhiều nhà máy LNG định hướng chuyển dần sang đốt kèm hydrogen hoặc ứng dụng công nghệ thu giữ carbon (CCS).

Điện than tiếp tục giữ ở mức 31.055 MW đến năm 2030, nhưng sẽ dừng phát triển các dự án mới sau năm 2030 và chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối hoặc amoniac vào năm 2050, với tổng công suất 25.798 MW.

Một điểm nhấn mới trong quy hoạch điều chỉnh là định hướng phát triển năng lượng phục vụ xuất khẩu. Theo đó, đến năm 2030, công suất xuất khẩu sang Campuchia dự kiến đạt 400 MW. Giai đoạn 2035, công suất xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khu vực ước tính từ 5.000 - 10.000 MW, duy trì đến năm 2050.

Ngược lại, nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc có thể đạt từ 9.360 - 12.100 MW vào năm 2030, chiếm khoảng 4,0 - 5,1% tổng công suất điện quốc gia. Nhập khẩu từ Lào có thể đẩy sớm tiến độ nếu có điều kiện kỹ thuật và hợp tác thuận lợi.

GIAI ĐOẠN 2050: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ ĐẠO

Quy hoạch điện 8 điều chỉnh xác định đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước ước đạt 774.503 - 838.681 MW. Năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng áp đảo với điện mặt trời đạt 293.088 - 295.646 MW (chiếm khoảng 35,3% - 37,8%), điện gió ngoài khơi 113.503 - 139.079 MW (14,7 - 16,6%) và điện gió trên bờ đạt 84.696 - 91.400 MW (10,9%).

Bên cạnh đó, điện lưu trữ pin được đẩy mạnh phát triển, chiếm 11,5% - 12,4% tổng công suất hệ thống. Điện hạt nhân duy trì ở mức 10.500 - 14.000 MW, chiếm tỷ lệ 1,4 - 1,7%, đóng vai trò nguồn nền ổn định.

Quy hoạch điện 8 điều chỉnh xaacute;c định đến năm 2050, tổng cocirc;ng suất caacute;c nhagrave; maacute;y điện phục vụ nhu cầu trong nước ước đạt 774.503 - 838.681 MW.nbsp;
Quy hoạch điện 8 điều chỉnh xác định đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước ước đạt 774.503 - 838.681 MW. 

Ngoài ra, cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) và sản xuất năng lượng mới được định hướng chiếm khoảng 30 - 60% tổng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, tùy theo nhu cầu thị trường và sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch điện 8 điều chỉnh được xây dựng với nguyên tắc: cân đối vùng miền, nâng cao tính khả thi và an toàn hệ thống, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, báo cáo Thủ tướng tình hình phát triển các loại hình nguồn điện và kịp thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với thực tế, đảm bảo linh hoạt và ổn định nguồn cung năng lượng trong dài hạn.

-Nguyệt Hà

]]>Vĩnh Phúc triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩuChiều 15/4, UBND tỉnh Vĩnh Ph#250;c đ#227; tổ chức hội nghị gặp gỡ, lắng nghe v#224; trao đổi với gần 50 doanh nghiệp c#243; hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ về ch#237;nh s#225;ch thuế đối ứng mới của Mỹ...Wed, 16 Apr 2025 11:45:36 GMT/vinh-phuc-trien-khai-nhieu-giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-xuat-khau.htm/vinh-phuc-trien-khai-nhieu-giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-xuat-khau.htmĐầu tưChiều 15/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với gần 50 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ về chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ...

Hội nghị do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu và Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Thị Kim Nga chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc đạt 547,1 triệu USD, chiếm 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong quý I năm 2025, con số này là 125,6 triệu USD, chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm linh kiện xe máy, hàng may mặc, mũ bảo hiểm, giày dép, thiết bị gia dụng và linh kiện điện tử.

Tuy nhiên, Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá rằng việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế đối ứng lên đến 46% sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng tại thị trường này. Điều này dự kiến sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu, ảnh hưởng tiêu đến môi trường đầu tư, hoạt động sản xuất công nghiệp và thị trường lao động của tỉnh. Thống kê từ Ban Quản lý các khu công nghiệp cho thấy có 45 doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp và 49 doanh nghiệp chịu tác động gián tiếp từ chính sách thuế mới này.

Tại hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp đã trình bày những khó khăn và thách thức do chính sách thuế mới gây ra, đồng thời chia sẻ các giải pháp ứng phó ngắn hạn và dài hạn. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị với Trung ương và tỉnh về các biện pháp hỗ trợ để ổn định sản xuất kinh doanh và đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025.

Lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc khẳng định sẽ tăng cường phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu, chính sách thuế và đảm bảo tính minh bạch trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đocirc;ng phaacute;t biểu tại hội nghị.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông cho biết Việt Nam đang tích cực đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề thuế quan. Trong thời gian chờ đợi kết quả, Chủ tịch tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục kiên định mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025.

 Ông cũng nhấn mạnh việc cần triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách vĩ mô về tiền tệ, tài khóa, thương mại và đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ các rào cản, phát triển thị trường nội địa thông qua thương mại điện tử và các giải pháp kích cầu tiêu dùng.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo cung ứng đủ điện, nước cho sản xuất. Tỉnh cũng sẽ đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, logistics để giảm chi phí cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư mới.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Trần Duy Đông đề nghị cần tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giữ vững bản lĩnh, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong ứng phó với tình hình mới. Ông gợi ý các doanh nghiệp cần sớm làm quen với việc chuyển đổi từ trạng thái “thuế nhập khẩu nguyên liệu cao” sang “thuế nhập khẩu thành phẩm cao”.

Chủ tịch tỉnh khuyến nghị các doanh nghiệp tăng cường năng lực phòng vệ thương mại, chuyển đổi sang hình thức sản xuất FOB, chủ động đàm phán chia sẻ gánh nặng thuế với nhà nhập khẩu, minh bạch xuất xứ hàng hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh phân phối qua thương mại điện tử, cải thiện quy trình sản xuất, chuyển đổi số và tăng cường liên kết chuỗi cung ứng nội địa.

Đồng chí Trần Duy Đông bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, kiến nghị thẳng thắn từ các doanh nghiệp và cam kết tỉnh Vĩnh Phúc sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

-Anh Nhi

]]>Khoảng 200 doanh nghiệp sắt thép, xi măng, nhiệt điện sẽ tham gia thí điểm thị trường carbonTrong giai đoạn đầu vận h#224;nh th#237; điểm thị trường carbon, đề xuất trước mắt c#225;c doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực sẽ tham gia l#224;: nhiệt điện, sắt th#233;p v#224; xi măng. Trong giai đoạn th#237; điểm n#224;y dự kiến sẽ c#243; khoảng 200 doanh nghiệp được đưa v#224;o tham gia thị trường...Wed, 16 Apr 2025 11:45:00 GMT/khoang-200-doanh-nghiep-sat-thep-xi-mang-nhiet-dien-se-tham-gia-thi-diem-thi-truong-carbon.htm/khoang-200-doanh-nghiep-sat-thep-xi-mang-nhiet-dien-se-tham-gia-thi-diem-thi-truong-carbon.htmKinh tế xanhTrong giai đoạn đầu vận hành thí điểm thị trường carbon, đề xuất trước mắt các doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực sẽ tham gia là: nhiệt điện, sắt thép và xi măng. Trong giai đoạn thí điểm này dự kiến sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp được đưa vào tham gia thị trường...

Nhằm cung cấp cơ sở khoa học phục vụ quá trình xây dựng và lựa chọn mô hình thiết kế và quản lý thị trường carbon (ETS) của Việt Nam, ngày 16/4/2025, Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường  tổ chức Hội thảo tham vấn “Đánh giá tác động thị trường carbon trong nước của Việt Nam trong giai đoạn thí điểm”.

Đây là Hỗ trợ kỹ thuật “Đánh giá tác động của hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam” được Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình ETP, nhằm hỗ trợ Cục Biến đổi Khí hậu phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Chương trình nhằm phân tích sâu và mô hình hóa tác động của các phương án quản lý tín chỉ carbon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cung cấp đầu vào cho xây dựng khung pháp lý quốc gia nhằm vận hành thị trường carbon tại Việt Nam.

CHUẨN BỊ CƠ SỞ CHO VẬN HÀNH THÍ ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CARBON

Theo ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, để thực hiện mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, các công cụ định giá carbon, đặc biệt là hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS)- hay còn gọi là thị trường carbon tuân thủ là một trong các giải pháp quan trọng và hiệu quả, được nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng trong đó có Việt Nam.

Việt Nam đã ban hành khung pháp lý cho việc vận hành thị trường carbon. Ông Quang thông tin: tại Điều 139 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã quy định về “tổ chức và phát triển thị trường carbon” . Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn và đang xem xét ban hành Nghị định 06 sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, đã có quy định chi tiết về tổ chức và phát triển thị trường carbon, đặt ra lộ trình cụ thể phát triển thị trường carbon với giai đoạn thí điểm từ nay đến hết năm 2028 và vận hành chính thức từ năm 2029.

Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính đã được ban hành. Đặc biệt, Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa thị trường carbon vào vận hành theo đúng lộ trình đã đề ra. Mục tiêu Đề án đặt ra sẽ vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon Việt Nam ngay trong năm 2025.

Do đó, Hỗ trợ kỹ thuật nhằm phân tích, xây dựng mô hình và đánh giá tác động của các phương án thiết kế, quản lý khác nhau cho thị trường carbon từ đó đưa ra những khuyến nghị để Cục Biến đổi khí hậu xem xét trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp lý và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc vận hành hiệu quả thị trường trong giai đoạn thí điểm sắp tới.

Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhấn mạnh các vấn đề cần tập trung để khuyến nghị trong báo cáo có luận cứ và khả thi.

Thứ nhất, về các phương án thiết kế thị trường: tính phù hợp và khả thi của các kịch bản về phạm vi ngành tham gia, cách xác định tổng hạn ngạch phát thải (mức trần) và đặc biệt là phương pháp phân bổ hạn ngạch ban đầu (như phân bổ miễn phí, đấu giá hoặc kết hợp với tỷ lệ như thế nào) cho các cơ sở trong giai đoạn thí điểm, dựa trên các phân tích tác động đã thực hiện.

 
Ocirc;ng Nguyễn Tuấn Quang, Phoacute; Cục trưởng Cục Biến đổi khiacute; hậu.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu.
Về phạm thị trường carbon, hiện nay Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất các doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực trước mắt sẽ tham gia thí điểm vào thị trường carbon đó là: nhiệt điện, sắt thép và xi măng.
Dự kiến trong giai đoạn sau sẽ mở rộng thêm các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác. Vậy trong những năm tới nên mở rộng thêm các đối tượng nào để phát triển thị trường carbon?.

Theo đại diện Phòng thị trường carbon, trong giai đoạn thí điểm, thị trường sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: sản xuất sắt thép, xi măng, nhiệt điện. Trong giai đoạn này chỉ các cơ sở lớn được được đưa vào thị trường carbon với dự kiến sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia.

Thứ hai, về tác động kinh tế xã hôi: các kết quả đánh giá tác động đến chi phí sản xuất, năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, việc làm… của các phương án ETS khác nhau đối với các doanh nghiệp tham gia thí điểm như: Nhiệt điện, thép, xi măng đã phản ánh đúng thực tiễn và quan tâm của doanh nghiệp chưa?

Để thị trường carbon vận hành hiệu quả, điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp (sắt thép, nhiệt điện, xi măng) phải đảm bảo tình hình sản xuất. Việc tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Do đó các phương án ETS đưa ra cần phải đảm bảo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Thứ ba, ông Quang cũng đặt vấn đề về sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ. Theo đó, cần đề đặt ra là các quy định về việc sử dụng tín chỉ carbon được tạo ra từ các dự án trong nước để bù trừ phát thải trong hệ thống ETS thí điểm nên được thiết kế như thế nào? Hiện nay trong Nghị định 06 sửa đổi đã đề xuất tỷ lệ này là 30%, Cục Biến đổi khí hậu thông tin.

Thứ tư, để đảm bảo vận hành thị trường carbon, hệ thống ETS cần có hạ tầng và năng lực như hệ thống đăng ký quốc gia, sàn giao dịch, hệ thống MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định) và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cần thiết nào là cấp bách nhất để đảm bảo các doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẵn sàng tham gia vận hành thị trường thí điểm một cách hiệu quả.

Thứ năm, về quản lý thị trường, từ kinh nghiệm quốc tế và phân tích tác động, những cơ chế nào (như: dự trữ ổn định thị trường, quy định về giá sàn/giá trần…) cần được cân nhắc để quản lý biến động giá và đảm bảo tính thanh khoản, minh bạch và ổn định cho thị trường carbon trong giai đoạn đầu vận hành.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ ETS GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM

Để vận hành hiệu quả thị trường carbon thí điểm, các chuyên gia cho rằng cần cân nhắc các phương án thiết kế và quản lý thị trường, đánh giá tác động của từng phương án, và lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Ông John Robert Cotton, Phó Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) cho rằng việc đánh giá tác động thị trường carbon sẽ là nền tảng quan trọng để có thể tạo hệ thống thị trường trao đổi nội địa ETS. Điều này sẽ góp phần để Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việc đánh giá tác động sẽ đưa ra được các tham số, các thông số, công cụ đo lường, từ đó Việt Nam có thể triển khai giai đoạn vận hành thí điểm thị trường từ năm 2025-2028, sau đó triển khai chính thức.

Phân tích bối cảnh quốc gia và đề xuất phương án quản lý thị trường carbon, bà Nguyễn Hồng Loan, Giám đốc Công ty GreenCIC cho biết có 10 bước để thiết kế và vận hành thị trường carbon, với 3 nội dung thiết kế gồm: phạm vi, thiết lập hạn mức và phân bổ hạn ngạch.

Hội thảo tham vấn ldquo;Đaacute;nh giaacute; taacute;c động thị trường carbon trong nước của Việt Nam trong giai đoạn thiacute; điểmrdquo;.
Hội thảo tham vấn “Đánh giá tác động thị trường carbon trong nước của Việt Nam trong giai đoạn thí điểm”.

Để phân tích và lựa chọn các ngành/lĩnh vực tham gia vào ETS cần đảm bảo hài hòa lợi ích về giảm phát thải khí nhà kính với lợi ích kinh tế. Do đó, việc tiếp cận tổng thể để xác định phạm vi dựa trên 2 yếu tố chính là cường độ phát thải và cường độ thương mại. Phạm vi lựa chọn lĩnh vực thí điểm ETS của Việt Nam là các doanh nghiệp trong ngành nhiệt điện, sắt thép, xi măng.

Theo phân tích của GreenCIC, nhiệt điện có cường độ phát thải cao, cường độ thương mại thấp sẽ đưa vào giai đoạn thí điểm ETS. Với sắt thép, xi măng có cường độ phát thải cao, cường độ thương mại cao sẽ đưa vào ETS theo lộ trình. Tuy nhiên, việc đưa các ngành này vào giai đoạn đầu của ETS sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực trong trường hợp các đối tác thương mại của Việt Nam đã áp dụng giá carbon cũng như cơ chế CBAM với các ngành này.

 
Bagrave; Nguyễn Hồng Loan, Giaacute;m đốc Cocirc;ng ty GreenCIC
Bà Nguyễn Hồng Loan, Giám đốc Công ty GreenCIC

Phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn thí điểm ETS theo kịch bản NDC không điều kiện để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm quen với các quy định và các hoạt động trên thị trường carbon, giảm tác động tiêu cực lên sản xuất kinh doanh và nền kinh tế.

Bà Loan đề xuất phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn thí điểm ETS theo kịch bản NDC không điều kiện để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm quen với các quy định và các hoạt động trên thị trường carbon, giảm tác động tiêu cực lên sản xuất kinh doanh và nền kinh tế.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác lập tổng hạn ngạch (hạn mức). Việc xác định tổng hạn ngạch rất cần thiết để đảm bảo việc thực hiện ETS đóng góp hiệu quả vào việc đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Vì vậy cần thiết có quy định rõ ràng cùng với công thức và nguồn số liệu minh bạch…

Thông tin về đánh giá tác động của các phương án quản lý ETS giai đoạn thí điểm, nhóm nghiên cứu cho biết đã tập trung vào các tác động với 114 doanh nghiệp gồm 56 cơ sở có sản xuất clinker thuộc lĩnh vực xi măng, 27 cơ sở sản xuất thép thô và 31 cơ sở nhiệt điện, với tổng phát thải khí nhà kính chiếm gần 43% phát thải khí nhà kính quốc gia giai đoạn 2020-2022.

Đánh giá tác động cho thấy việc áp dụng ETS giúp giảm đáng kể tổng chi phí của các doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu theo NDC trong tất cả các kịch bản. Ngành nhiệt điện giảm được chi phí tuân thủ nhiều nhất, tiếp theo là sắt thép. Ngành xi măng với lợi thế có chi phí đầu tư giảm phát thải khí nhà kính thấp hơn so với hai ngành còn lại, có thể được hưởng lợi từ cung hạn ngạch ra thị trường. Nhìn chung, chi phí đầu tư ở cả ba ngành tương đối thấp, khoảng từ 0,02% đến dưới 2% tổng đầu tư của ngành.

TS. Hồ Công Hòa, Học viện Chính sách và Phát triển chia sẻ, việc thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo NDC đều có tác động làm giảm GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên quy mô tác động tương đối nhỏ, chỉ từ 0,00075% đến 0,0208% GDP, trong đó kịch bản đạt được NDC không điều kiện với tỷ lệ sử dụng tín chỉ bù trừ tối đa 20% cho tác động thấp nhất đến nền kinh tế, bao gồm cả tác động đến giá tiêu dùng.

Ngoài ra, việc thực hiện ETS sẽ thúc đẩy tái cấu trúc các ngành phát thải lớn, đồng thời tạo cơ hội phát triển cho các ngành phát thải thấp và công nghệ xanh...

-Nhĩ Anh

]]>Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhânBản sắc, sức mạnh nội lực thực sự của một doanh nghiệp kh#244;ng chỉ nằm ở quy m#244; t#224;i sản hay doanh thu, m#224; c#242;n nằm ở ch#237;nh văn h#243;a của doanh nghiệp - những gi#225; trị m#224; doanh nghiệp nu#244;i dưỡng v#224; lan tỏa. Tuy nhi#234;n, việc x#226;y dựng văn ho#225; kinh doanh hiện vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan t#226;m...Wed, 16 Apr 2025 02:13:08 GMT/xay-dung-dao-duc-van-hoa-kinh-doanh-phai-bat-dau-tu-doanh-nhan.htm/xay-dung-dao-duc-van-hoa-kinh-doanh-phai-bat-dau-tu-doanh-nhan.htmThị trườngBản sắc, sức mạnh nội lực thực sự của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở quy mô tài sản hay doanh thu, mà còn nằm ở chính văn hóa của doanh nghiệp - những giá trị mà doanh nghiệp nuôi dưỡng và lan tỏa. Tuy nhiên, việc xây dựng văn hoá kinh doanh hiện vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm...

Tại Diễn đàn Văn hoá doanh nhân năm 2025, với chủ đề “Kinh doanh có trách nhiệm” ngày 15/4 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, TS. Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI), cho rằng văn hóa kinh doanh là “sức mạnh mềm”, mang lại sự phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp chiếm được lợi thế trên thị trường.

VĂN HOÁ KINH DOANH CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại những cách kinh doanh chưa văn hoá như: sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; buôn lậu, trốn thuế gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách của nhà nước,...

Thậm chí, vì lợi nhuận, nhiều nhà kinh doanh đã bất chấp đạo lý, kỷ cương, phủ nhận những giá trị đạo đức truyền thống, xâm phạm những chuẩn mực kinh doanh truyền thống của dân tộc,… Thực tế đó cũng cho thấy việc khơi dậy, phát huy văn hóa kinh doanh Việt Nam chưa được quan tâm tương xứng, văn hóa kinh doanh chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước.

Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy,l văn hoá kinh doanh của Việt Nam có giá trị trung bình từ 4,2 – 5,6 trên thang điểm 7. Ông Huân lý giải rằng kết quả không cao này một phần do quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam mới được hơn 30 năm, chính vì vậy, các giá trị căn bản chưa định hình rõ nét.

Song khía cạnh “định hướng nhân đạo” trong kinh doanh đạt điểm trung bình cao nhất 5,54/7 điểm, định hướng kết quả 5,50/7 điểm và định hướng tương lai 5,41/7 điểm.

Khảo sát cũng phân tích, các lãnh đạo doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ thường đề cao nhất các giá trị căn bản của văn hóa kinh doanh. Lãnh đạo các doanh nghiệp quy mô vừa lại luôn đánh giá các yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh ở mức thấp nhất.

“Điều này cho thấy cần phải quan tâm nhiều hơn trong xây dựng văn hóa kinh doanh ở nhóm doanh nghiệp này”, ông Huân khuyến nghị; đồng thời cho biết các lãnh đạo doanh nghiệp quy mô lớn đề cao nhất yếu tố công bằng và bình đẳng so với các nhóm doanh nghiệp khác.

TS. Lương Minh Huacirc;n, Viện trưởng Viện Phaacute;t triển doanh nghiệp (VCCI), phaacute;t biểu tại hội nghị.
TS. Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI), phát biểu tại hội nghị.

Nghiên cứu cũng cho rằng các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước đề cao “định hướng nhân đạo” hơn so với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Ngược lại, các doanh nghiệp có xuất khẩu lại đề cao hơn yếu tố công bằng và bình đẳng. Các yếu tố liên quan đến quốc tế như biến động toàn cầu như dịch bệnh, thiên tai, địa chính trị, khủng hoảng kinh tế,... ảnh hưởng mạnh đến việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, mức độ hội nhập quốc tế cũng tác động mạnh đến việc hình thành văn hóa kinh doanh của Việt Nam hiện nay (4/5 điểm). “Rõ ràng, khi kinh doanh với các đối tác quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tiếp cận với những chuẩn mực, giá trị của văn hóa kinh doanh của các quốc gia và điều này sẽ ảnh hưởng đến các giá trị, chuẩn mực của văn hóa kinh doanh Việt Nam”, ông Huân đánh giá.

3 VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NHÂN

Tại diễn đàn, TS Phạm Hồng Thanh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Viettel, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định tại Hà Nội, khẳng định trách nhiệm xã hội của doanh nhân xoay quanh 3 vấn đề chính, đó là: trách nhiệm với sản phẩm; trách nhiệm với người lao động và trách nhiệm với đất nước.

Thứ nhất, trách nhiệm đối với sản phẩm là trách nhiệm tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, cũng là danh dự, là sự tồn vong của doanh nghiệp. Sản phẩm đối với doanh nghiệp đó là nguồn sống của doanh nghiệp. Sản phẩm không chỉ là thứ doanh nghiệp bán ra mà là thứ khiến người ta nhớ về mình, tin tưởng và lựa chọn vào những lần tiếp theo.

Dẫn chứng câu chuyện về triết lý kinh doanh của Viettel, ông Thanh cho rằng khi Viettel ra đời năm 2004, lúc đó giá cước viễn thông rất cao, lên tới 2.000-3.000 đồng/phút. Đặc biệt, khi gọi liên vùng, có những thời điểm lên tới 16.000 đồng/phút. Trong khi đó, tại thời điểm này, mức lương tối thiểu người lao động chỉ có 180.000 đồng.

“Chúng ta hãy tưởng tượng, 16 nghìn đồng một phút liên lạc với mức lương tối thiểu 180 nghìn đồng thì nó là như thế nào? Nhưng tại thời điểm đó, khi Viettel ra đời đã đưa ra những gói cước chỉ khoảng 3-500 đồng/phút. Điều này đã phá vỡ thế độc quyền của viễn thông, tạo ra nhiều sự lựa chọn có lợi cho người tiêu dùng hơn. Với cách làm như vậy, hiện nay Viettel đã trở thành thương hiệu toàn cầu, có giá trị top 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu”, ông Thanh chia sẻ.

Thứ hai, trách nhiệm với người lao động. Người lao động không phải là một chi phí, mà là vốn quý, là nguồn lực sáng tạo, là trí tuệ của tổ chức. Một doanh nghiệp lớn, không phải ở quy mô mà là có bao nhiêu người được phát triển, được sống hạnh phúc và trưởng thành trong tổ chức ấy.

Trách nhiệm đối với người lao động không dừng ở mức lương mà tạo ra một môi trường làm việc an toàn và văn minh, tạo ra một cơ hội học tập phát triển cho người lao động, tạo ra sự kết nối, chia sẻ trong nội bộ. Nếu sự kết nối bền chặt, là nơi người lao động cảm thấy hạnh phúc và đó cũng chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động.

Thứ ba, trách nhiệm với đất nước, với tương lai của dân tộc. Đó là trách nhiệm nộp thuế, không trốn tránh; không phá hoại môi trường, không làm tổn hại đến môi trường xung quanh, không lợi dụng sơ hở để làm tổn hại đến cộng đồng. Doanh nghiệp còn phải đóng góp tích cực vào các hoạt động phát triển của quốc gia, như: giáo dục, đào tạo nhân sự, đổi mới doanh nghiệp…

LUÔN COI ĐẠO ĐỨC LÀ “THƯƠNG HIỆU” CỐT LÕI

Thực tiễn đã chứng minh, các doanh nghiệp theo đuổi mô hình kinh doanh có trách nhiệm thường có khả năng thích ứng tốt hơn với biến động thị trường, duy trì được đội ngũ nhân sự ổn định và xây dựng được lòng tin vững chắc từ đối tác và người tiêu dùng.

Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhân - Ảnh 1

Chính vì thế, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhấn mạnh trong thời gian tới, đội ngũ doanh nhân cần luôn coi đạo đức là “thương hiệu” cốt lõi, tuân thủ pháp luật, phải đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chung tay giải quyết các vấn đề xã hội. 

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần tập trung hoàn thiện thể chế, xác định thể chế là “đột phá của đột phá”, kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, nhấn mạnh xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhân và doanh nghiệp. Ông Công nhắc lại 6 quy tắc đạo đức kinh doanh mà VCCI đã công bố và phát động thực hiện từ năm 2022, đó là: tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Trên cơ sở đó, VCCI đã xác định việc xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh, đạo đức, văn hóa doanh nhân là một trong ba nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ này.

“Chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức kinh doanh, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm xã hội, nâng cao năng lực quản trị, và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong môi trường kinh doanh hiện đại" Chủ tịch VCCI nói.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, TS. Huân kiến nghị Chính phủ cần thúc đẩy xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa doanh nhân vì đây là nhóm tiên phong trong xây dựng văn hóa kinh doanh hướng tới bền vững. Ưu tiên xây dựng văn hoá doanh nghiệp đối với nhóm doanh nghiệp quy mô vừa. Thúc đẩy môi trường thể chế thuận lợi cho phát triển theo định hướng bền vững và cải thiện văn hoá ứng xử của các cấp chính quyền, nhất là cấp quận, huyện, xã với doanh nghiệp, doanh nhân.

Các doanh nghiệp cần có định hướng mạnh mẽ hơn trong việc tạo ra các giá trị bền vững thực chất, giải quyết tốt hơn các vấn đề bình đẳng trên khía cạnh cơ hội và thăng tiến cho người lao động, vừa phù hợp với xu thế của thời đại và thu hút được động lực và sự đóng góp từ thế hệ trẻ.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần tích cực nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống thông tin cần thiết để phục vụ việc ra quyết định kịp thời và chính xác, khắc phục những hạn chế của việc né tránh rủi do.

-Vũ Khuê

]]>Châu Âu “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh năng lượngHơn 3 năm sau khi xung đột qu#226;n sự nổ ra giữa Nga v#224; Ukraine, t#236;nh h#236;nh an ninh năng lượng của ch#226;u #194;u vẫn bấp b#234;nh - theo nhận định của h#227;ng tin Reuters...Wed, 16 Apr 2025 01:00:00 GMT/chau-au-tien-thoai-luong-nan-ve-an-ninh-nang-luong.htm/chau-au-tien-thoai-luong-nan-ve-an-ninh-nang-luong.htmThế giớiHơn 3 năm sau khi xung đột quân sự nổ ra giữa Nga và Ukraine, tình hình an ninh năng lượng của châu Âu vẫn bấp bênh - theo nhận định của hãng tin Reuters...

Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã giúp lấp đầy khoảng trống khí đốt Nga trong cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu 2022-2023. Nhưng giờ đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi mạnh mẽ mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương vốn đã được thiết lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và đưa năng lượng trở thành một vấn đề trong đàm phán thương mại.

Đây là thực tế khiến các doanh nghiệp ở châu Âu lo ngại rằng việc phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Mỹ sẽ trở thành một điểm yếu nữa của khu vực này.

Trong bối cảnh như vậy, các nhà điều hành tại các doanh nghiệp lớn trong Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu nói lên điều mà không ai nghĩ tới cách đây 1 năm: nhập khẩu một ít khí đốt Nga, bao gồm từ hãng khí đốt quốc doanh Gazprom, có thể là một ý tưởng tốt. Theo Reuters, việc này đòi hỏi một sự dịch chuyển chính sách lớn nữa, bởi chiến tranh Nga - Ukraine đã khiến EU đi đến cam kết chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu năng lượng Nga vào năm 2027.

Các lựa chọn của châu Âu rất hạn hẹp. Các cuộc đàm phán về mua thêm khí đốt từ Qatar đã rơi vào ngưng trệ, và dù việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo đang được đẩy mạnh, tốc độ đó vẫn chưa đủ để mang lại cho châu Âu cảm giác an toàn về năng lượng.

“Nếu hòa bình được thiết lập lại ở Ukraine, chúng tôi có thể có lại được dòng chảy khí đốt 60 tỷ mét khối, hoặc thậm chí là 70 tỷ mét khối, mỗi năm, bao gồm cả LNG”, Phó chủ tịch điều hành Didier Holleuax của công ty năng lượng Pháp Engie nói với Reuters.

Engie - công ty có một phần sở hữu của Chính phủ Pháp - vốn là một trong những khách mua khí đốt lớn nhất của Gazprom. Ông Holleux nói Nga có thể cung cấp 20-25% nhu cầu khí đốt của EU, giảm từ mức 40% trước chiến tranh.

Ông Patrick Pouyanne, người đứng đầu hãng dầu lửa Pháp TotalEnergies, đã cảnh báo châu Âu về việc phụ thuộc quá mức vào khí đốt Mỹ. “Chúng tôi cần đang dạng hóa, nhiều nguồn khác nhau, thay vì chỉ phụ thuộc vào 1-2 nguồn”, ông Pouyanne nói với Reuters. “Châu Âu sẽ không bao giờ quay lại thời kỳ nhập 150 tỷ mét khối khí đốt Nga mỗi năm như trước chiến tranh, nhưng tôi cho là có thể nhập 70 tỷ mét khối”.

Diễn biến giaacute; khiacute; đốt giao sau trecirc;n sagrave;n TTF ở chacirc;u Acirc;u từ năm 2021 đến nay. Đơn vị: euro/MWh - Nguồn: Reuters.
Diễn biến giá khí đốt giao sau trên sàn TTF ở châu Âu từ năm 2021 đến nay. Đơn vị: euro/MWh - Nguồn: Reuters.

Pháp, nước có một sản lượng lớn điện hạt nhân, hiện là một trong những nước châu Âu có nguồn cung năng lượng đa dạng nhất. Đức trước đây phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga để phục vụ lĩnh vực sản xuất, và hiện có ít lựa chọn hơn.

Tại Công viên Hóa chất Leuna - một trong những tổ hợp công nghiệp hóa chất lớn nhất của Đức, nơi đặt nhà máy của Dow Chemical và Shell cũng như nhiều công ty lớn khác - một số người cho rằng việc nhập khẩu khí đốt Nga nên sớm được nối lại. Nga vốn là nhà cung cấp đáp ứng 60% nhu cầu khí đốt ở Leuna, chủ yếu qua đường ống Nord Stream đã gặp sự cố rò rỉ vào năm 2022.

“Chúng tôi đang ở trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và không thể đợi thêm được”, Giám đốc điều hành Christof Guenther của InfraLeuna - đơn vị điều hành Công viên Hóa chất Leuna - nói với Reuters.

Ông Guenther cho biết ngành công nghiệp hóa chất Đức đã cắt giảm việc làm 5 quý liên tiếp, điều chưa từng xảy ra trong suốt nhiều thập kỷ. “Việc mở lại các đường ống sẽ giúp giá khí đốt giảm nhiều hơn bất kỳ một chương trình trợ cấp nào”, ông nói.

Ở Mecklenburg-Vorpommern - một bang ở phía Đông của Đức, nơi đường ống Nord Stream đi vào đất liền sau khi chạy từ Nga qua Biển Baltic - 49% người Đức muốn nguồn cung khí đốt Nga được nối lại, theo kết quả một cuộc khảo sát do Viện Forsa thực hiện.

“Chúng tôi cần khí đốt Nga, chúng tôi cần năng lượng giá rẻ, không cần biết năng lượng đó đến từ đâu”, Giám đốc điều hành Klaus Paur của công ty hóa chất Leuna-Harze ở Công viên Leuna phát biểu.

Theo ông Daniel Keller, Bộ trưởng Kinh tế bang Brandenburg, ngành công nghiệp hóa chất Đức muốn Chính phủ liên bang tìm kiếm nguồn cung năng lượng giá rẻ. “Chúng tôi có thể hình dung việc nối lại nguồn cung dầu lửa từ Nga sau khi hòa bình được lập lại ở Ukraine”, ông Keller nói.

Caacute;c nguồn cung ứng khiacute; đốt nhập khẩu của EU trong năm 2024 - Nguồn: Reuters.
Các nguồn cung ứng khí đốt nhập khẩu của EU trong năm 2024 - Nguồn: Reuters.

Năm 2024, Nga chiếm 11,4% tổng nguồn cung khí đốt của châu Âu. Tỷ lệ này được dự báo giảm dưới 10% trong năm nay do Ukraine đã dừng trung chuyển khí đốt Nga. Nguồn cung khí đốt Nga còn lại cho châu Âu chủ yếu đến từ Novatek, một công ty tư nhân Nga.

Chủ trương của EU hiện nay là mua thêm LNG Mỹ vì ông Trump muốn châu Âu giảm thặng dư thương mại với Mỹ. “Chắc chắn, chúng tôi sẽ cần thêm LNG”, ủy viên thương mại của EU Maros Sefcovic nói vào tuần trước.

Chiến tranh thương mại đã làm gia tăng mối lo ngại của châu Âu về việc phụ thuộc vào khí đốt Mỹ - theo nhà nghiên cứu Tatiana Mitrova của Đại học Columbia. “Ngày càng khó để xem LNG Mỹ là một hàng hóa trung lập nữa. Sẽ đến lúc nào đó LNG Mỹ có thể trở thành một công cụ địa chính trị”.

Trong trường hợp giá khí đốt ở Mỹ tăng mạnh vì nhu cầu gia tăng của các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và trí tuệ nhân tạo (AI), Mỹ có thể giảm xuất khẩu khí đốt sang tất cả các thị trường - theo chiến lược gia Warren Patterson của ngân hàng ING.

Vào năm 2022, EU đã tự đặt ra một mục tiêu không mang tính ràng buộc là đến năm 2027 chấm dứt việc nhập khẩu khí đốt Nga. Tuy nhiên, việc vạch ra kế hoạch để đạt mục tiêu này đã bị trì hoãn hai lần.

-An Huy

]]>Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới: Khai thác lợi thế đi sau, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấuGi#225;o sư L#226;m Nghị Phu - Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu tr#250;c mới (Đại học Bắc Kinh) nhấn mạnh rằng: quot;Thịnh vượng kh#244;ng phải l#224; đặc quyền của c#225;c nước ph#225;t triển, m#224; l#224; cơ hội chia đều cho những ai hiểu đ#250;ng, l#224;m đ#250;ng – đặc biệt l#224; c#225;c quốc gia đang ph#225;t triển c#243; lợi thế đi sau về c#244;ng nghệ v#224; thể chế...quot;...Wed, 16 Apr 2025 00:28:22 GMT/viet-nam-thinh-vuong-trong-ky-nguyen-moi-khai-thac-loi-the-di-sau-thuc-day-chuyen-doi-co-cau.htm/viet-nam-thinh-vuong-trong-ky-nguyen-moi-khai-thac-loi-the-di-sau-thuc-day-chuyen-doi-co-cau.htmThị trườngGiáo sư Lâm Nghị Phu - Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới (Đại học Bắc Kinh) nhấn mạnh rằng: "Thịnh vượng không phải là đặc quyền của các nước phát triển, mà là cơ hội chia đều cho những ai hiểu đúng, làm đúng – đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có lợi thế đi sau về công nghệ và thể chế..."...

Trong bối cảnh đặc biệt: Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 15/4/2025, tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU Hà Nội) tổ chức buổi tọa đàm: “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc về giáo dục, khoa học và công nghệ.

KHƠI THÔNG NĂNG LỰC TỪ LỢI THẾ SO SÁNH TIỀM ẨN

Đặc biệt, tâm điểm của sự kiện là bài tham luận của GS.Lâm Nghị Phu – Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới (Đại học Bắc Kinh), nguyên Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới – với những hàm ý chiến lược sâu sắc cho hành trình tìm kiếm sự thịnh vượng của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Trong phát biểu tại tọa đàm, GS.TS. Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU Hà Nội) đã khẳng định vai trò trung tâm của VNU Hà Nội trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách, góp phần triển khai các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ như Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 về phát triển đội ngũ trí thức, Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hay dự thảo nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân đều có sự đóng góp tri thức từ giới học thuật.

Phó hiệu trưởng VNU Hà Nội cũng khẳng định Tọa đàm lần này là dịp để VNU Hà Nội tăng cường hợp tác học thuật với nhiều trường đại học Trung Quốc như Đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa, Nam Kinh, Hạ Môn, Ma Cao... – từ đó củng cố quan hệ khoa học - giáo dục giữa hai quốc gia trong bối cảnh của “Năm giao lưu nhân văn Việt – Trung”.

Trong bài chia sẻ sâu sắc, GS.Lâm Nghị Phu nhấn mạnh rằng thịnh vượng không phải là đặc quyền của các nước phát triển, mà là cơ hội chia đều cho những ai hiểu đúng, làm đúng – đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có lợi thế đi sau về công nghệ và thể chế. Theo GS.Lâm Nghị Phu, cốt lõi của tăng trưởng hiện đại nằm ở quá trình chuyển đổi cơ cấu liên tục, bao gồm cả chuyển đổi ngành nghề và công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí giao dịch thông qua cải thiện cả hạ tầng cứng lẫn hạ tầng mềm.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất là “bẫy thu nhập trung bình” – trạng thái mà nhiều nước đang phát triển không thể bứt phá vì không thực hiện được chuyển đổi cơ cấu hiệu quả. Lý giải điều này, GS.Lâm Nghị Phu cho rằng nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc các quốc gia không xác định đúng lợi thế so sánh tiềm ẩn, không điều tiết chính sách phát triển ngành phù hợp hoặc thiếu vai trò chủ động của Nhà nước trong điều phối chiến lược phát triển.

“Nhà nước kiến tạo không phải là người làm thay thị trường, mà là người dẫn dắt, khơi mở con đường và giúp doanh nghiệp phát huy tối đa lợi thế tiềm ẩn", GS.Lâm Nghị Phu khẳng định.

6 BƯỚC THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA: BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC VÀ HÀN QUỐC

Từ những tiền đề trên, GS.Lâm Nghị Phu đề xuất một lộ trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế, gồm 6 bước chiến lược nhằm nâng cấp ngành công nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Một là, xác định ngành có tiềm năng tăng trưởng dựa trên lợi thế so sánh quốc tế.

Hai là, đánh giá khả năng hiện thực hóa ngành, loại bỏ rào cản cho doanh nghiệp trong nước.

Ba là, thu hút FDI hoặc triển khai chương trình ươm tạo doanh nghiệp để lấp đầy các khoảng trống công nghệ.

Bốn là, Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tiên phong, thông qua ưu đãi thuế, tiếp cận tín dụng, ngoại tệ.

Năm là, phát triển khu công nghiệp chuyên biệt, tận dụng hạ tầng và cơ chế đặc thù tại các địa phương khó khăn.

Sáu là, đồng hành bền bỉ của Nhà nước, bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.

Tọa đagrave;m coacute; sự goacute;p mặt của nhiều chuyecirc;n gia kinh tế.
Tọa đàm có sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế.

“Việt Nam có thể đi nhanh hơn các nước phát triển, nếu chuyển hóa đúng lợi thế đi sau thành chiến lược đột phá trong công nghiệp và công nghệ”, GS.Lâm Nghị Phu nêu rõ, đồng thời dẫn chứng từ các mô hình thành công của Hàn Quốc, Nhật Bản và chính Trung Quốc.

Tại tọa đàm, các chuyên gia Việt Nam cũng chia sẻ nhiều góc nhìn thực tiễn. TS.Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Việt Nam lưu ý rằng trong gần 1 triệu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, chỉ 1,5% là doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Còn lại 97% là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vốn khó tiếp cận đổi mới sáng tạo và chuyển đổi công nghệ do hạn chế về nguồn lực, tư duy và tham vọng.

TS.Bình cho rằng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần hướng tới “kéo dài nấc thang phát triển”, đồng thời giảm rào cản về quản trị, công nghệ, tài chính để doanh nghiệp nhỏ có thể lớn lên, thay vì mãi ở trạng thái sinh kế. Ông dẫn ví dụ từ Trung Quốc, nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng hệ thống hỗ trợ ổn định, bao gồm tín dụng ưu đãi và chính sách đồng hành từ các cấp chính quyền.

Cũng tại sự kiện, TS.Vũ Hoàng Linh (Đại học Kinh tế, VNU Hà Nội) đề xuất việc áp dụng quy trình 6 bước của GS. Lâm Nghị Phu cho các ngành có tiềm năng và đang thu hút FDI mạnh, qua đó tạo lực đẩy cho nền công nghiệp trong nước. Đồng thời, các trường đại học – nơi đào tạo nguồn lực cần thay đổi mạnh mẽ tư duy giáo dục.

Đồng tình, GS.Lâm Nghị Phu cho rằng đại học phải kết nối chặt với doanh nghiệp, không chỉ đào tạo theo nhu cầu thị trường, mà còn chủ động nghiên cứu những xu thế công nghệ mới để cập nhật chương trình học. Đào tạo nguồn lực không chỉ là trách nhiệm của giáo dục, mà còn là phần cốt lõi của chính sách phát triển quốc gia.

KINH TẾ TƯ NHÂN LÀ ĐỘNG LỰC CỦA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Trong phần trao đổi mở, nhiều chuyên gia nhất trí rằng khu vực tư nhân chính là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế. Đây là khu vực có độ linh hoạt cao, khả năng thích ứng tốt và tạo ra nhiều việc làm nhất trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, để khu vực tư nhân thực sự “lớn lên”, Nhà nước cần tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, cải cách thể chế, giảm chi phí tuân thủ và bảo đảm sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ cũng cần được “thiết kế theo vòng đời doanh nghiệp”, thay vì áp dụng dàn trải hoặc hành chính hóa.

Tham luận của GS.Lâm Nghị Phu và các ý kiến trao đổi tại tọa đàm đều chỉ ra một điểm chung: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tái định hình chiến lược tăng trưởng. Trong đó, chuyển đổi cơ cấu với trọng tâm là nâng cấp ngành công nghiệp, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tư nhân và phát huy vai trò của nhà nước kiến tạo là hướng đi tất yếu nếu Việt Nam muốn bứt phá lên nhóm thu nhập cao.

Tọa đàm “Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới” cũng là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động hợp tác giáo dục và khoa học giữa Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2025. Nhân dịp này, VNU Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ với Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) về việc thành lập “Mạng lưới đại học Việt – Trung” và cam kết hợp tác trong giáo dục kỹ thuật số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và đào tạo trực tuyến.

Được biết, hiện có gần 600 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại các đơn vị thuộc ĐHQGHN, với nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn, liên kết văn hóa và nghiên cứu sinh quốc tế. Số lượng giảng viên, cán bộ học thuật trao đổi giữa hai bên cũng ngày càng tăng, mở ra cơ hội giao thoa tri thức, công nghệ và sáng tạo giữa hai nền giáo dục.

 

GS. Lâm Nghị Phu là một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới. Với vai trò là nguyên Chuyên gia Kinh tế trưởng và Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới, ông đã nhiều công trình nghiên cứu nổi bật “Kinh tế học cấu trúc mới: Một khuôn khổ để tư duy lại phát triển và chính sách (A framework for Rethinking Development and Policy)”, “Từ bầy ngỗng bay đến đàn rồng dẫn đầu (From Flying Geese to Leading Dragons)”, “Hành trình tìm kiếm thịnh vượng (the Quest for Prosperity)”, “Vượt lên nghịch cảnh (Beating the Odds)” và các định hướng chiến lược của ông trong quá trình công tác tại Ngân hàng Thế giới đã mở ra những chiến lược mới cho sự chuyển đổi cấu trúc kinh tế ở các nước đang phát triển.

-Nguyệt Hà

]]>